1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát các bài thí nghiệm hóa học lớp 12 hiện đang sử dụng tại các trường thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng và so sánh với phòng thí nghiệm phương pháp dạy học tại khoa hóa học trường đhsp đà nẵng

146 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 2,04 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA HÓA ___________ VÕ THỊ THU KHẢO SÁT CÁC BÀI THÍ NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 12 HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG VÀ SO S

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA _

VÕ THỊ THU

KHẢO SÁT CÁC BÀI THÍ NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 12 HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

TP ĐÀ NẴNG VÀ SO SÁNH VỚI PHÕNG THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC TẠI KHOA HÓA HỌC -

TRƯỜNG ĐHSP ĐÀ NẴNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN SƯ PHẠM

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA HÓA _

KHẢO SÁT CÁC BÀI THÍ NGHIỆM HÓA HỌC LỚP 12 HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN

TP ĐÀ NẴNG VÀ SO SÁNH VỚI PHÕNG THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC TẠI KHOA HÓA HỌC -

Trang 3

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘỊ CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA HOÁ -

-

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : VÕ THỊ THU

1 Tên đề tài: Khảo sát các bài thí nghiệm Hóa học lớp 12 hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng và so sánh với phòng thí nghiệm phương

pháp dạy học Hóa học tại khoa Hóa học - Trường ĐHSP Đà Nẵng

2 Nội dung nghiên cứu:

– Cơ sở lý luận của các TN và ĐDDH trong dạy học Hóa học

– Thực trạng phòng TN tại các trường THPT

– Xây dựng các bài TN tại các trường THPT

– Phương pháp giáo dục tại khoa Hóa học để đưa ra các biện pháp thích hợp

3 Giảng viên hướng dẫn : ThS Phan Văn An

4 Ngày giao đề tài : 15/10/2013

5 Ngày hoàn thành : 25/05/2014

Chủ nhiệm Khoa Giáo viên hướng dẫn

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

PGS TS Lê Tự Hải ThS Phan Văn An

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày….tháng…năm 2014

Kết quả điểm đánh giá:

Ngày…tháng…năm 2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Không có sự thành công nào mà không gắn liền với sự hỗ trợ, giúp đỡ; dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp Trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ quý báu từ các quý Thầy Cô, anh chị, bạn

bè và gia đình Em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến tất cả mọi người

Đầu tiên, em xin gởi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy Cô Trường ĐHSPĐN, đặc biệt là quý Thầy Cô ở khoa Hóa học cùng Cô giáo chủ nhiệm lớp 10SHH - Cô Nguyễn Thị Lan Anh - đã dùng vốn tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt cho

em những kiến thức quý báu và dạy em trở thành một người GV tốt trong suốt thời gian

em học tập tại trường

Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo Phan Văn An đã tận tâm giúp đỡ em trong suốt khoảng thời gian làm luận văn Mặc dù rất bận rộn trong công việc nhưng Thầy vẫn giành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn cho em Trong quá trình thực hiện luận văn, Thầy luôn định hướng cách làm, góp ý, sữa chữa những lỗi sai giúp em hoàn thành thật tốt luận văn Cho đến hôm nay, luận văn của em được hoàn thành cũng chính nhờ sự nhắc nhở, đôn đốc, giúp đỡ nhiệt tình của Thầy

Em cũng xin gởi lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè đã động viên và giúp đỡ nhiệt tình cho em trong suốt thời gian học tập và làm luận văn

Mặc dù em đã cố gắng rất nhiều để thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất Song, do mới làm quen với công việc nghiên cứu thực tế cũng như hạn chế về kiến thức

và kinh nghiệm nên em không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà bản thân chưa tìm thấy được Em rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô để luận văn tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng, em xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong

sự nghiệp cao quý của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, ngày 23 tháng 05 năm 2014

Võ Thị Thu

Trang 5

MỤC LỤC

Trang

NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG KHÓA LUẬN

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ TRONG KHÓA LUẬN

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Phương pháp nghiên cứu 2

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 2

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2

6.3 Lấy ý kiến chuyên gia 3

7 Cấu trúc khóa luận 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 4

1.1 TN hóa học và TBDH 4

1.1.1 Khái niệm về TN hóa học và TBDH 4

1.1.1.1 Khái niệm về TN hóa học 4

1.1.1.2 Khái niệm về TBDH 4

1.1.2 Phân loại TBDH 4

1.1.2.1 Khái niệm 4

1.1.2.2 Phân loại 4

1.1.3 Vai trò của TBDH hóa học và TN Hóa học trong quá trình dạy học 5

1.2 Kế hoạch dạy học và mục tiêu chung của môn Hóa học lớp 12 ở trường THPT 5

1.2.1 Kế hoạch dạy học 5

Trang 6

1.2.1.1 Chương trình lớp 12 chuẩn 5

1.2.1.2 Chương trình lớp 12 nâng cao 6

1.2.2 Mục tiêu chung 6

1.2.2.1 Chương trình lớp 12 chuẩn 6

1.2.2.2 Chương trình lớp 12 nâng cao 6

1.3 Chuẩn kiến thức kỹ năng 7

1.3.1 Chương trình Hóa học lớp 12 cơ bản 7

1.3.1.1 Chương 1 : Este - Lipit 7

1.3.1.2 Chương 2: Cacbohiđrat 8

1.3.1.3 Chương 3 : Amin - Amino axit - Protein 9

1.3.1.4 Chương 4: Polime và vật liệu polime 9

1.3.1.5 Chương 5: Đại cương về kim loại 10

1.3.1.6 Chương 6: Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm 11

1.3.1.7 Chương 7: Sắt và một số kim loại quan trọng 13

1.3.1.8 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ 14

1.3.1.9 Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường 15

1.3.2 Chương trình hóa học lớp 12 nâng cao 15

1.3.2.1 Chương 1: Este - Lipit 15

1.3.2.2 Chương 2: Cacbohiđrat 16

1.3.2.3 Chương 3: Amin - Amino axit - Protein 17

1.3.2.4 Chương 4: Polime và vật liệu polime 18

1.3.2.5 Chương 5: Đại cương về kim loại 19

1.3.2.6 Chương 6: Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm 20

1.3.2.7 Chương 7: Crom - Sắt - Đồng 22

1.3.2.8 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ Chuẩn độ dung dịch 23

1.3.2.9 Chương 9: Hóa học và vấn đề phát triển kinh tế, xã hội và môi trường 24

CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT THỰC TẾ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC HÓA HỌC LỚP 12 HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 26

2.1 Mục tiêu khảo sát 26

2.2 Kết quả khảo sát TNHH và ĐDDH Hóa học lớp 12 tại các trường THPT A, B, C 27

2.2.1 Thực trạng PTN Hóa học tại trường THPT A 27

Trang 7

2.1.1.1 Phòng TN 27

2.1.1.2 TBDH và tình trạng sử dụng 28

2.1.1.3 Cán bộ chuyên trách 28

2.1.1.4 Hoạt động của PTN bộ môn Hóa học 29

2.1.1.5 Quản lý, bảo quản 29

2.1.1.6 Kiểm kê, thanh lý 30

2.2.2 Thực trạng PTN Hóa học tại trường THPT B 30

2.2.2.1 Phòng TN 30

2.2.2.2 TBDH và tình trạng sử dụng 31

2.2.2.3 Cán bộ chuyên trách 32

2.2.2.4 Hoạt động của PTN bộ môn Hóa học 32

2.2.2.5 Quản lý, bảo quản 33

2.2.2.6 Kiểm kê, thanh lý 34

2.2.3 Thực trạng PTN Hóa học tại trường THPT C 34

2.2.3.1 Phòng TN 34

2.2.3.2 TBDH và tình trạng sử dụng 35

2.2.3.3 Cán bộ chuyên trách 36

2.2.3.4 Hoạt động của PTN bộ môn Hóa học 36

2.2.3.5 Quản lý, bảo quản 36

2.2.3.6 Kiểm kê, thanh lý 37

2.2.4 Sơ đồ PTN thực hành các trường THPT 37

2.2.5 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ TN và đồ dùng dạy học dùng chung cho TN Hóa học lớp 12 tại các trường THPT A, B, C 39

2.2.6 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ TN và đồ dùng dạy học TN đang sử dụng tại các trường THPT A, B, C 39

2.2.6.1 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ TN và đồ dùng dạy học TN biểu diễn đang sử dụng tại các trường THPT A, B, C 39

2.2.6.2 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ TN và đồ dùng dạy học TN thực hành đang sử dụng tại các trường THPT A, B, C 45

2.2.7 Mục đích, cách lắp ráp, tiến trình và kết quả các TN Hóa học lớp 12 hiện đang sử dụng tại các trường THPT A, B, C 49

Trang 8

CHƯƠNG 3: SO SÁNH DỤNG CỤ , HÓA CHẤT , BỘ THÍ NGHIỆM VÀ ĐỒ

DÙNG DẠY HỌC HÓA HỌC TẠI PHÕNG THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP

DẠY HỌC TẠI KHOA HÓA HỌC - TRƯỜNG ĐHSP ĐÀ NẴNG VỚI CÁC

TRƯỜNG THPT TRÊN ĐI ̣A BÀN TP ĐÀ NẴNG 84

3.1 Những du ̣ng cu ̣ , hóa chất , bô ̣ thí nghiê ̣m và đồ dùng da ̣y ho ̣c đang sử du ̣ng ta ̣i phòng thí nghiệm phương pháp khoa hóa học - trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m Đà Nẵng 84

3.1.1 Dụng cụ 84

3.1.2 Hóa chất 86

3.1.3 Đồ dùng dạy học 88

3.1.3.1 Sơ đồ 88

3.1.3.2 Mô hình, mẫu vật 89

3.1.4 Thiết bị máy móc 89

3.1.5 Bộ thí nghiê ̣m 90

3.2 Bảng so sánh bộ dụng cụ TN 91

3.2.1 Bảng so sánh 91

3.2.2 Bảng tỉ lệ 92

3.3 Bảng tỉ lệ so sánh dụng cụ, hóa chất, đồ dùng dạy học 92

3.4 Sự giống nhau và khác nhau giữa du ̣ng cu ̣ , hóa chất, bô ̣ thí nghiê ̣m và đồ dùng da ̣y học đang sử dụng tại khoa Hóa học - Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m với cá c du ̣ng cu ̣, hóa chất, bô ̣ thí nghiê ̣m và đồ dùng da ̣y ho ̣c đang sử du ̣ng ta ̣i các trường THPT 93

3.4.1 So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa du ̣ng cu ̣ , hóa chất và đồ dùng dạy học đang sử du ̣ng ta ̣i khoa Hóa ho ̣c - Trường Đa ̣i ho ̣c Sư pha ̣m với các du ̣ng cu ̣, hóa chất, và đồ dùng da ̣y ho ̣c đang sử du ̣ng ta ̣i các trường THPT 93

3.4.1.1 Dụng cụ 93

3.4.1.2 Hóa chất 94

3.4.1.3 Đồ dùng dạy học 96

3.4.2 So sánh danh mục các TN biểu diễn và thực hành giữa các trường THPT A, B, C và trường ĐHSP Đà Nẵng 97

3.4.2.1 Danh mục các TN giống nhau 97

3.4.2.2 Danh mục TN khác nhau 98

3.4.2.3 So sánh các TN khác nhau 98

Trang 9

3.5 Kết luận và kiến nghị 110

3.5.1 Kết luận 110

3.5.2 Kiến nghị 111

KẾT LUẬN 113

TÀI LIỆU THAM KHẢO 115 PHỤ LỤC

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG KHÓA LUẬN

- Bảng 2.1 Danh mục TN hữu cơ (cơ bản) biểu diễn sử dụng tại các trường THPT A, B,

- Bảng 3.1.c Dụng cụ giấy, nhựa, cao su, vải

- Bảng 3.2.a Hóa chất hữu cơ

- Bảng 3.2.b Hóa chất vô cơ

Trang 11

- Bảng 3.11.a Hóa chất hữu cơ

- Bảng 3.11.b Hóa chất vô cơ

- Bảng 3.12 Danh mục những hóa chất khác nhau

- Bảng 3.13 So sánh hóa chất

- Bảng 3.14 So sánh đồ dùng dạy hoc

- Bảng 3.15 Danh mục các bài TN giống nhau

- Bảng 3.16 Danh mục các bài TN khác nhau

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VẼ TRONG KHÓA LUẬN

- Hình 2.13 TN điều chế este trường THPT

- Hình 2.14 TN điều chế este Trường ĐHSPĐN

- Hình 2.20 TN phản ứng protein với HNO 3 đđ

- Hình 2.21 TN sự đông tụ protein khi đun nóng

- Hình 2.22 TN Zn tác dụng HCl loãng

- Hình 2.23 TN Cu tác dụng HNO 3

- Hình 2.24 TN Fe tác dụng dd CuSO 4

- Hình 2.25 TN Fe tác dụng dd CuSO 4

- Hình 2.26 TN suất điện động của pin điện hóa

- Hình 2.27 TN điện phân dd CuSO 4 bằng điện cực graphit

- Hình 2.28 TN ăn mòn điện hóa

- Hình 2.29 TN Natri tác dụng với nước

- Hình 2.30 Na tác dụng Cl 2

Trang 13

- Hình 2.31 TN điện phân dd muối NaCl trường A, B, C

- Hình 2.32 TN điện phân dd muối NaCl Trường ĐHSPĐN

- Hình 2.44 TN nhận biết ion halogenua bằng ion Ag +

- Hình 3.1 Thí nghiệm điều chế este của trường THPT

- Hình 3.2 Thí nghiệm điều chế este tại PTN khoa Hóa-ĐHSPĐN

- Hình 3.3 Thí nghiệm Cu tác dụng dd HNO 3 của trường THPT

- Hình 3.4 Thí nghiệm Cu tác dụng dd HNO 3 tại PTN khoa Hóa-ĐHSPĐN

- Hình 3.5 Thí nghiệm Fe tác dụng dd CuSO 4 (cách 1)

- Hình 3.6 Thí nghiệm Fe tác dụng dd CuSO 4 (cách 2)

- Hình 3.7 Thí nghiệm đo suất điện động của pin điện hóa trường THPT A, B

- Hình 3.8 Thí nghiệm đo suất điện động của pin điện hóa trường THPT C

- Hình 3.9 Thí nghiệm đo suất điện động của pin điện hóa tại PTN khoa

Hóa-ĐHSPĐN

- Hình 3.10 Thí nghiệm điện phân dd CuSO 4 trường A

- Hình 3.11 Thí nghiệm điện phân dd CuSO 4 trường B

- Hình 3.12 Thí nghiệm điện phân dd CuSO 4 trường C

- Hình 3.13 Thí nghiệm điện phân dd CuSO 4 tại PTN khoa Hóa-ĐHSPĐN

- Hình 3.14 Thí nghiêm điện phân dd muối NaCl trường A, B, C

- Hình 3.15 Thí nghiêm điện phân dd muối NaCl tại PTN khoa Hóa-ĐHSPĐN

Trang 14

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG KHÓA LUẬN

Trang 17

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch sang cơ chế thị trường Công cuộc đổi mới này đòi hỏi ngành giáo dục cần có những đổi mới nhất định để đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho một xã hội đang phát triển

Hiện nay chất lượng giáo dục ở nước ta đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn

xã hội Việc trang bị cho họ những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo thì TBDH là yếu tố không thể thiếu trong quá trình giảng dạy, hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu, củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng thực hành cho HS; được chú trọng trong nhà trường nhằm năng cao chất lượng dạy và học, góp phần đào tạo thế hệ mới có khả năng làm chủ tri thức khoa học, công nghệ hiện đại, tư duy sáng tạo…, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại

Điều này đã được các Nghị quyết Trung ương của Đảng đã chỉ rõ và được cụ thể

hóa trong các chỉ thị của bộ GD & ĐT Luật GD, điều 24 có ghi rõ: “PPDH phổ thông

phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng sáng tạo kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho HS”

Hóa học là một khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm với phần lớn các kiến thức được xây dựng trên cơ sở thực nghiệm Bên cạnh những vấn đề lý thuyết và BT Hóa học, việc sử dụng TN và ĐDDH Hóa học để tích cực hóa hoạt động nhận thức của

HS trong nhà trường là một biện pháp hữu hiệu

Việc làm TN và sử dụng ĐDDH sẽ góp phần tạo điều kiện cho HS áp dụng những tri thức đã thu nhận được vào thực tiễn, tự khám phá ra hiện tượng, quan sát trực tiếp các hiện tượng, xử lý các số liệu, kiểm chứng lại các hiện tượng giúp HS hiểu vấn

đề một cách sâu sắc và hứng thú học hơn nữa Vì vậy việc đưa các TN Hóa học và đồ dùng, TBDH nhất là thiết bị hiện đại vào trong QTDH là vấn đề bức thiết

Để có cái nhìn tổng quan về thực trạng phương tiện dạy học Hóa học tại các

trường THPT em đã chọn đề tài khóa luận tốt nghiệp: “Khảo sát các bài thí nghiệm Hóa học lớp 12 hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng và

Trang 18

so sánh với phòng thí nghiệm phương pháp dạy học Hóa học tại khoa Hóa học - Trường ĐHSP Đà Nẵng”

2 Mục đích nghiên cứu

– Nghiên cứu thực trạng sử dụng TN Hóa học và ĐDDH Hóa học tại các trường THPT và so sánh với phòng TN PPDH Hóa học tại Khoa Hóa học Trường ĐHSPĐN nhằm đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy học Hóa học

– Đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng sử dụng TN phòng TN PPDH Hóa học ở các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng và phòng TN PPDH Hóa học tại Khoa Hóa học Trường ĐHSPĐN

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

– Cơ sở lý luận của các TN và ĐDDH trong dạy học Hóa học

– Thực trạng phòng TN tại các trường THPT

– Xây dựng các bài TN tại các trường THPT

– Phương pháp giáo dục tại khoa Hóa học để đưa ra các biện pháp thích hợp

4 Đối tượng nghiên cứu

– Các tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết của các bài thí nghiệm trong chương trình Hóa học phổ thông lớp 12 và các thiết bị liên quan

– Các tài liệu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm ở Khoa Hóa học Trường ĐHSPĐN và các thiết bị liên quan

5 Phạm vi nghiên cứu

Do thời gian có hạn nên phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ tập trung nghiên cứu khảo sát các bộ thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất và một số ĐDDH Hóa học lớp 12 hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận

Nghiên cứu các tài liệu về PPDH Hóa học trong trường phổ thông, những tài liệu liên quan trong chương trình Hóa học phổ thông, tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị

TN tại Trường ĐHSPĐN

6.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tiến hành TN ở các trường THPT và Trường ĐHSP, từ kết quả TN kết hợp với quá trình quan sát thực hiện rút ra được những kết luận và hướng dẫn sư phạm cần thiết

Trang 19

6.3 Lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các GV phổ thông để nắm bắt thực trạng của việc trang thiết bị và sử dụng các phương tiện dạy học trong Hóa học

7 Cấu trúc khóa luận

Gồm ba phần:

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích nghiên cứu

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

4 Đối tượng nghiên cứu

5 Phạm vi nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

PHẦN 2: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Khảo sát thực tế TN Hóa học và ĐDDH lớp 12 hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng

Chương 3: So sánh dụng cụ, hóa chất, bộ TN và ĐDDH Hóa học tại phòng TN PPDH của Khoa Hóa học - Trường ĐHSPĐN với các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

PHẦN 4: TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 20

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

1.1 TN Hóa học và TBDH [9]

1.1.1 Khái niệm về TN Hóa học và TBDH

1.1.1.1 Khái niệm về TN Hóa học

TNHH là một trong những TBDH tích cực trong QTDH Hóa học TNHH là tập hợp các dụng cụ, hóa chất và các hoạt động của con người nhằm tạo ra các hiện tượng

để quan sát, nghiên cứu, phân minh giữa mô hình khoa học hay giả thiết, được sử dụng

để kiểm tra tính chính xác của một lý thuyết hay giả thiết mới Trong dạy học Hóa học, TNHH giúp tái hiện lại các hiện tượng Hóa học nhằm đạt một số mục tiêu và nhiệm vụ dạy học

1.1.1.2 Khái niệm về TBDH

Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về TBDH Trong một số giáo trình giáo dục học và lý luận dạy học, nhiều tác giả cho rằng: TBDH là những thiết bị vật chất, giúp cho GV tổ chức QTDH có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu và nhiệm vụ dạy học đề ra

Có thể hiểu: TBDH là hệ thống đối tượng vật chất, phương tiện dạy học được

GV, HS sử dụng trong QTDH nhằm đạt mục tiêu dạy học đề ra

1.1.2 Phân loại TBDH

1.1.2.1 Khái niệm

Phân loại là sự sắp xếp các đối tượng vào một hệ thống nhất định Phân loại cũng chính là tìm ra các tiêu chuẩn để phân chia, sắp đặt các TBDH theo một hệ thống giúp cho việc sử dụng chúng có hiệu quả hơn

1.1.2.2 Phân loại

Có nhiều cách phân loại TBDH Dựa vào tính chất và vai trò, chức năng của TBDH ta có thể phân loại như sau:

1) Thiết bị trực quan: Trong dạy học Hóa học, HS nhận thức tính chất của các

hiện tượng Hóa học không chỉ bằng mắt nhìn mà còn bằng các giác quan khác như nghe, sờ… Nguồn phát ra thông tin về sự vật, hiện tượng đó làm cơ sở cho sự lĩnh hội trực tiếp kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo về các sự vật hiện tượng được nghiên cứu bằng các

giác quan đều được gọi là các thiết bị trực quan

Trang 21

Trong dạy học Hóa học người ta sử dụng các thiết bị trực quan sau đây:

– Tài liệu trực quan tượng trưng: sơ đồ, biểu đồ, đồ thị…

– Đồ dùng trực quan tạo hình: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật

2) Thiết bị TN Hóa học

Bao gồm:

– Đồ dùng dùng để tái tạo các hiện tượng, đó là các dụng cụ TN, gọi là thiết bị

TN

– Thiết bị TNHH bao gồm: các dụng cụ TN bằng thủy tinh, dụng cụ bằng sành,

sứ, gỗ, nhựa, cao su, inox…

3) Hóa chất

Hóa chất là những chất Hóa học sử dụng cho GV và HS làm TN

4) Máy móc và thiết bị khác

Các loại thiết bị máy móc hoạt động chủ yếu dựa vào nguồn điện, pin, ắc quy

Có các loại máy như: máy tính, máy chiếu, máy cất nước, máy quay li tâm…

Tuy nhiên việc phân loại chỉ mang tính chất tương đối Trong thực tiễn dạy học, việc phân loại theo chức năng và nội dung của TBDH sẽ có nhiều lợi thế Mỗi TBDH trong một bài dạy nhất định giữ một vị trí và chức năng nhất định, sẽ có một cách sử dụng phù hợp với chính chức năng và nội dung của nó, do đó làm cho hiệu quả của hoạt động dạy học được nâng cao

1.1.3 Vai trò của TBDH Hóa học và TN Hóa học trong QTDH

Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, vì vậy TNHH và các đồ dùng, TBDH có rất nhiều vai trò quan trọng trong công tác giáo dục HS ở các trường THPT, giúp cho QTDH đạt hiệu quả cao:

– TBDH là một bộ phận của nội dung và PPDH

– TBDH góp phần vào việc đổi mới PPDH

– TBDH Hóa học làm tăng thêm tính đa dạng hóa các hình thức dạy học

– TBDH góp phần đảm bảo chất lượng dạy - học

– TBDH Hóa học rèn luyện kĩ năng thực hành cho HS

1.2 Kế hoạch dạy học và mục tiêu chung của môn Hóa học lớp 12 ở trường THPT 1.2.1 Kế hoạch dạy học [4]

1.2.1.1 Chương trình lớp 12 chuẩn

Trang 22

Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm

1.2.1.2 Chương trình lớp 12 nâng cao

Lớp Số tiết/tuần Số tuần Tổng số tiết/năm

2) Về kĩ năng

HS có được hệ thống kĩ năng Hóa học THPT cơ bản và thói quen làm việc khoa học, gồm: kĩ năng học tập Hóa học; kĩ năng thực hành Hóa học; kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học

3) Về thái độ

HS có thái độ tích cực như: hứng thú học tập bộ môn Hóa học; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học; ý thức trách nhiệm với bản thân, xã hội và cộng đồng; ý thức vận dụng những tri thức Hóa học

đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện

1.2.2.2 Chương trình lớp 12 nâng cao

1) Về kiến thức

HS có được hệ thống kiến thức Hóa học THPT tương đối hoàn thiện, hiện đại và thiết thực từ đơn giản đến phức tạp, gồm: kiến thức Hóa học chung; Hóa học vô cơ; Hóa học hữu cơ

2) Về kĩ năng

HS có được hệ thống kĩ năng Hóa học THPT tương đối thành thạo và thói quen làm việc khoa học, gồm: kĩ năng học tập Hóa học; kĩ năng thực hành, TN Hóa học; kĩ năng vận dụng kiến thức Hóa học để giải quyết một số vấn đề trong học tập và thực tiễn đời sống Trên cơ sở đó giúp HS phát triển tư duy Hóa học và năng lực sáng tạo để tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu về Hóa học và khoa học tự nhiên

Trang 23

3) Về thái độ

HS có thái độ tích cực như: hứng thú học tập bộ môn Hóa học; phát hiện và giải quyết vấn đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học; ý thức trách nhiệm với bản thân, xã hội và cộng đồng; ý thức vận dụng những tri thức hóa học

đã học vào cuộc sống và vận động người khác cùng thực hiện

1.3 Chuẩn kiến thức kỹ năng [4]

1.3.1 Chương trình Hóa học lớp 12 cơ bản

1.3.1.1 Chương 1: Este - Lipit

1) Kiến thức

Biết được:

– Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức) của este Khái niệm và phân loại lipit, cacbohiđrat Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo Khái niệm, thành phần chính của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

– Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, nhiệt

độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ

– Tính chất hoá học: Phản ứng thuỷ phân (xúc tác axit) và phản ứng với dd kiềm (phản ứng xà phòng hoá) Nguyên nhân tạo nên đặc tính giặt rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp

– Phương pháp điều chế bằng phản ứng este hoá Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí Ứng dụng của một số este tiêu biểu Phương pháp sản xuất xà phòng; phương pháp chủ yếu sản xuất chất giặt rửa tổng hợp

Trang 24

an toàn, hiệu quả; sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống

– Tính khối lượng các chất trong phản ứng xà phòng hoá Tính khối lượng chất béo trong phản ứng Tính khối lượng xà phòng sản xuất được theo hiệu suất phản ứng

1.3.1.2 Chương 2: Cacbohiđrat

1) Kiến thức

Biết được:

– Khái niệm, phân loại cacbohiđrat

– Công thức cấu tạo dạng mạch hở, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, nhiệt

độ nóng chảy, độ tan), ứng dụng của glucozơ Công thức phân tử, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, vị, độ tan), tính chất hóa học của saccarozơ (thủy phân trong môi trường axit), quy trình sản xuất đường trắng (saccarozơ) trong công nghiệp

– Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ: Tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot, phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3); ứng dụng Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm TN rút ra nhận xét Viết các PTHH minh hoạ cho tính chất hoá học Phân biệt các dd: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học

– Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất theo hiệu suất

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN: điều chế etyl axetat; phản ứng xà phòng hoá chất béo; phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2; phản ứng của hồ tinh bột với iot

Trang 25

– Tính khối lượng glucozơ thu được từ phản ứng thuỷ phân các chất theo hiệu suất và trong một số phản ứng

– Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các TN trên Quan sát, nêu hiện tượng TN, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút ra nhận xét

– Đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, mùi, độ tan) của amin Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, ứng dụng quan trọng của amino axit Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của peptit (phản ứng thuỷ phân)

Hiểu được:

– Tính chất hóa học điển hình của amin là tính bazơ, anilin có phản ứng thế với brom trong nước Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hoá, phản ứng trùng ngưng của  và - amino axit)

2) Kĩ năng

– Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin theo công thức cấu tạo Quan sát mô hình, TN, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất Dự đoán được tính chất hóa học của amin và anilin Viết các PTHH minh họa tính chất hóa học của amin, peptit và protein, amino axit Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dự đoán và kết luận Phân biệt anilin và phenol; dd amino axit với

dd chất hữu cơ khác; dd protein với chất lỏng khác bằng phương pháp hoá học

– Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng Xác định công thức phân tử theo số liệu đã cho Sử dụng và bảo quản được một

số vật liệu polime trong đời sống

1.3.1.4 Chương 4: Polime và vật liệu polime

Trang 26

1) Kiến thức

Biết được:

– Polime: Khái niệm, đặc điểm cấu tạo, tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, cơ tính), tính chất hoá học (cắt mạch, giữ nguyên mạch, tăng mạch) ứng dụng, một số phương pháp tổng hợp polime (trùng hợp, trùng ngưng) Khái niệm, thành phần chính, sản xuất và ứng dụng của: chất dẻo, vật liệu compozit, tơ, cao su, keo dán tổng hợp

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN: phản ứng đông tụ của protein: đun nóng lòng trắng trứng hoặc tác dụng của axit, kiềm với lòng trắng trứng; phản ứng màu: lòng trắng trứng với HNO3; thử phản ứng của polietilen (PE), poli(vinyl clorua) (PVC), tơ sợi với axit, kiềm, nhiệt độ; phân biệt tơ tằm và tơ tổng hợp

– Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các TN trên Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút ra nhận xét Viết tường trình TN

2) Kĩ năng

– Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao

su, keo dán thông dụng

– Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống

1.3.1.5 Chương 5: Đại cương về kim loại

1) Kiến thức

Biết được:

– Vị trí, đặc điểm cấu hình lớp electron ngoài cùng, một số mạng tinh thể phổ

biến, liên kết kim loại Khái niệm hợp kim, tính chất (dẫn nhiệt, dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy ), ứng dụng của một số hợp kim (thép không gỉ, đuyara) Các biện pháp bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN: so sánh mức độ phản ứng của Al, Fe và Cu với ion H+ trong dd HCl; Fe phản ứng với Cu2+ trong dd CuSO4; Zn phản ứng với: dd H2SO4, dd H2SO4 có thêm vài giọt dd CuSO4; dùng dd KI kìm hãm phản ứng của đinh sắt với dd H2SO4

Trang 27

Hiểu được:

– Tính chất vật lí chung: ánh kim, dẻo, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt Tính chất hoá học chung là tính khử (khử phi kim, ion H+ trong nước, dd axit, ion kim loại trong dd muối) Quy luật sắp xếp trong dãy điện hóa các kim loại (các nguyên tử được sắp xếp theo chiểu giảm dần tính khử, các ion kim loại được sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá) và ý nghĩa của nó

– Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá Điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại (điện phân, nhiệt luyện, dùng kim loại mạnh khử ion kim loại yếu hơn)

2) Kĩ năng

– So sánh bản chất của liên kết kim loại với liên kết ion và cộng hoá trị Quan sát

mô hình cấu tạo mạng tinh thể kim loại, rút ra được nhận xét Quan sát TN, hình ảnh, sơ đồ để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại

– Dự đoán được chiều phản ứng oxi hóa - khử dựa vào dãy điện hoá Viết được các PTHH phản ứng oxi hoá - khử chứng minh tính chất của kim loại Viết các PTHH điều chế kim loại cụ thể

– Tính % khối lượng kim loại trong hỗn hợp, trong hợp kim Tính khối lượng nguyên liệu sản xuất được một lượng kim loại xác định theo hiệu suất hoặc ngược lại

– Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực

tế Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp Sử dụng có hiệu quả một số đồ dùng bằng hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các TN trên

– Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút

Trang 28

CaSO4.2H2O Vị trí, cấu hình lớp electron ngoài cùng, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của nhôm

– Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần); tác hại của nước cứng; cách làm mềm nước cứng Cách nhận biết ion Ca2+, Mg2+ trong dd

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN: so sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước; nhôm phản ứng với dd kiềm; phản ứng của nhôm hiđroxit với dd NaOH và với dd H2SO4 loãng

Hiểu được:

– Tính chất vật lí của kim loại kiềm (mềm, khối lượng riêng nhỏ, nhiệt độ nóng chảy thấp) Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm

– Tính chất hoá học: tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (phản ứng với nước, axit, phi kim); kim loại kiềm thổ có tính khử mạnh (tác dụng với oxi, clo, axit); nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh: phản ứng với phi kim, dd axit, nước, dd kiềm, oxit kim loại; tính chất hoá học của một số hợp chất: NaOH (kiềm mạnh); NaHCO3(lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt); Na2CO3 (muối của axit yếu); KNO3 (tính oxi hoá mạnh khi đun nóng)

– Trạng thái tự nhiên của NaCl Phương pháp điều chế kim loại kiềm (điện phân muối halogenua nóng chảy) Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy

– Cách nhận biết ion nhôm trong dd

2) Kĩ năng

– Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất và một số hợp chất kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ; tính chất của Ca(OH)2, nhôm; nhận biết ion nhôm Viết các phương trình hoá học dạng phân tử và ion thu gọn minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm và một số hợp chất của chúng, viết sơ đồ điện phân điều chế kim loại kiềm

– Quan sát TN, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế Quan sát mẫu vật, TN, rút ra kết luận về tính chất hóa học và nhận biết ion nhôm Viết các PTHH phân tử và ion rút gọn (nếu có) minh hoạ tính chất hoá học của nhôm hợp chất

Trang 29

– Tính: thành phần phần trăm khối lượng: nhôm trong hỗn hợp kim loại đem phản ứng, khối lượng muối kim loại kiềm trong hỗn hợp phản ứng; khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng

– Sử dụng và bảo quản hợp lý các đồ dùng bằng nhôm Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các TN trên

– Quan sát, nêu hiện tượng TN, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút

– Định nghĩa và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo

và chuyển vận của lò cao, biện pháp kĩ thuật) Định nghĩa và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp Mác - tanh, Be - xơ - me, lò điện: ưu điểm và hạn chế) Ứng dụng của gang, thép

– Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí (độ cứng, màu, khối lượng riêng) của crom, số oxi hoá, tính chất hoá học của crom là tính khử (phản ứng với oxi, clo, lưu huỳnh, dd axit) Vị trí, cấu hình electron hoá trị, tính chất vật lí, ứng dụng của đồng, niken, kẽm, chì và thiếc

– Tính chất của hợp chất crom (III), Cr2O3, Cr(OH)3 (tính tan, tính oxi hoá và tính khử, tính lưỡng tính); tính chất của hợp chất crom (VI), K2CrO4, K2Cr2O7 (tính tan, màu sắc, tính oxi hoá) Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính bazơ, tính tan), CuSO4.5H2O (màu sắc, tính tan, phản ứng nhiệt phân), ứng dụng của đồng và hợp chất

– Tính chất hoá học (tính khử: tác dụng với phi kim, dd axit), ứng dụng quan trọng của đồng, niken, kẽm, chì và thiếc Đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, axit có tính oxi hoá mạnh)

Trang 30

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN cụ thể: điều chế FeCl2, Fe(OH)2 và FeCl3, Fe(OH)3 từ sắt và các hoá chất cần thiết; thử tính oxi hoá của

– Nhận biết được ion Fe2+

, Fe3+ trong dd Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, bằng thép

– Tính % khối lượng sắt trong hỗn hợp phản ứng Xác định tên kim loại dựa vào

số liệu thực nghiệm Tính % khối lượng các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng Xác định công thức hoá học oxit sắt theo số liệu thực nghiệm Tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất Tính thể tích hoặc nồng

độ dd K2Cr2O7 tham gia phản ứng Tính thành phần phần trăm về khối lượng kim loại hay hợp chất trong hỗn hợp phản ứng

– Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim loại niken, kẽm, thiếc, chì, đồng và một số hợp kim của sắt Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các TN trên

– Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút

ra nhận xét Viết tường trình TN

1.3.1.8 Chương 8: Phân biệt một số chất vô cơ

1) Kiến thức

Biết được:

– Các phản ứng đặc trưng được dùng để phân biệt một số cation và anion trong

dd và một số chất khí Cách tiến hành nhận biết các ion riêng biệt trong dd, nhận biết một số chất khí riêng biệt

Trang 31

2) Kĩ năng

– Tìm được thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng về vấn đề ô nhiễm môi trường Xử lí các thông tin, rút ra nhận xét về một số vấn đề ô nhiễm và chống ô nhiễm môi trường Giải quyết một số tình huống trong thực tế về tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu, vật liệu, chất phế thải,… thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm; một số tình huống về môi trường trong thực tiễn Vận dụng để giải quyết; tính toán lượng khí thải, chất thải trong phòng TN và trong sản xuất

– Tính khối lượng chất, vật liệu, năng lượng sản xuất được bằng con đường hoá học

1.3.2 Chương trình hóa học lớp 12 nâng cao

1.3.2.1 Chương 1: Este - Lipit

1) Kiến thức

Biết được:

– Khái niệm về este và một số dẫn xuất của axit cacboxylic (đặc điểm cấu tạo phân tử, danh pháp (gốc - chức), tính chất vật lí) Khái niệm và phân loại lipit Khái niệm chất béo, tính chất vật lí, tính chất hoá học (tính chất chung của este và phản ứng hiđro hoá chất béo lỏng), ứng dụng của chất béo Khái niệm chất giặt rửa và tính chất giặt rửa

– Cách chuyển hoá chất béo lỏng thành chất béo rắn, phản ứng oxi hoá chất béo bởi oxi không khí

Trang 32

– Phương pháp điều chế este của ancol, của phenol, ứng dụng của một số este Sản xuất, thành phần và cách sử dụng của: xà phòng, chất giặt rửa tổng hợp

Hiểu được:

– Este không tan trong nước và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử C Tính chất hoá học của este: phản ứng ở nhóm chức: thuỷ phân (xúc tác axit); phản ứng với dd kiềm (phản ứng xà phòng hoá); phản ứng khử phản ứng

ở gốc hiđrocacbon: thế, cộng, trùng hợp; tính chất của ancol đa chức; tính chất của anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu

2) Kĩ năng

– Viết được công thức cấu tạo của este có tối đa 4 nguyên tử C Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của este, chất béo Phân biệt được este với các chất khác như ancol, axit, ; dầu ăn và mỡ bôi trơn về thành phần hoá học bằng phương pháp hoá học

– Giải được BT: xác định khối lượng este tham gia phản ứng xà phòng hoá và sản phẩm; tính khối lượng chất béo trong phản ứng, khối lượng xà phòng sản xuất được theo hiệu suất và một số BT khác có nội dung liên quan

– Biết cách sử dụng, bảo quản được một số chất béo an toàn, hiệu quả Sử dụng hợp lí, an toàn xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp trong đời sống

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN: điều chế etyl axetat; phản ứng của glucozơ với Cu(OH)2; phản ứng của hồ tinh bột với iot

Hiểu được:

Trang 33

– Tính chất hoá học của glucozơ: tính chất của ancol đa chức; tính chất của anđehit đơn chức; phản ứng lên men rượu

– Tính chất hoá học của saccarozơ (phản ứng của ancol đa chức, thuỷ phân trong môi trường axit) Tính chất hoá học của mantozơ (tính chất của poliol, tính khử tương

tự glucozơ, thuỷ phân trong môi trường axit tạo glucozơ)

– Tính chất hoá học của tinh bột: tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của hồ tinh bột với iot) Tính chất hoá học của xenlulozơ: tính chất chung (thuỷ phân), tính chất riêng (phản ứng của xenlulozơ với axit HNO3 và tan trong nước Svayde)

2) Kĩ năng

– Viết được công thức cấu tạo dạng mạch hở, dạng mạch vòng của glucozơ, fructozơ Dự đoán được tính chất hoá học dựa vào cấu trúc phân tử Viết các phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học Phân biệt dd glucozơ với glixerol bằng phương pháp hoá học Phân biệt các dd: saccarozơ, glucozơ, glixerol bằng phương pháp hoá học

– Giải được BT: tính khối lượng glucozơ tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng và một số BT khác có nội dung liên quan

– Quan sát mẫu vật thật, mô hình phân tử, làm TN rút ra nhận xét Sử dụng dụng

cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các TN trên

– Quan sát, nêu hiện tượng TN, giải thích và viết các phương trình hoá học, rút

Trang 34

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN: phản ứng brom hoá anilin; tính chất lưỡng tính của amino axit: Phản ứng của glyxin với chất chỉ thị; phản ứng màu của protein với Cu(OH)2

Hiểu được:

– Đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hoá học: Tính chất của nhóm NH2 (tính bazơ, phản ứng với HNO2, phản ứng thay thế nguyên tử H bằng gốc ankyl), anilin có phản ứng thế ở nhân thơm Tính chất hoá học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hoá; phản ứng với HNO2; phản ứng trùng ngưng của  và - amino axit)

2) Kĩ năng

– Viết công thức cấu tạo của các amin đơn chức, xác định được bậc của amin

theo công thức cấu tạo Quan sát mô hình, TN, rút ra được nhận xét về cấu tạo và tính chất Dự đoán được tính chất hoá học của amin và anilin, amino axit; kiểm tra dự đoán

và kết luận Viết các phương trình hoá học minh họa tính chất amin, amino axit, peptit

2) Kĩ năng

– Từ monome viết được công thức cấu tạo của polime và ngược lại

Trang 35

– Viết được các PTHH tổng hợp một số polime thông dụng Viết các PTHH cụ thể điều chế một số chất dẻo, tơ, cao su, keo dán thông dụng Phân biệt được polime thiên nhiên với polime tổng hợp hoặc nhân tạo

– Sử dụng và bảo quản được một số vật liệu polime trong đời sống Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các TN trên

– Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút

Hiểu được:

– Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn, tính chất vật lí của kim loại

– Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử (khử phi kim; khử ion H+ trong nước, dd axit; khử ion kim loại kém hoạt động hơn trong dd muối, một số axit có tính oxi hoá mạnh) Khái niệm cặp oxi hoá - khử, suất điện động chuẩn của pin điện hoá Thế điện cực chuẩn của cặp ion kim loại/kim loại, dãy thế điện cực chuẩn của kim loại và ý nghĩa của dãy thế điện cực Bản chất các phản ứng xảy ra trên các điện cực và ứng dụng của sự điện phân

– Các khái niệm: ăn mòn kim loại, ăn mòn hoá học, ăn mòn điện hoá và điều kiện xảy ra sự ăn mòn kim loại Các biện pháp chống ăn mòn kim loại

– Nguyên tắc chung và các phương pháp điều chế kim loại: Phương pháp điện phân, nhiệt luyện, thuỷ luyện

2) Kĩ năng

– Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và cấu tạo của kim loại, dự đoán tính chất hoá học đặc trưng của kim loại Viết sơ đồ điện phân, phản ứng xảy ra ở mỗi điện

Trang 36

cực và phương trình hoá học của sự điện phân trong một số trường hợp đơn giản Dự đoán được chiều phản ứng oxi hoá - khử dựa vào dãy thế điện cực

– Phân biệt được ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá ở một số hiện tượng thực

tế Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại Viết các phương trình hoá học điều chế kim loại cụ thể

– Giải được BT: xác định tên kim loại dựa vào số liệu thực nghiệm; tính thành phần phần trăm khối lượng kim loại trong hỗn hợp chất phản ứng; tính suất điện động chuẩn của pin điện hoá; tính khối lượng kim loại bám trên các điện cực hoặc các đại lượng có liên quan dựa vào công thức Farađay, BT khác có nội dung liên quan

– Sử dụng và bảo quản hợp lí một số đồ dùng bằng kim loại và hợp kim dựa vào những đặc tính của chúng Lựa chọn được phương pháp điều chế kim loại cụ thể cho phù hợp Quan sát TN, hình ảnh, sơ đồ, để rút ra nhận xét về phương pháp điều chế kim loại Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các TN trên

– Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút

ra nhận xét Viết tường trình TN

1.3.2.6 Chương 6: Kim loại kiềm - Kim loại kiềm thổ - Nhôm

1) Kiến thức

Biết được:

– Một số ứng dụng quan trọng của một số hợp chất như NaOH, NaHCO3,

Na2CO3, KNO3 Tính chất vật lí và ứng dụng của một số hợp chất: Al2O3, Al(OH)3, muối nhôm

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN: so sánh khả năng phản ứng của Na, Mg và Al với nước; phản ứng của MgO với nước; so sánh tính tan của muối CaSO4 và BaSO4; phản ứng của Al với dd CuSO4; phản ứng của Al với dd NaOH; điều chế Al(OH)3; phản ứng của nhôm hiđroxit với dd NaOH và với dd H2SO4 loãng

Hiểu được:

– Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá,

số oxi hoá, thế điện cực chuẩn, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm

Trang 37

– Tính chất hoá học của kim loại kiềm: Tính khử mạnh nhất trong số các kim loại (tác dụng với nước, axit, phi kim) Tính chất hoá học của một số hợp chất: NaOH (kiềm mạnh); NaHCO3 (lưỡng tính, phân huỷ bởi nhiệt); Na2CO3 (muối của axit yếu); KNO3 (có tính oxi hoá mạnh khi đun nóng)

– Tính chất hoá học của kim loại kiềm thổ: Tính khử mạnh chỉ sau kim loại kiềm (tác dụng với oxi, clo, axit) Tính chất hoá học cơ bản, ứng dụng của Ca(OH)2, CaCO3, CaSO4.2H2O

– Nhôm là kim loại có tính khử khá mạnh (Phản ứng của nhôm với phi kim, dd axit, nước, dd kiềm, oxit kim loại) Tính chất lưỡng tính của Al2O3, Al(OH)3 Cách

nhận biết ion nhôm trong dd

– Khái niệm về nước cứng (tính cứng tạm thời, vĩnh cửu, toàn phần), tác hại của nước cứng; cách làm mềm nước cứng

– Phương pháp điều chế, ứng dụng của kim loại kiềm Nguyên tắc và sản xuất nhôm bằng phương pháp điện phân oxit nóng chảy

2) Kĩ năng

– Dự đoán tính chất hoá học, kiểm tra và kết luận về tính khử rất mạnh của kim loại kiềm, một số hợp chất kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, Ca(OH)2 Tiến hành một

số TN nghiên cứu tính chất hoá học Quan sát TN, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét

về tính chất, phương pháp điều chế Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của kim loại kiềm, viết sơ đồ điện phân và phương trình hoá học điều chế kim loại kiềm bằng phương pháp điện phân

– Giải được BT: tính thành phần phần trăm khối lượng: kim loại trong hỗn hợp phản ứng; xác định tên kim loại và một số BT khác có nội dung liên quan, muối trong hỗn hợp phản ứng, BT tổng hợp khác có nội dung liên quan

– Nhận biết một số ion kim loại kiềm thổ bằng phương pháp hoá học Nhận biết ion nhôm

– Dự đoán, kiểm tra bằng TN và kết luận được tính chất hoá học của nhôm Sử dụng dụng cụ hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các TN trên Quan sát mẫu vật,

TN, rút ra kết luận về tính chất hoá học và nhận biết ion nhôm Viết các phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của nhôm và hợp chất

– Sử dụng và bảo quản hợp lí các đồ dùng bằng nhôm

Trang 38

– Giải được BT: tính: thành phần phần trăm khối lượng nhôm trong hỗn hợp kim loại phản ứng, khối lượng boxit để sản xuất lượng nhôm xác định theo hiệu suất phản ứng, thành phần phần trăm khối lượng nhôm oxit trong hỗn hợp; BT khác có nội dung liên quan

– Quan sát, nêu hiện tượng TN, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút

– Khái niệm và phân loại gang, sản xuất gang (nguyên tắc, nguyên liệu, cấu tạo

và vận chuyển của lò cao, biện pháp kĩ thuật) Khái niệm và phân loại thép, sản xuất thép (nguyên tắc chung, phương pháp Mác - tanh, Be - xơ - me, lò điện: ưu điểm và hạn chế)

– Tính chất của CuO, Cu(OH)2 (tính bazơ, tính tan), CuSO4.5H2O (màu, tính tan, nhiệt phân)

– Vị trí của vàng, bạc, niken, kẽm, chì và thiếc trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, tính chất vật lí Tính chất hoá học: tính khử (tác dụng với phi kim,

dd axit)

– Ứng dụng của gang, thép, đồng và hợp chất, một số kim loại khác

– Mục đích, cách tiến hành, kĩ thuật thực hiện các TN cụ thể: tính chất hoá học của kali đicromat; điều chế và thử tính chất Fe(OH)2 và Fe(OH)3; điều chế và thử tính chất FeCl2 và FeCl3; tính chất hoá học của đồng: Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng

Hiểu được:

– Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn, các trạng thái oxi hoá, tính chất vật lí của crom, đồng Vị trí trong bảng tuần hoàn, cấu hình electron nguyên tử sắt, ion Fe2+, Fe3+, năng lượng ion hoá, thế điện cực chuẩn của cặp Fe3+/Fe2+, Fe2+/Fe, số oxi hoá, tính chất vật lí

– Tính chất hoá học: Crom có tính khử (tác dụng với phi kim, axit) Tính khử của hợp chất crom(II): CrO, Cr(OH)2, muối crom(II) Tính oxi hoá và tính khử của hợp

Trang 39

chất crom(III): Cr2O3, Cr(OH)3, muối crom(III) Tính oxi hoá mạnh của hợp chất crom(VI): CrO3, muối cromat và đicromat Tính chất hoá học của sắt: Tính khử trung bình (tác dụng với oxi, lưu huỳnh, clo, nước, dd axit, dd muối) Tính khử của hợp chất sắt (II): FeO, Fe(OH)2, muối sắt (II) Tính oxi hoá của hợp chất sắt (III): Fe2O3, Fe(OH)3, muối sắt (III) Tính bazơ của FeO, Fe(OH)2, Fe2O3, Fe(OH)3

– Tính chất hoá học: Đồng là kim loại có tính khử yếu (tác dụng với phi kim, dd muối, axit có tính oxi hoá mạnh)

– Phương pháp sản xuất crom

dd Phân biệt được một số đồ dùng bằng gang, thép

– Giải được BT: tính thành phần phần trăm khối lượng: crom trong hỗn hợp phản ứng; crom oxit, muối crom trong phản ứng; sắt trong hỗn hợp phản ứng; các muối sắt hoặc oxit sắt trong phản ứng; đồng hay hợp chất đồng trong hỗn hợp chất phản ứng; kim loại trong hỗn hợp phản ứng; xác định tên kim loại hoặc oxit kim loại phản ứng theo số liệu thực nghiệm và tính khối lượng quặng sắt cần thiết để sản xuất một lượng gang xác định theo hiệu suất

– Quan sát mô hình, hình vẽ, sơ đồ, rút ra được nhận xét về nguyên tắc và quá trình sản xuất gang, thép Viết các phương trình phản ứng oxi hoá - khử xảy ra trong lò luyện gang, luyện thép

– Sử dụng và bảo quản hợp lí được đồ dùng hợp kim của sắt, đồng Sử dụng và bảo quản hợp lí đồ dùng làm bằng các kim loại vàng, bạc, niken, kẽm, thiếc và chì

– Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút

Trang 40

TN, rút ra nhận xét Sử dụng dụng cụ hoá chất, tiến hành được an toàn, thành công các

TN trên

– Xác định nồng độ dd chưa biết bằng phương pháp chuẩn độ: xác định phương pháp thích hợp; xác định điểm tương đương; tính toán nồng độ theo các số liệu thu được Phân tích để chọn thuốc thử cho phù hợp

– Quan sát TN, nêu hiện tượng, giải thích và viết các phương trình hoá học Rút

2) Kĩ năng

– Tìm thông tin trong bài học, trên các phương tiện thông tin đại chúng, xử lí thông tin và rút ra nhận xét về các vấn đề trên

Ngày đăng: 21/05/2021, 21:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w