Lãnh đạo trẻ và những bài h ọc về mục đích (phần 2) Friedrich Nietzsche, triết gia người Đức vào thế kỉ XIX có nói: “Không có mục đích, chẳng khách nào bạn bị lạc đường lúc đang đi”. Hãy nghĩ về tương lai của bạn, trong một vài năm nữa hoặc lâu hơn. Nếu bạn muốn hài lòng với những điều tốt nhất mà bạn đã nỗ lực để đạt được, và muốn những năm tháng tới của bạn sẽ ngập tr àn niềm vui chứ không phải những nuối tiếc, hãy đặt kế hoạch để hiện thực hoá những mong muốn ấy. Phần lớn những thất bại chỉ đến trong những lần nỗ lực đầu tiên. Henry Ford, ông chủ của hãng xe hơi nổi tiếng thế giới Ford đã khuyên nhân viên của mình rằng: “Thất bại là cơ hội để bắt đầu lại mọi thứ một cách thông minh hơn”. Bao giờ cũng vậy, những nỗ lực ở lần thứ hai cũng mang lại nhiều thành công hơn. Bởi vì tại lần đầu tiên, bạn chỉ là tân binh, còn với những lần sau, bạn đã là một chiến binh giàu kinh nghiệm trận mạc. Học hỏi và luôn thử thách sẽ khiến những khó khăn mà bạn phải đối mặt trở thành lợi thế của bạn trên con đường đi đến thành công. Nhà khoa học Thomas Edison nói: “Phần lớn những người thất bại trong cuộc sống là do họ không nhận ra được rằng mình đã gần đến đích thành công thế nào khi họ từ bỏ mục tiêu của mình”. Đa số mọi người có thể cảm thấy không dễ dàng chút nào để vượt qua những dòng nước chảy ngược trên con đường đi của họ, dù là lớn hay bé. Có lúc họ sẽ nhụt chí và tìm cách trút bầu tâm sự với những “khán giả” dễ tính và đồng cảm với họ. Và những vị “khán giả” dễ dãi ấy sẽ viện ra những lí do thích hợp để khuyên họ nên từ bỏ mục đích của mình. Với những nhà lãnh đạo trẻ, không nên phản ứng như vậy trước những khó khăn trong cuộc sống. Bởi cách phản ứng tiêu cực như thế có thể lí giải tại sao thời gian, cuộc sống của những người kia không diễn ra như họ mong muốn. Bạn phải là một con người tự lực và bền bỉ. Không có gì là không thể, và mọi thứ đều có con đường dẫn đến nó. Bạn có thể nhìn vào tấm gương của những vận động viên điền kinh. Nếu bạn là thành viên của một đội tuyển, và bạn thất bại trong một chặng đua. Không ai cho phép bạn nản chí trên đường đua của mình, b ởi cả đội vẫn còn nhiều phần thi nữa ở phía trước. Bởi vậy, bạn phải gạt đi những thất bại trong quá khứ để sẵn sàng tiếp tục thực hiện những công việc trước mắt. Một khi bạn dám làm, bạn sẽ có được ý chí. Một khi bạn có được ý chí, bạn sẽ làm được việc mà bạn muốn. Trên chặng đường thực hiện mục đích của mình, bạn sẽ đối mặt với nhiều thách thức, bạn dám làm và có thể sẽ gặp thất bại. Tuy nhiên bạn không được đắm mình vào những cảm xúc bi luỵ. Bạn cũng không cần phải cầu viện đến một bờ vai gần gũi với mình nhất để được an ủi. Chấp nhận cảm giác thất vọng mà bạn đang nếm trải, nhưng ngay sau đó, bạn sẽ tìm cách đi khác với cách đi trước đây của bạn. Và hãy thử bắt đầu một lần nữa. Bạn sẽ chỉ thất bại khi bạn thừa nhận sự thất bại của mình. Nhiều người đã từ bỏ ước mơ của mình một cách quá sớm. Là m ột thanh niên, hơn nữa lại là lãnh đạo trẻ, bạn phải bền bỉ trên con đường của mình. Cựu Tổng thống Mỹ Calvin Coolidge có nói: “Không gì trên thế giới này có thể thay thế cho tính bền bỉ. Không phải là tài năng bởi có rất nhiều người tài không thành công. Không phải là giáo dục bởi trên thế giới có rất nhiều sản phẩm giáo dục bị bỏ rơi. Tính bền bỉ và quả quyết mới là có sức mạnh vô hạn. Câu khẩu hiệu “Nhanh, nhanh lên” đã và sẽ giải quyết phần lớn những vấn đề nảy sinh trong chặng đua của mỗi con người”. (Còn nữa) Quang Dũng Theo Master Success . Lãnh đạo trẻ và những bài h ọc về mục đích (phần 2) Friedrich Nietzsche, triết gia người Đức vào thế kỉ XIX có nói: “Không có mục đích, chẳng khách nào bạn bị. nhụt chí và tìm cách trút bầu tâm sự với những “khán giả” dễ tính và đồng cảm với họ. Và những vị “khán giả” dễ dãi ấy sẽ viện ra những lí do thích hợp để khuyên họ nên từ bỏ mục đích của mình mình. Với những nhà lãnh đạo trẻ, không nên phản ứng như vậy trước những khó khăn trong cuộc sống. Bởi cách phản ứng tiêu cực như thế có thể lí giải tại sao thời gian, cuộc sống của những người