1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khảo sát các bài thí nghiệm hóa học lớp 10 hiện đang sử dụng tại các trường thpt trên địa bàn thành phố đà nẵng và so sánh với phòng thí nghiệm phương pháp dạy học tại khoa hóa học trường đhsp đà nẵng

109 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 109
Dung lượng 3,1 MB

Nội dung

Nội dung nghiên cứu: - Nghiên cứu khảo sát các bộ thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất và một số đồ dùng dạy học hóa học lớp 10 hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn TP Đà Nẵng và

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CỬ NHÂN SƢ PHẠM

Đà Nẵng, 05/2014

Trang 2

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 3

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐHSP Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KHOA HOÁ -

-

NHIỆM VỤ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên : TRẦN ĐỨC LINH

1 Tên đề tài: Khảo sát các bài thí nghiệm hóa học lớp 10 hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và so sánh với phòng thí nghiệm phương pháp dạy học tại khoa Hóa học – trường ĐHSP Đà Nẵng

2 Nội dung nghiên cứu:

- Nghiên cứu khảo sát các bộ thí nghiệm, dụng cụ, hóa chất và một số đồ dùng dạy học hóa học lớp 10 hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn

TP Đà Nẵng và tại phòng thí nghiệm khoa Hóa học – trường ĐHSP Đà Nẵng

(Ký và ghi rõ họ, tên) (Ký và ghi rõ họ, tên)

Sinh viên đã hoàn thành và nộp báo cáo cho Khoa ngày….tháng…năm 2009

Kết quả điểm đánh giá:

Ngày…tháng…năm 2014

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

Lêi c¶m ¬n

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo Phan Văn

An và các thầy cô giáo trong tổ Phương pháp – khoa Hóa đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn tốt nghiệp

Tôi cũng xin gửi lòng tri ân sâu sắc nhất đến tất cả các thầy cô giáo trong khoa Hóa đã hết lòng dạy bảo và rèn luyện tôi trong suốt thời gian 4 năm học tập dưới mái trường Đại học Sư phạm Đó chắc chắn là quãng thời gian đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc đời của tôi

Dù có rất nhiều cố gắng nhưng chắc chắn rằng luận văn tốt nghiệp sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong quý thầy cô có những bổ sung và sửa chữa để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn

Sinh viên thực hiện

Trần Đức Linh

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH ẢNH

1 Danh mục các bảng

4

Danh mục các dụng cụ thí nghiệm đang sử dụng trong các

bài thí nghiệm thực hành Hóa học lớp 10 tại trường THPT

A

32

9

Danh mục các dụng cụ thí nghiệm đang sử dụng trong các

bài thí nghiệm thực hành Hóa học lớp 10 tại trường THPT

B

59

Trang 6

13 Danh mục các đồ dùng dạy học đang sử dụng trong chương

14

Danh mục các dụng cụ thí nghiệm đang sử dụng trong các

bài thí nghiệm thực hành Hóa học lớp 10 tại trường THPT

C

70

2 Danh mục các hình ảnh

Trang 7

2.3 và 3.2 Điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm 36, 37, 83

của hiđro sunfua ở Đại học

87

của hiđro sunfua ở phổ thông

87

Trang 8

3.10 Bộ dụng cụ thí nghiệm: So sánh tính oxi hóa của clo, brom

Trang 9

MỤC LỤC

Trang

MỞ ĐẦU i

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 2

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 2

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2

1 Phương pháp nghiên cứu lí luận 2

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3

3 Lấy ý kiến chuyên gia 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG I: CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG 4

A CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 CƠ BẢN 4

I CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ 4

II CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 5

III CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC 6

IV CHƯƠNG 4: LIÊN KẾT HÓA HỌC 7

V CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN 8

VI CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH 10

VII CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC 12

B CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO 13

I CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ 13

II CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN 14

III CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC 16

IV CHƯƠNG 4: PHẢN ỨNG HÓA HỌC 17

V CHƯƠNG 5: NHÓM HALOGEN 18

VI CHƯƠNG 6: NHÓM OXI 19

Trang 10

VII CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC 22

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT TH C TẾ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VÀ ĐỒ D NG DẠY HỌC LỚP 10 HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 23

2.1 Mục tiêu khảo sát 23

1/ Khảo sát thực trạng chung về tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học bộ môn hóa học 23

2/ Khảo sát liên quan đến vấn đề công tác quản lý phòng thí nghiệm 23

3/ Khảo sát và so sánh thực trạng tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, các bộ thí nghiệm hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tại phòng thí nghiệm khoa Hóa học – trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 23

2.2 Kết quả khảo sát thí nghiệm hóa học và đồ dùng dạy học tại các trường THPT 24

2.2.1 Kết quả khảo sát thí nghiệm hóa học và đồ dùng dạy học lớp 10 tại trường THPT A 24

2.2.1.1 Thực trạng phòng thí nghiệm hóa học tại trường THPT A 24

1 Phòng thí nghiệm 24

2 Thiết bị dạy học 24

3 Cán bộ chuyên trách 25

4 Hoạt động của phòng thí nghiệm bộ môn 25

5 Quản lý, bảo quản 25

6 Kiểm kê, thanh lý 26

7 Cơ sở vật chất 26

2.2.1.2 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học đang sử dụng tại trường THPT A 27

1 Danh mục dụng cụ, hóa chất và đồ dùng dạy học dùng chung cho thí nghiệm hóa học lớp 10 tại trường THPT A 27

2 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học thí nghiệm thực hành đang sử dụng tại trường THPT A 32

Trang 11

2.2.1.3 Mục đích, cách lắp ráp, tiến trình và kết quả các bộ thí nghiệm Hóa học

lớp 10 hiện đang sử dụng tại trường THPT A 35

1/ Thí nghiệm 1: Điều chế và thu khí Cl2 trong phòng thí nghiệm 35

2/ Thí nghiệm 2: Thí nghiệm về tính tan của hiđro clorua 37

3/ Thí nghiệm 3: Điều chế oxi bằng cách phân hủy kali pemanganat 38

4/ Thí nghiệm 4: H2S cháy trong điều kiện thiếu không khí 40

5/ Thí nghiệm 5: Điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm 41

6/ Thí nghiệm 6: Điều chế axit clohiđric HCl trong phòng thí nghiệm 42

7/ Thí nghiệm 7: Thí nghiệm lưu huỳnh tác dụng với hiđro 43

8/ Thí nghiệm 8: Lưu huỳnh cháy trong oxi 44

9/ Thí nghiệm 9: Cacbon cháy trong oxi 45

10/ Thí nghiệm 10: Nhận biết ion clorua – Dung dịch AgNO3 tác dụng với dung dịch NaCl 46

11/ Thí nghiệm 11: Natri cháy trong clo 47

12/ Thí nghiệm 12: Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua 48

13/ Thí nghiệm 13: So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot 49

2.2.2 Kết quả khảo sát thí nghiệm hóa học và đồ dùng dạy học lớp 10 tại trường THPT B 50

2.2.2.1 Thực trạng phòng thí nghiệm hóa học tại trường THPT B 50

1 Phòng thí nghiệm 50

2 Thiết bị dạy học 51

3 Cán bộ chuyên trách 51

4 Hoạt động của phòng thí nghiệm bộ môn 51

5 Quản lý, bảo quản 52

6 Kiểm kê, thanh lý 52

7 Cơ sở vật chất 52

2.2.2.2 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học đang sử dụng tại trường THPT B 53

1 Danh mục dụng cụ, hóa chất và đồ dùng dạy học dùng chung cho thí nghiệm hóa học lớp 10 tại trường THPT B 53

Trang 12

2 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học thí

nghiệm thực hành đang sử dụng tại trường THPT B 59

2.2.2.3 Mục đích, cách lắp ráp, tiến trình và kết quả các bộ thí nghiệm Hóa học lớp 10 hiện đang sử dụng tại trường THPT B 61

2.2.3 Kết quả khảo sát thí nghiệm hóa học và đồ dùng dạy học lớp 10 tại trường THPT C 62

2.2.3.1 Thực trạng phòng thí nghiệm hóa học tại trường THPT C 62

1 Phòng thí nghiệm 62

2 Thiết bị dạy học 62

3 Cán bộ chuyên trách 63

4 Hoạt động của phòng thí nghiệm bộ môn 63

5 Quản lý, bảo quản 63

6 Kiểm kê, thanh lý 64

7 Cơ sở vật chất 64

2.2.3.2 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học đang sử dụng tại trường THPT C 65

1 Danh mục dụng cụ, hóa chất và đồ dùng dạy học dùng chung cho thí nghiệm hóa học lớp 10 tại trường THPT C 65

2 Danh mục dụng cụ, hóa chất, các bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học thí nghiệm thực hành đang sử dụng tại trường THPT C 70

2.2.3.3 Mục đích, cách lắp ráp, tiến trình và kết quả các bộ thí nghiệm Hóa học lớp 10 hiện đang sử dụng tại trường THPT C 73

CHƯƠNG III: SO SÁNH DỤNG CỤ, HÓA CHẤT, BỘ THÍ NGHIỆM VÀ ĐỒ D NG DẠY HỌC HÓA HỌC TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TẠI KHOA HÓA HỌC – TRƯỜNG ĐHSP ĐÀ NẴNG VỚI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG 75

3.1 Những dụng cụ, hóa chất, bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học đang sử dụng tại phòng thí nghiệm phương pháp khoa hóa học – trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng 75

3.1.1 Dụng cụ 75

Trang 13

3.1.2 Hóa chất 75

3.1.3 Bộ thí nghiệm 80

3.1.4 Đồ dùng dạy học 81

3.2 Bảng so sánh bộ dụng cụ thí nghiệm 82

3.2.1 Bảng so sánh 82

3.2.2 Bảng tỉ lệ 83

3.3 Sự giống nhau và khác nhau giữa dụng cụ, hóa chất, bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học đang sử dụng tại khoa Hóa học – Trường Đại học Sư phạm với các dụng cụ, hóa chất, bộ thí nghiệm và đồ dùng dạy học đang sử dụng tại các trường THPT 83

3.3.1 Các bộ thí nghiệm giống hay tương đương nhau 83

1 Bộ dụng cụ điều chế và thu khí clo trong phòng thí nghiệm 83

2 Bộ dụng cụ thí nghiệm về tính tan của hiđro clorua 84

3 Bộ dụng cụ điều chế oxi bằng cách phân hủy KMnO4 84

4 Bộ dụng cụ về thí nghiệm: H2S cháy trong điều kiện thiếu không khí 85

5 Bộ dụng cụ thí nghiệm điều chế SO2 trong phòng thí nghiệm 86

6 Bộ dụng cụ điều chế axit clohiđric HCl trong phòng thí nghiệm 86

3.2 Các bộ thí nghiệm khác nhau 87

1 Bộ dụng cụ thí nghiệm: Điều chế và chứng minh tính khử của hiđro sunfua 87

2 Bộ dụng cụ thí nghiệm: So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot 88

3 Bộ dụng cụ thí nghiệm: Lưu huỳnh tác dụng với hiđro 90

3.4 Kết luận và kiến nghị 91

3.4.1 Kết luận 91

3.4.2 Kiến nghị 91

KẾT LUẬN 93

1 Kết luận 93

2 Kiến nghị 95

TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

Trang 14

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hòa nhịp vào xu thế phát triển chung của thế giới, ngành giáo dục nước ta đang ngày một đổi mới mạnh mẽ trên các lĩnh vực “xác định mục tiêu, thiết kế lại chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục” để có đào tạo những con người toàn diện phục vụ cho sự phát triển khoa học – kĩ thuật và công nghệ Một trong những trọng tâm của chương trình đổi mới giáo dục là tập trung đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực, chủ động của người học, tăng cường

sử dụng tối đa các phương tiện dạy học nhất là các PTDH hiện đại

Trong nhiều năm gần đây, việc đổi mới phương pháp để nâng cao hiệu quả dạy học nói chung, dạy hóa học nói riêng đã được quan tâm, đầu tư đáng kể Hóa học là môn khoa học vừa lí thuyết vừa thực nghiệm, trong đó có nhiều khái niệm khó và trừu tượng Cho nên một trong những định hướng đổi mới dạy học hóa học là: khai thác đặc thù môn hóa học, tạo ra các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú cho học sinh trong tiết học Cụ thể là tăng cường sử dụng thí nghiệm hóa học, các phương tiện trực quan, phương tiện kĩ thuật hiện đại trong dạy học hóa học Có thể nói việc sử dụng thí nghiệm trong dạy học hóa học là việc làm hết sức cần thiết

để nâng cao hiệu quả bài lên lớp và phát huy tính tích cực học tập của học sinh Thí nghiệm hóa học có vai trò rất quan trọng vì chúng không chỉ là phương tiện, công

cụ lao động của hoạt động dạy học mà thông qua đó giúp cho quá trình khám phá, lĩnh hội tri thức khoa học của học sinh trở nên sinh động và hiệu quả hơn

Hiện nay, để thực hiện đổi mới dạy học hóa học ở trường THPT có hiệu quả thì việc sử dụng các phương tiện dạy học, đặc biệt thí nghiệm, là một yêu cầu bắt buộc Để có được những thí nghiệm thành công, an toàn cũng như đơn giản, dễ thực hiện đối với học sinh và giáo viên thì việc có đầy đủ về dụng cụ thí nghiệm cũng như hóa chất là một trong những yếu tố hết sức quan trọng

Xuất phát từ lí do đó, tôi nhận thấy rằng việc sử dụng dụng cụ một cách sáng tạo, bảo quản hóa chất đúng cách sẽ phát huy cao độ tính ứng dụng của dụng cụ thí nghiệm, tiết kiệm trong việc mua hóa chất và bảo vệ môi trường Chính vì vậy, tôi

Trang 15

đã chọn đề tài: “Khảo sát các bài thí nghiệm Hóa học lớp 10 hiện đang sử dụng tại

các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và so sánh với phòng thí nghiệm phương pháp dạy học tại khoa Hóa học – trường ĐHSP Đà Nẵng” với mong muốn

góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy học theo yêu cầu hiện nay

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu thực trạng sử dụng thí nghiệm hóa học và đồ dùng dạy học hóa học tại các trường THPT và so sánh với phòng thí nghiệm phương pháp dạy học hóa học tại Khoa Hóa học trường ĐHSP Đà Nẵng nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng dạy học hóa học

- Đề xuất một số giải pháp khắc phục góp phần nâng cao chất lượng sử dụng thiết bị dạy học hóa học tại phòng thí nghiệm phương pháp dạy học Khoa Hóa học trường ĐHSP Đà Nẵng và ở các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Các tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết của các bài thí nghiệm trong chương trình hóa học phổ thông lớp 10 và các thiết bị liên quan

- Các tài liệu hướng dẫn tiến hành thí nghiệm ở Khoa Hóa học trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng và các thiết bị liên quan

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

- Cơ sở lý luận của các thí nghiệm và đồ dùng dạy học trong dạy học hóa học

- Thực trạng phòng thí nghiệm tại các trường THPT

- Xây dựng các bài thí nghiệm tại các trường THPT

- Phương pháp giáo dục tại khoa Hóa học để đưa ra các biện pháp thích hợp

- Đề xuất một số sáng kiến cải thiện bộ dụng cụ thí nghiệm phục vụ cho các bài thí nghiệm hóa học học lớp 10

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Phương pháp nghiên cứu lí luận

- Nghiên cứu các tài liệu về phương pháp dạy học hóa học trong trường phổ thông, những tài liệu liên quan trong chương trình hóa học phổ thông, tài liệu hướng dẫn sử dụng các thiết bị thí nghiệm tại trường ĐHSP Đà Nẵng

Trang 16

2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

Tiến hành thí nghiệm ở các trường THPT và trường ĐHSP, từ kết quả thí nghiệm kết hợp với quá trình quan sát thực hiện rút ra được những kết luận và hướng dẫn sư phạm cần thiết

3 Lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến:

- Các giáo viên phổ thông để nắm bắt thực trạng của việc trang bị thiết bị dạy học và sử dụng các thiết bị trong dạy học hóa học

- Các giáo viên tổ phương pháp dạy học hóa học Khoa Hóa trường ĐHSP Đà Nẵng

Trang 17

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: CHUẨN KIẾN THỨC – KĨ NĂNG

A CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 CƠ BẢN

- Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử; Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên trong bảng tuần hoàn; Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng: Lớp ngoài cùng có nhiều nhất là

có 2 electron) Hầu hết các nguyên tử kim loại có 1, 2, 3 electron ở lớp ngoài cùng Hầu hết các nguyên tử phi kim có 5, 6, 7 electron ở lớp ngoài cùng

- Củng cố kiến thức về: Thứ tự các phân lớp electron theo chiều tăng của

năng lượng trong nguyên tử; Số electron tối đa trong một phân lớp, một lớp; Cấu hình electron của nguyên tử

Hiểu được:

- Nguyên tố hóa học bao gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân; Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử; Kí hiệu nguyên tử: X là kí hiệu hóa học của nguyên tố,

số khối (A) là tổng số hạt proton và số hạt nơtron; Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố

- Củng cố các kiến thức về: Thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên

tử, kích thước, khối lượng, điện tích của các hạt

- Định nghĩa nguyên tố hóa học; Kí hiệu nguyên tử, đồng vị, nguyên tử khối, nguyên tử khối trung bình

- Các electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân nguyên tử không theo những quỹ đạo xác định, tạo nên vỏ nguyên tử; Trong nguyên tử, các electron

Trang 18

có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào một lớp (K, L, M, N); Một lớp electron bao gồm một hay nhiều phân lớp; Các electron trong mỗi phân lớp có mức năng lượng bằng nhau; Số electron tối đa trong một lớp, một phân lớp

Kĩ năng

- So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron; So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử; Xác định số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và ngược lại; Tính nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị

- Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, số proton, số nơtron và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử

- Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số phân lớp (s, p, d) trong một lớp; Viết cấu hình electron nguyên tử của một số nguyên tố hóa học; Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố tương ứng

- Rèn luyện kĩ năng xác định số electron của các lớp và số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử 20 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn, từ đó suy ra tính chất

cơ bản của nguyên tố

II CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Kiến thức

Biết được:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn; Cấu tạo của bảng tuần hoàn: Ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B); Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A; Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một nhóm

A

- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuân hoàn tính chất của các nguyên tố; Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của

Trang 19

nguyên tử các nguyên tố nhóm A; Sự tương tự nhau về cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử (nguyên tố s, p) là nguyên nhân của sự tương tự nhau về tính chất hóa học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A

- Biết và giải thích được sự biến đổi độ âm điện của một số nguyên tố trong một chu kì, trong một nhóm A; Hiểu được quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì, trong một nhóm A (dựa vào bán kính nguyên tử); Hiểu được

sự biến đổi hóa trị cao nhất với oxi và hóa trị với hiđro của các nguyên tố trong một chu kì; Biết được sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu

Độ âm điện, bán kính nguyên tử, hóa trị cao nhất của nguyên tố với oxi và với hiđro, tính kim loại, tính phi kim, công thức hóa học và tính axit, bazơ của các oxit

và hiđroxit tương ứng

- Từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra: Cấu hình electron nguyên tử, tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố đó, so sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận

- Rèn luyện kĩ năng làm bài tập về mối quan hệ giữa vị trí, cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố

III CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

Kiến thức

Biết được:

Trang 20

- Vì sao các nguyên tử lại liên kết với nhau; Sự tạo thành ion, ion đơn nguyên

tử và ion đa nguyên tử; Định nghĩa liên kết ion; Khái niệm tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion

của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hóa học giữa hai nguyên tố đó trong hợp chất; Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hóa trị

- Quan hệ giữa liên kết cộng hóa trị không cực, liên kết cộng hóa trị có cực

- Củng cố các kiến thức về các loại liên kết hóa học chính để vận dụng giải

thích sự hình thành một số loại phân tử Đặc điểm cấu trúc và đặc điểm liên kết của

3 loại tinh thể

Kĩ năng

- Viết cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể; Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể; Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể; Dự đoán được kiểu liên kết hóa học có thể có trong phân tử gồm hai nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng

- Dựa vào cấu tạo loại mạng tinh thể của chất, dự đoán tính chất vật lí của nó

- Xác định được điện hóa trị, cộng hóa trị, số oxi hóa của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể; Rèn luyện kĩ năng xác định hóa trị và

số oxi hóa của nguyên tố trong đơn chất và hợp chất

IV CHƯƠNG 4: LIÊN KẾT HÓA HỌC

Kiến thức

Hiểu được:

Trang 21

- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố; Chất oxi hóa là chất nhận electron, chất khử là chất nhường electron Sự oxi hóa là sự nhường electron, sự khử là sự nhận electron; Các bước lập phương trình phản ứng oxi hóa – khử, ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong thực tiễn

- Các phản ứng hóa học được chia thành 2 loại là phản ứng oxi hóa – khử và phản ứng không phải là oxi hóa – khử

- Nắm vững các kiến thức sau: Sự oxi hóa, sự khử, chất oxi hóa, chất khử, phản ứng oxi hóa – khử và phân loại phản ứng

Biết được:

Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: Phản ứng giữa kim loại với dung dịch axit, dung dịch muối, ; Phản ứng oxi hóa – khử trong môi trường axit

Kĩ năng

- Phân biệt được chất oxi hóa và chất khử, sự oxi hóa và sự khử trong phản ứng oxi hóa – khử cụ thể; Lập được phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử dựa vào số oxi hóa (cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron); Nhận biết được một số phản ứng hóa học thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử dựa vào sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố; Rèn luyện kĩ năng cân bằng phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron

- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trong các tiết thực hành

Trang 22

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của clo, phương pháp điều chế clo trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro clorua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit clohiđric); Tính chất vật lí, điều chế axit clohiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp

- Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, phản ứng đặc trưng của ion clorua; Dung dịch HCl là một axit mạnh, có tính khử

- Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất một số hợp chất có oxi của clo

- Sơ lược về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng, điều chế flo, brom, iot và một vài hợp chất của chúng

- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: Điều chế clo trong phòng thí nghiệm, tính tẩy màu của clo ẩm; Điều chế axit HCl từ

brom và iot; Tác dụng của iot với hồ tinh bột

Kĩ năng

- Viết cấu hình electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử F, Cl, Br, I; Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử, dự đoán tính chất hóa học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hóa mạnh; Viết

Trang 23

được các phương trình hóa học chứng minh tính chất oxi hóa mạnh của các nguyên

tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của clo, axit HCl

- Quan sát các thí nghiệm hoặc hình ảnh thí nghiệm rút ra nhận xét về tính chất của clo; Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học và điều chế clo; Viết các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của axit HCl; nhận biết ion clorua

- Viết được các phương trình hóa học minh họa tính chất hóa học của hợp chất có oxi của clo và điều chế nước Gia – ven, clorua vôi; Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia – ven, clorua vôi trong thực tế

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận về tính chất hóa học cơ bản của flo, brom, iot; Viết các phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của flo, brom, iot

và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot

- Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trong các buổi thực hành

VI CHƯƠNG 6: OXI – LƯU HUỲNH

Kiến thức

Biết được:

- Oxi: Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng; Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp

- Ozon là một dạng thù hình của oxi; Điều kiện tạo thành ozon; Ozon trong

tự nhiên và ứng dụng của ozon; Ozon có tính oxi hóa mạnh hơn oxi

- Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh; Tính chất vật lí: Hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, quá trình nóng chảy đặc biệt của lưu huỳnh, ứng dụng

- Mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: Tính oxi hóa của oxi; Sự biến đổi trạng thái của lưu huỳnh theo nhiệt độ; Tính oxi hóa của lưu huỳnh; Tính khử của lưu huỳnh

Trang 24

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương pháp

sunfat, nhận biết ion sunfat

- Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: Tính khử của hiđro sunfua; Tính khử và tính oxi hóa của lưu huỳnh đioxit; Tính oxi hóa của axit sunfuric đặc

hầu hết kim loại, nhiều phi kim và hợp chất) và tính háo nước

- Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh

- Tính chất hóa học của hợp chất lưu huỳnh liên quan đến trạng thái oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất; Dẫn ra các phản ứng hóa học để chứng minh cho những tính chất của các đơn chất oxi, lưu huỳnh và những hợp chất của lưu huỳnh

Kĩ năng

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của oxi, ozon; Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất, điều chế; Viết phương trình hóa học minh họa tính chất và điều chế oxi; Tính thành phần phần trăm về thể tích khí oxi và ozon trong hỗn hợp

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận về tính chất hóa học của lưu huỳnh; Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra nhận xét về tính chất hóa học của lưu

Trang 25

huỳnh; Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hóa học của lưu huỳnh; Sử dụng dụng cụ và hóa chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trong các bài thực hành

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh và rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế axit sunfuric; Viết phương trình minh họa tính chất và điều chế; Nhận biết ion sunfat

VII CHƯƠNG 7: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HÓA HỌC

- Quan sát thí nghiệm, rút ra nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hóa học; Dự đoán chiều chuyển dịch cân bằng hóa học trong những điều kiện cụ thể; Vận dụng các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học để đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể

Trang 26

B CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC LỚP 10 NÂNG CAO

- Sự liên quan giữa số điện tích hạt nhân, số p và số e, giữa số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân và số nơtron; Khái niệm nguyên tố hoá học; Số hiệu nguyên tử (Z) bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron có trong nguyên tử; Kí

- Củng cố các kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, đặc điểm các hạt cấu tạo nên nguyên tử; Nguyên tố hóa học, những đặc trưng của nguyên tố hóa học; Cấu trúc vỏ nguyên tử

Trang 27

- Mô hình nguyên tử của Bo, Rơ - zơ –pho; Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử

- Obitan nguyên tử, hình dạng các obitan nguyên tử s, px, py, pz; Khái niệm

lớp, phân lớp electron và số obitan trong mỗi lớp và mỗi phân lớp

- Củng cố kiến thức về thành phần cấu tạo nguyên tử, hạt nhân nguyên tử, kích thước, khối lượng, điện tích của các hạt

Kĩ năng

- Quan sát mô hình thí nghiệm, rút ra nhận xét; So sánh khối lượng của electron với proton và nơtron; So sánh kích thước của hạt nhân với electron và với nguyên tử; Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên

tử và số khối của nguyên tử và ngược lại

- Giải được bài tập: Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có

nhiều đồng vị, tính tỉ lệ phần trăm khối lượng của mỗi đồng vị, một số bài tập khác

có nội dung liên quan

- Xác định được thứ tự các lớp electron trong nguyên tử, số obitan trong mỗi

lớp, mỗi phân lớp

- Rèn luyện kĩ năng xác định số electron, proton, nơtron và nguyên tử khối khi biết kí hiệu nguyên tử; Viết được cấu hình electron dạng ô lượng tử của một số nguyên tố hoá học; Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất cơ bản của nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm

II CHƯƠNG 2: BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ ĐỊNH LUẬT TUẦN HOÀN

Trang 28

nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên

tố

- Hiểu được khái niệm và quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một chu kì, trong nhóm A; Sự biến đổi hoá trị của các nguyên tố với hiđro và hoá trị cao nhất với oxi của các nguyên tố trong một chu kì; nội dung định luật tuần hoàn

- Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử giữa vị trí với tính chất cơ bản của nguyên tố, với thành phần và tính chất của đơn chất và hợp chất; Mối quan hệ giữa tính chất của một nguyên tố với các nguyên tố lân cận

Biết được:

- Đặc điểm cấu hình electron hoá trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm B; Biết khái niệm và quy luật biến đổi tuần hoàn của bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá thứ nhất, độ âm điện trong một chu kì, trong nhóm A; Biết sự biến đổi tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit trong một chu kì, trong một nhóm A

- Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: Rèn một số thao tác thực hành thí nghiệm: lấy hoá chất, trộn hoá chất, đun nóng hoá chất, sử dụng một số dụng cụ thí nghiệm thông thường

- Sự biến đổi tính chất trong nhóm: Phản ứng giữa kim loại Na, K với nước;

Sự biến đổi tính chất trong chu kì: Phản ứng của Na và Mg với nước

Kĩ năng

- Từ vị trí trong bảng tuần hoàn của nguyên tố (ô, nhóm, chu kì) suy ra cấu hình electron nguyên tử và ngược lại; Dựa vào cấu hình electron của nguyên tử nhóm A, suy ra cấu tạo nguyên tử, đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng; Dựa vào cấu hình electron, xác định nguyên tố s, p, d; Dựa vào qui luật chung, suy đoán được sự biến thiên tính chất cơ bản của nguyên tố trong chu kì (nhóm A) cụ thể, thí

dụ sự biến thiên về: Độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá thứ nhất, hoá trị cao nhất của nguyên tố với oxi và với hiđro…, tính chất kim loại, phi kim, viết được công thức hoá học và chỉ ra tính axit, bazơ của các oxit và hiđroxit tương ứng

Trang 29

- Từ vị trí (ô nguyên tố) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, suy ra: Cấu hình electron nguyên tử; Tính chất hoá học cơ bản của đơn chất và hợp chất nguyên

tố đó; So sánh tính kim loại, phi kim của nguyên tố đó với các nguyên tố lân cận III CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC

Kiến thức

Hiểu được:

- Khái niệm liên kết hoá học, quy tắc bát tử; Sự tạo thành ion âm (anion), ion dương (cation), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử, sự tạo thành liên kết ion; Định nghĩa liên kết ion

- Sự hình thành liên kết cộng hoá trị: Sự xen phủ các obitan nguyên tử trong

xen phủ trục, sự xen phủ bên các obitan nguyên tử, liên kết s và liên kết; Định nghĩa

Biết được:

- Khái niệm tinh thể ion, mạng tinh thể ion, tính chất chung của hợp chất ion; Hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và các kiểu liên kết tương ứng: cộng hoá trị không cực, cộng hóa trị có cực, liên kết ion; Khái niệm tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử; Tính chất chung của hợp chất có cấu tạo mạng tinh thể nguyên tử, tinh thể phân

tử

- Khái niệm điện hoá trị và cách xác định điện hoá trị trong hợp chất ion; Khái niệm cộng hóa trị và cách xác định cộng hoá trị trong hợp chất cộng hoá trị; Khái niệm số oxi hoá, cách xác định số oxi hoá

- Khái niệm liên kết kim loại; Một số kiểu cấu trúc mạng tinh thể kim loại và tính chất của tinh thể kim loại Lấy thí dụ cụ thể

Kĩ năng

- Viết được cấu hình electron của ion đơn nguyên tử cụ thể; Xác định ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử trong một phân tử chất cụ thể; Viết được công thức electron, công thức cấu tạo của một số phân tử cụ thể

Trang 30

- Vẽ sơ đồ hình thành liên kết và liên kết, lai hoá sp, sp2, sp3; Dự đoán được kiểu liên kết hoá học trong phân tử gồm 2 nguyên tử khi biết hiệu độ âm điện của chúng

- Dựa vào cấu tạo mạng tinh thể, dự đoán tính chất vật lí của chất; Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong phân tử đơn chất và

- Các phản ứng hoá học được chia thành hai loại: phản ứng oxi hoá - khử và không phải là phản ứng oxi hoá - khử

- Khái niệm phản ứng toả nhiệt và phản ứng thu nhiệt ý nghĩa của phương trình nhiệt hoá học

khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố

- Xác định được một phản ứng thuộc loại phản ứng toả nhiệt hay phản ứng thu nhiệt dựa vào phương trình nhiệt hoá học

- Biết biểu diễn phương trình nhiệt hoá học cụ thể; Giải được bài tập hoá học

có liên quan

Trang 31

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm ở các bài thực hành

là tính oxi hoá mạnh; Sự biến đổi tính chất oxi hoá của các đơn chất trong nhóm halogen

- Tính chất hoá học cơ bản của clo là tính oxi hoá mạnh (tác dụng với: kim loại, hiđro, muối của các halogen khác, hợp chất có tính khử); clo còn có tính khử

- Cấu tạo phân tử HCl; Dung dịch HCl là một axit mạnh, HCl có tính khử

- Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi, muối clorat); Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Giaven, clorua vôi, muối clorat; Sử dụng có hiệu quả, an toàn nước Gia - ven, clorua vôi trong thực tế

- Tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot là tính oxi hoá mạnh và giảm

- Các oxit và các axit có oxi của clo, sự biến đổi tính bền, tính axit và khả năng oxi hoá của các axit có oxi của clo; Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất một số muối có oxi của clo

Trang 32

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của flo, brom, iot; Thành phân phân tử, tên gọi, tính chất cơ bản, một số ứng dụng, điều chế một số hợp chất của flo, brom, iot

- Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: Điều chế clo, tính tẩy màu của clo ẩm, so sánh tính oxi hoá của clo với brom, iot, tác dụng của iot với tinh bột; Tính axit của axit HC, tính tẩy màu của nước Gia- ven, bài tập thực nghiệm nhận biết các dung dịch: NaCl, NaBr, NaI

Kĩ năng

- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử

F, Cl, Br, I ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích; Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của đơn chất halogen là tính oxi hóa mạnh dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác; Viết được các PTHH chứng minh tính chất oxi hoá mạnh của các nguyên tố halogen, quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm; Dự đoán, kiểm tra và kết luận được về tính chất hóa học cơ bản của

- Dự đoán, kiểm tra và kết luận được tính chất hoá học cơ bản của flo, brom, iot; Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hoá học; Viết được các PTHH chứng minh tính chất hoá học của flo, brom, iot và tính oxi hóa giảm dần từ flo đến iot

- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành được an toàn, thành công các thí nghiệm ở các bài thực hành; Giải bài tập

VI CHƯƠNG 6: NHÓM OXI

Kiến thức

Hiểu được:

Trang 33

- Vị trí nhóm oxi trong bảng tuần hoàn; Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm; Cấu hình lớp electron ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm oxi tương tự nhau; các nguyên tố trong nhóm (trừ oxi) có nhiều số oxi hoá khác nhau; Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố nhóm oxi là tính oxi hoá , sự khác nhau giữa oxi và các nguyên tố trong nhóm.; Sự biến đổi tính chất hóa học của các đơn chất trong nhóm oxi

- Cấu hình electron lớp ngoài cùng dạng ô lượng tử của oxi, cấu tạo phân tử oxi; Tính chất hoá học: Oxi có tính oxi hoá rất mạnh (oxi hoá được hầu hết kim loại, phi kim, nhiều hợp chất vô cơ và hữu cơ), ứng dụng của oxi

- Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá rất mạnh của ozon; Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá và tính khử của hiđro peoxit

- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích; các số oxi hoá của lưu huỳnh; Tính chất hoá học: Lưu huỳnh vừa có tính oxi hoá (tác dụng với kim loại, hiđro), vừa có tính khử (tác dụng với oxi, chất oxi hoá mạnh)

- Cấu tạo phân tử, tính chất hoá học của lưu huỳnh đioxit (vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử)

- Cấu tạo phân tử, tính chất khử mạnh của hiđro sunfua

nhiều phi kim và hợp chất)

Biết được:

- Tính chất của hợp chất với hiđro, hiđroxit

- Tính chất vật lí, phương pháp điều chế oxi trong phòng thí nghiệm, trong công nghiệp, sự tạo ra oxi trong tự nhiên

- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon; Tính chất vật lí của ozon, ozon trong tự nhiên và ứng dụng của ozon; Tính chất vật lí và ứng dụng của hiđro peoxit

Trang 34

- Hai dạng thù hình phổ biến, ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cấu tạo và tính chất vật lí của lưu huỳnh, ứng dụng và sản xuất lưu huỳnh

- Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên và điều chế của hiđro sunfua; Tính axit yếu của axit sunfuhiđric; Tính chất của các muối sunfua

- Công thức cấu tạo, tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính chất oxit axit,

và điều chế lưu huỳnh trioxit, axit sunfuric; Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat

- Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí

nghiệm

Kĩ năng

- Viết được cấu hình lớp electron ngoài cùng dạng ô lượng tử của nguyên tử

O, S, Se, Te ở trạng thái cơ bản và trạng thái kích thích

- Dự đoán được tính chất hóa học cơ bản của nhóm oxi là tính oxi hóa dựa vào cấu hình lớp electron ngoài cùng và một số tính chất khác của nguyên tử; Viết được các PTHH chứng minh tính chất oxi hoá của các nguyên tố nhóm oxi quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong nhóm; Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết

luận được về tính chất hoá học của oxi

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất, điều

chế ; Viết PTHH minh hoạ tính chất và điều chế

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của ozon, hiđro peoxit; Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất; Viết PTHH minh hoạ tính chất của ozon và hiđro peoxit

- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu

huỳnh; Tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh; Viết PTHH chứng minh tính oxi hoá và tính khử của lưu huỳnh

hiđro, clo

Trang 35

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất, điều chế

- Nội dung nguyên lí Lơ sa- tơ- liê và vận dụng trong mỗi trường hợp cụ thể

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, hiện tượng thực tế về tốc độ phản ứng, rút ra được nhận xét; Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo

hướng có lợi

- Quan sát thí nghiệm rút ra được nhận xét về phản ứng thuận nghịch và cân bằng hoá học; Dự đoán được chiều chuyển dịch cân bằng hoá học trong những điều kiện cụ thể

- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học, đề xuất cách tăng hiệu suất phản ứng trong trường hợp cụ thể; Giải được bài tập: Tính hằng số cân bằng K ở nhiệt độ nhất định của phản ứng thuận nghịch biết nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng và ngược lại, bài tập khác có nội dung liên quan

Trang 36

CHƯƠNG II: KHẢO SÁT TH C TẾ THÍ NGHIỆM HÓA HỌC VÀ ĐỒ

D NG DẠY HỌC LỚP 10 HIỆN ĐANG SỬ DỤNG TẠI CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN TP ĐÀ NẴNG

2.1 Mục tiêu khảo sát

1/ Khảo sát thực trạng chung về tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị phục

vụ công tác dạy và học bộ môn hóa học

- Cách thiết kế và bố trí phòng thí nghiệm bộ môn có phù hợp đúng tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định

- Bàn ghế trong phòng có phù hợp với lứa tuổi của từng cấp học và từng bộ môn, đủ về số lượng cho mỗi lớp học sinh

- Nguồn điện, thiết bị cấp nước, hệ thống xử lý sản phẩm (hóa chất) sau khi thực hành thí nghiệm

- Hệ thống nghe nhìn; phòng chứa dụng cụ, hóa chất và chuẩn bị thí nghiệm;

hệ thống xử lý nước thải; phương tiện chống ẩm và các thiết bị phù hợp

- Thực trạng thiết bị dạy học, số lượng và chất lượng thiết bị so với danh mục thiết bị dạy học tối thiểu theo quy định của Bộ GD – ĐT ban hành

- Các bộ thí nghiệm lớp 10 đang sử dụng

- Các bộ thí nghiệm tự chế hoạt động tốt, nguyên nhân, mức độ hoạt động

- Các bộ thí nghiệm hoạt động tốt, tiến hành thí nghiệm lấy kết quả kiểm chứng

2/ Khảo sát liên quan đến vấn đề công tác quản lý phòng thí nghiệm

- Đã có cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm, nhiệm vụ của cán bộ chuyên trách phòng thí nghiệm

- Công tác quản lý, kiểm tra, khắc phục tình trạng thiết bị dạy học

3/ Khảo sát và so sánh thực trạng tình hình cơ sở vật chất, trang thiết bị, các

bộ thí nghiệm hiện đang sử dụng tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và tại phòng thí nghiệm khoa Hóa học – trường Đại học Sư phạm – Đại học

Đà Nẵng

Trang 37

- Khảo sát, rút ra một số đặc điểm giống và khác nhau giữa các bộ thí nghiệm hóa học lớp 10 hiện đang sử dụng ở trường phổ thông với bộ thí nghiệm hiện đang sử dụng tại phòng thí nghiệm phương pháp dạy học Khoa Hóa học

- Đề xuất một số giải pháp để thay đổi, cải tiến, nâng cao chất lượng các bộ thí nghiệm đang sử dụng tại Khoa Hóa học góp phần nâng cao kỹ năng dạy học cho sinh viên và tạo điều kiện cho sinh viên sau khi ra trường nắm vững lý thuyết, rèn luyện kỹ năng thí nghiệm thực hành cho học sinh

2.2 Kết quả khảo sát thí nghiệm hóa học và đồ dùng dạy học tại các trường THPT

2.2.1 Kết quả khảo sát thí nghiệm hóa học và đồ dùng dạy học lớp 10 tại trường THPT A

2.2.1.1 Thực trạng phòng thí nghiệm hóa học tại trường THPT A

1 Phòng thí nghiệm

Ưu điểm

+ Cơ sở vật chất được trang bị đầy đủ

+ Ánh sáng phù hợp

+ Phòng chứa hóa chất, thiết bị nằm trong phòng thí nghiệm

+ Các dụng cụ thí nghiệm nhập về phân theo từng khối lớp đặt ở tủ thiết bị Hóa chất được phân loại cụ thể và được đặt ở những vị trí khác nhau Tất cả các dụng cụ và hóa chất đều được dán nhãn rõ ràng và đều được đặt trong tủ kính

phòng thí nghiệm chứa khoảng 46 đến 48 học sinh đạt chuẩn quy định

Nhược điểm:

+ Khu vực rửa dụng cụ và hóa chất tách riêng biệt với bàn làm thí nghiệm do

đó gây khó khăn trong quá trình làm thí nghiệm cũng như việc rửa dụng cụ thí nghiệm

+ Vị trí của phòng thí nghiệm được xây dựng vẫn chưa phù hợp

2 Thiết bị dạy học

Ưu điểm

Trang 38

+ Thiết bị dạy học được cung cấp khá đầy đủ, thay đổi theo từng kì, từng năm học đáp ứng sự đổi mới liên tục trong chương trình học

về, lưu vào sổ sách, chuẩn bị thí nghiệm cho giáo viên biễu diễn và thí nghiệm thực hành cho học sinh

4 Hoạt động của phòng thí nghiệm bộ môn

Ưu điểm:

Giáo viên bộ môn đăng kí phòng bộ môn theo phân phối chương trình của

Bộ Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo thời gian cho công tác giảng dạy, biểu diễn của giáo viên và thực hành thí nghiệm của học sinh

Trang 39

+ Công tác quản lí hồ sơ, sổ sách vẫn còn mang tính ghi chép, thủ công, do

đó cần có những biện pháp để nâng cao việc quản lí

6 Kiểm kê, thanh lý

Hằng năm, cán bộ chuyên trách luôn kiểm kê thiết bị, báo cáo tổng hợp về thực trạng và số lượng thiết bị, dụng cụ hư hỏng hay thất lạc cũng như hóa chất

Vì vậy, trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất luôn được bổ sung, thanh lý đảm bảo cho việc tiến hành thí nghiệm đúng theo qui định trong chương trình học của Bộ Giáo Dục và Đào tạo

7 Cơ sở vật chất

Hình 2.1: Phòng chứa hóa chất và thiết bị

Ngày đăng: 21/05/2021, 21:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w