1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Hình thành năng lực học tập tại thực địa nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học địa lí 12

72 55 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 20,41 MB

Nội dung

Để đảm bảo mục tiêu đổi mới dạy học môn Địa lí THPT theo định hướngphát triển năng lực học sinh, đồng thời góp phần vào giải quyết thực trạng các em có xu hướng chán học, thờ ơ với môn Đ

Trang 1

PHẦN I PHẦN MỞ ĐẦU

I Lí do chọn đề tài

Giáo dục phổ thông nước ta đang từng bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học Quan điểm chỉ đạotại Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàndiện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế cóviết: "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luậngắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục

xã hội…" nhằm đáp ứng được yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho quátrình phát triển đất nước, đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo định hướngphát triển năng lực của người học là một quan điểm chỉ đạo quan trọng

Để đảm bảo mục tiêu đổi mới dạy học môn Địa lí THPT theo định hướngphát triển năng lực học sinh, đồng thời góp phần vào giải quyết thực trạng các em

có xu hướng chán học, thờ ơ với môn Địa lí, giáo viên trên cả nước đã chủ động,sáng tạo trong việc vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp và có hiệu quả.Bên cạnh những phương pháp dạy học theo đặc thù của bộ môn Địa lí, nhiều giáoviên đã phát huy phương pháp dạy học tích cực và thực hiện đa dạng hóa các hìnhthức dạy học để góp phần quan trọng vào việc đổi mới dạy học Địa lí đạt hiệu quả.Hình thành năng lực học tập tại thực địa là một trong 5 năng lực chuyên biệt củamôn Địa lí Để thực hiện điều này, nhiều trường THPT trên toàn tỉnh nói riêng vàtrong cả nước nói chung đã lựa chọn các hình thức dạy học và tổ chức các hoạtđộng nhằm hình thành năng lực học tập tại thực địa cho học sinh Từ đó, các hoạtđộng sẽ giúp các em phát triển tư duy, khả năng quan sát, xử lí thông tin, tính thẩm

mĩ, trau dồi kỹ năng sống để hoàn thiện nhân cách, đáp ứng được yêu cầu về pháttriển nguồn nhân lực trong thời kỳ đổi mới và hội nhập

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo của trường THPT, xuất phát từ yêu cầu củamục tiêu dạy học phát triển năng lực HS, chúng tôi đã có nhiều tìm tòi và trăn trở

để có các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực học tập tại thực địacho học sinh, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh và gópphần đổi mới phương pháp dạy học Địa lí phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại

Trên tinh thần đó, chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài: “Hình thành năng lực học tập tại thực địa nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh thông qua dạy học địa lí 12” để làm sáng kiến kinh nghiệm.

II Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

1 Mục đích

- Góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Địa lí nói chung và chương

trình lớp 12 nói riêng, nhằm nâng cao hiệu quả giảng dạy của giáo viên và rèn luyệncho học sinh phát triển năng lực tư duy, rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu

Trang 2

- Thông qua dạy học tại thực địa ở môn Địa lí lớp 12 – THPT nhằm phát huy

tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS, góp phần nâng cao hiệu quả học tập mônĐịa lí ở nhà trường phổ thông Đồng thời cung cấp tri thức, kỹ năng, bồi dưỡng thái

độ, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất đạo đức, thẩm mỹ cho học sinh

- Từ kết quả đạt được đề tài đưa ra các kiến nghị, đề xuất

III Đối tượng, phạm vi, phương pháp và thời gian nghiên cứu

1 Đối tượng, phạm vi

- Học sinh lớp 12 từ năm học 2019 - 2020 và năm học 2020 – 2021 trong

chương trình Địa lí THPT – Ban cơ bản

- Học sinh Trường THPT Cửa Lò, Trường THPT Cửa Lò 2

2 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu từ sách giáo khoa (SGK)Địa lí 12, tài liệu về lý luận dạy học Địa lí, các trang web có nội dung liên quan…

- Phương pháp điều tra, nghiên cứu thực tiễn

Lập phiếu điều tra cho học sinh và giáo viên về học tập trải nghiệm

- Phương pháp thống kê

Thống kê theo kết quả điểm số học sinh làm báo cáo thu hoạch sau hoạt độngtrải nghiệm, các số liệu thu thập được từ tổng hợp kết quả

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Sau khi thực hiện ở các lớp thực nghiệm và đối chứng đạt kết quả cao Ngoàiviệc chia sẽ kinh nghiệm với đồng nghiệp, tác giả sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa trongnhững năm tiếp theo

3 Thời gian nghiên cứu

Năm học 2019 – 2020 và năm học 2020 - 2021.

IV Những đóng góp mới của đề tài.

- Thực hiện dạy học tại thực địa giúp học sinh chủ động tiếp cận với chương

trình giáo dục phổ thông năm 2018 và các hoạt động giáo dục tại địa phương

- GV đánh giá đúng năng lực học tập của từng học sinh Qua đó, giúp họcsinh học yêu thích và học tập tốt môn Địa lí

- Hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tự học,

tự nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và rèn luyện cho họcsinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả, nâng cao khả năng giao

Trang 3

tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình các sản phẩm do chính các em tựnghiên cứu.

- Định hướng cho học sinh cách tìm tòi, khai thác các tài liệu liên quan đến vấn

đề học tập và định hướng cách khai thác thông tin từ tài liệu thu thập được một cách cóhiệu quả

- Đề xuất nội dung và quy trình dạy học môn Địa lí theo hướng dạy học tại

thực địa cho học sinh THPT, góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học môn Địa lícũng như phát triển năng lực, trang bị cho các em kiến thức; kĩ năng; thái độ về cáchoạt động học tập tại địa phương nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh

- Hình thành lòng yêu quê hương đất nước, bảo vệ tài nguyên và môi trường

Trang 4

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI.

I Cơ sở lí luận của đề tài.

1 Khái niệm về phẩm chất và năng lực

Phẩm chất là những tính tốt thể hiện ở thái độ, hành vi ứng xử của con người;cùng với năng lực tạo nên nhân cách con người

Năng lực là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái

độ và hứng thú để hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tìnhhuống đa dạng của cuộc sống

2 Đặc điểm và phân loại năng lực.

2.1 Đặc điểm năng lực

- Có sự tác động của một cá nhân cụ thể tới một đối tượng cụ thể (kiến thức,quan hệ xã hội, …) để có một sản phẩm nhất định; do đó có thể phân biệt ngườinày với người khác

- Năng lực là một yếu tố cấu thành trong một hoạt động cụ thể Năng lực chỉtồn tại trong quá trình vận động, phát triển của một hoạt động cụ thể Vì vậy, nănglực vừa là mục tiêu vừa là kết quả hoạt động

- Đề cập tới xu thế đạt được một kết quả nào đó của một công việc cụ thể,

do một con người cụ thể thực hiện (năng lực học tập, năng lực tư duy, năng lực tựquản lý bản thân, … Vậy không tồn tại năng lực chung chung

2.2 Phân loại năng lực

- Năng lực chung là những năng lực cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi… làm nềntảng cho mọi hoạt động của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp.Một số năng lực cốt lõi của học sinh gồm năng lực tự học; năng lực giải quyết vấnđề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp; năng lực hợp tác; năng lực sử dụng côngnghệ và thông tin; năng lực sử dụng ngôn ngữ; năng lực tính toán

- Năng lực chuyên biệt là những năng lực được hình thành và phát triển trên

cơ sở các năng lực chung theo định hướng chuyên sâu, riêng biệt trong các loạihình hoạt động

3 Các năng lực đặc thù môn Địa lí trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể.

3.1 Nhận thức khoa học địa lí.

3.1.1 Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian

Nhận thức thế giới theo quan điểm không gian trên cơ sở sử dụng bản đồ đểxác định và giải thích được ý nghĩa của vị trí địa lí, mô tả và lí giải được sự phân

bố của các đối tượng trong không gian, phát hiện, chọn lọc, tổng hợp và trình bày

Trang 5

được đặc trưng địa lí của một địa phương Từ đó, hình thành ý niệm về bản sắccủa một địa phương, phân biệt các địa phương với nhau.

3.1.2 Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí

Giải thích các hiện tượng và quá trình địa lí bao gồm cơ chế diễn ra, sựhình thành, phát triển và phân bố của quá trình tự nhiên và kinh tế - xã hội trênTrái Đất; Hệ quả tác động của con người đến tự nhiên; Giải thích được tính cấpthiết của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên và bảo vệ môi trường

3.2 Tìm hiểu Địa lí.

3.2.1 Tổ chức học tập ở thực địa

Xây dựng được kế hoạch học tập thực địa; Sử dụng được những kĩ năngcần thiết để thu thập tài liệu sơ cấp ngoài thực địa: quan sát, quan trắc, chụp ảnhthực địa, phỏng vấn, vẽ lược đồ, sơ đồ, trình bày được những thông tin thu thậpđược từ thực địa

3.2.2 Sử dụng các công cụ địa lí học

Xác định được phương hướng, vị trí, giới hạn; Mô tả được đặc điểm về sựphân bố, quy mô, tính chất, cấu trúc, động lực; So sánh, giải thích và chứng minhđược sự phân bố, đặc điểm hoặc mối quan hệ của các yếu tố tự nhiên và kinh tế –

xã hội được thể hiện trên bản đồ

3.2.3 Khai thác Internet phục vụ môn học

Tìm kiếm, thu thập, chọn lọc và hệ thống hoá được các thông tin địa lí cầnthiết từ các trang web; Đánh giá và sử dụng được các thông tin trong học tập vàthực tiễn

3.3 Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào thực tiễn.

3.3.1 Cập nhật thông tin và liên hệ thực tế

Tìm kiếm được thông tin từ các nguồn tin cậy để cập nhật số liệu, tri thức

về thế giới, khu vực, đất nước, về xu hướng phát triển trên thế giới và trong nước;liên hệ được thực tế địa phương, đất nước, để làm sáng rõ hơn kiến thức địa lí 3.3.2 Thực hiện chủ đề học tập khám phá từ thực tiễn

Trình bày ý tưởng và xác định được cụ thể chủ đề nghiên cứu ở địa phương;vận dụng được kiến thức, kĩ năng địa lí vào việc nghiên cứu chủ đề, viết được báo cáohoàn chỉnh và trình bày kết quả nghiên cứu theo các hình thức khác nhau

3.3.3 Vận dụng tri thức Địa lí giải quyết một số vấn đề thực tiễn

Vận dụng được các kiến thức, kĩ năng địa lí để giải quyết một số vấn đềthực tiễn phù hợp với trình độ học sinh và ứng xử phù hợp với môi trường sống

Trang 6

4 Vai trò của giáo viên trong việc tổ chức học sinh học tập tại thực địa.

- Giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ và tạo động lực thúc đẩy vai trò tựchủ của học sinh, gắn sự chủ động của học sinh trong việc giải quyết nội dung bàihọc Giáo viên chịu trách nhiệm tư vấn và giúp học sinh giải quyết các vướng mắc.Qua đây sẽ hình thành phương pháp học tập chủ động sáng tạo, phương pháp tựhọc, tự nghiên cứu, vừa học vừa áp dụng vào thực tiễn cuộc sống và rèn luyện chohọc sinh kĩ năng làm việc theo nhóm một cách có hiệu quả, nâng cao khả nănggiao tiếp trước đám đông và khả năng thuyết trình sản phẩm do chính các em tựnghiên cứu

- Năng lực và vai trò của giáo viên thể hiện ở các hỗ trợ học sinh (không chỉbằng các chỉ dẫn mà còn bằng cả các sản phẩm mẫu, các tài liệu cung cấp thamkhảo, các nguồn thông tin, cách chuyển giao công việc và quá trình đánh giá).Trong lớp học truyền thống, giáo viên nắm giữ tất cả các kiến thức và truyền tảiđến học sinh

5 Một số phương pháp dạy học tại thực địa có hiệu quả

5.1 Tổ chức học tập thông qua hoạt động nhóm.

Học thông qua thảo luận là hình thức tổ chức học tập dựa trên sự hợp tác ,trao đổi giữa HS với HS trong nhóm và giữa các nhóm HS với GV nhằm huy độngtrí tuệ tập thể HS để giải quyết một nhiệm vụ học tập, nhằm phát huy cao độ tính

tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của HS, tạo cơ hội chocác em tự thể hiện, tự khẳng định khả năng, thực hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao

Đồng thời HS hình thành các kĩ năng xã hội và phẩm chất nhân cách cần thiết như:

Kĩ năng tổ chức, quản lí, giải quyết vấn đề và hợp tác

Để phương pháp làm việc nhóm thực sự phát huy hiệu quả, GV cần lưu ý một

số vấn đề sau:

- Thiết kế các nhiệm vụ đòi hỏi sự phụ thuộc lẫn nhau.

- Tạo ra những nhiệm vụ phù hợp với kỹ năng và khả năng làm việc nhóm của HS.

- Phân công nhiệm vụ công bằng giữa các nhóm và các thành viên.

- Đảm bảo trách nhiệm của cá nhân.

- Sử dụng nhiều cách sắp xếp nhóm làm việc khác nhau.

- Hướng dẫn HS phương pháp, kỹ năng làm việc nhóm.

5.2 Tổ chức học thông qua khám phá thực tế.

Học thông qua những chuyến đi thực tế là một hình thức trải nghiệm, khi hoạtđộng học tập được tổ chức bên ngoài lớp học, nhằm đạt được các mục tiêu đã đượcxác định

Đặc điểm của việc học thông qua khám phá thực tế

- Đáp ứng được các nhu cầu học tập và phong cách học tập khác nhau của HS.

Trang 7

- Phát triển năng lực quan sát, nghiên cứu của HS.

- Giúp HS hiểu sâu hơn các khái niệm, các lí thuyết được học trong lớp học.

- Tăng hiểu biết về thế giới xung quanh.

- Tăng kĩ năng ứng phó và giải quyết các vấn đề của thực tiễn cuộc sống Quá trình tổ chức cho HS khám phá thực tế trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn lập

kế hoạch; Thực hiện kế hoạch; Phản hồi và đánh giá:

5.3 Dạy học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh được thể hiện ở khả năng huy động mọi nguồn lực phù hợp (kiến thức, kĩ năng, thái độ, phương tiện vật chất,con người, thời gian ) để giải quyết thành công một nhiệm vụ phức hợp trong họctập hay trong thực tiễn cuộc sống

Cấu trúc năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh bao gồm các năng lực sau: Năng lực phát hiện vấn đề thực tiễn; Phân tích bối cảnh và phán đoán nguyên nhân; Đề xuất và lựa chọn giải pháp tối ưu; Thực hiện giải pháp; Đánh giá kết quả;Lưu kết quả và chia sẻ cộng đồng

Quy trình thực hiện dạy học dựa trên giải quyết vấn đề theo tiếp cận thực tế địa phương: Xác định vấn đề cần nghiên cứu; Giải quyết vấn đề (Tổ chức lớp học

để nghiên cứu vấn đề); Các nhóm tổ chức nghiên cứu, thảo luận nhằm trả lời các câu hỏi của vấn đề; Các nhóm trình bày kết quả nghiên cứu, giáo viên tổ chức đánh giá

5.4 Tổ chức dạy học dựa trên dự án.

Dạy học dự án là một hình thức dạy học thông qua trải nghiệm trong đó HSthực hiện một nhiệm vụ phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thựchành và đánh giá kết quả Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, các nhóm chủđộng làm việc cùng nhau để khảo sát thực tế, tìm kiếm, thu thập và xử lí thông tin

để giải quyết vấn đề, HS có cơ hội tự tạo kiến thức lí thuyết và hiểu biết những vấn

đề của thực tế, đồng thời hình thành và phát triển các năng lực: Giải quyết vấn đề,

tự chủ, tự học, giao tiếp

Tiến trình tổ chức dạy học trên dự án gồm có 4 bước

- Bước 1: Giao đề tài và giải thích các mục tiêu cần đạt

- Bước 2: Hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch thực hiện

- Bước 3: Thực hiện dự án

- Bước 4: Chia sẻ kết quả và đánh giá sản phẩm.

5.5 Tổ chức học thông qua diễn kịch, đóng vai.

Là một hình thức học tập cho phép HS trải nghiệm những vai trò, tình huốngkhác nhau, khám phá những tình huống thực bằng cách tương tác với những ngườikhác để hình thành những kinh nghiệm và thử nghiệm những cách thức giải quyết

Trang 8

vấn đề khác nhau, nhằm phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, khả năng giải quyết vấn

đề, kĩ năng giao tiếp và tăng sự hiểu biết xã hội và khả năng hợp tác giữa các thành viêntrong nhóm

Tiến trình tổ chức thực hiện

- GV hướng dẫn các nhóm HS chọn một tình huống, một vấn đề liên quan

đến bài học

- Tùy theo thời lượng của bài học mà giới hạn số trang của kịch bản sao cho

phần trình diễn không dài quá 15 phút

- Hướng dẫn, góp ý và chỉnh sửa kịch bản cho HS.

- Tổ chức cho HS tập luyện.

- Tổ chức cho HS trình diễn vào vào thời điểm thích hợp: trước hoặc sau khi

học kiến thức liên quan đến tiết mục trình diễn

- Sau khi HS trình diễn xong, GV nêu câu hỏi hướng dẫn cả lớp suy ngẫm,

thảo luận, phân tích ứng cử của từng vai, đề xuất những cách ứng xử khác

Cuối cùng, GV dùng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của HS như:Kịch bản, diễn xuất

5.6 Tổ chức học thông qua mạng xã hội.

Học thông qua mạng xã hội là một hình thức tổ chức học tập dựa trên cáctương tác qua mạng như Facebook, Twiter, Reddit Học thông qua mạng xã hộikhác với hình thức học tập khác ở những điểm sau: Công khai tương tác cá nhân vànhóm qua mạng Internet, nội dung do người học xây dựng dựa trên định hướng của

GV và các công cụ tương tác do nhà cung cấp thiết lập

Đặc điểm nổi bật học thông qua mạng xã hội chính là hoạt động ngoài lớphọc, nó có thể diễn ra ở bất kì nơi mà mạng Internet cho phép thông qua các siêuliên kết ; Tính cá nhân và tính tự chủ của người học được đặt lên hàng đầu

Tiến trình dạy học thông qua mạng xã hội gồm có 4 bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị chủ đề diễn đàn

GV là người chuẩn bị các chủ đề học tập thông qua mạng xã hội sao cho phùhợp với nội dụng chương trình học tập của HS Để diễn đàn học tập được tổ chứcthành công, GV cần chuẩn bị những chủ đề diễn đàn thật hấp dẫn, có khả năngkích thích HS tham gia chia sẻ

+ Bước 2: Tạo nhóm tham gia diễn đàn

Mạng xã hội là mạng dùng chung cho cộng đồng Vì vậy, GV cần lập cácnhóm kín để tránh sự tham gia không cần thiết của các thành viên không liên quan,điều này cũng giúp HS tập trung vào chủ đề dạy học

+ Bước 3: Tiến hành thảo luận, chia sẻ ý kiến

Trang 9

GV sẽ khởi đầu một chủ đề thảo luận bằng việc đưa ra một sự lựa chọn hoặcmột câu hỏi Tiếp theo, HS sẽ tiến hành trao đổi, chia sẻ ý kiến của mình về các nộidung liên quan đến chủ đề GV cùng tham gia với vai trò hỗ trợ, tư vấn, giải đápnhững thắc mắc của HS.

+ Bước 4: Kết thúc diễn đàn và đánh giá học sinh

Thời gian kết thúc diễn đàn do GV quy ước GV có thể chọn hình thức xóadiễn đàn để kết thúc mọi hoạt động và xóa tất cả các dữ liệu có liên quan đến diễn đàn

Bên cạnh việc sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí, GV nên tận dụng cáccông cụ tương tác mà mạng xã hội đã cung cấp sẵn như một kênh hoặc một tiêu chí

để đánh giá HS Khi đánh giá HS, GV nên qui đổi bằng điểm để kích thích sự thamgia tích cực của HS

6 Kĩ năng học tập tại thực địa.

6.1 Vai trò, vị trí của học tập tại thực địa Địa lí trong trường THPT.

Trong các trường phổ thông nói chung, hoạt động học tập tại thực địa làmột quá trình nâng cao kiến thức và nhận thức, hình thành và phát triển kỹ nănghành động trong thực tế của học sinh, từ đó tạo nên một lối sống có trách nhiệm

và thân thiện với cộng đồng và thiên nhiên xung quanh

Các hoạt động học tập tại thực địa có vai trò rất quan trọng trong việc hìnhthành thái độ và góp phần hình thành những chuyển biến trong hành vi của họcsinh, bởi thông qua các hoạt động đó chính là cơ hội để các em học sinh bộc lộkhả năng độc lập, củng cố những kiến thức đã học được từ các môn học, tìm hiểucác vấn đề trong thực tiễn có liên quan, nối liền kiến thức trong bài học với thựctiễn, vận dụng các kiến thức đã có trong việc nhận ra và giải quyết các vấn đềnảy sinh trong thực tiễn Đặc biệt, đối với giáo dục môi trường, học sinh cóđược cách nhìn nhận vấn đề môi trường một cách đầy đủ, đó là cơ sở và độnglực để các em có được thái độ và hành vi đúng đắn đối với thiên nhiên, môitrường một cách tự giác

Học tập tại thực địa còn khẳng định nội dung cốt lõi của chương trình giáodục phổ thông tổng thể và Quan điểm chỉ đạo tại Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm phát huy tính tích cực, chủđộng sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá.Hơn thế nữa, học tập tại thực địa sẽ cung cấp một lượng kiến thức vừa sâuvừa rộng cho học sinh, điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờchính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy Đồng thời, giúp giáoviên đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phụctình trạng học sinh thiếu hứng thú học môn Địa lí

Trang 10

6.2 Các hình thức học tập tại thực địa Địa lí nhằm hình thành phẩm chất

và năng lực cho học sinh THPT.

6.2.1 Tham quan hoạt động trải nghiệm tại địa phương

Đây là những cơ hội tốt để học sinh được trau dồi tình cảm đối với thiênnhiên, đáp ứng tâm lý tò mò, ham hiểu biết của lứa tuổi học sinh Các hoạt độngtrải nghiệm sẽ đạt hiệu quả cao nếu tổ chức học sinh như một đoàn nghiên cứu.Học sinh sẽ được hướng dẫn và được giao nhiệm vụ cụ thể như quan sát, thu thậpthông tin, xử lý thông tin và trình bày kết quả Ngoài các địa điểm, khu vực củađịa phương phù hợp với nội dung trải nghiệm thì giáo viên cũng nên tổ chức chohọc sinh hoạt động trải nghiệm những nơi làm tốt công tác bảo tồn (vườn quốcgia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển )

- Tiến trình buổi tham quan: Giáo viên cần căn cứ vào đối tượng học sinh cáckhối lớp mà dự kiến tiến trình buổi tham quan Trong quá trình khảo sát tại thựcđịa, giáo viên có thể kết hợp vừa tham quan khái quát vừa hướng dẫn các em tìmhiểu sâu một số chứng tích, hiện vật sát với nội dung các bài học mà các em đã họchay sẽ học Sau khi tham quan, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh trao đổi hoặcviết bài thu hoạch về một số vấn đề nhằm nâng cao nhận thức của các em

- Để tổ chức cho học sinh học tập tại thực địa có hiệu quả cần: Xác định rõmục đích, chủ đề buổi học; Giáo viên chuẩn bị chu đáo về địa điểm, kế hoạch tiếnhành, thái độ của học sinh, phương pháp Nếu giáo viên làm người hướng dẫn thìphải tìm hiểu, nắm vững những chứng tích, hiện vật, đồ trưng bày, hay di tích đểchuẩn bị nội dung trình bày Nếu hướng dẫn tham quan là cán bộ quản lý di sản thìgiáo viên phải trao đổi trước về mục đích, yêu cầu tham quan, những điều cần biết

về học sinh Trong cả hai trường hợp giáo viên đều giữ vai trò quan trọng

6.2.2 Hội thi Địa lí

Hội thi là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn học sinh,đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho ngườitham gia Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình,kết quả của quá trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạtđộng tập thể Quy mô của hội thi, đối tượng tham gia, cách thức tổ chức hội thinhư thế nào phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung củahội thi Hội thi Địa lí có thể tổ chức trong phạm vi một lớp, một khối hoặc toàntrường và tổ chức vào các thời gian khác nhau của năm học

Một số nội dung của hội thi Địa lí

+ Thi trả lời nhanh: Sau khi nêu câu hỏi, đội nào có tín hiệu trước sẽ đựợc trả

lời Thời gian để suy nghĩ cho một câu hỏi là cố định, ví dụ: 10 giây Sau 10 giây

từ khi nêu câu hỏi mà không có đội nào có tín hiệu trả lời hoặc trả lời sai thì có thểmời khán giả trả lời hoặc đọc đáp án Nếu đội có tín hiệu trả lời sai thì sau 5 giâyđội khác có quyền trả lời

+ Thi giải thích hiện tượng: Sau khi nêu hiện tượng, yêu cầu giải thích diễn

biến, kết quả Trong thời gian ấn định, các đội cùng trả lời ra giấy hoặc viết lên một

Trang 11

bảng và sau đó lần lượt đọc câu trả lời Căn cứ vào câu trả lời, giám khảo cho điểm

cụ thể Sau khi các đội trả lời, người dẫn chương trình công bố đáp án chính xác

+ Thi giải ô chữ: Tạo một ô chữ gồm nhiều hàng ngang và một cột dọc Cột

dọc được sắp xếp sao cho nó do các chữ ở các hàng ngang nối lại tạo thành Từviệc trả lời các câu hỏi tìm ra các từ hàng ngang, từ đó dự đoán từ ở cột dọc Nênchọn từ ở cột dọc mang một ý nghĩa nào đó

+ Thi năng khiếu: Hướng dẫn viên, thuyết trình, hùng biện

+ Thi vẽ nhanh bản đồ, lược đồ…

Có nhiều hình thức khác nhau cho phần này Có thể phát cho các đội thi cácdụng cụ, yêu cầu trình bày cách vẽ, tiến hành vẽ nhanh trong thời gian nhất định

+ Ra câu hỏi: Các đội ra câu hỏi vòng tròn hoặc đặt ra câu hỏi cho khán giả.

Các câu hỏi này phải được ban giám khảo thẩm định trước và đảm bảo tính bí mật

Để thu hút sự nhiệt tình của khán giả nên có phần thi dành cho lực lượng này và cóphần thưởng cho người trả lời đúng

6.2.3 Tổ chức thi tìm hiểu theo chủ đề

Cách thức tổ chức này giáo viên bộ môn kết hợp với Đoàn thanh niên tổ chứccho học sinh (theo khối, lớp) thường gắn liền vào các ngày lễ hay ngày truyềnthống của địa phương để tổ chức theo hình thức câu lạc bộ hoặc ra báo học tập,triển lãm tranh Hoạt động này sẽ phát huy tính tích cực, sáng tạo của HS tronghọc tập, nâng cao năng lực nhận thức và hứng thú học tập cho các em

Để hoạt động này trong trường phổ thông đạt kết quả cao, nhà trường và giáoviên các bộ môn có ưu thế phải xây dựng được một kế hoạch thật cụ thể, có mụcđích rõ ràng Giáo viên nên phân công cho mỗi lớp (nếu là triển lãm, ra báo học tập

ở lớp thì phân công tổ), khai thác tài liệu nói về một nội dung cụ thể, sau đó sẽtrưng bày triển lãm

6.2.4 Khai thác và sử dụng tư liệu trên internet, trang youtube tìm hiểu về địa phương

Internet và trang youtube ngày nay là một phương tiện không thể thiếu trongviệc học tập và nghiên cứu khoa học Nó vừa là một phương tiện truyền thông đạichúng, vừa là một công cụ cho mọi cá nhân tự trau dồi, cập nhật kiến thức và kỹnăng

Tiện ích mà Internet hay youtube mang lại cho học sinh là rất lớn: Nó giúpcho các em có những hiểu biết sâu rộng trong mọi lĩnh vực, cập nhật được thôngtin một cách nhanh nhất, tiện lợi trong quá trình học tập và mang lại kết quả cao Internet thực sự là một nguồn dự trữ thông tin khổng lồ mà trong đó có sẵn mọikiến thức trên mọi lĩnh vực trợ giúp tích cực cho học sinh nếu biết cách chọn lựa

và tiếp nhận thông tin Nó còn là nhân tố thúc đẩy trao đổi thông tin học tập vàkiến thức xã hội

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vànhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong thực tiễn đã sản sinh ra một loại hìnhtài liệu mới Đó là tài liệu điện tử Nội dung thông tin mà tài liệu điện tử phản ánhrất đa dạng và phong phú Vì thế, để khai thác và sử dụng có hiệu quả tài liệu lưutrữ điện tử có hiệu quả cao trong học tập cần cố sự hỗ trợ đắc lực và hướng dẫn củagiáo viên giảng dạy

Trang 12

II Cơ sở thực tiễn của đề tài.

1 Thực trạng của việc dạy - học và tổ chức học tập thực địa ở trường THPT thông qua môn Địa lí 12.

1.1 Ưu điểm.

- Về phía giáo viên (GV).

+ Đội ngũ GV của hai trường còn rất trẻ, năng động, có lòng yêu nghề, yêu HS + Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học trong việc giảng dạy kiến

thức bộ môn

+ Những năm gần đây, cùng với chủ trương đổi mới toàn diện và sâu sắc nền

giáo dục của nước ta, bộ GD&ĐT đã cho phép giáo viên có thể chủ động xây dựngchương trình dạy học trên cơ sở khung chương trình của bộ Từ đó, GV đã tiếnhành nhiều tiết học trên thực địa nhằm rèn luyện các kĩ năng giải quyết các vấn đềthực tiễn, quan sát, phân tích tổng hợp, tư duy theo lãnh thổ Đồng thời, hìnhthành năng lực và phẩm chất cho người học, thực hiện đổi mới giáo dục một cáchtoàn diện và hiệu quả mà toàn ngành đang hưởng ứng hiện nay

- Về phía học sinh (HS).

+ Trong quá trình học tập tại thực địa, HS có điều kiện để phát huy những

năng lực sẵn có của bản thân, chủ động trong tìm tòi phát hiện kiến thức, bày tỏquan điểm của bản thân, cách nhìn riêng về một vấn đề thực tiễn

+ Học sinh đa số chủ động, tích cực trong hợp tác, thảo luận tham gia thực

hiện để tài và tranh luận, phản biện trong quá trình học tập, bởi xu thế hiện nay các

em học sinh có kĩ năng tính toán, khai thác và sử dụng các trang mạng internet rấtnhanh và kịp thời

+ Một bộ phận HS yếu kém đã và đang cố gắng nắm bắt các kiến thức trọng

tâm cơ bản thông qua việc hợp tác nhóm, thuyết trình, phản biện Khi được giáoviên yêu cầu, các em đã mạnh dạn tự tin hơn trong việc bày tỏ quan điểm, chủđộng ghi chép, lĩnh hội kiến thức hơn, đó có thể coi là một quá trình cách mạngtrong việc chiếm lĩnh kiến thức của mình

1.2 Hạn chế.

- Về phía giáo viên.

+ Việc tổ chức học tập tại thực địa theo từng bài dạy cần đầu tư nhiều thời

gian, công sức và cả về vật chất Điều này khiến nhiều GV còn e ngại trong thựchiện đổi mới

+ Giáo viên cần chuẩn bị rất nhiều các công cụ bảng biểu, phiếu học tập,

hướng dẫn học sinh làm phiếu điều tra, bài thu hoạch cũng như sử dụng các hìnhthức, kĩ thuật dạy học khác nhau cho mỗi bài giảng nên khá vất vả

+ Việc dẫn HS đi thực địa, tổ chức và kiểm soát bài tập nhóm của HS có

nhiều khó khăn, nhất là gặp khó khăn trong quản lí sỉ số và mức độ an toàn cho HS

ở thực địa

- Về phía học sinh.

Trang 13

+ Học sinh còn lười học và chưa thật sự say mê môn học, một số bộ phận họcsinh không chuẩn bị bài mới ở nhà, không làm bài tập đầy đủ, trên lớp các emthiếu tập trung suy nghĩ Cho nên việc tự học đôi khi còn hời hợt, chủ quan.

+ Có những công đoạn điều tra thực tế tương đối khó, vượt quá khả năng của các em.

1.3 Nguyên nhân của thực trạng trên.

- Hiện nay, đa số giáo viên đều có cố gắng trong việc đổi mới phương pháp

dạy và học bộ môn Địa lý Nhưng việc xây dựng các bài dạy trong tổ chức học tậptại thực địa nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh còn đơn điệu chưamang lại hiệu quả thiết thực

- Một số thầy cô vẫn còn lúng túng trong việc tổ chức nhóm ngoài thực địa,

kiểm soát hoạt động của HS cho nên kết quả không đạt được như mục tiêu ban đầu

đề ra, HS không ghi chép hoặc nắm được trọng tâm vấn đề

- Việc học sinh không hứng thú với bộ môn cũng có thể một phần do các em

chưa thật yêu thích môn học, chưa tìm ra phương pháp học thích hợp nên dễ sinh

ra nhàm chán Đồng thời tác động của các môn học khác, học thêm ngoài giờ khiếnnhiều em không còn thời gian dành cho môn Địa

2 Hiểu biết của giáo viên về dạy - học và tổ chức học tập thực địa ở trường THPT thông qua môn Địa lí 12.

Qua điều tra bằng hình thức phỏng vấn và phát phiếu đối với giáo viên vềdạy - học và tổ chức học tập thực địa trên địa bàn 2 trường THPT tại địa phươnggiảng dạy, chúng tôi có một số nhận định như sau:

Bảng 1 Tình hình sử dụng hình thức dạy học tại thực địa ở trường THPT thông qua môn Địa lí 12 của giáo viên.

(Kết quả điều tra của 6 giáo viên ở 2 trường THPT trên địa bàn chúng tôi giảngdạy)

1. Theo thầy (cô), việc dạy - học

và tổ chức học tập thực địa trên

địa bàn 2 trường THPT tại địa

phương giảng dạy là

Rất cần thiết Cần thiết Chưa cần thiết

2 Theo thầy (cô), mục đích của

việc tổ chức các hoạt động học tập

thực địa tại địa phương mình qua

dạy học Địa lí cho học sinh lớp 12

nhằm mục đích gì?

Giúp học sinhphát huy đượctính tích cực,chủ động, tựgiác và sángtạo của bảnthân

Hiểu hơn đượcđặc điểm Địa líđịa phương

Bị động trong

xử lí các tìnhhuống

Trang 14

4 Nội dung chương trình Địa lí 12

để tổ chức học tập thực địa tại địa

phương là:

Rất phù hợpvới nội dungchương trìnhgiáo dục

Phù hợp với

chương trìnhgiáo dục

Không phù hợpvới nội dungchương trìnhgiáo dục

5 Trong dạy học Địa lí 12 THPT

hiện nay tại địa phương, việc dạy

-học và tổ chức -học tập thực địa trên

địa bàn 2 trường cho học sinh là:

Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ

6 Theo thầy (cô), việc dạy - học và

tổ chức học tập thực địa trên địa

bàn 2 trường THPT tại địa phương

nên tổ chức mức độ như thế nào?

Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi

Qua bảng 1, chúng tôi nhận thấy đa số giáo viên vẫn còn tâm lí e ngại khi tiếnhành dạy học trải nghiệm cho học sinh, mặc dù họ nhận thấy đây là hình thức dạyhọc rất hữu hiệu và phù hợp với nội dung chương trình giáo dục phổ thông, nhất làchương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong thời gian tới

Trang 15

CHƯƠNG II: HÌNH THÀNH NĂNG LỰC HỌC TẬP TẠI THỰC ĐỊA NHẰM PHÁT TRIỂN PHẨM CHẤT VÀ NĂNG LỰC CHO HỌC SINH 12.

I Quy trình tổ chức học tập tại thực địa cho học sinh THPT.

Để tổ chức hoạt động học tập tại thực địa cho học sinh THPT được thànhcông thì giáo viên trực tiếp giảng dạy đóng vai trò quyết định Thông qua việc thựchiện của những năm học trước, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức học tập tại thựcđịa có thể thực hiện theo các quy trình sau:

1 Lựa chọn nội dung học thực địa.

Căn cứ vào nội dung chương trình, mục tiêu dạy học và tình hình thực tế củadạy học nội khoá bộ môn, đặc điểm của học sinh và điều kiện của giáo viên cũngnhư của nhà trường để lựa chọn chủ đề học tập tại thực địa Việc lựa chọn này phải

rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích sự tích cực, tự lực của họcsinh ngay từ đầu

2 Lập kế hoạch thực địa.

Khi lập kế hoạch học tập tại thực địa thì GV cần phải xây dựng các nội dung sau:

- Chọn chủ đề cho HS khám phá thực tế liên quan đến bài học hoặc một cụmbài học trong chương trình

- Xác định mục tiêu yêu cầu cần đạt về năng lực trải nghiệm theo Chươngtrình giáo dục phổ thông tổng thể năm 2018

- Dựa trên các mục tiêu đã định xây dựng kế hoạch tổ chức cho HS khám pháthực tế Bản kế hoạch này cần đáp ứng những yêu cầu sau:

+ Dự kiến các phương tiện đi lại, nơi ăn ở

+ Dự kiến những rủi ro có thể xảy ra và hướng giải quyết

+ Dự kiến kinh phí tổ chức hoạt động

3 Tiến hành học tập thực địa theo kế hoạch.

- GV đi tiền trạm để tìm hiểu môi trường cảnh quan và những điều kiện cầnthiết cho chuyến học tập

- Thông báo cho HS mục tiêu chương trình, lịch trình, nội quy (Giờ giấc, trangphục, cách giao tiếp với người dân địa phương, những gì được phép và không đượcphép )

- Trước chuyến học thực địa một vài tuần, GV giao nhiệm vụ cho các nhómnghiên cứu tài liệu, tìm kiếm thông tin trên Internet liên quan đến chủ đề sắp khámphá Điều này làm tăng hiệu quả học tập của hoạt động học tập tại thực địa, đồng

Trang 16

thời giúp HS hình dung những khác biệt về địa lí, môi trường, văn hóa của cộngđồng dân cư nơi HS sẽ đến.

- Trước khi đến địa điểm học, GV nêu câu hỏi (Có thể thiết kế dưới dạngphiếu học tập), hướng dẫn HS/nhóm HS cách quan sát, ghi chép những vấn đề liênquan đến chủ đề học

- Trong quá trình học tập tại thực địa, HS/nhóm HS thực hiện nhiệm vụ GV

đã giao: Quan sát, tìm hiểu, ghi chép, thu thập minh chứng GV luôn theo dõi quátrình học sinh thực hiện các nhiệm vụ để có thể giúp đỡ kịp thời, để đảm bảo hiệuquả của việc học và đảm bảo an toàn cho HS

- Sau mỗi đợt tổ chức học tập tại thực địa thì GV và các nhóm đánh giá, tổng kếtnhững thành công và rút ra bài học kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung, hình thức vàphương pháp cho hợp lí để tổ chức những đợt HS học khám phá thực tế có kết quảcao hơn

4 Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng.

Tùy theo hình thức của chuyến học tập tại thực địa mà GV sử dụng các tiêuchí đánh giá phù hợp Mặt khác, việc đánh giá kết quả của quá trình hoạt độngngoại khoá không giống như trong học ở trên lớp, mà phải đánh giá thông qua cảquá trình hoạt động Giáo viên đánh giá hiệu quả thông qua sự tích cực, sự hứngthú, sự sáng tạo của học sinh và cả những kết quả mà học sinh đạt được trong quátrình hoạt động Trong đó sản phẩm của quá trình hoạt động là một căn cứ quantrọng để đánh giá Do vậy, GV cần tổ chức cho học sinh giới thiệu, báo cáo sảnphẩm đã tạo ra được trong quá trình hoạt động ngoại khoá Hơn nữa, việc làm nàycòn có tác dụng trong việc khích lệ, động viên tinh thần tích cực học tập của họcsinh về sau

II Các giải pháp để hình thành năng lực học tập tại thực địa nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh.

1 Học tập tại thực địa thông qua hoạt động trải nghiệm ở địa phương của trường THPT Cửa Lò và Cửa Lò 2.

1.1 Quy trình thực hiện.

Để hình thành các kĩ năng và phẩm chất cho học sinh thông qua việc dạy vàhọc thực tế tại địa phương cần thực hiện các bước sau:

- Bước 1: Đăng ký nội dung, xin ý kiến chỉ đạo ban giám hiệu, phối hợp với

giáo viên chủ nhiệm, Đoàn, tổ, nhóm chuyên môn

- Bước 2: Xây dựng ý tưởng, kịch bản, chương trình, câu hỏi

- Bước 3: Tổ chức thực hiện học tập tại địa phương.

- Bước 4: Viết bài thu hoạch.

- Bước 5: Đánh giá, rút kinh nghiệm.

Trang 17

1.2 Nội dung, kết quả thực hiện.

1.2.1 Xây dựng chương trình học tập tại thực địa cho học sinh khối 12 tại địa phương.

Hoạt động ngoại khóa trải nghiệm được chúng tôi xây dựng từ đầu năm dựatrên nội dung chương trình và điều kiện thực tế của nhà trường Nội dung hoạtđộng được thể hiện rõ trong phân phối chương trình môn học và được hiệu trưởngnhà trường phê duyệt kết hợp với đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm ở các lớp thựcnghiệm và hội phụ huynh học sinh Sau đây là kế hoạch tổ chức hoạt động cụ thểchúng tôi đã thực hiện cho nhóm học sinh của khối 12

Thực địa: TRẢI NGHIỆM MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở ĐỊA PHƯƠNG (Địa lí 12 – Hoạt động học tập tại thực địa)

I MỤC TIÊU VÀ YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC THỰC ĐỊA.

1 Mục tiêu.

- Tổ chức cho học sinh tham quan, nghiên cứu để thấy được đặc điểm sinh thái và

tình hình phát triển ngành trồng trọt của nước ta và địa phương Học sinh thấy đượcvai trò và tầm quan trọng của ngành trồng trọt đối với đời sống và hoạt động sản xuất

Từ đó, các em có ý thức bảo vệ môi trường và thêm yêu thiên nhiên, đất nước

- Phát triển kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp; Kỹ năng nghiên cứu, làm

việc nhóm và thuyết trình về một nội dung cụ thể Làm phong phú các kiến thức đãđược trang bị trong nhà trường

2 Yêu cầu.

- Kiến thức:

+ Trình bày được điều kiện phát triển và tình hình phát triển của cây lươngthực và cây công nghiệp của nước ta

+ Hiểu được tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến sự phát triển và phân

bố của ngành trồng trọt thông qua tìm hiểu thực tế tại địa phương

- Năng lực hướng tới:

Giải quyết vấn đề: Vận dụng kiến thức trải nghiệm để nhận biết được cácsản phẩm hữu cơ với sản phẩm nông nghiệp chịu tác động của các yếu tố hóa học.Thực hành kĩ năng sản xuất nông nghiệp sạch từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch.+ Nhóm năng lực chuyên biệt:

Giải quyết vấn đề thực tiễn: Nhận ra được vai trò của nền sản xuất nôngnghiệp sạch đối với bản thân và sức khỏe cộng đồng Từ đó, đề xuất các phương ánxây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương

Tìm kiếm thông tin, video từ Internet về sản xuất nông nghiệp sạch

Chụp ảnh thực địa, phỏng vấn, thu thập thông tin về nông nghiệp sạch, nhất

là ngành trồng trọt

Thực hiện các báo cáo và chia sẻ qua các mạng xã hội, sinh hoạt chuyênmôn về vấn đề sản xuất nông nghiệp sạch, nhất là ngành trồng trọt

Trang 18

- Phẩm chất:

+ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước, đất

+ Tuyên truyền cho mọi người dân trong cộng đồng địa phương nhận thứcđược tầm quan trọng của mô hình sản xuất nông nghiệp sạch

II TIẾN TRÌNH BÀI HỌC THỰC ĐỊA

1 Cách thức tổ chức thực hiện:

Quá trình tổ chức cho HS khám phá thực tế trải qua ba giai đoạn:

1.1 Giai đoạn lập kế hoạch:

- GV chọn chủ đề: Chủ đề trải nghiệm này có liên quan chặt chẽ với nội dungĐịa lí nông nghiệp trong Chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí mới như vấn

đề phát triển nông nghiệp, trong đó chúng tôi quan tâm đến ngành trồng trọt

- GV xác định mục tiêu và yêu cầu cần đạt như đã trình bày ở trên.

- GV lập kế hoạch thực hiện:

Đối tượng: Giáo viên Địa lí, giáo viên chủ nhiệm và học sinh lớp 12.

Địa điểm: Nghi Hương, Nghi Thu - Cửa Lò - Nghệ An.

Thời gian: 01 buổi.

- Các hoạt động cụ thể: KẾ HOẠCH TRẢI NGHIỆM MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP SẠCH Ở ĐỊA PHƯƠNG.

7h 30 Xuất phát tại trường học đi cơ sở

9h – 9h10 Đoàn di chuyển sang cơ sở sản xuất rau sạch và cây hoa

màu, cây ăn quả

9h10 – 9h15 Tập trung HS theo 3 nhóm như trên

9h15 – 9h45 HS theo hướng dẫn của người dân nói thêm về điều kiện

sinh thái và cách trồng, chăm sóc các loại cây hoa màu,cây ăn quả HS ghi chép, chụp ảnh, đặt câu hỏi

9h45 – 10h15 HS tham quan tự do trong khuôn viên của hộ dân về sản

xuất nông nghiệp

10h15 Đoàn di chuyển về trường

Trang 19

1.2 Giai đoạn thực hiện.

Bước 1: Chuẩn bị

a Đối với giáo viên

- Tiền trạm địa điểm dạy học thực địa

+ Thống nhất với các hộ nông dân ở Nghi Hương, Nghi Thu về nội dung dạy thực

địa liên quan đến nông nghiệp sạch để học sinh đến tham quan học tập và nghiên cứu

+ Yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm các lớp khối 12 cố vấn và phối hợp trong quá

trình dạy học

- Chuẩn bị thiết bị dạy học và cơ sở vật chất bao gồm:

+ Chuẩn bị hình ảnh, tư liệu, các thiết bị cần thiết khác

+ Xác định vị trí, địa điểm thực địa để học sinh khảo sát, nghiên cứu.

+ In ấn tài liệu phục vụ học tập như: Phiếu dành cho hoạt động trước tham quan,

phiếu khảo sát; hình ảnh

b Đối với học sinh

Chuẩn bị nội dung thực địa liên quan trên cơ sở sử dụng sách giáo khoa 12chương trình cơ bản và các trang mạng internet

Bước 2: GV giao nhiệm vụ cho HS Chuẩn bị trước khi đến học tập tại thực địa

a Chuẩn bị trước khi đến học tập tại thực địa

- Nội dung

+ Giáo viên phổ biến về nội dung tham quan học tập tại địa phương sắp tới + Giao nhiệm vụ cho học sinh tự sưu tầm thông tin, hiện vật, tranh ảnh liên

quan đến nội dung dạy học thực địa (phiếu học tập 1)

Học sinh tự sưu tầm thông tin, tài liệu, hiện vật dưới các dạng khác nhau, từcác nguồn khác nhau (Thời gian: trước buổi đi thực địa khoảng 1 tuần)

- Yêu cầu đối với HS: Sưu tầm các thông tin, hiện vật, tranh ảnh về sảnxuất nông nghiệp sạch ở Cửa Lò

PHIẾU HỌC TẬP 1

Dành cho hoạt động trước khi tham quan

Thông tin, hiện vật, tranh ảnh Các câu hỏi khảo sát hiệu quả

Thông tin về ngành trồng trọt - Địa điểm?

Vai trò Cây lương thực và cây công nghiệp, cây ăn

quả mang lại những giá trị gì về kinh tế - xãhội và môi trường?

Ngành trồng lúa nước, cây hoa

màu, cây ăn quả

- Có phong phú và đa dạng không?

- Có những loại nào?

- Thích hợp với những điều kiện sinh thái

như thế nào? Phát triển ra sao?

Giải pháp - Giải pháp đưa ra là gì để phát triển nguồn

nông nghiệp sạch trong tương lai?

Trang 20

b Thảo luận trước khi đi trải nghiệm thực tế (1 tiết học)

- Nội dung

+ Chúng tôi sử dụng quỹ thời gian của tiết ngoài giờ lên lớp để cho HS thảo luận + Giới thiệu nội dung sẽ học tập và nghiên cứu tại thực địa (những nội dung

liên quan tới vấn đề mô hình nông nghiệp sạch tại địa phương)

+ Giới thiệu phương pháp đi thăm quan thực địa, những khái niệm và kỹ năng

cơ bản mà học sinh sẽ phải vận dụng trong quá trình học tập tại thực địa: Ảnh tưliệu, sưu tầm, khảo sát, điều tra, nghiên cứu, trình bày

+ Để buổi học tập tại thực địa đạt được kết quả cao, giáo viên cần phổ biến chohọc sinh rõ mục đích, yêu cầu của buổi học Giáo viên cần đưa ra yêu cầu quan trọngđối với học sinh trong khi học thực địa như sau: Thời gian tập trung đúng quy định;tìm hiểu một số thông tin về địa lí địa phương; học sinh 2 trường mang đồng phục củatrường; phải có ý thức giữ trật tự, gìn giữ vệ sinh nơi tham gia học thực địa; khôngđược tự ý bỏ đoàn đi; tất cả phải thực hiện theo chỉ dẫn của người điều hành (giáoviên); cần chụp ảnh, ghi chép những số liệu, tài liệu trong quá trình học tập tại thựcđịa; phải viết bài thu hoạch sau khi tham quan trải nghiệm; những cá nhân tự làm tráicác quy định phải tự chịu trách nhiệm và chịu hình phạt của nhà trường

- Kế hoạch học tập cụ thể trước, trong và sau khi đi thực địa Cụ thể là:

+ Trước khi đến thực địa: Mỗi học sinh tìm hiểu thêm thông tin về địa điểm sẽ đếnhọc tại thực địa thông qua các trang web, thư viện và các nguồn thông tin khác

+ Làm việc nhóm để trao đổi, chia sẻ thông tin về các thông tin đã sưu tầmtheo chủ đề

+ Trong quá trình tham quan và nghiên cứu tại thực địa: Khảo sát, điền đầy đủ thôngtin vào mẫu phiếu, chụp ảnh thực địa, lấy mẫu theo nội dung bài học,

+ Sau tham quan, học tập: Các nhóm sẽ hoàn thành nhiệm vụ được giao đểtrưng bày và thuyết trình nội dung của nhóm mình

- Phân nhóm nghiên cứu và làm việc, có thể phân lớp làm 4 nhóm nhưng cùng

thực hiện một nhiệm vụ Sau đó sẽ tổ chức thi giữa các nhóm Mặc dù đề tài khôngphong phú nhưng việc so sánh giữa các nhóm dễ dàng hơn Sản phẩm của mỗinhóm là một phiếu học tập và các hình thức thuyết trình khác nhau: Sản phẩm trìnhchiếu trên powerpoint; tác phẩm đóng quyển, viết bài luận, hoạt cảnh, tiểu phẩm,trưng bày ảnh…

- Yêu cầu đối với học sinh

+ Biết được những thông tin cơ bản nhất về địa điểm thực địa: đường đi, sơ

đồ tổng thể địa điểm thực địa, các thông tin về địa điểm thực địa

+ Hiểu chủ đề mình sẽ nghiên cứu học tập Biết vị trí của chủ đề này nằm ở

đâu ngoài thực địa

+ Biết nhiệm vụ cần thực hiện: trước, trong quá trình học tập và công việc sẽ

thực hiện sau thực địa

+ Các nhóm làm việc để phân công trách nhiệm: Nhóm trưởng (điều hành

chung); thư ký nhóm: tổng hợp ý kiến của các thành viên; phân công các thành

Trang 21

viên trong nhóm mang theo máy ảnh, máy ghi âm (nếu có), dụng cụ lấy mẫu vật.(Biên bản làm việc nhóm – phần phụ lục).

- Tiến trình của hoạt động

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Cho vài HS nói về những hiểu

biết của mình đối với nơi sẽ đếnhọc tập nghiên cứu

- Phân chia nhóm

- Yêu cầu HS: Giới thiệu với

nhóm những hiện vật hoặc tranhảnh, thông tin sưu tầm được

- Hướng dẫn HS: Áp dụng những

câu hỏi gợi ý trong phiếu chotừng hiện vật, giúp HS hiểu được

sự phong phú và đa dạng về cácsản phẩm nông nghiệp tại địaphương

- Chia sẻ kiến thức, thông

tin và sự hiểu biết của mình

về nội dung bài học với cảlớp

- Các nhóm làm việc nhóm,

bầu nhóm trưởng, thư kýnhóm và phân công côngviệc các thành viên

- Trao đổi nhóm: Học sinh

giới thiệu kết quả sưu tầmcủa cá nhân, thảo luận và bổsung những câu hỏi, câu trảlời

- Khuyến khích học sinh

chia sẻ sự hiểu biết của bảnthân về chủ đề sẽ học vànghiên cứu tại thực địa

Nguyên tắc khi

nghiên cứu tại

thực địa

- Không làm hại đến điều kiện tự

nhiên, sinh vật và hoạt động sảnxuất của người dân tại địa điểmthực địa

- Không chạy nhảy, không nói

to, không làm ảnh hưởng đếnmọi người xung quanh

Dựa vào các câu hỏi gợi ý,học sinh thảo luận, tự xâydựng các quy định khi đithực địa

hoạch đi lại

- Phương pháp lấy mẫu vật, chụp

ảnh ở ngoài thực địa

- Thông báo về thời gian, địa điểm

- Yêu cầu về học liệu (giấy, bút,

máy ảnh, tư trang cá nhân…) cầnmang theo

Học sinh thảo luận và tự nêucác phương pháp như: Quansát, xem, đọc, ghi chép,miêu tả, chụp ảnh

Trang 22

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Gửi thông báo cho phụ huynh

Bước 3: Hướng dẫn học sinh học tập, nghiên cứu tại thực địa

a Nội dung

Tìm hiểu về: Trải nghiệm mô hình sản xuất nông nghiệp sạch ở địa phương b.Yêu cầu đối với HS

Sau hoạt động này, HS phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây :

- Học được phương pháp phân tích thông qua quá trình tìm hiểu các sự vật,

hiện tượng

- Bước đầu tìm được mối liên hệ giữa kiến thức lí thuyết với thực tế sinh

động, bước đầu hình thành được các kỹ năng nghiên cứu, khảo sát, tìm kiếm vàphân tích thông tin

c Tiến trình của hoạt động

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Chuẩn bị vào địa

điểm dạy học thực

địa

Nhắc nhở học sinh về các quyđịnh khi học ở thực địa:

+ Đi lại, quan sát, đọc, nghiêncứu, ghi chép

+ Giữ gìn và bảo vệ môi trường

+ Theo sát giáo viên và chủ hộnông dân ở Nghi Hương, Nghi

Thu – Cửa Lò

+ Hỗ trợ lần nhau và tìm kiếm sự

hỗ trợ nếu thấy cần thiết

+ Những quy định khác: thờigian, không làm việc riêng, khôngnói chuyện, hút thuốc lá, nóitục

Chấp hành nghiêmchỉnh nội quy mà lớp vànhững nội quy ở nơi đếnthực địa đề ra

- Yêu cầu các cá nhân và các

nhóm hoàn thiện sản phẩm củamình

- Thống nhất lại kế hoạch báo cáo

- Nhóm trưởng và các

thành viên nắm chắcnhiệm vụ của mình

- Các nhóm tự lên lịch

hoàn thiện sản phẩm để

Trang 23

chuẩn bị cho buổi báocáo kết quả thực địa.

Trong khi học thực địa, GV cần lưu ý:

- Để HS tự phát hiện tìm tòi, không áp đặt trong việc tìm kiếm thông tin ngoài

- Nội dung thực địa:

1 Các thông tin cơ bản về mô hình sản xuất nông nghiệp sạch (địa chỉ, các loại sảnphẩm, )

2.Vai trò của ngành trồng trọt:

3 Điều kiện phát triển của các loại cây trồng:

4 Quy trình chăm sóc:

5 Giải pháp để phát triển nông nghiệp sạch:

6 Hãy phát biểu cảm tưởng của mình khi đi tham quan trải nghiệm mô hình nôngnghiệp sạch tại địa phương?

1.3 Tổ chức báo cáo kết quả nghiên cứu

a Nội dung

Trang 24

- Các nhóm hoàn thành kết quả theo nhóm.

- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả trong tiết dạy có nội dung bài học

liên quan có thể là trưng bày, triển lãm kết quả, trình chiếu trên powerpoint, báocáo chủ đề, báo cáo theo hình thức thảo luận

b.Yêu cầu đối với học sinh

Sau hoạt động này, học sinh phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

- Biết cách tự giới thiệu sản phẩm của nhóm mình bằng nhiều hình thức khác

nhau: sản phẩm trưng bày tại chỗ; sản phẩm trình chiếu trên powerpoint; tác phẩmđóng quyển, viết bài luận, hoạt cảnh, tiểu phẩm, trưng bày ảnh…

- Biết trình bày cảm xúc của mình thông qua thuyết trình.

c Tiến trình hoạt động

Nội dung Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Chuẩn bị sản

phẩm báo cáo

- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị

báo cáo sản phẩm của nhómmình

- Vị trí trưng bày nếu các em

trưng bày tại chỗ; thiết bị trìnhchiếu; chỉ định người dẫnchương trình

Chuẩn bị giới thiệu sản phẩmcủa nhóm mình

Trong tiến trình học tập, GV cần lưu ý:

- Khuyến khích học sinh liên hệ với cuộc sống hiện tại.

- Khuyến khích học sinh sử dụng nhiều cách truyển tải thông tin khác nhau.

- Tạo cơ hội cho mọi học sinh được tham gia, không tập trung vào một số HS.

- Động viên, khen thưởng kịp thời

Qua buổi học tập tại thực địa các em đã thấy được tiềm năng và khả năng pháttriển nông nghiệp của địa phương Điều quan trọng hơn nữa, chỉ có 1 buổi học trảinghiệm đã rèn luyện các em về những kỹ năng quan sát, thu thập thông tin, tổng hợp,nghiên cứu, làm việc nhóm và thuyết trình về một số nội dung cụ thể; biết chia sẻ,hợp tác trong các hoạt động tập thể; biết quản lý bản thân, tạo khả năng tự tin trongcác buổi sinh hoạt, hình thành kỹ năng sống phù hợp trong mọi hoàn cảnh

Mặc dù chỉ là một buổi học tập thực địa trong thời gian rất ngắn nhưng chúngtôi vẫn cho các em nhận xét, rút kinh nghiệm, trình bày những cảm nhận của mìnhtrong quá trình tham gia

Trang 25

Em Hoàng Thùy Linh - Học sinh lớp 12A3 – Trường THPT Cửa lò 2, bày tỏ

suy nghĩ của mình: “Chúng em rất thích tham gia các hoạt động trải nghiệm thực

tế bởi em thấy được thực tế hoạt động sản xuất tại chính địa phương mình ở như thế nào Từ đó, em cũng như các bạn có nhận thức tốt hơn trong vấn đề bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước, môi trường đất, góp một phần nhỏ cho chất lượng sản phẩm của địa phương”.

Em Hoàng Đức Quân – Học sinh 12D2 – Trường THPT Cửa Lò cho rằng:

“Tham gia buổi học tập tại thực địa bản thân em rất thích không những giúp em hiểu biết về nông nghiệp địa phương mà còn bồi dưỡng cho em tình yêu quê hương, rèn luyện thêm các kĩ năng sống trong thực tế”.

Ngoài ra, chúng tôi còn đưa học sinh đến địa điểm tham quan nghề trồng nấm

ở Nghi Thu Các em được người dân hướng dẫn cách trồng và chăm sóc nấm, sau

đó thực hành cơ sở và tiếp theo đó là các em tự tiến hành trồng nấm tại trường.(Một số hình ảnh học tập ngoài thực địa - Phụ lục 1)

Có thể nói, học tập tại thực địa như là phương thức giúp cho học sinh kết nốiđược kiến thức hàn lâm lâu nay trong trường học ra ngoài thực tế cuộc sống Quatrải nghiệm, các em sẽ được viết, được thể hiện những gì các em quan sát từ thực

tế, đồng thời rèn luyện cho các em nhiều kĩ năng sống như: Tự nhận thức, giaotiếp, tư duy, làm chủ bản thân, giải quyết vấn đề thực tiễn

2 Tổ chức cho HS thực hiện dự án: “ Mô hình phát triển nông nghiệp sạch ở địa phương”.

a Cách thức tổ chức thực hiện:

- Bước 1: Giao nội dung và giải thích mục tiêu cần đạt.

+ Chúng tôi đã phân chia cho các nhóm nội dung sau:

Nhóm 1,2: ”Tìm hiểu về ngành trồng cây lương thực Liên hệ địa phương” Nhóm 3,4: ”Tìm hiểu về ngành cây công nghiệp và cây ăn quả Liên hệ địa phương”

.Vai trò?

Điều kiện phát triển?

Tình hình phát triển?

Liên hệ địa phương?

+ Việc thực hiện các nội dung trên, HS rèn luyện được các năng lực chungnhư: Tự học (tự đọc và tìm kiếm tài liệu), giao tiếp và hợp tác (phân công côngviệc phù hợp cho từng thành viên trong nhóm, xác định rõ ràng trách nhiệm củatừng thành viên đối với nhóm: họp nhóm đúng giờ, hoàn thành sản phẩm đúng thờihạn ), kĩ năng giải quyết vấn đề; thu thập và xử lí thông tin về ngành trồng câylương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả để làm báo cáo và các năng lực chuyênmôn như nhận biết được các sản phẩm đó trong không gian, vận dụng các kiếnthức của chủ đề đó vào thực tiễn cuộc sống; kĩ năng khai thác và sử dụng các trangmạng và internet

+ Chúng tôi yêu cầu HS nộp sản phẩm trên khổ giấy A4 bằng bài thuyết trình

có hình ảnh, sơ đồ hoặc trên powerpoint, triễn lam tranh đồng thời đặt ra cho HScần đạt đối với bài báo cáo và nhắc nhở HS thời gian thực hiện dự án: 2 tuần

Trang 26

- Bước 2: Hướng dẫn HS cách thực hiện.

+ Chúng tôi hướng dẫn HS lựa chọn cách lựa chọn báo cáo phù hợp: Thuyếttrình có hình ảnh, video hay trên powerpoint

+ Đọc các tài liệu liên quan chủ đề: Vai trò, điều kiện phát triển, tình hìnhphát triển và liên hệ địa phương

+ Phác thảo ý tưởng báo cáo và lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho trừngthành viên trong nhóm (Có biên bản làm việc nhóm – Phụ lục 8)

+ Mốc thời gian hoàn thành nhiệm vụ, dự trù kinh phí

- Bước 3: Thực hiện dự án.

Học sinh có 2 tuần để thực hiện nhiệm vụ

+ Tuần 1: Chúng tôi định hướng cho học sinh tìm hiểu thông tin, hình ảnh,video, mẫu vật về ngành trồng cây lương thực, cây công nghiệp và cây ăn quả

Từ đó, phác thảo ý tưởng thực hiện sản phẩm

+ Tuần 2: Thực hiện sản phẩm ngoài thực địa và hoàn thành nó

Trong quá trình hoàn thành sản phẩm kết hợp với tổ chức học thông qua khámphá thực tế, GV đã tư vấn và hỗ trợ cho HS theo các yêu cầu của từng nhóm nêu trên

- Bước 4: Chia sẻ kết quả và báo cáo sản phẩm.

+ Chúng tôi đã tổ chức cho HS thuyết trình trên lớp về các nội dung đã chuẩn bị.+ Phát phiếu đánh giá kết quả làm việc của các nhóm

b Đánh giá

Chúng tôi đánh giá hoạt động học tập thực địa của HS dựa trên:

- Bài báo cáo và thuyết trình của nhóm (dựa trên tiêu chí phiếu đánh giá kết

quả làm việc của các nhóm)

- Kết quả làm việc nhóm trên thực địa với các nội dung của dự án và khả năng

vận dụng kiến thức vào thực tế

Như vậy, trong quá trình học tập nghiên cứu tại thực địa với chủ đề: “Trảinghiệm mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tại địa phương” Chúng tôi đã tiến hành tổchức học thông qua khám phá thực tế, tổ chức cho học sinh thuyết trình, thảo luậnnhóm và thực hiện dự án qua phần báo cáo của dự án và trải nghiệm thực tế

3 Tổ chức hội thi và chăm sóc di sản, bảo vệ môi trường địa phương

Tổ chức hội thi một hoạt động học tập ngoại khoá rất quan trọng gắn nhàtrường với đời sống xã hội, giúp học sinh thể hiện được khả năng làm chủbản thân,kĩ năng giao tiếp, bộc lộ được năng khiếu kịch, dẫn chương trình,diễn thuyết một chủ đề cuộc thi trước công chúng

Hoạt động ngoại khoá này cũng có thể thực hiện nhân dịp kỉ niệm các ngày lễlớn của đất nước, ngày truyền thống địa phương hoặc kết hợp với các phong tràothi đua của nhà trường trong từng tháng

Muốn thực hiện hoạt động ngoại khóa này, giáo viên các môn học liên quan cần:

- Đề xuất với nhà trường kế hoạch tổ chức, dự kiến thời điểm phát động,thành lập Ban giám khảo

- Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung cuộc thi

Trang 27

- Phổ biến mục đích, yêu cầu, nội dung cuộc thi cho HS các khối lớp.(Chiathành 3 đội tương ứng với 3 khối lớp, mỗi khối 6 học sinh)

- Dự kiến thời gian thực hiện

- Phân công ban giám khảo chấm

- Tổ chức phát phần thưởng cho những đội đạt giải

Hiện nay trong mỗi nhà trường luôn luôn đề cao phong trào “Xây dựngtrường học thân thiện, học sinh tích cực”, một trong những hoạt động được đặt ra

là tổ chức cho học sinh tham gia chăm sóc các di sản, chủ yếu là các di tích mang

tính lịch sử của địa phương Đây là hoạt động ngoại khóa có tác dụng giáo dục cho

học sinh ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa mà ôngcha để lại

Hơn nữa, trên địa bàn địa phương chúng tôi sinh hoạt thường xuyên nâng cao

ý thức cho học sinh bảo vệ môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên thông quacác hoạt động lao động bãi biển thường niên

Như vậy, thông qua hoạt động chăm sóc di sản, bảo vệ môi trường ở địaphương đã khẳng định được mối quan hệ gắn bó giữa nhà trường với địa phương,gắn việc dạy học với thực tế cuộc sống (Phụ lục 3)

4 Thi tìm hiểu về các sản phẩm đặc trưng của địa phương

Ngoài các hoạt động học tập thực địa, chăm sóc di sản, bảo vệ môi trường tại

địa phương thì chúng tôi tổ chức dạy học theo hình thức thi tìm hiểu về các sản phẩm

đặc trưng của địa phương, nhằm rèn luyện thêm các kĩ năng Địa lí cho các em

4.1 Về công tác chuẩn bị

4.1.1 Chuẩn bị về thời gian:

Dựa theo kế hoạch giảng dạy đầu năm học để có sự chuẩn bị chu đáo Thờigian chuẩn bị 2 tiết, tiết 1 giao chủ đề về thủy sản để học sinh chuẩn bị ở nhà trên

cơ sở chương trình sách giáo khoa 12 - cơ bản và khai thác trang internet, tiết 2tiến hành thực hành trên lớp

4.1.2 Chuẩn bị về địa điểm:

Phải chuẩn bị máy chiếu, thiết kế bàn ghế theo không gian lớp học rộng rãi để 4 đội chơi

4.1.3 Chuẩn bị đối tượng tham dự:

- Học sinh khối 12 và các giáo viên trong tổ Sử - Địa – GDCD – GDQP dự giờ

4.1.4 Chuẩn bị về nội dung.

* Chuẩn bị của giáo viên:

- Để buổi học có hiệu quả cao, chúng tôi đã có sự thảo luận, thống nhất nộidung của các câu hỏi sẽ đưa ra cho các đội thi phải liên quan đến ngành thủy sảnnước ta và lồng vào đó là liên hệ đến địa phương nơi các em sinh sống

- Nhằm mang tính giải trí lí thú và hấp dẫn của buổi học, mỗi đội cử 2 họcsinh thể hiện bài hò kéo lưới

Trang 28

- Phân công người dẫn chương trình, người phụ trách loa máy, trình chiếumàn hình, ban giám khảo, thư kí tổng hợp…

* Chuẩn bị của học sinh:

- Tất cả HS khối 12 nghiên cứu nội dung ngành thủy sản Việt Nam và địaphương trên cơ sở sách giáo khoa 12 - chương trình cơ bản, sưu tầm những tài liệu,sách, báo… liên quan đến nội dung trên internet

4.1.5 Thiết kế hình thức, chương trình

Thi tìm hiểu về các sản phẩm đặc trưng của địa phương được tiến hành thôngqua tổ chức các trò chơi trả lời nhanh câu hỏi liên quan đến thủy sản nước ta vàliên hệ địa phương, thi làm hướng dẫn viên du lịch Chương trình được thiết lậptrên máy tính phải hấp dẫn, có tính nghệ thuật và phù hợp với mục đích yêu cầu

- Phần thi kiến thức: 20 câu - 20 phút

- Phần thi năng khiếu: Thi làm hướng dẫn viên du lịch: 12 phút

- Tổng kết và trao thưởng: 3 phút

(Lưu ý: Sau khi thi xong học sinh viết bài thu hoạch)

4.2 Công tác tổ chức

Bước 1 Ổn định tổ chức (1 phút)

- Kiểm tra sĩ số, chỗ ngồi

- Kiểm tra sự chuẩn bị của các học sinh (vị trí ngồi của các đội, bút, bảngtrắng, vở để ghi chép)

Bước 2 Người dẫn chương trình cho các đội thi giới thiệu (4 phút)

Buổi học của chúng ta hôm nay được tổ chức bằng một hình thức thi giữa cácđội rất hấp dẫn, lý thú với 2 phần chính:

- Phần thi kiến thức: 20 câu - 20 phút

- Phần thi làm hướng dẫn viên du lịch: 12 phút

Phần 1: Phần thi kiến thức tìm hiểu về ngành thủy sản nước ta

Hoạt động 1: Khởi động (Thời gian: 13 phút)

- Ý tưởng:

+ Về nội dung: Ở phần này chúng tôi đưa ra 12 câu hỏi giành cho 4 đội chơi.

Nội dung các câu hỏi đều liên quan đến ngành thủy sản nước ta và Cửa Lò Nộidung các câu hỏi liên quan đến nội dung bài học trong SGK, đặc biệt là chúng tôilồng những câu hỏi mang tính giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh (Tự chủ

và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các thành viên khác; Giảiquyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để )

+ Thiết kế trên màn hình: Mỗi đội chơi lần lượt được trả lời 1 gói câu hỏi mà

chúng tôi đã chuẩn bị Mỗi slide là 1 câu hỏi đội chơi phải trả lời, mỗi đội chơi suy

Trang 29

nghĩ trong 10 giây và trả lời, mỗi câu trả lời đúng đội chơi được cộng 10 điểm, nếuđội chơi không trả lời được các đội còn lại có quyền trả lời và nhận về 5 điểm.Người phụ trách máy sẽ trình chiếu câu trả lời đúng nhất

- Người dẫn chương trình: phổ biến lại luật chơi và lần lượt gọi các đội thamgia thi trả lời các câu hỏi nhanh

+ Luật chơi: Phần thi cho mỗi đội gồm 3 câu hỏi

Các đội thảo luận và cử 01 đại diện trả lời nhanh câu hỏi của ban tổ chức đưa

ra, trả lời 3 câu hỏi trong thời gian tối đa 10 phút Mỗi câu trả lời đúng được 10điểm, sai không bị trừ điểm Nếu trả lời sau đội khác có quyền trả lời, nếu trả lờiđúng được 5 điểm, trả lời sai trừ 2 điểm

+ Các gói câu hỏi của chúng tôi như sau: (Phụ lục 4)

Gói câu hỏi thứ 1:

Câu 1: Các vườn quốc gia Cúc Phương, Bạch Mã, Nam Cát Tiên thuộc loại

Đáp án: “ rừng đặc dụng”

Câu 2: Ngành nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long vì

Đáp án: “ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt”

Câu 3: Ngư trường trọng điểm số 1 của nước ta là

Đáp án: “Kiên Giang - Cà Mau”

Gói câu hỏi thứ 2:

Câu 1: Vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi trồng hải sản là

Đáp án: “Đồng bằng sông Cửu Long”

Câu 2: Điều kiện nào sau đây thuận lợi cho nước ta phát triển đánh bắt thủy sản?

Đáp án: “ Biển có nhiều ngư trường lớn”

Câu 3: Hai tỉnh có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn nhất ở nước ta hiện nay là

Đáp án: “ Cà Mau và Bạc Liêu”

Gói câu hỏi thứ 3:

Câu 1: Năng suất lao động của hoạt động khai thác thủy sản ở nước ta còn thấp chủ yếu là do

Đáp án: “Tàu thuyền và các phương tiện đánh bắt còn chậm được đổi mới”

Câu 2: Điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta là

Đáp án: “có nhiều sông lớn, nhiều diện tích mặt nước ao, hồ, đầm phá, vũng vịnh”

Câu 3: Nước ta có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển ngành đánh bắt hải

sản, nhờ có

Đáp án: “ bờ biển dài, vùng đặc quyền kinh tế rộng”

Gói câu hỏi thứ 4:

Câu 1: Nơi thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản nước lợ ở miền Ttrung là

Đáp án: “đầm phá”

Câu 2: Nghề nuôi cá nước ngọt hiện nay phát triển ở

Đáp án: “Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long” Câu 3: Nguyên nhân làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng khá nhanh trong thời gian gần đây là

Đáp án: “tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu thuyền”

Trang 30

Hoạt động 2: Ô chữ bí mật (Thời gian: 8 phút)

* Ý tưởng:

- Về nội dung: Ở phần này chúng tôi đưa ra 6 câu hỏi giành cho 4 đội chơi.

Nội dung các câu hỏi đều đề cập đến những vấn đề của thủy sản Việt Nam và địaphương Nội dung các câu hỏi ẩn sau những ô chữ hàng ngang Trò chơi này hấpdẫn, kịch tính cao, đồng thời củng cố thêm một số kiến thức cơ bản môn Địa lí, đặcbiệt là rèn luyện các kĩ năng chuyên biệt bộ môn và hình thành phẩm chất (Yêuthiên nhiên và bảo vệ nguồn lợi thủy sản; Chăm chỉ, có tinh thần tự học và nêu caotrách nhiệm với bản thân , cộng động; sẵn sàng học hỏi và hỗ trợ, hợp tác lẫn nhautrong học tập )

- Thiết kế trên màn hình: Mỗi hình vuông theo ô hàng ngang là một ô chữ ,

tương ứng với mỗi ô chữ hàng ngang là phương án trả lời của câu hỏi Mỗi độichơi chọn câu hỏi số mấy thì người phụ trách màn hình sẽ kích chuột vào ô chữ đó

* Thực hiện:

- Dẫn chương trình (DCT) phổ biến luật chơi:

+ Trò chơi có sự tham gia của 4 đội chơi Mỗi đội có 3 thành viên tham gia,các thành viên này được thành lập trước Toàn bộ phần chơi có 8 câu Mỗi câu hỏitrả lời đúng sẽ được 10 điểm, trả lời sai thì nhường quyền cho các đội còn lại.Trong 3 đội còn lại, đội nào bấm chuông nhanh nhất đội đó được quyền trả lời, nếutrả lời đúng thì được 5 điểm Trường hợp đội thứ 2 không trả lời đúng thì nhườngquyền trả lời cho khán giả Khán giả trả lời đúng sẽ được nhận phần thưởng củaBan tổ chức

+ Giám khảo có thể linh động cho điểm tuỳ vào mức độ chính xác của câu trảlời của các đội chơi

+ Mỗi câu hỏi mà đội thi trả lời đúng sẽ lật ô mà đội chơi đã chọn

+ Cứ lần lượt như vậy, đội chơi thứ 2 sẽ chọn ô chữ tiếp theo Trong quátrình tham gia trò chơi này, đội nào tìm được từ chìa khóa trước sẽ có quyền trả lời,nếu trả lời đúng số điểm được ban giám khảo đưa ra tùy thuộc vào ô chữ đã đượclật, nhưng đội chơi xin quyền trả lời trước mà sai thì mất quyền chơi và nhườngcho các đội còn lại

- Các đội chơi tham gia chơi: Có 4 đội chơi

* Sau đây là nội dung của 8 câu hỏi và đáp án mà chúng tôi đã thiết kế trên màn hình và đã sử dụng trong nội dung bài học trên địa bàn 2 trường

Hàng ngang số 1 (7 chữ cái): Tỉnh nào nổi tiếng về nuôi cá tra và cá ba sa trong lồng bè trên sông Tiền, sông Hậu?

Trang 31

Để phần thi có trọng tâm, trước khi thi ban tổ chức cho các đội chơi chuẩn bịnội dung thuyết trình giưới thiệu về nguồn lợi hải sản Cửa Lò Các em đóng vai trò

là người hướng dẫn đưa du khách tham quan các loại hải sản phong phú trên quêhương mình

+ Thiết kế trên màn hình:

Hình ảnh một số địa danh học sinh giới thiệu hoặc video, bài thuyết trình các

em chuẩn bị trước (nếu có)

- Thực hiện:

Dẫn chương trình phổ biến luật chơi: Tổng điểm phần thi này có 20 điểm, mỗi đội

cử 1 thành viên lên tham gia thi hùng biện, thời gian trình bày trong 05 phút Nếu trìnhbày quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm (Phụ lục 12)

5.Tổ chức thi tìm hiểu về du lịch biển Cửa Lò thông qua việc khai thác và sử dụng tư liệu trên internet, trang youtube

Chúng tôi hướng dẫn HS tham gia học tập trên các trang mạng, cách thứckhai thác và sử dụng internet, đồng thời thiết lập bài học của mình trên kênhyoutube Trong quá trình đó, chúng tôi đã vận dụng mục 2 – bài 35: ‘‘Vấn đề pháttriển thương mại và du lịch’’

Trang 32

+ Đối với HS: Sưu tầm các tài liệu liên quan đến chủ đề trên các trang mạng,

sử dụng máy tính, máy quay

- Thời gian: Tiến hành trong 2 tiết

Tiết 1: GV hướng dẫn khai thác các trang mạng xã hội liên quan đến nộidung du lịch Việt Nam và thị xã Cửa Lò

Tiết 2: HS báo cáo sản phẩm của mình

- Địa điểm: HS nghiên cứu ngoài thực địa tại mọi địa điểm trên địa bàn thị xãCửa Lò và báo cáo trên lớp

- Chuẩn bị đối tượng tham dự: Học sinh các lớp dạy thực nghiệm khối 12

5.2 Tạo nhóm tham gia.

Mỗi lớp dạy thực nghiệm GV chia thành 4 nhóm Các nhóm tự phân côngnhóm trưởng, thư kí và nhiệm vụ của mỗi thành viên tìm hiểu các vấn đề của bàihọc trên mạng xã hội Sau đó các em hoàn thiện video của mình mà trước hết làgiới thiệu chung về du lịch Việt Nam (Khái niệm, tài nguyên du lịch và tình hìnhphát triển), tiếp đến giới thiệu về du lịch địa phương

5.3 Tiến hành thảo luận, chia sẻ ý kiến

Trên cơ sở chủ đề chúng tôi đã đưa ra HS sẽ tiến hành trao đổi, chia sẻ ý kiến của mình về các nội dung và cách báo cáo GV cùng tham gia với vai trò hỗ trợ tư vấn, giải đáp những thắc mắc của HS HS sẽ trình bày sản phẩm của mình theo đường link: : https://www.youtube.com/watch?v=ZALUC4WdVOA, https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=F7VAjbW0Rs4&feature=share https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=BXVgIUYgh4I&feature=share

5.4 Đánh giá kết quả.

Bên cạnh việc sử dụng phiếu đánh giá theo tiêu chí (phụ lục 10) chúng tôicòn sử dụng các công cụ tương tác mà mạng xã hội đã cung cấp sẵn như một kênhhoặc một tiêu chí để đánh giá HS Đánh giá kết quả của HS là cả một quá trình làmviệc ở trên thực tế (các địa điểm du lịch tự nhiên và nhân văn trên địa bàn thị xãCửa Lò) và cả việc thực hiện báo cáo trên lớp Kết quả của HS được chúng tôiđánh giá bằng điểm số giữa các nhóm nhằm kích thích sự tham gia tích cực của HS

6 Tổ chức học thông qua diễn kịch, đóng vai.

Chúng tôi hướng dẫn HS tạo tình huống có vấn đề thực trạng việc làm vàhướng giải quyết việc làm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta Kịch bản các emdiễn trong khoảng 6 – 7 phút

Giáo viên tổ chức cho HS trình diễn qua mục 3 “Vấn đề việc làm” bài17:“Lao động và việc làm”.(https://www.youtube.com/watch?v=DEjryGPwjYI vàhttps://youtu.be/83lG46cowu8 ) GV nêu câu hỏi cho HS suy ngẫm về nội dung dulịch Việt Nam và địa phương những gì em đã biết, chưa biết và thắc mắc theo kĩthuật KWL

Cuối cùng, GV dùng các tiêu chí đánh giá kết quả hoạt động của HS như:Kịch bản, diễn xuất (Phụ lục 11)

Trang 33

CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM.

I Thực hiện bài giảng.

Bài 22 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH NÔNG NGHIỆP

TÍCH HỢP DỰ ÁN “ TRẢI NGHIỆM MÔ HÌNH NÔNG NGHIỆP SẠCH TẠI ĐỊA PHƯƠNG”

(Giáo án thực nghiệm được tiến hành dạy trên lớp đồng thời có hoạt động trảinghiệm của HS liên quan đến nội dung bài học, được báo cáo trên lớp qua các hoạtđộng nhóm theo hình thức dự án HS có thể làm bài phỏng vấn, powerpoint hoặcthuyết trình về vấn đề phát triển cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả ở nước

ta và địa phương Vì vậy, trong dạy thực nghiệm chúng tôi chỉ áp dụng cho mục 1, bài22: “Vấn đề phát triển nông nghiệp” Các nhóm nộp bài GV chấm những sản phẩmlàm tốt nhất sẽ được trình bày chia sẻ trước lớp và có phần thưởng)

Bài 22 VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP

I MỤC TIÊU

1 Kiến thức

- Trình bày được cơ cấu của ngành nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi; tình hìnhphát triển và phân bố một số cây trồng và vật nuôi chính của nước ta

- Giải thích được xu hướng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và ngành trồng trọt

- Kể tên được các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng ở các vùng miền

- Năng lực chung: Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo,

năng lực quản lí, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng công nghệ thông tin vàtruyền thông, năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực tư duy tổng hợp theo lãnh thổ: thấy được thế, mạnh, hạn chế trongnông nghiệp của cả nước, từng vùng, miền thực trạng và định hướng phát triển củangành trong tương lai

+ Năng lực học tập tại thực địa: xác định thế mạnh, hạn chế của địa phương trong

sự phát triển kinh tế nông nghiệp

+ Năng lực sử dụng bản đồ: so sánh sự phát triển nông nghiệp của các vùng, miền.+ Năng lực sử dụng số liệu thống kê

+ Phân tích bảng số liệu về kinh tế xã hội của từng nhóm ngành

Trang 34

+ Năng lực sử dụng tranh ảnh địa lý, video clip.

+ Năng lực viết, trình bày báo cáo, thiết kế infographic,…

II CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1 Chuẩn bị của GV

- Cập nhật thông tin, hình ảnh biểu đồ, lược đồ liên quan đến bài học

- Phiếu học tập, phiếu khảo sát, đánh giá phương pháp học

- Các phụ lục đính kèm

2 Chuẩn bị của HS

- Xem trước bài mới, sưu tầm các thông tin liên quan được giao

- Átlat Địa lí Việt Nam

- Nghiên cứu các biểu đồ, sơ đồ, bản đồ, bảng biểu trong SGK

- Giấy A1, bút lông nhiều màu

- Các báo cáo liên quan học thực địa từ tiết ngoại khóa

III CÁCH THỨC THỰC HIỆN:

- Bước 1: Lập kế hoạch tổ chức và chuẩn bị:

+ Nội dung của bài thuyết trình: ”Tìm hiểu mô hình sản xuất nông nghiệp sạch tạiđịa phương” liên quan đến vấn đề phát triển ngành trồng trọt ở mục 1- bài 22 vàchương trình Địa lí 12 – cơ bản

+ HS tìm tài liệu liên quan đến nội dung bài thuyết trình đồng thời tham quan thực

tế địa phương để chụp ảnh, lấy thông tin làm tư liệu cho bài báo cáo

+ Kế hoạch tổ chức: HS có 1 tuần chuẩn bị báo cáo, thời gian báo cáo là 5 phút,

HS có thể thiết kế theo nhiều hình thức khác nhau: Bài thuyết trình kèm hình ảnh,

vẽ tranh, Powerpoint, kịch

+ Có phiếu đánh giá kèm theo (Bảng 2)

- Bước 2: Giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS thực hiện.

+ Các nhóm phân công tìm kiếm tài liệu từ Internet, chụp ảnh minh họa hay video

từ thực địa cho bài thuyết trình Mỗi thành viên phụ trách thiết kế một phần nộidung, nhóm trưởng chịu trách nhiệm tập hợp và hoàn thiện bài báo cáo

+ GV lấy 1 sản phẩm có chất lượng nhất của nhóm, bài thuyết trình có nội dung sau:

Nhóm 1,2: ”Tìm hiểu về ngành trồng cây lương thực Liên hệ địa phương” Nhóm 3,4: ”Tìm hiểu về ngành cây công nghiệp và cây ăn quả Liên hệ địa phương”

Vai trò?

Điều kiện phát triển?

Tình hình phát triển?

Liên hệ địa phương?

Bước 3: Tổ chức thuyết trình, hỏi đáp và đánh giá.

- Trong giờ học trên lớp, bài 22: ”Vấn đề phát triển nông nghiệp” GV lần lượt cho

các nhóm trình bày nội dung bài thuyết trình, thời gian báo cáo tối đa là 5 phút/bài

- Các nhóm cử đại diện thuyết trình, các thành viên khác bổ sung và trả lời câu hỏi.

- GV tổng kết và liên hệ nội dung bài học.

Bước 4: Đánh giá bài thuyết trình.

Để đánh giá kết quả báo cáo kết quả học tập của HS, chúng tôi sử dụng bảng đánh

Trang 35

giá theo các tiêu chí sau:

Bảng 2: Tiêu chí đánh giá bài thuyết trình về ngành trồng trọt Liên hệ quá trình học tập thực tế địa phương.

Sử dụng tranh, ảnh chụp, số liệu minh họa hợp lí 5

Nội dung

(45 điểm)

Tìm hiểu sâu vấn đề thực địa về mô hình sản xuất nông

Trả lời câu hỏi của nhóm khác một cách thuyết phục 10

Thuyết

trình

(30 điểm)

Trả lời câu hỏi đúng trọng tâm, dễ hiểu, ngắn gọn 10

Sử dụng đa phương tiện khi thuyết trình (Cử chỉ, điệu bộ,

- Tạo hứng thú cho tiết học, định hướng kiến thức cơ bản cần đạt

2 Phương pháp: chơi trò chơi

3 Phương tiện: bảng đen/giấy A0

4 Tiến trình hoạt động: trò chơi “Tiếp sức nhà nông”

- Bước 1: GV chia lớp thành 6 nhóm/đội (có thể cho các em đặt tên liên quan đến

nội dung bài học cho thêm sinh động), hướng dẫn luật chơi:

Mỗi đội được phát 1 tờ giấy A0, các đội hoạt động theo phương thức khăn trải bàn, trong thời gian 5 phút, các thành viên của các đội sẽ ghi tên các nông sản Việt (có thể chỉ giới hạn trong lĩnh vực ăn – uống) mà mình biết vào ô riêng, sau

đó tổng hợp vào ô chung trong khăn trải bàn Các nông sản phải gắn với địa danh sản xuất.

VD: Các nông sản nổi bật của nước ta hiện nay có: Cà phê Tây Nguyên, gạo Cần Thơ, dứa Đồng Giao, xoài Cát Chu, tiêu Phú Quốc, chuối Lào Cai, chè Shan Tuyết, Ô Long, Tân Cương; gạo Nàng thơm Chợ Đào, tỏi Lý Sơn, mắm cá lóc Châu Đốc, Bưởi Đoan Hùng, chả mực Hạ Long, thanh long Bình Thuận,…

Trang 36

- Bước 2: Các đội làm việc trong thời gian 3 phút, dán kết quả làm việc lên bảng

để tính điểm theo tổng số nông sản, mỗi nông sản có được sẽ mang lại cho đội 2điểm/thang điểm 100 (tích điểm theo thang này đến cuối tiết học)

- Bước 3: Với các nông sản mà nhiều bạn thắc mắc, các đội sẽ phải giới thiệu về

loại nông sản này, nếu giải thích tốt sẽ được cộng 5 điểm/1 nông sản; không giảithích được sẽ bị trừ lại 2 điểm GV hỗ trợ giải thích nếu đội nào không trả lời được

- Bước 4: Tổng hợp điểm, vào bài mới.

B Hình thành kiến thức mới

HOẠT ĐỘNG 1, 2: Tìm hiểu ngành trồng trọt (25 phút)

1 Mục tiêu

- Trình bày tình hình phát triển và phân bố các nhóm cây trồng của nước ta

- Phân tích được ý nghĩa của việc phát triển cây lương thực và cây công nghiệp đốivới nền kinh tế

2 Phương pháp/kĩ thuật dạy học

- Phương pháp: Phương pháp đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm, nghiên cứu họctập từ thực địa

- Hình thức: Nhóm

3 Phương tiện

- Phiếu học tập, Atlat Địa lí Việt Nam

- Số liệu mới

- Giấy A1, bút lông

- Bài báo cáo của học sinh trên giấy A4 hoặc powerpoint

4 Tiến trình hoạt động:

- Bước 1: HS hoạt động theo nhóm đã chia từ tiết học ngoại khóa, tham khảo nội

dung SGK kết hợp kiến thức bản thân, kiến thức học tập từ thực địa hoàn thànhphiếu học tập như đã đề cập ở trên

- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ trong thời gian 3 phút (Phần này HS đã chuẩn bị

trước ở nhà và trong quá trình học thực địa)

- Bước 3: Thống nhất kết quả và báo cáo trước lớp theo chỉ định của GV, các

Ngày đăng: 21/05/2021, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w