1.2 Xuất phát từ thực trạng GD BĐKH trong trường trung học phổ thông hiện nay Ở Việt Nam, kiến thức về giáo dục môi trường, BĐKH tuy không tổ chức thành môn học cụ thể nhưng được đưa và
Trang 1SINH HỌC 10 CƠ BẢN BẬC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Thị Hải Yến
Đà Nẵng, ngày 10 tháng 6 năm 2014
Trang 2quả có trong khóa luận là trung thực và chưa ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hoàng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên cho phép tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Th.s Nguyễn Thị Hải Yến, giảng viên khoa Sinh – Môi trường trường Đại Học Sư Phạm, Đại Học Đà Nẵng, người tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
Tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài
Đồng thời tôi xin gởi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, những người đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp này Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày 23 tháng 5 năm 2014 Sinh viên thực hiện
Trần Thị Hoàng
Trang 4
GD BĐKH Giáo dục biến đổi khí hậu
GTRRTT Giảm thiểu rủi ro thiên tai
Trang 51 Lí do chọn đề tài 1
1.1 Xuất phát từ thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay 1
1.2 Xuất phát từ thực trạng GD BĐKH trong trường THPT hiện nay 2
2 Mục tiêu đề tài 3
3 Giả thiết khoa học 3
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu GD BĐKH và GTRRTT 4
1.1.1 Trên thế giới 4
1.1.2 Ở Việt Nam 5
1.2 Cơ sở lí luận của đề tài 8
1.2.1 Cơ sở lí luận về dạy học tích hợp 8
a Khái niệm về tích hợp 8
b Các phương thức tích hợp vào nội dung bài học 9
c Nguyên tắc tích hợp 9
d Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp GD BĐKH và GTRRTT 10
1.2.2 Cơ sở lí luận về BĐKH 12
Trang 6c Một số hiện tượng của BĐKH 14
CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20
2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu 20
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 20
2.1.2 Khách thể nghiên cứu 20
2.2 Nội dung nghiên cứu 20
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 21
2.3.2 Phương pháp điều tra 21
2.3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 21
2.3.4 Phương pháp xử lí số liệu 22
2.4 Phạm vi nghiên cứu 23
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 24
3.1 Kết quả điều tra thực trạng dạy học tích hợp BĐKH và GTRRTT tại một số trường THPT 24
3.1.1 Kết quả khảo sát thực trạng dạy học tích hợp GD BĐKH trong môn Sinh học ở trường THPT 26
Trang 73.2 Hệ thống địa chỉ tích hợp 30
3.3 Quy trình địa chỉ tích hợp GD BĐKH trong dạy học môn Sinh học 10 cơ bản 38
3.4 Thiết kế giáo án tích hợp GD BĐKH và GTRRTT trong dạy học Sinh học 10 cơ bản 39
3.5 Kết quả thực nghiệm sư phạm 55
Phân tích định tính 56
Phân tích định lượng 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 8bảng
3.1 Kết quả điều tra GV về tình hình dạy học tích hợp GD
BĐKH và GTRRTT trong môn Sinh học
25
3.2 Kết quả phiếu điều tra HS về tình hình tích hợp BĐKH và
GTRRTT trong môn Sinh học
28
trong chương trình Sinh học 10 ( cơ bản) - THPT
29
Trang 9xã Hoà Nhơn, huyện Hoà Vang – Đà Nẵng
17
sử dụng tích hợp BĐKH
55
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
1.1 Xuất phát từ thực trạng biến đổi khí hậu hiện nay
Trong những năm gần đây, tình hình khí hậu thiên tai diễn ra rất bất thường, được gọi chung bằng hiện tượng nóng lên của toàn cầu, nhiều nơi trên thế giới phải chịu nhiều thiên tai nguy hiểm như bão lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán cũng như động đất, sóng thần gây thiệt hại lớn về tính mạng con người và vật chất Biến đổi khí hậu (BĐKH) tác động lên hầu hết các thành phần môi trường mà trước hết là làm cho nhiệt độ Trái Đất tăng cao, mực nước biển dâng Nguyên nhân chính gây ra BĐKH là sự gia tăng các hoạt động tạo ra các khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức của con người với các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền Việt Nam đang chịu ảnh hưởng từ nhiều mặt của BĐKH, thiên tai, bão lụt, hạn hán diễn ra dồn dập hơn trước
Năm 2011, nước ta phải đối mặt tình trạng thiếu nước sinh hoạt và thiếu nước giành cho sản xuất Nhiệt độ trung bình ở Việt Nam tăng 100C, mực nước biển tăng 1m sẽ ngập 1,52 triệu hécta đất và giảm năng suất cây trồng (IPPC& WB), còn theo IRRI nếu tăng nhiệt độ 100C năng suất cây trồng giảm 10% [13]
Nhận thức r tác động của BĐKH, Chính phủ Việt Nam đã xây dựng và triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH Các bộ, ngành và địa phương đã và đang xây dựng kế hoạch hành động để ứng phó với những tác động cấp bách trước mắt và những tác động tiềm tàng lâu dài của BĐKH Đặc biệt cần xây dựng các chương trình dạy học tích hợp giáo dục BĐKH (GD BĐKH) trong trường học để nâng cao nhận thức của thế hệ trẻ về tác động của BĐKH đến sự sống của con người [16]
Trang 111.2 Xuất phát từ thực trạng GD BĐKH trong trường trung học phổ thông hiện nay
Ở Việt Nam, kiến thức về giáo dục môi trường, BĐKH tuy không tổ chức thành
môn học cụ thể nhưng được đưa vào chương trình giáo khoa theo hướng tích hợp, lồng ghép ở các cấp học Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường ( BVMT) vào các môn học, nhà trường phổ thông còn tổ chức nhiều hoạt động
ngoại khóa dưới hình thức phong phú và đã thu đươc nhiều kết quả có ý nghĩa
Tuy nhiên, một số nội dung giáo dục môi trường, BĐKH, phát triển bền vững… triển khai chưa đồng bộ, hệ thống và mang tính kế thừa giữa các lớp, các cấp học, trong một số trường hợp, những ví dụ minh họa hay hướng triển khai, phân tích không đúng gây hoang mang cho người học hay vấn đề vượt quá khả năng nhận thức của học sinh (HS)
Bên cạnh đó, mỗi môn học được triển khai theo một hướng riêng nên nhiều khi, cùng một khái niệm nhưng lại được định nghĩa, nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau Thời lượng giảng dạy cho các môn ( Địa lí, Sinh học, Hướng nghiệp,…) được lồng ghép các đơn vị kiến thức này không nhiều nên khi giảng dạy giáo viên (GV) chỉ cố gắng đảm bảo đủ chương trình, đủ thời lượng mà chưa chú trọng đến việc phân tích,
mở rộng hay liên hệ nhằm củng cố, khắc sâu hoặc sử dụng các tri thức bản địa vào thực tế bài học, cuộc sống của HS
Như vậy công tác GD BĐKH ở nước ta hiện nay đang được quan tâm thực hiện trong nhà trường, qua các phương tiện thông tin đại chúng và các tổ chức xã hội Song thực tế cho thấy việc trang bị kiến thức BĐKH vẫn chưa đầy đủ, nội dung chưa được cập nhật nên hiệu quả GD BĐKH còn chưa cao Với những lí do trên, tôi thấy rằng việc lồng ghép, tích hợp nội dung GD BĐKH và GTRRTT vào chương trình giảng dạy ở một số môn học nhất là môn Sinh học 10 (cơ bản) ở trường THPT là hoàn toàn phù hợp và cần thiết nhằm trang bị cho các em những kiến thức tốt nhất về BĐKH và
Trang 12GTRRTT, đồng thời các em cũng chính là các cầu nối thông tin để tuyên truyền đến cộng đồng Đó là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Thiết kế các bài giảng tích hợp giáo dục biến đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai trong chương trình Sinh học 10
(cơ bản) bậc trung học phổ thông ”
2 Mục tiêu đề tài
Tích hợp nội dung GD BĐKH và GTRRTT trong chương trình dạy học Sinh học 10 giúp HS nâng cao hiểu biết, rèn luyện kỹ năng và thái độ về ứng phó với
BĐKH và GTRRTT
3 Giả thiết khoa học
Nếu tích hợp được việc GD BĐKH trong dạy học môn Sinh học 10 (cơ bản) thì
sẽ cung cấp được cho HS kiến thức cơ bản về BĐKH và GTRRTT, đồng thời hình thành kỹ năng ứng phó với tác hại của nó
Trang 13CHƯƠNG I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về GD BĐKH và GTRRTT
1.1.1 Trên thế giới
Trong nghiên cứu BĐKH và GD BĐKH các quốc gia châu Âu ( Đan Mạch, Thụy Điển, Bỉ, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan…) và châu Á ( Nhật Bản, Ấn Độ, Việt Nam…) tuy có những quan điểm trái ngược về những ảnh hưởng của BĐKH, song vẫn đầu tư nhiều cho nghiên cứu, GD BVMT và thích ứng với BĐKH
Để tổ chức tốt GD BĐKH trong nhà trường phổ thông và sư phạm, các quốc gia này đều có chung một số quan điểm: lấy người học làm trung tâm, GV khi tổ chức DH phải chú ý đến nhu cầu của người học, biến quá trình dạy học thành quá trình tự đào tạo, GV áp dụng những thành tựu của khoa học kĩ thuật và công nghệ hiện đại nhằm tối ưu hóa quá trình dạy học, khuyến khích người học chủ động cam kết với những mục tiêu bền vững và chú trọng đến nâng cao tư duy và cảm xúc con người lên một tầm cao mới GD BĐKH được tổ chức với các hình thức phù hợp với từng cấp học Ở bậc mầm non: Bằng hoạt động quan sát, nghe và kể chuyện, tổ chức các trò chơi tạo hình, GV giúp HS nhận thức về sự nóng lên của Trái đất, qua đó hình thành thái độ yêu quý và bảo vệ hành tinh xanh của chúng ta Ở cấp tiểu học: GD BVMT tập trung vào việc hình thành hành vi, thói quen nhiều hơn nhận thức HS tiếp cận được với khoa học Trái đất thông qua môn học tìm hiểu tự nhiên xã hội và tham gia các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề BĐKH Ở cấp trung học cơ sở, kiến thức BĐKH được tích hợp trong một số môn khoa học và các buổi học ngoại khóa nhằm giúp HS hiểu được những đe dọa của BĐKH và hình thành những hành vi cụ thể thích ứng trước những BĐKH Ở cấp THPT kiến thức BĐKH cũng được tích hợp trong các môn Khoa học Trái đất, Kỹ thuật, Vật lí, Hóa học… và các buổi ngoại khóa “ báo cáo cá nhân”
Ở bậc học chuyên nghiệp, cao đẳng đại học kiến thức BĐKH có thể tồn tại như những học phần riêng biệt Trong thời gian qua, ở nhiều trường đại học trên thế giới, các
Trang 14chương trình BĐKH hoặc GD BĐKH đã được triển khai và thực hiện khá phổ biến, đặc biệt ở chuyên ngành như Địa lí, Khoa học trái đất, Khí hậu học, Khoa học môi trường… các chương trình này không cố định mà thay đổi hằng năm để nội dung được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với đối tượng SV cũng như thời khóa biểu học tập [28]
1.1.2 Ở Việt Nam
Trong thời gian gần đây, ở Việt Nam vấn đề BĐKH ngày càng được nhà nước quan tâm và đầu tư nghiên cứu TS Ngô Thị Tuyền (2012) “ Xây dựng chương trình
GD BĐKH ở Việt Nam, đề xuất đổi mới theo cách nhìn của công nghệ GD, nội dung
GD BĐKH được thực hiện ở 3 lĩnh vực Khoa học, Nghệ thuật và Đạo đức, các lĩnh vực này được thiết kế thành từng môn học và hoạt động GD, phân bố vào các cấp học sao cho bao quát được những vấn đề liên quan đến BĐKH, ở đây GV không giảng giải kiến thức mà là người tổ chức quá trình học, để HS tự hình thành kiến thức, giúp HS hình thành những khái niệm khoa học [22] TS Nguyễn Phương Liên với đề tài “ Nội dung và hình thức tổ chức GD kiến thức BĐKH toàn cầu trong dạy học Địa Lí ở trường THPT”, đề tài đã làm r được những tác hại mà BĐKH gây ra, từ đó nghiên cứu SGK và phân loại các bài học để tích hợp kiến thức GD BĐKH vào bài, đề tài đã xây dựng được một số hình thức GD kiến thức BĐKH [11] TS Đào Hải (2013) với
đề tài “ Vấn đề GD ứng phó với BĐKH trong khối các trường cao đẳng cộng đồng Việt Nam”, mô hình đào tạo cộng đồng với nhiều tên gọi khác nhau, khối trường CĐCĐ tiến hành GD ứng phó với BĐKH cho cán bộ, giảng viên, sinh viên, nhằm cung cấp cho người học kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành cơ bản thông qua những giải pháp như tuyên truyền GD cho cán bộ, HS, SV, biên soạn tập tài liệu, tổ chức GD ứng phó với BĐKH bằng các chương trình hành động cụ thể, trước tình hình BĐKH ngày càng có những diễn biến phức tạp và gia tăng nghiêm trọng, việc nghiên cứu đưa nội dung giáo dục ứng phó với BĐKH vào trong nhà trường là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay [5] Nguyễn Thị Việt Hà (2013) với đề tài “ GD BĐKH cho
Trang 15sinh viên bằng hình thức tổ chức dạy học theo dự án qua môn Địa phương học”, đề tài này nhằm đưa các nội dung ứng phó với BĐKH vào chương trình GD – ĐT GD BĐKH với hình thức dạy học theo dự án, người học nghiên cứu sâu lí thuyết và vận dụng kiến thức BĐKH vào thực tiễn, mỗi dự án được vận dụng theo quy trình, (1) xác định vấn đề xây dựng thành dự án, (2) lập dự án, (3)giao nhiệm vụ, (4) thực hiện dự án, (5) trình bày sản phẩm, tổng kết đánh giá Dự án đã nâng cao nhận thức và năng lực của SV về BĐKH đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên cần phải nghiên cứu thử nghiệm cụ thể để hoàn thiện cơ sở lí luận, phù hợp với DH [4] PGS.TS Trần Đức Tuấn và Th.S Bùi Thị Thanh Hương (2013) với đề tài “ Xây dựng chương trình GD BĐKH cho các trường sư phạm theo quan điểm GD hiện đại” trên cơ sở nghiên cứu nhiều chương trình đào tạo, các đề cương bài giảng giáo trình về GD BĐKH ở nhiều trường đại học
và cao đẳng trên thế giới kết hợp với thực tiễn đào tạo kết hợp nghiên cứu về BĐKH tại Việt Nam, thấm nhuần các quan điểm giáo dục hiện đại, đề tài đã xây dựng một chương trình GD BĐKH cho các trường sư phạm theo nội dung: Tên chương trình, và xác định mục tiêu rõ ràng, hình thức dạy học theo từng chương cụ thể, kết hợp với kiểm tra đánh giá Đề tài tạo cơ hội và điều kiện để các SV phát triển năng lực GD BĐKH , giúp SV sau khi ra trường có đủ năng lực tổ chức các hoạt động GD BĐKH trong các môn học [21] Cô Nguyễn Thị Minh Phương tổ chức hội thảo “ Nâng cao nhận thức và năng lực ứng phó với những thách thức của BĐKH và GTRRTT” ngày
12 – 13 / 10 / 2009, hội thảo xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH, tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH, tích hợp các vấn đề về BĐKH vào chiến lược, chương rình, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phát triển ngành [15] Tổ chức SEEDS ASIA phối hợp với Sở Giáo dục – Đào tạo TP Đà Nẵng tập huấn cho giáo viên 7 trường thí điểm, 78 cán bộ của các tỉnh miền Trung kiến thức giảm rủi ro thiên tai Ngành Giáo dục – Đào tạo TP cũng đã phối hợp tốt với SEEDS ASIA trong việc triển khai dự án và thu lại hiệu quả cao, thực hiện biên soạn tài liệu
và tổ chức nhiều hoạt động thiết thực cho đối tượng là GV và HS, SV tại Đà Nẵng, đồng thời được cộng đồng hưởng ứng tích cực Tuy nhiên, những đề tài này chỉ nghiên
Trang 16cứu chung về tình hình GD BĐKH trong dạy học, sử dụng hình thức dạy học tích hợp
GD BĐKH và GTRRTT vào nội dung bài học trong một số môn như Địa lí, Công nghệ, Sinh học… Tuy nhiên, chưa có đề tài nào thực hiện lồng ghép nội dung BĐKH vào môn Sinh học 10 (cơ bản), đề tài của chúng tôi đã làm r tình hình tác động của BĐKH, từ đó tích hợp kiến thức GD BĐKH, xác định địa chỉ tích hợp để thiết kế giáo
án và tiến hành thực nghiệm nhằm đưa nội dung GD BĐKH và GTRRTT vào chương trình môn Sinh học 10 bậc THPT, giúp cho HS nâng cao được nhận thức về BĐKH và GTRRTT
Trang 171.2 Cơ sở lí luận của đề tài
1.2.1 Cơ sở lí luận về DH tích hợp
a Khái niệm về tích hợp
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận DH Tích hợp (Tiếng Anh, tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: Integration với nghĩa: Xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng
lẻ
Theo từ điển Tiếng Anh - Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Intergrate có nghĩa là kết hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể Những phần, những bộ phận này có thể khác nhau nhưng tích hợp với nhau
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học như công nghệ, địa lí, sinh học… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống [2]
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH [8]
Trong lí luận dạy học, tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả năng, một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất Khoa học hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình DH các môn học
Trang 18Tích hợp có thể được hiểu là sự kết hợp hữu cơ, có hệ thống ở mức độ khác nhau các kiến thức, kỹ năng thuộc các môn học khác nhau hoặc các hợp phần của một môn học thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học hoặc các hợp phần của môn học đó [9]
b Các phương thức tích hợp vào nội dung bài học
Tích hợp toàn phần: Được thực hiện khi hầu hết các kiến thức của môn học, hoặc nội dung của một bài học cụ thể, cũng chính là các kiến thức cần tích hợp
Tích hợp bộ phận: Được thực hiện khi có một phần kiến thức của môn học
hoặc bài học có nội dung liên quan đến kiến thức tích hợp
Hình thức liên hệ: Liên hệ là một hình thức tích hợp đơn giản nhất khi chỉ có một số nội dung của môn học có liên quan, song không nêu rõ trong nội dung của bài học Trong trường hợp này GV phải khai thác kiến thức môn học và liên hệ chúng với các nội dung cần tích hợp Đây là trường hợp thường xảy ra [24]
c Nguyên tắc tích hợp
Nguyên tắc 1: Tích hợp nhưng không làm thay đổi đặc trưng của môn học, không biến bài học bộ môn thành bài học về nội dung tích hợp Vẫn đảm bảo nội dung bài học theo chuẩn kiến thức, lựa chọn nội dung tích hợp phù hợp, xác định thời điểm
và mức độ tích hợp để đạt hiệu quả cao nhất
Nguyên tắc 2: Tìm hiểu, khai thác nội dung tích hợp có chọn lọc, có tính tập trung vào chương, mục nhất định, không tràn lan tùy tiện Xác định nội dung GD phù hợp có khả năng tích hợp, tránh đưa nội dung tích hợp một cách áp đặt và bố trí thời gian hợp lí
Nguyên tắc 3: Phát huy cao độ các hoạt động tích cực nhận thức và kinh nghiệm thực tế của học sinh HS là chủ thể của quá trình GD Do đó, HS phải tích cực,
Trang 19chủ động còn GV trong hệ thống DH tích cực đóng vai trò người tổ chức và cố vấn,
HS phải là trung tâm của hoạt động học tập
d Các hình thức tổ chức dạy học tích hợp GD BĐKH và GTRRTT
Đây là hình thức dạy học chính, chiếm phần lớn nội dung thời gian học tập và diễn ra liên tục trong suốt cả năm học DH nội khóa bao gồm các tiết dạy trên lớp, các giờ thực hành ở phòng thí nghiệm, một số giờ học ngoài lớp học với nội dung bám sát nội dung sách giáo khoa, phân phối chương trình về cả thời gian lẫn khối kiến thức
Tích hợp qua dạy DH nội khóa có ưu điểm là hình thức tổ chức dạy một cách chính thức song song với việc dạy môn học, diễn ra liên tục và được đánh giá qua các tiết dạy cụ thể Để có thể thay đổi nhận thức, hình thành ý thức, thái độ cũng như hành
vi cho HS thì việc GD liên tục trong thời gian dài là yếu tố quan trọng Chính vì vậy, hình thức DH nội khóa là hình thức chủ yếu khi tiến hành tích hợp qua quá trình DH ở các trường THPT Nội dung tích hợp BĐKH là dựa trên các kiểu tích hợp lồng ghép hoặc liên hệ vào nội dung qua các bài học GV là người trực tiếp tổ chức thực hiện DH những nội dung tích hợp
Song song với hình thức dạy học nội khóa, các trường học còn có hoạt động ngoại khóa, đây là một hình thức học tập rất linh hoạt cả về thời gian lẫn nội dung, các
tổ chức đoàn thể như Đoàn Thanh Niên của trường và lãnh đạo nhà trường Vì thế, hình thức DH ngoại khóa không chỉ thuần túy là những hoạt động thực hiện mục tiêu
GD toàn diện, mà nó còn có ý nghĩa rất lớn trong việc GD về tác động của BĐKH
Được chia làm hai loại: Ngoại khóa bộ môn và ngoại khóa chung
Trang 20Hoạt động ngoại khóa bộ môn là các hoạt động liên quan trực tiếp đến kiến thức môn học nhưng không nằm trong phân phối chương trình môn học đó Ngoại khóa bộ môn có thể được tổ chức ở từng lớp hoặc cho từng khối, cũng có thể cho toàn trường
Hoạt động ngoại khóa chung thường là các hoạt động phong trào nằm trong kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, của các tổ chức đoàn thể Những hoạt động này đã có
sự thống nhất về thời gian và thường được triển khai thực hiện cho tất cả HS trong trường, dưới nhiều hình thức với các chủ đề khác nhau Các hoạt động ngoại khóa chung cũng rất đa dạng, với những hình thức như tổ chức giao lưu, nói chuyện, tổ chức cuộc thi tìm hiểu về BĐKH ở khu vực địa phương [23]
GD BĐKH là một trong những nội dung của giáo dục vì sự phát triển bền vững, giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với BĐKH [20]
Mục tiêu và định hướng cơ bản của GDBĐKH cần phải là:
- Giúp người học hiểu và biết được những tác động của hiện tượng nóng lên toàn cầu, đồng thời khuyến khích thay đổi hành vi để ứng phó với biến đổi khí hậu
- Giúp các cá nhân và cộng đồng tiếp cận được với những giải pháp bảo vệ và ứng phó với BĐKH toàn cầu và tại các địa phương, phát triển năng lực hành động ứng phó với BĐKH
- Tăng cường các giá trị và sáng tạo
Trang 21Để thực hiện được mục tiêu này cần thiết kế những chương trình đổi mới về
GD BĐKH, phát triển xu hướng học toàn cầu trong GD BĐKH, liên minh các lực lượng GD để thực hiện thành công GD BĐKH Đồng thời tăng cường các biện pháp truyền thông GD BĐKH, nâng cao nhận thức và hành động của người quản lí, đặc biệt
là người dân
Nâng cao nhận thức của GV, HS và người dân về BĐKH và vận động các hành
vi giảm thiểu tác động của BĐKH, từ đó hướng tới việc xây dựng trường học thành trung tâm lôi cuốn học sinh, phụ huynh, cộng đồng địa phương, các cơ quan và tổ chức tham gia các hoạt động giảm thiểu tác động của hiện tượng BĐKH
1.2.2 Cơ sở lí luận về BĐKH
a Khái niệm khí hậu
Theo sổ tay các thuật ngữ GTRRTT của UNISDR (2009): “ Khí hậu là thuật ngữ mô tả các trạng thái thời tiết đã từng xảy ra tại một nơi nào đó trong một khoảng thời gian nhất định” Mô tả khí hậu nhằm chỉ giá trị trung bình và sự biến thiên của các trạng thái đo đạc được như nhiệt độ, mưa và tốc độ gió Theo quy định của Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO), thời đoạn chuẩn để xác định được giá trị trung bình của biến thiên trên là 30 năm [25]
b Khái niệm biến đổi khí hậu
BĐKH là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhận tạo [1]
Theo công ước chung của LHQ về BĐKH “ BĐKH là những biến đổi của môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần,
Trang 22khả năng hồi phục hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” [26]
Nguyên nhân chính làm BĐKH Trái Đất là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra các chất thải khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác Nhằm hạn chế
sự BĐKH, nghị định thư Kyoto nhằm hạn chế và ổn định sáu loại khí nhà kính chủ yếu bao gồm: CO2, CH4, N20, HFCs, PFCs và SF6-
- CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hoá thạch( than, dầu, khí) và là nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển CO2 cũng sinh ra từ các hoạt động công nghiệp như sản xuất xi măng và cán thép
- CH4 sinh ra từ các bãi rác, lên men thức ăn trong ruột động vật nhai lại, hệ thống khí, dầu tự nhiên và khai thác than
- N20 phát thải từ phân bón và các hoạt động công nghiệp
- PFCs sinh ra từ quá trình sản xuất nhôm
- HFCs được sử dụng thay cho các chất phá hủy ozon và HFC- 23 là sản phẩm phụ của quá trình sản xuất HSFC – 22
- SF6 sử dụng trong vật liệu cách điện và trong các quá trình sản xuất magie Biến đổi khí hậu là kết quả của nhiều yếu tố bao gồm cả các quy trình động năng của bản thân Trái Đất, cả các lực bên ngoài bao gồm các biến đổi trong cường độ ánh sáng Mặt Trời, đặc biệt là những hoạt động của con người trong thời gian gần đây Những yếu tố bên ngoài _ những yếu tố có thể định hình khí hậu thường được gọi
là các lực khí hậu, chúng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau bao gồm những
thay đổi của quỹ đạo Trái Đất quanh mặt trời (như độ nghiêng của trục trái đất), quỹ
Trang 23đạo của mặt trời quanh Ngân Hà, các hoạt động của mặt trời (như bức xạ mặt trời) và
vị trí của các lục địa[7]
- Sự nóng lên của khí quyển và Trái Đất nói chung
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất
- Sự dâng cao mực nước biển do băng tan, dẫn tới sự ngập úng ở các vùng đất thấp, các đảo nhỏ trên biển
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của Trái Đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật, các hệ sinh thái và hoạt động của con người
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trình tuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hóa khác
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thành phần của thủy quyển, sinh quyển, các địa quyển
c Một số hiện tượng gây ra bởi BĐKH
Khí nhà kính: Là tên gọi chung của một số loại khí trong thành phần khí quyển như hơi nước ( H20), dioxit cacbon (C02), oxitnito (N20), metan (CH4), trong tầng khí quyển Các khí này hấp thụ và phát xạ trở lại mặt đất bức xạ hồng ngoại từ mặt đất phát ra, hạn chế lượng bức xạ của mặt đất thoát ra ngoài không trung Mật độ khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ trái đất [ 6]
Trang 24Hình 1.1 Thành phần khí nhà kính Nguồn http://vietstamp.net/
Hiệu ứng nhà kính: Là hiện tượng các tia bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua bầu khí quyển đến mặt đất và được phản xạ trở lại thành các bức xạ nhiệt sóng dài rồi được một số khí trong bầu khí quyển hấp thụ để thông qua đó làm cho khí quyển nóng lên [18]
Hình 1.2 Hiệu ứng nhà kính Nguồn http://www.rfa.org/english/
Hiệu ứng nhà kính làm áp suất không khí tác dụng lên lục địa và biển giảm đi, dẫn tới sự biến thiên của các luồng gió, làm thay đổi các dòng hải lưu.Nhiệt độ tăng, băng tan làm hải lưu thay đổi mạnh hơn, và điều này gây ảnh hưởng tới chuyển động quay quanh trục của trái đất
Trang 25Hình 1.3 Mưa lũ lớn đã gây ngập lụt nặng tại thôn Thạch Nham Tây, xã Hoà Nhơn,
huyện Hoà Vang – Đà Nẵng nguồn http://vietbao.vn/
Lũ lụt: Là một hiện tượng tự nhiên, do nước sông dâng cao trong mùa mưa Số lượng nước dâng cao do mưa lớn kéo dài hoặc triều cao, vượt qua khỏi bờ, chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian nào
đó gọi là ngập lụt Lũ lụt được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn và kéo dài về người và của cải
Lũ quét: Là một hiện tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông Lũ quét xảy ra bất ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ miền núi, gây tổn thất nghiêm trọng về người, của cải và môi trường sinh thái
Lũ quét thường gây họa cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sông lớn Kết quả điều tra các lưu vực đã xảy ra lũ quét cho thấy, lũ quét có thời lỳ xuất hiện lại khoảng 30 năm một lần Tuy nhiên có nhiều nơi lũ quét đã xảy ra liên tiếp do những lưu vực này môi trường bị suy thoái mạnh mẽ Lũ quét là vấn đề phức tạp, đa dạng và mang tính địa phương sâu sắc [10]
Trang 26Hình 1.4 Lũ quét qua nhanh làm thiệt hại mùa màng Nguồn http://dantri.com.vn/
Hạn hán: Là một hiện tượng tự nhiên khi một thời gian dài mưa không xuất hiện,
ẩm độ không khí giảm thấp, sông rạch khô cạn dần và cây cỏ chuyển dần đến điểm héo Hạn hán thường xảy ra vào mùa khô nhưng ngay cả mùa mưa cũng có thể có những đợt hạn xảy ra [19]
Hình 1.5 Đất nứt nẻ vì hạn hán tại Hòa Vang, Đà Nẵng nguồn
http://www.nhandan.com.vn/
Bão: Là trạng thái nhiễu động của khí quyển và là một loại hình thời tiết cực trị
Ở Việt Nam, thuật ngữ "bão" thường được hiểu là bão nhiệt đới, là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm chỉ xuất hiện trên các vùng biển nhiệt đới
Các cơn bão nhiệt đới thường hình thành khi một tâm áp thấp phát triển với một
hệ thống áp cao xung quanh nó Sự kết hợp của các lực đối nghịch có thể sinh ra gió
và hình thành các đám mây bão, chẳng hạn mây vũ tích
Trang 27Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m dưới nuớc [27]
Hình 1.6 Bão Haiyan đổ bộ vào miền trung – Việt Nam Nguồn http://vietnamnet.vn/
Sạt lở đất: Thường xảy ra tại các vùng thung lũng và triền sông, dọc các bờ biển
bị sạt lở, có sự đan xen giữa hiện tượng dịch chuyển trược và hiện tượng sụp đổ [17]
Hình 1.7 Sạt lở nặng ở bán đảo du lịch Sơn Trà – Đà Nẵng nguồn
http://www.baodanang.vn/
Mưa axit : Là hiện tượng mưa mà trong nước mưa có độ ph dưới 5.6, được tạo
ra bởi lượng khí thải SO2 và Nox từ các quá trình phát triển sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nhiên liệu tự nhiên khác [14]
Trang 28Hình 1.8 Thành phần gây mưa axit Nguồn http://www.wattpad.com/
Trang 29CHƯƠNG II ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 2.1 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
- Hoạt động dạy học tích hợp GD BĐKH và GTRRTT trong dạy học Sinh học
10 (cơ bản)
- Nội dung chương trình Sinh học 10 (cơ bản) - THPT
2.1.2 Khách thể nghiên cứu
Quá trình dạy học tích hợp Sinh học 10 (cơ bản) - THPT
2.2 Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quan điểm DH tích hợp
- Nghiên cứu tổng quan về tình hình giáo dục ứng phó với BĐKH và GTRRTT
ở trên thế giới và Việt Nam
- Đánh giá thực trạng của giáo dục ứng phó với BĐKH và GTRRTT tại một số trường THPT trên địa bàn TP - Đà Nẵng
- Nghiên cứu cấu trúc chương trình Sinh học 10 và nội dung của các bài làm cơ
sở xây dựng nội dung cần tích hợp
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm định tính khả thi cũng như hiệu quả của các phương án tích hợp giáo dục phó với BĐKH và GTRRTT trong dạy học chương trình Sinh học 10
Trang 302.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Tổng hợp các nguồn tài liệu : Tạp chí, giáo trình, báo cáo khoa học và các công trình nghiên cứu có liên quan đến GD BĐKH và GTRRTT, nhằm xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho đề tài
Nghiên cứu chương trình Sinh học phổ thông, môn Sinh học 10 ( cơ bản) – THPT, để từ đó tìm ra các nội dung có thể tích hợp GD BĐKH và GTRRTT
2.3.2 Phương pháp điều tra
Để tìm hiểu việc DH tích hợp GD BĐKH trong môn Sinh học, chúng tôi tiến hành điều tra bằng bảng hỏi cho GV tại 2 trường THPT Thái Phiên và THPT Phan Châu Trinh Bên cạnh đó, chúng tôi khảo sát đánh giá nhận thức của HS về BĐKH và GTRRTT tại 4 trường THPT Thái Phiên, THPT Ngũ Hành Sơn, THPT Phan Châu
Trinh, THPT Nguyễn Trãi
2.3.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm
và năng lực tư duy
Kết quả chúng tôi đã chọn: Lớp 10/11 trường THPT Thái Phiên là lớp thực nghiệm (TN), lớp 10/7 là lớp đối chứng (ĐC)
Trang 31Nội dung thực nghiệm
TN trên bài 31 “ Virut gây bệnh Ứng dụng của virut trong thực tiễn” Khi thiết
kế giáo án TN chúng tôi chú ý các điểm sau: Mục tiêu bài học, phương pháp, phương tiện DH, nội dung, biện pháp GD BĐKH
Trong quá trình thực nghiệm, chúng tôi tiến hành quan sát về thái độ, sự hứng thú đối với tiết học để đưa ra những đánh giá định tính
Ngoài ra, để đánh giá nhận thức của HS về BĐKH, sau khi tham gia thực nghiệm, chúng tôi sử dụng phiếu điều tra nhận thức để đưa ra những đánh giá định
lượng
2.3.4 Phân tích và xử lý số liệu
Xử lí bằng phần mềm Microsoft Excel 2010, số liệu được tính theo tỉ lệ % và thể hiện dưới dạng bảng Sau khi xử lí số liệu rút ra được những nhận định chung về tình hình dạy học tích hợp ở trường phổ thông và nhận thức của HS đối với phương pháp dạy học tích hợp GD BĐKH và GTRRTT
2.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu nội dung, phương pháp, hình thức tích hợp
GD BĐKH và GTRRTT vào một số bài cụ thể trong chương trình Sinh học 10 ( cơ bản) – THPT
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu trong năm học 2013 – 2014
Trang 32CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Kết quả điều tra thực trạng dạy tích hợp BĐKH và GTRRTT tại một số trường THPT
3.1.1 Kết quả khảo sát thực trạng dạy học tích hợp GD BĐKH trong môn Sinh học ở trường THPT
Để tìm hiểu tình hình GD BĐKH trong dạy học môn Sinh học 10 ở trường THPT, chúng tôi phát phiếu điều tra cho 30 GV dạy bộ môn Sinh học ở 2 trường THPT Thái Phiên và THPT Phan Châu Trinh, kết quả thu được trong bảng sau:
Bảng 3.1 Kết quả điều tra GV
Trang 336 Đã từng dạy tích hợp về BĐKH và GTRRTT
7
Việc lồng ghép giáo dục BĐKH trong nội
dung dạy học tại các trường THPT hiện nay
là rất cần thiết
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% GV tham gia đều quan tâm đến vấn đề BĐKH,
và thường xuyên cập nhật thông tin qua báo, đài, tivi, internet… Đồng thời, 47% GV
ở trường THPT Thái Phiên và Phan Châu trinh trên địa bàn TP – Đà Nẵng đã được nâng cao hiểu biết về GD BĐKH nhờ phòng GD TP, sở GD đã phối hợp với các ban ngành như: Trung tâm y tế quận, sở tài nguyên môi trường, trung tâm phòng chống bão lụt tổ chức phi chính phủ tập huấn Đây chính là nền tảng, là cơ sở cho bước đầu tích hợp GD BĐKH vào chương trình Sinh học bậc THPT, và có đến 76% trong số đó cho rằng đã từng đề cập các vấn đề về GD BĐKH trong bài giảng Tuy nhiên, chỉ có
50 % GV đã lồng ghép kiến thức GD BĐKH vào nội dung bài học Đồng thời, 40 %
GV cho rằng trường đã tổ chức các hoạt động ngoại khóa về GD BĐKH và GTRRTT Trong khi đó, chỉ có 37% GV cho rằng môn học mà mình phụ trách đã cung cấp đầy
đủ kiến thức và kỹ năng về BĐKH và GTRRTT cho HS Qua đó đã phản ánh sự quan tâm của GV đến vấn đề BĐKH góp phần truyền đạt và nâng cao kiến thức BĐKH cho
HS ở trường THPT Đồng thời cho thấy sự thay đổi PPDH trong giảng dạy đã được
GV chú ý và vận dụng sáng tạo theo xu hướng đổi mới Vậy nên, có đến 76 % đồng ý với việc lồng ghép giáo dục BĐKH trong nội dung dạy học tại các trường THPT hiện nay là rất cần thiết Kết quả điều tra cho thấy, 85 % GV đồng ý rằng kiến thức Sinh học 10 có liên quan đến kiến thức BĐKH vì vậy có thể tích hợp nhiều kiến thức BĐKH Ngoài ra, 54% GV còn cho rằng HS cũng có những hiểu biết về vấn đề BĐKH
do vậy HS sẽ tích cực tham gia trong quá trình học Tuy nhiên, 90 % GV đều cho rằng
Trang 34thời gian 1 tiết học môn Sinh học 10 không thể đảm bảo truyền đạt song song kiến thức SGK và kiến thức GD BĐKH, do thời lượng hạn hẹp và việc dạy học tích hợp chủ yếu mang tính tự phát, không có quy mô, quy định cụ thể, không có tài liệu hướng dẫn nên hiệu quả chưa cao Đồng thời 60% GV đều cho rằng nguồn tài liệu để tích hợp BĐKH vào môn Sinh học 10 là có nhưng để đưa đến HS thì số lượng chưa nhiều, chưa
có tài liệu lồng ghép cụ thể đối với từng bài, từng chương, và có đến 45% GV đồng ý rằng không có kinh phí để chuẩn bị tài liệu dạy học, cơ sở vật chất của nhiều trường THPT còn khó khăn và chưa đáp ứng được cho DH tích hợp GDBĐKH Từ vấn đề này, để thực hiện tốt việc lồng ghép GD BĐKH vào chương trình dạy học thì trước tiên cần cung cấp đầy đủ cho GV các nội dung liên quan đến BĐKH và ứng phó với BĐKH, cách biên soạn tài liệu giảng dạy và nguồn tư liệu sử dụng trong quá trình dạy học, tác động của BĐKH
3.1.2 Khảo sát hiểu biết và nhu cầu của HS về BĐKH và GTRRTT
Qua tìm hiểu nhu cầu và hứng thú của HS với việc tích hợp GD BĐKH trong dạy học Chúng tôi phát ra 320 phiếu cho HS lớp 10 ở 4 trường THPT Thái Phiên và THPT Phan Châu Trinh, THPT Ngũ Hành Sơn, THPT Nguyễn Trãi, và thu lại được
307 phiếu đạt yêu cầu Kết quả được thể hiện ở bảng sau:
Trang 35Bảng 3.2 Kết quả điều tra ở HS
và chính khóa, 30% HS đồng ý rằng đã từng tham gia các hoạt động ngoại khóa về môi trường, BĐKH và GTRRTT, các em chia sẻ đã từng tham gia dọn vệ sinh đường
Trang 36phố, khu dân cư, nghĩa trang liệt sĩ, trồng cây xanh trong sân trường, hưởng ứng phong trào giờ trái đất, tham gia câu lạc bộ chủ nhật xanh sạch đẹp, ngoài ra còn tuyên truyền cho mọi người không nên vứt rác bừa bãi Một số HS tham gia những khóa tập huấn về phòng chống thiên tai được nhà trường, địa phương tổ chức, từ đó giúp HS hình thành những nhận thức đúng đắn về bảo vệ môi trường và cách ứng phó với
BĐKH
Qua điều tra, 16% HS đồng ý là thường xuyên tham gia các diễn đàn, trang web
về môi trường, BĐKH và GTRRTT như binhminhxanh.net, vpv, VN express com, new.zing.com 46% HS cho rằng thường xuyên cập nhật kiến thức về môi trường thông qua các phương tiện thông tin như tivi, báo chí, internet Từ đó, thấy được sự quan tâm của HS với kiến thức liên quan đến môi trường, BĐKH cũng còn hạn chế Kết quả cho thấy 65% HS thể hiện sự quan tâm và có hứng thú đối với những kiến thức để thích hợp cho việc lồng ghép nội dung BĐKH mà mang lại hiệu quả cao là các hoạt động ngoại khóa và lồng ghép vào các môn học có sử dụng những đoạn clip phim
về giảm nhẹ rủi to thiên tai, hậu quả của BĐKH đem lại, từ đó rút ra được nhận thức của HS về vấn đề này
3.2 Hệ thống địa chỉ tích hợp
Dựa trên cơ sở các nguyên tắc tích hợp, để xác định địa chỉ tích hợp, chúng tôi
đã thực hiện theo thứ tự như sau:
- Phân tích thành phần nội dung của bài học để tìm ra những nội dung có liên quan đến các vấn đề BĐKH và GTRRTT
- Lựa chọn kiến thức GD BĐKH phù hợp với nội dung cần tích hợp
- Xây dựng cơ sở tích hợp phù hợp với nội dung của bài và kiến thức BĐKH
Ví dụ xác định địa chỉ tích hợp nội dung “Lũ quét” vào phần 4 “ Giới thực vật”
trong “Bài 2 Giới thiệu các giới sinh vật”
Trang 37- Xác định nội dung tích hợp: Cây rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước Khi mưa rơi xuống, một phần nước được lá cây giữ lại, phần nước còn lại chảy xuống tầng thảm mục, ngấm xuống đất rừng được rễ cây hấp thụ sau đó thoát hơi nước qua lá cây, ngăn không cho dòng nước chảy mạnh làm ảnh hưởng đến hệ sinh thái tự nhiên
- Một trong những hiện tượng gây ra bởi BĐKH, nguyên nhân do lũ dâng cao trong mùa mưa và kéo dài, bất ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ miền núi, gây tổn thất nghiêm trọng về người, của cải và môi trường sinh thái đó chính là “ Lũ quét”
- Xây dựng cơ sở tích hợp: Khi có BĐKH xảy ra làm tăng lượng mưa với tốc độ lớn, mưa kéo dài thay đổi hệ sinh thái tự nhiên và có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh vật và con người Rừng có tác dụng hạn chế dòng chảy của nước mưa, ngăn không gây ra những trận lũ quét trong mùa mưa Từ đó, chúng tôi tiến hành lồng ghép
nội dung kiến thức “Lũ quét” vào phần vào phần 4 “ giới thực vật” trong “Bài 2 Giới thiệu các giới sinh vật” để giúp HS có thể hiểu sâu sắc hơn về mối liên quan giữa nội
dung bài học với kiến thức về BĐKH, trang bị cho HS những kiến thức cơ bản về BĐKH
Với cách làm như vậy, chúng tôi đã tiến hành xác định được một số địa chỉ và xây dựng được cơ sở tích hợp cho mỗi bài như sau:
Tên bài Địa chỉ
tích hợp
Nội dung tích hợp
Thời gian
Tác động của BĐKH
Lồng ghép Liên hệ
Trang 38sống chức
sống
đến đời sống sinh vật và con người
- Cách ứng phó và khắc phục
- Bảo vệ các loài sinh vật và môi trường sống của chúng là bảo vệ đa dạng sinh học Môi trường và sinh vật có mối quan hệ thống nhất, giúp cho các tổ chức sống tồn tại và tự điều chỉnh BĐKH dẫn đến gia tăng nhiệt độ toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái tự nhiên, suy giảm đa dạng sinh học
và con người
- Cách phòng tránh và khắc phục
8 – 10 phút
- Thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu đồng thời là mắt xích đầu tiên trong chuỗi và lưới thức ăn Cây rừng đóng vai trò quan trọng trong việc giữ nước Khi mưa rơi xuống, một phần nước được lá cây giữ lại, phần nước còn lại chảy xuống tầng thảm
Lồng ghép Liên hệ
Trang 39mục, ngấm xuống đất rừng được rễ cây hấp thụ sau đó thoát hơi nước qua lá cây Như vậy rừng có tác dụng hạn chế dòng chảy của nước mưa, ngăn không gây ra những trận lũ quét trong mùa mưa
- Cách ứng phó và khắc phục
8 phút - Nước là thành phần
quan trọng trong môi trường, là một nhân tố sinh thái và để duy trì
sự sống của tất cả các sinh vật Hiện nay, BĐKH làm tăng mực nước biển, hậu quả là tăng diện tích đất ngập lụt, tăng độ nhiễm mặn của nguồn nước, thay đổi hệ sinh thái tự nhiên, hệ sinh thái nông nghiệp là nguy cơ gây
ra lũ lụt
Liên hệ
Bài 4 I Sạt lở đất 7 – 9 - Nguồn cacbohidrat
Liên hệ
Trang 40và con người
- Cách phòng tránh và khắc phục
phút đầu tiên trong hệ sinh
thái là sản phẩm quang hợp của thực vật, là nguồn thức ăn cho động vật ăn thực vật và con người Việc trồng và bảo vệ cây xanh là vấn
đề cấp thiết Khi con người khai thác quá mức và sử dụng không
nguyên, chặt phá rừng ven biển và ven sông sẽ gây nên sạt lở đất
- Biện pháp
9 phút - Lục lạp là bào quan
chỉ có ở thực vật, là nơi diễn ra các hoạt động quang hợp Là cơ sở để thấy được vai trò của thực vật đối với vai trò điều hòa khí hậu và vai trò chuyển đổi năng lượng
- Trồng và bảo vệ cây xanh đồng thời cũng là cách để chống gió bão
Trồng nhiều cây xanh
Liên hệ