1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận quản trị bảo hiểm xã hội thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh hà tĩnh giai đoạn 2016–2018

21 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 61,99 KB

Nội dung

Đối với BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong nhữngnăm qua đã đạt được những kết quả đáng mừng về công tác quản lý đối tượngtham gia BHXH như: đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, thu quỹBHXH tăng,

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ở Việt Nam, ngay từ những ngày đầu mới thành lập Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hòa thì chế độ chính sách bảo hiểm xã hội đã được ban hành và đượcquan tâm thực hiện Mục đích của chính sách là bảo đảm sự thay thế hoặc bùđắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp rủi ro ốm đau, bệnh tậthay tuổi già, góp phần đảm bảo an toàn đời sống của người lao động và gia đình

họ đồng thời giữ ổn định xã hội Hoạt động BHXH càng hiệu quả hơn, đặc biệtsau năm 1995 khi ngành BHXH được thành lập, thì phạm vi và đối tượng thamgia BHXH ngày càng được mở rộng Đối với BHXH tỉnh Hà Tĩnh trong nhữngnăm qua đã đạt được những kết quả đáng mừng về công tác quản lý đối tượngtham gia BHXH như: đối tượng tham gia BHXH ngày càng tăng, thu quỹBHXH tăng,… Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận đó còn nhiều vướng mắctồn tại như: còn nhiều doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa tham gia BHXH,hoặc trốn đóng, nợ đọng BHXH, công tác tuyên truyền chính sách còn chưa sâurộng và phổ biến, chưa khai thác hết số lao động trên địa bàn để họ tham gia …Cùng với mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta là mở rộng phạm vi bao phủ củabảo hiểm xã hội để hướng tới công bằng, an sinh xã hội và phát triển bền vững

hệ thống bảo hiểm xã hội Để thực hiện được mục tiêu ấy, việc quản lý đốitượng tham gia bảo hiểm xã hội là rất quan trọng Nhận thức tầm quan trọng đó

với đề tài tểu luận: “Thực trạng quản lý đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 – 2018”

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài này sẽ nhằm mục đích làm rõ hơn vai trò của công tácquản lý đối tượng tham gia BHXH, đánh giá một cách tổng quát và có hệ thốngthực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh trong giai đoạnvừa 2016-2018 Đồng thời, qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiệncông tác quản lý đối tượng tham gia BHXH ở địa phương

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý đối tượng tham giaBHXH tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2018

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề về quản lý đối tượng thamgia BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2026 – 2018

Trang 2

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp so sánh

- Một số phương pháp khác

5 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng biểu, kếtluận và danh mục tài liệu tham khảo, bài tiểu luận bao gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan những vấn đề lý thuyết về quản lý đối tượng tham gia BHXH

Chương 2: Thực trạng quản lý đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2018

Chương 3: Một số giải pháp tăng cường quản lý đối tượng tham gia BHXH tại tỉnh Hà Tĩnh

Trang 3

CHƯƠNG I:

TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT

VỀ QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BHXH

1.1 Khái niệm quản lý đối tượng tham gia

 Khái niệm quản lý

Quản lý là sự tác động có kế hoạch, sắp xếp có tổ chức, chỉ huy, điềukhiển, hướng dẫn, kiểm tra của các chủ thể quản lý (cá nhân hay tổ chức) đốivới các quá trình xã hội và hoạt động của con người, để chúng phát triển phùhợp với quy luật, đạt tới mục đích đề ra của tổ chức và đúng với ý chIí củaNhà nước quản lý với chi phí thấp nhất

 Khái niệm quản lý đối tượng tham gia BHXH

Quản lý đối tượng tham gia là sự tác động có kế hoạch, có tổ chức của cơquan BHXH đối với quá trình tham gia BHXH của các đối tượng thông quaviệc quản lý danh sách tham gia; hồ sơ tham gia; sổ BHXH; mức lương; tổngquỹ lương, mức đóng góp vào quỹ BHXH, nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa

vụ của các đối tượng tham gia theo luật định

1.2 Vai trò quản lý đối tượng tham gia BHXH

 Làm cơ sở cho việc tổ chức hoạt động thu BHXH, BHYT, BHTN đúngđối tượng, đủ số lượng theo đúng quy định của pháp luật về BHXH,BHYT, BHTN và đúng thời gian quy định

 Là điều kiện bảo đảm thực hiện quyền tham gia BHXH, BHYT, BHTNcủa người lao động, của đơn vị sử dụng lao động và của công dân theoquy định của pháp luật

 Góp phần khai thác triệt để đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTNnhằm thực hiện mục tiêu mở rộng phạm vi “che phủ” của BHXH, tiến tớithực hiện BHXH, BHYT cho mọi người vì sự an sinh và công bằng xã hộitheo chủ trương của Nhà nước

 Làm cơ sở giải quyết quyền lợi hưởng BHXH, BHYT, BHTN cho các đốitượng tham gia theo đúng quy định của Luật BHXH, BHYT, BHTN

 Góp phần tích cực vào việc phòng ngừa hạn chế những hành vi vi phạmpháp luật về BHXH, BHYT, BHTN của tổ chức, cá nhân có liên quantrong quá trình thực hiện pháp luật về BHXH, BHYT, BHTN

Trang 4

1.3 Công cụ quản lý đối tượng tham gia

 Cơ sở pháp lý

Hệ thống pháp luật là công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiện việc quản lýđối tượng tham gia BHXH Bởi lẽ, đối tượng tham gia BHXH thường được quyđịnh cụ thể trong các văn bản pháp luật

Hệ thống pháp luật mà các nhà quản trị có thể dựa vào đó để quản lý đốitượng tham gia BHXH gồm: pháp luật về lao động; pháp luật về BHXH và cácvăn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, như: Luật doanh nghiệp, Luật Hợptác xã, Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân, Luật Sĩ quan Công an nhân dân

 Hệ thống tổ chức

Thông qua hệ thống tổ chức bộ máy của BHXH và các nhà quản trị BHXHlàm việc trong từng cấp quản trị của hệ thống tổ chức BHXH từ trung ương đếnđịa phương

Một cơ cấu tổ chức bộ máy BHXH được thiết kế khoa học, có sự phân công,phân cấp hợp lý, cụ thể, rõ ràng, cùng với sự phối hợp hoạt động một cách nhịpnhàng, thống nhất sẽ là một trong những công cụ chính để thực hiện việc quản lýđối tượng tham gia BHXH

 Hồ sơ tham gia và thủ tục thực hiện:

Hồ sơ tham gia BHXH là những quy định về các loại văn bản giấy tờ cầnthiết và các thủ tục hành chính mà đối tượng tham gia BHXH phải thực hiện.Trong đó, quy định rõ hồ sơ tham gia đối với người lao động và hồ sơ tham giađối với các đơn vị sử dụng lao động Đây là một trong những công cụ không thểthiếu đối với bất kỳ một hệ thống BHXH nào, cho dù BHXH ở các nước pháttriển cũng vậy Trong quá trình quản trị, các công việc của nhà quản trị liên quanđến hồ sơ của đối tượng luôn chiếm một tỷ trọng lớn, theo dõi và quản lý lâudài

 Công nghệ thông tin

Khi xã hội phát triển, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quảntrị BHXH nói chung, quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một việclàm tất yếu Khi công nghệ thông tin được sử dụng làm công cụ quản lý đốitượng tham gia, thì các thủ tục hành chính được cải cách, hiểu quả quản trị của

tổ chức BHXH sẽ tốt hơn

Trang 5

 Các cơ quan, tổ chức hữu quan:

Hoạt động BHXH liên quan đến nhiều cơ quan, tổ chức Do đó, việc quản trịđối tượng tham gia BHXH đòi hỏi cần có sự phối kết hợp giữa tổ chức BHXHvới các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trong việc kiểm soát sự tuân thủ phápluật của người lao động và các đơn vị sử dụng lao động Các cơ quan hữu quankhác thường bao gồm: các cơ quan quản lý nhà nước về BHXH, các tổ chức đạidiện NLĐ và đại diện NSDLĐ, các cơ quan thanh tra BHXH, các cơ quan cấpphép thành lập đơn vị sử dụng lao động hoặc câp phép hoạt động, các tổ chứcngân hàng, kho bạc…

1.4 Nội dung quản lý đối tượng tham gia BHXH

 Quản lý danh sách lao động tham gia BHXH trong từng đơn vị sử dụnglao động; danh sách điều chỉnh lao động và mức lương đóng BHXH

 Quản lý mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị sửdụng lao động lập theo quy định của BHXH Việt Nam

 Quản lý tổng quỹ tiền lương tiền công làm căn cứ đóng BHXH của từngđơn vị tham gia

 Quản lý mức đóng BHXH của từng đơn vị tham gia trên cơ sở danh sáchtham gia BHXH của từng đơn vị và bảng kê khai mức tiền lương tiềncông làm căn cứ đóng BHXH do đơn vị sử dụng lao động lập

 Cấp, quản lý sổ BHXH cho người tham gia và hằng năm ghi bổ sung vào

sổ BHXH theo các tiêu thức ghi trong sổ và theo quy định của pháp luật

Trong quá trình tổ chức, quản lý BHXH, các chế độ, chính sách BHXH, cácvăn bản pháp luật về BHXH là những công cụ cơ bản và quan trọng để thực hiệnviệc quản lý đối tượng tham gia BHXH, BHTN, BHYT và có tác động trực tiếpđến đối tượng tham gia BHXH Thông qua các chính sách BHXH, các đối tượngthể hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của mình, đồng thời giúp cho công tác quản

Trang 6

lý các đối tượng được dễ dàng, công bằng và minh bạch hơn Chính vì thế sựthay đổi về chính sách BHXH, các văn bản pháp luật về BHXH đều ảnh hưởngtrực tiếp đến công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH.

 Cơ cấu dân số

Nếu một quốc gia có dân số già, tức là lực lượng lao động chiếm tỉ trọng thấptrong dân số sẽ dẫn đến tình trạng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội cũng thấptheo Ngược lại, nếu một quốc gia có dân số trẻ thì lực lượng lao động trong xãhội sẽ tăng lên, sẽ có nhiều người tham gia vào thị trường lao động, được ký kếthợp đồng lao động, làm tăng số đối tượng tham gia BHXH

Vì vậy, mỗi quốc gia có dân số già hay dân số trẻ sẽ có ảnh hưởng trực tiếpđến lực lượng lao động bị thất nghiệp Từ đó ảnh hưởng đến công tác quản lýđối tượng BHXH nói chung và công tác quản lý đối tượng BHTN nói riêng

 Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia phản ảnh khả năng tiết kiệm vàđầu tư tiêu dùng của nhà nước Vì thế một quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao và

ổn định thì đời sống của người dân ở quốc gia đó cũng cao, tình hình sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp sẽ gặp nhiều thuận lợi hơn vì thế các chủ laođộng sẽ sẵn sàng tham gia BHXH cho NLĐ ở doanh nghiệp họ Đây là một điềukiện quan trọng để cho NLĐ tham gia BHXH

 Nhận thức của người tham gia

Nhận thức của người tham gia là yếu tố được quan tâm hàng đầu trong việctriển khai và thực hiện chính sách BHXH cũng như công tác quản lý đối tượngtham gia Nếu cả NLĐ và NSDLĐ đều có những nhận thức đúng đắn về BHXHthì họ sẽ tích cực thực hiện đầy đủ quyền tham gia của mình

Tuy nhiên, hiện tượng cả NLĐ và NSDLĐ chỉ quan tâm đến lợi ích trướcmắt mà không có cái nhìn lâu dài đang xảy ra gây khó khăn cho công tác quản lýđối tượng tham gia BHXH Nhiều NSDLĐ cho rằng họ không những không thuđược lợi ích từ việc tham gia đóng BHXH cho NLĐ mà còn bị thiệt thòi vì phảichi ra một khoản chi phí khá lớn, điều đó làm giảm khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp họ trên thị trường nên đã cố tình không đóng BHXH Bên cạnh

đó, sự trốn tránh trách nhiệm đóng BHXH của các chủ SDLĐ còn nhận được sựđồng tình, ủng hộ từ phía NLĐ thông qua việc NLĐ thỏa thuận với chủ trả thẳngtiền lao đóng BHXH vào tiền lượng, hoặc lo sợ bị mất việc làm khiến họ khôngdám lên tiếng đòi quyền lợi

Trang 7

Như vậy, sự không hiểu biết của NLĐ và NSDLĐ là một trở ngại lớn chocông tác quản lý đối tượng tham gia, là nguyên nhân chính của các hành vi trốnđóng BHXH, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của NLĐ.

 Công tác thông tin tuyên truyền:

Công tác thông tin tuyên truyền có vai trò to lớn trong việc nâng cao nhậnthức của người dân về vai trò của BHXH trong đời sống Nếu như thực hiện tốtcông tác này sẽ giúp cho đối tượng tham gia hiểu rõ về chế độ, chính sáchBHXH theo quy định của luật pháp, làm thay đổi thái độ tốt với công tác BHXHtheo hướng tích cực, phù hợp với pháp luật Ngoài ra, tuyên truyền BHXH còn

có tác dụng cổ vũ động viên NLĐ cùng các đơn vị SDLĐ tự giác, tích cực thựchiện đúng quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia BHXH theo đúng quy định củapháp luật, đấu tranh loại bỏ những hành vi gian lận, trái pháp luật nhằm mụcđích trục lợi

Bởi vậy, tuyên truyền giúp cho các đối tượng hiểu được lợi ích từ chính sáchnày sẽ khuyến khích các đối tượng tham gia nhiều hơn, chấp hành đúng các thủtục hơn trong quy trình tham gia, giúp việc quản lý đối tượng tham gia đượcthực hiện tốt hơn

 Ứng dụng công nghệ thông tin:

Khi xã hội phát triển, công nghệ thông tin sẽ càng ngày càng hiện đại Vìvậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị BHXH nói chung

và quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng là một nhân tốt quan trọng trongcông tác quản lý đối tượng BHXH Khi công nghệ thông tin được sử dụng làmcông cụ quản lý đối tượng tham gia BHXH thì các thủ tục hành chính được cảithiện, hiệu quả quản trị của tổ chức BHXH sẽ tốt hơn

Trang 8

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG THAM GIA

BHXH TẠI TỈNH HÀ TĨNH GIAI ĐOẠN 2016 – 2018

2.1 Khái quát về cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh

 Sơ lược quá trình hình thành, phát triển

BHXH tỉnh Hà Tĩnh được thành lập theo Quyết định số 14a QĐ/TC, ngày15/6/1995 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam trên cơ sở thống nhất tổ chứcBHXH của ngành Lao động- Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao độngtỉnh Hà Tĩnh BHXH tỉnh Hà Tĩnh chính thức đi vào hoạt động, đảm nhậnnhiệm vụ thực hiện chính sách BHXH từ ngày 01/8/1995 Ngày đầu mới thànhlập, BHXH tỉnh Hà Tĩnh có 4 phòng nghiệp vụ và 10 đơn vị BHXH cấp huyện;tổng số cán bộ, công chức, viên chức 83 người Thực hiện thu 7 tỷ đồng, chi34,3 tỷ đồng, quản lý 30.076 người tham gia BHXH, bình quân mỗi CCVC quản

lý 0,5 tỷ đồng thu chi

Đầu năm 2003, BHYT Hà Tĩnh được sáp nhập vào BHXH tỉnh theo Quyếtđịnh số 20/2002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, BHXH tỉnh tiếp nhận vàthực hiện thêm nhiệm vụ mới- thực hiện chế độ chính sách về bảo hiểm y tế và

có 8 phòng nghiệp vụ, 11 đơn vị BHXH cấp huyện; tổng số cán bộ, công chức,viên chức 156 người Thực hiện thu 98 tỷ đồng (tăng 14 lần so với năm 1995),chi 372 tỷ đồng (tăng 11 lần so với năm 1995), quản lý 151.021 người tham giaBHXH, BHYT, bình quân mỗi CCVC quản lý 3 tỷ đồng thu chi (tăng 6 lần sovới năm 1995)

Đến năm 2017, BHXH tỉnh có 326 người, với 11 phòng nghiệp vụ và 13 đơn

vị BHXH huyện, thành phố, thị xã trực thuộc Trong đó, 07 người có trình độThạc sỹ, chiếm 2%, trình độ đại học 278 người, chiếm 85%; cao đẳng, trung cấp

24 người, chiếm 7%, số còn lại là nhân viên lái xe, bảo vệ, tạp vụ Hầu hết cán

bộ chủ chốt có trình độ trung, cao cấp lý luận chính trị, quản lý nhà nước ngạchchuyên viên trở lên Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ viên chức của ngành

cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao Thực hiện thu 2.185 tỷ đồng(tăng 312 lần so với năm 1995; 22 lần so với năm 2003), chi 4.636 tỷ đồng (tăng

135 lần so với năm 1995; 12 lần so với năm 2003), quản lý 1.110.513 ngườitham gia BHXH, BHYT, bình quân mỗi CCVC quản lý 21 tỷ đồng thu chi (tăng

42 lần so với năm 1995; tăng 7 lần so với năm 2003)

Trang 9

 Chức năng, nhiệm vụ của cơ quan BHXH tỉnh Hà Tĩnh

 Chức năng:

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hà Tĩnh là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội ViệtNam đặt tại tỉnh Hà Tĩnh, có chức năng giúp Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hộiViệt Nam tổ chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ytế; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ:Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên ngànhviệc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn tỉnhtheo quy định của pháp luật và quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (sau đâygọi chung là theo quy định)

 Nhiệm vụ:

(1) Xây dựng, trình Tổng Giám đốc kế hoạch ngắn hạn và dài hạn về pháttriển bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế trên địa bàn vàchương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình saukhi được phê duyệt

(2) Tổ chức thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ,chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.(3) Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo quy định

(4) Tham gia vào quá trình lựa chọn nhà thầu cung cấp thuốc, vật tư y tế củacác cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn theo quy định

(5) Tham gia phối hợp với Sở Y tế và đơn vị liên quan, chỉ đạo các cơ sởkhám, chữa bệnh bảo hiểm y tế trên địa bàn xây dựng nhu cầu, đồng thời thẩmđịnh và tổng hợp nhu cầu về danh mục, số lượng thuốc; giám sát việc thực hiện

kế hoạch thuốc đảm bảo cung ứng đủ thuốc theo Danh mục thuốc đấu thầu tậptrung quốc gia đối với thuốc thuộc lĩnh vực bảo hiểm y tế do Bảo hiểm xã hộiViệt Nam thực hiện theo quy định

(6) Thực hiện kiểm tra, thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảohiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định

(7) Tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉđạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Thực hiện công tác cải cách thủtục hành chính, công tác pháp chế và công tác kiểm soát thủ tục hành chính Tổchức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVNISO 9001:2008 trong thực hiện nhiệm vụ

Trang 10

(8) Quản lý, lưu trữ hồ sơ tài liệu hành chính, nghiệp vụ và hồ sơ đối tượngtham gia, hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm ytế.

(9) Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảohiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định

(10) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ bảohiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho công chức, viên chứcthuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh

(11) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xãhội ở địa phương, các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thấtnghiệp, bảo hiểm y tế, để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiệncác chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.(12) Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích côngcộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảohiểm y tế trên địa bàn

(13) Đề xuất với Bảo hiểm xã hội Việt Nam kiến nghị việc xây dựng, sửađổi, bổ sung cơ chế, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảohiểm y tế; kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra,

xử lý các hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảohiểm y tế

(14) Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởngcác chế độ, thủ tục thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp,bảo hiểm y tế khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức côngđoàn yêu cầu; cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêucầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

(15) Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ởđịa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động trên địa bàn Phốihợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm,cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuếcủa doanh nghiệp hoặc tổ chức

(16) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra toàn diện Bảo hiểm xã hội huyện trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

(17) Quản lý công chức, viên chức, lao động hợp đồng thuộc Bảo hiểm xãhội tỉnh

Ngày đăng: 16/05/2021, 06:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w