1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thực hiện pháp luật

122 1,4K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 918,5 KB

Nội dung

thực hiện pháp luật

Trang 1

Học viện chính trị - hành chính quốc gia hồ chí minh

Vơng ngọc thịnh

thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sởtrên địa bàn huyện hoài đức, hà nội

Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nớc và pháp luật

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

1.Tính cấp thiết của đề tài 4

2.Tình hình nghiên cứu đề tài 5

3.Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn 7

4.Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 7

5.Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 8

6.Đóng góp của luận văn 8

7.Kết cấu của luận văn: 8

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 9

Trang 3

1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM, NỘI DUNG PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ.91.2 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ 23

1.3 VAI TRÒ CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở XÃ, PHƯỜNG 28

CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI………33

2.1 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC………33

2.2 QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂNCHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 39

2.3 HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM TRONG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 56

CHƯƠNG 3PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 63

3.1 PHƯƠNG HƯỚNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI 63

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở HUYỆN HOÀI ĐỨC 66

KẾT LUẬN 93

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 96

PHỤ LỤC 99

MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Với tư cách là một thiết chế chính trị - xã hội, một hình thức nhà

nước, dân chủ có mối quan hệ hữu cơ với pháp luật, bởi pháp luật là mộtyếu tố cấu thành của nội dung dân chủ Nền dân chủ chúng ta đã và đangphấn đấu xây dựng là nền dân chủ triệt để, trong đó nội dung cơ bản nhất làtoàn bộ quyền lực thuộc về nhân dân Mặt khác, dân chủ phải đi liền với kỷcương, pháp chế Trong nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có sự kết hợp hài hoà

Trang 4

giữa quyền và trách nhiệm, gắn lợi ích cá nhân với lợi ích của sự phát triểnxã hội.

Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Dân chủ là dân là chủ và dân làm chủ".

Câu nói toát lên sự đồng nhất, tính xuyên suốt của những vấn đề xoay xungquanh chữ DÂN Với ý nghĩa đó, dân là "tất cả" Bắt đầu từ DÂN, mọi việcdo DÂN, kết cục vì DÂN DÂN vừa là điểm xuất phát, vừa là mục tiêu

cuối cùng DÂN là chủ thể xuyên suốt, là động lực quyết định mọi sự pháttriển: "mọi việc do dân"

80 năm qua, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ, về mối quan hệ giữa dân chủ và nhànước, giữa Đảng và nhân dân, Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát huy dânchủ, nhất là dân chủ ở cơ sở trong mọi hoạt động đời sống xã hội

Quá trình thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đã làm chuyển biếnđáng kể nhận thức của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể, phát huy đượcquyền làm chủ trực tiếp của cán bộ, công chức, người lao động, góp phầntích cực, hiệu quả vào công tác xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch,vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức,viên chức, xây dựng khối đoàn kết trong cơ quan, đơn vị, giữ vững ổn địnhchính trị từ cơ sở, tạo động lực quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ chính trịcủa cơ quan, đơn vị

Tìm hiểu việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở có ý nghĩa quantrọng trong việc đề ra những nội dung, hình thức, giải pháp thiết thực, hiệuquả, nhằm nâng cao ý thức thực hiện pháp luật của người dân trong quátrình thực hiện dân chủ ở cơ sở Thực hiện tốt phương châm “Sống và làmviệc theo Hiến pháp và pháp luật”, phát huy mạnh mẽ dân chủ ở cơ sở vớiquyền tham gia ngày một rộng rãi, bình đẳng và thiết thực của nhân dânvào việc quản lý xã hội của Nhà nước là động lực thúc đẩy phát triển kinhtế - xã hội, tiến bộ xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đấtnước trong giai đoạn mới.

Trang 5

Bên cạnh những cố gắng và thành tựu bước đầu đạt được, việc thựchiện pháp luật về dân chủ trên từng địa phương còn có những hạn chế, thiếusót, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau Có nơi, cólúc, quyền làm chủ của nhân dân chưa thực sự được tôn trọng và phát huymột cách tối đa Các chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở chưathực làm tròn vai trò, trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ trong thực hiện phápluật về dân chủ ở cơ sở.

Với những lý do đó, học viên xin chọn đề tài Thực hiện pháp luật vềdân chủ ở cơ sở trên địa bàn Hoài Đức (Hà Nội) làm luận văn thạc sĩ,

chuyên ngành Lý luËn vµ lịch sử nhà nước và pháp luật.

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Sách

Thái Ninh - Hoàng Chí Bảo: “Dân chủ tư sản và dân chủ xã hội chủ

nghĩa”, NXB Sự thật, Hà Nội, 1991; Nguyễn Khắc Mai: “Dân chủ - di sảnvăn hóa Hồ Chí Minh”, NXB Sự thật, Hà Nội 1997; Nguyễn Đình Lộc: “Tưtưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân”; Lương Gia Ban:

“Dân chủ và việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở”, NXB CTQG, HàNội, 2003…

Các công trình này tập trung làm rõ giá trị nên tảng của chủ nghĩaMác – Lênin và tư tưởng Hồ chí Minh về dân chủ, dân chủ xã hội chủnghĩa, đánh giá khách quan những thành quả, tiến bộ mà chủ nghĩa tư bảncó được cũng như chỉ ra hạn chế do bản chất giai cấp tư sản quy định.

Hoàng Chí Bảo: “Dân chủ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở

Việt Nam”, Tạp chí Thông tin lý luận, số 7-1989; Nguyễn Tiến Phồn: “Dânchủ và tập trung dân chủ - Lý luận và thực tiễn”, NXB Khoa học xã hội, Hà

Nội, 2001

Những tác phẩm này đã nêu rõ thành công, hạn chế trong xây dựng vàthực hiện nền dân chủ ở các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có Việt Nam.Nêu ra những nguyên nhân, hạn chế và giải pháp khắc phục.

Trang 6

2.2 Tạp chí

Hoàng Chí Bảo: “Tổng quan về dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ:

Quan điểm, lý luận và phương pháp nghiên cứu”, Tạp chí Thông tin lý

luận, số 9-1992; Trần Quang Nhiếp: “Thực hiện dân chủ ở cơ sở là một hệ

giải pháp đồng bộ thống nhất”, Báo Đại Đoàn kết, ngày 1-12-1997; PGS,

TS Hoàng Văn Hảo: “Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng

thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước

và Pháp luật, số 2/2003…

Những bài viết trên bổ sung nhận thức mới, đề xuất cách làm mới đểxây dựng, thực hiện dân chủ phù hợp với đặc điểm lịch sử, truyền thốngcủa dân tộc, đặc điểm của thời kỳ quá độ ở Việt Nam.

2.3 Công trình luận án, luận văn

Luận án: Lưu Minh Trị: “Đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ

sở nông thôn ngoại thành Hà Nội (cấp xã) trong giai đoạn hiện nay”, Luận

án tiến sĩ, 1993; Nguyễn Văn Long: “Lệ làng truyền thống với việc hình

thành ý thức pháp luật cho nông dân Việt Nam thời kỳ đổi mới”, Luận án tiến

sĩ, 2002…

Luận văn: Trần Quốc Huy: Hoàn thiện Quy chế thực hiện dân chủ ở

cơ sở ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật, Hà Nội, 2005; Lê Xuân

Huy: Ý thức pháp luật với quá trình thực hiện dân chủ ở nông thôn nước ta

hiện nay (Qua thực tế một số tỉnh phía Bắc), Luận văn thạc sĩ Triết học,

Có thể thấy, đã có nhiều công trình viết dân chủ, dân chủ ở cơ sở vớiphạm vi nghiên cứu khác nhau, có giá trị nghiên cứu khác nhau, làm rõ bảnchất, nội dung, tính chất, cơ chế thực hiện dân chủ và vai trò của việc mởrộng quyền làm chủ của nhân dân đối với sự phát triển kinh tế xã hội vàtiến bộ xã hội Một số công trình đã nghiên cứu vấn đề dân chủ ở cơ sở trênđịa bàn nông thôn Song việc đưa ra những giải pháp nhằm thực hiện pháp

Trang 7

luật về dân chủ ở cơ sở, đáp ứng nhu cầu dân chủ của người dân thời kỳ mởcửa hội nhập còn nhiều ý kiến khác nhau

Với đề tài nghiên cứu Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trênđịa bàn Hoài Đức (Hà Nội), Luận văn đi vào nghiên cứu những quan điểm

của Đảng và Nhà nước về dân chủ ở cơ sở; khảo sát thực trạng thực hiệnpháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) hiệnnay; trên cơ sở đó đề xuất, kiÕn nghị quan điểm, giải pháp nâng cao chấtlượng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của địa phương trong thời giantới.

3 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu của luận văn

Đề tài tiến hành nghiên cứu việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơsở trên địa bàn huyện Hoài Đức, Hà Nội.

4 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn

Qua phân tích những vấn đề lý luận về thực hiện pháp luật về dân chủ ởcơ sở; từ việc đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trênđịa bàn huyện Hoài Đức luận văn đề xuất những quan điểm, giải pháp nhằmđẩy mạnh việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện HoàiĐức (Hà Nội)

Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

- Phân tích những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở và thực hiện phápluật về dân chủ ở cơ sở cơ sở;

- Đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bànhuyện Hoài Đức (Hà Nội), thành công, hạn chế, nguyên nhân.

- Đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thực hiệnpháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) trongthời gian tới.

5 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Trang 8

- Luận văn được tiến hành trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng về nhà nướcvà pháp luật, về thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, trong đó sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụthể, như: phân tích tổng hợp, thống kê và so sánh, phương pháp lịch sử vàlogic…

6 Đóng góp của luận văn

- Góp phần bổ sung những vấn đề lý luận về dân chủ ở cơ sở và thựchiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

- Làm rõ thực trạng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địabàn huyện Hoài Đức (Hà Nội) với những thành công, hạn chế.

- Nêu quan điểm và một số giải pháp có tính khả thi để nâng cao chấtlượng thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở trên địa bàn huyện Hoài Đức(Hà Nội) trong giai đoạn hiện nay.

7 Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụlục, luận văn gồm 3 chương, 8 tiết.

Trang 9

1.1.1 Khái niệm pháp luật về dân chủ ở cơ sở

1.1.1.1Khái niệm dân chủ, khái niệm về dân chủ cơ sở

a) Khái niệm dân chủ:

Thuật ngữ “dân chủ” ra đời từ thời Hy Lạp cổ đại, khoảng thế kỷ thứVII-VI trước công nguyên Theo tiếng Hy Lạp cổ, dân chủ là do hai từ hợpthành, “demos” là nhân dân và “kuatos” là quyền lực hay chính quyền.“Demoskratia” – dân chủ - có nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân Từđiển Bách khoa Việt Nam định nghĩa: “Dân chủ là hình thức tổ chức thiếtchế chính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc củaquyền lực, thừa nhận nguyên tắc bình đẳng và tự do Dân chủ cũng đượcvận dụng vào các tổ chức và hoạt động của những tổ chức và thiết chế xãhội nhất định”1.

Như vậy, dân chủ được coi là tiêu chí đánh giá cách thức, trình độtổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước đảm bảo quyền lực nhà nướcthuộc về nhân dân Song vấn đề dân chủ luôn là vấn đề phức tạp, có nộidung rộng lớn, luôn luôn mới, gắn với những tiến bộ về lịch sử và văn hóacủa loài người Để nghiên cứu, hiểu rõ bản chất, tính chất và nội dung củadân chủ phải xem xét nó dưới các góc độ, khía cạnh khác nhau.

Bản thân thuật ngữ dân chủ được tiếp cận dưới nhiều góc độ: Triếthọc, chính trị; dân chủ là một hình thái nhà nước; dân chủ là một hiện thựcchính trị;dân chủ là một hiện thực kinh tế, một hiện thực xã hội và dân chủlà một trạng thái của hệ thống quan hệ quốc tế Nếu xét theo trình độ pháttriển của lịch sử nhân loại thì có các nền dân chủ: dân chủ chủ nô, dân chủtư sản, dân chủ xã hội chủ nghĩa Về mặt phạm vi, dân chủ rất toàn diện,bao quát các lĩnh vực đời sống xã hội, từ kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóatư tưởng; từ các mối quan hệ giữa con người với con người đến quan hệgiữa cá nhân với cộng đồng, giữa công dân với Nhà nước, giữa các tổ chứcvà thể chế hiện hành, giữa các quốc gia trong quan hệ quốc tế Hiện nay,

Trang 10

với quá trình hội nhập và toàn cầu hóa, dân chủ còn được hiểu như làphương thức, cách thức tổ chức, là thước đo số cá thể (cá nhân, tổ chức)tham gia vào quá trình xã hội hóa công nghệ, tài chính, thông tin, văn hóa.Song, dù tiếp cận dưới góc độ nào thì thực chất nội dung, tính chất vàkhuynh hướng phát triển của dân chủ là hoàn toàn phụ thuộc vào chỗ quyềnlực chính trị thuộc về ai, phục vụ ai trong mối quan hệ, trong cộng đồng vàxã hội đó.

Sự phát triển của dân chủ phụ thộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, năng lực nhận thức của công dân và chính quyền, truyền thống lịchsử, văn hóa, pháp lý,…Dân chủ là mục tiêu, động lực phát triển của quốcgia, dân tộc.

-Dân chủ là khát vọng được làm chủ, là quyền tự nhiên của con ngườitrong đó có quyền sử dụng tất cả sức mạnh để thực hiện vai trò của ngườichủ và quyền làm chủ đó có lúc, có nơi đã được những người cầm quyềntrong lịch sử nhận thức và thể chế thành pháp luật thực định cùng các thiếtchế chính trị - xã hội khác Song, chỉ đến khi nền dân chủ vô sản – dân chủxã hội chủ nghĩa ra đời, thì đó mới là chế độ dân chủ thực sự, dân chủ củađa số nhân dân với sự đảm bảo thực hiện của pháp luật, của Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân.

- Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin là một hiện tượnglịch sử gắn liền với xã hội có giai cấp và được biến đổi dưới nhiều hìnhthức khác nhau trong điều kiện tương ứng của các hình thái kinh tế - xã hội.Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, “dân chủ” có một chất lượng mới do đượcphát triển đầy đủ trên cơ sở một nền kinh tế phát triển cao, nhờ đó conngười được giải phóng và phát triển toàn diện Trong đó, “sự phát triển củamỗi người là điều kiện phát triển tự do của tất cả mọi người”2

Trang 11

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin dân chủ trước hết là một hình thức Nhànước V I Lênin viết: “ Chế độ dân chủ, đó là một Nhà nước thừa nhậnviệc thiểu số phục tùng đa số, nghĩa là sự tổ chức đảm bảo cho một giai cấpthi hành bạo lực một cách có hệ thống chống lại giai cấp khác”3 Vì vậy,dân chủ luôn mang tính giai cấp, nó tồn tại và biến đổi cùng với sự biến đổicủa cuộc đấu tranh giai cấp và sự thay đổi của phương thức sản xuất chủyếu của xã hội Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một hiện tượng hợp quy luật,là bước phát triển cao hơn về chất so với các kiểu dân chủ khác và bản chấtcủa dân chủ xã hội chủ nghĩa là giải phóng con người, để con người có thểthực hiện được những quyền tự nhiên của mình, tự làm chủ vận mệnh vàquyết định những vấn đề xã hội Theo C.Mác, dân chủ xã hội chủ nghĩathực chất là chế độ “do nhân dân tự quy định Nhà nước”, nhân dân là chủthể tối cao của quyền lực Nhà nước Nhân dân tự tổ chức quyền lực nhànước qua bầu cử, tham gia quản lý và quyết định những vấn đề quan trọng,kiểm tra, giám sát hoạt động của Nhà nước thông qua hình thức dân chủtrực tiếp và dân chủ đại diện Lênin đã khái quát quyền dân chủ trong lĩnhvực chính trị của dân thành ba nội dung lớn: quyền bầu cử, quyền tham giaquản lý các công việc của Nhà nước và quyền bãi miễn.

Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, dân chủ xã hội chủ nghĩa có những đặcđiểm cơ bản sau:

+ Dân chủ cho nhân dân lao động+ Dân chủ thực sự

+ Dân chủ toàn diện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, tư tưởng,văn hóa…thực chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa là sự tham gia một cáchthực sự bình đẳng và ngày càng rộng rãi của những người lao động vàoquản lý công việc Nhà nước và xã hội Thống nhất được quyền và nghĩa vụcủa công dân trong mối quan hệ với Nhà nước Vì vậy, nó trở thành mụctiêu và động lực của sự phát triển xã hội.

3 Lênin toàn tập, tập 30, Nxb Tiến bộ, Matsxcova, 1978, tr 101

Trang 12

- Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ:

Tiếp thu và kế thừa các quan điểm về “dân chủ” của nhân loại, Hồ ChíMinh lý giải khái niệm “dân chủ” một cách đơn giản, hết sức cô đọng và dễhiểu, dễ thực hiện và kiểm soát Người nói: “ Chế độ ta là chế độ dân chủ,tức là dân làm chủ”4, “nước ta là nước dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vìdân là chủ”5 Người viết:

Nước ta là nước dân chủBao nhiêu lợi ích đều vì dânBao nhiêu quyền hạn đều của dân

Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dânChính quyền từ xã đến Chính phủ do dân cử raĐoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nênNói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân6

Như vậy, “dân là chủ” và “dân làm chủ” là cốt lõi trong khái niệm“dân chủ” của Hồ Chí Minh Quan điểm trên thể hiện nội dung cơ bản mànhân loại thừa nhận: dân chủ nghĩa là quyền lực thuộc về nhân dân.

Song nghiên cứu về dân chủ, chúng ta phải đứng trên quan điểmcủa chủ nghĩa Mác – Lênin, khi dùng khái niệm “nhân dân” không bao giờđược đánh đồng các giai cấp, tầng lớp.Vì dân chủ gắn liền với xã hội cógiai cấp, khái niệm dân có thể thay đổi về số lượng, chất lượng và đốitượng tùy theo tính chất của một xã hội trong từng thế kỷ, từng nấc thangphát triển nhất định Có thể nói, khái niệm dân đồng nhất với khái niệmnhân dân, dân chúng, quần chúng nhân dân.Và việc thực hiện cho được“dân là chủ, dân làm chủ” đấy chính là thực hiện sứ mệnh lịch sử, vai trò tolớn của quần chúng nhân dân, bởi vì quần chúng nhân dân là lực lượng cơbản của mọi cuộc cách mạng, là người trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất

4 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr 251.

5 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr 525.

6 Hồ Chí Minh toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1995, tr 698.

Trang 13

và sáng tạo ra những giá trị tính thần, nhân tố quyết định sự tồn tại và pháttriển của nhân loại.

b) Khái niệm dân chủ cơ sở:

Quần chúng nhân dân là những người trực tiếp sản xuất ra nhữnggiá trị vật chất và sáng tạo ra giá trị tinh thần Trong lao động và sinh sống,nhân dân luôn gắn bó mật thiết với một đơn vị, một tổ chức, một địa bàndân cư nhất định Bất cứ một tổ chức nào, xét theo hệ thống cấu trúc, cũngbao gồm hệ thống cấu trúc từ nhỏ đến lớn Những cấu trúc nhỏ nhất trongmột hệ thống có tư cách như một chỉnh thể tương đối hoàn chỉnh, độc lập,là nền tảng cho toàn bộ hệ thống được gọi là cơ sở Cơ sở là “tế bào” củahệ thống Bất cứ một công dân, một thành viên nào của tổ chức cũng đềugắn bó và sinh sống, lao động, học tập ở một cơ sở nhất định trong hệthống Đó chính là xã, phường, cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cơsở…nơi diễn ra các quan hệ nhiều mặt giữa các tầng lớp nhân dân Hệthống chính trị của nước ta được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tậptrung dân chủ, nguyên tắc cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đượctổ chức thành 4 cấp: trung ương, tỉnh, huyện và xã (cơ sở) là cấp cuốicùng Xã, phường, thị trấn là nơi trực tiếp thực hiện đường lối của Đảng,chính sách pháp luật của Nhà nước, là nơi kiểm nghiệm một cách chính xácnhất đường lối của Đảng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa trongthực tiễn khách quan Dân chủ, với ý nghĩa tối cao nhất là quyền tự nhiêncủa con người được thực hiện trước hết là ở cơ sở Nhân dân có quyềnđược biết, được bàn và được tham gia giải quyết và kiểm tra giám sát mọihoạt động diễn ra ở cơ sở Dân chủ ở cơ sở được thực hiện dưới hình thứcgián tiếp và dân chủ trực tiếp ,là hình thức nhân dân thực hiện quyền làmchủ của mình bằng cách trực tiếp thể hiện ý chí, nguyện vọng đối vớinhững vấn đề về tổ chức và hoạt động ở cơ sở.Dân chủ trực tiếp là hệ thốngbáo động nhạy cảm nhất những vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa Dânchủ trực tiếp giúp cho Đảng và Nhà nước kiểm nghiệm chính sách pháp

Trang 14

luật một cách nhanh nhất, sát với thực tế khách quan, khắc phục bệnh chủquan, duy ý chí, tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa chính quyền vớinhân dân.

Tăng cường, hoàn thiện và thực hiện dân chủ thực sự là mục tiêulâu dài và thường xuyên của Đảng và Nhà nước.Mỗi bước phát triển củadân chủ phải được ghi nhận bởi các quy định của pháp luật Dân chủ phảigắn liền với pháp luật và thực hiện pháp luật Song việc phát huy và mởrộng dân chủ phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trình độdân trí, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của mỗi cộng đồng, dânchủ gắn liền với kỷ cương Hiện tại, các quy định về thực hiện dân chủ ở cơsở của Nhà nước ta mới chỉ thể chế đối với cơ sở ở xã, phường, thị trấn, cơquan doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữuhạn Trong đó, dân chủ ở xã, phường, thị trấn là một nội dung quan trọng,chủ yếu đề cập đến thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở trong hệ thống chínhquyền 4 cấp ở nước ta theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra” Còn rất nhiều loại hình cơ sở khác chưa có quy định về thực hiệndân chủ đặt ra cho Đảng, Nhà nước yêu cầu tiếp tục được nghiên cứu, bổsung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở.

1.1.1.2 Khái niệm pháp luật về dân chủ cơ sở

Quan điểm của học thuyết Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật đãgiải thích một cách đúng đắn, khoa học về bản chất của pháp luật và nhữngmối quan hệ của nó với các hiện tượng khác trong xã hội có giai cấp Phápluật chỉ phát sinh và tồn tại, phát triển trong xã hội có giai cấp Pháp luậtvừa mang tính giai cấp lại vừa thể hiện tính xã hội Mức độ đậm, nhạt củahai tính giai cấp và xã hội của pháp luật rất khác nhau và thường hay biếnđổi tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, xã hội, đạo đức, quan điểm, đường lốivà các trào lưu chính trị của mỗi nước ở một thời kỳ lịch sử nhất định.

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước ban hành vàđảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là

Trang 15

nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội Pháp luật và Nhà nước là hai thànhtố của thượng tầng chính trị- pháp lý, luôn có mối quan hệ khăng khítkhông thể tách rời nhau Cả hai hiện tượng pháp luật và Nhà nước đều cóchung nguồn gốc cùng phát sinh và phát triển Nhà nước là một tổ chức đặcbiệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể được triển khaivà phát huy có hiệu quả trên cơ sở của pháp luật Pháp luật là hệ thống cácquy tắc xử sự do Nhà nước ban hành, luôn phản ánh những quan điểm vàđường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực Nhà nước và đảm bảocho quyền lực đó được triển khai nhanh, rộng trên quy mô toàn xã hội.

Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, dodân,vì dân, do đó pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đôngđảo nhân dân lao động, là pháp luật thực sự dân chủ vì nó bảo vệ quyền tựdo, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động Nó khác biệt căn bản về chấtso với các kiểu pháp luật trước đó như pháp luật chủ nô, pháp luật phongkiến, pháp luật tư sản.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là hệ thống các quy tắc xử sự, thể hiện ýchí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dưới sự lãnh đạo củaĐảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và đảm bảo thực hiện bằngsức mạnh cưỡng chế của Nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọingười tôn trọng và thực hiện.

Pháp luật giữ vai trò quan trọng, là phương tiện để nhân dân pháthuy quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Pháp luật lànhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội, nó luôn tác động và ảnh hưởng rấtmạnh mẽ tới các quan hệ xã hội trong đó có các quan hệ giữa các cá nhâncông dân với Nhà nước, giữa công dân với nhau trong đời sống xã hội.Pháp luật đảm bảo thực hiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyềnlực của nhân dân, đảm bảo công bằng xã hội Dân chủ là thuộc tính củaNhà nước xã hội chủ nghĩa, việc tăng cường hiệu lực và phát huy vai tròcủa Nhà nước trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội luôn gắn liều với

Trang 16

quá trình thực hiện và mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa Dân chủ được thểhóa thành pháp luật Những quyền tự do dân chủ của công dân phải đượcquy định cụ thể trong pháp luật, Nhà nước phải đảm bảo cho công dân thựchiện các quyền đó trong khuôn khổ luật định, đồng thời pháp luật cũng quyđịnh những nghĩa vụ tương ứng mà công dân phải thực hiện để đảm bảotrật tự kỷ cương xã hội.

Pháp luật về dân chủ là những quy tắc xử sự do Nhà nước ban hànhvà đảm bảo thực hiện; điều chỉnh những quan hệ phát sinh giữa Nhà nước;các tổ chức chính trị, chính trị xã hội, tổ chức kinh tế và công dân nhằmđảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ trong các lĩnh vực chínhtrị, kinh tế, văn hóa, xã hội Do đó, pháp luật về dân chủ có phạm vi và nộidung điều chỉnh rất rộng lớn Pháp luật về dân chủ ở cơ sở là một nội dungrất quan trọng của pháp luật về dân chủ, bao gồm hệ thống các quy phạmpháp luật điều chỉnh quan hệ giữa Nhà nước, các tổ chức chính trị, chính trịxã hội, tổ chức kinh tế và công dân đảm bảo cho nhân dân thực hiện quyềnlàm chủ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội trên địa bàn xã,phường, thị trấn Để thực hiện và thể chế hóa quan điểm của chỉ thị 30/ CT– TW ngày 18/12/1998 của Bộ Chính trị, ngày 26/2/1998, Ủy ban Thườngvụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 45-1998/ NQ-UBTVQH10 giaocho Chính phủ khẩn chương ban hành quy chế dân chủ ở xã, phường, thịtrấn Quán triệt tinh thần đó, ngày 11/5/1998, Chính phủ đã ban hành Nghịđịnh số 29/1998/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế thực hiện dân chủ ở xã.Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 22/1998/CT-TTg ngày 15/5/1998 vềviệc triển khai thực hiện QCDC ở xã và Ban tổ chức – Cán bộ Chính phủban hành thông tư số 03/1998/TT-TCCP ngày 6/7/1998 hướng dẫn áp dụng“Quy chế thực hiện dân chủ xã” đối với phường và thị trấn Các quy phạmpháp luật đó được thể hiện ở nhiều văn bản pháp luật bao gồm: Hiến pháp,luật bầu cử đại biểu Quốc hội, Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân,Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Luật đất đai, Luật

Trang 17

Thương mại, Luật khiếu nại tố cáo, Luật phòng chống tham nhũng…Pháplệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Nghị định 71/1998 quy địnhvề quy chế thực hiện dân chủ ở cơ quan hành chính và Nghị định 07/1999quy định về quy chế dân chủ ở doanh nghiệp nhà nước, Nghị định 87/2007quy định về thực hiện quy chế dân chủ trong công ty trách nhiệm hữu hạnvà công ty cổ phần Nhưng được quy định và thể hiện tập trung, chủ yếu tạicác Nghị định 79,07,71,87 của Chính phủ quy định quy định về quy chếthực hiện dân chủ ở cơ sở và Nghị định 79/ NĐ được hoàn thiện thànhPháp lệnh số 34/2007 thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn Các văn bảnpháp luật này nhằm thể chế phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dânkiểm tra” trên các lĩnh vực đời sống xã hội diễn ra ở cơ sở, nơi mỗi côngdân đều gắn bó, sinh sống, lao động, học tập, nơi họ có quyền làm chủ.Trong đó Pháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn là văn bảnpháp luật quy định cụ thể những việc Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhândân cấp xã phải thông tin kịp thời và công khai để dân biết, những việc dânbàn và quyết định trực tiếp, những việc nhân dân tham gia ý kiến trước khicơ quan Nhà nước quyết định, những việc dân giám sát, kiêm tra và cáchình thức thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn bao gồm cả dân chủ đạidiện và dân chủ trực tiếp.

1.1.2. Nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Nội dung pháp luật về dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa các quyền,các giá trị của dân chủ đã được quy định trong Hiến pháp Đó là các quyềnvề chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, trong đó có quyền tự do bầu cử vàứng cử (Điều 54), quyền của nhân dân lao động được tham gia vào quản lýNhà nước (Điều 53), quyền tự do ngôn luận, quyền được thông tin (Điều69), quyền của nhân dân được kiểm tra, giám sát hoạt động của bộ máy vàcán bộ công chức Nhà nước ( Điều 8), quyền bình đẳng nam nữ (Điều 63)…Sự ra đời của quy chế dân chủ cơ sở là một trong những điều kiện quantrọng đảm bảo cho các quy định của Hiến pháp được thực hiện trên thực tế,

Trang 18

làm cho nhân dân nắm vững và thực hiện được các quyền dân chủ củamình.

Sau một quá trình thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, để nâng cao giátrị pháp lý của các quy định về dân chủ ở cơ sở, UBTVQH đã ban hànhPháp lệnh thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn(thay thế Nghị định79/2003/NĐ-CP),34/2007/PL-UBTVQH11 Pháp lệnh này có 6 chương, 28điều quy định những nội dung cần được giải trình trước dân; những nộidung cần được dân thảo luận và quyết định; những nội dung cần lấy ý kiếncủa dân trước khi được cơ quan có thẩm quyền quyết định; những nội dungphải được dân giám sát; trách nhiệm của chính quyền và công chức ở cáccấp làng- xã; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và nhữngngười có liên quan trong quá trình thi hành dân chủ ở cấp xã Cụ thể nhưsau:

Một là, những nội dung cần công khai để dân biết:

Một trong những quyền trước tiên của nhân dân đó là quyền đượcbiết về tình hình chung đang diễn ra trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, vănhóa xã hội của đất nước, của địa phương và những vấn đề cụ thể có liênquan trực tiếp đến quyền lợi, nghĩa vụ của bản thân mỗi người dân, cũngnhư của gia đình và cộng đồng dân cư Điều 5 Pháp lệnh quy định nhữngnội dung công khai:

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, phương án chuyển dịch cơ cấukinh tế và dự toán, quyết toán ngân sách hằng năm của cấp xã.

- Dự án, công trình đầu tư và thứ tự ưu tiên, tiến độ thực hiện, phươngán đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, tái định cư liên quan đến dự án,công trình trên địa bàn cấp xã; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chi tiết vàphương án điều chỉnh, quy hoạch khu dân cư trên địa bàn cấp xã

- Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức cấp xã trực tiếp giảiquyết các công việc của nhân dân.

Trang 19

- Việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theochương trình, dự án đối với cấp xã; các khoản huy động nhân dân đónggóp.

- Chủ trương, kế hoạch vay vốn cho nhân dân để phát triển sản xuất,xoá đói, giảm nghèo; phương thức và kết quả bình xét hộ nghèo được vayvốn phát triển sản xuất, trợ cấp xã hội, xây dựng nhà tình thương, cấp thẻbảo hiểm y tế.

- Đề án thành lập mới, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địagiới hành chính liên quan trực tiếp tới cấp xã.

- Kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, thamnhũng của cán bộ, công chức cấp xã, của cán bộ thôn, tổ dân phố; kết quảlấy phiếu tín nhiệm Chủ tịch và Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịchvà Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Nội dung và kết quả tiếp thu ý kiến của nhân dân đối với những vấnđề thuộc thẩm quyền quyết định của cấp xã mà chính quyền cấp xã đưa ralấy ý kiến nhân dân theo quy định tại Điều 19 của Pháp lệnh này.

- Đối tượng, mức thu các loại phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính khác dochính quyền cấp xã trực tiếp thu.

- Các quy định của pháp luật về thủ tục hành chính, giải quyết cáccông việc liên quan đến nhân dân do chính quyền cấp xã trực tiếp thựchiện.

- Những nội dung khác theo quy định của pháp luật, theo yêu cầu củacơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chính quyền cấp xã thấy cần thiết.

Hai là, những nội dung nhân dân được bàn và quyết định trựctiếp:

“Dân bàn” là khâu thứ hai đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân.Bàn là tôn trọng quyền tự do ngôn luận của nhân dân, người dân được phátngôn, biểu thị ý chí, nguyện vọng của mình đối với cộng đồng cũng nhưvới chính quyền Không có cơ chế dân chủ thì nhân dân sẽ không có điều

Trang 20

kiện “bàn” các vấn đề mình quan tâm Việc nhân dân được bàn bạc vàquyết định những vấn đề thuộc lĩnh vực pháp luật cho phép đã giúp chonhân dân nâng cao nhận thức, phát huy trí tuệ, tạo động lực thúc đẩy nhândân tham gia, hưởng ứng nhiệt thành các chủ trương, chính sách của Đảngvà Nhà nước bằng việc đóng góp sức lực, của cải vật chất để xây dựng cáccông trình phúc lợi công cộng.

Xây dựng các chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế.Như vậy,vấn đề “Dân biết”, để “bàn”, để “làm” là nhu cầu hết sức cấp bách và kháchquan của mọi người dân Điều 10, 11, 12 Quy chế quy định những nộidung, hình thức nhân dân bàn, quyết định trực tiếp:

- Về nội dung nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:

Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp về chủ trương và mức đóng gópxây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng trong phạm vicấp xã, thôn, tổ dân phố do nhân dân đóng góp toàn bộ hoặc một phần kinhphí và các công việc khác trong nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với quyđịnh của pháp luật.

- Về hình thức nhân dân bàn và quyết định trực tiếp:

- Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những nội dung quy định tại Điều 10 của Pháp lệnh này bằng một trong các hình thức sau đây:

+ Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàntừng thôn, tổ dân phố;

+ Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình + Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thìviệc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín;hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưađạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổdân phố hoặc trong toàn cấp xã thì tổ chức lại cuộc họp.

+ Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ýkiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình

Trang 21

Ba là, những nội dung, hình thức mà nhân dân bàn, biểu quyết,tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyền quyết định:

Ngoài việc người dân được “bàn” và quyết định những vấn đề cụ thểnêu trên, còn những vấn đề việc quyết định cuối cùng phải do chính quyềnxã hoặc cấp trên thực hiện thì người dân cũng được tham gia bàn bạc, đónggóp ý kiến để giúp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nướccấp trên có những quyết sách đúng đắn và sáng suốt Thực tế đã chứngminh có nhiều chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được xuấtphát từ sáng kiến của quần chúng ở cơ sở Vì vậy, việc nhân dân bàn vàtham gia ý kiến một số việc chủ yếu là thủ tục bắt buộc trước khi chínhquyền xã hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định Những nộidung, hình thức mà nhân dân bàn, tham gia ý kiến để cấp có thẩm quyềnquyết định gồm:

- Về những nội dung nhân dân bàn, biểu quyết, Pháp lệnh quy định các lĩnh

vực sau:

+ Hương ước, quy ước của thôn, tổ dân phố

+ Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.+ Bầu, bãi nhiệm thành viên Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầutư của cộng đồng.

- Về hình thức nhân dân bàn, biểu quyết, nhân dân bàn và biểu quyết những

vấn đề trên bằng một trong các hình thức dưới đây:

+ Tổ chức cuộc họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình theo địa bàntừng thôn, tổ dân phố;

+ Phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình + Trường hợp tổ chức họp cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình thìviệc biểu quyết được thực hiện bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín;hình thức biểu quyết do hội nghị quyết định; nếu số người tán thành chưađạt quá 50% tổng số cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình trong thôn, tổdân phố thì tổ chức lại cuộc họp.

Trang 22

+ Trường hợp không tổ chức lại được cuộc họp thì phát phiếu lấy ý kiến tới cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình, trừ việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Bốn là, những nội dung nhân dân giám sát:

Giám sát là một nội dung thực hiện quyền dân chủ của nhân dânnhằm góp phần xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước và các đoàn thể nhândân trong sạch, vững mạnh Giám sát có ý nghĩa rất quan trọng trong pháthiện những khuyết điểm của cán bộ, công chức trong bộ máy của Đảng vàNhà nước để chấn chỉnh những sai phạm, đưa mọi hoạt động vào đúng nềnnếp; kịp thời phát hiện những sai phạm để xử lý kỷ luật,tạo dựng trật tự kỷcương, góp phần vào việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước và của tập thể,quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.Do đó, quyền giám sát không chỉthể hiện thông qua hoạt động của các cơ quan chuyên trách giám sát màcòn phải lôi cuốn được đông đảo nhân dân tham gia Nhân dân cần đượcgiám sát những gì có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của họ, giám sátviệc thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước địa phương, giám sát hoạtđộng của cán bộ, công chức, những người có trách nhiệm trong việc thựchiện những quy định về tài chính, kinh tế,quản lý sử dụng đất đai, chínhsách xã hội là việc giải quyết đơn thư khiếu nại,tố cáo của công dân… Tấtcả những nội dung Pháp lệnh quy định người dân có quyền được biết, đượcquyết định và được tham gia ý kiến thì người dân cũng có quyền giám sát.Hình thức giám sát: Thông qua Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầutư của cộng đồng; thông qua quyền khiếu nại, tố cáo, kiến nghị với các cơquan công quyền; kiến nghị qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chứcthành viên.

Năm là, trách nhiệm tổ chức thực hiện dân chủ cơ sở:

Trách nhiệm chung: HĐND, UBND xã phối hợp cùng MTTQ và cáctổ chức thành viên cấp xã

Trang 23

Đối với những việc cụ thể(công khai thông tin, tổ chức họp thôn…),Pháp lệnh quy định trách nhiệm cụ thể của các tổ chức, cá nhân( UBND xã,chủ tịch UBND, trưởng thôn…)

Trên đây là những nội dung trong pháp lệnh dân chủ cơ sở Dựa vàonội dung này chúng ta có thể đánh giá những mặt đạt và chưa đạt đượctrong quá trình thực hiện Quy chế DCCS của mỗi địa phương Pháp lệnhdân chủ cơ sở là một công cụ mạnh để thúc đẩy tính minh bạch và sự thamgia của người dân Đây là những giá trị mà các tổ chức xã hội dân sựthường hay đề cao và vận động thực hiện.

1.2.KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN PHÁPLUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ

1.2.1. Khái niệm thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở

Nhà nước Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa củadân, do dân, vì dân Pháp luật do Nhà nước ban hành nhằm đảm bảo quyềnlàm chủ của nhân dân và có vị trí tối cao trong cách ứng xử của cả côngdân, các tổ chức và Nhà nước Song mục đích đó có đạt được hay không,pháp luật có triển khai thực hiện trong thực tế cuộc sống hay không phụthuộc vào hiệu quả thực hiện pháp luật của các chur thể.

Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động)của con người phù hợp với những quy định của pháp luật Dưới góc độ củapháp lý thì thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp Thực hiện pháp luật làmột quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luậtđi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thểpháp luật.

Chủ thể pháp luật có thể là cá nhân, cơ quan Nhà nước, tổ chức.

Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở là hoạt động có mục đích làmcho những quy định của pháp luật về thực hiện dân chủ cơ sở đi vào cuộcsống nhằm phát huy cao độ quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dântrong phát triển kinh tế, văn hoá – xã hội đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội

Trang 24

giàu đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh, xây dựng hệ thống chính trị ở cơsở trong sạch, vững mạnh.

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, thực hiện pháp luật về dânchủ cơ sở chủ yếu là tập trung thực hiện những nội dung quy định của Pháplệnh thực hiện dân chủ ở xã,phường, thị trấn ( Pháp lệnh số 34/ 2007- PL-UBTVQH11) được Uỷ ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 20 tháng04 năm 2007 Chủ thể thực hiện là nhân dân, các tổ chức, đơn vị ở cấp xã.

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở được thực hiện theo nguyêntắc: đảm bảo trật tự kỷ cương, đảm bảo quyền của nhân dân được biết,tham gia ý kiến, quyết định, thực hiện và giám sát việc thực hiện dân chủ ởcấp xã Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức,cá nhân; công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp xã;đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng , sự quản lý của Nhà nước.

1.2.2 Đặc điểm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở

Thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở là thực hiện quyền làm chủ củanhân dân ở xã, phường, thị trấn, khác với thực hiện pháp luật trong cáclĩnh vực, các ngành luật khác ở các chủ thể, phạm vi, nội dung và các hìnhthức thực hiện.

Chủ thể thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở trước hết là chính

quyền( Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân) cấp xã, các tổ chức chính trị,tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở xã và các cơ quan Nhànước có liên quan dến việc thực hiện quyền dân chủ ở xã, các công dânsinh sống trong địa bàn xã Nhưng năng lực pháp lý của chủ thể lại đượcquy định trong các văn bản pháp luật khác Phạm vi thực hiện pháp luậtđược triển khai trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn cụ thể với những nộidung phát sinh trong việc đảm bảo thực hiện phương châm “ dân biết, dânlàm, dân bàn, dân kiểm tra” trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tổchức đời sống cộng đồng của nhân dân.

Trang 25

Phạm vi thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở diễn ra giữa các chủ

thể mà một bên bao giờ cũng là công dân sống trong một đơn vị hành chínhlãnh thổ hoặc những đơn vị quần cư nhỏ nhất.

Chế độ và trách nhiệm pháp lý của các chủ thể trong thực hiện phápluật về dân chủ cơ sở vừa mang tính chất quản lý hành chính vừa mang tínhchất tự quản

Tính chất, mức độ của các chế tài xử phạt vi phạm chung chung,mang tính định tính chứ chưa phải định lượng.

Nội dung thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở rất rộng lớn, có liên

quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nơi cư trú, được thựchiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, trongđó các việc biết, bàn, làm, kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ và chất lượngthực hiện nội dung này ảnh hưởng quyết định đối với việc thực hiện nộidung tiếp theo.

1.2.3 Hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở

Hình thức thực hiện pháp luật là cách thức mà các chủ thể tiến hànhcác hoạt động có mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộcsống Các quy phạm pháp luật rất phong phú nên hình thức thực hiện chúngcũng rất phong phú và khác nhau Căn cứ vào tính chất của hoạt động thựchiện pháp luật, có thể xác định thực hiện pháp luật bao gồm các hình thứctuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng phápluật Trong đó, thi hành pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, cácchủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tíchcực Sử dụng pháp luật là hình thức trong đó các chủ thể pháp luật thựchiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật chophép), ở hình thức này các chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc khôngthực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình Thực hiệnpháp luật về dân chủ cơ sở được thực hiện chủ yếu ở hình thức sử dụngpháp luật (đối với chủ thể là công dân) và áp dụng pháp luật (đối với chủ

Trang 26

thể là chính quyền và các tổ chức chính trị cơ sở) Nếu xem xét thực hiệnpháp luật về dân chủ cơ sở chính là thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở chínhlà quyền thực hiện quyền dân chủ ở cơ sở thì thực hiện quyền dân chủ đượcthể hiện ở hai hình thức: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

Dân chủ đại diện là việc nhân dân thực hiện quyền làm chủ của mìnhthông qua các cơ quan, tổ chức đại diện cho họ theo nghĩa rộng Các cơquan, tổ chức đại diện cho quyền lực và quyền làm chủ của nhân dân baogồm: Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, các cơ quan nhà nước khác,các đoàn thể, các tổ chức xã hội Theo nghĩa hẹp, cơ quan tổ chức đai diệncho nhân dân là Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các tổ chức chính trị xãhội Dân chủ đại diện thể hiện tập trung thống nhất quyền lực của nhân dân,tạo ra những điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của Nhà nước Dân chủđại diện ở cơ sở được thực hiện thông qua hoạt động của Hội đồng nhândân và các đoàn thể xã hội chủ yếu bằng các phương thức cơ bản sau: -thông qua hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồngnhân dân ở cơ sở là những người do cử tri bầu ra, đại diện cho lợi ích vànguyện vọng của cử tri Trên cơ sở nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tìm hiểunhững vấn đề mà cử tri quan tâm, đại biểu Hội đồng nhân dân tập hợp ýkiến của của cử tri và căn cứ vào quy định của pháp luật, đại biểu Hội đồngnhân dân sẽ tham gia xây dựng Nghị quyết của Hội đồng nhân dân nhằmquyết định những chủ trương, giải pháp thực hiện phù hợp với các quy địnhcủa luật pháp Chất lượng hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân quyếtđịnh hiệu quả đại diện của Hội đồng nhân dân Dân chủ đại diện còn đượcthực hiện thông qua việc Hội đồng nhân dân thực hiện các chức năng củaHội đồng nhân dân: ban hành Nghị quyết nhằm tổ chức thực hiện pháp luậtvà giải quyết những vấn đề quan trọng trên tất cả các lĩnh vực của đời sốngxã hội ở cơ sở phù hợp với ý chí nguyện vọng của nhân dân, Hội đồng nhândân giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân Dân chủ đại diện cũng đượcthực hiện thông qua hoạt động của các đoàn thể chính trị - xã hội như: công

Trang 27

đoàn, đoàn thanh niên, hội phụ nữ…Các tổ chức này là tập hợp rộng rãi cáctầng lớp nhân dân, do cách thức tổ chức phù hợp và đại diện cho đoàn viên,hội viên Trong các phương thức trên thì phương thức thực hiện thông quahoạt động của Hội đồng nhân dân có vai trò quyết định bởi vì thông quahoạt động của Hội đồng nhân dân,ý chí của nhân dân trở thành ý chí củaNhà nước, được đảm bảo thực hiện bằng bộ máy nhà nước và phương thứctác động có tính bắt buộc chung đối với các thành viên ở cơ sở.

Dân chủ trực tiếp là hình thức thể hiện ý chí trực tiếp, có nghĩa lànhân dân trực tiếp làm chủ, trực tiếp tham gia xây dựng và quản lý Nhànước ở xã, phường Văn kiện Đại hội IX, Đại hội X của Đảng xác định cónhững phương thức thực hiện dân chủ trực tiếp sau:

 Trưng cầu ý dân;

 Chế độ bầu và bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân cáccấp;

 Hỏi ý kiến nhân dân, đưa ra thảo luận các chủ trương, chính sách,các quyết định quản lý;

 Khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu tố của nhân dân;

 Chế độ công khai, báo cáo công việc trước nhân dân của cơ quan nhànước, cán bộ công chức nhà nước;

 Nhân dân bàn và quyết định trực tiếp những vấn đề phát triển kinhtế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh trật tự trên địa bàn địa phương, cơsở;

 Chế độ tự phê bình trước dân;

 Tiếp nhận và giải quyết đơn thư khiếu tố, đơn thư dân nguyện;

 Xây dựng chế độ và các tổ chức tự quản đời sống cộng đồng, tập thể.Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở được tiến hành bằng hìnhthức nào cũng phải đảm bảo yêu cầu, nguyên tắc của pháp chế xã hội chủnghĩa, tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp, pháp luật và giữ vững đường lối củaĐảng, tăng cường khối đoàn kết cộng đồng, phát huy sức mạnh, trí tuệ của

Trang 28

nhân dân để ngày càng thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào quản lýNhà nước, quản lý xã hội.

1.3 VAI TRÒ CỦA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở XÃ,PHƯỜNG

1.3.1. Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần mở rộng dânchủ, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.

Thứ nhất, thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần hiện thực

hóa các quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về dânchủ trong thực tiễn đời sống của nhân dân ở cơ sở

Đảng ta xác định: dân chủ cơ sở là nền tảng, dân chủ ở trung ương cótính chất quyết định đối với việc xây dựng chính quyền của dân Tổng kết20 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõnhững yếu kém, khuyết điểm của bộ máy Nhà nước: “Dân chủ ở nhiều nơibị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa nghiêm Quan liêu, tham nhũng, lãngphí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếutrách nhiệm của bộ phận không nhỏ cán bộ, công chức, nhất là ở các cơquan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp Bộ máy chính quyền ởcơ sở nhiều nơi yếu kém”7 Như vậy, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ởcơ sở có vai trò trong việc mở rộng dân chủ, đảm bảo dân chủ ở cơ sở đượcthực thi nghiêm túc.

Pháp luật, với vai trò là công cụ để giai cấp thống trị thực hiện quyềnlực của mình đối với việc quản lý xã hội và đấu tranh giai cấp, việc thựchiện pháp luật có ý nghĩa quyết định đảm bảo cho quyền lực thực sự thuộcvề giai cấp đó Nhà nước xã hội chủ nghĩa là Nhà nước “nửa Nhà nước”với quyền lực thuộc về đa số nhân dân lao động, Nhà nước mang bản chấtgiai cấp công nhân với trình độ dân chủ cao hơn hẳn các chế độ chính trịtrước đó Do đó, việc thực hiện pháp luật về dân chủ là điều kiện tiên quyếtđể đảm bảo quyền lực thực sự của nhân dân

7 Đảng Cộng sản Việt Nam(2004), Báo cáo tổng kết 6 năm thực hiện Chỉ thị số 30 CT/TW của Bộ Chính

Trang 29

Thứ hai, thực hiện pháp luật dân chủ ở xã, phường là phương thức

quản lý đảm bảo trên thực tế các quyền dân chủ của nhân dân Nhân dânđược hưởng quyền chính trị cơ bản nhất của người công dân: quyền bầu cử.Theo quy định của pháp luật về chế độ bầu cử các cơ quan đại diện chonhân dân: bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì côngdân được thực hiện quyền bầu cử của mình tại cơ sở xã, phường nơi cư trú.Đây là bước khởi đầu để thực hiện Nhà nước của dân Nhân dân thiết lậpnên bộ máy quản lý Nhà nước của mình để ủy quyền quản lý, thực hiệnquyền dân chủ đại diện thông qua hoạt động của đại biểu các cơ quan dâncử Nhân dân có quyền bầu và bãi miễn các đại biểu dân cử nếu họ khôngđược dân tín nhiệm và thực hiện cơ chế giám sát thông qua hoạt động củaMặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên Cũng tại cơ sở xã, phường,nhân dân thực hiện các quyền cơ bản nhất được Hiến pháp quy định: quyềncó nhà ở, quyền tự do tín ngưỡng, quyền được chăm sóc và bảo vệ sứckhỏe, quyền được làm tất cả những gì mà pháp luật không cấm trên tất cảcác lĩnh vực kinh tế, văn hóa – xã hội

Thứ ba, thông qua thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở giúp Đảng

và Nhà nước hoàn thiện đường lối, chính sách về dân chủ nói chung, dânchủ ở cơ sở nói riêng Yêu cầu xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyềnxã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân đặt ra đòi hỏi tính tối cao củaHiến pháp và pháp luật Nhà nước được làm những gì mà pháp luật quyđịnh còn công dân được làm những gì mà pháp luật không cấm Việc thựchiện pháp luật về dân chủ trên tất cả các lĩnh vực diễn ra ở cơ sở không chỉgiúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, nhân dân tự mình làm chủtrong quản lý xã hội mà còn giúp cho Đảng, Nhà nước ngày càng có cơ sởthực tiễn hơn trong việc hoạch định đường lối chính sách, hoàn thiện phápluật, vì chỉ có thông qua thực tiễn, nhân dân mới thực sự là người sáng tạora lịch sử.

Trang 30

1.3.2.Vai trò của thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đối với hoạtđộng của chính quyền cơ sở.

Thứ nhất, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở xã, phường,

thị trấn vừa là điều kiện, vừa là yêu cầu nhằm kiện toàn và nâng cao chấtlượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở Hệ thống chính trị ở cơ sởcó vai trò rất quan trọng trong việc tổ chức và hoạt động nhân dân thựchiện đường lối chính sách của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân,huy động mọi khả năng phát triển kinh tế - xã hội, tổ chức cuộc sống củacộng đồng dân cư Pháp luật về dân chủ quy định cụ thể trách nhiệm củacác tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở đối với việc phát huy dân chủxã hội chủ nghĩa Với tư cách là chủ thể của hoạt động thực hiện pháp luậtvề dân chủ ở cơ sở, hệ thống chính trị ở cơ sở là khâu then chốt trong tổchức thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.Mỗi khâu của quá trình dân chủ đều đòi hỏi bản thân hệ thống chính trịcũng như mỗi tổ chức thành viên đều phải kiện toàn tổ chức, đổi mới vànâng cao chất lượng hoạt động để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Mỗi tổ chứcthành viên, căn cứ chức năng, nhiệm vụ mà có các hình thức thực hiện khácnhau trong cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”,song tất cả đều vì một mục tiêu xây dựng một Nhà nước Việt Nam: “dângiàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” Dân chủ khôngchỉ là mục tiêu, động lực của cả hệ thống mà còn là nguyên tắc, là phongcách công tác của cán bộ, Đảng viên, công chức, hội viên các đoàn thểnhân dân Dân chủ cơ sở là thước đo trình độ phát triển mọi mặt của mỗicộng đồng dân cư

Thứ hai, thông qua việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở mà

hệ thống chính trị ngày càng nâng cao năng lực tổ chức triển khai nhiệmvụ, phát triển và bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận cho đội ngũ cán bộ, côngchức, đổi mới phương thức lãnh đạo, tập hợp đoàn viên, hội viên, điều hòavà gắn kết các nhóm lợi ích, những vấn đề nảy sinh được phát hiện kịp

Trang 31

thời, các khó khăn được tháo gỡ và ngày càng thu hút được sự tham giarộng rãi của người dân vào các công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.

kinh tế, văn hóa – xã hội; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xãhội ở cơ sở.

Thứ nhất, thực hiện pháp lệnh về dân chủ ở xã, phường, thị trấn bảo

đảm và góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội hơn Nhà nước thựchiện chính sách quản lý và phát triển kinh tế - xã hội thông qua chính sáchvĩ mô và vi mô Trong những năm qua hoạt động quản lý kinh tế của cáccấp chính quyền đã được tách bạch, rạch ròi với chức năng quản lý sản xuấtkinh doanh Đối với chính quyền cơ sở, đây vừa là nơi thực hiện chức năngquản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh tế - xã hội, vừa là nơi chịu sựquản lý của cấp chính quyền cấp trên Toàn bộ các mục tiêu, chương trìnhphát triển kinh tế - xã hội dài hạn, ngắn hạn của tỉnh, huyện đều có ảnhhưởng và triển khai trên địa bàn xã, phường Bên cạnh đó, việc hoạch địnhcác mục tiêu của xã, phường cũng được HĐND xã, phường thông qua Mặcdù tầm ảnh hưởng của Nghị quyết HĐND đối với việc phát triển kinh tếtrên địa bàn không lớn, song những vấn đề mà nhân dân quan tâm, đượcbiết, được bàn, được kiểm tra theo nội dung của pháp luật thực hiện dânchủ ở xã, phường bao gồm: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, chuyểndịch cơ cấu kinh tế, quyết toán ngân sách, xây dựng cơ sở trường, trạm, cácthiết chế văn hóa, công khai mức thuế, phí và lệ phí, vốn vay xóa đói, giảmnghèo, bình xét gia đình văn hóa, kế hoạch và phương án đền bù giải phóngmặt bằng xây dựng triển khai các dự án trên địa bàn…đều là những vấn đềảnh hưởng trực tiếp đến việc phát triển kinh tế - xã hội ở cả vùng miền Dođó, thực hiện pháp lệnh về dân chủ xã, phường, thị trấn góp phần phát triểnkinh tế - xã hội hơn Thực tiễn quá trình thực hiện pháp lệnh về dân chủ cơsở cho thấy, khi tài chính được công khai, nhân dân được đóng góp ý kiếnvà sẵn sàng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi công

Trang 32

cộng, đất đai được quản lý tốt hơn, việc chuyển đổi mô hình hợp tác xãnông nghiệp được ủng hộ, công tác dồn điền đổi thửa tạo đà cho sản xuấtnông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công tác xã hội hóa trong giáodục, y tế được đẩy mạnh, do đó quyền của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế,văn hóa, y tế được bảo đảm hơn Việc thực hiện dân chủ nằm trong mộtmục tiêu chung “tất cả vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh”.

Thứ hai, thực hiện pháp luật về dân chủ ở xã, phường cũng là cơ sở

để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Pháp luật về dân chủ ởxã, phường là một bộ phận của pháp luật thực định, góp phần thực hiệnchức năng duy trì trật tự xã hội Quy chế dân chủ, các chế định pháp luậtkhác nhau về quyền công dân đảm bảo cho nhân dân được bảo vệ tínhmạng, sức khỏe, nhân phẩm, các quyền về kinh tế, pháp luật nghiêm cấmmọi hành vi gây mất dân chủ, ảnh hưởng đến quyền lợi và lợi ích hợp phápcủa công dân Các quy định pháp luật đều c ó chế tài để răn đe, phòng ngừavà trừng trị nghiêm khắc những hành vi vi phạm quyền con người, quyềnlàm chủ của nhân dân Thực hiện pháp lệnh dân chủ, nhân dân được bàn vàquyết định trực tiếp những vấn đề an ninh trật tự, xây dựng và tổ chức tựquản đời sống cộng đồng, chính quyền có trách nhiệm tiếp nhận và giảiquyết đơn thư dân nguyện, đảm bảo quyền dân chủ trực tiếp của nhân dân.Thực tế chứng minh, ở địa phương nào thực hiện tốt dân chủ thì ở đó tìnhhình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, vì sự ổn định,bình yên của từng cụm dân cư góp phần xây dựng nên sự bình yên, ổn địnhcủa cả địa phương, quốc gia, dân tộc

1.3.4.Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựngNhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng chống quan liêu,tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác.

Thứ nhất, trong điều kiện một đảng cầm quyền, thực hiện dân chủ là

một giải pháp hạn chế sự tha hóa của quyền lực nhà nước Chúng ta kiên trì

Trang 33

thực hiện mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội do đó việcxây dựng một Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnhlà yêu cầu cơ bản của cách mạng Việt Nam Đảng ta xác định: dân chủ ở cơsở là nền tảng, dân chủ ở trung ương có tính chất quyết định đối với việcxây dựng chính quyền của nhân dân.

Thứ hai, thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở không còn là một khẩu

hiệu chung chung mà đã trở thành những quy phạm pháp luật quy định cụthể quyền của người dân, nhân dân đã có công cụ để thực hiện quyền làmchủ của mình ở cơ sở Chính từ khi có quy chế dân chủ ở cơ sở và ngườidân được biết, được bàn, được giải phóng sức sản xuất và sáng tạo, dânđược kiểm tra, giám sát, tài chính được công khai, minh bạch hơn đã làmhạn chế rất nhiều các biểu hiện tha hóa của cán bộ, công chức, làm thay đổitác phong công tác của đa số cán bộ công chức theo hướng tích cực hơn,trăn trở hơn với lợi ích của dân, sâu sát và tôn trọng quyền làm chủ củadân Thực hiện dân chủ cũng đòi hỏi bộ máy nhà nước phải đẩy mạnh cảicách hành chính để ngày càng phục vụ nhân dân tốt hơn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ DÂN CHỦ Ở CƠSỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

Trang 34

2.1.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI HUYỆN HOÀI ĐỨC

Hoài Đức là huyện thuộc tỉnh Hà Tây cũ, giáp với trung tâm của thủđô Hà Nội, có diện tích đất tự nhiên là 8.245 ha (trong đó vùng đồng bằnglà 5.820 ha, vùng bãi là 2.425 ha); là huyện đất chật người đông với dân sốlà 183.484 người, mật độ dân số xấp xỉ là 2.200 người/km2 Hoài Đức có20 đơn vị hành chính trực thuộc: thị trấn Trạm Trôi (ở phía bắc) và 19 xã(An Khánh, An Thượng, Cát Quế, Di Trạch, Dương Liễu, Đắc Sở, ĐôngLa, Đức Giang, Đức Thượng, Kim Chung, La Phù, Lại Yên, Minh Khai,Song Phương, Sơn Đồng, Tiền Yên, Vân Canh, Vân Côn, Yên Sở), có 54làng, 132 khu dân cư Toàn huyện có 73 tổ chức cơ sở Đảng, trong đó 20Đảng bộ xã, thị trấn, 6 đảng bộ trực thuộc, 47 chi bộ trực thuộc huyện ủyvới tổng số 4.518 đảng viên, có 24 cơ quan hành chính, 6 doanh nghiệpNhà nước và 202 doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Từ 1/8/2008, cùng với toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh của tỉnhVĩnh Phúc, 4 xã: Đông Xuân, Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung của huyệnLương Sơn, tỉnh Hoà Bình, huyện Hoài Đức được sáp nhập vào Hà Nội.

Thành tựu to lớn của nhân dân Hoài Đức trong hơn 20 năm đổi mớilà phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, khaiphá ngày càng có hiệu quả thế mạnh của địa phương vào phát triển kinh tế.Thực hiện chủ trương đổi mới toàn diện, sâu sắc với những bước đi thíchhợp, trong đó, đổi mới kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Hoài Đức đã tạo nênnhững thành quả rất to lớn trên mặt trận xây dựng và phát triển một nềnkinh tế vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nằm trong vùng Đồng bằng Châu thổ Sông Hồng, đã từ lâu, HoàiĐức đã nổi danh với những làng nghề truyền thống đa dạng và phong phú(nghề tạc tượng ở Sơn Đồng, làm bánh kẹo, dệt len ở La Phù, nhiếp ảnh ởKim Chung…) Đây là điều kiện cơ bản để Hoài Đức phát triển mạnh côngnghiệp – tiểu thủ công nghiệp Bên cạnh đó, với vị trí địa lý hết sức thuận

Trang 35

lợi là nằm cạnh khu tam giác kinh tế trọng điểm của khu vực phía Bắc (HàNội – Hải Phòng – Quảng Ninh), lại có hệ thống đường giao thông thuậntiện nối liền Hoài Đức với thủ đô Hà Nội và các tỉnh, thành trong cả nướcbằng quốc lộ 6 và quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng – Hòa Lạc, các tỉnh lộ70, 72, 79; đặc biệt, trong thời gian tới, tuyến đường vành đai 4 của Thủ đôHà Nội và tuyến đường Lê Trọng Tấn kéo dài sẽ đi qua 6 xã của huyệnHoài Đức (An Khánh, Vân Canh, Di Trạch, Dương Nội, Kim Chung, LaPhù) sẽ biến Hoài Đức thành địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư Trongnhững năm gần đây, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp đã có bước pháttriển vượt bậc, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện Tốc độ tăngtrưởng ngành công nghiệp bình quân đạt 15,2%/năm Sự thay đổi theochiều hướng tích cực của công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp trong thờigian qua không chỉ đem lại mức thu nhập ổn định cho người lao động màcòn góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp – tiểu thủcông nghiệp, hoạt động thương mại, dịch vụ của huyện cũng phát triển kháđồng bộ Khai thác triệt để vị trí giao thông thuận lợi là giáp với Hà Nội –thị trường tiêu thụ lớn nhất miền Bắc – đầu mối giao thương buôn bán vớicác tỉnh, thành trong cả nước, những năm qua, thương mại – dịch vụ đã cómức tăng trưởng khác, đáp ứng nhu cầu về đầu ra, đầu vào của các ngànhsản xuất công nghiệp – xây dựng cơ bản và nhu cầu của thị trường Hà Nội.Hàng năm, Hoài Đức cung cấp khoảng 10% nhu cầu về rau, quả, các sảnphẩm nông nghiệp đã qua chế biến (miến, mỳ…) cho thành phố Hà Nội.

Trong thời gian tới, huyện Hoài Đức đặt ra nhiệm vụ trọng tâm là tậptrung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế.

Về công nghiệp, xác định đây là ngành kinh tế mũi nhọn, huyện chủtrương khai thác tiềm năng của từng cơ sở, từng ngành, từng vùng, từngthành phần kinh tế để phát triên công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp theohướng kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, đáp ứng nhu cầu đời sống, phục

Trang 36

vụ xuất khẩu, giải quyết việc làm, đảm bảo nâng cao đời sống nhân dân,xây dựng nông thôn mới Để phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu trên,huyện đã tiến hành quy hoạch 15 cụm điểm công nghiệp và xây dựng cácvùng công nghiệp tập trung.

Về thương mại – dịch vụ, với mục tiêu đưa thương mại – dịch vụthành thế mạnh của huyện, Hoài Đức chủ trương tổ chức lại hệ thống lưuthông hàng hóa và các tổ chức thương mại – dịch vụ, xây dựng các chợnông thôn, xây dựng các trung tâm buôn bán, đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của người dân, kết hợp hình thức xanh – sạch ven sông Đáy để thu hútkhách du lịch và phục vụ nhu cầu giải trí của nhân dân trong huyện.

Về nông nghiệp, huyện chủ trương phát triển theo hướng sản xuấthàng hóa hiệu quả và bền vững trên cơ sở giải quyết tốt nhu cầu lươngthực, thực phẩm của nhân dân trên địa bàn Nhằm thực hiện mục tiêu trên,huyện đã tiến hành chuyển dịch cơ cấu cây trông, vật nuôi, quy hoạch cácvùng sản xuất hàng hóa phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của từng vùng:vùng trồng cây ăn quả ở ven sông Đáy và dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnhlộ, vùng rau sạch ở Vân Cồn …

Để đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tiến tới xâydựng khu đô thị văn minh, hiện đại, trong thời gian tới, Hoài Đức sẽ triểnkhai dự án đường vành đai số 4 của Hà Nội đi qua 6 xã trong huyện Trongtương lai không xa, khi dự án này hoàn thành, Hoài Đức sẽ trở thành mộtkhu đô thị mới của Thủ đô.

Quán triệt sâu sắc quan điểm gắn phát triển kinh kế với phát triển xãhội, giải quyết hài hòa vấn đề tăng trưởng và phát triển; phát triển kinh tếhướng vào phục vụ phát triển con người, trong hơn hai mươi năm đổi mới,Đảng bộ và nhân dân Hoài Đức đã nỗ lực không ngừng, làm cho đời sốngvăn hóa – xã hội trên địa bàn có những chuyển biến khá tích cực, đời sốngnhân dân được ổn định và cải thiện nhiều mặt.

Trang 37

Nhận thức rõ phát triển nguồn nhân lực là khâu quyết định triển vọngthành công của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, khắc phục nhữnghạn chế về lao động thiếu kỹ năng và năng suất thấp, nâng cao sức cạnhtranh và hội nhập kinh tế; tạo lập những tiền đề, cơ sở quan trọng hàng đầuđể tiếp cận và phát triển nền kinh tế tri thức, Hoài Đức đã tập trung nhiềunguồn lực cho lĩnh vực cốt yếu là phát triển giáo dục – đào tạo Công tác xãhội hóa giáo dục đã từng bước phát triển, đáp ứng nhu cầu học tập đa dạngtrong nhân dân Hoài Đức đã từng bước sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngânsách và tích cực huy động các nguồn vốn khác trong cộng đồng Công táckhuyến học phát triển đa dạng với nhiều hình thức của các tổ chức xã hội,trong dòng họ; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trongphát triển giáo dục Đến năm 2008, giáo dục – đào tạo của huyện phát triểntương đối đa dạng và toàn diện cả về mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất,chất lượng giảng dạy, số lượng học sinh và giáo viên.

Hoài Đức đã thực hiện tốt công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhândân Đảng bộ đã lãnh đạo củng cố mạng lưới y tế; thực hiện tốt chươngtrình y tế quốc gia, phòng chống dịch bệnh, kết hợp y học hiện đại với yhọc cổ truyền dân tộc, động viên toàn dân tham gia bảo hiểm y tế Nângcao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, quản lý chặt chẽ các dịch vụy dược tư nhân Cơ sở vật chất, trang thiết bị từng bước được quan tâm đầutư Y tế cộng đồng trên địa bàn từng bước phát triển dưới nhiều hình thứcnhư phục hồi chức năng cho trẻ em tàn tật, khám chữa bệnh nhân đạo.Công tác y tế đã phối hợp chặt chẽ với công tác dân số - kế hoạch hóa giađình và bảo vệ chăm sóc trẻ em, đảm bảo nâng cao chất lượng dân số và hạtỷ lệ tăng dân số tự nhiên, bảo đảm cơ cấu và phát triển dân số ổn định.

Một kết quả to lớn là Hoài Đức đã triển khai thực hiện tốt các chínhsách xã hội, trong đó giải quyết việc làm gắn với xóa đói giảm nghèo lànhiệm vụ quan trọng Đảng bộ huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo việc thựchiện 2 chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm.

Trang 38

Kết quả là tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, từ 7,35% năm 1995 giảm còn 3%năm 2000, cơ bản không còn hộ đói Nếu như trong thời gian từ 1995 đếnnăm 2000, toàn huyện đã tạo thêm việc làm cho gần 16.500 lao động thìtrong 5 năm 2001-2005, trung bình mỗi năm huyện giải quyết việc làm cho9.500 người, trong đó tạo việc làm mới cho 4000-5000 người có thu nhậpổn định.

Hoài Đức cũng thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng vàNhà nước đối với các đối tượng chính sách, nhất là Pháp lệnh ưu đãi ngườicó công; đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ ViệtNam anh hung; quan tâm và khuyến khích làm việc thiện giúp đỡ ngườinghèo, tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa thông qua các cuộc vậnđộng “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ăn quả nhớ ngườitrồng cây”…Các hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội(được coi như ngân hàng của người nghèo)diễn ra sôi động, khá hiệu quảvà các đoàn thể chính trị - xã hội đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hộicựu chiến binh đã thực hiện tốt kênh huy động vốn giúp đỡ người nghèo,các hộ nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.

Thấu suốt quan điểm văn hóa là mục tiêu, động lực của sự phát triển;là nền tảng tinh thần của xã hội, Hoài Đức quan tâm xây dựng và phát triểnvăn hóa theo hướng vừa hiện đại, vừa đậm chất truyền thống, giàu bản sắcdân tộc Các cấp ủy, chính quyền và đoàn thể chính trị - xã hội đẩy mạnhcuộc vận động xây dựng nông thôn mới, xây dựng nếp sống văn minh, giađình văn hóa,làng văn hóa Duy trì, thực hiện nhiều hoạt động văn hóa, vănnghệ quần chúng, giữ gìn thuần phong mỹ tục, tổ chức các hoạt động lễhội, bảo vệ tốt văn hóa truyền thống, bài trừ các hủ tục mê tín dị đoan vàcác tệ nạn xã hội khác Hoạt động văn hóa văn nghệ quần chúng không chỉđược đẩy mạnh vào các dịp lễ tết, kỷ niệm những ngày lễ lớn của địaphương và đất nước, với nhiều nội dung, đáp ứng nhu cầu vui chơi giải tríngày càng đa dạng của nhân dân, mà còn luôn được mở rộng dưới các hình

Trang 39

thức sinh hoạt câu lạc bộ văn nghệ, thơ ca, văn hóa truyền thống, giữ gìnbản sắc văn hóa làng Số lượng các ấn phẩm văn hóa như báo chí, bản inđược tăng cường và đa dạng hơn; hầu hết các xã đã có tủ sách pháp luật vàcác phương tiện phục vụ thông tin tuyên truyền cần thiết Qua đẩy mạnhcác cuộc vận động văn hóa, nếp sống và thái độ ứng xử ở nơi làm việc vànơi công cộng bước đầu có những chuyển biến tích cực, phong trào vănhóa luôn nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các tầng lớp nhândân.

2.2.QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀDÂN CHỦ Ở CƠ SỞ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, HÀ NỘI

2.2.1 Quá trình triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơ sở trên địabàn huyện Hoài Đức

2.2.1.1 Tình hình cơ sở xã, thị trấn trước khi triển khai thực hiệnpháp lệnh dân chủ ở cơ sở

Năm 1998 trở về trước, sau hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mớiđất nước, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Hoài Đứcđã thu được những thành tựu bước đầu Cơ chế chính sách của Đảng, Nhànước, địa phương từng bước được đổi mới trên các lĩnh vực: Kinh tế, xãhội nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần trong nhân dân và giữvững ổn định anh ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện.Hệ thống chính trị từ tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và cácđoàn thể từ huyện đến cơ sở thường xuyên được củng cố và kiện toàn đã cơbản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương Nhiều xã đãtừng bước công khai một số vấn đề về thu – chi ngân sách, chế độ chínhsách, khen thưởng – kỷ luật, tiếp nhận và đề bạt cán bộ Tư tưởng độcđoán, chuyên quyền, mất dân chủ đã giảm nhiều Tình hình đó đã tạo điềukiện thuận lợi cơ bản cho việc thực hiện có hiệu quả Chỉ thị 30 của BộChính trị và các Nghị định của Chính phủ về thực hiện dân chủ ở xã,phường trong những năm qua Tuy nhiên, do chưa có văn bản quy phạm

Trang 40

pháp luật cụ thể nên tình hình thực hiện dân chủ ở một số xã còn hình thức,vẫn còn tình trạng vi phạm dân chủ, vi phạm các nguyên tắc quản lý kinhtế, quản lý văn hóa xã hội, có nhiều đơn thư khiếu nại tố cáo vượt cấp, kéodài Các biểu hiện độc đoán, gia trưởng, không công khai trong hoạt độngthu, chi ngân sách, xây dựng cơ bản, quản lý đất đai…đã làm cho nhân dândị nghị, thậm chí bất bình, giảm sút lòng tin đối với cấp ủy Đảng và chínhquyền

2.2.1.2 Tình hình tổ chức triển khai thực hiện pháp lệnh dân chủ cơsở

Sau khi tiếp thu chỉ thị số 30 của Bộ Chính trị và Nghị định 29/CPcủa Chính phủ do Tỉnh ủy Hà Tây(cũ) triển khai, Ban thường vụ huyện ủyđã thành lập Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS Từ năm 1998 đến năm2008 huyện ủy Hoài Đức đã ban hành các loại văn bản: Chỉ thị số 28 củaBan thường vụ Huyện ủy, thông tri số 07, Công văn số 241 về hướng dẫntriển khai, xây dựng, thực hiện quy chế dân chủ ở có sở và ban hành 8Quyết định thành lập, kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo thực hiện quy chếDCCS của huyện Các xã, thị trấn sau mỗi kỳ Đại hội Đảng bộ xã và các kỳĐại hội nhiệm kỳ các Đoàn thể và hàng năm dưới sự chỉ đạo của Huyện ủyđều kiện toàn, bổ sung Ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của xã, thịtrấn.

Đối với cấp cơ sở: 100% cấp ủy xã, thị trấn, cơ quan hành chính,90% doanh nghiệp nhà nước, 55% doanh nghiệp ngoài quốc doanh đã xâydựng kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở từ các bước triển khaihọc tập đến các bước đánh giá, kiểm tra, việc sơ kết, tổng kết hàng năm, 2năm, 3 năm, 5 năm và 10 năm theo đúng kế hoạch của Huyện ủy.

- Hoạt động của Ban chỉ đạo

Qua hơn 10 năm thực hiện chỉ thị 30 của Bộ Chính trị(khóa VIII)ban chỉ đạo thực hiện quy chế DCCS của huyện Hoài Đức đã được kiệntoàn, bổ sung 8 lần, Ban chỉ đạo đã tham mưu giúp cấp ủy xây dựng kế

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:13

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CỦA TÁC GIẢ THEO PHỤ LỤC 1 VÀ 2 - thực hiện  pháp luật
1 VÀ 2 (Trang 116)
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC CỦA TÁC  GIẢ THEO PHỤ LỤC 1 VÀ 2 - thực hiện  pháp luật
1 VÀ 2 (Trang 116)
II. MỨC ĐỘ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ - thực hiện  pháp luật
II. MỨC ĐỘ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ (Trang 117)
Bảng 2a: Đỏnh giỏ của cỏn bộ cơ sở về mức độ thực hiện quy chế dõn chủ ở cơ sở - thực hiện  pháp luật
Bảng 2a Đỏnh giỏ của cỏn bộ cơ sở về mức độ thực hiện quy chế dõn chủ ở cơ sở (Trang 117)
Bảng 2a: Đánh giá của cán bộ cơ sở về mức độ thực hiện quy chế dân chủ ở  cơ sở - thực hiện  pháp luật
Bảng 2a Đánh giá của cán bộ cơ sở về mức độ thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (Trang 117)
Bảng 2b: Mức độ tham gia thực hiện quy chế dõn chủ của nhõn dõn - thực hiện  pháp luật
Bảng 2b Mức độ tham gia thực hiện quy chế dõn chủ của nhõn dõn (Trang 118)
Bảng 2b: Mức độ tham gia thực hiện quy chế dân chủ của nhân dân - thực hiện  pháp luật
Bảng 2b Mức độ tham gia thực hiện quy chế dân chủ của nhân dân (Trang 118)
III. BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ - thực hiện  pháp luật
III. BẢNG ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ (Trang 119)
Bảng 3a: Đánh giá của cán bộ cơ sở về chuyển biến của địa phương so với  trước khi thực hiện quy chế dân chủ - thực hiện  pháp luật
Bảng 3a Đánh giá của cán bộ cơ sở về chuyển biến của địa phương so với trước khi thực hiện quy chế dân chủ (Trang 119)
Bảng 3b: Đỏnh giỏ của nhõn dõn về kết quả thực hiện quy chế dõn chủ - thực hiện  pháp luật
Bảng 3b Đỏnh giỏ của nhõn dõn về kết quả thực hiện quy chế dõn chủ (Trang 120)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w