Phát triển chính sách Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty Thương Mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội
Trang 1Trường đại học thương mại Khoa thương mại quốc tế
Giáo viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Văn Luyền
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thành Trung
Hà Nội - 2008
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế, hội nhập kinh tế thế giới đã mở ra cho tất cả các nước trên thế giới cơ hội và phát triển mạnh mẽ với các lợi thế kinh tế sẵn có của mình Tuy nhiên nó cũng đem lại những thách thức không nhỏ đối với các quốc gia và các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế trong mỗi quốc gia Trong bối cảnh đó, nếu chúng ta hội nhập thành công với nền kinh tế thế giới chúng ta sẽ có thể phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, ngược lại chúng ta sẽ bị tụt hậu Để hội nhập kinh tế quốc tế thành không cần có những biện pháp đồng bộ từ nhà nước đến các doanh nghiệp
Về phía nhà nước, nắm bắt được xu thế hội nhập Đảng và Nhà nước đã chủ trương mở rộng và phát triển hoạt động kinh tế đối ngoại, chúng ta đã là thàng viên tích cực của hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), hội nghị thượng đỉnh Á-Âu(ASEM), diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC), và đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới(WTO),trong mỗi tổ chức nà chúng ta tham gia Việt Nam đều được đánh giá là thành viên tích cực với nhiều đóng góp có giá trị nhờ đó mà vị thế của Việt Nam ngày càng trở nên quan trọng trong mắt bạn bè quốc tế
Về phía các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu việc hiểu biết sâu rộng về hoạt động Marketing hàng hóa phục vụ kinh doanh xuất nhập rất cần thiết Những hiểu biết về sản phẩm, thị trường giúp doanh nghiệp có thể phát triển thành công các chính sách Marketing sản phẩm của mình với mục đích thu được lợi nhuận cao nhất
Công ty Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội (Servico Hà Nội) là một công ty có bề dày kinh nghiệm trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu Trong những năm gần đây công ty đã và đang có những biến chuyển mạnh mẽ cho phù hợp với điều kiện kinh doanh mới Tuy nhiên ban lãnh đạo công ty đang đứng trước lo ngại về ưu thế thị trường xuất khẩu mặt hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất có thể bị giảm sút trong vài năm tới Qua thời gian thực tập tại công ty, xuất phát từ thực tiễn trên tại
công ty, em đã chọn đề tài:” Phát triển chính sách Marketing sản phẩm nguyên
liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty Thương Mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội”
Trang 3Mục đích nghiên cứu: hệ thống hóa lý luận về chính sách Marketing sản phẩm
nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty.Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng, xác định những ưu nhược điểm, những khó khăn, thuận lợi gặp phải trong thực tiễn kinh doanh của công ty,căn cứ vào nguồn lực thực tế của công ty đưa ra một số đề xuất nhằm phát phát triển chính sách Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu
Giới hạn nghiên cứu: Trong giới hạn bài luận văn, em chỉ tập trung nghiên cứu vấn đề Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu, và các biện pháp để phát triển hoạt động này tại Công ty tại các thị trường như Tây Á, Ai Cập… với các số liệu về tình hình sản xuất kinh doanh những năm gần đây
Phương pháp nghiên cứu: Dựa vào những lý luận của Marketing nói chung và Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu, dựa vào thực trạng Marketing sản phẩm này tại công ty, dựa vào quan điểm đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, thông qua tìm hiểu thực tế kết hợp với phương pháp so sánh, phân tích thống kê, tổng hợp, phương pháp duy vật biện chứng, diễn giải từ khái quát đến cụ thể, đặt vấn đế một cách logic, hợp lí có khoa học
Kết cấu luận văn gồm ba chương:
Chương I Một số cơ sở lý luận cơ bản về chính sách Marketing sản phẩm của công ty kinh doanh quốc tế
Chương II Thực trạng triển khai chính sách Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của Công Ty Thương mại Dịch vụ tổng hợp Hà Nội
Chương III Một số đề xuất phát triển chính sách Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu của công ty Thương mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội
Trang 4
CHƯƠNG I: MỘT SỐ CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN CHÍNH SÁCH MARKETING SẢN PHẨM NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ KINH DOANH XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY KINH DOANH QUỐC TẾ
1.1 Cơ sở lý thuyết của sản phẩm và sản phẩm xuất khẩu theo quan điểm Marketing hiện đại
1.1.1 Khái niệm và cấu trúc phổ mặt hàng xuất khẩu
Sản phẩm xuất khẩu là một phối thức sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn xác định và chuẩn bị để bán ở các cơ sở doanh nghiệp thương mại đối với thị trường nước ngoài mục tiêu và cho những tập khách hàng nước ngoài xác định
- Phối thức sản phẩm hỗn hợp: Đó là một tổ hợp hữu cơ gồm ba lớp thuộc tính hỗn hợp của một sản phẩm Marketing, sản phẩm cốt lõi, sản phẩm hiện hữu, sản phẩm gia tăng:
+ Bản chất của sản phẩm cốt lõi là lợi ích công năng khi khách hàng mua hay người tiêu dùng thỏa mãn nhu cầu của mình
+ Sản phẩm hiện hữu là những thuộc tính mà người mua cảm nhận được phân biệt giữa hai phối thức có cùng một sản phẩm cốt lõi trong quá trình thương thảo đi đến quyết định mua
+ Sản phẩm gia tăng là những dịch vụ hoặc lợi ích bổ xung được nhà hoạch định hoặc nhà quản trị Marketing chào hàng thêm nhằm kích thích quyết định mua
Phổ mặt hàng xuất khẩu được hiểu là tập hợp có lựa chọn và phân phối mục tiêu các nhóm, loại, nhãn hiệu mặt hàng và được ghi vào tổng doanh thu hàng hóa mà một công ty, một cơ sở doanh nghiệp thương mại chào hàng và chuẩn bị sẵn sàng để bán cho tập khách hàng trọng điểm ( khách hàng quốc tế ) trên một khu vực thị trường mục tiêu (thị trường quốc tế ) xác định.Cấu trúc phổ mặt hàng xuất khẩu của một công ty thương mại được xác định bởi 4 thông số:
Trang 5- Chiều rộng phổ mặt hàng xuất khẩu: biểu thị số lượng các nhóm mặt hàng khác nhau của công ty kinh doanh để thỏa mãn những loại nhu cầu khác nhau
- Chiều sâu phổ mặt hàng: được phân định bằng tổng số các loại phương án mặt hàng cùng thỏa mãn một nhu cầu như nhau nhưng khác nhau về pha trộn phối thức sản phẩm và mức giá
- Chiều dài của phổ mặt hàng: được xác định bằng tổng số tên mặt hàng trong từng danh mục mặt hàng kinh doanh của công ty
- Độ bền tương hợp của phổ mặt hàng: biểu thị độ liên quan chặt chẽ và mức tương quan tỉ lệ liên kết giữa các nhóm hàng khác nhau hoặc trong tiêu dùng cuối cùng hoặc trong những yêu cầu của sản xuất, trong các kênh phân phối Các nhóm sản phẩm có độ bền tương hợp càng kém nếu chúng thực hiện những chức năng khác nhau đối với kế hoạch
1.1.2 Các lý thuyết sản phẩm xuất khẩu cơ bản:
1.2.2.1 Lý thuyết về sản phẩm xuất khẩu và chu kỳ sống của nó
- Lý thuyết sản phẩm xuất khẩu
Các quyết định chính sách sản phẩm có tầm quan trọng cơ bản và xứng đáng nhận được sự lưu tâm cao nhất của các thành viên trong ban quản trị doanh nghiệp Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình doanh nghiệp cần phải quan tâm đến các chính sách tổ chức sản phẩm của mình như thế nào để tung vào thị trường quốc tế, xoay quanh vấn đề duy trì, cải tiến hoặc thải loại sản phẩm hiện có và phát triển sản phẩm mới Có hai phương pháp chủ yếu phát triển chính sách sản phẩm đó là chính sách địa phương hóa và thích ứng hóa
+ Chính sách địa phương hóa: đòi hỏi tùy biến chương trình sản phẩm theo khách hàng ở các thị trường khác nhau và các sản phẩm được thiết kế để thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng địa phương và các nhân tố môi trường
+ Chính sách thích ứng hóa: bao gồm sự phù hợp hóa cao chương trình sản phẩm cơ bản với các thị trường khác nhau để chúng tương đồng với các nhu cầu người tiêu dùng và các môi trường thị trường đa dạng
Trang 6Lý thuyết sản phẩm xuất khẩu giúp doanh nghiệp khi kinh doanh vào thị trường quốc tế hiểu được mình nên có chính sách tổ chức sản phẩm như thế nào cho phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng trong từng thị trường đó
- Học thuyết chu kỳ sống của sản phẩm xuất khẩu:
Học thuyết cho rằng: khi một sản phẩm chuyển dịch theo chu kỳ sống của nó, các yêu cầu nhân tố đầu vào sẽ thay đổi và vị trí của các trung tâm sản xuất có lợi thế tương đối sẽ thay đổi Ta có chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế như sau :
+ Giai đoạn sản phẩm mới: hầu hết các sản phẩm mới được phát triển và sản xuất đầu tiên ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển Trong giai đoạn này tiêu dùng địa phương cấu thành phân đoạn nhu cầu quan trọng nhất Toàn bộ nhu cầu bị giới hạn và được đặc trưng bởi sự không co giãn theo giá, thiết kế sản xuất hàng hóa vẫn ở trong giai đoạn thử nghiệm nên các trung tâm sản xuất, nghiên cứu và phát triển luôn được kết hợp chặt chẽ và thường xuyên Các nhu cầu về sản phẩm mới ở nước ngoài còn hạn chế và được đáp ứng thông qua hàng xuất khẩu từ các quốc gia có sản phẩm mới
+ Giai đoạn chín muồi: đầu ra và nhu cầu tăng lên nhanh chóng trong giai đoạn này, đặc biệt là các thị trường quốc ngoại tiên tiến khác Sản phẩm trở nên đồng dạng hơn, phương pháp sản suất được chuẩn hóa và cạnh tranh về giá cả trở nên đều đặn hơn Do đó, sản xuất ở nước ngoài trở nên hấp dẫn hơn đặc biệt là đối với nền kinh tế công nghiệp nơi mà chi phí sản xuất mang tính cạnh tranh cao và các chi phí vận chuyển hoặc biện pháp bảo hộ được sử dụng nhằm hạn chế nhập khẩu Xuất khẩu ở các nước phát triển được duy trì ở mức cao trong nửa đầu giai đoạn này Tuy nhiên, khi chi phí trên một đơn vị sản phẩm cùng loại tại các quốc gia nhập khẩu giảm Khi đó các nước phát triển và sản xuất sản phẩm sẽ mất dần lợi thế về công nghệ và trở thành nhà nhập khẩu như vậy bắt đầu có sự thay đổi về dòng thương mại
+ Giai đoạn tiêu chuẩn hóa: sản phẩm và công nghệ được tiêu chuẩn hóa, Sự cạnh tranh diễn ra khốc liệt và rõ nét nhất là về giá cả Tại giai đoạn này, sản
Trang 7xuất giảm mạnh tại các nước phát triển và đồng thời giảm nhanh chóng tại các quốc gia công nghiệp khác Sản xuất hàng hóa tập trung ngày càng nhiều tại các quốc gia mới công nghiệp hóa nơi có giá các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất rẻ
Hiểu được học thuyết về chu kỳ sống của sản phẩm xuất khẩu doanh nghiệp sẽ đưa ra được các quyết định phát triển chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu đúng đắn
1.1.2.2 Lý thuyết về sức cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu
Cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thị trường, với nguyên tắc ai hoàn thiện hơn, thỏa mãn nhu cầu tốt hơn và hiệu quả hơn người đó sẽ thắng Để giành được chiến thắng, công ty phải luôn biết tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm của mình Có nhiều yếu tố tạo ra sức canh tranh cho sản phẩm như: giá cả, chất lượng, điều khoản giao dịch, sự đầy đủ của sản phẩm, nhãn hiệu,bao gói, uy tín của công ty trên thị trường
Trong cạnh tranh quốc tế, sức cạnh tranh của sản phẩm có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong sự phát triển thị trường của chính sản phẩm đó Các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu cần biết nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm để đạt kết quả cao trong kinh doanh
1.1.2.3 Lý thuyết về nhãn hiệu sản phẩm quốc tế
Một vấn đề khá quan trọng mà các nhà quản trị nhãn hiệu luôn phải quyết định đó là nên hay không nên triển khai các nhãn hiệu quốc tế Các lợi ích của nhãn hiệu quốc tế trước tiên là xúc tiến, đặc biệt là thông điệp quảng cáo có thể xuyên biên giới và không làm cho người tiêu dùng nhầm lẫn Người tiêu dùng cảm nhận nhãn hiệu hàng hóa như một phần không thể thiếu của sản phẩm, nhãn hiệu giúp người tiêu dùng xác định được nhà sản xuất, nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.Vì vậy việc đặt nhãn hiệu và chọn nhãn hiệu là một mặt quan trọng trong quản trị Marketing bán hàng
- Nhãn hiệu là một tên gọi, thuật ngữ dấu hiệu, biểu tượng mẫu vẽ hay tổng hợp những cái nêu trên nhằm chỉ định những hàng hóa hay dịch vụ của
Trang 8một hay một nhóm người bán và để phân biệt với hàng hóa của đối thủ cạnh tranh
-Tên nhãn hiệu là phần đọc được trên nhãn hiệu
-Nhãn hiệu thương mại là một nhãn hiệu hoặc một phần của nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ Nhãn hiệu được bảo vệ độc quyền riêng của người bán trong việc sử dụng tên hiệu hay dấu hiệu trên thị trường
- Một nhãn hiệu được đem sử dụng trên thị trường quốc tế cần có một cái tên quốc tế chấp nhận được Nó phải dễ phân biệt và phù hợp với văn hóa, luật pháp của địa phương Ngôn ngữ sử dụng phải được lựa chọn sao cho có thể phát âm dễ dàng và không bao hàm các các ý nghĩa không mong muốn ở các nước mà nó được sử dụng
Triển khai các nhãn hiệu quốc tế đồng dạng thường được ưu tiên cao nhất ở các công ty quốc tế phát triển trương trình Marketing toàn cầu, nó sẽ giúp cho công ty có thể đạt được lợi thế kinh tế theo quy mô trên toàn cầu và giao tiếp với người tiêu dùng cuối cùng
1.1.2.4 Lý thuyết về quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Quản lý chất lượng về cơ bản là những hoạt động được sử dụng nhằm đạt được và duy trì chất lượng của một sản phẩm Quy trình quản lý chất luợng bao gồm việc theo dõi , tìm hiểu và loại trừ các nguyên nhân gây ra những trục trặc về chất lượng để các yêu cầu về chất lượng luôn được đáp ứng
Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khâu thiết kế và xây dựng phương án kinh doanh- quản lý chất lượng sản phẩm được tiến hành ở tất cả các khâu trong quá trình hình thành chất lượng sản phẩm
Đối với các công ty kinh doanh trên thị trường quốc tế việc quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu khá quan trọng Các sản phẩm xuất khẩu phải có chất lượng phù hợp với tập quán thị hiếu của người tiêu dùng từng thị trường nước ngoài Hơn nữa các sản phẩm lựa chọn để xuất khẩu phải được sản xuất theo một tiêu chuẩn nhất định tại các quốc gia nhập khẩu
Trang 91.2 Nội dung phát triển chính sách Marketing sản phẩm của các công ty kinh doanh quốc tế
1.2.1 Khái niệm chính sách Marketing sản phẩm
Theo Bách Khoa Toàn Thư Việt Nam: chính sách là những chuẩn tắc cụ thể để thực hiện đường lối nhiệm vụ, được thực hiện trong một thời gian nhất định trên một lĩnh vực cụ thể nào đó Bản chất, nội dung và phương hướng của chính sách thường tùy thuộc vào đường lối, nhiệm vụ chình trị, kinh tế, văn hóa xã hội…Muốn định ra chính sách đúng phải căn cứ vào tình hình thực tiễn trong từng lĩnh vực, từng giai đoạn, phải vừa giữ vững mục tiêu phương hướng được xác định trong đường lối nhiệm vụ chung, vừa linh hoạt vận dụng vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể
Như vậy Chính Sách Marketing sản phẩm là những chuẩn tắc cụ thể của một doanh nghiệp nhằm thực hiện việc kinh doanh một loại sản phẩm cụ thể của mình trên thị trường quốc tế trong một thời gian nhất định với nguồn lực hiện có của mình
Phát triển chính sách Marketing sản phẩm là hoạt động của doanh nghiệp từ những sản phẩm và thị trường hiện có, căn cứ vào tình hình thực tiễn kinh doanh đưa ra những chuẩn tắc, bước đi cụ thể nhằm hoàn thiện hơn nữa chính sách Marketing sản phẩm của mình, tạo ra sức cạnh tranh cho sản phẩm và lợi ích cho doanh nghiệp
1.2.2 Nội dung phát triển chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu của các công ty kinh doanh quốc tế
1.2.2.1 Nghiên cứu và phân tích quá trình Marketing sản phẩm xuất khẩu
Nghiên cứu và phân tích Marketing sản phẩm xuất khẩu của các công ty thương mại là một quá trình hoạch định, thu thập, phân tích và thông đạt một cách có hệ thống, chính xác các dữ liệu thông tin và những phát hiện nhằm tạo cơ sở cho công ty thích ứng đối với các tình thế Marketing xác định
* Nội dung nghiên cứu và phân tích quá trình Marketing sản phẩm quốc tế - Nghiên cứu môi trường:
Trang 10+ Yếu tố chính trị: các quyết định về chiến lược sản phẩm chịu tác động mạnh mạnh mẽ của những biến chuyển trong mội trường chính trị Môi trường này tạo ra các chính sách, luật lệ có ảnh hưởng đến mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội
+ Yếu tố pháp luật: luật pháp đóng một vai trò quan trọng trong thực tiễn kinh doanh quốc tế, ảnh hưởng lớn đến những quyết định về chiến lược sản phẩm xuất khẩu Một số hiệp định và thỏa thuận được một loạt các quốc gia tuân thủ có ảnh hưởng sâu rộng tới các quyết định kinh doanh của công ty + Yếu tố kinh tế: công ty kinh doanh quốc tế luôn phải xác định sức mua và người mua tai các thị trường khác nhau khi tung ra các sản phẩm của mình Có ba đặc tính kinh tế phản ánh sự hấp dẫn của đất nước xét như một thị trường cho doanh nghiệp nước ngoài: nền công nghiệp nước đó định hình các chuẩn đoán yêu cầu về sản phẩm; dịch vụ, mức lợi nhuận, mức độ sử dụng nhân lực; kết cấu thu nhập, động thái của nền kinh tế
+ Yếu tố văn hóa xã hội: mỗi quốc gia đều có tập tục riêng hình thành nên truyền thống văn hóa, và tập tục này có ảnh hưởng không nhỏ đến tập tính tiêu dùng của khách hàng nước đó Nghiên cứu văn hóa kỹ càng trước khi tung sản phẩm vào thị trường nước ngoài giúp giảm thiểu rủi ro do những rào cản về ngôn ngữ, thói quen, tập tục mang lại
- Nghiên cứu thị trường:
+ Nghiên cứu khái quát thị trường là nghiên cứu thăm dò và xâm nhập thị trường của công ty nhằm mục tiêu nhận biết và đánh giá khái quát khả năng xâm nhập và tiềm năng của thị trường để định hướng quyết định thị trường tiềm năng và chiến lược kinh doanh của công ty
+ Nghiên cứu chi tiết thị trường: Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ: xác định các thông số khái quát và phân loại kết cấu khách hàng tiềm năng theo các chỉ tiêu kinh tế xã hôi, nghiên cứu các tập tính thực hiện của khách hàng, nghiên cứu các tập tính tinh thần của khách hàng, nghiên cứu tâm lý tập
Trang 11khách hàng theo các dấu hiệu phân loại, các đặc trưng tính cách làm cơ sở cho công ty xác lập ứng xử có biến hóa nhằm nâng cao hiệu lực tiếp thị bán hàng
- Nghiên cứu sản phẩm kinh doanh: nghiên cứu cách sử dụng, tập quán sử dụng của người tiêu thụ để giúp cho việc thiết kế sản phẩm, nghiên cứu hoàn thiện các thông số của sản phẩm hỗn hợp và sức mạnh cạnh tranh của sản phẩm cho phép nhà quản trị có những quyết định cụ thể về lựa chọn nhãn hiệu sản phẩm, dịch vụ sản phẩm, tính kịp thời, cách đóng gói và tiềm năng tiếp thị bán sản phẩm mới trên thị trường
- Nghiên cứu cạnh tranh: dựa trên cơ sở tìm hiểu toàn diện mục tiêu chiến lược, hoạt động của các đối thủ cạnh tranh để tạo ra sức mạnh cạnh tranh mạnh nhất có thể Trong khi nghiên cứu cạnh tranh công ty kinh doanh quốc tế cần lưu ý môi trường cạnh tranh luôn luôn biến đổi đòi hỏi công ty luôn phải có những chiến lược phù hợp
* Phương pháp nghiên cứu :
- Nghiên cứu trực tiếp tại hiện trường: đây là phương pháp thu thập dữ liệu chính xác nhưng mất nhiều chi phí về mặt thời gian và công sức
- Nghiên cứu tại bàn: phương pháp này tiết kiệm được chi phí nhưng chủ yếu dựa vào chủ quan của một hay một nhóm người quyết định
1.2.2.2 Xác định mục tiêu chiến lược của sản phẩm xuất khẩu
Mục tiêu chiến lược sản phẩm xuất khẩu nằm trong mục tiêu chiến lược chung Marketing
Nếu mục tiêu chiến lược chung Marketing là mục tiêu lợi nhuận thì mục tiêu chiến lược sản phẩm xuất khẩu sẽ là: chất lượng và số lượng sản phẩm, sự mở rộng hay thu hẹp chủng loại của nó, chi phí sản xuất mức giá có thể bán được của mỗi loại sản phẩm thường là những yếu tố có mối liên hệ hữu cơ với nhau sẽ quyết định mức độ lợi nhuận mà công ty có thể thu được
Nếu mục tiêu chiến lược chung của Marketing là mục tiêu thế lực thì mục tiêu chiến lược sản phẩm xuất khẩu là: công ty có thể tăng doanh số bán, mở rộng thị phần hay không sẽ tùy thuộc rất lớn vào khả năng xâm nhập thị trường,
Trang 12mở rộng chủng loại sản phẩm của công ty Công ty có thể lôi kéo được khách hàng hay không phần lớn phụ thuộc vào chất lượng, nhãn hiệu, uy tín sản phẩm của công ty đối với họ
Nếu mục tiêu chiến lược chung Marketing là mục tiêu an toàn thì mục tiêu chiến lược của sản phẩm xuất khẩu sẽ là: chiến lược sản phẩm phải đảm bảo cho công ty một sự tiêu thụ chắc chắn, tránh cho công ty khỏi những rủi ro, tổn thất trong kinh doanh Điều đó có liên quan chặt chẽ với chính sách đa dạng hóa sản phẩm của công ty
Nếu mục tiêu chiến lược chung Marketing là mục tiêu xã hội thì mục tiêu chiến lược sản phẩm xuất khẩu sẽ là: khi hoạch định chiến lược phải đảm bảo:
+ Thực thi chiến lược không làm phá vỡ môi trường sinh thái + Thực thi chiến lược không vi phạm tiêu chuẩn dân tộc xã hội + Thực thi chiến lươc đảm bảo tính tích cực trong giáo dục
+ Thực thi chiến lược đảm bảo nguyên tắc: nâng cao văn minh thương mại, kết hợp tính hiện đại, tính dân tộc, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc tiêu dùng
1.2.2.3 Lựa chọn cặp sản phẩm thị trường xuất khẩu
Để đưa một sản phẩm vào thị trường, doanh nghiệp cần phải xem xét ở thị trường đó mặt hàng của mình được người tiêu dùng chú ý như thế nào, mặt hàng có được chấp nhận, mặt hàng thích ứng như thế nào với thị trường
Những cơ hội kinh doanh mới luôn xuất hiện và đi cùng các nguy cơ vốn có của nó Vì vậy, doanh nghiệp không thể trông chờ vào những sản phẩm và thị trường hiện tại mãi được Họ phải tìm kiếm những cơ may thị trường mới phù hợp với mục tiêu, nguồn lực và khả năng của mình Hiện nay phần lớn các doanh nghiệp tìm kiếm và phát hiên cơ may thị trường bằng phương pháp có tính bài bản và khoa học đó là mạng lưới phát triển sản phẩm thị trường
- Thâm nhập thị trường: công ty tìm cách gia tăng doanh số của sản phẩm hiện tại trên những thị trường hiện tại thông qua nỗ lực Marketing năng động Để làm được điều đó công ty cần có biện pháp:
Trang 13+ Nâng cao sử dụng sản phẩm đối với nhóm người mua hiện tại để giữ vững kế hoạch mở rộng đơn vị bán, cải tiến mặt hàng, thực hiện tốt các dịch vụ, tăng cường hoạt động giao tiếp khuyếch trương
+ Tìm cách thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh
+ Đạt tới người mua tiềm năng: tăng cường các biện pháp giao tiếp khuyếch trương, đặc biệt là quảng cáo, thực hiện chính sách bán hàng để tác động đến người mua
- Phát triển thị trường: doanh nghiệp tìm cách gia tăng doanh số bán qua việc đưa các sản phẩm hiện tại vảo thị trường mới Các biện pháp có thể tiến hành là:
+ Tiến hành mở rộng khu vực thị trường phụ cận: đưa một mặt hàng có ưu thế hơn vào tất cả các thị trường và bán với giá cạng tranh, tạo ra các dịch vụ tốt hơn
+ Mở rộng thị trường mới nhờ cạnh tranh
- Phát triển sản phẩm: doanh nghiệp tìm cách gia tăng doanh số qua việc triển khai những mặt hàng mới trên thị trường mới
Cơ sở nền tảng của việc phân khu chiến lược theo phương pháp sản phẩm thị trường là đem so sánh giữa hai nhóm đặc trưng Một bên là các đặc trưng của sản phẩm và các đặc trưng của quá trình công nghệ, còn bên kia là các đặc trưng của thị trường
Cốt lõi của phương pháp này là cố gắng tìm ra những điểm tương đồng của mặt hàng, thị trường, phân biệt chúng thành nhóm Trong một nhóm có sự tương đồng cần thiết còn ngoài nhóm có sự khác biệt cần thiêt Và bằng cách đó các chiến lược khu vực độc lập có thể phát triển cho từng phân khu
1.2.2.4 Xây dựng cấu trúc và thông số phổ mặt hàng xuất khẩu
Trên cơ sở những phân tích Marketing công ty có thể hình thành cho mình một cấu trúc mặt hàng đơn giản hay phức tạp, phân tán hay trọn bộ, rộng hay hẹp cho phù hợp với kiểu chiến lược bao phủ và tăng trưởng
Trang 14Phổ mặt hàng đơn giản được hình thành từ những mặt hàng không có đòi hỏi đặc biệt về phối thức sản phẩm tác nghiệp, công nghệ Marketing và hậu cần kinh doanh
Phổ mặt hàng phức tạp biểu thị một tập phức tạp các loại tên hàng có đòi hỏi đặc biệt đặc biệt với phối thức sản phẩm có kích thước chiều rộng, chiều sâu mặt hàng về quy cách kiểu dáng, vật liệu chế tạo, màu sắc, phong cách…
Phổ mặt hàng bổ sung bao gồm hai khía cạnh: thứ nhất là có liên quan đến điển hình hóa mặt hàng kinh doanh và biểu thị những phần khả biến của trắc diện mặt hàng kinh doanh Thứ hai là có liên quan đến tính lấp đầy để đồng bộ hóa mặt hàng tai các cơ sở doanh nghiệp
Phổ mặt hàng hỗn hợp biểu thị tập các mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm Bao gồm nhiều loại hàng thỏa mãn những nhu cầu khác nhau nhưng chiều sâu mặt hàng lại bị giới hạn bởi những loại mà khách hàng đòi hỏi thường xuyên nhất, thông thường là hàng nhật dụng, phổ thông
Phổ mặt hàng liên hợp thường phát sinh do phối hợp mặt hàng có tính liên đới trong chuyên doanh hóa các cơ sở thương mại bán lẻ
Phổ mặt hàng rộng có liên quan đến khái niệm chiều rộng phổ hàng Chiều rộng phổ thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của cùng một nhóm, chiều rộng phổ càng lớn thì phổ mặt hàng càng rộng và quyết định phổ mặt hàng càng phức tạp
Trang 151.2.2.5 Phát triển sản phẩm mới cho xuất khẩu
Sản phẩm mới theo quan điểm Marketing bao gồm các mặt hàng mới nguyên mẫu, mặt hàng cải tiến bổ xung, những biến thể mặt hàng hiện hữu và nhãn hiệu mới mà một công ty thương mại phát triển thông qua những nỗ lực nghiên cứu và phát triển, thuờng có 6 loại mặt hàng mới:
- Nhóm mặt hàng mới của công ty, có tính mới của công ty nhưng không có tính mới so với thị trường
- Nhóm mặt hàng mới so với công ty và mới so với thi trường, nhóm mặt hàng này giúp tạo ra một thị trường hoàn toàn mới
- Nhóm mặt hàng mới do biến thể cải biến mặt hàng hiện có - Nhóm mặt hàng mới do bổ xung các tính năng mới
- Nhóm mặt hàng mới do hạ chi phí so với công ty khác
- Nhóm mặt hàng mới do sự thay đổi trong việc định vị thị trường
Việc xác định và phát triển sản phẩm mới của các công ty kinh doanh quốc tế là công việc thường xuyên liên tục, nó giúp công ty không những giữ vững được thị phần mà còn có thể phát triển hoạt động kinh doanh của mình
1.2.2.6 Dự kiến ngân sách và thời gian thực hiện chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu
Ngân sách là một trong những cơ sở để kiểm soát hành chính đối với việc phát triển chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu của một công ty Nếu công ty đề ra một chính sách tốt để phát triển sản phẩm nhưng lại không đầu tư ngân sách và thời gian một cách thích đáng thì công việc Marketing sản phẩm sẽ không đạt được hiệu quả cao
Nhưng nếu công ty kinh doanh quốc tế đầu tư ngân sách và thời gian một cách giàn trải thiếu tính toán thì sẽ gây lãng phí lớn Vấn đề xác định ngân sách và thời gian cho cho việc thực hiện chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu trở nên vô cùng quan trọng Doanh nghiệp luôn muốn bỏ ra chi phí thấp nhất có thể để thực hiện chính sách Marketing sản phẩm mà vẫn đạt được mục tiêu của mình
Trang 16Trong giai đoạn cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt đội khi chỉ cần một chút lợi thế về ngân sách và thời gian, doanh nghiệp có thể thành công với sản phẩm của mình tại thị trường quốc ngoại
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến chính sách Marketing sản phẩm của công ty
1.3.1 Nhân tố mang tính toàn cầu
Đó là hệ thống thương mại quốc tế, bao gồm hàng rào thuế quan, phi thuế quan, một nước có thể bảo trợ một số ngành sản xuất ở trong nước bằng cách tăng thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng cùng loại hay áp dụng chế độ hạn ngạch nhằm hạn chế hàng hóa đó nhập khẩu vào nước mình Bên cạnh các công cụ thuế quan, ngày nay trong xu thế tự do hóa thương mại, các công cụ phi thuế quan của các quốc gia trở nên tinh vi và chặt chẽ hơn bao giờ hết Các nhà kinh doanh nước ngoài phải đối mặt với hàng rào phi thuế quan như: Hệ thống tiêu chuẩn của các quốc gia đó, giấy phép nhập khẩu, các chế độ phân biệt đối với các công ty kinh doanh nước ngoài
Với nỗ lực quan trọng để đi đến những hiệp định về tự do thương mại, tổ chức Thương Mại Thế Giới đã ra đời và phát triển không ngừng và cùng với các liên minh kinh tế : EU, ASEAN, APEC… đã và đang tạo ra cơ hội cũng như những thách thức không nhỏ đối với các công ty kinh doanh quốc tế
1.3.2 Nhân tố kinh tế
Khi đánh giá sự ảnh hưởng của môi trường kinh tế đến sự phát triển chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu của doanh nghiệp, chúng ta cần phải quan tâm đến nhiều yếu tố như: cơ cấu kinh tế, mức độ tăng trưởng kinh tế, phân phối thu nhập, nhu cầu và dung lượng của thị trường đối với mỗi loại sản phẩm
Cơ cấu kinh tế cho biết có tồn tại hay không tồn tại một chỗ đứng cho các sản phẩm của doanh nghiệp Nền kinh tế với tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ cao đương nhiên là thị trường hấp dẫn đối với mọi sản phẩm hơn là nền kinh tế có tỷ trọng ngành nông nghiệp lớn
Trang 17Để có một chính sách Markerting sản phẩm thích hợp cần phải nhận định rõ tình hình kinh tế tại nước sở tại Nó được thể hiện qua các thông số sau:
- Dân số và thu nhập Dân số của một nước tạo nên thị trường tiêu thụ Thu nhập phản ánh khả năng tiêu thụ của thi trường Khả năng tiêu thụ bình quân cao hay thấp phụ thuộc vào tổng dân số và thu nhập đầu người Do vậy các nước phát triển và đang phát triển vẫn là các khách hàng tiềm năng còn nước nghèo và kém phát triển cho dù có dân số đông vẫn chưa thể thành thị truờng tiềm năng được
- Mô hình tiêu dùng: mô hình tiêu dùng tổng thể dựa trên cơ sở tiềm năng và cơ cấu tiêu dùng Cơ cấu tiêu dùng giữa các nước khác nhau rất nhiều Xã hội càng nghèo thì phần thu nhập dành cho lương thực thực phẩm càng lớn Qua đó người làm Marketing quôc tế có thể đánh giá được khả năng thanh toán của đoạn thị trường tiềm năng và dự đoán được tổng doanh thu của công ty tại những thị trường này
1.3.3Nhân tố chính trị
Mỗi quốc gia trên thế giới duy trì một chế độ chính trị khác nhau Môi trường chính trị thường chứa đựng nhiều nhân tố bất ổn và những rủi ro do môi trường chính trị khó có thể lường trước được Một số nhân tố cơ bản của môi trường chính trị có thể tác động đến chính sách Marketing sản phẩm:
+ Sự ổn định về chính trị: Một nền chính trị bất ổn sẽ là sự đe dọa trực tiếp tới hoạt động kinh doanh của công ty nước ngoài, họ không thể phát triển kinh doanh khi có những bất ổn chính trị kèm theo biểu tình, bãi công bạo loạn…
+ Thái độ của nhà nước đối với nhà kinh doanh nước ngoài:
Chính phủ có thể đưa ra những ưu đãi đối với nhà kinh doanh như: đơn giản hóa thủ tục hải quan, thủ tục cấp phép đầu tư…mặt khác chính phủ cũng đưa ra những yêu cầu về hạn ngạch nhập khẩu, hạn chế sử dụng ngoại tệ cũng như những quy định gây khó khăn trong việc chuyển lợi nhuận về nước của nhà kinh doanh
Trang 181.3.4 Nhân tố luật pháp
Nhân tố này ảnh hưởng đến hoạt động Marketing sản phẩm thông qua các đặc điểm của sản phẩm(độ an toàn, các ứng dụng vật lý, kích thước…) Việc đóng gói, gắn nhãn hiệu, thời gian bảo hành, giá cả, xúc tiến bán…luật pháp cũng quy định về phương thức thanh toán quốc tế, giá trị hiệu lực của bản hợp đồng, cách thức giao dịch giải quyết tranh chấp
Trên thế giới tồn tại ba kiểu luật pháp chủ yếu: Luật án lệ, luật lục địa và luật đạo hồi Luật án lệ dựa vào tiền lệ lịch sử,sự phán quyết trong các vụ sử đặc trưng để so sánh đối chiếu tìm ra điểm tương đồng Luật lục địa đưa ra một hệ thống các văn bản pháp luật cụ thể qua các bộ luật, luật Luật đạo hồi bắt nguồn từ kinh Zoas
Các doanh nghiệp kinh doanh quốc tế muốn thực hiện công việc kinh doanh hàng hóa tại một quốc gia nào đó điều cần thiết là phải nghiên cứu kỹ luật pháp nước đó để không vi phạm
1.3.5 Nhân tố văn hóa
Văn hóa chứa đựng nhiều nhân tố đa dạng và phức tạp như: ngôn ngữ, phong tuc tập quán, thói quen tôn giáo…Văn hóa phản ánh mối liên hệ giữa lòng tin và cách sống Mỗi một quốc gia có nền văn hóa khác nhau điều này đòi hỏi doanh nghiệp kinh doanh quốc tế cần phải nghiên cứu để tìm ra cách thức Marketing sản phẩm phù hợp hạn chế đến mức thấp nhất những khác biệt về văn hóa
1.3.6 Nhân tố công nghệ
Cuộc cách mạng công nghệ đã mang lại những thành quả to lớn cho toàn nhân loại Ngày nay, cùng với sự thay đổi nhanh chóng của công nghệ, marketing sản phẩm dành cho xuất khẩu cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của nó Một ví dụ điển hình là sự bùng nổ của công nghệ thông tin, mạng Internet đã làm cho các quốc gia thêm gần nhau hơn Hơn nữa sự thay đổi nhanh chóng về công nghệ cũng tạo ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội đổi mới như họ sử dụng công nghệ mới để nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế cạnh tranh, đây cũng là
Trang 19lý do cơ bản để nhiều doanh nghiệp dành nhiều ngân sách cho việc nghiên cứu và phát triển
1.3.7 Tiềm năng và nguồn lực của công ty
Tiềm năng và nguồn lực của công ty là nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp Một công ty có những bước phát triển vững chắc, có nguồn nhân lực đủ để đáp ứng nhu cầu công việc là điều kiện quan trọng để công ty có thể xây dựng, triển khai, phát triển và kiểm soát các chính sách Marketing sản phẩm của mình vào từng thị trường mục tiêu xác định
1.4 Yêu cầu và các chỉ tiêu đáng giá hiệu quả của phát triển chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu
1.4.1 Yêu cầu của phát triển Marketing sản phẩm quốc tế
Kế hoạch hóa và triển khai Marketing sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong trong một kế hoạch Marketing quốc tế chiến lược của công ty Thật vậy, có một thực tế là các công ty kinh doanh quốc tế luôn có xu hướng lựa chọn các thị trường tiềm năng mới và các sản phẩm phù hợp với phân đoạn thị trường đó Vấn đề đặt ra của công ty là thực hiện chính sách Marketing sản phẩm như thế nào để vừa đạt được hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến những sản phẩm khác đang có trên thị trường Vì vậy điều cần thiết là các chính sách Marketing các sản phẩm khác nhau phải phù hợp với chính sách và chiến lược chung của công ty
Khi phát triển chính sách Marketing sản phẩm xuất khẩu, cần phải quan tâm đến mối quan hệ bù trừ giữa chi phí và lợi ích, lợi ích ở đây có thể là những lợi ích hữu hình(doanh số, lợi nhuận…) hay lợi ích vô hình (uy tín, thương hiệu của sản phẩm hay công ty…)
Các công ty luôn hoạt đông trong môi trường kinh doanh năng động, vì thế các công ty luôn phải chú ý điều chỉnh tuyến sản phẩm ngoại quốc Sự đa dạng và phức tạp của các thi trường quốc tế và các tỉ lệ biến đổi khác biệt của các thị trường này đã buộc các công ty gia tăng số các danh mục hàng hóa trong phối thức sản phẩm hỗn hợp và phát triển các đa biến thể của sản phẩm Nhưng
Trang 20để thực hiện được điều đó thì phải gia tăng chi phí dẫn tới các tuyến sản phẩm to lớn và cồng kềnh Yêu cầu đặt ra là việc quản lý các tuyến sản phẩm này một cách hiệu quả tránh tình trạng chồng chéo trong quản lý hay không thể quản lý nổi gây ảnh hưởng đến chính sách Marketing chung của công ty tại thị trường quốc tế
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của phát triển chính sách marketing sản phẩm xuất khẩu
-Thị phần của sản phẩm xuất khẩu tại quốc gia nhập khẩu
Đây là chỉ tiêu cơ bản để xác định mức độ thành công của công ty trên thị trường quốc tế
Thị phần của công ty được xác định bởi khối lượng hàng hóa của công ty trên tổng lượng hàng hóa bán ra trên thị trường Tùy thuộc vào mục tiêu phát triển chung của mình và tình hình thực tiễn kinh doanh các công ty sẽ đưa ra những con số thể hiện mục tiêu chiếm lĩnh thi trường của mình Để đạt được những mục tiêu đã đặt ra thì cần thiết phải có một chính sách Marketing sản phẩm thích hợp bao gồm những phương hướng, biện pháp hàng động cụ thể mang tính thực tiễn cao
Có một thực tế là dung khối thị trường thường tăng trưởng qua các năm vì thế công ty phải dự báo trước được sự tăng trưởng này để có những chính sách Marketing sản phẩm thích hợp và đạt hiệu quả cao
- Hiệu quả của việc sử dụng chi phí và thời gian dành cho Marketing sản phẩm nhập khẩu
Để đo được hiệu quả của việc sử dụng chi phí dành cho hoạt động Marketing sản phẩm cần phải biết hai thông số cơ bản đó doanh số bán của sản phẩm trên thị trường mục tiêu, và chi phí dành cho hoạt động Marketing sản phẩm đó Từ đó công ty có thể xác định với chi phí đã bỏ ra công ty đã đạt được doanh số là bao nhiêu, mức lợi nhuận như thế nào, có thể cắt giảm chi phí dành cho hoạt đông Marketing không, hay tiếp tục tăng chi phí nhằm hướng tới mục tiêu cao hơn Tuy nhiên các con số tính toán được thường mang ý nghĩa tương
Trang 21đối bởi lẽ nó phụ thuộc vào tham vọng của công ty khi đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài, nếu công ty muốn chiếm lĩnh thị trường nhanh chóng thì việc loại bỏ các đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng, để làm được điều này thi công ty sẽ phải chấp nhận bỏ ra một chi phí lớn cho hoạt động Marketing Và ngược lại nếu công ty chỉ muốn thăm dò thị trường tạo tiền đề cho khả năng thâm nhập thị trường thì chi phí dành cho hoạt động Marketing nên ở mức độ vừa phải
Mặt khác việc xác định thời gian dành cho hoạt động Marketing như thế nào là hiệu quả thường rất khó định lượng, phụ thuộc phần nhiều vào kinh nghiệm của người làm Marketing Những người làm Marketing có thể có những khảo sát trực tiếp để định lượng thời gian cho Marketing, hay dựa vào trải nghiệm tại các thị trường đã có của công ty tìm ra những nét tương đồng và định ra thời gian cho hoạt động Marketing sản phẩm Trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngày nay việc xác định chính xác thời gian dành cho hoạt động Marketing đôi khi quyết định thành bại của chính sách Marketing sản phẩm của doanh nghiệp
Trang 22CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH MARKETING SẢN PHẨM NGUYÊN LIỆU PHỤC VỤ CHO XUẤT KHẨU CỦA CÔNG
TY THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ TỔNG HỢP HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Thương Mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội là một doanh nghiệp
nhà nước thành lập năm 1979
Ngày 24 tháng 3 năm 1979 Cửa hàng quốc tế Giảng Võ tiền thân của Công ty Thương Mại và Dịch Vụ Tổng Hợp Hà Nội ra đời theo quyết định số 1197-QĐ/CQ/UB của thành phố Cửa hàng có nhiệm vụ kinh doanh các mặt hàng sản xuất trong nước và nhập khẩu
Ngày 8 tháng 12 năm 1982 cửa hàng quốc tế Giảng Võ phát triển thành Công ty Dịch vụ Ngoại thương Hà Nội( SERVICO HANOI ) theo quyết định 4815-QĐ/UB?TC của UBND thành phố Hà Nội trực thuộc liên hiệp xuất khẩu và đầu tư Hà Nội ( UNIMER HANOI ) Trong thời kì này công ty có nhiệm vụ kinh doanh Xuất nhập khẩu tại chỗ phục vụ khách hàng nước ngoài, Việt kiều để thu ngoại tệ mạnh , tổ chức kinh doanh nhà hàng khách sạn, ăn uống giải khát, kiều hối, may đo quần áo…Nguồn hàng do UNIMER HANOI cung cấp
Ngày 28 tháng 5 năm 1992 Công ty Dịch vụ Ngoại thương Hà Nội phát triển thành công ty Thương Mại và dịch vụ tổng hợp Hà Nội (SERVICO HANOI ) theo quyết định số 4524-QĐ?UB/TC của UBND Thành phố HÀ Nội.Trong thời kì này công ty được phép hạch toán kinh tế độc lập , ngoài nhiệm vụ đang thực hiện công ty còn được phép bổ xung thêm các nhiệm vụ Đầu tư liên doanh liên kết với các thành phần kinh tế
Từ năm 1994, theo quy định của Chính Phủ kinh doanh ngoại tệ bị bãi bỏ, công ty chuyển sang kinh doanh bán buôn bán lẻ thu tiền VNĐ, tham gia xuất khẩu trực tiếp và xin phép chính phủ kinh doanh hàng miễn thuế phục vụ Ngoại giao đoàn, tiếp đến năm 1999 Công ty được phép mở cửa hàng miễn thuế phục vụ khách xuất nhập cảnh Theo quyết định 2581-QĐ/UB ngày 4/5/2005
Trang 23của UBND Thành phố Hà Nội, cụng ty chuyển giao hai cửa hàng miễn thuế về tổng cụng ty Thương Mại Hà Nội kể từ ngày 1/6/2005
Từ năm 1999 đến nay cụng ty củng cố và mở rộng kinh doanh Thương Mại và Dịch vụ, tổ chức thực hiện cỏc dự ỏn đầu tư
Ngày 31 thỏng 11 năm 2007 thực hiện chủ trương cổ phần hoỏ trờn cơ sở phương ỏn cổ phần hoỏ đó được phờ duyệt tại Quyết định số 2413/QĐ-UBND ngày 24/05/2006 của UBND Thành phố, cụng ty thực hiện bỏn cổ phần tại Trung tõm Giao dịch Chứng khoỏn Hà Nội, với giỏ khởi điểm là 45.200 đồng/cổ phần
2.1.2 Bộ mỏy tổ chức của cụng ty
Cụng ty thương mại dịch vụ tổng hợp Hà Nội( SERVICO HANOI ), đó và đang thực hiện cỏc cụng việc cần thiết để hoàn thành cụng tỏc cổ phần hoỏ.Sau đõy là sơ đồ tổ chức bộ mỏy của cụng ty:
BH 2.1 Sơ đồ tổ chức của cụng ty
Phòng kt- tv
Phó giám đốc thương Mại
Phó giám đốc dịch vụ
Trang 24 Hội đồng quản trị:(HĐQT)
- HĐQT là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
- Hội đồng quản trị có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm, các phương án đầu tư theo quy định của công ty
b) Quyết định chào bán cổ phần và giá cổ phần trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
c) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005 và Điều lệ công ty
Giám đốc:
- Giám đốc là người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao - Giám đốc có các quyền và nhiệm vụ sau đây:
a) Quyết định các vấn đề liên quan đến công việc kinh doanh hằng ngày của công ty mà không cần phải có quyết định của Hội đồng quản trị;
b) Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, các kế hoạch kinh doanh và các phương án đầu tư của công ty
c) Các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật, Điều lệ công ty và quyết định của Hội đồng quản trị
- Với thẩm quyền và trách nhiệm trên, giám đốc sẽ trực tiếp phụ trách các phòng:Tổ chức hành chính, Kế toán, Kế hoạch đầu tư, trực tiếp điều phối công việc của phó giám đốc thương mại và phó giám đốc dịch vụ
Phó giám đốc thương mại trực tiếp quản lý công việc thuộc về lĩnh vực
thương mại của công ty, phó giám đốc dịch vụ quản lý công việc thuộc lĩnh vực dịch vụ(như sơ đồ ở trên)
Trang 25 Ban Kiểm Soát:
- Ban kiểm soát thực hiện giám sát Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành công ty; chịu trách nhiệm trước Đại hội đồng cổ đông trong thực hiện các nhiệm vụ được giao
- Thực hiện các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, Điều lệ công ty và quyết định của Đại hội đồng cổ đông
Phòng tổ chức hành chính:
- Thực hiện các chế độ chính sách đối với nhân viên, tuyên truyển phát động các đợt thi đua, thực hiện công tác văn thư lưu trữ, công tác quản trị Công ty đảm bảo các điều kiện để Giám đốc và các bộ phận khác hoạt động có hiệu quả
Phòng kế hoach đầu tư:
- Lập ra các dự án và kế hoạch đàu tư mới trên cơ sở tình hình thực tiễn của công ty
- Tổng hợp, báo cáo lên ban lãnh đạo tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty theo từng tháng, từng quý và đưa ra những biện pháp tháo gỡ những khó khăn cho Công ty, đề xuất những phương án kinh doanh hiệu quả
Phòng kế toán- tài vụ:
- Phụ trách hoạt động tài chính như hạch toán lỗ, lãi, cân đối thu chi theo hệ thống tài khoản và chế độ kế toán hiện hành của nhà nước, theo dõi phản ánh tình hình sử dụng vốn của Công ty
- Thực hiện chế độ báo cáo kế toán định kỳ, phản ánh những thay đổi bất thường để ban lãnh đạo có biện pháp xử lý kịp thời
- Có trách nhiệm kê khai thuế, nộp thuế và các khoản nghĩa vụ khác với ngân sách nhà nước
Văn phòng đại diện tại Mỹ:
- Thực hiện các nhiệm vụ và kế hoạch xúc tiến thương mại mà công ty giao
Trang 26- Phối hợp với các phòng kinh doanh thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu
Các phòng kinh doanh:
- Hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và bán buôn bán lẻ
hàng hoá
- Thực hiện nhiệm vụ và kế hoạch mà công ty giao
là đơn vị hạch toán kinh tế phụ thuộc theo hình thức kế toán báo sổ hoàn chỉnh
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm, quý theo phương thức kinh doanh ngành hàng, kế hoạch cân đối nhập-xuất-tồn, kế hoạch xúc tiến thương mại(tiếp thị quảng cáo, khuyến mại), kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất để trình ban giám
đốc công ty phê duyệt theo quy định
- Tổ chức thực hiện các kế hoạch nói trên đã được phê duyệt, dự định báo
cáo tháng quý năm theo quy định
- Được quyền chủ động tìm kiếm thi trường trong và ngoài nước, giao dịch đàm phán trên cơ sở phương án kinh doanh đã được Công ty phê duyệt và được quyết định giá bán phù hợp với tình hình thị trường nhằm bảo đảm hiệu quả của phương án kinh doanh, tránh hàng tồn đọng kém phẩm chẩt hoặc mất
giá trị trên thị trường
- Được quyền chủ động hợp tác liên kết kinh tế với mọi thành phần kinh
tế và thể nhân trong và ngoài nước phù hợp với quy định của công ty
- Có trách nhiệm quản lý sử dụng tài sản hàng hoá và tiền vốn của công ty giao, trong quá trình sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn của
công ty
- Có trách nhiệm quản lý các khoản nợ phải thu
- Có trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm kê hành tháng, quý, năm về tài sản cố định, vật sử dụng lâu bền, tài sản lưu động, bảo đảm tính trung thực chính xác
- Thực hiện hạch toán kế toán đầy đủ và chính xác các khoản doanh thu, chi phí theo quy định của luật kế toán
Trang 27- Thực hiện chế độ quản lý và sử dụng hoá đơn, chứng từ theo đúng quy định của luật kế toán, thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo tháng, quý, năm
Các cửa hàng thương mại:
- Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh hạch toán lỗ lãi
- Buôn bán và kinh doanh các mặt hàng công ty nhập khẩu, kimh doanh hàng miễn thuế
- Làm đại lý kinh doanh cho các nhà sản xuất
- Được chủ động trong việc tìm nguồn hàng trên cơ sở đúng pháp luật - Xây dựng các báo cáo hàng tháng, quý nộp về công ty
- Có nghĩa vụ nộp về công ty lợi nhuận thu được từ hoạt động bán hàng
Các cửa hàng, văn phòng đội dịch vụ:
- Kinh doanh các dịch vụ theo đúng chức năng mà công ty giao cho - Chủ động tìm kiếm khách hàng, nhà cung cấp
- Chủ động lên kế hoạch kinh doanh và thực hiện sau khi đã có sự đồng ý của Giám Đốc
- Lập các báo cáo hàng tháng, quý về kết quả kinh doanh cho công ty - Thực hiện nộp các khoản tiền lợi nhuân thu được theo quy định của công ty
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty Thương Mại & Dịch Vụ Tổng Hợp Hà Nội hoạt động trên hai lĩnh vực chính là thương mại và dịch vụ
Ngành nghề kinh doanh:
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp theo quy định của pháp luật + Kinh doanh, bán buôn, bán lẻ các hàng hóa nhập khẩu, sản xuất trong nước phục vụ tiêu dùng và sản xuất
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị y tế, sâm nhung, nấm linh chi, thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, lương thực thực phẩm
Trang 28+ Kinh doanh ô tô, xe máy và các phương tiện vận chuyển đi lại, máy móc, thiết bị y tế
+ Kinh doanh rượu, thuốc lá, đồ trang sức, vàng bạc đá quý + Gia công chế biến hàng xuất khẩu
+ Đưa người lao động và chuyên gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài
+ Kinh doanh bất động sản và nhà cho thuê + Giặt là và vệ sinh công nghiệp
+ Kinh doanh dịch vụ quảng cáo
+ Kinh doanh nhà hàng khách sạn và các dịch vụ: ăn uống, giải khát, du lịch (không bao gồm Karaoke, vũ trường)
+ Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, xông hơi (không bao gồm day ấn huyệt xông hơi bằng thuốc y học cổ truyền)
+ Kinh doanh dịch vụ vận chuyển người và hàng hóa
+ Kinh doanh hàng miễn thuế trong khu kinh tế mậu dịch tự do tại tỉnh giáp biên được Nhà nước cho phép
Trang 292.1.4 Thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh và kinh doanh xuất nhập khẩu của cụng ty thương mại dịch vụ tổng hợp Hà Nội
2.1.4.1 Kết quả hoạt động chung toàn của cụng ty
Đvt: triệu đồng
2003
Năm 2004
Năm
Năm 2007*** (Theo QT
6 thỏng 2007)
1 Vốn kinh doanh 12.661 16.908 28.850 21.154** 28.850 2 Nợ phải trả 46.190 44.544 49.773 54.198 71.210
Trong đú:
- Nợ Ngõn sỏch -1.454 2.793 1.216 819 1.336 3 Nợ phải thu 13.464 8.499 15.198 20.984 27.580
5 Thu nhập BQ
6 Doanh thu 154.958 158.748 166.333 177.033 120.038 7 Tổng Chi phớ 152.400 155.841 164.960 175.471 119.344 8 Cỏc khoản nộp Ngõn
9 Lợi nhuận trước thuế 2.558 2.907 1.373* 1.562 694 10 Lợi nhuận sau thuế 1.740 2.094 989 1.125 500 11
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế
Trờn Vốn kinh doanh
13,74% 12,38% 3,42% 5,31% 1,73%
(Nguồn: Bỏo cỏo tài chớnh đó điều chỉnh theo quyết toỏn thuế, quyết toỏn tài chớnh đó kiểm toỏn trong 3 năm 2003 -2004 – 2005; và bỏo cỏo tài chớnh năm 2006 đã được Thanh tra quyết toán thuế theo biên bản thanh tra ngày
06/08/2007 của Cục thuế Hà Nội bỏo cỏo quý II/2007 của doanh nghiệp)
Bàng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
* Lợi nhuận từ năm 2005 giảm do điều chuyển cỏc cửa hàng miễn thuế về Tổng Cụng ty Thương mại Hà Nội
**Vốn kinh doanh năm 2006 giảm do chuyển vốn đầu tư vào Cụng ty Cổ phần Thương mại Cầu Giấy
*** Quyết toỏn tớnh đến 30/06/2007
Trang 30Qua bảng số liệu cho ta thấy:
Về doanh thu: Tăng hàng năm Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công có hiệu quả đáng kể từ năm 2003 đến năm 2004 tăng 3.790 triệu đồng tương ứng với 2.5%, năm 2004 đến năm 2005 tăng 7.585 triệu đồng tương ứng với 4,77% Năm 2005 đến năm 2006 tăng 10.700 triệu đồng tương ứng với 6.43% Nếu chỉ nhìn vào doanh thu có thể thấy rằng các sản phẩm của công ty đã đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay thị trường
Tuy nhiên lợi nhuận sau thuế của công ty không ổn định: năm 2004 so với năm 2003 tăng 354 triệu đồng, nhưng năm 2005 so với năm 2004 giảm 1.105 triệu đồng và năm 2006 so với năm 2005 chỉ tăng có 136 triệu đồng Có kết quả kinh doanh như vậy là do nhiều nguyên nhân khác nhau như: giá cả của ccá nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh tăng, nguồn thu chủ lực của công ty tại các cửa hàng miễn thuế không còn từ năm 2005 Kết quả kinh doanh trên đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nỗ lực hơn nữa trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được mục tiêu phát triển của mình
2.1.4.2 Kết quả hoạt động xuất nhập khẩu
2004
Năm 2005
Năm 2006
Năm 2007
3 Tổng doanh thu
Trang 31Hoạt động xuất nhập khẩu từ lâu đã được coi là hoạt động mũi nhọn của công ty, và luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và lợi nhuận của công ty Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty từ năm 2004 đến năm 2007 tăng 2.249 nghìn USD Kim ngạch nhập khẩu từ năm 2004 đến năm 2006 giảm xuống 2.174 nghìn USD, và năm 2006 đến năm 2007 có dấu hiệu tăng trở lại với 254 nghìn USD
Lãi từ hoạt động xuất nhập khẩu cũng có xu hướng giảm: từ năm 2004 đến 2006 giảm 1923 triệu đồng, và đến năm 2007 có tăng trở lại với 140 triệu đồng
Như vậy ảnh hưởng của việc mất nguòn thu từ các cửa hàng miễn thuế trong hoạt động xuất khẩu tại chỗ được thể hiện khá rõ nét vào năm 2005 Tuy nhiên với những nỗ lực của mình công ty đã có những cố gắng nhất định nhằm cải thiện tình hình vào hai năm tiếp theo
2.1.4.3 Đặc điểm của sản phẩm nguyên liệu dành cho xuất khẩu
Sản phẩm nguyên liệu là sản vật tự nhiên chưa qua một sự chế biến nào hoặc đã qua chế biến thô và cần được lao động, máy móc, kỹ thuật biến hóa mới thành sản phẩm Hiện công ty đang xuất nhập khẩu các sản phẩm sau: hóa chất , thuốc nhuộm, sắt thép, kim loại, giấy nguyên liệu, vải vụn, cơm dừa, gạo…
Đây là loại sản phẩm có đặc điểm thô và thường là sản phẩm đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh
Khách hàng quan tâm đến loại sản phẩm này thường là nhà sản xuất hay các nhà buôn buôn thương mại
Số lượng hàng hóa cho một lần giao dịch thường lớn
2.2 Thực trạng thực hiện chính sách Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ cho kinh doanh xuất khẩu
2.2.1 Nghiên cứu và phân tích quá trình Marketing sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu
Một công ty muốn kinh doanh thành công một mặt hàng nào đó trên thị trường quốc tế thì luôn phải chú ý đến chiến lược kinh doanh của mình, vì sự
Trang 32cạnh tranh ngày cành gay gắt trên thị trường, nếu không phân tích thời cơ, nguy cơ, điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của đối thủ cạnh tranh thì công ty dễ dàng bỏ lỡ cơ hội tốt và thất bại trên thị trường quốc tế Vì thế từ lâu công ty công ty đã tiến hành các hoạt động nghiên cứu và phân tích Marketing chiến lược mặt hàng xuất khẩu Công việc nghiên cứu và phân tích Marketing mặt hàng xuất khẩu giúp công ty đưa ra những mức giá phù hợp trong môi trường cạnh tranh luôn biến đổi Hơn nữa công ty sẽ có được sự hiểu biết sâu sắc về mặt hàng xuất khẩu và thị trường xuất khẩu, từ đó công ty có thể củng cố và mở rộng thị trường của mình
Công ty đã thực hiện việc phân tích hoạt động nghiên cứu và phân tích Marketing xuất khẩu, nhưng còn hạn chế về nguồn lực tài chính dành cho hoạt động Marketing cũng như cán bộ chuyên trách nghiên cứu
Do cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm các phòng kinh doanh hoạt động khá độc lập với nhau, các phòng kinh doanh này đều có chức năng kinh doanh xuất nhập khẩu Các phòng kinh doanh đều có quyền xây dựng kế hoạch kinh doanh năm, quý theo phương thức kinh doanh ngành hàng, kế hoạch cân đối nhập- xuất- tồn, kế hoạch xúc tiến thương mại, kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất trình ban giám đốc phê duyệt Được quyền chủ động tìm kiếm thị trường, hợp tác liên kết với mọi thành phần kinh tế và thể nhân trong và ngoài nước Như vậy tại Công ty không có phòng Marketing riêng mà các cán bộ chuyên thực hiện nhiệm vụ Marketing được phân bổ về các phòng kinh doanh và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ Marketing của mình.Với cách tổ chức này hoạt động Marketing sẽ bán sát hơn với tình hình thực tiễn kinh doanh của đơn vị mình Tuy nhiên sẽ dẫn đến trường hợp các phòng kinh doanh cùng kinh doanh một loại mặt hàng, hay kinh doanh các loại mặt hàng có thể thay thế nhau trên cùng một thị trường, nếu không phối hợp tốt sẽ dẫn đến sự lãng phí, chồng chéo trong hoạt động Marketing sản phẩm
Trang 33Thêm vào đó việc sắp xếp lại công ty do Công ty đang trong giai đoạn cổ phần hóa khiến hoạt động nghiên cứu Marketing sản phẩm xuất khẩu có gián đoạn
Hiện tại Công ty áp dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn là chủ yếu, bên cạnh đó còn có nghiên cứu từ các nguồn thông tin nội bộ và nghiên cứu trực tiếp tại thị trường Quá trình nghiên cứu được công ty áp dụng tuần tự theo các bước của quá trình Marketing: xác định vấn đề mục tiêu nghiên cứu, thiết kế dự án nghiên cứu chính thức, thu thập thông tin , xử lý thông tin, trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu
Các nội dung nghiên cứu tập trung vào các vấn đề như nghiên cứu thị trường xuất khẩu, nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ, nghiên cứu mặt hàng xuất khẩu, nghiên cứu cạnh tranh
- Nghiên cứu và phân tích thị trường xuất khẩu: đây là công việc vô cùng quan trọng vì thị trường là đối tượng của hoạt động Marketing cũng là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả Marketing của công ty Công ty đã xác định được thị trường xuất khẩu đó là Ai cập, Dubai, Trung Quốc, Singgapore, Liên Bang Nga, Cộng hoà Séc đồng thời đang phát triển các thị trường mới như Châu Phi, Thổ Nhĩ kỳ, Pakistan, Hàn Quốc Thêm vào đó luôn theo dõi và nghiên cứu sự biến động của thị trường mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất để có những điều chỉnh kịp thời
- Nghiên cứu khách hàng và người tiêu thụ: Khách hàng của Công ty là những bạn hàng lâu năm, có sự hiểu biết lẫn nhau Nhưng khách hàng quốc tế là đối tượng khách hàng khá khó tính, họ chỉ quyết định mua sau khi đã trải qua năm bước: nhu cầu cảm nhận, tìm kiếm thông tin, đánh giá vị thế, quyết định mua, cảm nhận mua
- Nghiên cứu mặt hàng nhập khẩu, Công ty phải xác định xuất khẩu mặt hàng gì, mặt hàng đó có phù hợp với thị hiếu của người nước ngoài không để phát triển chính sách Marketing mặt hàng xuất khẩu thích nghi với từng loại thị trường mà công ty muốn xâm nhập
Trang 34- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh : Các đối thủ cạnh tranh được Công ty xác định là các công ty kinh doanh xuất khẩu trong và ngoài nước Đối với từng đối thủ cạnh tranh Công ty đã nghiên cứu giá cả, chất lượng, quảng cáo, chiêu khách của từng đối thủ cạnh tranh, mặt mạnh, mặt yếu của họ để đưa ra quyết định về mặt hàng của mình Bên cạnh đó Công ty luôn để ngỏ khả năng hợp tác cũng phát triển đối với các đối thủ cạnh tranh nhất là các công ty xuất nhâp khẩu trong nước để cùng khai thác có hiệu quả thị trường mục tiêu
2.2.2 Mục tiêu chiến lược sản phẩm nguyên liệu phục vụ kinh doanh xuất khẩu
Mục tiêu chiến lược của sản phẩm xuất khẩu phải phù hợp với chiến lược Marketing chung của công ty như: nhu cầu và khả năng của mình, khả năng sinh lợi, tăng doanh số bán, tăng thị phần, ngăn chặn rủi ro đáng tiếc để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của công ty Công ty đã đưa ra mục tiêu chiến lược sản phẩm dựa vào chu kỳ sống của mặt hàng Mặt hàng đang trong thời kỳ mới tung vào thị trường lúc này mục tiêu chiến lược sản phẩm là mục tiêu lợi nhuận, khi đã xâm nhập vào trường thì mục tiêu lúc này là mục tiêu thế lực, còn giai đoạn suy thoái thì mục tiêu là an toàn
Trong những năm qua Công ty Thương Mại & Dịch Vụ Tổng Hợp Hà Nội có nguồn thu lớn từ xuất khẩu tại chỗ là các cửa hàng miễn thuế tại Hà Nội vì vậy chưa có sự quan tâm đúng mức đến xuất khẩu trực tiếp Tuy nhiên đến năm 2005, theo quyết định số 2581/QĐ- UB ngày 04/05/2005 của Ủy ban nhân Thành Phố Hà Nội về việc chuyển giao bộ phận kinh doanh hàng miễn thuế của Công ty Thương Mại & Dịch Vụ Tổng Hợp Hà Nội ở Hà Nội về Tổng công ty Thương Mại Hà Nội, thì Công ty đã mất hẳn nguồn thu nhập này Do vậy chiến lược phát triển xuất khẩu bao bồm cả chiến lược phát triển các sản phẩm xuất khẩu đã có sự thay đổi thông qua việc tích cực tìm hiểu các thị trường nước ngoài, đề ra các chính sách phát triển các loại sản phẩm khác nhau phục vụ xuất khẩu
Trang 35Đối với sản phẩm nguyên liệu phục vụ cho sản xuất công ty chú trọng đến những sản phẩm có nguồn gốc từ nông, lâm nghiệp như Cơm dừa, cà phê… Để thực hiện tốt các mục tiêu chiến lược xuất khẩu sản phẩm này, Ban Giám Đốc đã đề ra chiến lược sản phẩm hợp lý dựa trên nguyên tắc:” không chỉ bán những thứ mình có mà còn bán những thứ thị trường cần”
2.2.3 Lựa chọn cặp sản phẩm thị trường xuất khẩu
Trong những năm qua Công ty đã tiến hành xuất khẩu sang các thị trường sau: Liên Bang Nga, Cộng Hòa Séc, Ai Cập, Đu Bai, Trung Quốc, Singapore, Hàn Quốc, các sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là nông sản, hàng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất như cơm dừa, hạt điều thô, cao su… hàng may mặc
Cụ thể như sau:
- Gạo xuất sang Ai Cập, Đu bai, Pakistan
- Hạt điều thô xuất sang Trung Quốc, Hàn Quốc - Cơm Dừa xuất sang Ai Cập, Nam Phi
- Nhân các loại quả tươi và khô xuất sang Trung Quốc - Hàng May mặc xuất sang Nga và Đông Âu
- Cao su xuất sang Đài Loan, Trung Quốc
Tuy nhiên như đã nói ở trên do từ năm 2005 do mất nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu tại chỗ thông qua các cửa hàng miễn thuế, Công ty mới thực sự chú trọng đến hoạt động xuất khẩu trực tiếp Vấn đề đặt ra với Công ty lúc này là phải có những nghiên cứu một cách cụ thể và chính xác về thị trường để lựa chọn những sản phẩm thích hợp nhất xâm nhập hay thâm nhập thị trường đó, giảm bớt những mặt hàng kinh doanh kém hiệu quả tại các thị trường khác nhau Công việc này khá quan trong vì nó giúp công ty đề ra và triển khai chính sách Marketing sản phẩm phù hợp với từng thị trường
Công ty đã đề ra định hướng loại mặt hàng xuất khẩu: - Mặt hàng ở dạng nguyên liệu sơ chế
- Mặt hàng ở dạng sản phẩm hoàn chỉnh