1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sáng kiến kinh nghiệm ngữ văn 6 (kinh nghiệm dạy tốt văn miêu tả)

16 33 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 116 KB

Nội dung

Đây là sáng kiến kinh nghiệm môn Ngữ văn 6 đề tài kinh nghiệm dạy tốt kiểu bài văn miêu tả,. Sáng kiến được viết theo mẫu mới nhất của Bộ giáo dục. Sáng kiến hữu ích cho các thày cô dùng nộp công nhận các danh hiệu hoặc chắt lọc biện pháp giáo dục bộ môn hiệu quả để thi giáo viên giỏi các cấp.

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG LÀM VĂN MIÊU TẢ

CHO HỌC SINH KHỐI 6 A.ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Môn ngữ văn trong nhà trường là một bộ môn nghệ thuật sáng tạo ngôn

từ đầy giá trị Nó có vai trò to lớn trong việc bồi đắp nên tâm hồn, tình cảm cho học sinh, đúng như vai trò: “ xã hội- nhân văn” của nó

Nếu có người nói, giáo viên là những “ kĩ sư tâm hồn” thì điều đó đúng nhất với những thầy cô giáo dạy văn, vì văn học là một bộ môn dễ gây xúc động, vui buồn, tác động nhiều nhất đến thế giới nội tâm con người

Tuy nhiên, trong thời đại công nghệ thông tin và khoa học thì văn chương trở nên ít được quan tâm Trong những giờ văn, một số không nhỏ học sinh tỏ ra không thích học văn và yếu kém về năng lực cảm thụ văn chương Thậm chí, trong giờ viết tập làm văn, nhiều em đã cho “ra đời” những “sản phẩm dở khóc

dở cười”, khiến cho không chỉ dư luận bi quan mà chính nhiều thầy cô giáo dạy văn cũng cảm thấy chán nản

1 Cơ sở lý luận:

Đối tượng học sinh ở bậc trung học cơ sở (nói riêng) rất hồn nhiên trong sáng Giáo viên cùng toàn xã hội phải có trách nhiệm gieo trồng những hạt giống tốt để thu hoạch hoa thơm trái ngọt về cả tri thức và đạo đức Với môn Ngữ văn thì hạt giống tốt về kiến thức văn học không chỉ nằm trong nội dung từ mỗi bài học hay một khái niệm Tiếng Việt nào đó mà học sinh cần phải có được những kỹ năng để làm văn một cách thành thạo Mặt khác văn học từ lâu

đã là một bộ môn khoa học hay nhưng khó nắm bắt, đôi khi không thể chỉ “tiếp nhận” bằng lí trí mà còn bằng cả tâm hồn, sự rung động và cả trái tim nhạy cảm Điều đó gây ra tâm lý ngại học, ngại viết cho các em- khi các em chưa thực sự cảm nhận được ý nghĩa của văn chương Vậy đối với giáo viên giảng dạy bộ môn ngữ văn lớp 6 ngoài việc cung cấp nội dung bài dạy theo hướng dẫn của sách giáo khoa, sách giáo viên, cần phải quan tâm đến phương pháp rèn kỹ năng hành văn cho học sinh

2 Cơ sở thực tế:

Trang 2

Việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả trước hết rất thiết thực cho việc nâng cao chất lượng cho học sinh Đặc biệt việc rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh, theo tôi còn là việc tháo gỡ những vướng mắc, xoá đi mặc cảm ngại học văn của một số học sinh Từ đó xây dựng và phát triển tình yêu với môn văn học trong nhà trường cho học sinh Giúp các em có được tình yêu với những cảnh vật bình thường như: dòng sông, cánh đồng, mái trường, yêu những người thân, yêu bạn bè, thầy cô …rộng hơn là tình yêu quê hương đất nước trong tâm hồn các em

Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra một vài đóng góp về “phương pháp rèn kỹ năng làm văn miêu tả cho học sinh lớp 6” Thiết nghĩ, đây là một việc làm thiết thực nên làm để giúp các em có kĩ năng làm văn miêu tả một cách tốt nhất

B NỘI DUNG SÁNG KIẾN.

Gồm 3 phần:

I Nội dung I: Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình hướng dẫn học sinh

cách làm bài văn miêu tả

II Nội dung II: Những bài học kinh nghiệm thực tế và giải pháp có hiệu quả

trong việc hướng dẫn học sinh làm bài

III Nội dung 3: Đề xuất, kiến nghị.

Sau đây, tôi xin đi vào từng nội dung:

I NỘI DUNG I: NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH HƯỚNG DẪN HỌC SINH CÁCH LÀM BÀI VĂN MIÊU TẢ.

1 Thuận lợi:

- Luôn tham gia hội thảo, hội giảng cấp trường, cấp cụm trường, cấp huyện nên sớm có định hướng đúng về đổi mới kiểm tra đánh giá cũng như đổi mới phương pháp dạy học

- Đội ngũ giáo viên trong tổ phần lớn là những giáo viên giàu kinh nghiệm, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, rất nhiệt tình chỉ bảo đồng nghiệp nên tôi học tập được nhiều điều bổ ích trong quá trình giảng dạy, đặc biệt là về phương pháp lên lớp

Trang 3

- Được phân công giảng dạy đúng chuyên môn và nhiều năm dạy văn khối 6 nên nắm vững kiến thức chương trình

- Được giảng dạy trong ngôi trường có bề dày thành tích, đạt chuẩn quốc gia, là điều kiện thuận lợi đồng thời là động lực để tôi luôn cố gắng trong mọi công việc

- Học sinh phần lớn ngoan ngoãn, có ý thức học tập Trong lớp, có nhiều em yêu thích học văn và có khả năng cảm thụ văn học

- Kiểu bài miêu tả các em đã được làm quen từ bậc tiểu học, nên các em có thể hiểu và làm được một số đề quen thuộc

2 Khó khăn:

- Đối với học sinh lớp 6, là lớp nhỏ tuổi nhất của THCS, các em còn bị ảnh hưởng nhiều tâm lí trẻ con, ngay cả trong cách làm bài tập làm văn cũng bị ảnh hưởng nhiều bởi cách viết ở cấp tiểu học Chương trình ngữ văn lớp 6 so với chương trình tiểu học mà các em đã làm quen và có nhiều những khái niệm trừu tượng Riêng làm văn, đòi hỏi các em phải có cách viết già dặn hơn, sinh động hơn và đặc biệt trong văn miêu tả phải có hình ảnh sống động,thuyết phục lòng người Điều đó không thể đi từ lý thuyết sang thực hành ngay được, bởi tư duy của lứa tuổi các em học sinh lớp 6 còn là tư duy cụ thể, chưa tiếp nhận ngay được những kiến thức trừu tượng Cảm quan của các em còn thô sơ chưa có nhiều tính hình ảnh, sáng tạo nghệ thuật

- Cho nên việc sáng tạo một văn bản nghệ thuật đối với các em học sinh lớp 6 là việc làm vô cùng khó khăn Hơn nữa sự say mê đọc tư liệu văn học của các em hầu như không có bởi những thông tin hiện đại: hoạt hình, truyện tranh, đặc biệt

là những dịch vụ In-tơ-nét…thu hút sự chú ý của các em Điều đó đương nhiên làm nghèo nàn vốn ngôn từ nghệ thuật quý giá của văn học trong mỗi học sinh

- Bên cạnh những học sinh ngoan ngoãn, có ý thức học tập vẫn còn một số em mải chơi, chưa xác định được vai trò của việc học văn và viết văn trong cuộc sống

Những điều đó gây khó khăn không nhỏ cho việc giáo viên hướng dẫn các

em làm văn- đặc biệt là văn miêu tả- một kiểu bài rất cần sự sáng tạo ở học sinh

Trang 4

II NỘI DUNG II: NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM THỰC TẾ VÀ GIẢI PHÁP CÓ HIỆU QUẢ TRONG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI

* Những bài học kinh nghiệm thực tế:

Trong kiểu bài văn miêu tả, học sinh được học 3 kiểu bài cơ bản:

- Kiểu bài tả cảnh

- Kiểu bài tả người

- Kiểu bài miêu tả sáng tạo

Để giúp học sinh có kỹ năng thành thạo khi viết văn miêu tả, theo tôi, giáo viên giảng dạy môn Ngữ văn 6 sẽ phải thật linh hoạt trong việc rèn kỹ năng cho học sinh

1/ Các bước tiến hành khi viết văn miêu tả.

1.1 Đối với bài văn tả cảnh:

a.Trước nhất giáo viên cần giúp học sinh biết cách xác định đúng yêu cầu của đề bài để xây dựng hướng làm bài.

* Ví dụ:

1/ Đề bài: “Em hãy miêu tả quê hương em vào một buổi chiều nắng đẹp”

Giáo viên cho học sinh thấy: Trên đây là một đề bài dạng miêu tả cảnh tổng hợp Vậy thế nào là cảnh tổng hợp? - Giáo viên chỉ rõ cho học sinh thấy: xác định cảnh tổng hợp nhờ những từ ngữ nào

Ví dụ: Đề yêu cầu tả cảnh tổng hợp thường chứa những từ ngữ như: “một miền quê, quê hương em, cảnh vùng quê, hoặc cảnh nơi em ở ” cảnh tổng hợp là như thế nào?- là cảnh gồm nhiều cảnh nhỏ, cảnh lẻ Những cảnh nhỏ, của quê hương hay miền quê thường là cánh đồng, dòng sông, con đường làng, cây đa giếng nước sân đình, khu vườn nhà Sau đó giúp học sinh hình dung được cụ thể về cảnh miêu tả ở thời gian nào (mùa nào), ở không gian nào

Việc xác định được đúng yêu cầu của đề như ở ví dụ trên sẽ giúp các em rất nhiều trong việc định hình được đối tượng miêu tả

b Lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu.

Trang 5

Cần lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, đặc sắc cho mỗi nội dung miêu tả.

Ví dụ: Cũng với đề trên, tôi hướng dẫn các em cách lựa chọn các chi tiết tiêu biểu:

- Cảnh làng quê với những hình ảnh quen thuộc với mỗi con người: con đê, dòng sông, cánh đồng, cổng làng, cây cối, con người( chú ý: cảnh vào buổi chiều nắng đẹp- cần chú ý thêm những chi tiết: bầu trời, nắng, gió, đám mây, tiếng chim )

c Hướng dẫn cách tìm ý cho bài văn tả cảnh.

Khi học sinh đã xác định đúng yêu cầu của đề, xác định chính xác đối tượng miêu tả nhưng chắc chắn chưa thể định hình được hướng đi cho bài viết Để giúp học sinh định hình được hướng đi của bài viết văn miêu tả cảnh tôi đã hướng dẫn học sinh bước tìm ý cho bài văn tả cảnh :

- Nhất nhất phải theo một trình tự: Tìm ý bao quát không gian của cảnh chung

sẽ tả, sau đó cụ thể sẽ có những cảnh nào? Cảnh như thế nào?

- Bao quát không gian cảnh rất quan trọng trong việc định hình tâm thế cũng như nhãn thế cho người thưởng thức bức tranh cảnh bằng ngôn từ Vậy học sinh cần phải nắm được cách viết phần bao quát không gian cảnh như thế nào ? Thực

tế tôi thấy học sinh thường chỉ viết được một, hai câu cho phần tả bao quát Nên

dù không phải lĩnh vực tự nhiên, nhưng tôi đã đưa ra theo ý như một công thức

rễ nhớ cho học sinh :

+ Để tả bao quát cảnh, trước hết phải có câu xác định vị trí miêu tả khái quát Thường là một vị trí cao hơn, xa cảnh trung tâm để có thể chụp được toàn cảnh miêu tả vào nhãn quan của người quan sát một cách tương đối trọn vẹn

+ Sau câu văn giúp người đọc biết được vị trí của người quan sát là những lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật về cảnh chung đó

Cũng không quên lưu ý với học sinh rằng : Lời văn nhận xét, đánh giá khái quát đầy nghệ thuật là những lời văn sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sao cho cảnh tả nổi lên sống động, tự nhiên, hồn hậu, trong sáng sát hợp với yêu cầu của đề

* Một vài ví dụ cụ thể:

Trang 6

Ví dụ: Tả cảnh quê hương em vào một buổi sáng mùa thu:

“Đứng trên đầu đê, ngắm nhìn toàn cảnh làng quê, tôi như đang đắm mình trong sắc thu vàng của trốn quê hương thanh bình, trù phú ”- tả bao quát

Học sinh phần lớn thường sa vào kiểu gặp đâu nói đó và không hề xác định được rằng mình đang tả cảnh có mục đích làm nổi lên diện mạo như thế nào, có làm bật lên được tư tưởng chủ đề mà mình đã xác định được ở đầu bài yêu cầu không Để khắc phục được tình trạng này tôi cho học sinh luyện kỹ năng xác định, lựa chọn những đặc điểm tiêu biểu của cảnh sẽ tả

Ví dụ: Cảnh khu vườn vào buổi sáng mùa thu thì có những đặc điểm gì nổi bật? Đầu tiên giáo viên cho học sinh xác định chủ đề của cảnh sẽ dựng là một cảnh khu vườn tươi tốt, đầy hoa thơm trái ngọt, rất thanh bình, dân dã mà mang được

vẻ trù phú của chốn quê hương yêu dấu, đặc biệt cảnh phải mang được dáng dấp của thời gian, không gian mà đề quy định ( có đặc trưng của mùa thu) Sau đó giáo viên hướng cho học sinh tái hiện từng hình ảnh của khu vườn theo trí tưởng tượng nhưng phải sát với hiện thực

Với cách làm như trên tôi đã cho học sinh luyện tập tìm đặc điểm cho nhiều cảnh khác nhau với những thời gian, không gian đa dạng.Các em được luyện tập dưới hình thức: “thi nhau tìm đặc điểm”, giáo viên hệ thống và giúp các em chọn lựa những đặc điểm tiêu biểu nhất trong mỗi cảnh Như thế sẽ tạo được hứng thú của học sinh với cảnh sẽ tả

1.2 Văn tả người.

a Xác định đối tượng miêu tả:( thầy giáo, bạn bè, người thân )

- Việc xác định đối tượng miêu tả rất quan trọng Nó giúp cho các em định hướng được nội dung và phương pháp khi làm bài

- Với mỗi đề văn tả người, cần tìm hiểu: đề yêu cầu tả chân dung hay tả người trong tư thế làm việc?

+ Tả chân dung: cần chú ý đến ngoại hình( bài viết sử dụng nhiều tính từ chỉ đặc điểm)

+ Tả người gắn với công việc( bài viết sử dụng nhiều động từ gắn với hoạt động)

Trang 7

Trong khi hướng dẫn cá em cách làm một bài văn tả người trên lớp, giáo viên có thể cung cấp tư liệu tả người cho học sinh bằng nhiều cách như: cho các em quan sát tranh vẽ, vẽ chân dung, vẽ hoạt động của nhân vật hoặc nghe, đọc một

số đoạn văn miêu tả nhân vật, hoặc xem một đoạn băng hình về nhân vật trong phim nào đó Sự quan sát trực quan có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng làm bài văn tả người của học sinh, sẽ giúp học sinh hào hứng và tự nhiên, chân thực khi làm bài

Để các em phát huy tối đa tính sáng tạo trong khi làm bài, khi ra đề tả người, tôi luôn quan tâm đến việc mở rộng đối tượng tả có trong vốn sống của học sinh bằng cách ra những đề mở

Ví dụ: “Em hãy tả về một người thân yêu nhất trong gia đình mình”

Hoặc: “Trong những ngày tháng qua, ai đã để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong em? Hãy tả lại người đó?”

Các em có thể tự do lựa chọn người mà mình muốn tả: có thể là ông , bà, bố, mẹ

(đề 1), có thể là một người bất kì đã để lại ấn tượng sâu đậm trong em( đề 2) Sự lựa chọn này có ý nghĩa giúp người viết tả và bày tỏ cảm xúc một cách tích cực, chân thành

b Lựa chọn những chi tiết, hình ảnh tiêu biểu khi làm bài:

Việc lựa chọn những chi tiết, hình ảnh rất cần thiết trong khi làm bài, bởi với mỗi đối tượng cần miêu tả với những đặc điểm khác nhau

Ví dụ:

Tả chân dụng:

* Miêu tả một cụ già phải chú ý miêu tả những đặc điểm:

- Làn da: nhăn nheo, đồi mồi

- ánh mắt: mờ đục, không còn được tinh nhanh như trước

- Đôi bàn tay: nhiều gân nổi lên

- Mái tóc: nhiều sợi bạc

Trang 8

* Trong khi miêu tả một em bé đang tuổi tập nói, tập đi thì cần lựa chọn những chi tiết gần như là đối lập:

- Làn da căng mọng, đỏ hồng, mịn màng

- Đôi mắt: tròn xoe, đen lay láy

- Đôi bàn tay: nhỏ nhắn, mũm mĩm

- Miệng cười chúm chím, lúc nào cũng bi bô tập nói

- Đôi chân chập chững tập đi, lúc lúc lại bị ngã

Tả người gắn với công việc:

Ví dụ:

* Đề: tả một bác nông dân đang cày ruộng

Cần lựa chọn những chi tiết gắn với công việc của bác nông dân

- Đôi tay bác cứng cáp điều khiển lưỡi cày một cách khéo léo

- Thỉnh thoảng bác lại quất roi vào lưng trâu, miệng quát to: “Họ! Họ!”

- Mặt bác nhễ nhại mồ hôi nhưng bác vẫn hăng say cày ruộng

* Đề: tả một chú công nhân đang xây nhà:

- Chú công nhân đội chiếc mũ nhựa màu vàng và mặc bộ quần áo bảo hộ lao động màu tím than

- Chú dùng dao xây xúc một ít vữa phủ đều lên hàng gạch trên cùng của bức tường

- Tay trái cuả chú nhặt một viên gạch đặt ngay ngắn lên chỗ vữa mới rải

- Một tay giữ viên gạch, một tay dùng dao gõ nhẹ vào nó

c Lập dàn ý cho bài văn tả người:

Đây là một khâu quan trọng, nó giúp cho các em không bị sót ý khi làm bài, đồng thời, giúp cho bài văn được trình bày đúng trình tự

Cũng như bất kì một bài văn miêu tả nào, dàn ý cho bài văn tả người gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài

Trong đó:

Trang 9

- Mở bài: giới thiệu người định tả

- Thân bài: miêu tả chi tiết( ngoại hình, cử chỉ, hành động, lời nói )

- Kết bài: thường nhận xét hoặc nêu cảm nghĩ của người viết về người được tả

1.3 Văn miêu tả sáng tạo:

Có ý kiến cho rằng: tả sáng tạo là tự do cho học sinh tả theo cách nghĩ của các

em Nhưng để không xảy ra việc: có những bài văn tả sáng tạo đọc lên chúng ta thấy buồn cười không phải vì sự hồn nhiên, đáng yêu của học sinh mà là sự ngu ngơ, ấu trĩ của các em

Điều đáng trách trước hết là do việc giảng dạy chưa thẩm thấu mục tiêu cần đạt,

là do cách thức ra đề của thầy cô giáo Bởi lẽ, xét đến cùng, yêu cầu của một bài văn miêu tả cũng chính là làm cho học sinh được bày tỏ nhận thức, tình cảm của mình với sự vật, con người trong đời sống thực tại Bài văn dù tưởng tượng tự

do, nhưng sự tưởng tượng ấy cũng phải có ý nghĩa, vươn đến những ước mơ, khát vọng tốt đẹp

Cho nên, trước khi yêu cầu các em viết môt bài văn tưởng tượng, tôi luôn chú trọng đến việc hướng dẫn, đưa ra yêu cầu cụ thể đối với các em

Trong sách giáo khoa có đưa ra 4 đề tham khảo về văn miêu tả sáng tạo

Đề 1: Em hãy tả quang cảnh một phiên chợ theo tưởng tượng của em

Đề 2: Từ bài văn “ Lao xao” của Duy Khán, em hãy tả lại khu vườn trong một buổi sáng đẹp trời

Đề 3: Em đã từng gặp ông tiên trong những truyện cổ dân gian, hãy miêu tả lại hình ảnh ông tiên theo trí tưởng tượng của mình

Đề 4: Hãy tả một nhân vật có ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát,

đã đọc trong sách hoặc nghe kể lại

Trong đó, đề 2,3 là có gợi ý cụ thể và định hướng khá tốt Đề 1 và 4 cần phải được bổ sung thêm dữ kiện mới có thể đáp ứng yêu cầu sáng tạo mà tránh được sai sót học sinh có thể mắc phải

Ví dụ:

Trang 10

- ở đề 1, học sinh ở thành phố(hoặc có thể ở một số vùng nông thôn) có thể không được chứng kiến cảnh phiên chợ, vì việc tưởng tượng với các em là vô cùng khó khăn Học sinh khó có thể tả đúng, tả hay và vì thế bài văn cũng khó

có thể đạt được ý nghĩa giáo dục như yêu cầu cần có của môt bài văn

- ở đề 4: yêu cầu tả người có hoạt động, ngoại hình khác thường mà em đã có dịp quan sát trong cuộc sống.Thiết nghĩ, nếu chỉ ra “ chung chung” như vậy, học sinh rất khó xác định được đối tượng khi làm bài, kéo theo, các em khó lựa chọn các chi tiết miêu tả Theo tôi, nên thêm dữ liệu tả người có hoạt động , ngoại hình không bình thường trong tình huống cụ thể nào đó( thí dụ là nhân vật trong truyện dân gian, truyền thuyết, những người tàn tật mà em đã có dịp chứng kiến hoặc nghe kể) để đảm bảo ý nghĩa giáo dục của bài văn

2 Rèn kỹ năng diễn đạt cho học sinh trong khi viết văn miêu tả.

Xác định đúng đề, tìm được đặc điểm tiêu biểu của đối tượng cần miêu tả đã

là một bước quan trọng song chưa phải đã thành công Miêu tả cảnh hay người

là dựng lại được bức tranh về cảnh( hoặc người) một cách sống động, chân thực, nghệ thuật Vậy những đặc điểm vừa tìm được ở trên sẽ diễn đạt như thế nào là một việc làm mà cả thầy và trò đều phải quan tâm

Thực tế là qua chấm bài văn miêu tả của học sinh tôi thấy một điều thật đáng buồn là vốn ngôn từ của các em rất nghèo nàn, diễn đạt lủng củng, thường xảy

ra hiện tượng bí từ, dùng sai nghĩa từ, lặp từ, lặp ý như vậy để làm bài văn của học sinh diễn đạt trong sáng có sức hấp dẫn chúng tôi nghĩ rằng không có cách nào khác ngoài việc trau rồi ngôn từ nghệ thuật cho mỗi học sinh Để học sinh tự giác làm điều này là một việc làm rất khó, mà nên để học sinh tự làm sau khi giáo viên đã tạo được trong lòng học sinh sự yêu thích ngôn từ nghệ thuật Dựa vào tâm lý lứa tuổi, tôi luôn quan tâm đến việc gieo luồng yêu thích văn học qua việc cung cấp và phân tích một số tư liệu chọn lọc kỹ càng trích trong các tác phẩm của các nhà văn

Ví dụ: đoạn trích miêu tả cảnh trong vườn dưới nắng chiều sau đây:

“ Chiều buông, ánh mặt trời trở nên vàng sậm hơn ánh chiều vàng trải lên cành lá, mái nhà một màu vàng ong mon đẹp lạ vườn cây nhà tôi cũng vậy Giàn bầu mậm xanh tươi, lá non màu xanh nhạt, lá già thì xanh thẫm ánh nắng chiều chiếu xuống giàn bầu, bí, cái cốt lá xanh ngắt loc qua một lượthắt một màu xanh

Ngày đăng: 14/05/2021, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w