BT HK ASEAN
A.MỞ ĐẦU Sự trỗi dậy của Châu Á như là một châu lục ngày càng có ảnh hưởng quan trọng trong nền chính trị toàn cầu đã làm nên nhiều chuyện trong thập kỉ qua . Trong đó ASEAN cũng trỗi dậy là một khu vực có tầm quan trọng lớn có vai trò trung tâm trong cấu trúc hợp tác Đông Á . Để làm rõ hơn vấn đề này e xin trình bày đề tài : “ Bình luận vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc hợp tác Đông Á thông qua hai tiến trình là ASEAN +3 và cấp cao Đông Á (EAS) , qua đó chỉ ra được những cơ hội và thách thức của ASEAN trong hợp tác Đông Á” 1 B.NỘI DUNG 1.Khái niệm ASEAN +3 và Cấp cao Đông Á (EAS) ASEAN +3 (ASEAN Plus Three-APT)là khuôn khổ hợp tác của ASEAN với ba quốc gia Đông Bắc Á là Trung Quốc , Hàn Quốc và Nhật Bản. Cấp cao Đông Á ( East Asia Summit-EAS) là khuôn khổ hợp tác với sự tham gia của 18 thành viên gồm 10 quốc gia ASEAN, 3 quốc gia Đông Bắc Á ( Trung Quốc , Hàn Quốc , Nhật Bản ) và Ấn Độ , Australia , New Zealand , Liên Bang Nga , Hoa Kỳ . 2.Vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc hợp tác Đông Á ASEAN đã trở thành hạt nhân thu hút và gắn kết sự tham gia của gần 20 Đối tác, trong đó có các cường quốc và trung tâm lớn trên thế giới vào các tiến trình đối thoại và hợp tác ở khu vực do chính ASEAN khởi xướng và giữ vai trò chủ đạo. Bên cạnh đó, ASEAN cũng khởi xướng và chủ trì nhiều khuôn khổ và cơ chế hợp tác khu vực quan trọng như ASEAN+3 (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc), Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS - với 6 Đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Ôx-trây-lia, Niu Di-lân, Nga và Mỹ .Các diễn đàn này, với sự tham gia của các Đối tác lớn vả nhỏ, trong và ngoài khu vực, mỗi cơ chế có những đặc thù riêng, đã tạo thành mạng lưới đan xen nằm trong một cấu trúc khu vực mở, với ASEAN ở vị trí trung tâm, cùng hướng đến mục tiêu chung là thúc đẩy đối thoại, hợp tác vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực. Trong khi ASEAN+3 tập trung nhiều hơn vào hợp tác kinh tế, thương mại, tài chính, do lịch sử hình thành cơ chế này xuất phát từ nhu cầu khắc phục hậu quả khủng hoảng tài chính khu vực những năm 1997-1998, thì Hội nghị Cấp cao Đông Á (EAS), là khuôn khổ mới đi vào hoạt động từ 2005, nhưng đã phát huy vai trò quan trọng là diễn đàn mở để các Nhà Lãnh đạo trong khu vực cùng trao đổi cởi mở và thẳng thắn về các vấn đề mang tầm chiến lược, bao gồm cả hợp tác chính trị-an ninh, kinh tế-thương mại cũng như ứng phó với các thách thức đang nổi lên như thiên tai, dịch bệnh… Trong quan hệ với các Đối tác bên ngoài, ASEAN luôn thể hiện là một thực thể với tiếng nói chung, đồng thời, đóng vai trò định hướng, dẫn dắt các nội dung thảo luận và các ưu tiên hợp tác tại các diễn đàn khu vực do ASEAN khởi xướng kể trên. Vai trò trung tâm của ASEAN luôn được các Đối tác tôn trọng và đánh giá cao, bởi ASEAN đã phát 2 huy tích cực hình ảnh “người trung gian trung thực”, nỗ lực điều hòa, gắn kết và cân bằng các mối lợi ích đan xen ở khu vực. Thực tế, với việc lập cơ chế ASEAN+3 và đi đầu trong việc thiết lập cơ chế Hội nghị thượng đỉnh Đông Á như thời gian vừa qua, ASEAN cho thấy năng lực thiết lập cơ chế quốc tế để quản trị các vấn đề toàn cầu Trước những cải tiến tại Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) thu hút sự quan tâm của dư luận khu vực hồi cuối năm 2011, một số học giả đã nói đến sự cần thiết để ASEAN đóng vai trò lãnh đạo EAS Một cách tiếp cận hiện đang được theo đuổi chính là sự nhấn mạnh vai trò "trung tâm của ASEAN" - quan điểm về một cấu trúc khu vực do ASEAN lãnh đạo, trong đó quan hệ của khu vực với thế giới bên ngoài được tiến hành với sự quan tâm của cộng đồng ASEAN. Trong những năm qua, tính hữu dụng của chiến lược này đã được chứng minh tại EAS. Sự tham dự của Mỹ và Nga tại Hội nghị cấp cao Đông Á cuối năm ngoái cho thấy sự chú ý lớn hơn đã được dành cho sân khấu chính trị của ASEAN. Diễn đàn Khu vực ASEAN năm ngoái cũng đã chứng kiến việc các nước ASEAN tham gia nhiều vấn đề, từ tranh chấp lãnh hải trên Biển Đông đến chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên Đáng chú ý là ASEAN tiếp tục khẳng định xu hướng tiến lên phía trước và thể hiện vai trò ngày càng tăng trong cấu trúc khu vực châu Á - Thái Bình Dương với các nỗ lực rất lớn trong việc xây dựng Cộng đồng, tăng cường liên kết nội khối, thu hẹp khoảng cách phát triển, đồng thời làm sâu sắc hơn nữa quan hệ với các đối tác đối thoại dù vẫn phải đối mặt với không ít thách thức, lúc này hay lúc khác, về sự đoàn kết và đồng thuận. 3.Những cơ hội phát triển Các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ,Nga , Hoa Kỳ ,…là những quốc gia phát triển, nhu cầu về nguồn tài nguyên cho phát triển kinh tế là rất lớn. Việc hợp tác với các nước phát triển sẽ tạo nhiều điều kiện cho các nước Đông Nam Á, nhất là những nước kém phát triển xuất khẩu được nguồn tài nguyên thô của mình như dầu mỏ, than đá và các sản phẩm nông nghiệp. Các quốc gia trong khối ASEAN hầu như là những nước đang phát triển và chậm phát triển, vì vậy mà yêu cầu về công nghệ là tối cần thiết cho quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do vậy, hợp tác với những nước lớn có nến kinh tế phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ là một thuận lợi cho các nước ASEAN trong việc tìm kiếm công nghệ cao cho sự phát triển kinh tế của đất nước. 3 Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do giữa các nước ASEAN và các nước phát triển như Trung Quốc, Hàn Quốc sẽ tạo ra được một thị trường rộng lớn cho việc tiêu thụ sản phẩm của các nước ASEAN cũng như các bên tham gia. Các hiệp đình an ninh,chính trị được ký kết giữa ASEAN và các nước lớn Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ,Nga , Hoa Kỳ sẽ tạo nên một môi trường hòa bình thân thiện, tạo được uy thế và tiếng nói của các nước ASEAN trên trường quốc tế. 4. Thách thức lớn Bên cạnh những cơ hội được tạo ra thì các nước ASEAN cũng gặp phải những khó khăn to lớn khi buộc phải “kết nạp” thêm những nền kinh tế lớn. Thách thức lớn nhất của ASEAN là tìm lại vai trò và ảnh hưởng của một tổ chức khu vực đối với khu vực và đối với từng thành viên mà nó đã từng có nhưng đang bị cạnh tranh mạnh mẽ bởi sự tham gia của các quốc gia lớn. Thành lập khu vực mậu dịch tự do sẽ thuận lợi cho sự di chuyển của hàng hóa, tuy nhiên nó tạo ra một môi trường cạnh tranh mà ở đó hàng hóa của những nước Đông Nam Á khó có thể cạnh tranh được với hàng hóa của những quốc gia phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,… Thách thức lớn đối với ASEAN là những thách thức đến từ môi trường chính trị và an ninh thế giới. Khủng bố, toàn cầu hoá và những nguy cơ an ninh phi truyền thống đòi hỏi ASEAN phải có cách tiếp cận mới trong việc gắn sự phát triển năng động và lâu bền của Hiệp hội với việc quan tâm giải quyết những nguy cơ đó. Đã đến lúc ASEAN không chỉ phải thể hiện có tác dụng thiết thực đối với các thành viên của nó, mà còn phải đóng vai trò xứng đáng trong mọi mặt đời sống của khu vực và thế giới Thách thức lớn đối với ASEAN cũng còn đến từ chính các đối tác đối thoại của ASEAN. Nó đặt ASEAN trước sự cần thiết phải vừa tăng cường sự hợp tác này, mở rộng ra thêm nhiều lĩnh vực, nhưng đồng thời phải giữ vai trò chủ động thì mới có thể tranh thủ được cái thuận và hạn chế được tác động bất lợi đối với ASEAN cũng như đối với một số thành viên. Chính sách hai mặt của các đối tác này đối với ASEAN luôn bao hàm ý đồ gây phân rẽ trong nội bộ ASEAN, hoặc ít nhất giữa một số thành viên nhất định, để từ đó tạo dựng vai trò và ảnh hưởng. Các nước Đông Nam Á phảo khéo léo trong các quan hệ chồng chéo với những nước lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ . khi những nước này đang tìm cách để gây tầm ảnh hưởng của mình. 4 C.KẾT LUẬN Vị thế của các thành viên ASEAN đã được nâng cao rất nhiều thông qua hoạt động của các khuôn khổ hợp tác ngoại khối ,mở rộng quan hệ với các quốc gia khác .Thông qua hợp tác ngoại khối , ASEAN đã tranh thủ được sự hợp tác và hỗ trợ thiết thực từ các đối tác bên ngoài , phục vụ mục tiêu an ninh va phát triển của hiệp hội , đồng thời góp phần quan trọng thúc đẩy và kết nối các mối liên kết khu vực với nhiều tầng nấc khác nhau ở Châu Á Thái Bình Dương . 5 DANH MỤC THAM KHẢO Giáo trình pháp luật cộng đồng ASEAN – NXB CAND http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/BAICHU/2012/8/D89D3E7B60DAEEA6/ http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2013/2/191618.cand http://thutuong.chinhphu.vn/Home/Vi-mot-cong-dong-ASEAN-doan-ket-va- vung-manh/201211/17267.vgp http://ktdt.vn/news/detail/326964/nang-cao-vi-the-cua-asean-trong-cau-truc-khu- vuc.aspx http://diendankienthuc.net/diendan/lich-su-tg-hien-dai/88483-vai-tro-va-thach- thuc-cua-asean.html http://vanhien.vn/spip.php?article269&lang=vi http://www.baomoi.com/Cung-co-vai-tro-trung-tam-cua-ASEAN-trong-cau-truc- dang-dinh-hinh/122/6677427.epi http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/3/102/102/155186/Default.aspx http://vietbao.vn/The-gioi/Nhung-thach-thuc-doi-voi-ASEAN/20031582/161/ http://www.baomoi.com/ASEAN-3-va-Cap-cao-Dong-A-EAS-la-hinh-mau-cua- hop-tac-va-lien-ket-khu-vuc/122/2973608.epi 6 . Đông Á” 1 B.NỘI DUNG 1.Khái niệm ASEAN +3 và Cấp cao Đông Á (EAS) ASEAN +3 (ASEAN Plus Three-APT)là khuôn khổ hợp tác của ASEAN với ba quốc gia Đông Bắc. của ASEAN trong cấu trúc hợp tác Đông Á thông qua hai tiến trình là ASEAN +3 và cấp cao Đông Á (EAS) , qua đó chỉ ra được những cơ hội và thách thức của ASEAN