1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết ăn mày dĩ vãng của chu lai

74 76 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đặc Trưng Ngôn Ngữ Trong Tiểu Thuyết Ăn Mày Dĩ Vãng Của Chu Lai
Tác giả Phan Thị Ánh Hồng
Người hướng dẫn ThS. Tạ Thị Toàn
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Ngữ Văn
Thể loại Khóa Luận Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2013
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 74
Dung lượng 813,58 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng tôi nắm bắt được những đặc trưng trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, cụ thể trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng để có thể có được những ki

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA NGỮ VĂN -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH CỬ NHÂN VĂN HỌC

Đề tài:

ĐẶC TRƯNG NGÔN NGỮ TRONG TIỂU THUYẾT ĂN

MÀY DĨ VÃNG CỦA CHU LAI

Người hướng dẫn:

ThS Tạ Thị Toàn

Người thực hiện:

Phan Thị Ánh Hồng

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của Th.s Tạ Thị Toàn Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác

Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung khoa học trong công trình này

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 2013

Tác giả luận văn

Phan Thị Ánh Hồng

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng ghi lại nơi đây lời tri ân sâu sắc đối với cô Tạ Thị Toàn, người đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này

Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng, các cán bộ thư viện đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình nghiên cứu

Đà Nẵng, ngày 12 tháng 5 năm 2013

Tác giả luận văn

Phan Thị Ánh Hồng

Trang 4

QUY ƯỚC CÁC KÍ HIỆU

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Nhà văn Chu Lai đã có lần tâm sự “Chiến tranh đối với bất cứ dân tộc nào

dù chính nghĩa hay phi nghĩa cũng không sao tránh khỏi màu sắc bi kịch” Là người từng dấn thân vào cuộc chiến giải phóng đất nước, hơn ai hết, Chu Lai thấu hiểu được thế nào là nỗi đau, nỗi kinh hoàng của một phần kí ức trong ông Chính

vì thế mà Chu Lai viết như bị “ám ảnh”, từng trang văn như ngồn ngộn, dựng dậy một quá khứ hào hùng nhưng cũng lắm đau thương Nhận định về Chu Lai, nhà văn Phạm Ngọc Tiến cho rằng, Chu Lai đã nằm trong số rất ít người được “lãi” từ chiến trận Chỉ có những người lính chân chính dù cầm súng hay cầm bút mới có quyền được hưởng những gì tốt đẹp nhất được chắt của quá khứ họ đã từng sống

Một trong những thành công trong sự nghiệp sáng tác của ông là thể loại tiểu thuyết Đề tài mà Chu Lai luôn xoáy sâu chính là mảng viết về chiến tranh Có lần ông đã nói: “Đế tài chiến tranh với dân tộc ta là siêu đề tài, nhân vật người lính

là siêu nhân vật chỉ sợ mình không còn đủ sức, đủ lực để miêu tả cho hết” Có lẽ ông đã khá khiêm tốn khi nói vậy bởi những sáng tác của ông về chiến tranh luôn

để lại cho người đọc những ấn tượng sâu sắc Tiêu biểu trong số đó phải kể đến

tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, một bức tranh chân thực, rùng rợn về cuộc chiến trong quá khứ Khi nghiên cứu về tác phẩm của Chu Lai nói chung và Ăn mày dĩ vãng

nói riêng, đa phần giới nghiên cứu chỉ dừng lại ở giá trị về mặt nội dung mà chưa

có sự quan tâm thích đáng về mặt ngôn ngữ Vì vậy, nghiên cứu về đặc trưng ngôn

ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng dưới góc độ ngôn ngữ là một “mảnh đất

trống” chưa được ai khai thác Trước thực tiễn đó, chúng tôi mạnh dạn đi sâu

nghiên cứu Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ giúp cho chúng tôi nắm bắt được những đặc trưng

trong cách sử dụng ngôn ngữ của nhà văn, cụ thể trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng

để có thể có được những kiến thức chuyên sâu và khẳng định những đóng góp của ông trong nền văn học đương đại

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

Với tư cách là người bước ra từ cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc, nhà văn Chu Lai có một sự trải nghiệm khá sâu sắc về chiến tranh Có lẽ vì thế mà

Trang 6

lòng Các sáng tác của Chu Lai từ khi ra đời đã gây được sự chú ý của rất nhiều độc giả và giới nghiên cứu phê bình, tiêu biểu trong số đó phải kể đến tiểu thuyết

Ăn mày dĩ vãng Rất nhiều công trình nghiên cứu về tác phẩm này.Tuy nhiên chưa

có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu về đặc trưng ngôn ngữ của nó

Nghiên cứu chung về tiểu thuyết của Chu Lai có khá nhiều bài viết, khảo sát nhiều khía cạnh khác nhau Trong số đó phải kể đến một số công trình tiêu biểu như sau:

Với vấn đề đổi mới nghệ thuật trong tiểu thuyết, GS Phan Cự Đệ trong bài

viết Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thời kì đổi mới nhận định tiểu thuyết

Chu Lai “không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà cả trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, dòng ý thức, nghệ thuật đồng hiện ” [18]

Nguyễn Thị Bình trong Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời điểm đổi mới đến nay cũng khẳng định những tiểu thuyết đương đại như Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Phố, Ăn mày dĩ vãng, Cuộc đời dài lắm của Chu Lai “ít nhiều đều có “thêm vào” cho nghệ thuật trần thuật

truyền thống những cái mới” [20]

Nguyễn Đức Hạnh trong luận văn Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Chu Lai (2006) cũng cho rằng: “Nghiên cứu hành trình sáng tác của Chu Lai,

chúng tôi thấy các tiểu thuyết của ông có sự vận động, biến đổi về thi pháp thể loại Có thể coi đây là một hiện tượng văn học có tính chất điển hình, chứng minh cho quá trình vận động, chuyển đổi của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại từ mô hình tiểu thuyết sử thi sang mô hình tiểu thuyết phi sử thi” [15] Nguyễn Văn Chung

trong luận văn Tiểu thuyết Chu Lai thời kì đổi mới cũng nhận định: “Từ cái nhìn

sâu sắc về hiện thực chiến tranh” đã đi đến “cái nhìn đa diện về hiện thực thời bình”, từ “thân phận con người trong chiến tranh” đến “thân phận con người trong cuộc sống đời thường ” [19]

Nguyễn Hương Giang khi bàn về đề tài người lính trong sáng tác của Chu Lai cũng cho rằng: “Sự thật về chiến tranh hôm nay được nhìn nhận là một sự thật

đã trải qua những năm tháng day dứt trăn trở trong tâm hồn nhà văn Chu Lai, hơn thế, nó thực sự là những nếm trải của người “chịu trận” [21] Với Nguyễn Bích

Thu trong bài viết Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 thì khẳng

Trang 7

định: “Các tác giả tiểu thuyết đã nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường đời sống bình thường Nhân vật trong tiểu thuyết là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn” Các nhà văn thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của con

người qua nhân vật Giang Minh Sài trong Thời xa vắng, Vạn trong Bến không chồng, Kiên trong Nỗi buồn chiến tranh, Khiêm trong Ngược dòng nước lũ, Hùng

trong Ăn mày dĩ vãng ” [11, tr.231]

Đỗ Thị Thu Hà trong luận văn Đặc điểm tiểu thuyết Chu Lai bàn về đề tài

chiến tranh trong sáng tác của Chu Lai như sau: “Chiến tranh hiện lên như một bức tranh đa sắc màu, vừa bi tráng nhưng đầy bi kịch Trang văn của Chu Lai đã thể hiện thấm thía sự tác động ghê gớm của chiến tranh đến tính cách, số phận con người Nhà văn không chú ý viết để tái hiện chiến tranh đã xảy ra như thế nào, mà quan tâm hơn đến những số phận cá nhân đã sống ra sao trong cuộc chiến đó và khi họ bước ra nó để về với đời thường [16]

Riêng với tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai đã thực sự để lại ấn tượng

trong lòng người đọc Nghiên cứu về tác phẩm này có một số công trình tiêu biểu như sau:

Bùi Việt Thắng trong bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc

độ thể loại nhận định: “Chu Lai đã viết 11 tiểu thuyết (tính đến năm 2004), với Ăn mày dĩ vãng (1992) như một tác phẩm tâm huyết nhất, nói như nhà văn là “của

bốn mươi bảy năm sống trên đời và hơn mười năm cầm súng ở chiến trường”, Chu Lai đã khẳng định mình trong làng tiểu thuyết đương đại” [11, tr.183] Trương

Thuận trong bài Một khía cạnh trần thuật trong tiểu thuyết khi nghiên cứu về một

số giọng điệu của tiểu thuyết Việt Nam đương đại có nhắc đến tiểu thuyết Ăn mày

dĩ vãng với giọng điệu dung tục, đời thường [23]

Viện văn học Việt Nam khi nghiên cứu về Ngôn ngữ trần thuật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại đăng trên trang Web Vienvanhoc.org đưa ra những

nhận xét như sau: “Theo cách nói của Bakhtin, Chu Lai đã tạo nên cái gọi là vi thoại trong lòng một cuộc độc thoại Cuốn tiểu thuyết có cấu trúc song hành hiện tại (thời điểm Hai Hùng lọ mọ ăn mày dĩ vãng) và quá khứ (câu chuyện còn tươi rói về chiến tranh) Ngôn ngữ trần thuật vì vậy đa dạng, nhiều giọng; có lời người

Trang 8

là tác giả hiển thị Sự hòa trộn các lời phát ngôn khiến cho câu chuyện kể về chiến tranh sinh động hơn, người nghe chuyện như sống trong hai môi trường; hòa nhập với đời sống chiến đấu gian khổ của người lính hôm qua và đồng cảm với tâm trạng của những người lính trở về từ chiến tranh, lạc lõng, hụt hẫng trong cuộc sống hòa bình nhưng đầy phức tạp” [13]

Đăng trên tạp chí Sông Hương số 225 tháng 11 năm 2008, Trần Quốc Hội

nghiên cứu tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng trong mối tương quan so sánh với tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh trong bài Trình tự trong thời gian nghệ thuật của Ăn mày dĩ vãng và Nỗi buồn chiến tranh - tiếp cận từ lý thuyết thời gian của Genett, ông khẳng định rằng: “Nếu ở Ăn mày dĩ vãng mỗi “bloc” là một lát cắt của sự kiện thì trong Nỗi buồn chiến tranh mỗi “bloc” là mỗi vòng tròn đồng tâm Hầu như trong Nỗi buồn chiến tranh không có sự kiện hành động mà chỉ là sự kiện

tâm trạng hay nói cách khác là tâm trạng về sự kiện Khó mà tìm được sự liên kết

sự kiện theo kết cấu nhân quả như trong Ăn mày dĩ vãng ở Nỗi buồn chiến tranh

Các “bloc” như những phần tử riêng lẻ, rời rạc nhưng thực ra chúng cũng như những phần tử trọn trặn xoay quanh một vòng tròn lớn hơn đó là tác phẩm” [12]

Nghiên cứu về các tác phẩm của Chu Lai còn rất nhiều bài viết, công trình nghiên cứu lớn nhỏ khác Trong phạm vi một khóa luận tốt nghiệp, chúng tôi chỉ điểm qua một số công trình tiêu biểu, khái quát nhất về phong cách văn chương

Chu Lai cũng như tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng Các nhà nghiên cứu đi trước nhìn nhận, đánh giá Chu Lai nói chung và tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng nói riêng dưới

góc độ lý luận phê bình Ở góc độ ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu đặc trưng ngôn ngữ của tiểu thuyết này một cách có hệ thống cụ thể, xác thực Mặc dù vậy, những bài viết, những công trình nghiên cứu đó cũng là nguồn tư liệu quý báu định hướng cho đề tài của chúng tôi Với mong muốn khẳng định về tài năng và đóng góp của Chu Lai cho nền văn xuôi đương đại, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đặc trưng ngôn ngữ trong

tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai”

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của

Chu Lai

Trang 9

-Phạm vi nghiên cứu: Tìm hiểu trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai,

NXB Lao động, năm 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng nhiều phương pháp, trong đó đặc biệt chú trọng các phương pháp sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích, chứng minh

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp tổng hợp, khái quát

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, nội dung chính của đề tài chia làm ba chương: Chương I: Những vấn đề lí luận liên quan đến đề tài

Chương II: Khảo sát, thống kê về cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày

dĩ vãng của Chu Lai

Chương III: Đặc trưng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Trang 10

NỘI DUNG Chương 1 Những cơ sở lí luận liên quan đến đề tài

1.1 Vài nét về phong cách ngôn ngữ

Hoàng Tất Thắng trong “Phong cách học tiếng Việt hiện đại” (1993) đưa ra nhận định: “Phong cách chức năng ngôn ngữ là tổng hợp các cách thức lựa chọn

và tổ hợp các đơn vị ngôn từ nhằm phù hợp với đối tượng, mục đích và nội dung giao tiếp” [4, tr.50]

Bùi Trọng Ngoãn trong “Giáo trình Phong cách học tiếng Việt” khẳng định:

“Phong cách ngôn ngữ hay phong cách chức năng ngôn ngữ được hiểu là những khuôn mẫu trong hoạt động lời nói, hình thành từ những thói quen sử dụng ngôn ngữ, có tính chất truyền thống, tính chất chuẩn mực” [8, tr.5]

Trang 11

Qua quá trình tham khảo các công trình nghiên cứu về vấn để này, chúng tôi nhận thấy quan niệm mà tác giả Bùi Trọng Ngoãn đưa ra là dễ tiếp cận, rõ ràng

và đầy đủ hơn cả Vậy chúng tôi dựa vào khái niệm này để làm cơ sở lý thuyết cho việc nghiên cứu đề tài này

1.1.2 Phong cách ngôn ngữ của nhà văn

“Mỗi nhà văn thường có những sở trường ngôn ngữ Cái sở trường ngôn ngữ này khi thành thục tới mức mọi người phải thán phục và không ai theo được thì thành biệt tài ngôn ngữ” [3, tr.123]

Cù Đình Tú trong “Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt” (1983) cho rằng muốn xác định phong cách tác giả của ngôn ngữ văn chương cần phải căn cứ vào hai dấu hiệu, đó là:

+ Khuynh hướng ưa thích và sở trường sử dụng những loại phương tiện nào đó của tác giả

+ Sự đi lệch chuẩn mực của tác giả

Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi trong “Từ điển thuật ngữ văn học” nhận định: “Chỉ có những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo Cái nét riêng ấy thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau”

Trong đề tài này, chúng tôi nhận thấy nhận định của tác giả Cù Đình Tú là

rõ ràng và dễ hiểu hơn cả nên chúng tôi nhất trí theo quan điểm này

1.2 Khái quát về các biện pháp và các phương tiện tu từ từ vựng

1.2.1 Các biện pháp tu từ từ vựng

Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” quan niệm:

“Biện pháp tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng khéo léo các đơn vị từ vựng thuộc một bậc trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong câu, trong chỉnh thể câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ, do đó mối quan hệ giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh rộng [5, tr.203] Hai tác giả này thống nhất chia các biện pháp tu từ từ vựng thành ba dạng: (1) quan hệ quy định, (2) quan hệ hòa hợp, (3) quan hệ tương phản

Đinh Trọng Lạc trong một nghiên cứu khác, cụ thể trong “99 phương tiện

và biện pháp tu từ tiếng Việt” khẳng định lại một lần nữa: “ Biện pháp tu từ từ

Trang 12

đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong phạm vi của một câu, một chỉnh thể trên câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh” [6, tr.142] Tác giả phân chia thành ba biện pháp tu từ từ vựng là: (1) biện pháp hòa hợp, (2) biện pháp tương phản, (3) biện pháp quy định Ngoài ra, tác giả còn chỉ ra một biện pháp khác ở cấp độ từ vựng đó là biện pháp

tu từ âm Tác giả quan niệm: “ Biện pháp tu từ từ âm ở cấp độ từ vựng là biện pháp tu từ nảy sinh ra do kết quả của tổ chức cú đoạn đặc biệt, sử dụng khả năng kết hợp ý nghĩa của các từ trung hòa” [6, tr 203]

Từ những nghiên cứu trên, chúng tôi thống nhất với quan niệm: “Biện pháp

tu từ từ vựng là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ vựng có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ qua lại giữa các đơn vị từ vựng trong ngữ cảnh [8, tr.45] và cách phân loại biện pháp tu từ từ vựng thành ba loại của Đinh Trọng Lạc

1.2.1.1 Biện pháp hòa hợp về từ vựng

“Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu hòa hợp là biện pháp tu từ từ vựng trong đó có các từ ngữ có cùng một điệu tính chung – hoặc cao quý, trang trọng hoặc giản dị, mộc mạc – có mối quan hệ phụ thuộc vào nhau, quy định lẫn nhau,

hô ứng với nhau, tạo nên sự cộng hưởng về ý nghĩa, làm xuất hiện một nét nghĩa

chung, đưa đến một hình tượng liên tưởng có giá trị tu từ nổi bật” [6, tr.143]

VD:

Ao thu lạnh lẽo nước trong veo Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí

Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo

(Thu điếu – Nguyễn Khuyến)

1.2.1.2 Biện pháp tương phản về từ vựng

“Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu tương phản là biện pháp tu từ từ vựng trong đó các từ ngữ có điệu tính trái ngược nhau – một số có màu sắc cao quý, trang trọng, một số khác có màu sắc giản dị, mộc mạc – nằm trong mối quan hệ đối chọi nhau, có khả năng gợi liên tưởng đến những hình tượng nhân vật, sự vật, hiện tượng phức tạp (có những nét mâu thuẫn mà thống nhất biện chứng) có giá trị

tu từ nổi bật [6, tr.145]

Trang 13

VD:

Ai chiến thắng mà không hề chiến bại

Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần

(Dậy mà đi – Tố Hữu)

1.2.1.3 Biện pháp quy định về từ vựng

“Biện pháp tu từ từ vựng thuộc kiểu quy định là biện pháp tu từ từ vựng trong đó từ ngữ có điệu tính cao (có màu sắc cao sang, quý tộc, bác học) hoặc điệu tính thấp (có màu sắc giản dị, mộc mạc, bình dân, nôm na) được sử dụng trên cái nền của các từ ngữ trung hòa về tu từ học, đã quy định màu sắc tu từ học chung

của toàn bộ phát ngôn” [6, tr.148]

Ví dụ:

Non xa xa, nước xa xa Nào phải thênh thang mới gọi là Đây suối Lênin, kia núi Mác Hai tay xây dựng một sơn hà

(Hồ Chí Minh)

1.2.2 Các phương tiện tu từ từ vựng

Phương tiện tu từ từ vựng là một trong những đối tượng được phong cách học chú tâm nghiên cứu Xoay quanh vấn đề này, các nhà nghiên cứu phong cách học tiếng Việt đã đưa ra những quan niệm khác nhau

Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) đưa ra quan niệm: “Phương tiện tu từ từ vựng là những đơn vị từ vựng mà ngoài ý nghĩa

cơ bản ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ [5, tr 187] Các tác giả thống nhất chia các phương tiện tu từ từ vựng thành mười loại như sau: (1) từ thi ca, (2) từ lịch sử, (3) từ ngoại quốc, (4) từ Hán – Việt, (5) thuật ngữ khoa học, (6) từ hội thoại, (7) biệt ngữ, (8) từ địa phương, (9) từ xưng hô, (10) thành ngữ

Tác giả Đinh Trọng Lạc trong 99 phương tiện và biện pháp tu từ lại cho rằng “Phương tiện tu từ từ vựng là những từ đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ bản

ra chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu từ được hình thành từ bốn yếu tố: biểu cảm (chứa đựng những yếu tố hình tượng), cảm xúc (diễn đạt những tình cảm, những cảm xúc), bình giá (khen, chê, tốt, xấu) và phong cách chức năng (chỉ

Trang 14

được ưu tiên sử dụng để chia các phương tiện tu từ từ vựng thành các nhóm như sau:

a) Nhóm từ ngữ có điệu tính tu từ cao: gồm từ thi ca, từ cũ, từ Hán – Việt, từ mượn, từ sách vở

b) Nhóm từ có điệu tính tu từ thấp: gồm từ hội thoại, từ lóng, từ nghề nghiệp, từ thông tục, từ địa phương, từ láy, thành ngữ

Ngoài những từ ngữ nêu trên còn có những từ ngữ không có từ đồng nghĩa, không nằm trong dãy đồng nghĩa, không đi vào hệ hình từ vựng tu từ, song chúng

có nhiều khả năng được sử dụng để tạo ra các biện pháp tu từ [1, tr.12]

Tác giả Cù Đình Tú trong Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt

(1983) lại dựa trên bình diện phong cách chức năng và chia hệ thống từ vựng thành hai nhóm lớn là từ ngữ đa phong cách và từ ngữ đơn phong cách Từ ngữ đơn phong cách bao gồm: Từ ngữ khẩu ngữ, từ ngữ khoa học, từ ngữ chính trị, từ ngữ hành chính và từ ngữ văn chương Từ ngữ đa phong cách bao gồm: Từ ngữ đa phong cách biểu thị sự vật, từ vựng đa phong cách biểu thị tính chất, từ vựng đa phong cách biểu thị hoạt động, từ vựng đa phong cách biểu thị trạng thái, từ vựng

đa phong cách biểu thị quan hệ, quán ngữ.[8, tr 198]

Tác giả Bùi Trọng Ngoãn trong “Giáo trình phong cách học tiếng Việt” cũng thống nhất chia các phương tiện tu từ từ vựng ra thành 11 loại, đó là: (1) từ thi ca, (2) từ cũ, (3) từ Hán – Việt, (4) từ vay mượn, (5) từ hội thoại, (6) từ thông tục, (7) từ lóng, (8) từ ngữ nghề nghiệp,(9) từ địa phương, (10) từ láy, (11) thành ngữ Đây chính là tiêu chí để chúng tôi lựa chọn để khảo sát trong đề tài này

1.2.2.1 Từ thi ca

“Từ thi ca là những từ ngữ được sử dụng nhiều trong văn chương cổ” [8, tr.25]

VD: giang sơn, biên cương, gấm vóc, nam thanh nữ tú, trang nam nhi

Nếu biết vận dụng từ thi ca đúng chỗ, đúng lúc thì sẽ đạt được giá trị biểu cảm khá lớn, chẳng hạn như:

Đôi mắt người Sơn Tây

U uẩn chiều lưu lạc Buồn viễn xứ khôn khuây

(Đôi mắt người Sơn Tây – Quang Dũng)

Trang 15

1.2.2.2 Từ cũ

“Từ cũ là những từ hiện nay không sử dụng nữa và được coi là những dấu vết của quá trình phát triển ngôn ngữ” [8, tr.26] Từ cũ bao gồm từ cổ và từ lịch

sử

- Từ cổ: là những từ đã có từ đồng nghĩa thay thế làm cho nó lỗi thời

Ví dụ: bui (duy, riêng), âu (có lẽ), chác (mua),

- Từ lịch sử là những từ đã trở nên lỗi thời do đối tượng biểu thị của chúng trong hiện thực khách quan không còn nữa

Ví dụ: quan tư đồ, tể tướng, thái sư,

Trong sáng tác văn chương, từ cũ được sử dụng như một phương tiện tu từ hữu hiệu để tái tạo những bức tranh hiện thực của quá khứ, tái tạo không khí của thời đại mà tác phẩm phản ánh

1.2.2.3 Từ Hán Việt

“Từ Hán Việt là từ Việt mượn ở tiếng Hán, phát âm theo cách Việt Nam (quy ước thời Đường Tống) [1, tr.15] Trong “Giáo trình phong cách học tiếng Việt”, tác giả Bùi Trọng Ngoãn chia từ gốc Hán thành hai nhóm:

+ Các từ ngữ Hán đọc theo âm Hán Việt, gọi tắt là từ Hán Việt

VD:

Tiếng Hán Tiếng Việt

doanh tiểu đoàn liên đại đội + Từ gốc Hán không đọc theo âm Hán Việt: từ Hán cổ du nhập vào nước ta trước thời Đường

VD:

Hán cổ HánViệt

chém trảm ngựa mã cởi giải

1.2.2.4 Từ vay mượn

“Từ mượn là từ lấy từ tiếng nước ngoài nhưng đã phần nào thích nghi với những chuẩn mực của tiếng Việt, cho nên được dùng một cách thông thường, mặc

Trang 16

VD: Tên gọi món ăn: bít tết, ba tê, pho mát

Từ âm nhạc: sol, đô, rê

Tên gọi quần áo, vải vóc: gi lê, len, sơ mi

1.2.2.5 Từ hội thoại

“Từ hội thoại còn được gọi là từ khẩu ngữ, là những từ được dùng chủ yếu trong lời nói miệng trong giao tiếp hằng ngày Từ hội thoại được coi là một dấu hiệu đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hằng ngày” [8, tr.28]

VD: ăn đứt (hơn hẳn)

ăn gian (cố tình tính sai)

bạo phổi (liều)

Từ hội thoại có 5 kiểu cấu tạo như sau: (1) thêm yếu tố, (2) bớt yếu tố, (3) biến

âm, (4) biến nghĩa, (5) không lí do, ngẫu nhiên [8, tr 28]

VD: buôn dưa lê, tóc vàng hoe, kẹp nơ, trúng quả

Đối với tác phẩm văn học, từ lóng có tác dụng rất lớn trong việc cá tính hóa nhân vật

1.2.2.8 Từ ngữ nghề nghiệp

“Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất, quá trình hành nghề của một nghề nghiệp nào đó [8, tr 31]

VD: Nghề hát tuồng: đào, kép, mụ

Nghề nông: cày bừa,

Trang 17

Việc sử dụng từ nghề nghiệp trong tác phẩm văn học cũng phải rất hạn chế, nhà văn phải chọn lúc, chọn chỗ mà cho nhân vật nói một vài tiếng tiêu biểu, để gây sắc thái đặc biệt chứ không phải luôn luôn đặt vào cửa miệng nhân vật những

từ nghề nghiệp, sẽ gây khó khăn cho độc giả, làm trở ngại đến việc cảm thông của người đọc đối với tác phẩm

1.2.2.9 Từ địa phương

“Từ địa phương là những từ thuộc một phương ngữ (tiếng địa phương) nào

đó của ngôn ngữ dân tộc và chỉ phổ biến trong phạm vi địa phương đó [8, tr 31] VD:

Từ địa phương Từ toàn dân

Từ láy mang lại một số tác dụng tu từ sau:

+ Sắc thái hóa về nghĩa: khỏe khoắn, nặng nề, xanh xanh, đỏ đỏ

+ Tính tượng thanh (mô phỏng âm thanh): đì đoành, nheo nhéo

+ Tính tượng hình (giá trị tạo hình): mịt mờ, lãng đãng

Trong văn chương, đặc biệt là trong thơ, từ láy có tác dụng rất lớn đến việc tăng cường sắc thái trữ tình của thơ, vi dụ như:

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Trang 18

(Chinh phụ ngâm- dịch giả Đoàn Thị Điểm)

1.2.11 Thành ngữ

“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa vừa

có tính gợi cảm, được sử dụng như một đơn vị sẵn có [8, tr 32]

VD: mèo mả gà đồng, xanh vỏ đỏ lòng

Về đặc điểm tu từ, thành ngữ là một phương tiện nhằm khắc phục sự hữu hạn của các từ và tính không hàm súc của lời nói Bên cạnh đó, thành ngữ m,ang tính hình tượng và tính cụ thể, tính gợi cảm và giàu tính biểu tượng

1.3 Khái quát về câu theo cấu tạo ngữ pháp

Câu thường tồn tại trên cơ sở nòng cốt, thường là kết cấu C – V hoặc những kết cấu cú pháp khác [3, tr.53] Hiện nay, việc phân loại câu diễn ra khá phức tạp

Nguyễn Kỳ Thục – Phan Thiều trong “Ngữ pháp tiếng Việt” lớp 7 chia câu thành:

+ Câu đơn: câu chỉ có một nòng cố C – V

+ Câu ghép: câu có từ hai nòng cốt C – V trở lên

Nguyễn Kim Thản trong “Ngữ pháp tiếng Việt”; Nguyễn Văn Tu, Nguyễn Thanh Tùng, Hoàng Văn Thung, chỉnh lí Diệp Quang Bang, Lê Xuân Thai trong

“Tiếng Việt lớp 6” thì cho rằng;

+ Câu đơn: câu chỉ có một nòng cố C – V

+ Câu ghép:Câu có hai nòng cốt C – V trở lên, trong đó C –V này không bao hàm C –V kia

Hữu Quỳnh trong “Ngữ pháp tiếng Việt” ( 1980), Diệp Quang Bửu trong

“Ngữ pháp tiếng Việt” (1991), Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999), Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) cùng một cách phân loại như sau:

+ Câu đơn: Câu có một nòng cốt C – V

+ Câu ghép: Câu có hai nòng cốt C – V nhưng các kết cấu C –V không bao hàm lẫn nhau, tồn tại khách quan với tư cách là nòng cốt câu

+ Câu phức: Câu có hai kết cấu C – V trở lên, trong đó có một kết cấu C –

V làm nòng cốt, các kết cấu C – V khác nằm trong thành phần câu

Qua tìm hiểu các công trình của các tác giả, chúng tôi chọn cách phân loại câu của nhóm các tác giả Hữu Quỳnh, Diệp Quang Bửu, Đinh Trọng Lạc, Bùi

Trang 19

Minh Toán, Diệp Quang Bang làm cơ sở cho việc khảo sát đặc trưng về câu trong

về tổ chức, câu đơn bao giờ cũng biểu hiện một vị tính và có thể biểu hiện bằng một vị ngữ hoặc không Về số lượng, các yếu tố tham gia vào cấu trúc cú pháp không lớn hơn câu ghép Tuy nhiên, mặt số lượng không phải là dấu hiệu khu biệt câu đơn hay câu ghép Về chức năng, câu đơn mang thông tin ngữ nghĩa tự thân, trong lúc đó, câu ghép phần lớn mang thông tin ngữ nghĩa kết hợp

Tác giả Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) cho rằng: “Câu (câu đơn) là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung chung quanh một vị ngữ (vị tố), và được dùng để diễn đạt một sự thể (hay một sự việc)” [1, tr 7]

Tập hợp từ những ý kiến trên, chúng tôi quan niệm: “Câu đơn là câu chỉ có một nòng cốt C – V hoặc một trung tâm cú pháp làm nòng cốt, thể hiện một nội dung thông báo” [7, tr 54]

Về việc phân loại câu đơn, đến nay vẫn còn nhiều ý kiến chưa đồng nhất

* Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) chia câu đơn thành hai loại:

+ Câu đơn bình thường

+ Câu đơn đặc biệt

* Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) chia câu đơn thành ba loại, đó là:

+ Câu đơn hai thành phần

+ Câu đơn đặc biệt

+ Câu đơn tỉnh lược

Trang 20

Trong đề tài này, chúng tôi thống nhất theo cách chia của tác giả Diệp Quang Bang

1.3.1.1 Câu đơn bình thường (Câu đơn hai thành phần)

“Câu đơn bình thường là loại câu có hai thành phần chủ ngữ và vị ngữ gắn

bó chặt chẽ với nhau thông qua mối quan hệ ngữ pháp C – V tạo nên một chỉnh thể thống nhất” [7, tr.54]

Câu đơn bình thường có những kiểu cấu tạo cơ bản sau:

+ Câu tả: câu biểu thị sự vật, sự việc, hiện tượng, tính chất

VD: Hôm nay, cả lớp tập trung lao động

+ Câu luận: câu biểu thị sự nhận xét, đánh giá về sự vật, sự việc

VD: Anh ta rất keo kiệt

1.3.1.2 Câu đơn đặc biệt

“Câu đơn đặc biệt được làm từ một từ hoặc một cụm từ chính phụ hay đẳng lập” [7, tr.55]

Trang 21

Căn cứ vào bản chất từ loại của từ, thành tố chính, câu đơn đặc biệt được phân thành các kiểu loại sau:

+ Câu đơn đặc biệt – danh từ: câu có trung tâm cú pháp chính là danh từ hay cụm danh từ (chính phụ, đẳng lập)

VD: Nhiều sao quá!

VD: Hôm qua Anh ta ra đi không một lời từ biệt

1.3.1.3 Câu đơn tỉnh lược

“Câu đơn tỉnh lược là loại câu nhờ ngữ cảnh cho phép mà một trong hai hoặc cả hai thành phần chính của câu bị lược bỏ” [7, tr 56]

Câu đơn được tỉnh lược theo các kiểu sau:

Trang 22

Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) cho rằng:

“Câu phức là câu có từ hai cụm danh từ trở lên (giống câu ghép) nhưng về quan hệ thì chỉ có một C – V làm thành phần, hay thành tố cấu tạo trong một cụm C – V khác (giống câu đơn) [5, tr.86]

Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1980) gọi câu phức là

“câu đơn phức tạp hóa”: “Câu đơn loại này được thể hiện ở sự tích lũy nhiều thành phần hoặc nhiều tầng kết cấu C – V (ứng với một câu) [2, tr 186]

Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) quan niệm: “Câu phức là câu chứa hai (hoặc hơn hai) cụm C – V, trong số đó chỉ có một cụm C – V nằm ngoài cùng bao (các) cụm C – V còn lại, (các) cụm C –V còn lại

là cụm C –V bị bao [1, tr 53]

Từ những công trình nghiên cứu trên, chúng tôi quan niệm: “Câu phức là câu có từ hai kết cấu C –V trở lên trong đó có một kết cấu C –V làm nòng cốt, các kết cấu C –V khác làm thành phần nào đó trong câu [7, tr 58]

Việc phân loại câu phức cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến riêng biệt Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) chia câu phức thành 5 loại:

Trang 23

Qua tìm hiểu các công trình nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi thống nhất với cách chia câu phức thành 6 loại như sau: câu phức thành phần chủ ngữ, câu phức thành phần vị ngữ, câu phức thành phần định ngữ, câu phức thành phần bổ ngữ, câu phức thành phần trạng ngữ, câu phức bị động [7, tr.58]

Trang 24

Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) đưa ra nhận định: “Câu ghép là câu chứa hai (hơn hai) cụm C –V, trong số đó không cụm

C –V nào bao cụm C – V nào” [1, tr 52]

Hoàng Trọng Phiến trong “Ngữ pháp tiếng Việt” (1980) lại cho rằng: “Câu ghép là một tổ hợp các đơn vị vị ngữ hoặc các đương lượng văn cảnh được xây dựng theo các sơ đồ cấu trúc cú pháp nhất định để truyền đi thông báo như một đơn vị giao tế" [2, tr 59]

Hầu hết các định nghĩa về câu ghép của các tác giả đưa ra ít nhiều có điểm tương đồng, chúng tôi thống nhất với quan niệm : “Câu ghép là loại câu có từ hai kết cấu C – V (hoặc hai trung tâm cú pháp) trở lên, trong đó kết cấu C –V này không bao hàm kết cấu C –V kia Giữa chúng luôn có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ thành một thể thống nhất về ý nghĩa [7, tr 59]

Trang 25

Về phân loại câu ghép, các nhà ngôn ngữ học đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau

Đinh Trọng Lạc, Bùi Minh Toán trong “Tiếng Việt, tập 2” (1999) chia câu ghép ra thành 7 loại: (1) câu ghép có ý nghĩa liệt kê, (2) câu ghép có quan hệ lựa chọn, (3) câu ghép có quan hệ đối nghịch, tương phản, (4) câu ghép có quan hệ hô ứng giữa các vế, (5) câu ghép chỉ quan hệ nguyên nhân – kết quả, (6) câu ghép chỉ quan hệ điều kiện – hệ quả, hoặc giả thuyết – hệ quả, (7) câu ghép chỉ quan hệ mục đích

Diệp Quang Bang trong “Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt” (2008) lại chia câu ghép thành hai lớp lớn là câu ghép đẳng lập và câu ghép chính phụ [1, tr 55] Trong đó, câu ghép đẳng lập được chia thành ba kiểu nhỏ như sau:

+ Câu ghép sử dụng quan hệ từ

+ Câu ghép qua lại (câu ghép tương liên)

+ Câu ghép chuỗi (câu ghép tiếp liên)

Câu ghép chính phụ được chia thành 4 kiểu với những quan hệ từ thường gặp như:

+ Câu ghép nguyên nhân

+ Câu ghép điều kiện/ giả thiết

+ Câu ghép nhượng bộ

+ Câu ghép mục đích

Ngoài ra, Diệp Quang Bang còn chỉ ra một kiểu câu ghép nữa, đó là câu ghép chứa lời dẫn, trong đó phân thành hai loại:

+ Câu ghép chứa lời dẫn trực tiếp: thuộc kiểu câu ghép bình đẳng

+ Câu ghép chứa lời dẫn gián tiếp: thuộc kiểu câu ghép chính phụ

Việc phân chia câu ghép của các nhà ngôn ngữ học tuy chưa nhất quán nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng Qua khảo sát các tài liệu liên quan đến vấn

đề này, chúng tôi thống nhất chia câu ghép thành 4 loại như sau: (1) câu ghép đẳng lập, (2) câu ghép chính phụ, (3) câu ghép qua lại, (4) câu ghép chuỗi [7, tr 60]

1.3.3.1 Câu ghép đẳng lập

“Câu ghép đẳng lập là câu có hai kết cấu C –V, các kết cấu C – V đó ngang hàng, bình đẳng với nhau về quan hệ ngữ pháp cũng như ý nghĩa biểu hiện” [8, tr.60]

Trang 26

Anh đi hay tôi đi

1.3.3.2 Câu ghép chính phụ

“Câu ghép chính phụ (hay câu ghép có từ liên kết) là câu ghép gồm hai kết

cấu C –V, trong đó có một kết cấu C – V chính và một kết cấu phụ bổ sung những

ý nghĩa phụ cho kết cấu chính” [7, tr.60]

VD: Bởi tôi thiếu kiên trì nên tôi đã thất bại

Giá mà tôi không quá vô tâm thì anh ta không đến nông nỗi này

1.3.3.3 Câu ghép qua lại

“Câu ghép qua lại (câu ghép có dùng từ liên kết) là loại câu mà giữa các vế

câu (kết cấu C – V) liên kết với nhau chặt chẽ nhờ phụ từ hoặc đại từ có tính chất

hô ứng làm thành cặp sóng đôi” [7, tr 61]

VD: Tôi càng dỗ cô ta càng khóc to hơn

Huy không những hát hay mà anh ta còn nhảy rất giỏi

1.3.3.4 Câu ghép chuỗi

“Câu ghép chuỗi là loại câu không dùng từ liên kết, nội dung ý nghĩa giữa

các vế phụ thuộc vào hoàn cảnh sử dụng và dụng ý của người tạo lời” [7, tr 62]

VD: Hắn ốm, hắn không chịu điều trị

Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị

1.4 Chu Lai và tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng

1.4.1 Chu Lai- Con người miệt mài với hành trình tìm về quá khứ

Đại tá – nhà văn Chu Lai tên khai sinh là Chu Văn Lai, sinh ngày 5/2/1946

tại xã Hưng Đại, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Ông từng là hội viên của Hội

Nhà văn Việt Nam, Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam và Hội điện ảnh Việt Nam

Chu Lai là con trai của nhà viết kịch nổi tiếng Học Phi Được thừa hưởng

tài năng của người cha cùng với thực tế chinh chiến ác liệt trong chiến tranh mà

các sáng tác của Chu Lai luôn có sự “sần sùi”, “góc cạnh” và không bao giờ “nhợt

nhạt” Trong chiến tranh Việt Nam, ông công tác trong đoàn kịch nói Tổng cục

chính trị rồi trở thành chiến sĩ đặc công hoạt động trong vùng Sài Gòn Sau năm

1973, ông về làm trợ lý tuyên huấn Quân khu 7 Đến cuối năm 1974, ông tham dự

trại sáng tác văn học Tổng cục chính trị và sau đó học tại trường viết văn Nguyễn

Du khóa 1 Sau khi tốt nghiệp, ông biên tập và sáng tác cho Tạp chí văn nghệ

Trang 27

Quân đội Nhà văn Chu Lai còn viết một số kịch bản sân khấu, kịch bản phim và tham gia đóng phim

Mấy chục năm cầm súng và cầm bút đã giúp cho Chu Lai có được những tác phẩm thực sự làm rung động lòng người Những sáng tác của ông không thực

sự nhiều về số lượng , chỉ hơn chục cuốn tiểu thuyết và cũng ngần ấy số truyện ngắn, kịch bản sân khấu, kịch bản phim nhưng nó đã để lại cho văn đàn Việt Nam một dấu ấn đậm nét về mảng đề tài chiến tranh – vùng đất của niềm tự hào và nỗi đau âm ỉ Với sự nỗ lực không ngừng, Chu Lai đã cống hiến cho nền văn học nước nhà những tác phẩm để đời Các sáng tác của ông phải kể đến như:

Về tiểu thuyết: Nắng đồng bằng (1978), Đêm tháng hai (1979), Sông xa (1986), Gió không thổi từ biển (1984), Vòng tròn bội bạc (1987), Bãi bờ hoang lạnh (1990), Ăn mày dĩ vãng (1991), Phố (1992), Ba lần và một lần (1999), Cuộc đời dài lắm (2004), Chỉ còn một lần (2006)

Về truyện: Vùng đất xa xăm (1981), Người im lặng (1976), Đôi ngả thời gian (1979), Phố nhà binh (1992)

Về kịch bản sân khấu và kịch bản phim: Hà Nội đêm trở gió, Người Hà Nội (chuyển thể từ tác phẩm Phố), Người mẹ tự cháy, Người đi tìm dĩ vãng, Hà Nội 12 ngày đêm

Thể loại khác: Út ten (1983), Nhà lao cây dừa (1992)

Với những cống hiến có giá trị to lớn như vậy, Chu Lai đã được vinh danh trong nhiều giải thưởng về văn học nghệ thuật, cụ thể như: Giải thưởng Hội đồng Văn học chiến tranh Cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội Nhà văn) cho quyển

tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng (1993); Giải thưởng Văn học Bộ quốc phòng 1994; Giải thưởng tiểu thuyết Nhà xuất bản Hà Nội với tiểu thuyết Phố (1993); Giải

thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật 2007

Với Chu Lai mà nói, những tác phẩm viết về chiến tranh luôn có sức “công phá” dữ dội vào lòng người Nhà Văn Chu Lai đã có lần bộc bạch: “Tôi là người của trận mạc, sống trong thời bình nhưng vẫn mang nặng cuộc chiến Tôi thích cô đơn, muốn tách ra khỏi nhịp điệu xã hội đầy tạp âm Tôi luôn ủ dột, ủ dột để nuôi nỗi buồn man mác, để có cảm hứng viết Và tôi vẫn bộ quân phục (thường là xuân hè) sẫm màu, vai đeo túi mìn Clay-mo đựng bản thảo, một địên thọai di động, một

Trang 28

nhà… và tôi viết…” Chính tính cách ở đời cùng lối tả thực đến rợn người khi viết văn của Chu Lai đã mang lại nét thu hút riêng mà ít ai có thể làm được

1.4.2 Ăn mày dĩ vãng - “Bức tranh lộn trái” của một thời hào hùng

Tác phẩm Ăn mày dĩ vãng ra đời năm 1991, là một tiểu thuyết viết về đề tài

chiến tranh nhưng kì thực nó phô bày nhiều mặt của cuộc sống Tù cuộc chiến tranh đẫm máu đến tình yêu lãng mạn trong thời kì khói lửa, từ những mặt trái trong chiến tranh đến hiện thực trần trụi của thời bình đều được Chu Lai phác họa đậm nét để độc giả cảm nghiệm và suy tư

Ngay từ khi mới ra đời, Ăn mày dĩ vãng đã tạo được tiếng vang lớn trên văn

đàn Chỉ hai năm sau đó (1993), tác phẩm này đã mang lại cho Chu Lai giải thưởng Hội đồng văn học chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang (Hội nhà

văn) Ăn mày dĩ vãng giống như tên gọi của nó, phô bày một nghịch lí về tình yêu

và thời cuộc: sống trong thời kì hòa bình, con người đang dần dần phủi sạch quá khứ, quên đi dĩ vãng kinh hoàng đã khiến biết bao nhiêu số phận bị vùi dập trong lòng đất lạnh “Gã ăn mày” không cần tiền bạc chức tước mà chỉ cần lấy lại một

quá khứ đã bị đánh cắp, phanh phui một sự thật bị chôn vùi gần 20 năm Trong Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai không “hình tượng hóa” hình ảnh người lính thành những

“tượng đài hùng vĩ” mà xưa nay văn chương thường đề cập Ông mô tả họ một cách đời thường nhất, giản dị nhất và cũng “con người” nhất Đó là Hai Hùng một

“hình mẫu” trong trận chiến cũng vì đói mà ăn cắp sữa trong bồng của đồng đội, hay như Tám Tính, một con người chỉ biết vồ gái để thỏa mãn nhục dục chứ không cần phải tán tỉnh, hoặc với Tuấn do vô tình mà cướp cò B41 làm chết đồng đội của mình Những con người ấy quá ư đời thường, tồn tại cả hai mặt tốt và xấu Nhưng hầu hết, họ đã vượt qua tất cả để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc

Với Ăn mày dĩ vãng, người đọc không thể nào quên được những sự thật hãi hùng

của chiến tranh, nhớ đến các búi lãi trong bọc nước ở cái bụng mở toang toác của Bảo, nhớ cái họng đầy đất cát, đờm dãi và máu của anh lính mắc ho khi đứng sát chân địch Những chi tiết ấy đều được Chu Lai viết ra một cách tự nhiên, nhiều lúc tự nhiên đến đau lòng

Đọc Ăn mày dĩ vãng, ta không khỏi chua xót khi nhận ra một điều rằng, tiền

bạc và danh vọng có sức quật ngã con người ta một cách ghê gớm Chính điều đó

đã sản sinh ra những kẻ thừa nước đục thả câu, đục nước béo cò như tên Địch

Trang 29

Cũng chính bởi danh vọng mà đã khiến một cô gái vốn ngây thơ, đáng mến như

Ba Sương núp bóng dưới cái tên Tư Lan lạ lẫm và phủi sạch quá khứ với một tình yêu đẹp và lãng mạn Chu Lai đã vận dụng cấu trúc đồng hiện trong tổ chức tác phẩm, để hiện tại và quá khứ đan lồng vào nhau, tạo sự cuốn hút với người đọc và thiết lập một bố cục chặt chẽ, các tình tiết diễn ra một cách tự nhiên, không gượng

ép Bên cạnh đó, ngôn ngữ được Chu Lai sử dụng khá táo bạo, đầy góc cạnh tạo nên đặc trưng riêng trong sáng tác của ông Các lớp từ ngữ giàu tính nghệ thuật được Chu Lai sử dụng khá thành thạo như từ láy, từ địa phương, từ hội thoại, từ thông tục Đặc biệt hơn, với lớp từ hội thoại và từ thông tục đặc sắc, tác phẩm của ông dường như vượt thoát ra khỏi khuôn khổ của ngôn từ thường được sử dụng

trong nhà trường Chính điều đó đã tạo nên ấn tượng riêng cho tiểu thuyết Ăn mày

dĩ vãng, làm cho nó “bụi bặm” và cũng “đời thường” hơn Bên cạnh đó, Chu Lai

đã khá thành công khi sử dụng đồng thời các kiểu câu như câu đơn, câu ghép, câu phức cùng với lối so sánh, liệt kê đặc sắc Những thế mạnh về nghệ thuật đó đã giúp nhà văn chuyển tải nội dung tác phẩm một cách khá chân thực và hấp dẫn đối với người đọc

Ăn mày dĩ vãng khép lại trong những xúc cảm buồn vui đan xen lẫn nhau

Buồn vì mảnh tình thủy chung của Hai Hùng sau 20 năm chờ đợi vẫn cô lẻ Nhưng vui vì tâm hồn anh giờ đã bớt nặng nề và thanh thản hơn Chu Lai khép lại một chuyện tình và cũng mở ra lẽ sống, niềm hi vọng vào một tương lai hạnh phúc và đẹp đẽ hơn

Trang 30

Chương 2 Khảo sát, thống kê vê cách sử dụng ngôn ngữ trong tiểu thuyết

Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

Trên cơ sở những tiền đề lí luận đã trình bày ở chương 1, ở chương này

chúng tôi tiến hành khảo sát, thống kê về cách dùng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai

2.1 Về đặc điểm từ vựng

Về phương diện từ vựng, chúng tôi khảo sát thấy Chu Lai sử dụng những lớp từ như từ hội thoại, từ thông tục, từ địa phương, từ láy và thành ngữ là thường xuyên hơn cả Các phương tiện tu từ này góp phần tạo nên phong cách của nhà văn Do đó, chúng tôi chọn khảo sát và thống kê các phương tiện tu từ từ vựng nêu trên

2.1.1 Từ hội thoại

Chu Lai xưa nay vốn được đánh giá rất “bạo” trong cách dùng từ, điều này

có thể được minh họa rõ nét trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng Lớp từ hội thoại là

một trong những phương tiện tu từ nổi bật, làm nên sự độc đáo, sinh động và thu hút người đọc Khảo sát 339 trang tiểu thuyết, chúng tôi thống kê được 575 từ hội thoại với 1200 lượt dùng

Dựa vào đặc điểm cấu tạo, chúng tôi phân loại hệ thống từ hội thoại đã

khảo sát được trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng thành các kiểu loại như sau:

Trang 31

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 269 từ hội thoại được cấu tạo theo kiểu thêm yếu tố (chiếm 46,7%) Trong loại này, các từ hội thoại được chia thành

2 dạng sau:

a1) Từ đa phong cách + yếu tố không mang nghĩa:

Từ đa phong cách + yếu tố không mang nghĩa được sử dụng để cụ thể hóa

sự vật được nói tới Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được 229 từ hội thoại được cấu tạo theo phương thức này, chiếm phần lớn số lượng trong hệ thống các từ hội thoại được cấu tạo theo kiểu thêm yếu tố Lớp từ này xuất hiện dày đặc

trong tác phẩm, mang lại giá trị biểu cảm khá cao, chẳng hạn như: ham hố, mốc thếch, xám ngoét, rỗng tuếch, nhạt thếch, mềm oặt, ngon ơ,

VD: - Tôi ném tiếng chửi ra mặt sông nhạt thếch màu hoa bèo [24, tr.171]

- Chỉ một lát sau, tôi bỗng thấy lưng mình trống trếnh, dường như có cả

hơi mát thổi vào [24, tr.221]

- Mặt nó ngẩng lên, xám ngoét, mắt nhắm, miệng lắp bắp như khẩn

nguyện, đợi chờ [24, tr.103]

a2) Láy từ

Những từ hội thoại được cấu tạo theo phương thức láy xuất hiện có phần khá “khiêm tốn” Tuy nhiên, nó đã góp phần đáng kể vào việc tô đậm màu sắc khẩu ngữ trong tác phẩm văn chương Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 40 từ

hội thoại được cấu tạo theo phương thức láy, chẳng hạn như: ăn mày ăn nhặt, xà quầy xà quạng, anh hùng anh hiếc, sám hối sám hiếc, mồ hôi mồ kê, thanh tra thanh triếc, tầm bậy tầm bạ,

VD: - Hãy đến với cố nhân (nếu đúng là cố nhân) trong dáng bộ đừng quá ăn

mày ăn nhặt kẻo người ta sợ, người ta tránh [24, tr.50]

- Xà quầy xà quạng một lúc, xe dừng lại trước cửa một nhà hàng nằm sâu

trong vườn dừa nước có vô số kinh rạch cắt tới cắt lui [24, tr.8]

- Tức là hắn bảo mày anh hùng anh hiếc gì mà trông thảm hại thế? [24,

tr.254]

b) Bớt yếu tố:

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, chúng tôi thống kê được 14 từ hội thoại cấu tạo theo kiểu bớt yếu tố (chiếm 2,4 %), tiêu biểu như: tinh, phẫu, kinh, hách,

Trang 32

đảm, nhiêu, Những từ hội thoại cấu tạo theo kiểu này tương đối ít hơn so với các

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 16 từ hội thoại được cấu tạo theo

phương thức biến âm, chiếm 2,7 %, chẳng hạn như: ẩy (đẩy), oánh (đánh), giời (trời), ừa (ừ),

VD: - Ngày xưa oánh nhau vỡ mặt, bây giờ không oánh nữa thì là bạn, bạn

sòng phẳng, đến nhà sẽ được đón tiếp cẩn thận, nhưng dù muốn hay không, mi cũng phải nhớ rằng xưa mi là thằng bại trận [24, tr.255]

- Thằng phản ngực từ đâu bỗng hiện ra trước mắt tôi, ẩy sấn tôi ra ngoài

mặt đường [24, tr.30]

- Có gọi ông giời! [24, tr.235]

d) Biến nghĩa:

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, chúng tôi thống kê được 56 từ hội thoại

được cấu tạo theo kiểu biến nghĩa, chiếm 9,7 %

VD: - Thì ra một khi đã già, đã đánh tuột hết lượng sinh khí ra phía sau đuôi, người ta đâm dở chứng ưa than thân trách phận, ưa lụi cụi đục khoét ngược vào hang hố trong mình [24, tr.6]

- Những trái pháo cầm anh, những quả bom mồ côi bao giờ cũng đểu cáng

hơn những trái rơi trực diện [24, tr 123]

- Chắc nó muốn xơi gọn anh cả một lần cho gọn [24, tr.123]

Những từ hội thoại được cấu tạo theo phương thức này đã tạo nên sự độc đáo, mang lại cho tác phẩm những lối nói sinh động, hàm súc

e) Không lí do, ngẫu nhiên

Từ hội thoại cấu tạo theo kiểu không lí do, ngẫu nhiên cũng chiếm số lượng khá lớn trong tác phẩm này Chúng tôi thống kê được 221 từ hội thoại được cấu

tạo theo phương thức này, chiếm 38,5 %, cụ thể như: phứt, cút, tùm lum, phèng,

Trang 33

VD: - Cút ngay, không tao xách cổ đến đồn cảnh sát bây giờ [24, tr.31]

- Chả lẽ quên phứt anh em bạn bè rồi ư thủ trưởng [24, tr.156]

- Thôi, tập trung vô không lại bỏ con bỏ cái tùm lum trong đó ông ơi [24,

tr.63]

Phải nói rằng, khả năng vận dụng vốn từ hội thoại của Chu Lai trong tiểu

thuyết Ăn mày dĩ vãng là một sự thành công đáng nể Lớp từ này là một công cụ

lợi hại để nhà văn có thể miêu tả, tái hiện cuộc sống một cách sống động và chân thực nhất

2.1.2 Từ thông tục

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai đã khá thành công

trong việc sử dụng lớp từ thông tục Lớp từ này đã tạo nên nét nổi bật cho tác phẩm của ông, dù mang tính chất suồng sã nhưng nó vẫn rất hay, rất đắt

Qua khảo sát 339 trang tiểu thuyết, chúng tôi thống kê được 89 từ thông tục

với 200 lượt dùng Có nhiều từ được sử dụng khá nhiều lần, chẳng hạn như: Kệ mẹ

VD: - Dòm tướng mày cô hồn dữ lắm! [24, tr.109]

- Cổ nói bừa: hay là cổ lại bỏ ráo trọi như dạo nào, cùng vô rừng chịu cực

lần nữa, sống chết có nhau? [24, tr.278]

Trang 34

Lớp từ này được Chu Lai sử dụng khá nhiều lần trong tác phẩm song người đọc không mấy khó khăn để hiểu được nó Bởi lẽ nhà văn đã khéo léo đặt những

từ địa phương đó trong từng văn cảnh cụ thể để độc giả dễ dàng nắm bắt được ý

nghĩa của chúng Từ địa phương trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai phần lớn thuộc phương ngữ Nam Bộ (sanh, thiệt, dòm, mắc cỡ ) và phương ngữ Trung Bộ (mô, ngái, chi, coi ) Có lẽ do tác phẩm này viết về những ngày sống và

chiến đấu trên vùng sông Sài Gòn nên cần phải lột tả được màu sắc địa phương thuộc vùng đất ấy Lớp từ này là một trong những yếu tố tạo nên sự khu biệt trong màu sắc địa phương của từng vùng

2.1.4 Từ láy

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, nhà văn Chu Lai sử dụng từ láy với mức

độ khá dày đặc Phải nói rằng, đây là lớp từ được nhà văn dành sự ưu ái lớn nhất Qua quá trình khảo sát, chúng tôi thống kê được 1020 từ láy với 2012 lượt dùng Trong đó, có 1013 từ láy đôi (chiếm 99,31%), 1 từ láy ba (chiếm 0,1%), 6 từ láy tư (chiếm 0,59%) Trong 1013 từ láy đôi có khá nhiều từ được lặp đi lặp lại, chẳng

hạn như: nhọc nhằn (20 lần), nhè nhẹ (7 lần), ngơ ngác (14 lần), nghiệt ngã (8 lần), âm thầm (15 lần), mềm mại (9 lần), dần dần (7 lần), nhỏ nhắn (8 lần),

Dựa vào tác dụng tu từ, chúng tôi phân chia hệ thống từ láy đã khảo sát

trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng thành các kiểu sau:

a) Sắc thái hóa về nghĩa:

a1) Khái quát hóa về đặc điểm, tính chất của đối tượng:

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai sử dụng 694 từ láy thuộc dạng này, có nhiều từ được sử dụng lặp lại, tiêu biểu như: ngọt ngào (9 lần), chết chóc (22 lần), méo mó (7 lần), bẽ bàng (7 lần), hôi hám (7 lần), vất vưởng (5 lần), dữ dội (12 lần),

Trang 35

VD: - Mai mốt tôi đi rồi, cái con số bảy ngậm ngùi này sẽ còn rút xuống bao

nhiêu? [24, tr 210]

- Những giọt nước mắt cũng rơi ra lặng lẽ, âm thầm [24, tr.224]

- Bắp tay anh bỗng nhói nhức dữ dội [24, tr.103]

a2) Mức độ của một trạng thái, đặc điểm

Các từ láy thuộc kiểu này tương đối ít hơn, qua quá trình khảo sát, chúng

tôi thống kê được 41 từ, chẳng hạn như: mang máng, thoang thoảng, ang ác, từ từ, tui tủi, đều đều, nhè nhẹ,

VD: - Em hơi rướn ngực lên một chút rồi thở dài nhè nhẹ [24, tr.216]

- Tiếng trả lời nhỏ nhẻ, thanh thoát, rung nhẹ [24, tr 173]

b) Tính tượng thanh:

Chu Lai đã mô tả những âm thanh của cuộc sống bằng hệ thống các từ láy mang tính tượng thanh đặc sắc Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 79 từ láy có

tính tượng thanh Trong đó, có các từ láy mô phỏng âm thanh của con người như: í

ới, thì thào, khụ khụ, rôm rốp, khề khề, rau ráu, tồ tồ, chẹp chẹp, the thé, óc ách,

Các từ láy mô phỏng âm thanh của sự vật như: lạo xạo, ào ào, xào xạc, Các từ láy mô phỏng âm thanh của động vật như: vo ve, è è, eo óc,

VD: - Chết thôi! Tiếng lon kêu kích thích cái bụng đang óc ách của tôi đòi giải

tỏa dữ dội [24, tr.220]

- Cành lá rụng rào rào [24, tr.77]

- Ông có thể tưởng tượng được ra cái thân ấy chỉ cần ngày thứ hai thì biến

dạng phồng tấy, ruồi nhặng đêm ngày vo ve như thế nào? [24, tr.310]

c) Tính tượng hình:

Tuy không được xuất hiện nhiều nhưng các từ láy có tính tượng hình được nhà văn sử dụng trong tác phẩm mang lại giá trị tạo hình rất lớn Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 247 từ láy có tính tượng hình mô tả những hình dáng, dáng vẻ của con người, sự vật, cụ thể như sau:

* Các từ láy miêu tả hình dáng, dáng vẻ của con người: xương xẩu, mập mạp, khật khưỡng, lom khom, mảnh khảnh, gầy gò, ngồn ngộn, đỏ đắn, ninh nính, khệnh khạng

VD: - Hắn không nói nữa, ngoác mồm ra cười một tràng như sổ ruột rồi thả rơi

Trang 36

- Nói xong thằng bé khệnh khạng đi vào [24, tr.116]

* Các từ láy mô tả hình dáng, dáng vẻ của sự vật: lúc lỉu, xập xệ, loằng ngoằng,

VD: - Người đàn ông này sau một đoạn đời chật vật chắc cũng đang sống trong hoàn cảnh điền viên thơi thoáng mà lợi tức hàng năm bật ra từ điều, từ rặng cà

phê lúc lỉu trái đỏ trái vàng kia [24, tr.282]

- Ngồi trong mái nhà lợp lá xập xệ giống cái chuồng trâu nới rộng, tôi đốt

hết cả một gói thuốc Mai khét mù mới thấy Ba Thành khật khưỡng đi từ ngoài rẫy

về [24, tr.107]

- Như có hai đốm sáng màu xanh lẻ loi, bay loằng ngoằng đi tìm nhau, một

đốm nhỏ hơn, mờ hơn và bay yếu hơn [24, tr.36]

Với vốn từ láy phong phú, ông đã đem lại sự hấp dẫn và mới mẻ trong cách diễn đạt Từ láy được Chu Lai sử dụng dày đặc trong tác phẩm có giá trị biểu cảm khá cao, tạo nên những cách biểu đạt giàu hình ảnh hơn

2.1.5 Thành ngữ

Trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng, Chu Lai còn khéo léo vận dụng thành

ngữ trong câu văn, tạo nên tính dân tộc đậm đà Khảo sát 339 trang tiểu thuyết, chúng tôi thống kê được 24 thành ngữ Tuy nó xuất hiện với tần số không cao nhưng đã làm nên nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật của nhà văn

VD: - Tôi vừa mới chân ướt chân ráo ở ngoài kia vào để thực hiện một hành vi

ngang trái và tội tình: Đi tìm việc làm, đi tìm nơi trú ngụ chót cùng của cuộc đời

lớp từ trên, trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng của Chu Lai còn xuất hiện một số từ

nước ngoài như Stop, Bravô, Uytski, Lốtx-mai-cơơc-kơ, Tuy nhiên, các từ này chiếm số lượng khá ít và không mang tính khái quát nên phong cách của nhà văn

Do đó, chúng tôi không tiến hành khảo sát cụ thể

2.2 Về cú pháp câu

Trang 37

Xét về cú pháp câu, chúng tôi nhận thấy trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng,

Chu Lai sử dụng hầu hết các kiểu câu: câu đơn, câu ghép, câu phức Qua khảo sát, chúng tôi đã thu được kết quả như sau:

Đây là kiểu câu được dùng phổ biến nhất trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng

Qua khảo sát, chúng tôi thống kê được 6289 lượt dùng câu đơn Chúng tôi phân loại hệ thống câu đơn đã khảo sát được thành các kiểu loại sau:

Bảng 4

2.2.2.1 Câu đơn bình thường

Câu đơn bình thường là loại câu được Chu Lai sử dụng nhiều nhất trong tác phẩm của mình Chúng tôi thống kê được 3512 lượt dùng câu đơn bình thường (chiếm 55,8 %) Dựa vào đặc điểm cấu tạo, chúng tôi phân loại hệ thống câu đơn

bình thường đã khảo sát được trong tiểu thuyết Ăn mày dĩ vãng thuộc các kiểu sau:

* Câu có chủ ngữ là danh từ, cụm danh từ chẳng hạn như:

VD: - Mảnh trăng hạ tuần ngượng ngùng núp kín vào mây đen [24, tr.73]

- Một mũi giầy thúc nhẹ vào cẳng chân tôi từ phía trước [24, tr.13]

Ngày đăng: 21/05/2021, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w