Lãnhđạotrẻvà những bàihọcvề mục đích (phần 1) Cách đây 200 năm, nhà văn người Mỹ Washington Iriving (1783-1859) có phát biểu: “Những trí tuệ vĩ đại sống có mục đích, còn những bộ óc đơn giản thì chỉ có những ước mơ”. Thế hệ trẻ, nhất là những nhà lãnhđạotrẻ không thể sống thiếu mục đích. "Sẽ không có đường ranh giới tận cùng nào cho những người biết làm việc bằng trí tuệ của họ. Không có giới hạn tuổi tác nào để cản trở một người xuất phát từ điểm khởi đầu. Và cũng không có chướng ngại vật nào là không thể vượt qua nếu một người có tính kiên trì và niềm tin". H.G Well, nhà văn, sử gia người Anh đã nói như vậy. Lãnhđạotrẻ sẽ có thể thay đổi cuộc sống của mình nếu bạn biến mình thành con người của hành động. Bạn nắm trong tay năng lực để thay đổi mọi thứ. Bởi vậy, hãy bắt đầu một cách đúng đắn. Hãy xem cuộc sống vànhững gì xung quanh bạn như một tảng đá, và bạn chính là nhà điêu khắc tài ba với cây búa và cái đục, sẵn sàng để gọt dũa nó theo ý mà bạn muốn. Hãy bắt đầu đục đẽo và gọt rũa cuộc sống quanh bạn và bắt đầu có những lựa chọn đúng đắn cho chính bản thân bạn. Giám mục Fulton J.Sheen đã từng nói: “Biết được phẩm chất nổi trội của mỗi người cũng như việc tạc tượng, chỉ khi chúng ta kiên nhẫn bóc hết lóp vỏ ích kỉ bên ngoài, thì những phẩm chất ấy mới rõ nét lên”. Hãy thận trọng với những người chỉ - biết - nói - “không” Sẽ có lúc bạn muốn hỏi ý kiến của người khác để quyết định một điều quan trọng, và bạn đã lựa chọn sai người để hỏi. Họ sẽ chỉ biết nói “không” mà thôi. Họ viện ra rất nhiều lí do sách vở để cảnh báo bạn, hoặc đưa ra những nguyên nhân thất bại mà họ nhìn thấy được. Đồng thời, họ có thể nói vanh vách như đã thuộc lòng rằng quyết định của bạn sẽ thất bại hoặc tiêu cực như thế nào… Bạn có thể rất dễ dàng nắm bắt và khoanh vùng được mẫu câu trả lời của những người chỉ - biết - nói - “không” này, chẳng hạn như họ sẽ nói với bạn: ”Tại sao những người kia đã thất bại nhiều rồi mà anh vẫn dấn thân vào làm gì?” Chính Mark Twain cách đây hơn 100 năm cũng đã thấy được điều này khi ông nói: “Hãy tránh xa những người luôn xem thường những tham vọng của bạn”. Quan điểm này cũng được luật sư nổi tiếng Wright Edelman chia sẻ: ”Không một ai được quyền dập tắt uớc mơ của bạn” Những người này nhiều khi lại có thể chính là những người ruột thịt như bố, mẹ, anh, chị, vợ (chồng) của bạn, hoặc bất kì một ai khác rất thân thiết như bạn bè, đồng nghiệp của bạn. Bạn hãy nhận thức rằng mặt tốt trong lời khuyên của người khác chỉ có giá trị như những chất xúc tác để bạn có quyết định của riêng mình. Mấu chốt quan trọng là bạn biết bạn muốn gì và sẽ làm gì để đạt được những mong muốn ấy. Nhà văn người Mỹ Robert Louis Stevenson có nói: ”Nếu bạn muốn biết mình thích gì, hãy giữ cho tâm hồn bạn luôn tỉnh táo, thay vì phải nhún nhường trước những gì mà thế giới xung quanh khuyên bạn”. Đừng để người khác điều khiển và đặt bạn vào vị trí mà họ mong muốn. Liệu bạn sẽ đủ kiên nhẫn trước một chút khó khăn? Liệu bạn có than vãn, phàn nàn và hối tiếc cho quyết định của bạn khi phải đối mặt với những chướng ngại trên đường đi của mình? Vàliệu bạn sẽ từ bỏ tất cả những gì tốt đẹp phía trước để tạm trú chân ở một bến đậu nhẹ nhàng hơn? Sức mạnh trong bạn là vô hạn, và đừng lo sợ. Vaclav Havel, Tổng thống Cộng hoà Séc đã từng căn dặn: ”Đừng lo sợ khi bạn mơ ước những điều tưởng chừng như không thể, nếu chúng ta thực sự muốn những điều tưởng chừng như không thể ấy trở thành hiện thực”. Nhà lãnhđạotrẻ không nên mong đợi thành công sẽ đến với họ một cách dễ dàng, họ cần có cơ hội để chứng minh những điều mình có thể làm được. Bạn phải biết mình cần làm những gì để biến những viễn cảnh thành điều có thể xảy ra, như vậy bạn mới thực sự thấy phấn chấn và đam mê điều bạn làm. Khi đó, cuộc sống của bạn sẽ có mục đích. Bạn đừng nên viện ra bất kì một lí do nào để trì hoãn công việc bạn mong muốn. Cựu Tổng thống Mỹ Franklin đã nói: “Những người giỏi viện lí do sẽ khó mà giỏi giang trong bất kì việc gì khác.” Đừng nên so sánh bản thân bạn với những người ít tham vọng xung quanh. Hãy ngừng ngay việc dò hỏi bạn có nên làm điều đó không để bắt tay tiến hành điều đó. Bạn hãy sống với tinh thần “Có thể làm bất kì điều gì bạn muốn”. Đừng nghĩ rằng việc bạn đang muốn làm là chưa từng có ai làm. Hãy tìm đến những người đã hoặc đang làm điều giống như bạn, nói chuyện, thảo luận với họ, nghiên cứu kĩ lưỡng và áp dụng có chọn lọc những điều bạn thu được. Hãy bắt đầu với mụcđích của bạn. Hành động, chìa khoá để mở ra mụcđích Bạn đã học hỏi được nhiều điều. Bạn thử áp dụng. Để rồi bạn chỉ nhận được thất bại. Tuy nhiên, nếu như bạn mắc sai lầm, kể cả việc thất bại nặng nề, vẫn luôn còn nhiều cơ hội cho bạn. Đừng nghĩ thất bại là biểu hiện của sự tụt dốc, mà đó là biểu hiện của sự chống đỡ để tồn tạivà đứng vững. Soichiro Honda, người sáng lập ra Tập đoàn Honda, từng nói: “Trong thành công có 99% thất bại.” Sau thất bại, bạn lại tiếp tục học hỏi, lại thử áp dụng. Bạn đừng bao giờ ngừng tiến lên trong cuộc sống. Hành động, đó là con người của bạn. Một khi bạn học hỏi những người khác, bạn hãy nghĩ xem, đó có phải là điều mà bạn thực sự mong muốn hay không. Nếu điều đó có thể thực hiện được, hãy tiến hành thực hiện nó. Mọi thứ đều được chuyển giao từ thế hệ trước qua thế hệ sau. Và nhà lãnhđạotrẻ là một phần của sự chuyển giao, của những đổi thay đó. Bạn hãy xác định xem bạn muốn gì cho cuộc sống của bạn? Những gì bạn cho là mụcđích thành công của bạn? Hãy viết ra giấy, nắm chắc nhữngmụcđích ấy mà lên kế hoạch hành động để đạt được chúng. Thế giới có rất nhiều nhân vật thành công để bạn có thể học hỏi và áp dụng kinh nghiệm của họ, bởi vậy hãy xem họ đang làm gì, bước theo họ và hành động. Danh hoạ Van Gohn rất tin vào hành động của mình: “Nếu như bạn nghe thấy âm thanh nào đó vang lên từ bên trong bạn, rằng, ngươi không phải là một hoạ sĩ, hãy cứ tiếp tục vẽ…âm thanh đó sẽ tự tắt đi”. Lãnhđạotrẻvà những bàihọcvề mục đích (phần 2) Friedrich Nietzsche, triết gia người Đức vào thế kỉ XIX có nói: “Không có mục đích, chẳng khách nào bạn bị lạc đường lúc đang đi”. Hãy nghĩ về tương lai của bạn, trong một vài năm nữa hoặc lâu hơn. Nếu bạn muốn hài lòng với những điều tốt nhất mà bạn đã nỗ lực để đạt được, và muốn những năm tháng tới của bạn sẽ ngập tràn niềm vui chứ không phải những nuối tiếc, hãy đặt kế hoạch để hiện thực hoá những mong muốn ấy. Phần lớn những thất bại chỉ đến trong những lần nỗ lực đầu tiên. Henry Ford, ông chủ của hãng xe hơi nổi tiếng thế giới Ford đã khuyên nhân viên của mình rằng: “Thất bại là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn”. Bao giờ cũng vậy, những nỗ lực ở lần thứ hai cũng mang lại nhiều thành công hơn. Bởi vì tại lần đầu tiên, bạn chỉ là tân binh, còn với những lần sau, bạn đã là một chiến binh giàu kinh nghiệm trận mạc. Học hỏi và luôn thử thách sẽ khiến những khó khăn mà bạn phải đối mặt trở thành lợi thế của bạn trên con đường đi đến thành công. Nhà khoa học Thomas Edison nói: “Phần lớn những người thất bại trong cuộc sống là do họ không nhận ra được rằng mình đã gần đến đích thành công thế nào khi họ từ bỏ mục tiêu của mình”. Đa số mọi người có thể cảm thấy không dễ dàng chút nào để vượt qua những dòng nước chảy ngược trên con đường đi của họ, dù là lớn hay bé. Có lúc họ sẽ nhụt chí và tìm cách trút bầu tâm sự với những “khán giả” dễ tính và đồng cảm với họ. Vànhững vị “khán giả” dễ dãi ấy sẽ viện ra những lí do thích hợp để khuyên họ nên từ bỏ mụcđích của mình. Với những nhà lãnhđạo trẻ, không nên phản ứng như vậy trước những khó khăn trong cuộc sống. Bởi cách phản ứng tiêu cực như thế có thể lí giải tại sao thời gian, cuộc sống của những người kia không diễn ra như họ mong muốn. Bạn phải là một con người tự lực và bền bỉ. Không có gì là không thể, và mọi thứ đều có con đường dẫn đến nó. Bạn có thể nhìn vào tấm gương của những vận động viên điền kinh. Nếu bạn là thành viên của một đội tuyển, và bạn thất bại trong một chặng đua. Không ai cho phép bạn nản chí trên đường đua của mình, bởi cả đội vẫn còn nhiều phần thi nữa ở phía trước. Bởi vậy, bạn phải gạt đi những thất bại trong quá khứ để sẵn sàng tiếp tục thực hiện những công việc trước mắt. Một khi bạn dám làm, bạn sẽ có được ý chí. Một khi bạn có được ý chí, bạn sẽ làm được việc mà bạn muốn. Trên chặng đường thực hiện mụcđích của mình, bạn sẽ đối mặt với nhiều thách thức, bạn dám làm và có thể sẽ gặp thất bại. Tuy nhiên bạn không được đắm mình vào những cảm xúc bi luỵ. Bạn cũng không cần phải cầu viện đến một bờ vai gần gũi với mình nhất để được an ủi. Chấp nhận cảm giác thất vọng mà bạn đang nếm trải, nhưng ngay sau đó, bạn sẽ tìm cách đi khác với cách đi trước đây của bạn. Và hãy thử bắt đầu một lần nữa. Bạn sẽ chỉ thất bại khi bạn thừa nhận sự thất bại của mình. Nhiều người đã từ bỏ ước mơ của mình một cách quá sớm. Là một thanh niên, hơn nữa lại là lãnhđạo trẻ, bạn phải bền bỉ trên con đường của mình. Cựu Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge có nói: “Không gì trên thế giới này có thể thay thế cho tính bền bỉ. Không phải là tài năng bởi có rất nhiều người tài không thành công. Không phải là giáo dục bởi trên thế giới có rất nhiều sản phẩm giáo dục bị bỏ rơi. Tính bền bỉ và quả quyết mới là có sức mạnh vô hạn. Câu khẩu hiệu “Nhanh, nhanh lên” đã và sẽ giải quyết phần lớn những vấn đề nảy sinh trong chặng đua của mỗi con người”. Lãnhđạotrẻvà những bàihọcvề mục đích (phần 3) Trước khi trở thành Tổng thống Mỹ, Abraham Lincoln đã thất bại trong kinh doanh 2 lần và 6 lần thất cử. 1000 ngân hàng đã từ chối ông chủ của Walt Disney khi ông tìm kiếm nguồn tài chính cho việc thành lập Walt Disney lừng danh ngày nay. Kinh nghiệm của các nhà lãnhđạo cho thấy, bền bỉ theo đuổi mụcđích là chìa khoá để có được thành công. Khoảng 2500 năm trước, Khổng Tử có nói: “Bạn đi chậm thế nào không thành vấn đề, miễn là bạn không dừng lại”. Tính bền bỉ, dẻo dai sẽ là người bạn đồng hành cho bất kì nhà lãnhđạo nào trên con đường thành công của họ. Họ và nhiều người nhà lãnhđạo khác vẫn không từ bỏ mụcđích của mình. Bởi vậy, ngay giờ đây, bạn hãy bắt đầu sống một cuộc sống chủ động, cuộc sống do chính bạn điều khiển nó. Một khi bạn đã đặt ra mụcđíchvà có hành động, xem như bạn đã bước chân lên hành trình đến với thành công của bạn. Thay đổi bản thân mình, đó vừa là điều dễ dàng nhất và cũng là điều khó khăn nhất trên thế giới này. Chỉ có bạn mới thay đổi được chính mình. Vậy thay đổi thế nào là tốt nhất đối với bản thân bạn? Có câu nói: “Đừng mong muốn điều gì khác ngoài chính bản thân bạn, có điều hãy làm cho nó hoàn hảo”. Có nhiều mục tiêu để những nhà lãnhđạotrẻ lựa chọn. Bởi vậy, bạn có thể lựa chọn cho mình nhữngmục tiêu mà bạn cho là phù hợp với chỗ đứng của bạn hiện tại, hoặc quan trọng cho con đường đi đến thành công của mình. Nhữngmụcđíchvề tinh thần, tâm linh: Nhữngmụcđích này sẽ giúp bạn nhìn nhận cuộc sống như một bức tranh rộng lớn và bao quát hơn. Đâu là trách nhiệm của bạn với môi trường sống quanh mình? Trách nhiệm của bạn với những người thân là gì? Bạn định sẽ để lại những gì trong di chúc của mình? Cuộc sống của bạn có gì khác so với cả nhân loại này? Nhữngmụcđíchvề gia đình: Việc đặt ra nhữngmụcđíchvề gia đình sẽ cho phép bạn tận hưởng những niềm vui trong cuộc sống với những người ruột thịt của bạn, và truyền lại những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ sau. Bạn phải làm gì để trở thành một người chồng (người vợ) tốt, một người làm cha (làm mẹ) mẫu mực? Liệu bạn có thể dành thời gian để viết thư, thăm hỏi gia đình hoặc người thân của bạn trong cuộc sống muôn vàn bận rộn? Nhữngmụcđíchvề thể chất: Đặt ra nhữngmụcđíchvề thể chất sẽ đảm bảo cho bạn một cuộc sống khoẻ mạnh, thân thể có khoẻ mạnh thì trí tuệ mới đủ sáng suốt được. Chẳng ai có thể thay thế gen để bạn khoẻ khoắn hơn, hoặc bạn cũng không thể tránh đi mọi tai nạn ập đến bất ngờ với mình. Nhữngmụcđích trong sự nghiệp: Bạn có dám chấp nhận một lĩnh vực nghề nghiệp mới? Liệu bạn sẽ học hành tiếp để nâng cao năng lực bản thân? Bạn đã là một ông chủ được các nhân viên nể phục và tin tưởng chưa? Nhữngmụcđíchvề văn hoá: Cuộc sống của bạn sẽ đẹp và thi vị hơn nếu bạn có nhữngmục tiêu về văn hoá. Dù bạn là người rất bận rộn với trăm công ngàn việc, nhưng bạn vẫn nên dành thời gian cho các hoạt động văn hoá. Liệu bạn có đam mê những trang sách hấp dẫn, hay đắm mình vào những bản nhạc hay? Nhữngmụcđíchvề cộng đồng, xã hội: Bạn đã biết đền đáp cho cuộc sống những gì mà bạn nhận được từ chính cuộc sống và tôn trọng các mối quan hệ xung quanh bạn không? Nhữngmụcđíchvề trí tuệ: Nhữngmụcđích này giúp nâng cao khả năng hiểu biết và trình độ giáo dục của bạn. Trong thời đại ngày này, có rất nhiều nguồn tư liệu để bạn mở mang đầu óc, nâng cao kiến thức của mình: sách, báo, tạp chí, diễn đàn, mạng Internet…Vậy bạn sẽ làm gì với những công nghệ cao đó, và bạn có có sáng kiến nào để giúp cho công việc và cuộc sống của mình cũng như của những người khác? Nhữngmụcđích đầu tư: Mục tiêu đầu tư yêu cầu bạn phải hi sinh ngày hôm nay cho mai sau. Bạn đã biết chuẩn bị những gì cho tương lai, kể cả lúc bạn nghỉ hưu? Lĩnh vực kinh doanh nào bạn cho là đủ tiềm năng và hấp dẫn để sinh lợi nhuận trong công việc của bạn? Đâu là những chiến lược đầu tư khôn ngoan của những ông chủ doanh nghiệp thành công mà bạn nên học hỏi và làm theo? Bạn có nên đầu tư vào bất động sản hay mua bán bảo hiểm không? Hãy để mụcđích phản ánh những gì bạn mơ ước. Nếu bạn bền bỉ thực hiện mụcđích mà bạn đã lựa chọn, kết quả sẽ đem lại điều mà bạn thực tâm mong muốn. . Lãnhđạotrẻvà những bàihọcvề mục đích (phần cuối) Nếu như mụcđích là tấm bản đồ soi đường chỉ lối cho nhà lãnhđạotrẻ trên con đường tiến đến thành công của họ, thì việc bạn sẽ vẽ cho mình một tấm bản đồ rõ ràng là rất quan trọng. Chỉ có 3% công dân trên hành tinh chúng ta biết viết ra nhữngmụcđích của họ, tuy nhiên cũng chỉ có 1% trong số đó biết cách kiểm tra, nhìn nhận lại tấm bản đồ mục tiêu của họ mỗi ngày. Bởi vậy hãy viết ra tất cả nhữngmụcđích của bạn, như thế thì xem như bạn đã định hướng rõ ràng để có được những bước đi nhỏ nhằm hiện thực hoá ước mơ của mình. Đồng thời, nếu mỗi người đều có được những hành động, dù là nhỏ, để thực hiện mong muốn của họ, thì sẽ có tác dụng thiết thực hơn nhiều so với việc chỉ sống và mơ ước “chay” Một khi bạn có những hành động thiết thực để thực hiện nhữngmụcđích của mình, bạn sẽ thấy mụcđích gắn chặt với cuộc sống hàng ngày của bạn, bởi bạn biết rằng mình phải làm gì mỗi ngày cho cuộc sống của chính mình. Tâm lí của bạn sẽ hồ hởi và phấn chấn hơn, bạn cảm thấy như luôn có động lực mạnh mẽ để hối thúc bạn sống nhanh, sống hối hả để đạt được ước mơ của mình. Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn phải biết kiểm soát, nhìn nhận lại nhữngmụcđích đấy để có kế hoạch thực hiện thật đúng đắn, không bị “nhầm đường lạc lối”. Hàng ngày, bạn chỉ cần dành một ít thời gian để theo dõi tiến độ, kế hoạch của bạn, kịp thời nhận ra bạn đang ở đâu vàvà đang định tiến đến mụcđích nào. Lãnhđạotrẻ phải có trách nhiệm với mụcđích của mình đặt ra, bởi đó là những điều kiện tiên quyết cho thành công của chính bạn chứ không phải của ai khác. Ngạn ngữ Trung Hoa có câu: “Nếu anh lên kế hoạch cho một năm, hãy trồng lúa Nếu anh lên kế hoạch cho 20 năm, hãy trồng cây Còn nếu anh lên kế hoạch cho cả một thế kỉ, hãy nuôi nấng con người mình” Bởi vậy, hãy không ngừng làm cho con người bạn thêm hoàn hảo, về cả phong cách sống, thái độ, hành vi, tri thức, đồng thời bạn phải dám nghĩ dám làm. Thận trọng là tốt, tuy nhiên sẽ có lúc cuộc sống không cho phép chúng ta quá thận trọng để tuột mất những cơ hội vàng trên con đường của mình. Nhà đấu tranh vì bình quyền nam nữ nổi tiếng khắp nước Mỹ Susan.B Athony có nói: “Kỹ tính, thận trọng, luôn rập khuôn vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến uy tín của mình, những con người này sẽ chẳng thể làm nên một cuộc cải cách có hiệu quả…”. Là nhà lãnhđạo biết hành động, bạn phải tỏ ra dũng cảm. Bởi đây là chuyến du hành của bạn, tới nhữngmục tiêu và thành công mà bạn mơ ước. Đúng như “gã khổng lồ” Walt Disney có phát biểu: “Bạn hãy nói thật nhanh để bắt tay vào làm ngay”. Vậy đấy! Có kẻ sẽ chỉ biết ngại ngùng nói “không”, còn bạn là lãnhđạo trẻ, bạn phải dũng cảm và dám làm bất kì những gì bạn cho là thiết thực để đạt được mục tiêu của mình. Sáng tạo và không ngừng sáng tạo Có lẽ bạn phải có đến cả trăm mụcđích cho cuộc sống của bạn, về sự nghiệp, gia đình, bằng cấp giáo dục, vị trí trong xã hội hoặc về nhu cầu hưởng thụ cuộc sống…Tuy nhiên, cuộc sống không ngừng thay đổi, và bạn cũng không dễ dàng khép lại tấm bản đồ mụcđích của mình, mà còn thêm vào đó nhữngmụcđích mới, hoặc có những điều chỉnh phù hợp hơn. Đừng lo sợ con số nhữngmục tiêu mà bạn đã đặt ra, những con số ấy không thể nói lên điều gì cả. Đã lúc nào những nhà lãnhđạotrẻ nghĩ đến: - Mình sẽ có thể thay đổi cuộc sống này cùng với một hoặc một vài người nào đó, họ sẽ là ai? - Mục tiêu nào bạn có thể dốc sức thực hiện mà không vì lí do nào phải đắn đo? - Có những kế hoạch nào bạn đã triển khai nhưng còn dang dở? - Bạn cảm thấy bạn sinh ra để làm gì và sứ mệnh của bạn trong cuộc sống này là gì? Bạn hãy tự nhận thức rằng, khả năng xác định và đặt mục tiêu là sức mạnh của riêng bạn. Có những người, chỉ vì không sáng tạo và không có một chút hành động, sáng kiến nào để hoạch định và thực hiện mục tiêu của mình, mà phải sống cuộc sống lệ thuộc vào những người xung quanh họ. Cuộc sống này là của bạn, và chỉ có một cuộc sống duy nhất mà thôi. Nguyên tắc, phẩm chất của nhà lãnhđạo không cho phép bạn chờ đợi và lệ thuộc vào sự sáng tạo của người khác. Nên nhớ, nhữngmụcđích do chính bạn đặt ra, có thể hàm chứa nhiều thách thức, nhưng nó mang tính thực tế và có thể đạt được trong tầm tay. Nhữngmục tiêu quá dễ dãi, hoặc quá khó khăn, sẽ phần nào đó ảnh hưởng tiêu cực đến động cơ của bạn. Rất nhiều nhà lãnhđạo thành công trên thế giới, họ đã để lại nhiều bàihọcvề quan điểm và hành động để những thế hệ lãnhđạotrẻ ngày nay noi theo. Tuy nhiên, bạn sẽ chỉ đạt được mụcđích bằng sức sáng tạo, tính bền bỉ, quyết đoán và chiến lược hành động của riêng mình. Một khi bạn đã thành công, và có người hỏi bạn vềnhững kinh nghiệm của bản thân, bạn có thể nghĩ đến câu nói của Jawaharlal Nehru, vị Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ: “Hãy tự mình thực hiện mọi điều. Khuyên họ như thế, đồng thời hãy hành động, rồi mọi người sẽ làm theo bạn”. Quang Dũng Theo Master Success . mong muốn. . Lãnh đạo trẻ và những bài học về mục đích (phần cuối) Nếu như mục đích là tấm bản đồ soi đường chỉ lối cho nhà lãnh đạo trẻ trên con đường. tự tắt đi”. Lãnh đạo trẻ và những bài học về mục đích (phần 2) Friedrich Nietzsche, triết gia người Đức vào thế kỉ XIX có nói: “Không có mục đích, chẳng