SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ ANTRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10 BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG TÍ
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TẾ CHƯƠNG “ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT
LÍ 10 BAN CƠ BẢN THEO HƯỚNG TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH
Trang 2
Môn/lĩnh vực: Vật lí
Họ và tên: Đinh Viết Lộc
Tổ : Khoa học tự nhiên Năm thực hiện : 2020, 2021
Năm học 2020 – 2021
MỤC LỤC
Trang
Phần 1: Mở đầu ……… 1
1 Lý do chọn đề tài ……… ………….……… 1
2 Mục tiêu đề tài ……….…… 1
3 Đối tượng nghiên cứu ……….… 1
4 Phương pháp nghiên cứu ……… 1
5 Nhiệm vụ nghiên cứu ……….……… 1
6 Đóng góp của đề tài ……… … 2
Phần 2: Nội dung……… 3
1 Cơ sở lí luận việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí ……… 3
1.1 Bài tập có nội dung thực tế ……… 3
1.1.1 Khái niệm ……… 3
1.1.2 Phân loại ……… 3 1.1.3 Vai trò của bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí 3
Trang 31.1.4 Xây dựng bài tập có nội dung thực tế ……… 4
1.1.5 Quy trình giải bài tập có nội dung thực tế ……… 4
1.2 Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lí ……… 5
1.2.1 Rèn luyện tính tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh 5 1.2.2 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh ……… 6
2 Cơ sở thực tiển việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí ……… 7
3 Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế chương Động học chất điểm vật lí 10 ban cơ bản ……… 8
4 Thiết kế một số hoạt động trong tiến trình dạy học chương Động học chất điểm có sử dụng bài tập có nội dung thực tế ……… 16
4.1 Hoạt động khởi động ……… 16
4.2 Hoạt động hình thành kiến thức ……… 16
4.3 Hoạt động luyện tập ……… 17
4.4 Hoạt động vận dụng ……… 19
4.5 Hoạt động mở rộng, tìm tòi sáng tạo ……… 22
5 Thiết kế một số tiến trình dạy học chương Động học chất điểm có sử dụng bài tập có nội dung thực tế ………
24 6 Thực nghiệm sư phạm ……… 30
6.1 Đối tượng thực nghiệm sư phạm ……… 30
6.2 Nội dung thực nghiệm ……… 30
6.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm ……… 30
6.4 Kết quả thực nghiệm sư phạm ……… 31
6.4.1 Kết quả về mặt định tính ……… 31
6.4.2 Kết quả về mặt định lượng ……… 31
Trang 4Phần 3: Kết luận ……… 34
Phụ lục: Đề kiểm tra chương 1 ………
Trang 5PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Nước ta đã bắt đầu áp dụng “chương trình dạy học định hướng kết quả đầu ra”nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diệncác phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tìnhhuống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống cuộcsống và nghề nghiệp
Trong dạy học vật lí, bài tập vật lí đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựngkiến thức mới, ôn tập, đào sâu, mở rộng kiến thức, phát triển tư duy, rèn luyện kĩnăng, kĩ xảo giúp học sinh vận dụng kiến thức vào thực tiễn, thói quen làm việc chủđộng tự lực sáng tạo Tuy nhiên hệ thống bài tập trong sách giáo khoa, sách bài tậpvật lí thường thiếu tính hệ thống để có thể giúp học sinh hình thành và phát triển các
kĩ năng cần thiết Mặt khác số lượng bài tập có nội dung thực tế còn ít, trong quá trìnhdạy học giáo viên ít tạo điều kiện cho học sinh vận dụng những tri thức của mình đểgiải quyết vấn đề có liên quan tới vật lí trong đời sống và sản xuất mà thường đi quásâu vào những bài tập có tính đánh đố, biến học sinh thành những thợ giải bài tậpnhưng lại lúng túng khi phải vận dụng hoặc lựa chọn những kiến thức vật lí vào giảiquyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn đời sống
Để hình thành và phát triển năng lực học sinh đáp ứng nhu cầu đầu ra của chươngtrình giáo dục, khi dạy học các phần, các chương phải xây dựng được hệ thống các bàitập có nội dung thực tế và tổ chức hoạt động phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo
của học sinh Góp phần giải quyết vấn đề trên tôi viết sáng kiến kinh nghiệm: Xây dựng và sử dụng bài tập có nội dung thực tế chương “Động học chất điểm” vật lí
10 ban cơ bản theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Hoạt động dạy và học chương “Động học chất điểm” vật lí 10 ban cơ bản, sửdụng bài tập có nội dung thực tế
4 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Trang 65 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng bài tập có nội dung thực tếtrong quá trình dạy học vật lí theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức học sinh
- Nghiên cứu nội dung chương Động học chất điểm vật lí 10 ban cơ bản
- Xây dựng bài tập có nội dung thực tế chương Động học chất điểm, vật lí 10 Ban
- Làm rõ cơ sở lí luận việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí
- Đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí
- Xây dựng 18 bài tập có nội dung thực tế chương Động học chất điểm vật lí 10 ban
cơ bản
- Thiết kế 6 hoạt động dạy học ở các giai đoạn khác nhau của tiến trình dạy học
- Thiết kế một tiến trình dạy học chương Động học chất điểm có sử dụng bài tập cónội dung thực tế theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Trang 7PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1 Cơ sở lí luận việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí 1.1 Bài tập có nội dung thực tế
1.1.1 Khái niệm
Bài tập có nội dung thực tế: là những bài tập có nội dung khoa học vật lí(những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn, đời sống hàng ngày Quan trọngnhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyếtmột số vấn đề đặt ra từ thực tiễn
cơ sở hiểu rõ bản chất của các khái niệm, định luật vật lí và nhận biết được nhữngbiểu hiện của chúng trong các trường hợp cụ thể
- Bài tập có nội dung thực tế định lượng: Là những bài tập muốn giải được yêucầu học sinh phải thực hiện một loạt các phép tính để tìm quy luật mối liên hệ giữacác đại lượng vật lí Các bài tập thực tế định lượng đề cập đến những số liệu liên quantrực tiếp tới đối tượng trong đời sống, kĩ thuật
1.1.3 Vai trò của bài tập có nội dung thực tế trong dạy học vật lí
- Thông qua giải bài tập có nội dung thực tế học sinh hiểu kĩ hơn các khái niệm,định luật vật lí; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hóa kiến thức,
mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khốilượng kiến thức của học sinh
- Rèn luyện và phát triển cho học sinh năng lực nhận thức, năng lực phát triển vànăng lực giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế đời sống Rèn luyện và phát triển các
kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết các tình huống có vấn đềthực tế một cách linh hoạt, sáng tạo
- Rèn luyện cho học sinh tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác sáng tạotrong học tập và quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn
- Thông qua nội dung bài tập giúp học sinh thấy rõ lợi ích việc học môn vật lí từ đótạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết làm
Trang 8tăng hứng thú học môn vật lí và từ đó có thể làm cho học sinh say mê nghiên cứukhoa học công nghệ giúp học sinh có những định hướng nghề nghiệp tương lai.
- Bài tập vật lí thực tiễn còn cung cấp cho học sinh những hiện tượng lí thú của kĩthuật, những kết quả mới về phát minh, vấn đề khoa học giúp học sinh hòa mình vào
sự phát triển khoa học kĩ thuật mà thời đại mình đang sống
1.1.4 Xây dựng bài tập có nội dung thực tế
- Để xây dựng nhiều bài tập có nội dung thực tế hay và phù hợp với tiến trình dạyhọc, giáo viên tìm hiểu tham khảo nhiều tài liệu sách, báo, internet…… Bài tập có nộidung thực tế có thể xây dựng từ 3 nguồn sau:
+ Lựa chọn từ các bài tập đã được biên soạn và giới thiệu trong sách giáo khoa,sách bài tập, sách tham khảo
+ Từ quan sát và vốn hiểu biết của giáo viên đối với các sự vật hiện tượng vật lítrong đời sống có liên quan đến nội dung dạy học
+ Khai thác các kênh thông tin khác như: báo, internet…
1.1.5 Quy trình giải bài tập có nội dung thực tế
- Giải bài tập có nội dung thực tế gồm có các bước sau:
Bước 1: Đọc kĩ đề
Để giải một bài tập có nội dung thực tế trước hết học sinh đọc kĩ đề bài, xác định
ý nghĩa vật lí của các thuật ngữ, các từ khóa Tóm tắt đầy đủ các giả thiết và nêu bậtcâu hỏi chính của bài tập
Bước 2: Phân tích hiện tượng vật lí có trong bài
Mỗi bài tập có nội dung thực tế chứa những hiện tượng vật lí khác nhau, do đóhọc sinh phải phân tích kỹ các hiện tượng vật lí xảy ra , nghiên cứu các dữ kiện banđầu của bài tập (những hiện tượng gì ? sự kiện gì ? những tính chất nào của vật thể ?những trạng thái nào của hệ ? )
Bước 3: Chỉ ra các dữ kiện và ẩn số
Mỗi bài tập đều có dữ kiện cho và cái phải tìm Vì thế học sinh phải xác địnhđược hai loại dữ kiện này để từ đó tìm được mối liên hệ giữa chúng
Bước 4: Huy động các kiến thức liên quan
Sau khi phân tích kĩ các hiện tượng vật lí xảy ra và chỉ ra được các dữ kiện, ẩn số.Học sinh huy động các kiến thức liên quan đến bài tập mà ca em đã học hoặc đã biết
từ kinh nghiệm cuộc sống Các kiến thức mà học sinh huy động thường là các địnhnghĩa, định luật, các quy tắc vật lí….bằng cách tự nhớ lại hoặc qua tài liệu, qua traođổi với bạn bè, thầy cô
Bước 5: Lập luận giải
Trang 9- Đối chiếu các dữ kiện cho và cái phải tìm, để xác định các định luật, quy tắc vật
lí liên quan
- Xác lập các mối liên hệ cụ thể giữa các dữ kiện và cái cần tìm, từ đó vận dụng
vào để giải quyết các yêu cầu của bài tập
+ Đối với những bài tập có nội dung thực tế định tính: Thực hiện những suy luậnlogic cần thiết để có thể giải thích dự báo các hiện tượng vật lí Khi suy luận cần chú
ý tới bản chất vật lí của hiện tượng
+ Đối với những bài tập có nội dung thực tế định lượng: Thực hiện biến đổi, tínhtoán, rút ra các đại lượng cần tìm Khi tính toán chú ý đến đơn vị, thứ nguyên của cácđại lượng đã cho và bản chất vật lí của hiện tượng khảo sát
Bước 6: Chính xác hóa lời giải
Sau khi tìm ra được con đường giải bài tập, học sinh sẽ tiến hành giải một cách chitiết thực hiện đầy đủ các bước để tìm ra kết quả chính xác và vận dụng các kiến thứccần thiết để kiểm tra lại
1.2 Tổ chức hoạt động nhận thức theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận
thức của học sinh trong dạy học vật lí 1.2.1 Rèn luyện tính tích cực hóa hoạt động nhận thức cho học sinh
Tích cực hóa một hoạt động nhận thức nhằm làm chuyển biến vị trí của ngườihọc từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìmkiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập
Các biện pháp tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh:
Để tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong quá trình học tập chúng tacần phải chú ý đến một số biện pháp như: Tạo ra và duy trì không khí dạy học tronglớp; xây dựng động cơ hứng thú học tập cho học sinh; giải phóng sự lo sợ của họcsinh Bởi chúng ta không thể tích cực hóa trong khi học sinh vẫn mang tâm lý lo sợ,khi các em không có động cơ và hứng thú học tập và đặc biệt là thiếu không khí dạyhọc Do đó với vai trò của mình, thầy giáo phải là người góp phần quan trọng trongviệc tạo ra những điều kiện tốt nhất để cho học sinh học tập, rèn luyện và phát triển Tạo ra và duy trì không khí dạy học trong lớp nhằm tạo ra môi trường thuận lợicho việc học tập và phát triển của trẻ Trong môi trường đó học sinh dễ dàng bộc lộnhững hiểu biết của mình và sẵn sàng tham gia tích cực vào quá trình dạy học, vì khi
đó tâm lý các em rất thoải mái
Khởi động tư duy gây hứng thú học tập cho học sinh Trước mỗi tiết học tư duycủa học sinh ở trạng thái nghỉ ngơi Vì vậy, trước hết thầy giáo phải tích cực hóa hoạtđộng nhận thức của học sinh ngay từ khâu đề xuất vấn đề học tập nhằm vạch ra trướcmắt học sinh lý do của việc học và giúp các em xác định nhiệm vụ học tập Đây làbước khởi động tư duy nhằm đưa học sinh vào trạng thái sẵn sàng học tập, lôi kéo học
Trang 10hơn là phải tạo ra và duy trì không khí dạy học trong suốt giờ học học sinh càng hứngthú học tập bao nhiêu, thì việc thu nhận kiến thức của các em càng chủ động tích cựcbấy nhiêu Ngoài ra cũng cần chú ý tới logic của bài giảng Một bài giảng gồm cácmắt xích nối với nhau chặt chẽ, phần trước là tiên đề cho việc nghiên cứu phần sau,phần sau bổ sung làm rõ phần trước Có như vậy thì nhịp độ hoạt động, hứng thú họctập và quá trình nhận thức của học sinh mới tiến triển theo một mạch liên tục không bịngắt quãng.
Khai thác và phối hợp các phương pháp dạy học một cách có hiệu quả, đặc biệtchú trọng tới các phương pháp dạy học tích cực Việc tích cực hóa hoạt động nhậnthức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào việc tổ chức và điều khiển quá trình trìnhdạy học của thầy giáo Bỡi vậy trong tiến trình dạy học thầy giáo cần phải lựa chọn và
sử dụng các phương pháp dạy học có hiệu quả như: Dạy học giải quyết vấn đề,phương pháp thực nghiệm, phương pháp mô hình Có như vậy mới khuyến khíchtính tích cực sáng tạo của học sinh trong học tập
1.2.2 Sử dụng bài tập có nội dung thực tế theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh trong các giai đoạn của tiến trình dạy học
- Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong phần đặt vấn đề, tạo tình huống học tập:
Bài tập có nội dung thực tế sử dụng trong nghiên cứu tài liệu mới thường là nhữngbài tập sử dụng các tình huống có vấn đề Với những kiến thức đã có người học chưagiải được hoặc mới chỉ giải được một phần bài tập Tuy nhiên khi sử dụng giáo viêncần chọn lựa một số bài tập thực tiễn có nội dung gần gũi với kinh nghiệm sống củahọc sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn
Ở phần mở bài, giáo viên nên chọn bài tập thực tiễn được trình bày dưới dạng tìnhhuống có vấn đề nhằm kích thích hứng thú, tạo nhu cầu cần phải nghiên cứu, giảiquyết Yêu cầu bài tập thực tiễn lúc này phải là ngắn gọn mang yếu tố tình huống thựctiễn và hướng vào nội dung kiến thức cơ bản của bài
- Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong quá trình nghiên cứu kiến thức mới
Khi tổ chức nghiên cứu kiến thức mới, có thể tăng cường sử dụng bài tập theohướng phát triển năng lực cho học sinh bằng cách chia nội dung kiến thức cần nghiêncứu thành những đơn vị kiến thức nhỏ Để hình thành các đơn vị kiến thức đó có thể
sử dụng các bài tập có nội dung thực tế tương ứng để vừa giải quyết vấn đề đặt ra vừagợi mở tư duy sáng tạo cho học sinh
Tổ chức cho học sinh trao đổi thảo luận theo nhóm nhỏ để đồng thời rèn luyện kĩnăng trao đổi thông tin với bạn học trong nhóm, trong lớp và cả với giáo viên Giáoviên cần sử dụng các câu hỏi định hướng, trợ giúp để học sinh thảo luận trả lời
Trang 11- Sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong giai đoạn vận dụng, cũng cố kiến thức
Sử dụng những bài tập có nội dung thực tế nhằm giải quyết các tình huống đặt ra ởđầu bài học Từ những kiến thức cơ bản của bài giáo viên sử dụng bài tập thực tiểntổng hợp có tính sáng tạo để học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết
Bài tập thực tiễn sử dụng cho giai đoạn này không giới hạn mức độ nhận thức củahọc sinh Bài tập thực tiễn đủ các mức nhưng thường sử dụng ở mức 3,4 Các bài tậpthực tiển không chỉ nhằm tái hiện kiến thức mà quan trọng hơn là giúp cho học sinhbiết sử dụng linh hoạt phối hợp các kiến thức với nhau khi giải bài tập thực tiễn Từviệc giải các bài tập thực tiễn nhằm phát triển năng lực cho học sinh đồng thời khắcsâu kiến thức, kĩ năng
Bài tập thực tiễn rất phù hợp cho kiểu bài này nhất là khi làm bài tập ở nhà Họcsinh có nhiều thời gian để suy ngẫm, trao đổi với nhau hoặc người có kinh nghiệm vềvấn đề được nêu trong bài tập
2 Cơ sở thực tiển việc sử dụng bài tập có nội dung thực tế trong dạy học
Đa số giáo viên chú trọng đến bài tập tính toán thuần túy vận dụng công thức mà ítchú trọng tới các bài tập có nội dung thực tế Trong khi đa số học sinh đều cảm thấythú vị và hứng thú trong các hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về kiến thức vật lí, vậndụng kiến thức để giải các tình huống trong thực tế
-Trong thời điểm hiện nay số lượng các bài tập vật lí có nội dung thực tế trong sáchgiáo khoa, sách bài tập đang còn ít Trong những năm gần đây trong các đề thi họcsinh giỏi, thi trung học phổ thông quốc gia đã xuất hiện các bài tập có nội dung thực
tế nhưng số lượng chưa nhiều Với xu hướng kiểm tra đánh giá năng lực học sinh thì
số lượng bài tập có nội dung thực tế sẽ tăng lên trong các đề thi, để bắt kịp với xu thếtrên thì mỗi giáo viên cần có sự đầu tư chuyên môn nghiên cứu tìm tòi xây dựng được
hệ thống các bài tập có nội dung thực tế đáp ứng nhu cầu dạy học
3 Xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực tế chương Động học chất điểm
vật lí 10 ban cơ bản Bài 1: Chuyển động cơ
Câu 1: Một cột mốc trên đường quốc lộc 1A có ghi Vinh 40 km Em hãy cho biết ý
nghĩa số ghi trên cột mốc ?
Trang 12Mục tiêu bài tập:
- Học sinh phát hiện và hiểu đúng vấn đề cần giải quyết: vật làm mốc, thước đo
- Học sinh vận dụng thông tin để giải quyết vấn đề trong thực tế hàng ngày
Tuy Hòa 18 giờ 25 phút
Nha Trang 20 giờ 26 phút
Tháp Chàm 22 giờ 05 phút
Sài Gòn 4 giờ 00 phút
Câu 2 Cho bảng giờ tàu Thống Nhất Bắc Nam như hình vẽ Bỏ qua thời gian tàu đỗ
lại ở các ga
a Hãy cho biết đoàn tàu chạy từ ga Hà Nội đến ga Vinh trong bao lâu?
b Nếu lấy mốc thời gian là thời điểm tàu xuất phát từ ga Hà Nội Xác định thời điểm tàu đến Huế
Trang 13Câu 3: Một truyện dân gian kể rằng: khi chết một phú ông để lại cho người con một
hũ vàng chôn trong một khu vườn rộng và một mảnh giấy ghi: đi về phía đông 23bước chân, sau đó rẽ phải 4 bước chân, đào sâu 3 m Hỏi với chỉ dẫn này người con cótìm được hũ vàng không ? Vì sao ?
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh thấy được tầm quan trọng vật làm mốc.
- Học sinh vận dụng thông tin để giải quyết vấn đề trong thực tế hàng ngày.
- Học sinh phát hiện và hiểu đúng vấn đề cần giải quyết: xác định vị trí hũ vàng
trước tiên xác định được vật làm mốc
- Vận dụng lí thuyết vật làm mốc để trả lời tình huống khác trong cuộc sống Gợi ý sử dụng bài tập:
- Bài tập nên sử dụng sau khi đã hình thành kiến thức về vật làm mốc dùng trongkhâu luyện tập
Bài 2: Chuyển động thẳng đều
Câu 4: Năm 1946 các nhà khoa học đã đo khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng
bằng kỹ thuật phản xạ rada Tín hiệu rada phát đi từ Trái đất truyền với tốc độ c =3.108 m/s phản xạ trên bề mặt của Mặt trăng và trở lại Trái đất Tín hiệu phản xạ ghinhận được sau 2,5 giây kể từ lúc truyền Coi Trái đất và Mặt trăng có dạng hình cầubán kính lần lượt là Rđ = 6400 km, Rt = 1740 km Tính khoảng cách giữa hai tâm củaTrái đất và Mặt trăng
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh rèn kĩ năng, thu thập, xử lí thông tin.
- Học sinh phát hiện đúng vấn đề giải quyết: xác định khoảng cách từ bề mặt trái
đất đến bề mặt mặt trăng
- Vận dụng công thức tính quảng đường trong chuyển động thẳng đều để giải
quyết bài toán
Trang 14- Vận dụng lí thuyết về chuyển động thẳng đều để giải quyết các tình huống khác
trong cuộc sống
Gợi ý sử dụng bài tập:
Bài tập trên được dùng để cũng cố, vận dụng sau khi học xong bài chuyển độngthẳng đều
Câu 5: Nam đi xe đạp từ nhà đến trường Khi đi được 6 phút thì chợt nhớ mình quên
mang hộp bút màu Rồi quay trở về nhà lấy sau đó đi đến trường Do vậy thời gianchuyển động của người đó bằng 1,5 lần thời gian đến trường nếu như không quên hộpbút màu Biết thời gian lên xe và xuống xe không đáng kể và vận tốc là như nhaukhông đổi và bằng 14km/h Tính quãng đường từ nhà đến trường và thời gian đếntrường nếu không quên hộp bút chì màu
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh rèn kĩ năng, thu thập, xử lí thông tin.
- Học sinh phát hiện đúng vấn đề giải quyết: xác định khoảng thời gian đi từ nhà
đến trường trong các trường hợp, khoảng cách từ nhà đến trường
- Vận dụng công thức tính quảng đường trong chuyển động thẳng đều để giải
quyết bài toán
- Vận dụng lí thuyết về chuyển động thẳng đều để giải quyết các tình huống khác
trong cuộc sống
Gợi ý sử dụng bài tập:
Bài tập trên được dùng để cũng cố, vận dụng sau khi học xong bài chuyển độngthẳng đều
Câu 6: Một người đứng ở A cách đường quốc lộ BH một
đoạn h = 80 m nhìn thấy 1 xe ô tô vừa đến B cách mình d
= 400 m đang chạy trên đường với vận tốc v = 54 km/h
(hình vẽ) Hỏi người đó phải chạy theo hướng nào với vận
tốc nhỏ nhất là bao nhiêu để đón được ô tô ?
Mục tiêu bài tập :
- Rèn luyện kĩ năng thu thập và xử lí thông tin.
- Học sinh phát hiện và hiểu đúng vấn đề cần giải quyết Xác định hướng người
chạy để gặp xe bus với vận tốc nhỏ nhất
- Vận dụng lí thuyết tốc độ trung bình, công thức tính quảng đường trong chuyển
động thẳng đều
Gợi ý sử dụng bài tập :
- Sử dụng để củng cố vận dụng sau khi học xong bài chuyển động thẳng đều
hoặc giao bài tập về nhà
A
Trang 15Câu 7: Một người đứng quan sát chuyển động của đám mây đen từ một khoảng cách
an toàn Từ lúc người đó nhìn thấy tia chớp đầu tiên phát ra từ đám mây, phải sau thờigian t1 = 20s mới nghe thấy tiếng sấm tương ứng của nó Tia chớp thứ hai xuất hiệnsau tia chớp thứ nhất khoảng thời gian T1 = 3 phút và sau khoảng thời gian t2 = 5s kể
từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ hai, mới nghe thấy tiếng sấm của nó Tia chớp thứ 3 xuấthiện sau tia chớp thứ hai khoảng thời gian T2 = 4 phút và sau khoảng thời gian t3 =30s kể từ lúc nhìn thấy tia chớp thứ ba, mới nghe thấy tiếng sấm của nó Cho rằngđám mây đen chuyển động không đổi chiều trên một đường thẳng nằm ngang với vậntốc không đổi Biết vận tốc âm thanh trong không khí là u = 330m/s, vận tốc ánh sáng
c = 3.108m/s Tính khoảng cách ngắn nhất từ đám mây đen đến người quan sát và tínhvận tốc của đám mây đen
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh rèn kĩ năng, thu thập, xử lí thông tin.
- Học sinh phát hiện đúng vấn đề giải quyết: xác định khoảng thời gian tia sét,
tiếng sấm truyền đến người quan sát
- Vận dụng công thức tính quảng đường trong chuyển động thẳng đều, kiến thức
hình học phẳng để giải quyết bài toán
- Vận dụng lí thuyết về chuyển động thẳng đều để giải quyết các tình huống khác Gợi ý sử dụng bài tập:
Bài tập trên được sử dụng để bồi dưỡng học sinh khá giỏi sau khi học xong bàichuyển động thẳng đều
Câu 8: Trong một buổi tập luyện trước Seagame 28, hai cầu thủ Công Phượng và Văn
Toàn đứng tại vị trí C và V trước một bức tường thẳng đứng như hình vẽ (Hình 1).Công Phượng đứng cách tường 20 m, Văn Toàn đứng cách tường 10 m Công Phượng
đá quả bóng lăn trên sân về phía bức tường Sau khi phản xạ, bóng sẽ chuyển độngđến chỗ Văn Toàn đang đứng Coi sự phản xạ của quả bóng khi va chạm vào bứctường giống như hiện tượng phản xạ của tia sáng trên gương phẳng Cho AB = 30 m,vận tốc của bóng không đổi và bằng 6 m/s Em hãy xác định:
a Góc tạo bởi phương chuyển động của quả bóng và bức tường
b Thời gian bóng lăn từ Công Phượng đến chân Văn Toàn
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh rèn kĩ năng, thu thập, xử lí thông tin.
- Học sinh phát hiện đúng vấn đề giải quyết: xác định khoảng thời gian quả bóng
chuyển động, sự phản xạ của bóng tại điểm va chạm với tường
- Vận dụng công thức tính quảng đường trong chuyển động thẳng đều, kiến thức
hình học phẳng để giải quyết bài toán
- Vận dụng lí thuyết về chuyển động thẳng đều để giải quyết các tình huống khác
trong cuộc sống
Trang 16Gợi ý sử dụng bài tập:
Bài tập trên được sử dụng để bồi dưỡng học sinh khá giỏi sau khi học xong bàichuyển động thẳng đều
Bài 3: Chuyển động thẳng biến đổi đều
Câu 9: Một hành khách muốn đi từ thành phố Hồ Chí Minh về Vinh thông tin các
chuyến bay được cho ở hình ảnh các hãng hàng không như sau:
Biết khoảng cách Thành phố Hồ Chí Minh đến Vinh là 1200 Km Coi máy baytăng tốc trong 10 phút đầu và sau đó bay với vận tốc không đổi và 10 phút cuối giảmtốc độ để hạ cánh Hãy tính vận tốc lớn nhất của máy bay khi bay
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh rèn kĩ năng, thu thập, xử lí thông tin.
- Học sinh phát hiện đúng vấn đề giải quyết: Xác định chuyển động máy bay chia
làm 3 giai đoạn: nhanh dần đều, đều, chậm dần đều
- Vận dụng công thức tính quảng đường, thời gian, vận tốc trong chuyển động
thẳng đều, thẳng biến đổi đều để giải quyết bài toán
Gợi ý sử dụng bài tập:
Bài tập trên được sử dụng để bồi dưỡng học sinh khá giỏi sau khi học xong bàichuyển động thẳng biến đổi đều
Câu 10: Hãy tưởng tượng bạn là người chứng kiến cuộc tranh luận giữa cảnh sát giao
thông và lái xe Cảnh sát giao thông, theo dõi sự tuân thủ quy tắc giao thông của cáclái xe, đo tốc độ một chiếc xe hơi đi ngang qua bằng một thiết bị đặc biệt Trên mànhình thiết bị anh ấy nhìn thấy số 70, tương ứng với tốc độ 70 km/h Chiếc gậy cảnhsát được giơ lên Chiếc xe hơi dừng lại Anh cảnh sát tự giới thiệu về mình, cáo buộcngười lái xe vượt quá tốc độ cho phép Người lái xe không đồng ý Tài xế rời thànhphố lúc 7h sáng, đồng hồ chỉ bây giờ là 9h 30 phút và đã đi được 120 km
a Ai đúng và tại sao ? Chứng minh bằng quan điểm của mình
b Cảnh sát giao thông đã xác định tốc độ như thế nào ?
Trang 17c Tài xế đã xác định tốc độ của xe như thế nào?
d Thiết bị nào gắn trên xe được sử dụng để đo tốc độ
Mục tiêu bài tập
Để giải quyết bài tập này không những yêu cầu học sinh phải nắm vững các kháiniệm vật lí như tốc độ trung bình, vận tốc tức thời, thời điểm, thời gian….mà còn phảinắm kiến thức thực tiễn như kiến thức thiết bị đo tốc độ gắn trên ô tô và thiết bị củacảnh sát giao thông… đồng thời bài tập có tác dụng giáo dục học sinh về ý thức chấphành luật lệ giao thông Khi làm việc với dạng bài tập này học sinh có thể phát triểncác năng lực như năng lực tái hiện, năng lực tính toán, năng lực quan sát, năng lựchợp tác, năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực sử dụng ngôn ngữ vật lí, nănglực ứng dụng công nghệ, năng lực hệ thống hóa, năng lực thu thập thông tin…
Gợi ý sử dụng bài tập:
Bài tập trên được sử dụng để cũng cố, vận dụng hoặc ra bài tập về nhà sau khi họcxong bài chuyển động thẳng biến đổi đều
Bài 4: Rơi tự do
Câu 11: Từ vách núi một người buông rơi một hòn đá xuống vực sâu Từ lúc buông
đến lúc nghe tiếng hòn đá chạm đáy vực hết 6,5 s Lấy g = 10 m/s2; vận tốc truyền của
âm là 340 m/s Tính khoảng cách từ vách núi tới đáy vực
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh vận dụng kiến thức về chuyển động thẳng đều và rơi tự do để xác định
chiều sâu của vách núi
- Học sinh vận dụng kiến thức rơi tự do để giải quyết các tình huống khác trong
cuộc sống
Gợi ý sử dụng bài tập:
- Giáo viên có thể sử dụng bài tập này trong giai đoạn cũng cố, vận dụng khi học
bài Rơi tự do
Câu 12: Năm 1939 Joe Sprinz thuộc câu lạc bộ bóng chày San Francisco định phá kỉ
lục bắt quả bóng chày thả từ độ cao lớn nhất Những cầu thủ của đội Cleveland Sprinz
đã dùng một khí cầu nhỏ ở độ cao 250 m Giả sử quả bóng rơi ở độ cao 250 m và bỏqua lực cản của không khí
a Hãy tìm thời gian rơi của quả bóng
b Ngay trước lúc quả bóng bị bắt vận tốc của nó là bao nhiêu?
Câu 13: Tại một chung cư ở Hà Nội, chiều ngày 28/2/2021 một em bé 3 tuổi rơi từ
tầng 12 xuống Anh Nguyễn Ngọc Mạnh đứng trên mái tôn tầng 1 đỡ em bé một cách
an toàn Bỏ qua sức cản của không khí
Trang 18a Hãy tìm thời gian rơi của em bé.
b Tìm vận tốc của em bé ngay trước khi anh Mạnh đỡ em
Mục tiêu bài tập 12,13:
- Học sinh vận dụng kiến thức về rơi tự do để xác định thời gian rơi và vận tốc.
- Học sinh vận dụng kiến thức rơi tự do để giải quyết các tình huống khác trong
cuộc sống
Gợi ý sử dụng bài tập:
- Giáo viên có thể sử dụng bài tập này trong giai đoạn cũng cố, vận dụng khi học
bài Rơi tự do
Bài 5: Chuyển động tròn đều
Câu 14: Khi đi dưới trời mưa hoặc đường ướt, để các tia nước không thể bắn lên
người đi xe hoặc người ngồi phía sau phía dưới Đờ bu ta thường gắn những cái chắnbùn Ta phải gắn những cái chắn bùn như thế nào để phát huy tác dụng của nó
Mục tiêu bài tập:
- Hiểu được cấu tạo, đặc điểm kĩ thuật của xe.
- Học sinh vận dụng kiến thức chuyển động tròn đều để giải quyết vấn đề.
- Học sinh vận dụng kiến thức chuyển động tròn đều để giải quyết vấn đề khác
trong cuộc sống
Gợi ý sử dụng bài tập:
- Giáo viên có thể sử dụng bài tập này trong hoạt động tìm hiều đặc điểm vận tốc
trong chuyển động tròn đều
Câu 15: Cách đây 64 năm, vào ngày
4/10/1957, kỷ nguyên không gian bắt đầu
khi các nhà khoa học Nga (Liên Xô cũ)
phóng Sputnik – vệ tinh nhân tạo đầu tiên
đã được phóng đi từ Kazakhstan Vệ tinh
nhân tạo đầu tiên của loài người chỉ có kích
cở bằng quả bóng rổ, nặng khoảng 83,6 kg
và mất khoảng 98 phút để bay hết 32187 km
vòng quanh trái đất Vệ tinh được trang bị
với máy phát radio làm việc trên tần số
Trang 19- Học sinh vận dụng kiến thức chuyển động tròn đều để tính tốc độ dài, tốc độ
góc và gia tốc hướng tâm của vệ tinh
- Vận dụng kiến thức chuyển động tròn đều để giải quyết các vấn đề khác trong
cuộc sống
Gợi ý sử dụng bài tập:
- Giáo viên sử dụng bài tập trong giai đoạn cũng cố, vận dụng hoặc giao bài tập
về nhà sau khi học xong bài chuyển động tròn đều
Câu 16: An ngồi làm bài văn cô giáo cho về nhà Khi An làm xong bài thì thấy vừa
lúc hai kim đồng hồ đã đổi chỗ cho nhau Hỏi An làm bài văn hết bao nhiêu phút
- Giáo viên sử dụng bài tập trong giai đoạn cũng cố, vận dụng hoặc giao bài tập
về nhà sau khi học xong bài chuyển động tròn đều
Bài 6: Tính tương đối của chuyển động Công thức cộng vận tốc.
Câu 17: Một toa tàu đang chuyển động vận tốc 45 km/h, người ngồi trong toa tàu thả
một vật xuống đường được minh họa bằng hình vẽ bên Hãy cho biết:
a Người ngồi trong toa tàu sẽ
chuyển động như thế nào
đối với toa tàu và đối với
người đứng bên đường ?
b Người ngồi trong toa tàu và
người đứng bên đường sẽ
thấy vật rơi theo quỹ đạo
nào ?
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh phát hiện và hiểu đúng vấn đề cần giải quyết
- Học sinh vận dụng tính tương đối vận tốc, tính tương đối quỹ đạo để trả lời câu
hỏi
- Sau khi hoàn thành bài tập học sinh có thể đánh giá giải pháp là đúng hay sai và
vận dụng để giải quyết các vấn đề khác trong cuộc sống
Gợi ý sử dụng bài tập:
- Giáo viên sử dụng bài tập để tạo tình huống đặt vấn đề vào bài “Tính tương đối
Trang 20- Giáo viên cũng có thể dùng để xây dựng kiến thức về tính tương đối của
chuyển động
Câu 18: Đi xe máy trong mưa, ta thường có cảm giác các giọt mưa rơi nghiêng (hắt
vào mặt chúng ta) ngay cả khi trời lặng gió Lẽ ra khi lặng gió các giọt nước mưa rơithẳng đứng và không hắt vào mặt ta được Hãy giải thích điều dường như vô lí đó ?
Mục tiêu bài tập:
- Học sinh phát hiện và hiểu đúng vấn đề cần giải quyết: Tại sao nước mưa vẫn
hắt vào mặt ta khi trời lặng gió?
- Học sinh vận dụng công thức cộng vận tốc để trả lời câu hỏi và áp dụng vào
giải quyết các tình huống khác trong cuộc sống
Gợi ý sử dụng bài tập:
- Giáo viên sử dụng bài tập cũng cố cho học sinh sau khi học xong phần “Cộng
vận tốc”
4 Thiết kế một số hoạt động trong tiến trình dạy học chương Động học chất
điểm có sử dụng bài tập có nội dung thực tế.
4.1 Hoạt động khởi động
Bài 1: Chuyển động cơ
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế
cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới
Phương pháp dạy học: Phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan
Định hướng phát triển năng lực: năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp,
năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Chiếu hình ảnh cột mốc
trên đường quốc lộc 1A
Trên cột mốc có ghi Vinh
điểm gì ? và vai trò của nó
như thế nào ? Mời các em
nghiên cứu vào bài học hôm
nay
- Quan sát
- Suy nghĩ
- Dự kiến câu trả lời:
Số ghi cho biết cộtmốc cách Vinh 40
km
Hs định hướng ND
PHẦN I: CƠ HỌC
CHƯƠNG I: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Tiết 1 – Bài 1:
CHUYỂN ĐỘNG CƠ
Trang 214.2 Hoạt động: Hình thành kiến thức
Bài 6: Tính tương đối của chuyển động Công thức cộng vận tốc
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức: Tính tương đối của chuyển động Mục tiêu: Hình thành kiến thức tính tương đối của quỹ đạo, tính tương đối của vận
tốc
Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương
pháp thuyết trình
Định hướng phát triển năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử
lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi
Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung
- Yêu cầu học sinh rút ra
kết luận về tính tương đối
của quỹ đạo và tính tương
đối của vận tốc, lấy một số
- Nêu tính tương đối
của quỹ đạo, tính tương đối của vận tốc
hệ quy chiếu khác nhauthì khác nhau
PHIẾU HỌC TẬP Một toa tàu đang chuyển động vận tốc 45 km/h, người ngồi trong toa tàu thả một
vật xuống đường được minh họa bằng hình vẽ bên Hãy cho biết:
a Người ngồi trong toa tàu và người đứng bên đường sẽ thấy vật rơi theo quỹ đạonào ?