1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp chỉ đạo của hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông quan hóa

19 18 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 68,18 KB

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1 1 Lý do chọn đề tài Thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông của Bộ GD&ĐT, từ năm học 2008 - 2009 đến nay, giáo dục địa phương đã trở thành môn học của các khối lớp Những tiết học đan xen nội dung lịch sử - địa lí - văn hóa của địa phương, giúp HS không chỉ có điều kiện hiểu sâu hơn, cụ thể hơn về môn học mà còn có sự liên hệ thực tế rất gần gũi, tạo được hứng thú mới đối với các môn xã hội và góp phần củng cố thêm vốn kiến thức và tình yêu quê hương Nhận thức vai trò GDĐP, trong chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo dục địa phương được quy định là nội dung bắt buộc, có vị trí tương đương với một môn học Tuy nhiên, việc thực hiện nội dung này trong trường phổ thông còn nhiều bất cập khó khăn, từ việc xây dựng chương trình, nội dung đến thực hiện và quản lý Huyện Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá là một huyện vùng cao, biên giới, cách xa trung tâm thành phố Thanh Hoá, điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, giáo dục chưa đạt được hiệu quả như mong muốn và chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục Là cán bộ quản lý trường THPT Quan Hóa, bản thân tôi nhận thấy chất lượng chung của nhà trường trong những năm học vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Đặc biệt, nội dung giáo dục địa phương chưa được chú trọng, việc đưa vào dạy học còn hạn chế, nhiệm vụ quản lý hoạt động dạy và học… ở các trường chưa đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới Xuất phát từ thực tế hoạt động giáo dục tại trường THPT Quan Hóa nói riêng và công tác giáo dục tại huyện Quan Hóa nói chung tôi đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng Hoạt động Giáo dục địa phương cho học sinh Trung học phổ thông Quan Hóa” làm đề tài nghiên cứu, bản thân tôi hy vọng thông qua đề tài sẽ góp phần vào việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học tại trường mình công tác, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay 1.2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý hoạt động giáo dục địa phương (HĐGDĐP) ở trường THPT, đề tài đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý HĐGDĐP ở các trường THPT Quan Hóa, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay 1.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu việc Quản lý hoạt động giáo dục địa phương ở trường THPT Quan Hóa.Giáo dục địa phương ở trường THPT Quan Hóa, đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên đến nay vẫn chưa gắn giáo dục địa phương với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển KT-XH của huyện, của tỉnh nhà Hạn chế đó có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân cơ bản là do 1 quản lý HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa chưa có sự đổi mới, chưa có những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao hiệu quả của HĐ GDĐP Vậy nên, nếu xây dựng được các biện pháp quản lý, chỉ đạo HĐ GDĐP phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gắn với mục tiêu phát triển nguồn lực của tỉnh thì sẽ nâng cao được hiệu quả HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa 1.4 Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích tổng hợp; phân loại, hệ thống hoá lý thuyết nhằm nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu lý luận, hệ thống hoá những chủ trương, các văn kiện, chỉ thị nghị quyết của Đảng và Nhà nước, văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT; sách tham khảo liên quan đến HĐ GDĐP để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Nhằm thu thập thông tin qua bảng hỏi đối với GVBM, CBQL trường THPT Quan Hóa để tìm hiểu thực trạng của hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT Quan Hoá - Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu và đánh giá kết quả nghiên cứu 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1 Mục tiêu GDĐP ở trường trung học phổ thông Căn cứ vào Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung GDĐP ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-2009 [1].; Công văn số 1106/BGDDT-GDTrH về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới [2] Mục tiêu HĐ GDĐP nhằm hiện thực hóa chủ trương của Bộ GD&ĐT thực hiện GD chương trình GD PT mới, dạy và học giáo dục phải đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và giáo dục Cụ thể là: - Giúp HS có hiểu biết cơ bản về địa lý, lịch sử, văn hoá, kinh tế, xã hội và nghề nghiệp của địa phương nơi mình sinh sống - Phát triển cho học sinh năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực định hướng nghề nghiệp; Năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; năng lực vận dụng kiến thức (địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội địa phương) vào thực tiễn cuộc sống; năng lực ứng xử với tự nhiên phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững và bảo vệ môi trường tại địa phương - Rèn luyện tác phong công nghiệp, các phẩm chất yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm ý thức trách nhiệm với địa phương nơi mình sinh sống 2.1.2 Nội dung hoạt động giáo dục địa phương ở trường trung học phổ thông 2 Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 1106/BGDĐTGDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ GDĐT về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ Cấp THPT (từ lớp 10 đến lớp 12) [3] Nội dung GDDP được xác định bao gồm những vấn đề cơ bản sau: - Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật - Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của địa phương - Về địa lý địa phương: Địa lý tự nhiên; địa lí dân cư; địa lí kinh tế xã hội; địa lí du lịch - Về kinh tế, hướng nghiệp; Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương - Về chính trị – xã hội: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, kĩ năng sống - Về môi trường: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu 2.2 Thực trạng vấn đề trước khi nghiên cứu 2.2.1 Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục địa phương ở THPT Quan Hóa 2.2.1.1 Mục tiêu khảo sát thực trạng Để đánh giá đúng thực trạng về việc thực hiện hoạt động giáo dục địa phương tại trường THPT Quan Hóa tôi tiến hành khảo sát nhằm thu thập số liệu để đánh giá một cách khách quan, cụ thể Qua đó tạo cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất các biện pháp quản lý HĐ GDĐP cho HS trường THPT Quan Hóa 2.2.1.2 Nội dung khảo sát Nội dung khảo sát được tập trung vào những vấn đề sau: - Thực trạng nhận thức của CBQL, GV trường THPT Quan Hóa về vai trò của HĐ GDĐP cho HS - Thực trạng việc thực hiện nội dung GDĐP cho HS trường THPT Quan Hóa - Thực trạng về việc sử dụng phương pháp HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa - Thực trạng việc sử dụng hình thức tổ chức giáo dục địa phương ở trường THPT Quan Hóa 3 - Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa 2.2.1.3 Đối tượng, địa bàn khảo sát Khảo sát thực trạng tại trường THPT Quan Hóa gồm 6 CBQL (gồm: Hiệu trưởng; 2 Phó Hiệu trưởng; 3 Tổ trưởng chuyên môn), 32 GV của trường 2.2.1.4 Thời gian khảo sát Từ tháng 4/2018 đến 5/2019 2.2.2 Kết quả khảo sát 2.2.2.1.Thực trang về nhận thức của CBQL, GV về vai trò của hoạt động giáo dục địa phương ở trường THPT Quan Hóa Để tìm hiểu nhận thức của CBQL, GV về vai trò của HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa chúng tôi sử dụng câu hỏi: Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc đạt mục tiêu giáo dục địa phương ở trường THPT ở huyện Quan Hoá? Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2.2.1 Thực trạng nhận thức của CBQL, GV về vai trò của HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa Ý kiến lựa chọn STT Vai trò SL TL(%) 1 Rất quan trọng 3 7.8 2 Quan trọng 15 39.4 3 Ít quan trọng 20 52.8 4 Không quan trọng 0 0 Qua bảng số liệu trên ta thấy chỉ có 47.2% CBQL, GV nhận thức được vai trò của HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa là rất quan trọng và quan trọng, có tới 52,8% CBQL, GV cho rằng HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa ít quan trọng Như vậy, phần lớn CBQL, GV có nhận thức đúng đắn về vai trò của HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa Bên cạnh đó, một bộ phận GV chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của hoạt động này 2.2.2.2 Thực trạng về việc thực hiện nội dung HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa Để tìm hiểu về việc thực hiện nội dung HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa chúng tôi sử dụng câu hỏi: Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện nội dung GDĐP ở trường THPT Quan Hoá? Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2.2.2 Thực trạng việc thực hiện nội dung GDĐP ở trường THPT Quan Hóa: Điểm Mức điểm TT Nội dung Tổng trung 4 3 2 1 bình (X) 4 1 - Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật - Về lịch sử, truyền thống: Danh nhân văn hóa; di tích lịch sử; bảo tàng, lịch sử hình thành và phát triển của ĐP - Về địa lý địa phương: Địa lý tự nhiên; địa lí dân cư; địa lí kinh tế xã hội; địa lí du lịch 5 18 10 5 99 2,60 4 15 8 11 88 2,31 3 14 9 12 84 2,21 4 - Về kinh tế, hướng nghiệp; Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương 3 7 14 14 76 1.97 5 - Về chính trị – xã hội: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, KN sống 2 5 11 20 65 1,71 2 3 - Về môi trường: Bảo vệ môi trường, 6 đa dạng sinh học; ứng phó với biến 1 2 16 19 61 1,6 đổi khí hậu Như vậy, việc thực hiện nội dung GDĐP ởtrường THPT Quan Hóa chưa được quan tâm, chú trọng, có 3/6 nội dung GDĐP được thực hiện ở mức độ bình thường (điểm trung bình dao động từ 2,21 đến 2,6), 3 nội dung thực hiện ở mức độ chưa tốt với điểm trung bình từ 1,6 đến 1,97 2.2.2.3 Thực trạng về việc sử dụng phương pháp HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa Để tìm hiểu về việc sử dụng phương pháp HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa, chúng tôi sử dụng câu hỏi:Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc sử dụng phương pháp GDĐP ở trường THPT Quan Hoá? Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2.2.3 Thực trạng về việc sử dụng phương pháp GDĐP ở trường THPT Quan Hóa TT Mức độ Nội dung 4 1 Phương pháp khám phá Điểm Tổng trung bình (X) 6 3 7 2 1 7 18 77 2,02 5 2 Phương pháp thể nghiệm, tương tác 4 6 8 20 70 1.84 3 Phương pháp cống hiến 3 4 6 25 61 1.60 4 Phương pháp nghiên cứu 1 3 8 26 55 1,44 5 Phương pháp dự án 0 4 8 26 54 1,42 Qua bảng số liệu trên ta thấy, các phương pháp GDĐP ở trường THPT Quan Hóa không được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện HĐGD học sinh, trong quá trình triển khai HĐ GDĐP cho HS trường THPT Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa, CBQL, GV chưa sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp GD, điểm trung bình dao động từ 1,42 đến 2,02 2.2.2.4 Thực trạng việc sử dụng hình thức tổ chức giáo dục địa phương ở trường THPT Quan Hóa Để tìm hiểu về việc sử dụng hình thức tổ chức giáo dục địa phương ở trường THPT Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa, chúng tôi sử dụng câu hỏi: Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc sử dụng hình thức tổ chức GDĐP ở trường THPT Quan Hoá? Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2.2.4 Thực trạng việc sử dụng hình thức tổ chức GDĐP ở trường THPT Quan Hóa Mức độ Điểm trung TT Hình thức tổ chức Tổng bình (X) 4 3 2 1 1 2 3 4 - Giáo dục địa phương thông qua tổ chức hoạt động theo chủ đề - Giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông qua lồng ghép trong các môn học - Giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm - Giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động dưới cờ, hoạt động sinh hoạt lớp 4 7 5 22 64 1.68 3 6 6 23 62 1,63 2 4 7 25 59 1,55 1 3 7 27 54 1,42 - Thông qua phối hợp giữa các lực 5 lượng giáo dục: nhà trường, gia đình 0 4 7 27 53 1.39 và tổ chức xã hội ở địa phương Như vậy, theo đánh giá của CBQL, GV trường THPT Quan Hóa, nhà trương chưa thiết kế nhiều hình thức tổ chức HĐ GDĐP cho HS, các hình thức tổ chức được triển khai với điểm trung bình từ 1.39 đến 1,68 2.2.2.4 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ GDĐP ở trường THPT huyện Quan Hóa 6 Để tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi sử dụng câu hỏi Thầy (cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hoá? Kết quả khảo sát thể hiện qua bảng sau: Bảng 2.2.5 Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả HĐ GDĐP ở trường THPT huyện Quan Hóa Điểm Mức độ TT Nội dung quản lý Tổng trung 4 3 2 1 bình (X) - Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt 1 động GD địa phương trong nhà 3 4 9 22 64 1.68 trường - Tổ chức cho giáo viên và các lực lượng tham gia GD địa phương 2 2 2 8 26 56 1.47 thực hiện kiểm tra đánh giá theo đúng kế hoạch - Chỉ đạo sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá điều chỉnh cách thức 3 1 3 6 28 50 1.31 tổ chức hoạt động giáo dục GD địa phương một cách kịp thời Như vậy, theo đánh giá của CBQL, GV ở trường THPT Quan Hóa tỉnh Thanh Hóa về công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐ GDĐP ở trường THPT huyện Quan Hóa chưa nhận được sự quan tâm, chú trọng của các lực lượng GD nên được triển khai thực hiện không tốt với điểm trung bình từ 1.31 đến 1.68 2.2.3 Đánh giá chung về thực trạng 2.2.3.1 Những điểm mạnh Phần lớn CBQL, GV có nhận thức đúng về vai trò của HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa đã được lồng ghép, tích hợp vào các môn khoa học xã hội chiếm ưu thế như: Lịch sử, ngữ văn, địa lý, giáo dục công dân và các hoạt động dạy nghề, hướng nghiệp cho HS trong nhà trường 2.2.3.2 Những điểm hạn chế Một bộ phận GV (52,8%) chưa nhận thức đầy đủ về vai trò của HĐ GDĐP cho HS trường THPT Quan Hóa Cán bộ quản lý, giáo viêntrường THPT Quan Hóa Hóa chưa thực sự quan tâm, chú trọng đến HĐ GDĐP cho HS Do đó, việc thực hiện nội dung, phương pháp và hình thức GDĐP không tốt, đôi khi còn mang tính hình thức Công tác chỉ đạo, quản lýHĐ GDĐP trường THPT Quan Hóa chưa nhận được sự đầu tư đúng mức của CBQL cũng như các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường, quá trình quản lý còn lỏng lẻo, chưa bám sát vào quá trình HĐ GDĐP cho HS 2.2.3.3 Nguyên nhân 7 Các tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện HĐ GDĐP cho HS trường THPT Quan Hóa còn thiếu và chưa bám sát thực tiễn địa phương Nội dung GDĐP trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành chỉ mang tính chất bổ trợ cho chương trình chính khóa, không tổ chức kiểm tra, đánh giá một cách riêng biệt, cụ thể nên rất khó có điều kiện để đánh giá một cách chính xác hiệu quả của việc thực hiện nội dung GDĐP trong thời gian qua tại trường THPT Quan Hóa Cơ sở vật chất, điều kiện tài chính của trường THPT Quan Hóa còn nhiều hạn chế nên việc triển khai HĐ GDĐP cho HS gặp nhiều khó khăn, trở ngại 2.3 Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 2.3.1 Chỉ đạo Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho đội ngũ giáo viên trường THPT Quan Hóa 2.3.1.1 Mục tiêu biện pháp Mục tiêu của biện pháp nhằm giúp nâng cao nhận thức, khai thông tư tưởng cho GV, bồi dưỡng năng lực cho GV và các lực lượng làm công tác giáo dục ở trường THPT huyện Quan Hoá làm cho họ hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu về HĐ GDĐP trong trường THPT từ đó tạo ra sức mạnh của sự đồng thuận trong việc thực hiện HĐ GDĐP có hiệu quả và chất lượng Hoạt động bồi dưỡng hướng tới 3 nhóm đối tượng: GVCN, GV các bộ môn có ưu thế và Bí thư Đoàn trường.Việc tăng cường nhận thức về tầm quan trọng của công tác giáo dục địa phươngsẽ góp phần chuyển biến hành động, giúp cán bộ quản lý, giáo viên và các bộ phận hữu quan có trách nhiệm đối với công tác giáo dục địa phương 2.3.1.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp - Hiệu trưởng tổ chức cho cán bộ GV học tập đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và địa phương về HĐ GDĐP trong trường THPT như ý nghĩa, mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức HĐ GDĐP trong trường THPT; trách nhiệm của CBQL, GV trong việc chỉ đạo, thực hiện HĐ GDĐPbám sát chương trình phổ thông 2018 cả về mạch kiến thức và phương pháp tiếp cận Gắn với thực tiễn địa phương và phù hợp với xu thế giáo dục tiên tiến trên thế giới, bảo đảm tốt nhất lợi ích của người học; Bám sát Định hướng nội dung giáodục địa phương (Theo công văn số 1106/BGDĐT – GDTrH ngày 20/3/2019 và công văn số 3536/BGDĐT- GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019) [4] - Hiệu trưởng căn cứ vào nhiệm vụ năm học của Sở, sự chỉ đạo của Sở Giáo dục thông qua các hoạt động như tuyên truyền, phổ biến các chỉ thị, nghị quyết, quyết định, chính sách về GDĐP Cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tập trung; đồng thời khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, kiến thức kĩ năng, phương pháp về tổ chức HĐ GDĐP theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 Hiệu trưởng nhà trường cần phải tăng các buổi tọa đàm, các buổi sinh 8 hoạt chuyên đề, sinh hoạt Chi bộ, giao ban lãnh đạo mở rộng, giao ban Công đoàn, giao ban Đoàn thanh niên hằng tuần, hằng tháng, hằng quý về lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức thực hiện chương trình chương trình giáo dục phổ thông 2018 đã được phê duyệt thực hiện Khuyến khích CB, GV trong trường tích cực cập nhật thông tin, giới thiệu tài liệu liên quan đến địa lý, kinh tế, văn hoá, truyền thống của huyện Quan Hoá GV tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu, xây dựng kế hoạch cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ Chỉ đạo đổi mới sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề đổi mới cách tổ chức các hoạt động giáo dục theo sự phân công của sở GD&ĐT, theo cụm trường, nhằm trao đổi kinh nghiệm để cùng nhau thống nhất về nhận thức và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt HĐ GDĐP theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2.3.1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp - Hiệu trưởng trường THPT nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm và mong muốn, tích cực thực hiện nâng cao nhận thức cho đội ngũ GV của mình, cử cán bộ, giáo viên đi đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tập trung trong và ngoài nhà trường; đồng thời khuyến khích cán bộ, giáo viên tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ, kiến thức kĩ năng, phương pháp về tổ chức HĐ GDĐP cho HS THPT Bên cạnh đó, Hiệu trưởng nhà trường phối hợp với các lực lương giáo dục của địa phương và phụ huynh trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ - Đầu tư, sử dụng tối đa có hiệu quả các trang thiết bị hỗ trợ cho công tác GDĐP 2.3.2 Chỉ đạo lựa chọn đa dạng hóa các hình thức, nội dung GDĐP cho học sinh trường THPT Quan Hóa 2.3.2.1 Mục tiêu của biện pháp Chỉ đạo tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên và các lực lượng đa dạng hóa hình thức tổ chức hoạt động qua đó tạo hứng thú cho các em tham gia các hoạt động và hình thành, nâng cao ý thức tôn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa, lịch sử, cung cấp cho học sinh kiến thức về địa lý, kinh tế, lịch sử phát triển, những thế mạnh của địa phương, hình thành ý thức tự học, tự rèn luyện 2.3.2.2 Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp Hiệu trưởng tập trung chỉ đạo GVCN, GV bộ môn, Đoàn thanh niên cùng các bộ phận hữu quan trong trường tăng cường đổi mới hình thức giáo dục địa phươngqua các giờ học, xây dựng nội dung giảng dạy bám sát điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế xã hội của huyện Quan Hóa, tổ chức các hoạt động trải nghiệm Hiệu trưởng và BGH nhà trường tạo điều kiện, hỗ trợ GVCN, GV bộ môn và các bộ phận hữu quan về kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động; phối kết hợp với chính quyền địa phương, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan văn hóa, nghệ nhân tại cộng đồng để thúc đẩy đa dạng hóa hình thức giáo dục như: Hoạt động 9 dạy học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao - Xây dựng kế hoạch: Hiệu trưởngchỉ đạo tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên, giáo viên tiến hành lập kế hoạch tổ chức các hình thức giáo dục địa phương trong phạm vi trách nhiệm của mình như thông qua sinh hoạt lớp, thông qua dạy các môn học ưu thế (Văn, Sử, Địa, Giáo dục công dân,…), giao cho những giáo viên bộ môn có ưu thế, những người có trách nhiệm và năng lực phụ trách giảng dạy và xây dựng kế hoạch thực hiện một cách phù hợp,chi tiết… Kế hoạch là căn cứ để BGH, tổ chuyên môn điều chỉnh và theo dõi, kiểm tra, giám sát trong quá trình hoạt động - Tổ chức thực hiện: Hiệu trưởng, BGH nhà trường chỉ đạo Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách giảng dạy hoạt động giáo dục địa phương xây dựng nội dung chương trình phải bám sát những đặc thù về địa lý, lịch sử, văn hóa và kinh tế xã hội của huyện Quan Hóa, trong đó nên bám sát những nội dung cụ thể sau: + Các vấn đề về văn hóa, lịch sử, truyền thống địa phương [5] Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể lên kế hoạch tổ chức và hướng dẫn học sinh tìm hiểu về danh nhân văn hóa địa phương, các hoạt động tập thể sinh hoạt văn hóa dân gian như các trò chơi, lễ hội dân gian, trong đó điển hình là lễ hội Mường Ca Da Huyện Quan Hóa ngày nay là một trong 4 mường lớn - đơn vị hành chính của cộng đồng người Thái cổ, với nhiều nét văn hóa truyền thống vô cùng phong phú và độc đáo Mường Ca Da mang trên mình nhiều vốn văn hóa cổ như: truyện thơ “săng chụ xon sao”, “khun lù nàng ủa”, “trường ca ú Thêm”và nhiều làn điệu dân ca, khặp nổi tiếng như: khặp bao xao (khặp giao duyên), khặp xăng chụ (điệu khặp tiễn dặn người yêu), khặp lùng tống (điệu hát xuống đồng), khặp cạ (điệu hát chèo thuyền); phong tục mo xến bản xến mường; trò chơi tó lẹ, tó sang; múa xòe, khua luống; cùng nhiều truyền thuyết ly kỳ, phong phú, đa dạng hấp dẫn còn lưu truyền cho đến ngày nay Lễ hội Mường Ca da được khôi phục đã góp phần động viên, cổ vũ các tầng lớp nhân dân trong toàn huyện hăng say thi đua lao động, sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng cuộc sống ấm no và hạnh phúc + Các vấn đề về địa lí, kinh tế, hướng nghiệp của địa phương [5] Hiệu trưởng và BGH phối kết hợp với các đoàn thể đặc biệt là GV bộ môn hướng dẫn HS tìm hiểu về địa lí địa phương để từ đó HS có thể nắm được vị trí địa lí của huyện nhà: Quan Hóa có diện tích tự nhiên 99.069,88 ha, chiếm 8,8% diện tích tự nhiên của tỉnh Thanh Hóa, là huyện có diện tích tự nhiên rộng thứ 2 của tỉnh Thanh Hóa (sau huyện Thường Xuân) Quan Hóa là miền đất cổ có từ lâu đời, giàu truyền thống lịch sử văn hóa, trải qua biết bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, đến nay Quan Hóa vẫn lưu giữ được những nét văn hóa đặc trưng vốn có của vùng Hiệu trưởng và BGH giao cho đoàn Thanh niên và giáo viên tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thăm quan thực tế để HS được trải nghiệm, khám phá hệ 10 thống hang động đẹp, độc đáo như Hang Phi, hang Co Phày, hang Co Phường, hang Co Luồng, hang Na, hang Dùn ; khám phá không gian mênh mông sơn thủy hữu tình của hồ Pha Đay, hồ Vinh Quang, đây là hai hồ tự nhiên nổi tiếng về du lịch sinh thái và thu hút khách du lịch của huyện Mặc dù còn mang tính hoang sơ, nhưng mỗi khi đến đây mỗi người sẽ được tắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, được chèo thuyền, câu cá…; Các công trình thủy điện Trung Sơn, Thành Sơn, Hồi Xuân mang đến một diện mạo và tiềm năng du lịch mới cho địa phương + Về kinh tế, hướng nghiệp [5] Tổ chức cho các em thăm quan, tìm hiểu các ngành nghề truyền thống ở địa phương như nghề làm rượu cần, dệt thổ cẩm, làm đệm lau ….; Tổ chức cho học sinh tham quan các hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà máy, các công ty trên địa bàn huyện: Nhà máy thủy điện Trung Sơn; Nhà máy thủy điện Thành Sơn; Hợp tác xã chế biến Lâm sản Sông mã; Hợp tác xã Thương mại Du lịch và dịch vụ Sinh vượng; … + Về môi trường: giáo dục cho HS ý thức bảo vệ môi trường, đa dạng hóa sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu bởi thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Quan Hóa nguồn tài nguyên phong phú với 3 khu bảo tồn còn đậm nét hoang sơ: Pù Hu, Pù Luông và Khu bảo tồn hạt trần quý hiếm Nam Động… Qua đó giáo dục cho các em lòng yêu nước, tự hào về quê hương mình, giáo dục cho các em ý thức, trách nhiệm giữ gìn và lưu truyền những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương - Kiểm tra, giám sát: Hiệu trưởng, BGH nhà trường, tổ chuyên môn chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, giám sát việc tổ chức các hình thức giáo dục này về thời gian tổ chức và chất lượng giáo dục; Kiểm tra bài thu hoạch của học sinh, đánh giá của giáo viên sau mỗi hoạt động trải nghiệm Thông qua các chương trình hành động tổ chức nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của HS trong học tập, sinh hoạt, vui chơi giải trí Từ đó phát huy được vai trò chủ thể của HS, định hướng cho các em có ý thức tiếp thu, vận dụng vào điều khiển các hoạt động tập thể của HS 2.3.2.3 Điều kiện thực hiện biện pháp - Huy động sự ủng hộ và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tinh thần cũng như nguồn lực tài chính của các bộ phận liên quan, ngoài nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước cần huy động các nguồn tài trợ từ các mạnh thường quân, các tổ chức đoàn thể, cá nhân, doanh nghiệp,… - Ban Giám hiệu nhà trường, giáo viên và các tổ chức đoàn thể của nhà trường ủng hộ và có ý thức tham gia, đóng góp cho việc xây dựng và thực hiện các hoạt động - Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm, Bí thư đoàn trường, cán bộ phụ trách cần chuẩn bị nội dung đề cương về kế hoạch trải nghiệm, tham quan thực tế + Kế hoạch hoạt động phải cụ thể, thường xuyên kiểm tra, đúng định 11 hướng, theo dõi, uốn nắn kịp thời những lệch lạc, sai trái + Chọn địa điểm cụ thể, xây dựng phương án để tổ chức có hiệu quả + Cần có sự phối hợp của GVCN, GV bộ môn và Đoàn thanh niên và chính quyền địa phương và các sở, ban ngành liên quan - Bên cạnh đó Hiệu trưởng chỉ đạo Đoàn thanh niên, GVCN, GV các môn học có nhiều ưu thế xây dựng kế hoạch, phương án phối hợp với hội cha mẹ học sinh, chính quyền địa phương, các tổ chức trong nhà trường đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi trải nghiệm tại thực địa, các di tích 2.3.3 Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trường THPT Quan Hoá 2.3.3.1 Mục tiêu của biện pháp Mục tiêu của biện pháp là tạo ra nguồn lực tổng hợp từ nguồn nội lực của nhà trường và các nguồn lực hợp pháp từ bên ngoài, đảm bảo mọi người cùng chung tay tổ chức hoạt động giáo dục địa phươngcho các em, tạo ra tác động mang tính tổng hợp liên tục từ nhà trường - gia đình - xã hội 2.3.3.2 Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp Huy động nguồn nhân lực tham gia tổ chức hoạt động giáo dục địa phươnggồm: huy động nguồn nhân lực trong nhà trường và huy động nguồn nhân lực ở cộng đồng như: cha mẹ HS, các cơ quan văn hóa, các doanh nghiệp trên địa bàn như: Hợp tác xã Hợp Phát, Hợp tác xã Hoàng Vân, Công ty Xuân Dương, Công ty An Phát, Công ty phát triển du lịch Thuyền Nhung… Đây là những doanh nghiệp có nhiều đóng góp và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động giáo dục ở địa phương Trong giai đoạn 2020-2025, huyện Quan Hóa tập trung phát triển du lịch cộng đồng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm; chú trọng phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm du lịch có tiềm năng, lợi thế; thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng tại chỗ, kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tăng hiệu quả kinh doanh và sức hấp dẫn cho du lịch Quan Hóa Đây là một lợi thế cho việc thúc đẩy sự phát triển của hoạt động giáo dục ở địa phương mà người quản lý, giáo viên, học sinh nhà trường cần tận dụng Bên cạnh đó cần chủ trì, phối hợp xây dựng tư liệu giới thiệu về văn hóa địa phương, dân ca, trò chơi dân gian, di tích, di sản tại địa phương để nhà trường sử dụng trong hoạt động dạy học giáo dục địa phương; Chủ trì xây dựng kế hoạch và triển khai bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, GV tronggiáo dục địa phương; Hỗ trợ chuyên môn, nghiệp vụ trong việc đưa nội dung giáo dục địa phương ở trường THPT - Huy động nguồn vật lực: tận dụng cơ sở vật chất của địa phương để giáo dục các em; huy động nguồn lực tài chính từ xã hội hóa giáo dục do cha mẹ, cộng đồng, chính quyền, đoàn thể trợ giúp cho nhà trường; tận dụng nguồn tài chính hiện có của nhà trường -Huy động nguồn lực thông tin: sử dụng hiệu quả các nguồn lực thông tin địa phương được cung cấp cho nhà trường, trang bị; huy động nguồn thông tin 12 từ băng, đĩa, tranh ảnh, sách báo, tư liệu thuộc sở hữu của các tổ chức, cá nhân ở địa phương Quan Hoá - Ban Giám hiệu nhà trường: + Tổ chức cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nghiên cứu, nắm vững yêu cầu, nội dung, phương pháp của HĐ GDĐP cho học sinh + Chủ động lập kế hoạch GDĐP cho học sinh và hướng dẫn cho mọi giáo viên trong nhà trường lập kế hoạch + Trực tiếp chỉ đạo tổ chức HĐ GDĐP, chỉ đạo các cán bộ và giáo viên chủ nhiệm làm công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh thống nhất các hoạt động giáo dục đạo đức của nhà trường + Phối hợp với Đảng ủy, chính quyền các xã, thị trấn, các cơ quan truyền thông, văn hóa thể thao để tăng cường tổ chức các hoạt động văn hóa truyền thống và thăm quan, tìm hiểu địa lý, văn hoá, kinh tế, môi trường… huyện Quan Hoá cho học sinh trường THPT + Phối hợp với ban đại diện Cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ trong việc xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường và tạo điều kiện cho học sinh làm quen với thực tế địa phương 2.3.3.3 Điều kiện thực hiện biện pháp Người quản lý cần xây dựng kế hoạch phối kết hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ CB, GV: quan tâm đến việc tuyên truyền, vận động CB, GV luôn trau dồi kiến thức về địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội của địa phương; Tăng cường sự hiểu biết và nâng cao năng lực của mình về địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội của địa phương Mời các chuyên gia, các nghệ nhân, lão thành cách mạng về giao lưu, nói truyện về tình hình kinh tế xã hội, lịch sử, văn hóa, các trò chơi dân gian, những phong tục, tập quán của địa phương cho giáo viên, học sinh trong nhà trường Việc phối hợp các nguồn lực tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trong trường là một việc làm cần thiết và phải thực hiện nó một cách có hiệu quả Thực tế cho thấy nguồn kinh phí trong các nhà trường dành cho hoạt động giáo dục ở địa phương là rất hạn chế, trong khi đó hoạt động giáo dục địa phương đòi hỏi phải phong phú về nội dung, đa dạng về hình thức mới có thể thu hút được học sinh Do đó, việc huy động các nguồn lực, các tổ chức trong và ngoài xã hội cho hoạt động này là việc cần làm Điều đó cũng phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác xã hội hóa giáo dục trong tình hình hiện nay 2.3.4 Chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trường THPT Quan Hóa 2.3.4.1 Mục đích của biện pháp Công tác kiểm tra, đánh giá là chức năng quan trọng trong quản lý Căn cứ vào kế hoạch đã đề ra, nhà quản lý theo dõi, giám sát từng bước thực hiện kế 13 hoạch HĐ GDĐPnói chung, từng hoạt động cụ thể trong kế hoạch riêng của các cá nhân, tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên Đồng thời, đánh giá chất lượng tổ chức hoạt động so với mục tiêu, kế hoạch đề ra, phát hiện những sai lệch trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, xác định nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh 2.3.4.2 Nội dung, cách thức thực hiện biện pháp Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm thu thập thông tin, đánh giá quá trình học tập của các em Từ đó, đưa ra các biện pháp điều chỉnh phương pháp dạy của thầy, phương pháp học của trò để đạt được mục tiêu giáo dục Việc kiểm tra, đánh giá nói chung và kiểm tra, đánh giá với nội dung có lồng ghép nội dung GDĐP trong dạy học phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản: đảm bảo tính khách quan, chính xác; đảm bảo tính toàn diện; đảm bảo tính hệ thống; đảm bảo tính công khai và tính phát triển; đảm bảo tính tin cậy, tính giá trị - Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo dục địa phươngcủa HS, giúp thu thập thông tin, đánh giá kết quả hoạt động của HS Từ đó, đưacơ sở đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của tổ, nhóm chuyên môn, các tổ chức đoàn thể của nhà trường trong việc giáo dục địa phương - Hiệu trưởng kiểm tra việc thiết kế bài giảng của giáo viên theo từng chủ đề, hoặc trong việc tích hợp, lồng ghép các nội dung giáo dục địa phương vào môn học, đặc biệt các môn có nhiều ưu thế, xây dựng tiêu chuẩn đánh giá giờ lên lớp trên cơ sở đánh giá chất lượng các tiết học, bài học có lồng ghép nội dung giáo dục địa phươngcho HS Hiệu trưởng cần chỉ đạo tổ chức các chuyên đề để GV tham dự và rút kinh nghiệm việc tổ chức các hoạt động giáo dục địa phương - Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra, đánh giá việc phối hợp các lực lượng giáo dục trong tổ chức hoạt động giáo dục địa phươngthông qua hoạt động ngoại khóa trong và ngoài nhà trường Việc đánh giá các hoạt động phối hợp giữa các bộ phận trong và ngoài nhà trường giúp Hiệu trưởng có một cách đánh giá tổng thể việc triển khai bảo tồn, phát huy di sản văn hóa địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả kế hoạch giáo dục - Hiệu trưởng, BGH nhà trường kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động của HS Việc kiểm tra này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như thông qua tính tích cực tham gia các trò chơi, hội thi, hội diễn các hoạt động liên quan đến giáo dục địa phươnghay qua phiếu khảo sát ý kiến… Trong việc đánh giá kết quả hoạt động giáo dục địa phươngHiệu trưởng không chỉ dừng lại ở việc đánh giá trình độ nhận biết mà phải chú ý đến tình cảm, mức độ hứng thú, thái độ tích cực, tinh thần chủ động sáng tạo… đối với việc tiếp nhận những kiến thức địa lý, văn hóa, lịch sử và kinh tế xã hội của địa phương 2.3.4.3 Điều kiện thực hiện biện pháp 14 Theo chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý trong nhà trường, Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn trường, Bí thư Đoàn thanh niên trong quá trình triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục địa phương theo kế hoạch phải kiểm tra, giám sát, đôn đốc, điều chỉnh các tập thể và cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao Trên cơ sở quy định của Bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo về kiểm tra, đánh giá, quy chế hoạt động của nhà trường, kế hoạch giáo dục địa phương, nhà trường xây dựng và hoàn thiện quy chế đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, đánh giá việc thực hiện kế hoạch của từng tổ, nhóm chuyên môn và các đoàn thể trong nhà trường trong học kỳ và năm học Công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục là hoạt động quan trọng Thông qua việc kiểm tra, đánh giá các tổ chức, cá nhân, người quản lý và cả học sinh sẽ đúc rút ra được nhiều kinh nghiệm, phát huy có hiệu quả những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong kế hoạch ở thời gian tiếp theo Đặc biệt, qua việc kiểm tra, đánh giá cần biểu dương những điển hình tiên tiến trong hoạt động giáo dục địa phương Đó sẽ là nguồn động viên tích cực và có hiệu quả phát huy sự cống hiến, sáng tạo của các cá nhân, các tổ chức, của cả người dạy và người học 2.4 Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm - Về nhận thức: Nhận thức của CBQL, GV trường THPT Quan Hóa về HĐ GDĐP đã được nâng cao, đa số cán bộ giáo viên nhà trường đã hiểu được tầm quan trọng, mục tiêu của HĐ GDĐP trong trường phổ thông từ đó đã có sự đồng thuận và quyết tâm lớn khi triển khai thực hiện các nội của HĐ GDĐP, nhất là đội ngũ các giáo viên giảng dạy các môn ưu thế (Địa lý, Lịch sử, GDCD ) là những người năng nổ, tâm huyết với các nội dung của HĐ GDĐP Sau khi thực hiện khảo sát lại với câu hỏi tương tự thì kết quả khảo sát có thay đổi rất lớn, đó là: có tới 87,8% CBQL, GV trường THPT Quan Hóa nhận thức được vai trò của HĐ GDĐP là rất quan trọng và quan trọng, chỉ có 12,2% CBQL, GV trường THPT Quan Hóa cho rằng HĐ GDĐP ở ít quan trọng - Về nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức HĐ GDĐP: Trong năm học 2020 – 2021 mặc dù có nhiều khó khăn do dịch bệnh, nhưng việc triển khai HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa vẫn được thực hiện rất đều đặn, với nhiều hình thức tổ chức khác nhau, thu hút được sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, các cá nhân, các em học sinh nhà trường Các GVCN, GV giảng dạy các môn ưu thế, Đoàn thanh niên cùng các bộ phận hữu quan trong trường phối kết hợp với chính quyền địa phương, các nhà máy, xí nghiệp, cơ quan văn hóa, nghệ nhân tại cộng đồng đã tổ chức được các hoạt động trải nghiệm ngay trong không gian trường, như: Hoạt động dạy học, hoạt động trải nghiệm, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao Sau khi thực hiện khảo sát với câu hỏi về việc thực hiện nội dung 15 GDĐP ở trường THPT Quan Hóa, kết quả có 5/6 nội dung được quan tâm ở mức độ cao với điểm trung bình từ 2,5 đến 3,0 điểm, đó là các nội dung: Về văn hóa: Lễ hội truyền thống; các loại hình nghệ thuật truyền thống; truyền thống quê hương; phong tục, tập quán địa phương; xây dựng nếp sống văn minh, tôn trọng kỉ cương, pháp luật; Về địa lý địa phương: Địa lý tự nhiên; địa lí dân cư; địa lí kinh tế xã hội; địa lí du lịch; Về kinh tế, hướng nghiệp; Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương; Về môi trường: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học; ứng phó với biến đổi khí hậu; Về kinh tế, hướng nghiệp; Thị trường lao động; các ngành nghề, làng nghề truyền thống; các ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương Chỉ có một nội dung chưa được quan tâm đúng mức là: Về chính trị – xã hội: Chính sách an sinh xã hội; các vấn đề giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, KN sống Việc sử dụng các phương pháp GDĐP ở trường THPT Quan Hóa, đã được sử dụng thường xuyên trong quá trình thực hiện HĐGD học sinh, trong quá trình triển khai HĐ GDĐP cho HS trường THPT Quan Hóa CBQL, GV đã sử dụng đa dạng, linh hoạt các phương pháp GD, điểm trung bình khi khảo sát việc sử dụng các phương pháp giao động từ 2,1 đến 3,0 điểm, trong đó phương pháp khám phá đạt điểm trung bình cao nhất với 3,0 Việc sử dụng các hình thức tổ chức HĐ GDĐP cho HS cũng được quan tâm thiết kế với nhiều hình thức khác nhau, sau khi thực hiện khảo sát thì điểm trung bình từ 2,1 đến 2,98 Trong đó , hình thức “Giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông qua lồng ghép trong các môn học” được quan tâm sử dụng và đánh giá cao nhất với điểm trung bình là 2,98 điểm; hình thức “Giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động dưới cờ, hoạt động sinh hoạt lớp” được quan tâm thứ 2 với điểm trung bình là 2,67 điểm; tiếp theo là “Giáo dục địa phương thông qua tổ chức hoạt động theo chủ đề”; hình thức “Giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm” và hình thức “Thông qua phối hợp giữa các lực lượng giáo dục: nhà trường, gia đình và tổ chức xã hội ở địa phương” với điểm trung bình thấp nhát là 2,1 điểm - Về việc huy động vật lực: Trong năm qua trường THPT Quan Hóa đã huy động được các nguồn lực của địa phương tham gia xây dựng nhà trường, đồng thời hỗ trợ nhà trường trong việc tổ chức thực hiện các nội dung của HĐ GDĐP, trong đó phải kể đến sự chung tay của: Hội cha mẹ học sinh nhà trường, các cơ quan văn hóa, các doanh nghiệp trên địa bàn như: Hợp tác xã Hợp Phát, Hợp tác xã Hoàng Vân, Công ty Xuân Dương, Công ty An Phát, Công ty phát triển du lịch Thuyền Nhung… - Về việc kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện HĐ GDĐP: Việc kiểm tra đánh giá kết quả triển khai thực hiện nội dung HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa đã thay đổi đáng kể từ việc xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá, cách thức 16 kiểm tra đánh giá, cũng như việc sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá vào việc điều chỉnh quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch, xác định nguyên nhân của chúng và những vấn đề mới nảy sinh trong thực tiễn để điều chỉnh Công tác quản lý việc kiểm tra, đánh giá HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hóa đã nhận được sự quan tâm, chú trọng của các lực lượng GD và được triển khai thực hiện rất tốt với điểm trung bình từ 2,2 đến 2.88 Việc sử dụng các hình thức kiểm tra, đánh giá ở trường THPT Quan Hóa đã thực hiện tốt các khâu như: “Xây dựng kế hoạch kiểm tra hoạt động GD địa phương trong nhà trường”; “Tổ chức cho giáo viên và các lực lượng tham gia GD địa phương thực hiện kiểm tra đánh giá theo đúng kế hoạch”; “Chỉ đạo sử dụng kết quả kiểm tra, đánh giá điều chỉnh cách thức tổ chức hoạt động giáo dục GD địa phương một cách kịp thời” 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1 Kết luận Chỉ đạo nâng cao hiệu quả HĐ GDĐP ở trường THPT Quan Hoá, tỉnh Thanh Hoá là một việc làm có ý nghĩa cấp thiết nhưng cũng đầy khó khăn hiện nay Trên cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý ở trường THPT huyện Quan Hoá tôi đề xuất 4 biện pháp chỉ đạo của Hiệu trưởngvề Hoạt động giáo dục địa phương, nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục địa phương cho học sinh các trường THPT gồm:Chỉ đạo Bồi dưỡng nâng cao nhận thức về tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho đội ngũ giáo viên trường THPT Quan Hóa; Chỉ đạo lựa chọn đa dạng hóa các hình thức, nội dung GDĐP cho học sinh trường THPT Quan Hóa; Chỉ đạo phối hợp các nguồn lực tổ chức hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trường THPT Quan Hoá; Chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trường THPT Quan Hóa Mỗi biện pháp chỉ đạo được đề xuất đều có ý nghĩa, vai trò, mục đích riêng tác động mạnh mẽ đến các giai đoạn của quá trình hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh tại trường THPT Quan Hoá Đồng thời các biện pháp nêu trên có mối quan hệ thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau để hỗ trợ cho hoạt động quản lý giáo dục địa phương cho học sinh cần thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp để phát huy tác dụng của chúng Mỗi biện pháp đều có cơ sở để thực hiện, biện pháp này sẽ là điều kiện hỗ trợ, tương tác của biện pháp kia Mỗi biện pháp tác động vào một khâu của quá trình HĐ GDĐP như khâu nhận thức, khâu nội dung, chương trình, phương pháp, khâu nhân lực, vật lực… và tạo nên tác động tổng hợp, khiến quá trình giáo dục địa phương đi đúng hướng, thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ của mình Khi thực hiện tốt và có tính đồng bộ các biện pháp chỉ đạo hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh sẽ giúp trường THPT thực hiện tốt chức năng giáo dục, quản lý giáo dục, phát huy tốt các nguồn lực Từ đó đào tạo ra thế hệ trẻ có tình thương yêu với cộng đồng, có ý thức trách nhiệm trong cuộc sống và hình thành nhân cách con người mới có kiến thức, có năng lực, có phẩm chất sẽ đáp ứng được công cuộc phát triển kinh tế-xã hội ở các vùng dân tộc, miền núi nói riêng và trên toàn đất nước nói chung 17 Vấn đề này nếu được nghiên cứu đầy đủ, toàn diện chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, để đưa vào áp dụng đại trà, cần phải tiến hành quá trình thực nghiệm trên phạm vi rộng hơn, với đối tượng đa dạng hơn về nội dung và hình thức, biện pháp, bằng những nghiên cứu và sáng tạo của các nhà khoa học và đội ngũ đông đảo những người thực hiện 3.2 Kiến nghị 3.2.1 Đối với Sở GD&ĐT Thanh Hoá Cần tăng cường tổ chức tập huấn cho đội ngũ CBQL trường THPT về nâng cao trách nhiệm quản lý, chủ động xây dựng những nội dung kiến thức nhằm khai thác những thế mạnh về địa lý, lịch sử, văn hóa, kinh tế xã hội ở địa phương Tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí cho HĐ GDĐP đối với các trường THPT Xây dựng hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động giáo dục địa phương vào trong trường THPT 3.2.2 Với trường THPT ở huyện Quan Hoá Lãnh đạo, CBQL xây dựng kế hoạch cụ thể, phù hợp để thực hiện triển khai, đánh giá Tổ chức tập huấn cho các giáo viên, có kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động này Cần có sự đầu tư, đồng bộ để tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động dạy và học tại trường THPT, trong đó cần quan tâm đến HĐ GDĐP Cải tiến nội dung, hình thức tổ chức các HĐ GDĐP cho HS; Thường xuyên giữ mối liên hệ với gia đình HS và các lực lượng ngoài nhà trường để làm tốt nhiệm vụ GDĐP cho HS Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên: tăng cường công tác tự học tự bồi dưỡng về các chuyên đề GDĐP, cách thức tổ chức các HĐ GDĐP để có hiệu quả trong công tác XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ Quan Hóa, ngày 05 tháng 05 năm 2021 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác 18 Lê Văn Thanh TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Công văn số 5977/BGDĐT-GDTrH ngày 7/7/2008 của Bộ GD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện nội dung GDĐP ở cấp THCS và cấp THPT từ năm học 2008-2009 [2] Công văn số 1106/BGDDT-GDTrH về biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông mới [3] Căn cứ Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) về việc ban hành Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 344/BGDĐT-GDTrH ngày 24/01/2019 của Bộ GDĐT về việc hướng dẫn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 1106/BGDĐTGDTrH ngày 20/3/2019 của Bộ GDĐT về việc biên soạn và tổ chức thực hiện nội dung giáo dục địa phương trong Chương trình giáo dục phổ thông; Công văn số 3536/BGDĐT-GDTH ngày 19/8/2019 của Bộ GD&ĐT về việc biên soạn, thẩm định nội dung giáo dục địa phương cấp Tiểu học trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tổ Cấp THPT (từ lớp 10 đến lớp 12) [4] Công văn số 1106/BGDĐT – GDTrH ngày 20/3/2019 và công văn số 3536/BGDĐT- GDTH ngày 19 tháng 8 năm 2019 [5] Trang thông tin điện tử huyện Quan Hóa 19 20 ... ghép môn học - Giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông qua tổ chức hoạt động trải nghiệm - Giáo dục địa phương cho học sinh trung học phổ thông qua hoạt động cờ, hoạt động sinh hoạt. .. THPT huyện Quan Hố tơi đề xuất biện pháp đạo Hiệu trưởngvề Hoạt động giáo dục địa phương, nhằm nâng cao hiệu giáo dục địa phương cho học sinh trường THPT gồm :Chỉ đạo Bồi dưỡng nâng cao nhận thức... chức hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trường THPT Quan Hoá; Chỉ đạo việc tăng cường kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục địa phương cho học sinh trường THPT Quan Hóa Mỗi biện pháp đạo

Ngày đăng: 19/05/2021, 20:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w