1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quy định pháp luật về chuyển rủi ro trong hoạt động mua bán hàng hoá

72 15 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 1,25 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ NGUYỄN THỊ TUYẾT LAN QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT KINH TẾ KHĨA 28 TP HỒ CHÍ MINH - 02 - 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CHUYỂN RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 8380107 Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Trí Hùng Học viên: Nguyễn Thị Tuyết Lan Lớp: Cao học Luật – Khóa 28 Thành phố Hồ Chí Minh, 2020 LỜI CAM ĐOAN “Tôi cam đoan: Luận văn Thạc sĩ kết nghiên cứu riêng tôi, thực hướng dẫn khoa học Tiến sĩ Phạm Trí Hùng, đảm bảo tính trung thực tuân thủ quy định trích dẫn, thích tài liệu tham khảo Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm lời cam đoan này” Tác giả luận văn Nguyễn Thị Tuyết Lan DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT NỘI DUNG ĐƯỢC VIẾT TẮT BLDS 2015 Bộ luật Dân 2015 Công ước Viên 1980 Công ước Viên năm 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế UCC Uniform Commercial Code MỤC LỤC Phần mở đầu Chương Những vấn đề chung chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1 Khái quát chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1.1 Khái niệm chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1.1.1 Khái niệm rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1.1.2 Khái niệm thời điểm chuyển rủi ro 1.1.1.3 Bản chất pháp lý chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 13 1.1.1.4 Ý nghĩa việc xác định rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa hoạt động mua bán hàng hóa 14 1.1.2 Đặc điểm rủi ro hàng hóa hoạt động mua bán hàng hóa 18 1.2 Các rủi ro thường gặp hoạt động mua bán hàng hóa 22 1.2.1 Các rủi ro phân loại rủi ro 22 1.2.2 Sự cần thiết quy định pháp luật chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 30 Kết luận Chương 33 Chương Thực trạng quy định pháp luật chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa đề xuất hoàn thiện pháp luật 34 2.1 Quy định pháp luật chuyển rủi ro trường hợp có địa điểm giao hàng xác định 35 2.2 Quy định pháp luật chuyển rủi ro trường hợp khơng có địa điểm giao hàng xác định 46 2.3 Quy định pháp luật chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà người vận chuyển 50 2.4 Quy định pháp luật chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển 54 2.5 Quy định pháp luật chuyển rủi ro trường hợp khác 58 Kết luận Chương 63 KẾT LUẬN CHUNG 64 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU Lý chọn đề tài Hội nhập phát triển kinh tế xu chung bật nước giới Việt Nam quốc gia trình hội nhập với phương châm1 “đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ đối ngoại Việt Nam sẵn sàng bạn tất nước cộng đồng quốc tế, phấn đấu hồ bình, độc lập phát triển” Theo đó, đánh giá kết quả, thành tựu hội nhập quốc tế nước ta số mặt chủ yếu sau: Việt Nam gia nhập Hiệp hội quốc gia Đơng Nam Á (ASEAN) thức tham gia Khu vực thương mại tự ASEAN (AFTA), tham gia sáng lập Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM) kết nạp vào Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) Việt Nam thức trở thành thành viên Tổ chức thương mại giới (WTO) Với tư cách thành viên tổ chức kinh tế quốc tế: WTO, ASEAN, APEC, Việt Nam nỗ lực thực đầy đủ, nghiêm túc cam kết tích cực tham gia hoạt động khuôn khổ tổ chức Trong năm gần đây, giới chứng kiến gia tăng nhanh chóng Hiệp định thương mại tự (FTA) để thiết lập Khu vực thương mại tự Phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế giới khu vực, tiến trình đàm phán ký kết FTA Việt Nam khởi động triển khai với tiến trình gia nhập tổ chức quốc tế khu vực Việc gia nhập Công ước Viên năm 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (Cơng ước Viên 1980) đánh dấu mốc trình tham gia điều ước quốc tế đa phương thương mại tăng cường mức độ hội nhập, góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam mua bán hàng hóa quốc tế cho doanh nghiệp Việt Nam khung pháp lý đại, công bằng, an tồn để thực hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Hội nhập giúp Việt Nam có nhiều hội hợp tác, đầu tư đồng thời đem lại cho nhiều thách thức Nước ta ngày hội nhập sâu rộng vào kinh tế giới, trình mang lại cho nhiều tích cực tạo điều kiện thuận lợi thị trường xuất nhập khẩu, thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài, tận dụng kỹ thuật khoa học công nghệ tiên tiến để vận dụng vào trình sản xuất kinh doanh Bên cạnh mặt tích cực q trình hội nhập mang lại cịn có khó khăn cho kinh tế nước ta, đặc Lâm Quỳnh Anh, “Những thành tựu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam”, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/ns120222162217, truy cập ngày 26/04/2019 biệt việc thực hoạt động mua bán hàng hóa Cụ thể, hội nhập kinh tế quốc tế với chuyển dịch tự qua biên giới yếu tố q trình sản xuất hàng hóa tiềm ẩn nhiều rủi ro, có rủi ro mặt xã hội, đồng thời hội nhập kinh tế quốc tế đặt yêu cầu cấp bách cho việc bổ sung hoàn thiện thể chế Những thách thức đòi hỏi phải có am hiểu thấu đáo kinh tế giới, nỗ lực để hồn thiện khn khổ pháp luật có liên quan đến kinh tế thương mại Do đó, yêu cầu đặt cho pháp luật quốc gia cần có thay đổi phù hợp với pháp luật thông lệ quốc tế, hướng tới góp phần thực thi pháp luật quốc tế nội dung lẫn hình thức Theo đó, phải liên tục hồn thiện mơi trường kinh doanh để thu hút đầu tư phát huy tiềm lực tất thành phần kinh tế, khơng ngừng hồn thiện quy định cạnh tranh để bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh công hội nhập Đặc biệt, ngày 18/12/2018, Việt Nam trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) tạo hội cho Việt Nam việc tăng cường tham khảo, tiếp thu kinh nghiệm quốc tế để hoàn khuôn khổ pháp luật nước theo hướng phù hợp với chuẩn mực chung, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, mục tiêu phát triển bền vữngViệt Nam ngày hội nhập sâu, rộng Vì vậy, Việt Nam phải tiến hành sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo sở pháp lý, khung pháp lý cho quan hệ kinh tế hình thành phát triển Cùng với trình hội nhập hoạt động mua bán hàng hóa diễn ngày rộng rãi, có phát triển mạnh mẽ Khi ký kết hợp đồng mua bán hàng hóa, vấn đề mà bên quan tâm rủi ro chuyển giao, trách nhiệm bên rủi ro xác định Luật Thương mại 2005 có nhiều quy định khác so với Luật Thương mại cũ thời điểm chuyển rủi ro, việc tìm hiểu nội dung điều cần thiết Hoạt động thương mại thường gặp nhiều rủi ro, đặc biệt lĩnh vực mua bán hàng hóa Do đó, vấn đề quan trọng doanh nghiệp hợp tác làm ăn với đối tác, đặc biệt với đối tác nước ngồi phải có hiểu biết nắm bắt quy định pháp luật thương mại tập quán thương mại quốc tế Cụ thể, hoạt động mua bán hàng hóa, thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa nội dung quan trọng mà thương nhân phải nắm bắt trình làm ăn, hợp tác Rủi ro điều mà chủ thể hoạt động mua bán hàng hóa khơng mong muốn, mát, hư hỏng hàng hóa xảy lúc nào, ngồi ý chí bên trình thực hợp đồng Vì vậy, việc làm rõ nội dung thời điểm chuyển rủi ro vấn đề có ý nghĩa quan trọng mặt pháp lý thực tiễn Như vậy, hội nhập kinh tế dẫn đến hoạt động mua bán tiềm ẩn nhiều rủi ro; hội nhập kinh tế phát sinh yêu cầu bổ sung, hoàn thiện pháp luật, tạo khung pháp lý cho quan hệ kinh tế hình thành, phát triển Đồng thời, thời điểm chuyển rủi ro vấn đề tác động trực tiếp đến mục tiêu lợi nhuận bên tham gia hoạt động mua bán hàng hóa, bên tham gia phải nắm bắt quy định pháp luật chuyển rủi ro để hạn chế rủi ro kinh doanh Hơn nữa, Luật Thương mại 2005 sau thời gian dài áp dụng cần nhìn nhận lại xem có bất cập cần phải giải mối quan hệ với văn khác phù hợp với thực tiễn Với lý trên, đề tài “Quy định pháp luật chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa” cần thiết cấp bách Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa luật gia, nhà khoa học quan tâm nghiên cứu thể qua viết đăng tạp chí chuyên ngành thể qua sách chuyên khảo, luận văn Thạc sĩ, kể đến như: Bài viết “Các trường hợp chuyển rủi ro hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005” đăng tạp chí Dân chủ pháp luật số 11(260)/2013 tác giả Bùi Huyền Bài viết xem xét trường hợp chuyển rủi ro phát sinh chủ thể tham gia quan hệ mua bán hàng hóa có thỏa thuận, bao gồm: Chuyển rủi ro trường hợp giao hàng có địa điểm giao hàng xác định khơng có địa điểm giao hàng xác định; chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà người vận chuyển chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển Tác giả viết phân tích nội dung quy định pháp luật số trường hợp chuyển rủi ro, có liên hệ Cơng ước Viên năm 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Incoterms 2010 chưa đầy đủ Theo đó, tác giả kế thừa nội dung mà viết đề cập, đồng thời phân tích sâu, bao quát trường hợp chuyển rủi ro để đưa giải pháp nhằm góp phần hồn thiện quy định pháp luật Sách chuyên khảo “Luật hợp đồng thương mại quốc tế” tác giả Dương Anh Sơn, Lê Thị Bích Thọ, Nguyễn Văn Luyện nhà xuất Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh năm 2016; “Giáo trình pháp luật thương mại hàng hóa dịch vụ” Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất Hồng Đức năm 2014 Các tác giả phân tích, làm rõ quy định pháp luật trường hợp chuyển rủi ro; đồng thời số điểm bất hợp lý quy định Trên sở đó, luận văn tác giả làm rõ vấn đề pháp lý đặt đề xuất giải pháp hợp lý quy định hành trường hợp chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa Sách chuyên khảo “Luật Kinh tế” tác giả Nguyễn Thị Dung tập thể giảng viên môn Luật Thương mại Đại học Luật Hà Nội nhà xuất Lao Động năm 2017 Các tác giả khái quát cách ngắn gọn trường hợp chuyển rủi ro hàng hóa, đồng thời có so sánh quy định chuyển rủi ro hàng hóa/tài sản Luật Thương mại 2005 với Bộ luật Dân Trên sở đó, luận văn sâu phân tích nhằm làm rõ vấn đề Luận văn Thạc sĩ Luật “Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu chuyển rủi ro hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa” tác giả Phan Văn Mạnh thực Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh năm 2012 Luận văn đề cập vấn đề khái quát thời điểm chuyển quyền sở hữu chuyển rủi ro hàng hóa, đồng thời số bất cập, giải pháp thực trạng định hướng hoàn thiện pháp luật thời điểm chuyển quyền sở hữu chuyển rủi ro hàng hóa Tuy nhiên, với đề tài tác giải tập trung làm rõ vấn đề chung chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa, chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa khác với chuyển rủi ro mua bán tài sản Đồng thời, phát triển cách đầy đủ vấn đề bất hợp lý giải pháp đặt quy định vấn đề Luận văn Thạc sĩ kinh tế “Rủi ro giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập Việt Nam” tác giả Đinh Ngọc Tuấn thực Trường Đại học ngoại thương năm 2004 Luận văn làm rõ vấn đề lý luận chung rủi ro, tác giả kế thừa điều để làm sáng tỏ vấn đề chung chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa Từ nghiên cứu trên, tác giả chưa tìm thấy có cơng trình nghiên cứu đề cập cách tồn diện đầy đủ nội dung “Quy định pháp luật chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa” Đồng thời, giai đoạn, thời điểm vấn đề nhìn nhận góc độ, khía cạnh khác phù hợp với bối cảnh xã hội nên việc nghiên cứu đề tài cần thiết Mục đích nghiên cứu đề tài Luận văn nhằm mục đích đưa đề xuất đóng góp hồn thiện quy định pháp luật thương mại chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa Bên cạnh đó, luận văn tập trung phân tích làm sáng tỏ vấn đề lý luận chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa; phân tích, đánh giá quy định pháp luật hành thực tế áp dụng pháp luật, từ đưa giải pháp thống phù hợp với thông lệ quốc tế tổ chức thực pháp luật chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa Để đạt mục tiêu trên, đề tài có nhiệm vụ sau: Làm rõ vấn đề rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa Phân tích làm rõ vấn đề pháp lý thời điểm chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa theo quy định Luật Thương mại 2005, qua có so sánh thời điểm chuyển rủi ro Luật Thương mại 2005 với Công ước Viên năm 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tập quán thương mại quốc tế Incoterms 2010 Từ đó, đánh giá nội dung quy định Luật Thương mại 2005 khả áp dụng điều khoản vào thực tiễn; tìm điểm hạn chế Luật Thương mại 2005 để đề xuất bổ sung nhằm hoàn thiện quy định Giới hạn phạm vi nghiên cứu đề tài phương pháp nghiên cứu 4.1 Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu vấn đề khái quát rủi ro, thời điểm chuyển rủi ro Trong sâu nghiên cứu thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa khơng phải với tất tài sản theo quy định Luật Thương mại 2005 Tác giả nghiên cứu vấn đề chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa thơng thường không đề cập đến vấn đề hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, lẽ có quy chế khác so với hoạt động mua bán hàng hóa thơng thường để phù hợp với đặc trưng riêng Nội dung thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa nghiên cứu chủ yếu theo Luật Thương mại 2005, nhiên số nội dung cần thiết, quy định Công ước Viên năm 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Incorterms 2010 vấn đề đề cập 4.2 Phương pháp nghiên cứu Trong trình nghiên cứu luận văn sử dụng nhiều phương pháp, chủ yếu phương pháp sau: 53 giá trị hàng hóa), bảng kê chi tiết (là chứng từ chi tiết hàng hóa lơ hàng, tạo điều kiện cho việc kiểm tra hàng hóa), phiếu đóng gói (là bảng kê khai hàng hóa đặt kiện hàng), giấy chứng nhận phẩm chất, giấy chứng nhận số lượng, giấy chứng nhận trọng lượng.59 Do đó, thực tế khó để xác định cụ thể chứng từ sở hữu hàng hóa cách để người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hóa bên mua.60 Như vậy, thấy quy định sở xác định thời điểm chuyển rủi ro Điều 59 Luật Thương mại 2005 chưa đảm bảo tính hợp lý, khía cạnh định, quy định khơng đơn giản hóa thủ tục cần thiết xác định thời điểm chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà người vận chuyển Việc quy định chứng từ sở hữu hàng hóa sở để xác định thời điểm chuyển rủi ro hợp đồng mua bán hàng hóa khơng thực cần thiết Từ đó, quy định sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro Điều 59 Luật Thương mại 2005 chưa hợp lý trình thực thấy quy định không cần thiết,61 khuyến nghị nên bỏ quy định sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro mua bán hàng hóa chứng từ sở hữu hàng hóa thay vào điều khoản quy định thời điểm thời điểm người bán xem hoàn thành nghĩa vụ giao hàng để từ thời điểm rủi ro chuyển giao Ngồi ra, đặc điểm mà từ Điều 57, Điều 58 đến Điều 59 Luật Thương mại 2005 giống quy định vấn đề chuyển rủi ro hàng hóa hoạt động mua bán hàng hóa, điều khoản khơng có phân biệt hàng hóa đặc định hàng hóa loại hàng hóa bao gồm hai loại hàng hóa đặc định hàng hóa loại mà Luật Thương mại 2005 quy định chuyển rủi ro hàng hóa nói chung Như khơng hợp lý theo nguyên tắc rủi ro mát hư hỏng hàng hóa chuyển giao từ bên bán sang bên Phạm Tuấn Anh, “Nghĩa vụ giao, nhận hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa”, http://luatsuphamtuananh.com/tu-van-soan-thao ky-ket-hop-dong/nghia-vu-giao nhan-hang-hoa-trong-hopdong-mua-ban-hang-hoa/vn, truy cập ngày 13/6/2019 60 Dương Anh Sơn, tlđd (57), tr 281 61 “Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005”, http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyen-sau/item/560-mot-so-kiennghi-ve-sua-doi-bo-sung-cac-quy-dinh-lien-quan-den-mua-ban-hang-hoa-theo-luat-thuong-mai-nam-2005, truy cập ngày 10/12/2019 59 54 mua hàng hóa tách biệt rõ ràng hàng hóa đặc định hóa cho mục đích hợp đồng Vì thế, Điều 59 Luật Thương mại 2005 chặt chẽ quy định vấn đề hàng hóa đặc định chuyển rủi ro 2.4 Quy định pháp luật chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển Trong thực tiễn hoạt động mua bán hàng hóa, hàng hóa bán đường vận chuyển phổ biến Đây trường hợp người bán buộc phải giao kết hợp đồng hàng hóa nằm đường vận chuyển, khơng cịn kiểm sốt mà lúc hàng hóa người bán giao cho người vận chuyển Vấn đề chuyển rủi ro hàng hóa vấn đề phức tạp, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua việc không đơn giản thường xuyên xảy Để giải trường hợp này, Điều 60 Luật Thương mại 2005 quy định: đối tượng hợp đồng hàng hóa đường vận chuyển rủi ro mát hư hỏng hàng hóa chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết hợp đồng “Hàng hóa đường vận chuyển” theo quy định điều đối tượng hợp đồng mà hai bên ký kết, thay có vị trí cố định hàng hóa đường vận chuyển bên tiến hành giao kết hợp đồng Đây trường hợp hàng hóa trở thành đối tượng hợp đồng giao kết thời gian vận chuyển từ bên bán qua cho bên mua Rủi ro chuyển qua cho bên mua trường hợp bên tiến hành giao kết hợp đồng Hai ví dụ sau minh họa nhằm làm rõ cho vấn đề đối tượng hợp đồng “hàng hóa đường vận chuyển” đề cập: Ví dụ thứ nhất, hai bên hợp đồng thỏa thuận: bên bán (có trụ sở Thành phố Hồ Chí Minh) giao hàng cho bên mua kho bên mua (có trụ sở Thành phố Hà Nội) Trong q trình vận chuyển hàng hóa từ Thành phố Hồ Chí Minh Hà Nội, tới Đà Nẵng gặp phải cố thời tiết nên hàng bị hư hỏng Đây trường hợp rủi ro mua bán hàng hóa đường vận chuyển quy định Điều 60 Luật Thương mại 2005, mà hàng hóa mua bán thời gian vận chuyển Ở đây, bên bán chưa giao hàng đến địa điểm xác định mà bên thỏa thuận nên bên bán phải gánh chịu rủi ro Ví dụ thứ hai, bên A (có trụ sở Việt Nam) thỏa thuận bán cho bên B (có trụ sở Lào) số lượng gia cầm bên A chịu trách nhiệm giao hàng đến trụ sở B Khi xe chuyên chở gia cầm bên A đường giao hàng cho bên B, tới 55 cửa Lào Cai Việt Nam chuẩn bị làm thủ tục xuất bên A nhận thông báo bên B Lào xuất vùng dịch hàng hóa gia cầm bị cấm nhập khẩu, bên A giao hàng tới bên B nhận hàng Lúc bên C (trụ sở Việt Nam) biết tin bên A có lượng gia cầm có nhu cầu mua lại, bên A đồng ý hai bên tiến hành giao kết hợp đồng Như vậy, kể từ thời điểm bên A bên C giao kết hợp đồng, rủi ro mát hư hỏng số gia cầm chuyển giao cho bên mua Đây trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển Quy định chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển Điều 60 Luật Thương mại 2005 cho phép xác định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua trở nên dễ dàng Tuy nhiên, xét góc độ thực tiễn quy định chưa thực phù hợp Rủi ro xảy hàng hóa kể từ thời điểm hàng hóa khơng cịn nằm tầm kiểm soát người bán, tức từ thời điểm người bán giao cho người vận chuyển hàng hóa bị hư hỏng trước thời điểm ký kết hợp đồng.62 Mặt khác, thực tiễn cho thấy trường hợp hàng hóa bán nằm đường vận chuyển hầu hết hàng hóa bị hồn cảnh bắt buộc nên giá thấp hơn.63 Như vậy, bên mua phải chịu rủi ro hàng hóa họ chưa thực nắm giữ hàng hóa vào thời điểm giao kết hợp đồng hàng hóa cịn phương tiện vận tải bãi kho đường vận chuyển Ví dụ: Một thương nhân Ấn Độ vận chuyển muối sang bán cho thị trường Lào vận chuyển đến Việt Nam gặp bão lớn làm cho phần nhỏ hàng hóa bị ướt Tồn số muối cịn lại có nguy bị ướt Vì theo thông báo người vận chuyển, thương nhân Ấn Độ định rao bán số muối cho doanh nghiệp Việt Nam Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro số muối theo quy định Luật Thương mại 2005 vào thời điểm giao kết hợp đồng doanh nghiệp Việt Nam thương nhân Ấn Độ Rõ ràng hàng hóa bị hư hỏng trước ký kết hợp đồng nên việc xác định thời điểm chuyển rủi ro từ bên bán sang bên mua thời điểm giao kết hợp đồng có phần chưa bảo vệ quyền lợi bên mua trường hợp Mặc dù bên mua giao kết hợp đồng “ép giá” bên bán số hàng hóa bên bán người biết rõ tình trạng, mức 62 63 Vũ Đặng Hải Yến, tlđd (58), tr 34 Dương Anh Sơn, tlđd (57), tr 281 56 độ thiệt hại hàng hóa bán bên mua tinh thần dự đoán thiệt hại hàng hóa khơng thể nắm rõ mức độ rủi ro hàng hóa xảy Hơn nữa, vấn đề hàng hóa bị thiệt hại đường vận chuyển trách nhiệm bên bán phải gánh chịu hàng hóa mình, rủi ro kinh doanh họ Cho nên trường hợp này, rủi ro bên bán phải chịu giao kết hợp đồng bán cho bên mua với giá trị thật cịn lại hàng hóa Do đó, xác định thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa thời điểm giao kết hợp đồng bên mua phải gánh chịu rủi ro hàng hóa xảy trước thời điểm mà bên mua Lúc này, quyền lợi bên mua bị ảnh hưởng Nội dung Công ước Viên 1980 quy định sau: người mua nhận rủi ro hàng hóa bán đường vận chuyển kể từ lúc hàng hóa giao cho người chuyên chở người phát chứng từ xác nhận hợp đồng vận chuyển Tuy nhiên, vào lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán biết phải biết kiện hàng hóa bị mát hay hư hỏng không thông báo cho người mua điều việc mát hay hư hỏng hàng hóa người bán phải gánh chịu.64 Theo đó, Điều 68 Công ước Viên 1980 quy định thời điểm chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển thời điểm hàng hóa giao cho người chuyên chở người phát chứng từ xác nhận hợp đồng vận chuyển Đồng thời, Công ước Viên 1980 dự liệu trường hợp vào lúc giao kết hợp đồng người bán biết lẽ phải biết kiện hàng hóa bị mát hay hư hỏng không thông báo cho người mua điều người mua khơng phải gánh chịu rủi ro hàng hóa mà người bán phải gánh chịu việc mát hư hỏng xảy trước thời điểm chuyển rủi ro Vì người bán phải chịu rủi ro hợp lý Như vậy, nội dung chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển khác với Luật Thương mại 2005 quy định thời điểm chuyển rủi ro thời điểm giao kết hợp đồng, Công ước Viên 1980 quy định thời điểm chuyển rủi ro thời điểm hàng hóa giao cho người chuyên chở người phát hành chứng từ xác nhận hợp đồng vận chuyển, vào lúc giao kết hợp đồng người bán phải biết lẽ phải biết việc hàng hóa bị mát hay hư hỏng mà khơng thơng báo cho người mua người bán phải gánh chịu rủi ro hàng hóa giao cho người chuyên chở rủi ro thuộc 64 Điều 68 Công ước Viên 1980 57 người bán Quy định Công ước Viên 1980 phù hợp có ý nghĩa thực tiễn so với quy định Luật Thương mại 2005 Mặt khác, vấn đề ấn định liên quan đến quyền nghĩa vụ bên phù hợp với điều kiện giao hàng Incoterms ấn định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua trường hợp hàng hóa bị mát hay hư hỏng Trong đó, Luật Thương mại 2005 đời chưa xuất Incoterms 2010 từ ngày 01/01/2011 trở đi, Incoterms áp dụng rộng rãi thương mại quốc tế điểm bật so với trước Incoterms 2010 áp dụng cho thương mại nội địa Một thay đổi bật theo điều khoản thương mại quốc tế (Incoterms) 2010 việc sử dụng ranh giới lan can tàu để xác định thời điểm chuyển rủi ro bị hủy bỏ thay vào boong tàu, trường hợp giao hàng cho người vận tải sử dụng xe tải trách nhiệm giao hàng người bán phải bốc hàng lên phương tiện nguời mua định 65 Từ thấy trách nhiệm người bán cao hoạt động mua bán hàng hóa khơng phải quy định thời điểm chuyển rủi ro từ người bán sang người mua hàng hóa giao cho bên mua người bên mua ủy quyền thời điểm giao kết hợp đồng Ngoài ra, dự thảo Incoterms 2020 dự kiến bỏ điều khoản EXW mở rộng việc sử dụng FCA Việc tạo thay đổi ý nghĩa người bán chịu trách nhiệm lớn so với EXW người mua bảo vệ nhiều việc chuyển giao rủi ro Qua phân tích thấy quy định Điều 60 Luật Thương mại 2005 phần không đảm bảo quyền lợi bên Vì vậy, để phù hợp với pháp luật quốc tế bảo vệ lợi ích người mua lẫn người bán Luật Thương mại nên quy định vấn đề theo Điều 68 Công ước Viên 1980 Cụ thể, nên sửa đổi thời điểm chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển thời điểm hàng hóa giao cho người chuyên chở phát hành chứng từ hợp đồng vận chuyển, trừ trường hợp lúc ký kết hợp đồng mua bán, người bán biết khơng biết hàng hóa bị mát hay hư hỏng không thông báo cho người mua, quy định cho phù hợp với hội nhập TPP Một vấn đề khác Công ước Viên 1980 với Luật Thương mại 2005 giống ba trường hợp chuyển rủi ro đề cập Cơng ước Viên 1980 quy định việc chuyển rủi ro hàng loại xem hoàn 65 Vũ Đặng Hải Yến, tlđd (58), tr 34 58 thành người bán tiến hành đặc định hóa hàng hóa cho mục đích hợp đồng cịn Điều 60 Luật Thương mại 2005 khơng thể phân biệt hàng hóa đặc định hàng hóa loại mà quy định chung hàng hóa Thiết nghĩ điều khoản quy định vấn đề Luật Thương mại cần có phân biệt thời điểm chuyển rủi ro hàng đặc định hàng loại để việc áp dụng đạt kết tốt 2.5 Quy định pháp luật chuyển rủi ro trường hợp khác Trong trường hợp không quy định điều 57, 58, 59 60 Luật Thương mại 2005 rủi ro mát hư hỏng hàng hóa chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt bên mua bên mua vi phạm hợp đồng không nhận hàng.66 Theo đó, trường hợp chuyển rủi ro khác khơng quy định cụ thể rủi ro mát hư hỏng hàng hóa chuyển sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa đặt quyền định đoạt bên mua Thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt bên mua thời điểm quy định hợp đồng mua bán hàng hóa Đó thời điểm bên bán giao chứng từ sở hữu hàng hóa cho bên mua thời điểm bên bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cho bên mua Trong trường hợp bên bán thực nghĩa vụ giao hàng bên mua vi phạm hợp đồng không nhận hàng thời điểm chuyển rủi ro tính kể từ bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng.67 Trong trường hợp này, bên bán không giao hàng hàng hóa nằm phạm vi kiểm soát họ rủi ro chuyển giao cho bên mua Nói cách khác, người mua chậm tiếp nhận nghĩa vụ nhận hàng thời điểm rủi ro hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua coi thời điểm người mua phải thực nghĩa vụ nhận hàng quy định hợp đồng mà thời điểm người mua thực hành vi nhận hàng thực tế Lưu ý việc người mua sử dụng dịch vụ nhà chuyên chở đến nhận hàng không ngăn cản việc rủi ro chuyển sang người mua thời điểm nhận hàng đó, hợp đồng thỏa thuận người mua đến nhận hàng Nếu người mua phải nhận hàng địa điểm khác với nơi trụ sở người bán thời điểm rủi ro chuyển giao đến thời hạn giao hàng theo quy định hợp đồng người mua biết hàng hóa đặt quyền định đoạt mình.68 Khoản Điều 61 Luật Thương mại 2005 Đặng Văn Được, tlđd (18), tr 68 68 Trường Đại học ngoại thương – Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, tlđd (9), tr 181 66 67 59 Như vậy, rủi ro hàng hóa chuyển giao dựa hành vi nhận hàng hành vi pháp lý hành vi thực tế Hành vi nhận hàng pháp lý nhận hàng theo thời gian địa điểm thỏa thuận hợp đồng Rõ ràng, bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng thời điểm hành vi pháp lý hành vi thực tế khơng trùng Vì theo quy định Điều 61 Luật Thương mại 2005, rủi ro mát hư hỏng hàng hóa khơng thể đợi bên mua nhận hàng thực tế chuyển giao mà có vi phạm hợp đồng khơng nhận hàng nhận hàng chậm bên mua phải chịu trách nhiệm vi phạm Có thể nói rằng, quy định Luật Thương mại 2005 thể tương thích với pháp luật quốc tế thương mại, cụ thể khoản 1, khoản Điều 69 Công ước Viên 1980 có nội dung quy định tương tự Như vậy, kết luận trường hợp người mua chậm tiếp nhận nghĩa vụ nhận hàng, thời điểm rủi ro hàng hóa chuyển từ người bán sang người mua coi thời điểm người mua phải thực nghĩa vụ nhận hàng quy định hợp đồng mà thời điểm người mua thực hành vi nhận hàng thực tế Chúng ta thấy rằng, trường hợp theo quy định khoản Điều 61 Luật Thương mại 2005, bên mua không nhận hàng thỏa thuận, tức chưa thực việc tiếp nhận hàng hóa thực tế nên chưa nắm giữ hàng hóa hàng hóa đặt quyền định đoạt bên mua, bên mua gánh chịu rủi ro hàng hóa phù hợp theo nguyên tắc chủ sở hữu phải chịu rủi ro hàng hóa mà sở hữu Lúc này, rủi ro chuyển giao người bán coi hồn thành nghĩa vụ giao hàng cịn việc người mua chưa nắm giữ hàng hóa mặt thực tế họ không chịu nhận hàng theo thỏa thuận Ngồi ra, Luật Thương mại 2005 cịn quy định rủi ro mát hư hỏng hàng hóa khơng chuyển cho bên mua hàng hóa khơng xác định rõ ràng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không thông báo cho bên mua không xác định cách thức khác.69 Đây trường hợp pháp luật Việt Nam tách riêng thành trường hợp chuyển rủi ro, Cơng ước Viên 1980 quy định chung điều luật, theo việc đặc định hóa hàng hóa điều kiện trước tiên để bên bán chuyển rủi ro hàng hóa cho bên mua Yêu cầu Luật Thương mại 2005 nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh bên sau mát hư hỏng hàng hóa xảy mà bên mua chưa thực việc 69 Khoản Điều 61 Luật Thương mại 2005 60 nhận hàng theo thời gian thỏa thuận Theo rủi ro chuyển giao từ bên bán sang bên mua hàng hóa xác định rõ ràng hàng hợp đồng, khơng bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng họ chịu rủi ro mát hư hỏng hàng hóa Có thể nói quy định thật cần thiết phù hợp với nội dung khoản Điều 69 Công ước Viên 1980 Tuy nhiên, phân biệt chuyển rủi ro hàng hóa đặc định hàng hóa loại nói đến khoản Điều 61 Luật Thương mại 2005 nên hiểu quy định áp dụng phạm vi trường hợp chuyển rủi ro quy định Điều 61 mà cho tất Điều 57, 58, 59, 60 Luật Thương mại 2005 Từ quy định ta thấy trách nhiệm người bán việc chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa người mua chậm tiếp nhận hàng lớn Người bán vừa phải chịu trách nhiệm hàng hóa đến thời điểm giao hàng cho bên mua theo thỏa thuận hợp đồng, đồng thời họ phải tiến hành việc xác định hàng hóa rõ ràng ký hiệu, chứng từ vận tải, phải thông báo cho bên mua chuyển giao rủi ro cho người mua Ví dụ: Hợp đồng mua bán hàng hóa với điều kiện giao hàng xưởng quy định thời hạn giao hàng ngày 10/4/2016, đến thời điểm bên bán chuẩn bị sẵn sàng hàng hóa để giao cho bên mua cách để riêng khối lượng hàng khối lượng hàng quy định hợp đồng thông báo cho bên mua chuẩn bị cách hợp lý Tuy nhiên, ngày 10/4/2016 bên mua không thực nghĩa vụ tiếp nhận hàng đến ngày 19/4/2016 xảy hỏa hoạn, hàng bị cháy Trong trường hợp này, thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa từ người bán sang người mua tính từ ngày 10/4/2016 thời điểm bên bán thực đầy đủ trách nhiệm, nghĩa vụ giao hàng theo quy định, bên mua phải gánh chịu rủi ro hàng hóa bị cháy vi phạm nghĩa vụ nhận hàng Theo đó, trường hợp này, bên bán khơng “đặc định hóa” số hàng theo hợp đồng để giao cho bên mua, hàng hóa chưa có dấu hiệu riêng biệt phân biệt với hàng hóa khác để thực hợp đồng đặc điểm riêng ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, … bên bán phải chịu rủi ro tổn thất Bởi lẽ rủi ro chuyển giao từ bên bán sang bên mua hàng hóa xác định rõ ràng hàng hợp đồng, khơng bên mua vi phạm nghĩa vụ nhận hàng họ chịu rủi ro mát hư hỏng hàng hóa Quy định giúp cho người bán chuyển rủi ro sang cho người 61 mua theo thời điểm thỏa thuận hợp đồng mà khơng phụ thuộc vào việc người mua có nhận hàng thực tế hay chưa đồng thời buộc người mua phải chịu trách nhiệm rủi ro họ chậm tiếp nhận hàng Tuy nhiên điều kiện thực tế nước ta việc xác định hàng hóa rõ ràng ký mã hiệu khó thực Vì ký mã hiệu hàng hóa hiểu tất ký hiệu, hình vẽ, chữ viết ghi hàng hóa hay bao bì để nhận biết đặc tính hàng hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xếp giao nhận hàng Mà quy định nước ta vấn đề cịn hạn chế, chưa hồn thiện nên doanh nghiệp chưa thể nắm rõ quy định để vận dụng trình mua bán hàng hóa mình, đặc biệt mua bán hàng hóa với thương nhân nước ngồi Vì số lượng doanh nghiệp Việt Nam nắm vững quy định ký mã hiệu hàng hóa thực tế Từ thấy quy định Điều 61 Luật Thương mại 2005 chưa đảm bảo tính khả thi khả để quan Nhà nước doanh nghiệp thực quy định thực tế khó Do đó, thiết nghĩ tinh thần rủi ro chuyển giao từ bên bán sang bên mua hàng hóa xác định rõ ràng hàng hợp đồng để việc áp dụng thực tế rõ ràng, dễ dàng thay quy định rủi ro mát hư hỏng hàng hóa khơng chuyển cho bên mua hàng hóa khơng xác định rõ ràng ký mã hiệu Luật Thương mại nên quy định rủi ro chuyển từ bên bán sang bên mua hàng hóa cá biệt hóa, đặc định rõ ràng cho mục đích hợp đồng Tóm lại, qua phân tích trường hợp chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005, rút nhận xét chung quy định sau: Các quy định chuyển rủi ro hàng hóa mua bán theo Luật Thương mại 2005 phân biệt thời điểm chuyển rủi ro khác trường hợp cụ thể không phân biệt thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa phải đăng ký quyền sở hữu hay đăng ký quyền sở hữu Các điều khoản chuyển rủi ro Luật Thương mại 2005 chưa có phân biệt chuyển rủi ro hàng đặc định hàng loại mà phân loại quy định khoản Điều 61 chuyển rủi ro trường hợp khác mà không đề cập nội dung chuyển rủi ro trường hợp có khơng có địa điểm giao hàng xác định, chuyển rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà người vận chuyển chuyển rủi ro trường hợp mua bán hàng hóa đường vận chuyển, Cơng ước 62 Viên 1980 Incoterms 2010 có quy định vấn đề 63 KẾT LUẬN CHƯƠNG Qua nghiên cứu Chương 2, tác giả rút số kết luận sau đây: Luật Thương mại 2005 quy định vấn đề chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa thành trường hợp cụ thể từ Điều 57 đến Điều 61 Trước hết, việc xác định thời điểm chuyển rủi ro phụ thuộc vào thỏa thuận bên hợp đồng, bên khơng có thỏa thuận trường hợp có thời điểm chuyển rủi ro khác có điểm chung khơng gắn thời điểm chuyển quyền sở hữu với thời điểm chuyển rủi ro Những quy định Luật Thương mại 2005 tương đồng với Công ước Viên năm 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Tuy nhiên, quy định chưa thật rõ ràng, chặt chẽ phù hợp điều khoản Vì vậy, nhằm góp phần hoàn thiện quy định pháp luật Việt Nam vấn đề chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa cần phải có sửa đổi, bổ sung số giải pháp phù hợp 64 KẾT LUẬN CHUNG Cho đến chưa có khái niệm thống rủi ro Theo cách hiểu chung rủi ro rủi ro hàng hóa hoạt động mua bán hàng hóa mát, hư hỏng hàng hóa Đây kiện khách quan, bất ngờ, nằm ngồi mong đợi bên hợp đồng lường trước Chuyển rủi ro hàng hóa chuyển dịch trách nhiệm gánh chịu thiệt hại hàng hóa bị mát hư hỏng từ chủ thể sang chủ thể khác Việc xác định thời điểm chuyển rủi ro phụ thuộc vào thỏa thuận bên hợp đồng, bên khơng có thỏa thuận trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định thời điểm chuyển rủi ro khác Để đảm bảo yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế mà cụ thể phù hợp với quy định Công ước Viên năm 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Hiệp định thương mại TPP tác giả đưa số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định Luật Thương mại 2005 chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa sau: Mỗi điều khoản Luật Thương mại quy định vấn đề chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa cần có phân biệt hàng đặc định hàng loại, cần quy định rõ người bán xem hoàn thành nghĩa vụ giao hàng Đối với quy định sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà người vận chuyển Điều 59 chưa hợp lý, Luật Thương mại cần bỏ quy định sử dụng chứng từ sở hữu hàng hóa làm sở xác định thời điểm chuyển giao rủi ro mua bán hàng hóa Về thời điểm chuyển giao rủi ro hàng hóa mua bán đường vận chuyển Điều 60, Luật Thương mại nên quy định theo hướng Điều 68 Công ước Viên năm 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A Văn quy phạm pháp luật Bộ luật Dân (Luật số 91/2015/QH13) ngày 24/11/2015 Luật Thương mại (Luật số 58/L-CTN) ngày 10/05/1997 Luật Thương mại (Luật số 36/2005/QH11) ngày 14/06/2005 B Tài liệu tham khảo Công ước Viên 1980 hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Nguyễn Văn Cương (2005), Những điểm Luật Thương mại năm 2005, Nhà xuất Tư pháp Nguyễn Thị Dung (chủ biên) (2014), Hướng dẫn môn học Luật Thương mại, Nhà xuất Lao động Đặng Văn Được (2006), Hướng dẫn pháp luật hợp đồng thương mại, Nhà xuất Lao động Lê Thị Nam Giang (2010), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Vũ Hồng (2001), Những khía cạnh kinh tế luật pháp bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đường biển thương mại quốc tế, Nhà xuất Chính trị quốc gia 10 Bùi Huyền (2013), “Các trường hợp chuyển rủi ro hợp đồng mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005”, Tạp chí Dân chủ pháp luật, số 11(260)/2013, trang 37-39 11 Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2018), Pháp luật thời điểm chuyển rủi ro hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật – Đại học Huế 12 Trần Hữu Huỳnh (2007), Các định trọng tài quốc tế chọn lọc, Nhà xuất Tư pháp, Quyết định số 32 13 Incoterms 2010 14 Nguyễn Thị Tuyết Lan (2017), Chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại 2005, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân luật, Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh 15 Nguyễn Ngọc Lâm (2007), Tư pháp quốc tế, Nhà xuất Phương Đông 16 Nguyễn Lân (2000), Từ điển từ ngữ Việt Nam, Nhà xuất Thành phố Hồ Chí Minh 17 Phan Văn Mạnh (2012), Xác định thời điểm chuyển quyền sở hữu chuyển rủi ro hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Tp Hồ Chí Minh 18 Phạm Duy Nghĩa (2013), Giáo trình Luật kinh tế, Nhà xuất Cơng an nhân dân 19 Lê Hồng Oanh (2007), Bình luận vấn đề Luật Thương mại điều kiện hội nhập, Nhà xuất Tư pháp 20 Dương Anh Sơn (Chủ biên) (2016), Luật hợp đồng thương mại quốc tế, Nhà xuất Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh 21 Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam VIAC (2002), 50 Phán trọng tài quốc tế chọn lọc, Nhà xuất Chính trị quốc gia 22 Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh (2014), Giáo trình pháp luật thương mại hàng hóa dịch vụ, Nhà xuất Hồng Đức 23 Trường Đại học ngoại thương – Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (2016), 101 câu hỏi – đáp Công ước Liên hiệp quốc hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), Nhà xuất niên 24 Đinh Ngọc Tuấn (2004), Rủi ro giải pháp hạn chế rủi ro hoạt động kinh doanh xuất nhập Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học ngoại thương 25 Uniform Commercial Code 26 Đoàn Thị Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn (2009), Quản trị rủi ro khủng hoảng, Nhà xuất Lao Động - Xã Hội 27 Vũ Đặng Hải Yến, “Báo cáo rà soát văn pháp luật – Luật Thương mại 2005” Tài liệu tiếng Anh: 28 “Russia 30 December 1998 Arbitration proceeding 62/1998”, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/981230r1.html, truy cập ngày 22/07/2019 29 Sylvain Bollée, “The Theory of risks in the 1980 Vienna Sale of Goods Convention”, http://www.cisg.law.pace.edu/cisg/biblio/bollee.html, truy cập ngày 10/05/2019 Tài liệu từ internet: 30 Lâm Quỳnh Anh, “Những thành tựu tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam”, http://www.mofahcm.gov.vn/vi/mofa/nr091019080134/ns120222162217 , truy cập ngày 26/04/2019 31 Phạm Tuấn Anh, “Nghĩa vụ giao, nhận hàng hóa hợp đồng mua bán hàng hóa”, http://luatsuphamtuananh.com/tu-van-soan-thao ky-ket-hopdong/nghia-vu-giao nhan-hang-hoa-trong-hop-dong-mua-ban-hanghoa/vn, truy cập ngày 13/06/2019 32 “Chuyển dịch rủi ro hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế”, https://text.xemtailieu.com/tai-lieu/chuyen-dich-rui-ro-trong-hop-dongmua-ban-hang-hoa-quoc-te-601327.html, truy cập ngày 10/05/2019 33 “Germany 13 April 2000 Lower Court Duisburg (Pizza cartons case)”, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/000413g1.html, truy cập ngày 20/07/2019 34 Jodyhikari, “Phân tích trường hợp chuyển rủi ro hàng hóa quan hệ mua bán hàng hóa”, http://jodyhikari.blogspot.com/2011/09/phan-tichcac-truong-hop-chuyen-rui-ro.html, truy cập ngày 15/05/2019 35 “Khái niệm chung rủi ro”, https://luanvanaz.com/khai-niem-chung-verui-ro.html, truy cập ngày 20/04/2019 36 “Một số kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến mua bán hàng hóa theo Luật Thương mại năm 2005”, http://tailieu.ttbd.gov.vn:8080/index.php/tai-lieu/chuyen-de-chuyensau/item/560-mot-so-kien-nghi-ve-sua-doi-bo-sung-cac-quy-dinh-lienquan-den-mua-ban-hang-hoa-theo-luat-thuong-mai-nam-2005, truy cập ngày 10/12/2019 37 Nguyễn Hải Quang, “Quản trị rủi ro”, http://docview1.tlvnimg.com/tailieu/2014/20140515/red_12/qtrr_ktluat_i ntailieu_0624.pdf, truy cập ngày 13/05/2019 38 “Rủi ro”, https://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BB%A7i_ro, truy cập ngày 10/05/2019 ... RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA 1.1 Khái quát chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1.1 Khái niệm chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1.1.1 Khái niệm rủi ro hoạt đông mua bán. .. chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa Chương 2: Thực trạng quy định pháp luật chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa đề xuất hoàn thiện pháp luật 7 CHƯƠNG NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHUYỂN RỦI... ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1 Khái quát chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1.1 Khái niệm chuyển rủi ro hoạt động mua bán hàng hóa 1.1.1.1 Khái niệm rủi ro hoạt động

Ngày đăng: 19/05/2021, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w