1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các tổ chức quốc tế IMF, WB.doc

22 3,5K 14
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 397 KB

Nội dung

Các tổ chức quốc tế IMF, WB

Trang 2

Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí MinhTrường Đại học Kinh tế - Luật

LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ

GVHD: HỒ THỊ HỒNG MINHLỚP : K10504

SV : NGUYỄN THANH MAIMSSV : K105041607ĐỀ TÀI:

CÁC TỔ CHỨC QUỐC TẾ IMF, WB: LỊCH SỬ RAĐỜI; CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ; VAI TRÒ CỦA

IMF, WB ĐỐI VỚI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁTTRIỂN.

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU - 4

PHẦN II: NỘI DUNG - 5

I Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF) -5

1 Quá trình hình thành và phát triển -5

2 Mục đích, đặc điểm hoạt động của IMF -5

3 Chức năng cơ bản của IMF -6

4 Vai trò của quỹ tiền tệ thế giới: -7

5 Cơ cấu tổ chức - 8

II Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB) -9

1.Hoàn cảnh ra đời - 9

2.Mục đích, đặc điểm hoạt động của WB -10

3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của WB -11

4.Vai trò của ngân hàng thế giới: -11

Trang 4

PHẦN I: LỜI MỞ ĐẦU

Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều tổ chức tài chính - tín dụng Các tổ chức tài chính - tín dụngquốc tế ra đời là một yêu cầu khách quan trên cơ sở quan hệ ngoại thương và thanh toán quốctế; không chỉ là yêu cầu khách quan về mặt kinh tế mà còn là yêu cầu khách quan để phát triểncác mối quan hệ về chính trị, ngoại giao và các quan hệ khác giữa các nước.

Trong quá trình phát triển của mỗi đất nước, nhu cầu ổn định cán cân thanh toán quốc tế, nhucầu về vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế, xã hội… là rất cấp bách, nhất là đối vớicác nước đang phát triển Nếu chỉ dựa vào tiềm lực sẵn có của đất nước thì không thể giảiquyết được những vấn đề này Vì vậy, muốn đưa đất nước phát triển trên tầm quốc tế chỉ cómột cách duy nhất là hội nhập kinh tế quốc tế Trong đó, việc gia nhập các tổ chức tài chính –tín dụng quốc tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi quốc gia, đặc biệt là các nước đang pháttriển Do đó, các quốc gia đều có xu hướng gia nhập các tổ chức tài chính - tín dụng quốc tếvới mục đích đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ về vốn và kỹthuật từ các nước phát triển khác.

Trong đó Ngân hàng thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) chính là hai tổ chức tài chính –tín dụng lớn và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của các quốc gia đặc biệt là các quốcgia đang phát triển Đồng thời các quốc gia nếu nắm rõ được cơ chế hoạt động, biết nắm bắt,tận dụng được chính sách ưu đãi, nguồn vốn mà các tổ chức này mang lại thì sẽ có một nguồnlực lớn để phát triển.

Trang 5

PHẦN II: NỘI DUNG

I.Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund - IMF)

1 Quá trình hình thành và phát triển

Quỹ tiền tệ quốc tế là một tổ chức quốc tế giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng theo dõi tỷgiá hối đoái và cán cân thanh toán, cũng như hỗ trợ kỹ thuật và giúp đỡ tài chính khi có yêucầu.

Đây là một tổ chức tiền tệ, tín dụng liên chính phủ được thành lập trên cơ sở Nghị quyết củaHội nghị quốc tế và tiền tệ, tài chính của Liên hợp quốc Hội nghị diễn ra vào năm 1944 tạiBretton Wood sự tham gia của 44 nước Hội nghị đã thành lập IMF dựa trên sự phối hợp haidự án: dự án Keynes và dự án White Từ ngày 1/3/1947 IMF chính thức đi vào hoạt động nhưlà một cơ quan chuyên môn của Liên hợp quốc (United Nations), với 49 nước hội viên.

Trong tổ chức và cơ chế ban đầu của IMF có nhiều nhược điểm Trải qua các thời kì biếnchuyển của nền kinh tế và hệ thống tiền tệ thế giới, IMF đã cố gắng phát triển hoạt động củamình theo hai hướng: ổn định các tỉ giá hối đoái và đấu tranh chống những biện pháp hạn chếvà phân biệt đối xử Sự sụp đổ của hệ thống tỉ giá hối đoái cố định đặt ra sau chiến tranh bắtbuộc phải thay đổi quy chế của IMF Tháng 6/1967, Hội đồng Thống đốc IMF đã họp và chấpnhận nguyên tắc tạo ra một loại dự trữ quốc tế mới là SDR (Special drawing right).

Trụ sở chính của IMF đặt tại Washington D.C Hiện nay, số lượng thành viên của IMF đã lênđến 188 quốc gia Số lượng thành viên của IMF tăng đều đặn, không có biến động chứng tỏ uytín của IMF ngày càng được củng cố.

Chính quyền Sài Gòn tham gia IMF từ ngày 18/08/1956 Sau khi đất nước thống nhất, Cộnghoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản hội viên từ ngày 21/06/1976 Hiện nay tổng số cổphần của Việt Nam tại IMF là 460,7 triệu SDR.

2 Mục đích, đặc điểm hoạt động của IMF

Mục đích thành lập IMF là nhằm kêu gọi, khuyến cáo sự hợp tác quốc tế về tiền tệ, ổn định tỷgiá hối đoái giữa các đơn vị tiền tệ nhằm tránh sự phá giá tiền tệ do cạnh tranh giữa các quốcgia, thiết lập hệ thống thanh toán đa phương, cung ứng cho các quốc gia hội viên ngoại tệ cầnthiết để quân bình hoặc giảm bớt thiếu hụt trong cán cân thanh toán quốc tế.

Khi gia nhập IMF, mỗi nước phải đóng một khoản tiền nhất định được coi là phí hội viên Tuynhiên, khoản đóng này chỉ được thực hiện khi quỹ có nhu cầu

Tổng nguồn vốn của IMF chia làm hai bộ phận: vốn pháp định và vốn tích luỹ Vốn pháp định docác quốc gia hội viên đóng góp theo nguyên tắc:

Trang 6

• 1/4 phần đóng góp của quốc gia hội viên bằng vàng hoặc Mỹ kim.• 3/4 còn lại đóng góp bằng bản tệ.

• Phần đóng góp của quốc gia hội viên không đồng đều, tuỳ theo vị trí, tầm quan trọngcủa quốc gia đó.

Vào cuối năm 2009, tổng số vốn của IMF lên đến 214,4 tỷ SDR, tương đương với 325 tỷ USD.Trong đó, Hoa Kỳ chiếm 18,38% cổ phần, Nhật Bản 5,7%, Cộng hoà Liên bang Đức 5,7%,Pháp 5,1%, Anh 5,1%

Số tiền này được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau:

• Thứ nhất, nó tạo thành một khoản vốn IMF có thể trích ra cho các nước thành viên vaymỗi khi họ gặp khó khăn về tài chính.

• Thứ hai, nó là căn cứ để quyết định số lượng tiền mà nước thành viên được vay và làcơ sở để phân bổ rút vốn lớn đặc biệt (SDR) theo từng thời kỳ cho các nước thành viên.• Thứ ba, số tiền ký quỹ này còn có vai trò quyết định quyền bỏ phiếu của nước thànhviên.

Với sự đóng góp của các quốc gia hội viên IMF tạo lập được số trữ kim bằng vàng và các loạitiền tệ trên thế giới Quỹ này có thể cho các quốc gia nào thiếu hụt trong cán cân thanh toánquốc tế vay.

Hàng năm, IMF thường gửi chuyên viên tới các quốc gia thiếu hụt trong cán cân thanh toánquốc tế hay thiếu hụt ngoại tệ để tư vấn cho các quốc gia này áp dụng các biện pháp cần thiếtnhằm cải thiện tình hình tiền tệ của họ.

3 Chức năng cơ bản của IMF

3.1 Xác định hệ thống ngang giá tiền tệ và tỷ giá hối đoái của các nước thành viên

Theo Hiệp định của IMF: “Tất cả các thành viên công nhận là chỉ cho phép diễn ra trên lãnh thổcủa nước mình những hoạt động hối đoái giữa các đồng tiền của mình với đồng tiền của nhữngnước thành viên nào tôn trọng một sự cách biệt không quá 1% chế độ đồng giá.”

Hệ thống tiền tệ mà IMF quản lý từ năm 1978 đến nay được gọi là hệ thống tỷ giá thả nổi cóquản lý Theo cơ chế này, IMF có vai trò lớn tác động đến chính sách quản lý tỷ giá của cácnước thông qua các điều kiện tín dụng Mặc dù quản lý hệ thống tiền tệ bằng nhiều cách giántiếp nhưng IMF đã thực hiện chức năng này một cách có hiệu quả.

3.2 Cấp tín dụng cho các nước thành viên có khó khăn tạm thời về cán cân thanh toán

Để thực hiện mục tiêu trọng tâm là duy trì sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF đã cungcấp cho các nước thành viên các khoản tín dụng khi họ gặp khó khăn tạm thời về cán cân

Trang 7

thanh toán Khi một nước rơi vào tình trạng này buộc họ phải giảm dự trữ ngoại hối hoặc đi vayđể tài trợ cho các hoạt động này Hậu quả là các nước đó phải đối mặt với sức ép ngày càngtăng về tỷ giá hối đoái Đây chính là lúc IMF thực hiện chức năng của mình Nếu gặp khó khănvề cán cân thanh toán, nước đó có thể lập tức rút lại 25% phần vốn góp của mình bằng vànghoặc ngoại tệ có thể chuyển đổi

3.3 Theo dõi tình hình của hệ thống tiền tệ quốc tế và chính sách kinh tế của các nướcthành viên

Theo Hiệp định thành lập thì mục tiêu và hoạt động trọng tâm của IMF là “thực hiện sự giám sátchặt chẽ tỷ giá hối đoái của các nước thành viên” Đồng thời IMF có quyền áp dụng các nguyêntắc cụ thể để hướng dẫn các thành viên trên cơ sở tôn trọng chính sách của họ Để thực hiệnchức năng này, IMF tiến hành kiểm tra các vấn đề tiền tệ quốc tế và phân tích các khía cạnhcủa chính sách đó có thể tạo ra tác động đến hệ thống tỷ giá hối đoái

Trong những năm gần đây, tầm quan trọng của việc giám sát kịp thời và hiệu quả đã tăng lêndo nhiều chuyển biến cơ bản trong nền kinh tế: tăng trưởng nhanh chóng của thị trường vốn tưnhân, hội nhập khu vực và thế giới, gia tăng, chỉnh đốn tài khoản vãng lai và cải cách kinh tếtheo hướng trị trường của nhiều nước.

4 Vai trò của quỹ tiền tệ thế giới:

Với tôn chỉ: thúc đẩy sự hợp tác tiền tệ quốc tế; tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng vàtăng trưởng thương mại quốc tế một cách cân đối; tăng cường ổn định tỷ giá; hỗ trợ cho việcthành lập hệ thống thanh toán đa phương; cho các nước hội viên tạm thời sử dụng các nguồnvốn chung của Quỹ với những đảm bảo thích hợp; và rút ngắn thời gian và giảm bớt mức độmất cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế của các nước hội viên IMF đã có những hoạtgiúp đõ tài chính đối với các các nước thành viên đang gặp khó khăn thông qua các khoản vay.Riêng đối với các nước đang phát triển, IMF có phần ít quan tâm hơn Một phần do lượng vốncủa các nước này rất ít, đồng thời ảnh hưởng của các nước này trong hoạt động thương mại,tài chính quốc tế không cao Theo thời gian thì với những chính sách thoáng hơn, điiều kiệnthoáng hơn, các nước đang phát triển cũng được vay với lãi suất rất thấp (0.5%) Với các khảnvai này các nước đã phần nào vựt dậy sau những thời kỳ đình trệ kinh tế, đương đầu với cuộckhủng hoảng kinh tế 1997, thúc đẩy các nước nghèo phát triển.

Về mặt kỹ thuật: Trong thập niên 60, nhiều nước Phi châu và Á châu trở thành độc lập đã nhờIMF giúp đỡ để thiết lập hạ tầng tài chánh quốc gia như ngân hàng trung ương, bộ kinh tế tàichánh Sự giúp đỡ kỹ thuật này càng ngày càng được mở rộng không những về số nước đượcgiúp đỡ, mà còn trong chương trình huấn luyện kỹ thuật như phương cách thiết lập chính sáchtiền tệ, ngân sách quốc gia, kiểm soát hệ thống ngân hàng, kế toán quốc gia, thống kê Trongthập niên 90, nhiều nước chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá sang kinh tế thị trường đã đượcQuỹ giúp đỡ trong lãnh vực này Kinh nghiệm của Quỹ trong lãnh vực tài chánh từ hơn 50 nămnay, với những chuyên viên kinh tế, tài chánh, luật pháp, thống kê gây nhiều tin tưởng quốc tế.

Trang 8

Những nước giầu muốn giúp đỡ những nước đang phát triển trong lãnh vực này có thể đónggóp tài chánh và để Quỹ tổ chức cách giúp đỡ.

Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tế trước đây gọi là Ủy ban Lâm thời, do Hội đồng Thống đốcIMF thành lập vào tháng 10/1974 với chức năng là để tư vấn cho các Thống đốc về các vấn đềtiền tệ quốc tế Mỗi thành viên trong số 24 thành viên của Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốc tếcũng là Thống đốc tại IMF, một Bộ trưởng hay một quan chức có chức vụ tương đương.

Ban Giám đốc Điều hành gồm 1 Tổng Giám đốc điều hành và 24 Giám đốc điều hành, trong đó5 Giám đốc điều hành đại diện cho 5 nước có cổ phần lớn nhất tại Quỹ (Mỹ, Nhật, Đức, Anh,Pháp) và 19 Giám đốc điều hành đại diện cho các nhóm nước có đặc điểm giống nhau về kinhtế địa lý, văn hóa, trừ Nga và Trung quốc có Giám đốc điều hành riêng.

Tổng Giám đốc do Ban Giám đốc Điều hành lựa chọn, với nhiệm kỳ đầu tiên là 5 năm TổngGiám đốc tham gia vào các buổi họp của Hội đồng Thống đốc, Ủy ban Tài chính Tiền tệ Quốctế và Ủy ban Phát triển Ngoài ra, Tổng Giám đốc còn phụ trách các cán bộ IMF Mỗi Phó TổngGiám đốc có nhiệm vụ chủ trì các buổi họp của Ban Giám đốc Điều hành và duy trì các mối liênhệ với các quan chức Chính phủ của nước hội viên, với các Giám đốc Điều hành, với các cơquan thông tin và các tổ chức khác.

Cán bộ Quỹ: có khoảng 2600 cán bộ từ hơn 100 nước, được tổ chức thành:

• 5 Vụ khu vực (Vụ Châu Phi, Vụ Châu Âu, Vụ Trung đông và Trung Á, Vụ Châu Á TháiBình Dương và Vụ Tây Bán cầu).

• 9 Vụ chức năng và nghiệp vụ đặc biệt (Vụ Tài chính, Vụ Các vấn đề ngân sách, Họcviện IMF, Vụ Thị trường vốn quốc tế, Vụ Pháp luật, Vụ các Hệ thống Tài chính Tiền tệ,Vụ Kiểm điểm và Xây dựng Chính sách, Vụ Nghiên cứu, Vụ Thống kê)

• 3 Vụ về thông tin liên lạc (Vụ Đối ngoại, Văn phòng thông tin liên lạc khu vực Châu ÁThái Bình Dương, Văn phòng Quỹ tại Liên Hợp Quốc).

• 3 Bộ phận giúp việc (Vụ thư ký, Vụ Nguồn nhân lực, và Vụ Dịch vụ Tổng hợp và Côngnghệ)

Trang 9

Ngoài ra, IMF có hơn 60 Văn phòng đại diện tại nhiều nước thế giới có trách nhiệm báo cáocho các Vụ khu vực tương ứng.

II.Ngân hàng Thế giới (The World Bank – WB)

1 Hoàn cảnh ra đời

Ngân hàng Thế giới (World Bank) là một tổ chức tài chính quốc tế, nơi cung cấp những khoảnvay nhằm thúc đẩy kinh tế cho các nước đang phát triển thông qua các chương trình vay vốn.WB được thành lập năm 1944 tại Bretton Wood Mục tiêu chính của WB là giảm nghèo và cảithiện đời sống của người dân ở các nước có thu nhập thấp và trung bình.

Ngân hàng Thế giới trên thực tế bao gồm 5 tổ chức:

 Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD) thành lập ngày 17/02/1945 theo tinhthần Hiệp ước Bretton Wood và bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1946 IBRD hiện có187 quốc gia thành viên.

 Công ty tài chính quốc tế (IFC) thành lập năm 1955 Hiện tại IFC có 182 quốc gia thànhviên.

 Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA) thành lập năm 1960 Hiện tại IDA có 169 quốc giathành viên.

 Trung tâm Quốc tế Giải quyết Mâu thuẫn Đầu tư (ICSID) thành lập năm 1966 Hiện tạiICSID có 144 quốc gia thành viên.

 Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) thành lập năm 1988 Hiện tại MIGA có175 quốc gia thành viên.

Trụ sở chính của WB đặt tại Washington D.C Hiện nay, số lượng thành viên của WB lên tới188 quốc gia.

Chính quyền Sài Gòn là hội viên của cả ba tổ chức IBRD, IFC và IDA của WB với tổng số vốnđóng góp là 8,5 triệu USD Năm 1976 Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản chân hộiviên của chính quyền Sài Gòn Tại IBRD Việt Nam là thành viên nhóm 10 quốc gia gồm: Phi-gi,Indonesia, Lào, Singapore, Malaysia, Mianma, Nepan, Thái Lan, Công gô và Việt Nam Cácnước trong nhóm luân phiên cử giám đốc và phó giám đốc điều hành của nhóm.

2 Mục đích, đặc điểm hoạt động của WB

Mục đích hoạt động của Ngân Hàng Thế Giới là xóa bỏ sự ngăn cách và đầu tư các nguồn tàinguyên của nước giàu để phát triển nước nghèo Đây là một trong những nguồn trợ giúp pháttriển lớn nhất thế giới Ngân Hàng Thế Giới hỗ trợ cho nỗ lực của Chính phủ các nước đangphát triển để xây dựng trường học và các trung tâm y tế, cung cấp điện nước, chống bệnh tật,và bảo vệ môi trường.

Trang 10

Vốn pháp định của IBRD mới thành lập là 25,226 tỷ USD được chia ra làm nhiều cổ phần, mỗicổ phần trị giá 100.000 USD Trong số đó, Mỹ chiếm 6,473 tỷ USD, Anh chiếm 2,6 tỷ USD, Đứcchiếm 1,365 tỷ USD, Pháp chiếm 1,279 tỷ USD, Nhật chiếm 1,203 tỷ USD

Hoạt động chính của WB là huy động vốn từ những thị trường tài chính quốc tế và sử dụngchúng trong các dự án phát triển ở các nước đang phát triển Tất cả các khoản vay của WBđều phải hoàn trả với lãi suất cao hơn lãi suất thị trường

Có năm thể thức cho vay chủ yếu:

 Vay vốn đầu tư: dựa trên những dự án của chính phủ các nước tiếp nhận Khoảnvốn này có lãi suất cao hơn lãi suất thị trường với thời hạn 15 - 20 năm; thời gian ânhạn tới 5 năm

 Vay vốn điều chỉnh: trợ giúp chương trình cải cách kinh tế của các nước tiếp nhậnnhằm khôi phục tăng trưởng kinh tế và cán cân thanh toán của nước đi vay Kể từkhi có suy thoái kinh tế toàn cầu những năm 1980, WB mở rộng phạm vi hoạt độngcho vay tới những khoản vay điều chỉnh ngành và cơ cấu

 Đồng tài trợ: WB phối hợp với khu vực tư nhân, tổ chức song phương hoặc đaphương, và các tổ chức chính phủ tài trợ cho một số chương trình của mình

 Quỹ tín thác: được đóng góp từ những quốc gia tài trợ, tổ chức đa phương, các tổchức phi chính phủ, quỹ và tổ chức tư nhân khác tập trung vào những dự án trợgiúp kĩ thuật ở các nước đang phát triển Hiện nay, IBRD có trên 850 quỹ tín thác  Trợ giúp kĩ thuật: Cung cấp nguồn lực và chuyên gia cho các nước đang phát triển

để xây dựng những thể chế cần thiết cho quá trình phát triển Những chương trìnhnày tập trung vào phát triển khu vực tư nhân, bảo vệ môi trường và xoá đói giảmnghèo Trợ giúp kĩ thuật chiếm khoảng 10% các khoản cho vay Chỉ cho vay đối vớicác nước thành viên; nếu là tư nhân vay thì phải được nhà nước bảo lãnh.

3 Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của WB

WB là ngân hàng đầu tư, đứng trung gian giữa nhà đầu tư và người vay, tức là vay của ngườinày để cho kẻ khác mượn Các ông chủ WB là 181 quốc gia thành viên với tiền góp vốn bằngnhau.

Chức năng, nhiệm vụ của WB được phân công cho các tổ chức thành viên thực hiện.

IBRD và IDA đi vay bằng cách phát hành trái phiếu và cho các nước thành viên vay lại Cánhân và công ty không được vay của WB và không phải quốc gia thành viên nào cũng đượcWB cho vay Chỉ có Chính phủ của các nước đang phát triển có thu nhập quốc dân trên đầungười lớn hơn 1305 USD/ năm mới được vay của IBRD Các khoản vay này có lãi suất chỉ caohơn lãi suất WB đi vay một chút Chính phủ của các nước nghèo có thu nhập quốc dân trên

Trang 11

đầu người dưới 1305 USD/ năm (trong thực tế là dưới 805 USD/ năm) được vay của IDA Cáckhoản vay này sẽ không đòi lãi suất và thời hạn có thể lên tới 35 đến 40 năm.

IFC cho các dự án tư nhân ở các nước đang phát triển vay theo giá thị trường nhưng là chovay dài hạn hoặc có thể cấp vốn cho họ Sự tham gia của IFC như một sự đảm bảo đối với cácnhà đầu tư khác quan tâm tới dự án và khuyến khích họ đầu tư vào dự án.

MIGA cung cấp những bảo đảm trước các rủi ro chính trị (rủi ro phi thương mại) để các nhàđầu tư nước ngoài yên tâm đầu tư trực tiếp vào các nước đang phát triển

ICSID thực hiện hoà giải và trọng tài giữa các nước thành viên và các nhà đầu tư thuộc cácnước thành viên khác Việc sử dụng các phương tiện của ICSID là hoàn toàn tự nguyện Tuynhiên, một khi đã đồng ý giải quyết với ICSID thì không một bên nào được đơn phương từ chốiphán quyết của ICSID

4 Vai trò của ngân hàng thế giới:

Ra đời vì các nước nghèo, vì xã hội WB đac huy động vốn từ các quốc gia thành viên pháttriển để chuyển đến các quốc gia đang phát triển vay Giúp các nước này xoá đói, giảm nghèo,ổn định phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, môi trường, giải quyết các phát triển hệ thống an sinhxã hội trên thế giới đặc biệt là các nước nghèo Thông qua việc :

 Thiết kế và tài trợ cho các dự án phát triển;

 Hỗ trợ kỹ thuật (TA), tư vấn về chính sách và các báo cáo phân tích; Điều phối viện trợ

Các hỗ trợ dưới hình thức cho vay ưu đãi, hỗ trợ kỹ thuật và tư vấn của IDA cho các quốc giađang phát triển chiếm vai trò chủ đạo trong mối quan hệ giữa các nước này với nhóm WB Đặcbiệt, bên cạnh hỗ trợ về tài chính, vai trò tư vấn về chính sách để thực hiện thành công Chươngtrình Tín dụng Điều chỉnh Cơ cấu (SAC I) và các Chương trình Tín dụng Hỗ trợ Giảm nghèo(PRSC ) I và II của WB được đánh giá rất cao Với vai trò đồng chủ tọa Hội nghị CG hàng năm,WB đã làm tốt vai trò điều phối và kêu gọi tài trợ trực tiếp để hỗ trợ các nước đang phát tiểnphát triển kinh tế, qua đó tăng uy tín của các nước này trong cộng đồng tài chính quốc tế, gópphần thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào.

Ngày đăng: 10/11/2012, 15:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w