Trường THPT Phạm Phú Thứ GiáoánSinhHọc 10-Cơ Bản Tiết :20 Bài 18 : CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Ngày soạn:11/01/2010 Ngày dạy:15/01/2010 I.Mục tiêu:Sau khi học xong bài này họcsinh phải: 1.Kiến thức: -Nắm được khái niệm chu kì tế bào,chu kì tế bào gồm hai giai đoạn:kì trung gian và quá trình nguyên phân. -Nêu được diễn biến cơ bản của quá trình nguyên phân. -Nêu được ý nghĩa của quá trình nguyên phân. 2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng phân tích ,so sánh,tỏng hợp. -Kĩ năng sống:+Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm,lớp. + kĩ năng lắng nghe trình bày suy nghĩ,ý tưởng. +Tìm kiếm và xử lí thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong từng pha của chu kì tế bào và quá trình nguyên phân. 3.Tư duy và thái độ: -Nhìn nhận thế giớisinh vật theo quan điểm duy vật biện chứng. -Vận dụng kiến thức để làm bài tập. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án,sơ đồ quá trình nguyên phân. 2.Học sinh:Nghiên cứu bài trước khi lên lớp. III.Phương pháp: Dạy học theo nhóm. Vấn đáp – Tìm tòi. IV.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động I:Tìm hiểu chu kì tế bào. Gv:Đọc mục I và cho biết khái niệm chu kì tế bào? Gv:chu kì tế bào có máy giai đoạn?đó là giai đoạn nào? Gv:chiếu hình 18.1 cho biết kì trung gian được chia làm Hs:Dựa vào SGK trả lời. Hs:Hai giai đoạn -Kì trung gian -Quá trình phân bào. I.Chu kì tế bào. 1.Khái niệm: Là một chuỗi các sự kiện có trật tự từ khi tế bào phân chia tạo thành hai tế bào con,cho đến khi các tế bào con này tiếp tục phân chia. 2.Các giai đoạn: -Kì trung gian -Quá trình phân bào. *Kỳ trung gian: Giáo viên:Dương Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ Trường THPT Phạm Phú Thứ GiáoánSinhHọc 10-Cơ Bản máy pha? Gv:Khái niệm kì trung gian? Gv:Phát phiếu học tập yêu cầu họcsinh hoàn thành và làm việc theo nhóm. Hs:3 pha:G 1 ,S,G 2 . Hs:Dựa vào sgk trả lời. Hs:Thảo luận và hoàn thành phiếu học tập. -Chiếm thời gian dài nhất,là thời kì diễn ra các quá trình chuyển háo vật chất,đặc biệt là quá trình nhân đôi của ADN. *Các pha của kỳ trung gian: Phiếu học tập số 1 Các pha của kỳ trung gian Diễn biến cơ bản Pha G 1 Pha S Pha G 2 Đáp án phiếu học tập số 1 Các pha của kỳ trung gian Diễn biến cơ bản Pha G 1 -Độ dài pha G 1 thay đổi và quyết định số lần phân chia của tế bào trong các mô khác nhau. -Chỉ tế bào nào vượt qua điểm kiểm tra G 1 mới có khả năng phân chia Pha S -Diễn ra sự nhân đôi ADN và NST. -Trung tử nhân đôi. Pha G 2 Diễn ra sự tổng hợp Protein(histon),protein của thoi phân bào(tubulin…) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động II:Tìm hiểu diễn biến quá trình nguyên phân. Gv:Chi HS làm 4 nhóm. Gv:chiếu tranh về quá trình nguyên phân,yêu cầu họcsinh quan sát và đọc nội dung mục II.1 và hoàn thành phiếu học tập. Mỗi nhóm làm một l kì. Hs:Hoàn thành phiếu học tập theo nhóm. II.Quá trình nguyên phân 1.Phân chia nhân. Giáo viên:Dương Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ Trường THPT Phạm Phú Thứ GiáoánSinhHọc 10-Cơ Bản Phiếu học tập số 2 Các kỳ của nguyên phân Diễn biến cơ bản Kỳ đầu Kỳ giữa Ký sau Ký cuối Đáp án phiếu học tập số 2 Các kỳ của nguyên phân Diễn biến cơ bản Kỳ đầu -NST kép bắt đầu co xoắn -Trung tử tiến về hai cực của tế bào -Thoi phân bào hình thành -Màng nhân và nhân con dần tiêu biến mất Kỳ giữa -NST kép co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng tren mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. -NST có hình dạng và kích thước đặc trưng cho laoif. Ký sau -Mỗi NST tách nhau ra ở tâm động hình thành hai NST đơn đi về hai cực của tế bào. Ký cuối -NST dãn xoắn dần -Màng nhân và nhân con xuất hiện. Thoi phân bào biến mất. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Gv:Giảng phần phân chia tế bào chất. Hoạt động III:Tìm hiểu ý nghĩa của nguyên phân. GV:1 Tb mẹ nguyên phân 1 lần tạo ra mấy tế bào con? Đặc điểm của tế bào con? Gv:Nêu ý nghĩa lí luận và thực tiễn của quá trình nguyên phân? Hs:Lắng nghe và ghi chép. Hs:2 TB con,giống nhau và giống tế bào mẹ. 2.Phân chia tế bào chất. Sau khi hoàn tất việc phân chia vật chất di truyền,tế bào chất bắt đầu phân chia thành hai tế bào con. III.Kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân. 1.Kết quả: Từ 1 TB mẹ ban đầu(2n) nguyên phân 1 lần tạo ra 2 TB con có bộ NST giống nhau và giống tế bào mẹ. 2.Ý nghĩa: Giáo viên:Dương Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ Trường THPT Phạm Phú Thứ Giáo ánSinhHọc 10-Cơ Bản Gv:Loại tế bào nào tham gia vào quá trình nguyên phân? Gv:Phân biệt nguyên phân ở tế bào động vật và ở tế bào thực vật? Hs:Thảo luận và trả lời. Hs:Tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai. Hs:Giống nhau,chỉ khác nhau ở giai đoạn phân chia tế bào chất. *TBĐV:Phân chia tế bào chất bằng cách co thắt vùng tế bào ở vị trí mặt phẳng xích đạo → 2 TB con *Tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn từ trung tâm ra. a.Về mặt lí luận: -Giúp cơ thể đa bào lớn lên,đối với cơ thể đơn bào nguyên phân là cơ chế sinh sản. -Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác,từ thế hệ cơ thể này sang thế hệ cơ thể khác ở loài sinh sản vô tính. -Sự sinh trưởng của mô,tái sinh của các bộ phận bị tổn thương nhwof quá trình nguyên phân. 2.Về mặt thực tiễn: -Phương pháp giâm,chiết,ghép cành và nuôi cấy mô đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân. Giáo viên:Dương Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ Trường THPT Phạm Phú Thứ Giáo ánSinhHọc 10-Cơ Bản 4.Củng cố và hướng dẫn ở nhà: a.Củng cố: Kết luận Các giai đoạn của chu kỳ tế bào Diễn biến cơ bản Các pha của Pha G 1 kỳ trung gian Pha S Pha G 2 Các kỳ của Kỳ đầu nguyên phân Kỳ giữa Kỳ sau Kỳ cuối b.Hướng dẫn ở nhà:Trả lời các câu hỏi sgk. 5.Rút kinh nghiệm: Giáo viên:Dương Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ Trường THPT Phạm Phú Thứ Giáo ánSinhHọc 10-Cơ Bản Tiết 21 Bài 19 : GIẢM PHÂN Ngày soạn:15/01/2010 Ngày dạy: /0 /2010 I.Mục tiêu:Sau khi học xong bài này họcsinh phải: 1.Kiến thức: -Nêu được những diễn biến cơ bản của quá trình giảm phân -Nêu được ý nghĩa của quá trình giảm phân 2.Kĩ năng: -Rèn luyện kĩ năng phân tích ,so sánh,tổng hợp. -Kĩ năng sống:+Thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm,lớp. + Kĩ năng lắng nghe trình bày suy nghĩ,ý tưởng. +Tìm kiếm và xử lí thông tin về những hoạt động chính diễn ra trong các kì của quá trình giảm phân,ý nghĩa của quá trình giảm phân đối với sinh vật. 3.Tư duy và thái độ: -Nắm được những hoạt động chính diễn ra trong các kì của quá trình giảm phân,ý nghĩa của quá trình giảm phân -Nhìn nhận thế giới sinh vật theo quan điểm duy vật biện chứng. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Giáo án,sơ đồ quá trình giảm phân,máy chiếu vật thể. 2.Học sinh:Nghiên cứu bài trước khi lên lớp. III.Phương pháp: Dạy học theo nhóm. Vấn đáp – Tìm tòi. IV.Tiến trình dạy học: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: Câu 1:Diễn biến và ý nghĩa của quá trình nguyên phân? 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài Gv:Loại tế bào tham gia giảm phân? Hoạt động I:Tìm hiểu quá trình giảm phân I. Gv:Chiếu sơ đồ diễn biến giảm phân I.Yêu cầu họcsinh quan sát,nghiên cứu mục I và hoàn thành phiếu học tập số 1 Hs:Tế bào sinh dục chín. Hs:quan sát sơ đồ,nghiên cứu bài và hoàn thành phiếu học tập. -Loại tế bào tham gia: Tế bào sinh dục chín I.Giảm phân I. Giáo viên:Dương Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ Trường THPT Phạm Phú Thứ Giáo ánSinhHọc 10-Cơ Bản Phiếu học tập số 1 Các giai đoạn Diễn biến cơ bản Giảm Kì trung gian phân Kì đầu I I Kì giữa I Kì sau I Kì cuối I Đáp án phiếu học tập số 1 Các giai đoạn Diễn biến cơ bản Giảm Kì trung gian Các NST được nhân đôi →NST kép phân Kì đầu I -Có sự tiếp hợp của các NST kép theo từng cặp tương đồng -Sau tiếp hợp NST dần co xoắn lại -Thoi phân bào hình thành. -Màng nhân và nhân con tiêu biến. I Kì giữa I -NST kép co xoắn cực đại -Các NST tập hợp thành hai hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. Kì sau I -Mỗi NST kép trong cặp NST kép tương đồng di chuyển theo thoi phân bào đi về hai cực của tế bào. Kì cuối I -Các NST kép đi về 2 cực của tế bào và dãn xoắn -Màng nhân và nhân con xuất hiện. -Thoi phân bào tiêu biến. *Tế bào chất phân chia tạo thành 2 TB con có số lượng NST kép giảm đi một nửa. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung bài Hoạt động II:Tìm hiểu giảm phân II Gv:giảng giãi giảm phân II-cơ bản giống nguyên phân. Gv:Quan sát tranh và cho biết kết quả của quá tình giảm phân? Gv:Lưu ý cho họcsinh trường hợp giảm phân tạo giao tử đực và giảm phân tạo giao tử cái. Hs:Lắng nghe. Hs:1 TB(2n) giảm phân 1 lần cho 4 tế bào con(n) II.Giảm phân II. Cơ bản giống nguyên phân,bao gồm các kì: -Kì đầu II. -Kì giữa II. -Kì sau II. -Kì cuối II. *Kết quả: GP 1 lần 1 TB mẹ 4 TB con (2n) (n) Giáo viên:Dương Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ Trường THPT Phạm Phú Thứ Giáo ánSinhHọc 10-Cơ Bản Hoạt động III:Tìm hiểu ý nghĩa của giảm phân. Gv:Nêu ý nghĩa lí luận và thực tiễn của quá trình giảm phân? Hs:Thảo luận và trả lời. III.Ý nghĩa của giảm phân. 1.Về mặt lí luận: -Nhờ giảm phân giao tử được hình thành mang bộ NSt đơn bội(n),thông qua thụ tinh mà bộ NSt của loài được khôi phục. -Sự kết hợp của 3 quá trình:Nguyên phân,giảm phân và thụ tinh mà bộ NST của loài sinh sản hữu tính được duy trì,ổn định qua các thế hệ cơ thể. 2.Về mặt thục tiễn: Sử dụng lai hữu tính giúp tạo ra nhiều biến dị tổ hợp phục vụ cho công tác chọn giống. 4.Củng cố và hướng dẫn ở nhà: a.Củng cố: Nhấn mạnh diễn biến của các kì giảm phân. b.Hướng dẫn ở nhà: Họcsinh về hoàn thành bảng sau Điểm phân biệt Nguyên phân Giảm phân Loại tế bào tham gia Diễn biến Kết quả Ý nghĩa 5.Rút kinh nghiệm: Giáo viên:Dương Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ . án Sinh Học 10- Cơ Bản Tiết :20 Bài 18 : CHU KÌ TẾ BÀO VÀ QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN Ngày soạn: 11/01/2 010 Ngày dạy:15/01/2 010 I.Mục tiêu:Sau khi học xong bài. Thị Vui Tổ Sinh –Công Nghệ Trường THPT Phạm Phú Thứ Giáo án Sinh Học 10- Cơ Bản Tiết 21 Bài 19 : GIẢM PHÂN Ngày soạn: 15/01/2 010 Ngày dạy: /0 /2 010 I.Mục