1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo qua câu hỏi chuẩn bị đọc hiểu truyện ngắn “hai đứa trẻ” của thạch lam

27 19 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 312 KB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CÁC GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC SÁNG TẠO QUA CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA T

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT HÀ TRUNG

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

CÁC GIẢI PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC SÁNG TẠO QUA CÂU HỎI CHUẨN BỊ BÀI ĐỌC HIỂU TRUYỆN NGẮN “HAI ĐỨA TRẺ” CỦA THẠCH LAM

Người thực hiện: Nguyễn Thị Tâm Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ văn

THANH HOÁ NĂM 2021

Trang 2

MỤC LỤC

1 Mở đầu 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 1

1.4 Phương pháp nghiên cứu 1

1.5 Những điểm mới của sáng kiến 2

2 Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm 2

2.1 Cơ sở lí luận 2

2.2 Thực trạng vấn đề 2

2.3 Các giải pháp đưa ra nhằm rèn luyệ 3

2.3.1 Gợi mở đàm thoại 3

2.3.2 Tạo tình huống có vấn đề 5

2.3.3 Nêu giả định đảo được 7

2.3.4 So sánh 8

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 10

2.4.1 Đối với giáo viên 10

2.4.2 Đối với học sinh 10

3 Kết luận và kiến nghị 11

3.1 Kết luận 11

3.2 Kiến nghị 11

Tài liệu tham khảo 13

Phụ lục 14

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1 1 Lý do chọn đề tài

Đọc hiểu văn bản văn học là hoạt động tiếp nhận các giá trị tư tưởng, nghệthuật; giao lưu tư tưởng tình cảm với tác giả, với những người đã đọc trước; bày tỏthái độ đồng cảm hay không đồng cảm với tác giả Đọc hiểu văn bản văn học trướchết là đọc hiểu từ ngữ nhất là các từ khó, từ lạ; hiểu câu văn, câu thơ, phát hiện các

từ ngữ biểu hiện cách cảm nhận độc đáo, ấn tượng toàn vẹn về văn bản; hiểu đượcnhững hình tượng nghệ thuật và những lớp ý nghĩa của chúng; hiểu được tư tưởngtình cảm của tác giả; thưởng thức tư tưởng thống nhất và cảm nhận những vẻ đẹphài hòa của văn bản từ đó hiểu thế giới xung quanh và quan trọng hơn là hiểu chínhbản thân mình để tự trưởng thành dưới những tác động của văn học

Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc sáng tạo thực chất là dạy các kĩ năng đọc,hiểu, nghe, nói, viết Từ kĩ năng đọc nhanh, đọc chính xác, hiểu nghĩa tường minh,hiểu nghĩa hàm ẩn, đọc thẩm mĩ (hiểu cái hay, cái đẹp của tác phẩm, hiểu hìnhtượng, tư tưởng, biết rung động trước vẻ đẹp của tác phẩm), đọc sáng tạo (biết lígiải văn bản theo suy nghĩ riêng một cách lôgic và hợp lí, có khả năng vận dụng,sáng tạo); đến thành thạo trong việc sử dụng tiếng Việt khi nói, khi viết (sử dụng từngữ chính xác, giàu giá trị biểu đạt, biểu cảm), có năng lực lĩnh hội phân tích khinghe, đọc Như vậy dạy văn không chỉ là dạy cách đọc, cách hiểu mà thực chất làdạy cách đồng sáng tạo với nhà văn (về ngôn từ, cảm xúc, hình tượng nghệ thuật,thẩm mĩ, )

Việc đọc hiểu sáng tạo không chỉ giúp học sinh có kiến thức và kĩ năng củamôn học, hiểu được bài học mà còn giúp học sinh thực hành vận dụng đọc hiểutrong kiểm tra đánh giá theo tinh thần đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo và giúphọc sinh có năng lực tiếp nhận, hiểu, lĩnh hội, phân tích thông tin, khái quát, đánhgiá các vấn đề trong đời sống

Từ những lí do trên tôi chọn giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo cho họcsinh qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ”của nhà văn Thạch Lam

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Đối tượng học sinh 11 trung học phổ thông

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Từ cách dạy học đổi mới, thầy giáo, cô giáo chủ động gợi mở, học sinh chủ độngsáng tạo, tôi đã định hình và vận dụng những kĩ năng đọc sáng tạo cho học sinh quacâu hỏi chuẩn bị bài “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam qua các phương pháp sau:

Trang 4

Thứ nhất là phương pháp hướng dẫn chuẩn bị bài đọc hiểu phù hợp với đốitượng cụ thể ở các lớp học.

Thứ hai là phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: phát phiếucâu trả lời nhanh hiểu tình hình thực tế và thu thập thông tin

Thứ ba là phương pháp thống kê, xử lí số liệu: qua các bài kiểm tra thườngxuyên và kiểm tra định kì, so sánh để đánh giá hiệu quả Tinh thần, thái độ học tậptrong tiết dạy trước và tiết dạy sau khi vận dụng sáng kiến

1.5 Những điểm mới của sáng kiến:

Tập trung những giải pháp cụ thể để phát huy hiệu quả của việc đọc sáng tạoqua hệ thống câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bài trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” củanhà văn Thạch Lam

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Đọc sáng tạo văn bản văn học là rèn luyện cho học sinh phương pháp và nănglực đọc hiểu, năng lực đồng sáng tạo với nhà văn, nhà thơ Khái niệm này đượchiểu khá toàn diện: bao gồm việc tiếp xúc với văn bản, thông hiểu cả nghĩa đen,nghĩa bóng, nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn, cũng như thấy được vai trò, tác dụngcủa các từ, câu, biện pháp tu từ, các thông điệp tư tưởng, thái độ, tình cảm, quanniệm của chủ thể sáng tạo, việc tái hiện thế giới hình tượng trong văn bản văn học

Đó là toàn bộ quá trình tiếp nhận, giải mã, thẩm thấu văn bản, hiểu điều nhà thơ,nhà văn muốn gửi gắm Đây là một dạng thức lao động đặc biệt đòi hỏi cật lực, độclập và có chọn lọc

Đọc sáng tạo văn bản văn học không giống với đọc giải trí, biết cốt truyện, kểđược nội dung thêm vài lời bình khen chê hời hợt, đọc hiểu phải có cảm xúc, thấyđược chỗ hay, lí giải được cảm xúc, cắt nghĩa sáng rõ ý nghĩa sâu xa của văn bản,đem văn bản soi vào đời, qua văn bản tự hoàn thiện mình hơn Đọc sáng tạo là lấycái tâm, lấy tinh thần của mình mà nghe mà thẩm thấu tận “cốt tủy”, nắm được cái

“thần” của văn bản, tức là không chỉ “cảm” mà phải “hiểu”, khi đã “hiểu” rồi sẽlàm cho “cảm” được sâu sắc hơn Cho nên trong quá trình đi sâu khám phá tưtưởng nghệ thuật của nhà văn, người đọc phải nhờ đến sức hoạt động mạnh mẽ của

tư duy với các thao tác như giải thích, phân tích, khái quát, tổng hợp, suy luận, liêntưởng, phán đoán,…

Đọc sáng tạo trong quá trình đọc hiểu văn bản văn học là khả năng tự lí giải vấn

đề theo suy nghĩ riêng một cách lôgic và hợp lí, là cách giải quyết mới không bị gò

bó, phụ thuộc vào cái đã có sẵn, không theo những mẫu quen thuộc, khả năng vậndụng, sáng tạo Vì vậy việc hướng dẫn học sinh qua câu hỏi chuẩn bị bài nhằm rènluyện kĩ năng đọc sáng tạo chủ động cho học sinh là việc rất cần thiết

2.2 Thực trạng của vấn đề

Việc đọc hiểu văn bản văn học trong nhà trường THPT đã có những đổi mớitoàn diện, từ nội dung kiến thức phù hợp với tình hình xã hội hiện nay, đến thờilượng và phương pháp Đọc hiểu văn bản văn học là cách gọi tên đổi mới để đưavấn đề về đúng bản chất của nó Trước nay môn Ngữ văn ngoài phân môn tiếng

Trang 5

Việt và làm văn còn có phân môn văn học, hay còn gọi giảng văn nay gọi là đọchiểu văn bản Việc đọc hiểu đã chú trọng theo hướng dạy kĩ năng đọc hiểu theo đặctrưng thể loại và đã chú trọng nhiều hơn việc dạy cách đọc sáng tạo, không cònhiện tượng thầy đọc thay, cảm thay, đọc cho chép, nói cho nghe như trước kia Theo tinh thần đổi mới kiểm tra đánh giá của Bộ, việc đưa vào đề thi THPT phầnđọc hiểu theo cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng Đó là việc vận dụng đọcsáng tạo văn bản hoặc đoạn văn bản ngoài chương trình để kiểm tra khả năng vậndụng kiến thức, hiểu biết, để đọc hiểu sáng tạo những vấn đề được đưa ra Hiện naynhiều trường đại học tuyển sinh đầu vào, kể cả những trường tuyển chọn sinh viênthuộc khoa học tự nhiên cũng đưa phần đánh giá năng lực của học sinh làm điềukiện tuyển chọn Đây cũng là việc kiểm tra khả năng đọc sáng tạo của học sinhtrước những vấn đề cụ thể.

Trong cuộc sống, mỗi con người khi được đặt vào những hoàn cảnh nhất định cóthể có những tìm tòi phát hiện mới, hoặc khi có khát vọng vươn lên và ý chí quyếttâm tìm tòi cái mới sẽ tạo cơ hội cho tư duy sáng tạo phát triển, còn trong đọc hiểuvăn bản văn học con người khi được đọc, được nghe một văn bản văn học khôngphải sẽ có ngay những tìm tòi phát hiện, sáng tạo Lĩnh vực “lao động đặc biệt” nàyngoài đòi hỏi nhận biết ngôn ngữ, còn phải có vốn văn hóa nhất định, phải cóphương pháp giải mã ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật, phải có sự thâm nhập, đam

mê, để cảm và hiểu thế giới nghệ thuật bằng cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng, đểkhám phá thông điệp tư tưởng của văn bản, tấc lòng của nhà văn, nhà thơ và tìm ra

ý nghĩa của văn bản đối với sự phát triển nhân cách con người, bản thân

Tuy nhiên đối tượng học sinh THPT là đối tượng bạn đọc đặc biệt, với khảnăng tập trung tư duy và hứng thú chưa cao, với những trải nghiệm đời sống vàkinh nghiệm hiểu biết về văn bản văn học còn hạn chế Bởi vậy để rèn luyện tư duysáng tạo cho học sinh tôi đã sử dụng giải pháp dùng câu hỏi hướng dẫn chuẩn bị bàiđọc hiểu văn bản truyện “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam

2.3 Giải pháp đưa ra nhằm giải quyết vấn đề:

2.3.1 Gợi mở, đàm thoại:

Gợi mở, đàm thoại là một phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo đã được ứngdụng hiệu quả thường xuyên trong việc tổ chức học sinh đọc hiểu văn bản trongnhà trường hiện nay Đây cũng là một cách tổ chức để rèn luyện tốt kĩ năng đọcsáng tạo của học sinh

Thực chất của phương pháp dạy học gợi mở, đàm thoại là giáo viên thiết kế một

hệ thống câu hỏi lôgic, chặt chẽ để dẫn dắt học sinh khám phá, cảm thụ văn bản từ

cụ thể đến khái quát, từ chi tiết đến hình tượng và cuối cùng là chủ đề tư tưởng, nétphong cách, điều nhà văn, nhà thơ muốn gửi gắm Hệ thống câu hỏi nhằm tích cựchóa các hoạt động tư duy, cảm xúc của học sinh Đó là những câu hỏi có tínhhướng tới đích rõ ràng, câu hỏi cụ thể nhưng không vụn vặt, sáng lời nhưng không

lộ ý, vừa dẫn dắt, gợi mở, vừa thách thức trí tuệ của học sinh Tùy theo từng vănbản văn học cụ thể, tùy theo đặc trưng từng thể loại cụ thể để thiết kế hệ thống câuhỏi phù hợp: có thể là câu hỏi định hướng giảng giải, cắt nghĩa, có thể là câu hỏi

Trang 6

định hướng phân tích, bình giảng, câu hỏi hướng dẫn khái quát hóa, câu hỏi để liêntưởng,… hướng tới gợi mở tư duy sáng tạo của học sinh

Đoạn mở đầu tôi đưa ra những câu hỏi gợi mở để học sinh chuẩn bị bài như sau:

Câu hỏi thứ nhất: “Cảnh phố huyện lúc chiều tàn được nhà văn miêu tả trong

không gian và thời gian như thế nào? Bức tranh cuộc sống con người xuất hiệntrong bức tranh ấy ra sao?”

Bức tranh phố huyện: “tiếng trống thu không trên cái chợ của huyện nhỏ; từngtiếng một vang xa”, “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồngnhư hòn than sắp tàn”, “dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nềntrời”, “văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng”, “muỗi đã bắt đầu vove”, Bức tranh phố huyện toàn cảnh từ không gian, âm thanh, cảnh sắc vừa mangnét đặc trưng của phố huyện nghèo khó ở vùng ngoại ô, vừa gợi nét đẹp lãng mạn,nên thơ, êm đềm thi vị của buổi hoàng hôn Phố huyện êm đềm thi vị, lãng mạn,đẹp mà vất vả, lam lũ, nghèo khó, buồn Qua đoạn văn Thạch Lam muốn nói đếnmột phố huyện nghèo nàn, tiêu điều nhưng cũng nên thơ, lãng mạn

Bức tranh cuộc sống con người nơi phố huyện buổi chiều tàn: Cảnh chợ tàn:

“chợ đã vãn từ lâu, người về hết và tiếng ồn ào cũng mất”, “chỉ còn rác rưởi, vỏbưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía” Con người: “Mấy đứa trẻ con nhà nghèo tìm tòi,

nhặt nhạnh những thứ còn sót lại ở chợ”, “mẹ con chị Tí hàng nước nhỏ”, bà cụ

Thi hơi điên đến mua rượu để uống rồi đi lần vào bóng tối, bác Siêu với gánhhàng phở - một thứ quà xa xỉ, gia đình bác xẩm mù sống bằng lời ca tiếng đàn vàlòng hảo tâm của khách qua đường Cảnh chợ tàn và những kiếp người tàn tạ vớicuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo đói nơi phố huyện tiêu điều, nghèo nàn

Câu hỏi thứ hai: “Bức tranh phố huyện được nhìn qua cái nhìn của ai? Lựa

chọn đối tượng tái hiện bức tranh có ý nghĩa gì? (“Tại sao nhà văn ” Dạng câu hỏigợi mở này sẽ giúp học sinh phải tư duy và nhìn nhận được điều nhà văn gửi gắm:Bức tranh phố huyện được nhìn qua cái nhìn của nhân vật Liên, một đứa trẻ mớilớn, một cô bé dịu hiền, nhân hậu đa cảm Lựa chọn đối tượng tái hiện bức tranh có

ý nghĩa làm cho bức tranh phố huyện hiện lên thấm đượm cảm xúc, tâm trạng Tâmhồn trẻ mới lớn hồn nhiên, ngây thơ và rất nhạy cảm, cái nhìn đa cảm của Liên chonên cảnh trở nên có hồn hơn, bức tranh cuộc sống vốn đơn điệu, nghèo nàn, trở nênthi vị, thơ mộng hơn, gợi sự lắng đọng, day dứt trong tâm hồn người đọc

Cũng vì cảnh hiện lên từ cái nhìn của Liên nên làm cho cảnh vốn đơn điệu, tảnhạt vẫn mang cái thi vị và sức sống riêng của nó Cái nhìn của Liên làm cho thếgiới như được lạ hóa qua cảm giác, cảm tưởng của Liên

Câu hỏi thứ ba: Từ bức tranh phố huyện lúc chiều tàn nhà văn miêu tả tâm

trạng nhân Liên như thế nào? Qua tâm trạng Liên em hiểu gì về tấm lòng nhà văn? Tâm trạng của Liên: Cảm nhận rất rõ “cái buồn của buổi chiều quê thấm thíavào tâm hồn gây thơ của chị”, “lòng man mác buồn trước cái giờ khắc của ngàytàn”, ngậm ngùi trước buổi chợ tàn, “động lòng thương những đứa trẻ nhà nghèonhưng chính chị cũng không có tiền mà cho chúng”, xót thương mẹ con chị Tí:ngày mò cua bắt tép, tối dọn cái hàng nước chè tươi chả kiếm được bao nhiêu, sững

Trang 7

sờ khi nhìn bóng cụ Thi, bà già hơi điên, ngửa cổ uống một hơi cạn sạch chén rượurồi đi lần vào bóng tối.

Tâm trạng buồn và lòng cảm thương của một cô bé có tâm hồn nhạy cảm, tinh tếtrước giờ khắc ngày tàn, chợ tàn ở vùng ngoại ô nghèo Đó là tâm trạng của một côgái có lòng trắc ẩn, yêu thương con người Qua đoạn văn, Thạch Lam muốn nhấnmạnh phố huyện phải thật sự nghèo nàn, tiêu điều, tẻ nhạt đến độ nào mới lay động,thấm thía đến tâm hồn trẻ thơ, mới khiến tâm hồn ngây thơ đã phải ngồi “im lặng”như suy tư Dáng ngồi suy tư kia chỉ dành cho người già sao đây lại là cô gái mớilớn?

Câu hỏi thứ tư: Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống của con người nơi phố

huyện nghèo và qua tâm trạng Liên lúc chiều tàn nhà văn muốn gửi tới chúng tađiều gì?

Thạch Lam kín đáo bày tỏ tình cảm của mình: Yêu mến, gắn bó với thiên nhiênđất nước, với cuộc sống con người ở vùng ngoại ô nghèo; xót thương đối vớinhững kiếp người nghèo khổ, quẩn quanh, bế tắc trước cách mạng tháng Tám 1945,phát hiện và trân trọng ước mơ, khát vọng đổi đời của họ dù còn rất mơ hồ, chưađịnh hình, chưa cụ thể

2.3.2 Tạo tình huống có vấn đề:

Trong quá trình hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài và đọc hiểu văn bản, giáoviên đưa ra những câu hỏi tạo những tình huống có vấn đề để kích thích các hoạtđộng tư duy của học sinh Đây là phương pháp dạy học nêu vấn đề Phương phápnày rất có hiệu quả, không chỉ tạo ra sự hứng thú mà còn giúp học sinh phát huykhả năng tư duy và sáng tạo Nêu vấn đề không phải là đặt ra những câu hỏi mà làxác định được các vấn đề và tạo ra các tình huống có vấn đề

Tình huống có vấn đề là tình huống chứa đựng mâu thuẫn biện chứng giữa cái

đã biết và cái chưa biết Từ những mâu thuẫn ấy đòi hỏi phải giải quyết, rồi qua sựgiải quyết mà học sinh hiểu được vấn đề, lĩnh hội được tri thức, có kĩ năng vàphương pháp giải quyết mới Tình huống có vấn đề thường khiến con người ta bănkhoăn, thắc mắc, tìm cách giải quyết nhưng không giải quyết được bằng tri thứcvốn có Chính vì vậy tình huống có vấn đề có tác dụng khích thích tư duy nảy sinh

và thúc đẩy nó phát triển Tình huống có vấn đề buộc con người phải suy nghĩ, tưduy, động não tạo sự vận động tích cực bên trong của trí tuệ con người Tuy nhiênkhông phải tình huống nào cũng là tình huống có vấn đề đích thực, tùy theo mỗivăn bản và đặc trưng thể loại để giáo viên suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo, thiết kế ra cáctình huống có vấn đề để gợi sự hứng thú và tích cực tham gia giải quyết vấn đề Tạo tình huống có vấn đề phải dựa vào những câu hỏi nêu vấn đề Phương phápgợi mở và phương pháp nêu vấn đề có điểm giống nhau, đều thông qua việc thiết

kế hệ thống câu hỏi nhưng khác nhau về bản chất Khác nhau ở mục đích, tính chấtbởi vậy cách hỏi không giống nhau Hơn nữa tạo tình huống có vấn đề chỉ thực sựdiễn ra ở những văn bản có khả năng tạo ra vấn đề chứ không phải văn bản nàocũng tạo ra tình huống có vấn đề được

Trang 8

Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, đểhọc sinh nhận rõ được tình huống có vấn đề và phát hiện được dụng ý của nhà văntôi đã đưa các câu hỏi:

Câu hỏi thứ nhất: Khi miêu tả cuộc sống con người ở phố huyện lúc chiều tàn,

nhà văn xây dựng một chi tiết rất nhỏ, lời dẫn dắt rất tự nhiên “cái cửa hàng hai chị

em trông coi là một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu, mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ

Hà Nội về quê ở, vì thầy Liên mất việc Một gian hàng bé thuê lại của bà lão móm,ngăn ra bằng một tấm phên nứa gián giấy nhật trình Mẹ Liên giao cho Liên trôngcoi”, và hình ảnh “Liên khóa vội tráp tiền với một chiếc khóa chị đeo vào cái dây

xà tích bạc ở thắt lưng, chiếc xà tích và cái khóa chị quý mến và hãnh diện, vì nó tỏ

ra chị là người con gái lớn và đảm đang”, việc đưa vào truyện những chi tiết đó có

ý nghĩa gì?

Những chi tiết đó chứng tỏ Liên dù còn nhỏ đã phải phụ giúp mẹ trông coi cửahàng để tăng thêm thu nhập cho gia đình, đó là hiện thực nghèo khó của người dântrước cách mạng Chiếc chìa khóa và cái dây xà tích khiến Liên tự hào vì mình làngười lớn và đảm đang càng tô đậm, nhấn mạnh hơn tình cảnh nghèo khó củangười dân lúc bấy giờ, cuộc sống túng khó đến mức dù tuổi còn nhỏ đã phải nhậnlãnh trách nhiệm tay hòm chìa khóa, phụ giúp mẹ lo cơm áo, gạo tiền

Câu hỏi thứ hai: Từ gợi mở vì sao hai chị em Liên và An đêm nào cũng cố

thức khuya để được nhìn chuyến tàu đêm đi qua phố huyện? Vì sao chuyến tàu lạikhiến chị em Liên chờ đợi từng đêm như thế?

Liên và em cố thức khuya để chờ tàu là vì nghe lời mẹ dặn “phải thức đến khitàu xuống – đường sắt đi ngang qua ngay trước mặt phố - để bán hàng, may ra còn

có vài người mua” Và vì cớ khác, vì muốn được nhìn thấy chuyến tàu, đó là sựhoạt động cuối cùng của đêm khuya

Nếu chỉ là một hoạt động của phố huyện thì chị em Liên không chờ đợi mongmỏi, không ngượng để thức khuya chút nữa trong khi đã buồn ngủ rúi cả mắt đếnnhư thế Và nhất là An “đã nằm xuống gối đầu lên đùi chị, mi mắt sắp sửa rơixuống còn dặn với: “tàu đến chị đánh thức em dạy nhé” Liên chờ đợi ngồi yênkhông động đậy, ngắm ngàn sao vẫn lấp lánh” “con đom đóp bám dưới mặt lá”Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu Chị em Liênchờ đợi tàu còn vì nó ở Hà Nội về Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ, Hà Nộivới những toa hạng sáng trưng Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.Một thế giới tràn ngập ánh sáng, khác hẳn với ngọn đèn chị Tí, ánh lửa của bácSiêu Thạch Lam là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa, ông an ủi và mong muốn conngười được sung sướng hạnh phúc Ông đã hé ra một chút ánh sáng và hy vọng dùmong manh cho những con người nghèo khó, bế tắc

Chị em Liên khao khát chờ đợi chuyến tàu còn bởi vì nó đem đến cho phố huyệnmột không gian khác hẳn ngày thường Nó là những dòng người sang trọng lênxuống, vui vẻ và huyên náo, đông vui, nhộn nhịp, khác hẳn với không gian vắnglặng, tịch mịch nơi phố huyện Dù hình ảnh đoàn tàu chỉ vụt qua phố huyện trong

Trang 9

đêm nhưng đó là hình ảnh hiện hữu hết sức cụ thể của “một cái gì tươi sáng” màchị em Liên mong đợi.

Chị em Liên khao khát đợi tàu bởi vì chuyến tàu chính là biểu tượng cho một thếgiới khác, thế giới của Hà Nội văn minh, tấp nập, chứa đầy ánh sáng, với nhữngcon người sang trọng, khác cuộc sống nghèo nàn, tăm tối, bế tắc, quẩn quanh nơiphố huyện Đó là niềm an ủi duy nhất cho cuộc sống buồn chán của chị em Liên Mặc dù đoàn tàu chỉ vụt qua như tia chớp ngang qua, chợt hiện rồi chợt mất, nhưbảy sắc cầu vồng chợt đến rồi chợt đi nhưng đó là niềm vui duy nhất bù đắp tâmhồn trẻ thơ

Câu hỏi thứ ba: Qua tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ nhà văn muốn gửi gắm

điều gì?

Học sinh: Chị em Liên đợi tàu là chờ đợi, khao khát vươn tới cuộc sống ánh sáng,tươi đẹp hơn, tuy còn mơ hồ chưa định hình Qua ước mơ nhỏ nhoi bình dị của haiđứa trẻ, chúng ta cảm nhận được sự cảm thông đầy tình thương yêu của Thạch Lamđối với mỗi cuộc đời tăm tối trong xã hội cũ Đó là cảm thông sâu sắc tới cuộc sống

cơ cực, không hạnh phúc, đơn điệu, tẻ nhạt của người dân lam lũ, cuộc sống tộinghiệp đáng thương tới mức đến ước mơ cũng không biết mơ ước gì hơn là đượcnhìn thấy một chuyến tàu đi qua phố huyện Nhưng dù sao họ cũng có mơ ước, đó

là thái độ nâng niu, trân trọng của nhà văn, đồng tình với khát vọng đổi đời, khátvọng hướng tới ngày mai tươi sáng dẫu cho chưa cụ thể

Qua truyện ngắn, Thạch Lam muốn nhắn nhủ rằng: còn những cuộc đời đángthương, những ước mơ nhỏ bé, chân thành tội nghiệp điều quan trọng là trong cuộcsống mỗi người phải biết vượt lên những cái tẻ nhạt hằng ngày, phải biết hy vọngdẫu cho hy vọng đó còn rất mong manh mơ hồ

Qua tâm trạng đợi tàu và hình ảnh đoàn tàu qua phố huyện trong truyện ngắn

“Hai đứa trẻ” chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp nhân từ ở Thạch Lam Ông là nhàvăn nhân đạo chủ nghĩa Ông an ủi à muốn con người được sống sung sướng, hạnhphúc Ông mở ra một không gian động, đầy ánh sáng, xóa bớt không gian tĩnh lặng,tăm tối để tạo niềm vui an ủi con người Đó là khoảng sáng là viễn cảnh, là tâmniệm của Thạch Lam “văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực màchúng ta có để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, vừa làmcho lòng người được thêm thanh sạch và phong phú hơn”

2.3.3 Nêu giả định đảo ngược

Nêu giả định đảo ngược tạo không khí tranh luận cũng là một biện pháp giúp họcsinh tư duy, tranh luận và phải có chính kiến, biết dùng lí lẽ, lập luận để bảo vệchính kiến của mình trong quá trình cảm nhận văn bản

Nêu giả định đảo ngược là cách để học sinh lật ngược vấn đề, khám phá vấn đề ởmột góc độ mới để hiểu về văn bản thấu đáo hơn

Khi hướng dẫn học sinh chuẩn bị đọc hiểu đoạn mở đầu phố huyện lúc chiều tàncủa truyện ngắn, ngoài những câu hỏi gợi “đoạn trên sử dụng những nghệ thuật gì?Những nghệ thuật đó có ý nghĩa gì?” Tôi đã đưa ra câu hỏi tạo tình huống giả địnhgiả định sau: “Nhà văn không sử dụng ngôi kể là nhân vật Liên mà chính nhà văn

Trang 10

là ngôi kể, không sử dụng nghệ thuật so sánh mà sử dụng nghệ thuật miêu tả thìđoạn văn trong cảm nhận của người đọc có sự thay đổi không? Nó có làm thay đổinhững cảm xúc trong chúng ta về một vùng ngoại ô lúc chiều tàn không?”

Sau khi hiểu đoạn văn sử dụng những nghệ thuật sau: nghệ thuật miêu tả vớimột vài nét nét chấm phá rất đơn sơ, kết hợp kể, ngôi kể và biểu cảm đã làm hiệnlên những nét riêng đặc trưng của phố huyện lúc chiều tàn: tiếng trống thu không(âm thanh buổi chiều trong xã hội cũ), mặt trời lặn, dãy tre làng, tiếng ếch nhái,muỗi vo ve,…; nghệ thuật so sánh: “phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đámmây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, sử dụng các từ láy “văng vẳng” “vo ve” “manmác”…

Nếu chỉ hiểu nghệ thuật trên thì mới chỉ thông hiểu những nghệ thuật trongđoạn văn mở đầu, chỉ khi băn khoăn, giả định, đảo ngược, hoặc phủ định, học sinh

sẽ suy nghĩ vẫn đề rõ ràng hơn Những nghệ thuật trên đã có ý nghĩa như những nét

vẽ đơn sơ, rất giàu sức gợi hình gợi cảm, tái hiện một cách cụ thể, sinh động, rõ nétbức tranh phố huyện từ âm thanh, màu sắc đến cảnh vật Nhưng nếu chỉ cần thayđổi ngôi kể, và bỏ so sánh thay vì miêu tả thì bức tranh phố huyện toàn cảnh từkhông gian, âm thanh, cảnh sắc với nét đặc trưng của phố huyện nghèo khó ở vùngngoại ô, sẽ không còn gợi nét đẹp lãng mạn, nên thơ, êm đềm thi vị của buổi hoànghôn Phố huyện êm đềm mà nghèo khó, sẽ không còn thi vị, lãng mạn mà chỉ có vất

vả, lam lũ; chỉ còn trong còn nhận của người đọc một phố huyện tiêu điều, buồn tẻ

mà không còn cái thơ mộng, đẹp bình yên trong cái nhìn của Liên Nghệ thuậtchấm phá, ngôn từ giản dị đoạn văn đã gọi được cái hồn của cảnh, thần thái củathiên nhiên nơi đây Đây là nét đặc sắc nghệ thuật rất riêng trong ngòi bút củaThạch Lam, chính sự kết hợp ấy tạo nên một giọng văn không thể lẫn với bất cứ aicủa Thạch Lam: có sự kết hợp chất thực với chất thơ, là nhà văn của khuynhhhướng lãng mạn nhưng gần với văn học hiện thực hơn Giọng văn đậm chất trữ tìnhsâu lắng nhờ sự kết hợp nghệ thuật so sánh, từ láy, kết hợp tả, kể, biểu cảm chỉ thấytrong thơ Nội dung hiện thực được hiện lên qua cách miêu tả rất chân thực, rất gầnvới các nhà văn hiện thực nhưng hiện thực trong văn Thạch Lam không giống vớicác nhà văn hiện thực vì nó hiện lên qua trái tim nhân hậu, chan chứa tình ngườicủa Liên

2.3.4 So sánh

Thao tác so sánh có hiệu lực thực sự trong đọc hiểu văn bản văn học Nhìn vàocái này mà xem xét cái kia để thấy sự giống nhau, khác nhau hoặc sự hơn kém Sosánh để cắt nghĩa giá trị đích thực của văn chương, để phát hiện cái riêng, chỗ mới

mẻ, độc đáo, đắc địa của nhà văn Chính thao tác này tạo ra cách cảm nhận, thưởngthức riêng của mỗi học sinh trong quá trình tiếp cận văn bản

Cùng viết về người nông dân trước cách mạng tháng Tám 1045, vì sao có sựkhác nhau trong kết thúc của “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của NamCao? giải thích vì sao có sự khác nhau ấy? Nét đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo củamỗi tác giả trong mỗi tác phẩm?

Trang 11

Học sinh lí giải được những nét chính: Thạch Lam là nhà văn lãng mạn, là câybút tiêu biểu của nhóm Tự lực văn đoàn Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc củavăn học hiện đại Việt Nam trước cách mạng, là nhà văn thuộc thế hệ nhà văn lớptrước, gương mặt tiêu biểu của nền văn học mới Truyện ngắn “Chí Phèo” của NamCao phản ánh cuộc sống hiện thực của người nông dân trước cách mạng thángTám, nhà văn đi sâu vào nỗi đau thân phận con người: anh nông dân hiền lànhlương thiện bị xô đẩy vào con đường lưu manh tha hóa, trở thành con quỷ dữ củalàng Vũ Đại chuyên cướp giật, rạch mặt ăn vạ và cuối cùng tìm đến cái chết đầy bithảm Nhà văn Thạch Lam đi sâu miêu tả cụ thể tình cảnh quẩn quanh, bế tắc củangười nông dân trong hoàn cảnh tăm tối của xã hội cũ nhưng họ không bi quan màvẫn hy vọng một cái gì tươi sáng hơn cho cuộc sống tăm tối trong sự chờ đợichuyến tàu đi qua phố huyện trong đêm.

Cùng viết về cuộc sống của người nông dân nhưng mỗi tác phẩm có cách nhìnnhận đánh giá về vấn đề cách kết thúc khác nhau Lí do thứ nhất là yếu tố kháchquan: hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh sáng tác của mỗi tác phẩm khác nhau Thứ hai

là do khuynh hướng văn học, phương pháp sáng tác của mỗi nhà văn “Chí Phèo”viết theo hướng văn học hiện thực phê phán, chủ trương phản ánh chân thực hiệnthực đời sống và phơi bày mặt trái của xã hội, hơn nữa các nhà văn hiện thực phêphán chưa có điều kiện tiếp cận ánh sáng của cách mạng, chân lí của thời đại nênthế giới quan của nhà văn còn nhiều hạn chế “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam là tácphẩm của nền văn học mới sáng tác theo hướng lãng mạn, khao khát thoát khỏithực tại, hướng con người đến cái tốt đẹp hơn hoàn cảnh tăm tối của thực tại Thứ

ba do yếu tố chủ quan của các nhà văn, mỗi nhà văn có cá tính sáng tạo riêng củamình Không bao giờ lặp lại mình và lặp lại văn của người, hơn nữa mỗi tác phẩm

ở thời điểm khác nhau nên kết thúc không giống nhau

Nhân đạo ở Chí Phèo: nhà văn không chỉ lên án tố cáo xã hội bất công, nhà tùbất lương đã đẩy người nông dân vào con đường lưu manh tha hóa, thương cảmcho số phận người nông dân bị bóc lột, bị tước mất cả nhân hình lẫn nhân tính màcòn đi sâu khai thác nỗi đau tinh thần, khai thác tấn bi kịch của nông dân hiền lànhlương thiện Nhà văn cũng đồng thời gióng lên hồi chuông báo động khẩn thiết đểkêu cứu quyền sống của con người, quyền làm người của người hiền lành lươngthiện Nhà văn ngợi ca vẻ đẹp lấp lánh người, bản chất lương thiện, giá trị của conngười vẫn luôn tiềm ẩn ở bên trong tâm hồn Chí Phèo ngay cả khi nó đã biến thànhquỷ dữ Đó là chiều sâu tư tưởng nhân đạo ở tác phẩm Qua đây nhà văn cũng gửigắm niềm tin mãnh liệt vào người lao động

Nhân đạo ở “Hai đứa trẻ”: Nhà văn phản ánh cuộc sống tăm tối, nghèo nàn, bếtắc, tù túng của những người nông dân trước cách mạng Nhà văn cảm thông,thương cảm cho những con người nghèo khó, sống quẩn quanh nơi phố huyện tămtối, nghèo nàn Đặc sắc trong tư tưởng nhân đạo ở tác phẩm này là nhà văn pháthiện, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của những người nghèo khó nơi đây, tưng bấynhiều con người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống tăm

Trang 12

tối của họ Đó là ước muốn dù còn mơ hồ, mong manh, chưa định hình, chưa cụ thểnhưng rất đáng trân trọng ở những kiếp người nghèo.

Hai nhà văn cùng viết về một đề tài những có nhiều khám phá và sáng tạo rấtđộc đáo, hấp dẫn, để lại những dư âm lắng sâu trong tâm tưởng bạn đọc

Để rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo thông qua hệ thống câu hỏi hướng dẫn chuẩn

bị đọc hiểu truyện ngắn “Hai đứa trẻ” học sinh cần có thói quen đọc kết hợp suyngẫm, phân tích, khái quát, tổng hợp, liên tưởng Chỉ có đọc sáng tạo học sinh mớihiểu cụ thể, tường tận, đa diện một tác phẩm Từ đó học sinh có khả năng vận dụngthực hành đọc hiểu một văn bản trong chương trình học hoặc đọc hiểu một đoạnvăn bản để giải quyết những dạng câu hỏi cụ thể trong đề kiểm tra hoặc đề thi, hoặchiểu một vấn đề cụ thể trong cuộc sống

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, giảng

dạy, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường:

- Đối với giáo viên:

Khi tiến hành vận dụng việc rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo thông qua câu hỏi

chuẩn bị truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của nhà văn Thạch Lam, tôi nhận thấy tiết họcsôi nổi hơn, hoạt động học có hiệu quả hơn vì học sinh có hứng thú thảo luận, tíchcực tham gia xây dựng tiết đọc hiểu, nắm vững tri thức bài học và có tư duy sángtạo, lập luận thuyết phục người đọc, người nghe khi trao đổi, thảo luận Khi đưacâu hỏi chuẩn bị bài với mục đích rèn luyện tư duy sáng tạo, tôi nhận thấy tiến trìnhđiều khiển các hoạt động nhịp nhàng, phù hợp, linh hoạt và rất hiệu quả

Trong quá trình thực hiện, khi trao đổi cùng các đồng nghiệp, tất cả giáo viênđều khẳng định việc rèn luyện kĩ năng đọc sáng tạo thông qua câu hỏi chuẩn bị bàigiúp học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo một cách chủ động trong quá trình chuẩn bịbài và tạo điều kiện để học sinh thảo luận sôi nổi hơn trong hoạt động học

- Đối với học sinh:

Thể hiện ở hứng thú trong tiết học, học sinh có khả năng chủ động trong cảmnhận, bình giảng, thẩm thấu văn học và cảm nhận cũng có độ sâu hơn Khi tiếnhành thực hành đọc hiểu học sinh làm tốt hơn Cụ thể kết quả kiểm tra thườngxuyên và kiểm tra định kỳ của học sinh Tôi đã theo dõi kết quả bài kiểm tra ởnhững lớp vận dụng sáng kiến và những lớp không vận dụng sáng kiến, cụ thể nhưsau:

Kết quả bài kiểm tra ở lớp thực nghiệm và đối chứng

tại trường THPT Hà Trung

Bài kiểm tra thường xuyên số 1 ở lớp không vận dụng sáng kiến:

Trang 13

Bài kiểm tra thường xuyên số 3 ở lớp đã và đang tiếp tục vận dụng:

3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

3.1 Kết luận:

Tóm lại, việc cung cấp câu hỏi chuẩn bị bài “Hai đứa trẻ” của nhà văn ThạchLam, sẽ giúp học sinh rèn luyện tư duy sáng tạo, tạo tiền đề cho học sinh hiểu biếtvấn đề một cách sâu sắc, hệ thống, khoa học khi tiếp cận với văn bản trên lớp.Hướng dẫn cho học sinh chuẩn bị bài cần kết hợp với các phương pháp dạy họctích cực khác như vấn đáp, gợi mở, thuyết trình, thảo luận nhóm… sẽ có tính khảthi cao góp phần đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt là đối với học sinh ở cấptrung học phổ thông hiện nay Vì vậy, việc chuẩn bị câu hỏi nhằm rèn luyện tư duysáng tạo cho học sinh phải được thực hiện đồng bộ và ăn sâu vào ý thức, nhận thứccủa mỗi giáo viên Văn

3.2 Kiến nghị:

Giáo viên: Bản thân mỗi giáo viên cần chủ động, tiếp tục đầu tư về chuyên môn,

tận dụng các phương tiện hiện có, nâng cao ý thức đổi mới công tác hướng dẫn họcsinh chủ động, sáng tạo, thiết kế kế hoạch dạy học, lấy học sinh làm trung tâm, tăngcường sự chủ động, tích cực của người học

Ngày đăng: 19/05/2021, 20:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w