1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tài liệu Đề án “Chất lượng nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, Nguyên nhân và hướng biện pháp nâng cao” pdf

29 389 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 410,67 KB

Nội dung

TR ƯỜNG KHOA………… ĐỀ ÁN Chất lượng nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, Nguyên nhân hướng biện pháp nâng cao 1 LỜI NÓI ĐẦU Lý thuyết mới về sự tăng trưởng đã chỉ ra rằng một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh phải dựa vào ba trụ cột cơ bản là: Áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở phát triển nguồn nhân lực, trong đó phát triển nguồn nhân lực là then chốt trong phạm vi của một doanh nghiệp thì thứ tự ưu tiên này vẫn hoàn toàn phù hợ p. Có thể nói rằng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao chính là lối ra, là đáp số của bài toán chống nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa của một doanh nghiệp trong quá trình phát triển hội nhập quốc tế. Nền kinh tế nước ta trong thời kỳ bao cấp không thừa nhận sức lao động của con người là hàng hoá, là một yếu tố đầu vào của sản xuất, do đó chất lượng của lao động trong một tổ chức không được ưu tiên phát triển hàng đầu. Khi bước sang nền kinh tế thị trường cùng với sự hội nhập giao lưu kinh tế quốc tế thì yếu tố cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn. Các doanh nghiệp bắt đầu có những nhận thức đổi mới về vai trò của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp: Coi sức lao động của con người là một dạng hàng hóa đặc biệt, là một yếu tố đầu vào của sản xuất. Chi phí cho yếu tố này là tương đối lớn song lợi ích đem lại cho doanh nghiệp cũng là vô cùng lớn, khó có thể xác định được. Các nhà quản lý doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm đến các giải pháp thu hút nhân tài về cho doanh nghiệp đồng thời có những biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng nhân lực hiện có của doanh nghiệp. Đề tài: “ Chất lượng nhân lực của Tổng công ty xay dựng công trình giao thông 8, Nguyên nhân hướng biện pháp nâng cao” nhằm mục đích đánh giá thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực hiện có của Tổng công ty xây dựng Công trình giao thông 8, từ đó đưa ra một số giải pháp có tính định hướng nhằm hoàn thiện nâng cao chất lượng nhân lực cho Tổng công ty xây dựng Công trình Giao thông 8. Nội dung chính của bài tiểu luận gồm có 2 phần: PHẦN I: Cơ sở lý luận về chất lượng nhân lực của doanh nghiệp PHẦNII: Đánh giá thực trạng chất lượng của Tổng công ty công trình giao thông 8 hướng biện pháp nâng cao chất lượng nhân lực cho Tổng công ty xây dựng Công trình Giao thông 8 2 PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG NHÂN LỰC CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Hoạt động của doanh nghiệp nhân lực đối với hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. a. Bản chất mục đích của hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tồn tại phát triển nhất định phải có các phương án kinh doanh đạt hiệu quả kinh tế. Để đứng vững phát triển trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt, doanh nghiệp phải nắm bắt đáp ứng được tâm lý nhu cầu của người tiêu dùng sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, mẫu mã phong phú. Muốn vậy, các doanh nghiệp phải giám sát tất cả các quá trình từ khâu mua hàng đến khâu tiêu thụ hàng hoá để đảm bảo việc an toàn tăng t ốc độ luân chuyển vốn, giữ uy tín với các bạn hàng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của cán bộ công nhân viên, doanh nghiệp có lợi nhuận để tích luỹ mở rộng phát triển sản xuất kinh doanh. Trong giai đoạn hiện nay, khoa học kỹ thuật hiện đại, nền kinh tế tăng trưởng như vũ bão, danh giớ i giữa các nước ngày càng lu mờ trong xu thế hội nhập toàn cầu hoá, mở ra một thế giới cạnh tranh khốc liệt buộc các doanh nghiệp phải biết sử dụng nguồn nhân lực của mình để có ưu thế, đảm bảo sự tồn tại phát triển. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong mỗi doanh nghiệp đang trở thành vấn đề cấp bách. Thực hiện công việc này rất t ốn kém về sức lực vật chất nhưng hiệu quả của nó rất lớn, đôi khi không thể so sánh nổi giữa chi phí đầu vào đầu ra. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một điều kiện để nâng cao năng suất lao động, phát triển toàn diện đội ngũ lao động nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. a. Bản chất, các loại vị trí, vai trò củ a nhân lực đối với hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị trường. Nhân lực: Nhân lực là nguồn lực của mỗi người bao gồm thể lực trí lực. Thể lực thể hiện ở sức khoẻ, khả năng sử dụng cơ bắp, chân tay. Nó phụ thuộc vào 3 rất nhiều yếu tố: gen, tầm vóc người, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, giới tính. Trí lực là sức suy nghĩ, sự hiểu biết của con người. Như vậy, nhân lực phản ánh khả năng lao động của con người là điều kiện tiên quyết của mọi quá trình lao động sản xuất xã hội. Trong giai đoạn hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung vào việc khai thác các tiềm năng về trí lực của con người vì đây là một kho tàng còn nhiều bí ẩn trong mỗi con người cũng có thể nói nó là một lợi thế cạnh tranh quan trọng nếu các doanh nghiệp biết khai thác tối đa nguồn lực này. Nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp được hiểu là tất cả người lao động có trong doanh nghiệp đó. Như vậy, nguồn nhân lực của một doanh nghiệp bao gồm toàn bộ nhữ ng người có quan hệ lao động với doanh nghiệp, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các hoạt động quản lý, điều hành của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, quyết định đến sự tồn tại phát triển của doanh nghiệp. Nguồn nhân lực có thể hiểu là tổng hợp cá nhân những con người cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các y ếu tố về thể chất tinh thần được huy động vào quá trình lao động. Nguồn nhân lực là cơ sở tồn tại phát triển của mỗi doanh nghiệp, vì vậy mà phải tiến hành quản lý nguồn nhân lực như một yếu tố chi phí đầu vào quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Trong bất kỳ thời đại nào, xét về nguyên tắc sự tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng được quy định bởi nhân t ố con người, bởi xét tới cùng trình độ xã hội trước hết phụ thuộc vào năng lực, trí tuệ trình độ nghề nghiệp của người lao động. Trong phạm vi một doanh nghiệp, con người trước hết là yếu tố cấu thành nên doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp tồn tại được thông qua việc điều hành hoạt động của doanh nghiệp là yếu tố quyết định sự thắng bại của doanh nghiệp đó. Một doanh nghiệp có tồn tại đứng vững được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay hay không đều phụ thuộc vào khả năng thực hiện công việc của người lao động trong doanh nghiệp. Trong xu thế của nền kinh tế hội nhập toàn cầu hiện nay, các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng đòi hỏi chất lượng phải tốt, giá cả phải thấp nhất, có sức c ạnh tranh với hàng ngoại nhập, đồng thời mẫu mã phải đẹp thay đổi kịp thời với nhu cầu 4 của khách hàng…Phải đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trên thì các doanh nghiệp mới có thể phát triển được có được vị trí nhất định trên thị trường. Để làm được điều này, doanh nghiệp phải có một đội ngũ công nhân lành nghề, đủ trình độ để nắm bắt nhanh chóng, kịp thời những công nghệ tiên tiến, hiện đại để áp dụng vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp nhằm tăng n ăng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm. Doanh nghiệp có đội ngũ cán bộ giỏi, ổn định cũng sẽ giảm thiểu những chi phí phát sinh không đáng có trong sản xuất (số sản phẩm hỏng sẽ giảm, máy móc ít gặp sự cố hơn, giảm chi phí cho việc thuê mướn thợ sửa chữa…). Ngay cả khi các quá trình sản xuất của doanh nghiệp được trang bị bằng phần lớn dây chuyền sả n xuất tự động thì doanh nghiệp đó vẫn cần những lao động giỏi để vận hành hệ thống dây chuyền đó. Chính vì vậy nguồn nhân lực trong doanh nghiệp là một yếu tố đầu vào quan trọng nhất, có lợi thế cạnh tranh nhất, trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho doanh nghiệp đóng góp một phần cho xã hội. Tóm lại nguồn nhân lực là một yếu tố đầu vào không thể thiếu được của bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào – nếu thiếu yếu tố đầu vào này thì sẽ không tồn tại tổ chức hay doanh nghiệp. Bởi vậy cho nên chất lượng nguồn nhân lực trong một tổ chức ( doanh nghiệp ) sẽ phản ánh sự phát triển , vị trí của tổ chức ( doanh nghiệp ) đó trên thương trường ở hiện tại cũng như trong tương lai. Mặt khác nh ư trên đã trình bày, nhân lực là nguồn lực có trong mỗi con người bao gồm thể lực trí lực. Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống làm việc nghỉ ngơi. Ngoài ra thể lực của con người cũng phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính… của người lao động. Trí lực của người lao động phụ thuộ c vào môi trường làm việc, phong cách quản lý của lãnh đạo, chế độ đãi ngộ của tổ chức…Tổ chức sử dụng lao động thực chất là sử dụng thể lực trí lực có trong từng cá nhân người lao động. Bởi vậy cho nên cũng có thể hiểu thực chất của công tác quản lý nguồn nhân lực là quá trình tạo ra các điều kiện cần thiết thuận lợi cho người lao động đả m bảo về mặt thể lực phát huy được tối đa mặt trí lực đóng góp cho tổ chức. Quản trị nhân lực (hay còn gọi là “Quản trị nhân sự”, “Quản trị lao động”) là tất cả mọi hoạt động của tổ chức để nhằm xây dựng, sử dụng, bảo quản, duy trì, gìn 5 giữ, phát triển một lực lượng lao động sao cho phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng chất lượng. Ngoài ra quản trị nhân lực cũng được hiểu là quá trình phân tích, đánh giá, hoạch định, quản lý sử dụng một cách hiệu quả nguồn nhân lực nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức. Quản trị nhân lực vừa là m ột khoa học, vừa là một nghệ thuật kết hợp nhuần nhuyễn nhiều thành tựu của các ngành khoa học, tạo thành tổng thể các phương tiện nhằm:  Thu hút, lôi quấn những lao động giỏi về với doanh nghiệp.  Giữ cho được đội ngũ lao động mà doanh nghiệp đang có.  Động viên, thúc đẩy nhân viên, tạo điều kiện cho họ bộc lộ, thăng hoa cống hiến tài năng cho tổ chức. Những hoạt động trên là trách nhiệm của tất cả các lãnh đạo trong doanh nghiệp các cán bộ quản lý của doanh nghiệp ở tất cả các cấp quản lý. 1.2 Chất lượng nhân lực của doanh nghiệp. a. Bản chất, sự cần thiết phải đảm bảo phươ ng pháp nhận biết, đánh giá chất lượng nhân lực của doanh nghiệp. Các lý thuyết kinh tế học hiện đại đã chỉ ra rằng nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất của một quốc gia, đặc biệt là trong một tổ chức. Nguồn nhân lực là một tài sản quan trọng nhất của một tổ chức, điều này được thể hiện trên một số khía cạ nh như: Chi phí cho nguồn nhân lực trong một tổ chức là chi phí khó có thể dự toán được, lợi ích do nguồn nhân lực tạo ra không thể xác định được một cách cụ thể mà nó có thể đạt tới một giá trị vô cùng to lớn. Nguồn nhân lực trong một tổ chức vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho hoạt động của tổ chức. Nguồn nhân lực là yếu tố cơ bản cấu thành nên tổ ch ức, là điều kiện cho tổ chức tồn tại phát triển đi lên. Vì vậy một tổ chức được đánh giá mạnh hay yếu, phát triển hay tụt hậu phụ thuộc phần lớn vào chất lượng nguồn nhân lực của tổ chức đó. Trong điều kiện xã hội phát triển như ngày nay, nhu cầu của con người ngày càng đòi hỏi cao hơn với tiêu chí là giá cả không ngừng giảm xu ống, chất lượng sản phẩm không ngừng được cải tiến. Vì vậy các doanh nghiệp muốn tồn tại phải 6 chú trọng đến việc đổi mới công nghệ sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám có trong một sản phẩm, nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Làm được điều này đòi hỏi phải có đội ngũ với nhân viên năng động, luôn bám sát nhu cầu thị hiếu của khách hàng, kịp thời đáp ứng nhanh nhất theo sự thay đổi đó. Mặt khác ngày nay khoa học kỹ thuật thay đổi rất nhanh chóng, vòng đời công nghệ cũng như các sản phẩm có xu hướng ngày càng bị rút ngắn. Bởi vậy doanh nghiệp luôn phải đảm bảo có đội ngũ nhân viên đáp ứng kịp thời với sự thay đổi đó. Chính vì các lý do trên, nên có thể khẳng định rằng việc nâng cao chất lượng cho nguồn nhân lực trong một tổ chức là vô cùng quan trọng cần thiết đối với bất kỳ tổ chức nào. Một lực lượng lao động chất lượng cao luôn là lợi thế cạnh tranh vững chắc cho các doanh nghiệp. ở một khía cạnh khác, đầu tư vào con người được xem là cách đầu tư hiệu quả nhất, quyết định khả năng tăng trưởng nhanh, bền vững của một doanh nghiệp, đảm bảo khả năng lành nghề của đội ngũ công nhân, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh giảm bớt tai nạn lao động. Muốn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phải kết hợp được đồng thời hiệu quả của 3 quá trình : Thu hút, sử dụng đào tạo phát triển nguồn nhân lực trong đó đặc biệt coi trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực Có thể nói rằng phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao chính là lối ra, là đáp số c ủa bài toán chống nguy cơ tụt hậu của bất kỳ doanh nghiệp nào trong tiến trình phát triển hội nhấp quốc tế. Khả năng của con người là một kho tàng vô tận không dễ gì khai thác hết được. Kinh nghiệm cho thấy nếu doanh nghiệp nào sử dụng lao động theo tiêu chí: “Đúng người” đúng việc thì doanh nghiệp đó sẽ khai thác được nhiều nhất khả năng của người lao động vì khi đó người lao độ ng có được cơ hội thể hiện năng lực bản thân nhiều nhất thuận lợi nhất. 7 Tuyển dụng được những lao động giỏi sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm cả thời gian lẫn những hao phí về vật chất cho quá trình thử việc đào tạo lại người lao động. Quản lý nguồn nhân lựctổng thể các hoạt động nhằm hướng vào chu kỳ tái sản xuất sức lao động, tức là bao gồm các khâu: Sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng. Vì vậy thực chất của công tác qu ản lý nguồn nhân lực là việc kế hoạch hóa nhân lực, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, kích thích, phát triển nguồn nhân lực, nhằm thu hút con người tham gia lao động, gồm cả quá trình sản xuất trực tiếp cũng như các mối quan hệ tác động qua lại với nhau để tạo ra hàng hóa, dịch vụ. Quản trị nhân lực là một bộ phận không thể thiếu của quản trị sản xuấ t kinh doanh, nó nhằm củng cố duy trì đầy đủ số lượng chất lượng người làm việc cần thiết cho tổ chức, giúp cho tổ chức đạt được mục tiêu đề ra, tìm kiếm phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều nhất sức lực cho các mục tiêu của tổ chức, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động. Mặt khác như trên đã trình bày, nhân lực là nguồn lực có trong mỗi con người bao gồm thể lực trí lực. Thể lực phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của con người, mức sống, thu nhập, chế độ ăn uống làm việc nghỉ ngơi. Ngoài ra thể lực của con người cũng phụ thuộc vào tuổi tác, thời gian công tác, giới tính… của người lao động. Trí lực của người lao động phụ thuộc vào môi trường làm việc, phong cách quản lý của lãnh đạo, chế độ đãi ngộ của tổ chức…Tổ chức sử dụng lao động thực chất là sử dụng thể lực trí lực có trong từng cá nhân người lao động. Bởi vậy cho nên cũng có thể hiểu thực chất của công tác quản lý nguồn nhân lực là quá trình tạo ra các điề u kiện cần thiết thuận lợi cho người lao động đảm bảo về mặt thể lực phát huy được tối đa mặt trí lực đóng góp cho tổ chức. b. Các yếu tố tạo nên ảnh hưởng (nhân tố) đến chất lượng nhân lực của doanh nghiệp. 8 + Mức độ sát đúng của kết quả xác định nhu cầu nhân lực cho hoạt động của doanh nghiệp: giúp cho các doanh nghiệp sẽ đảm bảo được đầy đủ về số lượng chất lượng người làm việc phù hợp với yêu cầu của công việc. Muốn vậy doanh nghiệp cần phải phân tích, đánh giá các kết quả đạt được của từng cá nhân cũng như tập thể ng ười lao động trong doanh nghiệp, từ đó sẽ dự đoán khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của người lao động trong thời gian sắp tới. Sau đó căn cứ vào nhiệm vụ của kế hoạch sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, sự thay đổi công nghệ, mức hao phí lao động, mức phục vụ cùng các định biên cần thiết khác, các nhà quản lý lao động sẽ xác định nhu cầu nhân lự c của doanh nghiệp trong những năm tiếp theo sao cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành bình thường tiết kiệm tối đa lượng lao động hao phí để sản xuất ra sản phẩm. Nhân tố này giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nắm được thực chất đội ngũ người lao động, trình độ học vấn, trình độ chuyên môn cũng như các tiềm năng cần được khai thác của đội ngũ lao động để có thể nâng cao tốc độ phát triển sản xuất của doanh nghiệp. Ngoài ra giúp cho các doanh nghiệp chủ động dự kiến được số nhân lực cần phải bổ sung thay thế do yêu cầu của sản xuất ( do thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm, do mở rộng quy mô sản xuất ), các nguyên nhân khách quan khác (số lao động nghỉ hưu, số lao động ra đi khỏi doanh nghiệp ). + Mức độ hấp dẫn của chính sách hợp lý của tổ chức tuyển dụng: Chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào quá trình tuyển mộ, tuyển chọn vì thông qua quá trình này doanh nghiệp sẽ tuyển được những lao động có chuyên môn phù hợp với công việc của mình, hơn nữa người lao động được tuyển được làm những công việc đúng với sở trường của bản thân nên năng suấ t làm việc sẽ đạt kết quả cao. Doanh nghiệp cũng sẽ giảm được chi phí đào tạo lại, thời gian tập sự, hạn chế được các sự cố xảy ra trong sản xuất, chất lượng sản phẩm sẽ đảm bảo hơn. Các nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào kế hoạch nhân lực đã được lập để biết được nhu cầu về nhân l ực của doanh nghiệp. Sau đó sẽ xem xét đến các giải pháp 9 khác có thể huy động để đáp ứng kịp thời nhu cầu của doanh nghiệp. Đó là các giải pháp như: Huy động công nhân làm thêm giờ; hợp động gia công; hợp đồng thời vụ; thuê lại lao động của các doanh nghiệp khác. Khi doanh nghiệp cần hoàn thành kế hoạch nhanh để có sản phẩm đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng thì những giải pháp này là tối ưu hơn cả vì nó tiết kiệm được chi phí tuyển dụng thời gian tuyển dụng cho doanh nghiệp. Khi cần tuyển mộ nhân lực để phục vụ cho công việc lâu dài của doanh nghiệp, thông thương sẽ được tuyển từ hai nguồn chính đó là nguồn bên ngoài doanh nghiệp nguồn từ chính cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Công tác tuyển mộ, tuyển chọn được coi là thành công khi doanh nghiệp tuyển được những người lao động thực sự phù hợp với công việc, đáp ứng được một cách t ốt nhất những yêu cầu công việc mình. + Trình độ tổ chức đào tạo bổ sung cho những người mới được tuyển vào doanh nghiệp: Trong thời đại mà khoa học kỹ thuật tiến nhanh như vũ bão hiện nay thì một xã hội có tồn tại được hay không là do đáp ứng được với sự thay đổi, một doanh nghiệp tiến hay lùi, tụt hậu hay phát triển là do các nhà quản lý có thấy được sự thay đổi để kịp thời chuẩn bị nhân lực, vật lực để ứng phó hay không, đặc biệt là sự thay đổi về nhu cầu chất lượng nguồn nhân lực. Vì vậy ngày nay đào tạo phát triển là một nhu cầu không thể thiếu được đối với bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức nào phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Việc đào tạo phát triển với mục đích cuố i cùng là đem lại lợi ích chính đáng cho doanh nghiệp người lao động. Để thực hiện được mục tiêu này doanh nghiệp cần xây dựng được chương trình đào tạo thích hợp với khả năng, nhu cầu của mình. Doanh nghiệp nào xây dựng được chương trình đào tạo thích hợp linh hoạt doanh nghiệp đó sẽ có được đội ngũ lao động chất lượng cao. + Mức độ hấp dẫn của chính sách h ợp lý của tổ chức sử dụng: phân công lao động, đánh giá đãi ngộ: doanh nghiệp cần đánh giá tình hình thực hiện công việc của từng người lao động trên cơ sở so sánh với các tiêu chuẩn đã được xây [...]... LỰC CỦA TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 8 BIỆN PHÁP NÂNG CAO 2.1 Đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 a Khái quát chung về Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 Tổng công ty XDCTGT8 hình thành được thành lập từ năm 1965 theo quyết định số: 597/QDTC ngày 23/6/1965 Bộ Giao thông vận tải đã chính thức thành lập ban xây dựng 64... công nghệ Văn phòng Công ty XDCTGT 810 Công ty XDCTGT 874 Công ty XDCTGT 873 Công ty XDCTGT 829 Công ty XDCTGT 875 Công ty XDCTGT 838 Công ty XDCTGT 842 Công ty XDGT Việt-Lào Công ty xây dựng miền tây Công ty tư vấn XDGT 8 Công ty XD cầu 75 Công ty vật tư xây công trình Công ty XDCTGT 872 Công ty XDCTGT 889 Công ty XDCTGT 892 Công ty XDCTGT 820 Trung tâm QHQT đầu tư Công ty VCKDL TAXI Trung tâm... điểm của ý chí chủ quan của người lãnh đạo cấp cao 2.2 Hướng biện pháp nâng cao chất lượng nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 * Hoàn thiện công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực trong Tổng công ty Kế hoạch hóa có tác dụng tối đa hóa các kết quả của người lao động những đóng góp của họ cho tổ chức Việc xây dựng kế hoạch nhân lực phải thu thập thông tin từ cả 3 phía: Tổng công ty, ... ty xây dựng công trình giao thông 8 là doanh nghiệp Nhà nước chịu sự quản lý của Nhà nước của bộ Giao thông vận tải của cơ quan Nhà nước khác theo quy định của pháp luật được quan hệ với cơ quan nhà nước ở trung ương địa phương để thực hiện các nhiệm vụ kinh doanh trên lĩnh vực của mình Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 có các nhiệm vụ chủ yếu sau: - Xây dựng các công trình giao thông. .. của người lao động Trong công tác đào tạo phát triển của Tổng công ty vấn đề tồn tại cơ bản nằm ở khâu xây dựng một chương trình đào tạo hợp lý có chất lượng cho Tổng công ty, việc đánh giá chất lượng sử dụng lao động sau đào tạo Vì vậy Tổng công ty cần quan tâm đến một số điểm sau đây: + Xác định nhu cầu, đối tượng được đào tạo của Tổng công ty + Đánh giá kết quả của công tác đào tạo trong Tổng. .. lực trong Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8 Đây là biện pháp quan trọng cơ bản nhất để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong một tổ chức Trong quá khứ, đào tạo phát triển nghề nghiệp cho người lao động được coi là nhiệm vụ củanhân Tuy nhiên hiện nay cần thiết phải được coi là một phần trách nhiệm của người lãnh đạo là một trong những biện pháp để đáp ứng nhu cầu của cá nhân. .. quá trình hoàn thành Công trình của Tổng công ty Thông tin về tình hình đầu tư tài sản cố định trong Tổng công ty cũng cần phải thu thập, đó là các thông tin về: Chủng loại máy móc dự định đầu tư trong thời gian tới Trình độ cần phải có để có thể vận hành được những máy móc đó Trình độ của công nhân kỹ thuật trong Tổng công ty hiện tại có đáp ứng được không Thông tin về công tác đấu thầu của Tổng công. .. công ty trong thời gian sắp tới Tổng công ty có trúng thầu nhiều công trình hay không ? Việc này sẽ dẫn đến thiếu hay thừa lao động, biện pháp giải quyết của Tổng công ty là tuyển thêm hay đào tạo lại công nhân trong doanh nghiệp Tập hợp các thông tin trên cán bộ lập kế hoạch phải đưa ra được nhu cầu nhân lực khả năng đáp ứng các nhu cầu đó của Tổng công ty trong khoảng thời gian cần lập kế hoạch nhân. .. không của tổ chức xây dựng Như vậy muốn giành thắng lợi khi tham gia dự thầu tổ chức xây dựng phải có một đội ngũ công nhân thực sự có năng lực, trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phải có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm, năng lực trong việc quản lý thực hiện hợp đồng Hiện nay, Tổng công ty công trình giao thông 8 có số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên chiếm 15,32% số cán bộ có trình. .. xét chung Thành công: Qua thời gian tìm hiểu Tổng Công ty qua các nguồn thông tin thu thập được có thể thấy rằng trong công tác nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Tổng Công ty đã đạt được một số thành tựu như sau: - Giá trị tổng sản lượng tăng so với cả kế hoạch thực hiện năm 2004, hiệu quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty tăng dẫn tới tiền lương tăng, đời sống cán bộ công nhân viên được cải . TỔNG CÔNG TY XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 8 VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO 2.1. Đánh giá thực trạng chất lượng nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao. Chất lượng nhân lực của Tổng công ty xay dựng công trình giao thông 8, Nguyên nhân và hướng biện pháp nâng cao” nhằm mục đích đánh giá thực trạng về chất lượng

Ngày đăng: 10/12/2013, 11:15

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác khoa học - kỹ thuật có trình độđại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn, thể hiện s ố  cán  bộ quản lý có trình độ cao trong Tổng công ty là rất lớn - Tài liệu Đề án “Chất lượng nhân lực của Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 8, Nguyên nhân và hướng biện pháp nâng cao” pdf
ua bảng trên ta thấy số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý, làm công tác khoa học - kỹ thuật có trình độđại học và trên đại học chiếm tỷ lệ lớn, thể hiện s ố cán bộ quản lý có trình độ cao trong Tổng công ty là rất lớn (Trang 18)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w