Đặc điểm và hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở

MỤC LỤC

Đặc điểm thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở

Phạm vi thực hiện pháp luật được triển khai trên địa bàn từng xã, phường, thị trấn cụ thể với những nội dung phát sinh trong việc đảm bảo thực hiện phương châm “ dân biết, dân làm, dân bàn, dân kiểm tra” trong quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tổ chức đời sống cộng đồng của nhân dân. Nội dung thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở rất rộng lớn, có liên quan trực tiếp đến quyền và lợi ích của người dân nơi cư trú, được thực hiện theo phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, trong đó các việc biết, bàn, làm, kiểm tra có mối quan hệ chặt chẽ và chất lượng thực hiện nội dung này ảnh hưởng quyết định đối với việc thực hiện nội dung tiếp theo.

Hình thức thực hiện pháp luật về dân chủ cơ sở

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở được tiến hành bằng hình thức nào cũng phải đảm bảo yêu cầu, nguyên tắc của pháp chế xã hội chủ nghĩa, tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp, pháp luật và giữ vững đường lối của Đảng, tăng cường khối đoàn kết cộng đồng, phát huy sức mạnh, trí tuệ của nhân dân để ngày càng thu hút đông đảo nhân dân tham gia vào quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Việc thực hiện pháp luật về dân chủ trên tất cả các lĩnh vực diễn ra ở cơ sở không chỉ giúp cho pháp luật thực sự đi vào cuộc sống, nhân dân tự mình làm chủ trong quản lý xã hội mà còn giúp cho Đảng, Nhà nước ngày càng có cơ sở thực tiễn hơn trong việc hoạch định đường lối chính sách, hoàn thiện pháp luật, vì chỉ có thông qua thực tiễn, nhân dân mới thực sự là người sáng tạo ra lịch sử.

Vai trò của thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở đối với hoạt động của chính quyền cơ sở

Thứ hai, thông qua việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở mà hệ thống chính trị ngày càng nâng cao năng lực tổ chức triển khai nhiệm vụ, phát triển và bồi dưỡng nguồn cán bộ kế cận cho đội ngũ cán bộ, công chức, đổi mới phương thức lãnh đạo, tập hợp đoàn viên, hội viên, điều hòa và gắn kết các nhóm lợi ích, những vấn đề nảy sinh được phát hiện kịp thời, các khó khăn được tháo gỡ và ngày càng thu hút được sự tham gia rộng rãi của người dân vào các công việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Thực tiễn quá trình thực hiện pháp lệnh về dân chủ cơ sở cho thấy, khi tài chính được công khai, nhân dân được đóng góp ý kiến và sẵn sàng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi công cộng, đất đai được quản lý tốt hơn, việc chuyển đổi mô hình hợp tác xã nông nghiệp được ủng hộ, công tác dồn điền đổi thửa tạo đà cho sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, công tác xã hội hóa trong giáo dục, y tế được đẩy mạnh, do đó quyền của nhân dân trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa, y tế được bảo đảm hơn.

Thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, đấu tranh phòng chống

Hoài Đức cũng thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với các đối tượng chính sách, nhất là Pháp lệnh ưu đãi người có công; đẩy mạnh phong trào toàn dân chăm sóc phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hung; quan tâm và khuyến khích làm việc thiện giúp đỡ người nghèo, tàn tật, trẻ mồ côi không nơi nương tựa thông qua các cuộc vận động “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”…Các hoạt động tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội (được coi như ngân hàng của người nghèo)diễn ra sôi động, khá hiệu quả và các đoàn thể chính trị - xã hội đặc biệt là Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh đã thực hiện tốt kênh huy động vốn giúp đỡ người nghèo, các hộ nghèo phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Thông qua các kỳ họp HĐND, thông qua các Hội nghị tiếp xúc cử tri, thông qua các Hội nghị đoàn thể và các buổi họp dân, đồng thời thông báo trên hệ thống thông tin đại chúng để thông báo kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, nhiệm vụ trọng tâm của xã, các dự án phát triển công nghiệp, đô thị, giao thông…cụ thể như: đề án qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, dự toán thu, chi ngân sách xã hàng năm, việc thu và sử dụng các loại quỹ từ nguồn huy động đóng góp của nhân dân, các chủ trương vay vốn để phát triển sản xuất, xóa đói, giảm nghèo, việc sơ kết các hoạt động của HĐND, UBND, kế hoạch bồi thường giải phóng mặt bằng các dự án thu hồi đất. Các cấp ủy Đảng đã quán triệt đến cán bộ, đảng viên và nhân dân luôn cảnh giác với âm mưu diễn biến hòa bình của kẻ địch, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tham ô, lãng phí, cơ hội trục lợi, bảo vệ, giữ vững sự đoàn kết trong Đảng; thường xuyên quan tâm, chăm lo, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảm bảo chi bộ giữ vai trò chính trị hạt nhân lãnh đạo, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các qui định của địa phương; chấn chỉnh lề lối làm việc và tác phong, phong cách của người cán bộ, công chức từ huyện đến cơ sở; hệ thống tổ chức chi bộ Đảng và các đoàn thể được sắp xếp lại theo mô hình thôn, xóm, cụm dân cư, đảm bảo sự lãnh đạo trực tiếp của chi bộ đối với các chi hội, chi đoàn với phương châm xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch vững mạnh, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân, tăng cường triển khai thực hiện QCDC ở cơ sở về dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.

Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và chính quyền xã, thị trấn thực sự trong sạch, vững mạnh nhằm nâng cao năng lực, chất lượng,

- Tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về dân chủ nói riêng một cách thường xuyên bằng các hình thức phong phú: dạy về dân chủ, quyền làm chủ và trách nhiệm của công dân ở tất cả các cấp học ngay từ trong trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, biểu dương những địa bàn, khu dân cư thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tổ chức tư vấn về quyền làm chủ của người dân trong các lĩnh vực liên quan đến lợi ích thiết thực, quyền có nhà ở, quyền sử dụng đất, quyền tự do kinh doanh…Nâng cao hiệu quả sử dụng về chất lượng, số lượng tủ sách pháp luật, phát các tờ rơi, lập các chuyên mục, chuyên đề về dân chủ trên các phương tiện thông tin đại. - Tiếp tục quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc” và thực hiện phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” đối với mọi công việc, mọi hoạt động của hệ thống chính trị ở xã, thị trấn, tuyên truyền để mọi người dõn hiểu và nắm rừ nội dung, phạm vi của từng việc biết, bàn, làm và kiểm tra giám sát theo quy định của Pháp lệnh 34/PL về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, từ đó thức đẩy người dân biết đòi hỏi các chủ thể khác phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, khắc phục tình trạng thờ ơ chính trị, thờ ơ với các vấn đề chung trong cộng đồng dân cư, thờ ơ với các công việc của chính quyền, với chính quyền lợi và nghĩa vụ công dân của một bộ phận không nhỏ nhân dân. Để tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Chương trình tổng kết cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2001-2010, Nghị quyết 49 của Bộ Chính trị và thực hiện các Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4,5,6 Ban chấp hành Trung ương khóa X về “đổi mới và kiện toàn tổ chức bộ máy các cơ quan Đảng, định hướng về tổ chức bộ máy nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị-xã hội”, “Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước”, “Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của hệ thống chính trị”, “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên”.