Xây dựng nội dung khung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tình thái nguyên đến 2015
Trang 1ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỒNG QUANG
Trang 2ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
Thái nguyên - 2008
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS Phạm Hồng Quang đã hướng dẫn, giúp đỡ tận tình Các phòng ban chuyên môn văn phòng S ở GD-ĐT, Các trường THPT, các Phòng giáo dục - đào tạo huyện đã cung cấp thông tin và nguồn tư liệu quý giá cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài
Toàn thể các anh chị em, bạn bè và đồng nghiệp đã quan tâmgiúp đỡ
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008
Trang 4Giáo dục thường xuyên GDTX
Hường nghiệp, dạy nghề HN-DN
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng tiêu chí dự báo
1.1 Một số vấn đề về dự báo giáo dục 9
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển giáo dục 34
CHƯƠNG 2 Thực trạng giáo dục vùng khó khăn của tỉnh 36
2.1 Những đặc điểm KT-XH tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay 36 2.2 Thực trạng giáo dục vùng khó khăn của tỉnh Thái Nguyên 43 2.3 Những thách thức chính đối với giáo dục - đào tạo vùng khó
Trang 6MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Loài người đang đứng trước thềm thế kỷ XXI với tư tưởng xây dựng một xã hội học tập, lấy việc học là động lực quyết định hàng đầu để đưa xã hội tiến lên Trong xã hội mới, giáo dục có vị trí rất quan trọng, vấn đề con người, vấn đề giáo dục nổi lên hàng đầu Ủy ban giáo dục thế giới nêu lên một cột trụ của giáo dục thế kỷ XXI là dạy con người chung sống với nhau, tạo dựng một nền văn minh mới, văn minh hòa bình, văn minh khoan dung Trong tình hình hiện nay cả nước đang phấn đấu đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực hiện dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh, cùng loài người bước vào một nền văn minh mới mở đầu thiên niên kỷ thứ ba Giáo dục Việt Nam đang đứng trước nhiệm vụ vinh quang nhưng cũng rất nặng nề đầy thử thách do cuộc cách mạng khoa học công nghệ đặt ra Kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất Trước những đòi hỏi của công cuộc đổi mới, nền giáo dục phải có những chuyển biến mạnh mẽ, phải tìm kiến con đường đi hiệu quả để giáo dục trở thành quốc sách hàng đầu, làm tiền đề phát triển kinh tế - xã hội Trên lộ trình đi lên đòi h ỏi phải có dự báo và hoạch định chiến lược ở tất cả mọi cấp, mọi ngành, mọi lĩnh vực
Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ X khẳng định rõ “ Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [ V-trang 40] Muốn có sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa thành công thì điều kiện cốt lõi là phải phát huy tốt nhân tố con người Bởi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển, giáo dục là nhân tố chủ yếu để
Trang 7hình thành và phát triển nhân cách con người, là chìa khóa mở cửa vào tương lai, là quốc sách hàng đầu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
Để giáo dục và đào tạo thực sự vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế xã hội thì cần phải xây dựng chiến lược phát phát triển giáo dục - đào tạo Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã đề ra nghị quyết “ Về định hướng chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [3 - trang 19]
Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã xác đ ịnh mục tiêu, giải pháp và các bước đi cho ngành giáo dục cả nước theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa hiện đại hóa, xã hội hóa trong đó ưu tiên bảo đảm phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn để tạo sự công bằng trong giáo giữa các vùng miền trong cả nước
Muốn thực hiện được mục tiêu chiến lược đó trước hết cần phải tiến hành công việc mang tính dự báo, quy hoạch giáo dục Xây dựng dự báo là công việc hết sức quan trọng của người quản lý giáo dục trong tình hình hiện nay, vì dự báo chính là cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc ra quyết định, điều khiển, điều chỉnh trong quản lý Vì vậy một trong những giải pháp quan trọng để khắc phục những mặt yếu kém của giáo dục - đào tạo hiện nay là đổi mới công tác quản lý, đặt trọng tâm vào vấn đề:
“ Tăng cường công tác dự báo và kế hoạch phát triển giáo dục Đưa giáo dục và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và từng địa phương, có chính sách điều tiết quy mô và cơ cấu đào tạo cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội khắc phục tình trạng mất cân đối hiện nay, gắn đào tạo với sử dụng” [ 3- trang 42]
Trên thế giới dự báo là vấn đề có ý nghĩa quan trọng nhằm tạo ra cơ sở khoa học cho hoạch định chính sách, các chương trình phát tri ển kinh tế xã hội cụ thể vấn đề dự báo giáo dục đã có nhiều công trình nghiên cứu ở trong
Trang 8nước và ngoài nước Tháng 8 năm 1990 UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương đã tổ chức hội nghị “ Những chất lượng mà nền giáo dục hôm nay đòi hỏi nhằm đáp ứng nhu cầu tiên đoán của thế kỷ XXI Tiến sỹ R.ROY.SINGH một nhà giáo dục nổi tiếng ở Ấn Độ đã phác họa những điểm nổi bật của thế giới ngày nay và viễn cảnh giáo dục trong xã hội ngày mai trong cuốn sách “ Nền giáo dục thế kỷ XXI: Những triển vọng Châu Á Thái Bình Dương” Ở Việt Nam đã có m ột số tác giả nghiên cứu về dự báo giáo dục và các vấn đề liên quan đến dự báo giáo dục đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của tác giả PTS Đỗ Chấn về dự báo nhu cầu cán bộ chuyên môn Việt Nam đến năm 2000 (Viện nghiên cứu đại học và trung học chuyên nghiệp năm 1984) Tác giả Hà Thế Ngữ về “ Dự báo giáo dục vấn đề và xu hướng”, (Viện khoa học và giáo dục Việt Nam - 1989) Gần đây là công trình nghiên c ứu của tác giả Xuân Thủy “ Dự báo phát triển giáo dục tỉnh Quảng Ninh”
Thái Nguyên là Trung tâm văn hóa xã h ội của các tỉnh phía Bắc, là trung tâm đào tạo lớn của cả nước Quán triệt quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, trong đó ưu tiên phát triển giáo dục ở các vùng dân tộc thiểu số và các vùng khó khăn, phấn đấu giảm chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng lãnh thổ Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xác định mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và Điều chỉnh quy hoạch phát triển GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến 2020 Trong những năm qua Giáo dục & Đào tạo Tỉnh Thái Nguyên đã thực sự thu lượm được những thành tích đáng tự hào, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều điều bất cập, các yếu tố điều kiện để đảm bảo cho các bậc học trong tỉnh phát triển một cách vững chắc còn nhiều khó khăn, đặc biệt là chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, hệ thống mạng lưới trường lớp và cơ sở vật chất phục vụ cho dạy và học ở các vùng dân tộc thiểu số và đặc biệt khó khăn Từ những yêu cầu thực tiễn, vấn đề dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn có một ý
Trang 9nghĩa quan trọng và cần thiết nhằm xây dựng kế hoạch, chương trình phát triển giáo dục tổng thể trong những năm tiếp theo để giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng Vì những lý do trên đây chúng tôi chọn nghiên cứư đề tài: " Xây dựng nội dung, khung tiêu chí dự báo phát triển
Giáo dục vùng khó tỉnh Thái Nguyên đến 2015”
Từ cơ sở lý luận và thực trạng giáo dục vùng khó khăn đề xuất một số nội dung, tiêu trí dự báo phát triển giáo dục ở vùng có điều kiện khó khăn, đặc biệt khó khăn để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá
3 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu lý luận và thực tiễn để khẳng định giáo dục ở các vùng khó khăn của tỉnh Thái nguyên là công việc bức xúc cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu đào tạo của ngành, góp phần vào việc xây dựng hệ thống giáo dục và nguồn nhân lực của tỉnh Thái Nguyên
- Đánh giá thực trạng giáo dục vùng khó khăn của tỉnh Thái Nguyên - Xây dựng nội dung, tiêu chí dự báo để phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015
4.1 Khách thể nghiên cứu: Hệ thống giáo dục phổ thông
4.2 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay và dự báo phát triển đến 2015
Hệ thống giáo dục phổ thông tỉnh Thái Nguyên sẽ được phát triển đồng bộ cân đối, đón đầu sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nếu như hệ thống giáo dục này được quản lý bằng hệ thống các tiêu chí dự báo có tính khoa học và cơ sở thực tiễn với những điều kiện có tính khả thi
Trang 106 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Nhóm các phương pháp khác: Điều tra, ngoại suy, so sánh, toán thống kê, phương pháp chuyên gia
- Tỉnh Thái Nguyên
- Hệ thống giáo dục phổ thông trong đề tài này là giới hạn ở các bậc học: ( Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông ), đặt trọng tâm vào dự báo quy mô số lượng học sinh, mạng lưới trường lớp, đội ngũ giáo viên, và các điều kiện đảm bảo cho sự phát triển giáo dục thực hiện dự báo
8 CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Gồm 3 phần
Phần A: Một số vấn đề chung của đề tài Phần B: Nội dung của đề tài gồm các chương:
Chương 1: cơ sở lý luận của vấn đề xây dựng tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn
Chương 2: Thực trạng phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên
Chương 3: Xây dựng nội dung tiêu chí dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn tỉnh Thái Nguyên đến 2015
Phần C: Kết luận và khuyến nghị Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Trang 11CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ XÂY DỰNG TIÊU CHÍ
1.1 Một số vấn đề về dự báo giáo dục
1.1.1 Quan niện chung về dự báo
Rất nhiều học giả nhận định rằng: Thế giới hôm nay đang ở một thời đại của những chuyển động gia tốc và đột biến, một thời đại mà tương lai đang chỉ đạo ứng xử của hiện tại Từ thời thượng cổ Á Đông, các sách vở đạo lý đã ghi “ Suy xưa, ngẫm nay” thì không mắc sai lầm Muốn biết tương lai thì phải xét dĩ vãng, ông cha ta đã từng nhắc nhở “ ôn cố, tri tân” đó chính là cơ sở của dự báo
Ngày nay người ta dự báo tương lai không còn đơn thu ần là để “ Vén tấm màn bí ẩn” mà nhằm mục đích thiết thực hơn là tìm cách thích nghi v ới tương lai và trong chừng mực nào đó có thể thay đổi điều khiển tương lai Trong quá trình dự báo tương lai, cần phân biệt các sự kiện nhất thời với chiều hướng cơ bản Những biến đổi sâu sắc về công nghệ và xã hội để vạch ra các “xu thế lớn” trong sự tiến triển của thế giới “ Xu thế lớn” đó là những chiều hướng không thể cưỡng nổi thường xuyên xuất hiện từ dưới lên, đem đến cái nhìn mới, động thái mới, chứa đựng hình ảnh tương lai Những xu thế lớn đó có tầm quan trọng rất lớn cho những chiến lược của mỗi quốc gia Vì vậy dự báo tương lai phải có cách nhìn toàn cầu trong triển vọng dài hạn Khi xem xét bất cứ một hiện tượng xã hội nào trong sự phát triển, vận động của nó thì bao giờ cũng thấy có vết tích của quá khứ, cơ sở hiện tại, mầm mống của tương lai Phân tích tiền sử của sự vật, phát hiện ra xu hướng phát triển theo thời gian của nó, có thể thấy trước được tương lai Đó chính là nội dung khoa học của dự báo Với những quan niệm như vậy, dự báo là một tài liệu tiền kế
Trang 12hoạch bao gồm nhiều phương án, trong đó các kết quả dự báo không mang tính pháp lệnh mà chỉ mang tính khuyến cáo
Dự báo chúng ta có thể hiểu là thông tin có cơ sở khoa học về mức độ trạng thái, các quan hệ, các xu thế phát triển có thể xẩy ra trong tương lai của đối tượng nghiên cứu với mức độ tin cậy nhất định và ước tính được những điều kiện khách quan để có thể thực hiện được dự báo đó
Dự báo được hiểu là những kiến giải có căn cứ khoa học về trạng thái khả dĩ của đối tượng dự báo trong tương lai, về các con đường khác, thời hạn khác để đạt tới các trạng thái tương lai đó, ở thời điểm khác nhau Ngày nay dự báo được xây dựng để tăng cường cơ sở khoa học cho việc ra quyết định, vạch ra các chiến lược phát phát triển và là công cụ có hiệu quả của việc kế hoạch hóa cũng như qu ản lý nền kinh tế quốc dân Xét về mặt tính chất của dự báo thì dự báo chính là khả năng nhìn trư ớc được tương lai mức độ tin cậy nhất và ước tính được điều kiện khách quan để thực hiện được dự báo đó Dự báo gắn liền với khái niệm rộng lớn đó chính là sự tiên đoán Tùy theo mức độ cụ thể và tác động đến sự phát triển của hiện tượng, ta có thể chia tiên đoán thành các cấp độ khác nhau:
+ Giả thiết: Là sự tiên đoán khoa học ở cấp độ lý luận chung, lý luận
về một lĩnh vực nào đó hàm chứa đối tượng nghiên cứu và các tính quy luật được phát hiện Nó chính là cơ sở để xây dựng giả thiết khoa học giả thiết cho chúng ta những đặc trưng định tính, biểu thị tính quy luật của sự phát triển của đối tượng nghiên cứu Giả thiết còn mang tính chất định tính
+ Dự báo: Không phải chỉ có những tham số định tính mà còn có tham
số định lượng Vì vậy dự báo có tính xác định cao hơn giả thiết Đối với dự báo, mức độ bất định thấp hơn và ở mức độ khả dụng trực tiếp Dự báo là sự tiên đoán ở cấp độ ứng dụng cụ thể của lý luận Tuy vậy dự báo không xác định những liên hệ chặt, đơn trị cho đối tượng dự báo Do đó dự báo có đặc
Trang 13trưng xác xuất Như vậy dự báo khác với giả thiết ở tính cụ thể và khả năng ứng dụng
+ Kế hoạch: Là sự tiên đoán những sự kiện cụ thể, chi tiết của tương
lai, trong kế hoạch phải nêu rõ những con đường, phương tiện để thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra làm luận chứng khoa học cho các quyết định quản lý Kế hoạch có đặc trưng và đơn trị
Trong công tác quản lý, dự báo là công cụ cho việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch bản thân dự báo phải dựa vào đường lối Nếu dự báo chính xác góp phần xây dựng chiến lược, kế hoạch Ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau đây:
Sơ đồ 1: Mối quan hệ của đường lối, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và dự báo
1.1.2 Phân loại dự báo:
Có nhiều tiêu thức để ta phân loại dự báo, ở đây chúng ta chỉ lựa chọn một số tiêu thức chính như: theo phạm vi, đối tượng, chức năng để phân loại dự báo
- Phân loại dự báo theo phạm vi đối tượng Đường lối chính sách
Dự báo
Quy hoạch Kế hoạch Chiến lược
Trang 14Chúng ta có thể dự báo theo cấp vĩ mô, d ự báo vi mô, dự báo liên ngành, dự báo ngành, dự báo khu vực, dự báo sản phẩm
- Phân loại dự báo theo thời gian: dự báo ngắn hạn cho 1- 2 năm, dự báo xã hội trung hạn cho 5-10 năm, dự báo xã hội dài hạn 15-20 năm Việc phân chia thời gian như trên cũng ch ỉ có nghĩa tương đối, vì thời hạn dự báo 5 năm đối với đối tượng này là trung hạn nhưng đối với đối tượng khác có thể là ngắn hạn Bởi như vậy sự phân chia thời hạn dự báo còn tùy thuộc vào đối tượng dự báo
- Phân loại dự báo theo đặc trưng của đối tượng: Tuy từng đối tượng khác nhau mà ta có những dự báo đặc trưng cho dự báo đó như:
+ Dự báo tiến bộ khoa học công nghệ + Dự báo tiến bộ xã hội
+ Dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên + Dự báo tình trạng ô nhiễm môi trường + Dự báo dân số
+ Dự báo sinh thái
+ Dự báo phát triển giáo dục + Dự báo thời tiết
- Phân loại dự báo theo chức năng:
+ Dự báo tìm kiếm : Đó là loại dự báo với những xu thế phát triển đã có trong quá khứ và hiện tại, chúng ta sẽ phải dự báo tiếp tục trong tương lai, không tính đến những điều kiện có thể làm biến dạng những xu thế này Nhiệm vụ của dự báo tìm kiếm là làm sáng tỏ xem đối tượng dự báo sẽ phát triển, biến đổi như thế nào trong tương lai nếu giữ nguyên xu thế đã có
+ Dự báo định chuẩn: Đây là loại dự báo được xây dựng trên cơ sở những mục tiêu đã xác đ ịnh trước Nhiệm vụ của dự báo này là phát hiện
Trang 15những con đường và thời hạn đạt tới những mục tiêu đã định của đối tượng dự báo
1.1.3 Những cách tiếp cận khi lập dự báo:
- Tiếp cận lịch sử: Là cách tiếp cận khảo sát một hiện tượng bởi mối quan hệ qua lại với hình thức tồn tại lịch sử của nó
Xem xét một sự vật hiện tượng chúng ta thường đặt nó trong mối quan hệ qua lại với các hình thức tồn tại lịch sử của nó Đó chính mối quan hệ quá khứ hiện tại và tương lai
Việc lập dự báo phải gắn liền với việc dịch chuyển các quy luật, xu thế đã và đang t ồn tại của đối tượng vượt khỏi ngưỡng của nó để xác định mô hình trong tương lai c ủa đối tượng trong tương lai Tất nhiên việc dịch chuyển này không phải đơn thuần theo nghĩa cơ h ọc mà là sự dịch chuyển biện chứng
Thực tiễn không bao giờ tách rời lịch sử phát triển của nó
Chính vì vậy thực tiễn và dự báo có mối quan hệ hữu cơ với nhau Dự báo không dừng lại ở mức độ nhận thức mà còn trở thành công cụ tác động vào hoạt động thực tiễn của con người nhằm cải tạo hiện thực khách quan
- Tiếp cận phức hợp: Xem xét các hiện tượng, sự vật trong mối quan hệ phổ quát của hiện tượng và sự vật Các sự vật hiện tượng không đơn lẻ một mình trong quá trình tồn tại phát sinh, phát triển Chúng luôn luôn có mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau Muốn làm bộc lộ rõ bản chất của sự vật và hiện tượng chúng ta phải sử dụng thành tựu, các phương pháp của nghiều ngành khoa học khác nhau Như vậy cách tiếp cận phức hợp thể hiện rõ rệt trong dự báo giáo dục Dự báo giáo dục đòi hỏi phải có nhiều ngành khoa học tham gia như: Triết học, tâm lý học, kinh tế học, dân số học, toán học
- Tiếp cận cấu trúc hệ thống: Một mặt đòi hỏi phải xem xét, nghiên cứu đối tượng dự báo như là một hệ thống toàn vẹn trong sự vận động phát triển
Trang 16của nó Mặt khác, đối tượng được nghiên cứu được xem xét dưới góc độ của mỗi thành tố tạo thành trong sự liện hệ và tác động qua lại lẫn nhau của chúng, trên cơ sở đó phát hiện các tính quy luật vận động, phát triển của mỗi thành tố, của các quan hệ, cũng như toàn bộ đối tượng với tư cách là một hệ thống trọn vẹn
1.1.4 Các nguyên tắc dự báo
- Nguyên tắc thống nhất chính trị, kinh tế và khoa học
Khi lập dự báo bao giờ cũng cần xuất phát từ mục tiêu và lợi ích toàn cục của Quốc gia Dự báo phải dựa trên cơ sở những tính toán khoa học sự phát triển kinh tế - xã hội và tiến bộ khoa học công nghệ Giáo dục là hệ con của hệ kinh tế xã hội Vì thế nguyên tắc này đặc biệt quan trọng trong quá trình soạn thảo các dự báo giáo dục, bởi vì giáo dục liên quan chặt chẽ đến định hướng phát triển của toàn xã hội, đến thể chế chính trị, đến mục tiêu và yêu cầu của sự phát triển kinh tế, đến những khả năng đòi hỏi của tiến bộ khoa học - công nghệ
- Nguyên tắc tính của hệ thống dự báo
Các mô hình và phương pháp s ử dụng trong dự báo phải có mối liên hệ hữu cơ với nhau, có logic của sự tồn tại và bổ sung cho nhau, làm nền tảng cho nhau, tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh Tính hệ thống của dự báo đòi hỏi phải xây dựng một trật tự chặt chẽ việc hình thành và sử dụng các mô hình dự báo cho một dự báo có tính phức tạp của đối tượng
- Nguyên tắc tính khoa học của dự báo
Căn cứ khoa học ngày càng cao thì dự báo càng có độ tin cậy lớn Dự báo phải được xây dựng trên cơ sở những tính toán, luận chứng khoa học có tính đến những quy luật vận động phát triển của đối tượng dự báo, những quan sát và dữ liệu đủ khách quan và tin cậy
- Nguyên tắc tính thích hợp của dự báo
Trang 17Dự báo phải tương thích với quy luật với tính quy luật, với xu thế phát triển khách quan của đối tượng dự báo
Dự báo phải phù hợp với khả năng thể hiện thực tế chứng minh trong tương lai
- Nguyên tắc đa phương án cho dự báo
Dự báo phải gắn liền với khả năng phát triển của đối tượng theo những quỹ đạo, những con đường khác nhau Tính đa phương án là thể hiện sức mạnh của những tiên đoán có cơ sở khoa học, cho phép cơ quan quản lý ( người sử dụng dự báo ) có khả năng lựa chọn những phương án hợp lý, tối ưu, nhằm điều khiển sự phát triển của đối tượng dự báo theo những mục tiêu đã định
1.1.5 Quan niệm về dự báo giáo dục
Dự báo phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những vấn đề quan trọng của công tác quản lý, trong việc xây dựng kế hoạch có căn cứ Dự báo giáo dục là xác định trạng thái tương lai của hệ thống giáo dục với một xác xuất nào đó, trong một thời gian nhất định được mô ta theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 2: Khái quát quá trình dự báo
Các nhân tố ảnh hưởng
Trạng thái quán tính của đối tượng dự báo Hiện trạng đối
tượng dự báo
Trạng thái tương lai với xác suất P1
Các nhân tố ảnh hưởng
Trạng thái tương lai với xác suất P2
Trạng thái tương lai với xác suất P
Trang 18Dự báo giáo dục có ý nghĩa đ ịnh hướng, làm cơ sở khoa học cho việc định ra phương hướng, nghiệm vụ và mục tiêu lớn của giáo dục - đào tạo Hoặc ta có thể mô tả quá trình dự báo trên bằng mô hình toán học với đồ thị dưới dạng tổng quát theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Mô hình toán học của quá trình dự báo
Trong đó: f(x): là hàm xu thế với n biến số - là nhân tố ảnh hưởng là diễn biến của trạng thái tương lai
y là hàm số diễn biến thời điểm dự báo x là nhân tố ảnh hưởng tới đối tượng dự báo Ta có: y= f(x1,x2, xn )
Chúng ta biết rằng giáo dục - đào tạo là một hệ thống con trong hệ thống lớn kinh tế - xã hội, vì thế hệ thống giáo dục - đào tạo có thể xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau như số lượng, chất lượng, mạng lưới Do đó,
y = f(x1,x2, xn ) B
A Y Trạng thái
GD-ĐT
Trạng thái tương lai
Trạng thái hiện tại
Thời điểm hiện tại
Thời điểm tương lai
t thời gian
Trang 19việc dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn không thể tách rời bài toán dự báo giáo dục đào tạo nói chung
1.1.5.1 Vai trò của dự báo giáo dục
Các nhà tương lai học dự báo rằng: ở ngưỡng cửa của thế kỷ XXI nhân loại có cơ hội đứng trước một bước nhảy kỳ diệu, tiến vào một nền văn minh mới, còn gọi là nền văn minh trí tuệ, hậu công nghiệp, một “xã hội thông tin” chứa đựng những vận hội lớn về chính trị và sự phục hưng lớn về văn hóa Dự báo giáo dục nhằm xây dựng những phán đoán có thể về tình trạng của nền giáo dục trong tương lai, nghiên cứu những triển vọng của nền giáo dục đó, chỉ ra những thời hạn xác định của biến đổi sẽ ra sao
Dự báo giáo dục nhằm tìm kiếm những mục tiêu mới, những viễn cảnh mới, phương pháp mới nhằm đem lại những tiềm năng tương lai cho nền giáo dục trên cơ sở đó ra được những quyết định đúng đắn cho sự phát triển giáo dục và đào tạo về mục tiêu trước mắt, hiện tại và lâu dài
1.1.5.2 Dự báo giáo dục
Đối tượng của dự báo giáo dục chính trị là hệ thống giáo dục quốc dân của một nước, một địa phương, với những đặc trưng về quy mô phát triển, về cơ cấu loại hình, về chất lượng giáo dục - đào tạo, về tổ chức sư phạm Đối tượng đó được nghiên cứu, dự báo từ nhiều mặt, nhiều yếu tố cấu thành, do các nhà khoa học khác nhau như: Xã h ội học, Dân số học, Kinh tế học, Giáo dục học, Tâm lý học, cùng tham gia dự báo
1.1.5.3 Dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn
Là một trong những căn cứ quan trọng của việc xây dựng quy hoạch giáo dục - đào tạo Dự báo giáo dục - đào tạo là xác định trạng thái tương lai của hệ thống giáo dục - đào tạo với xác xuất nào đó có ý nghĩa đ ịnh hướng, làm cơ sở khoa học cho việc xác định phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu lớn của giáo duc - đào tạo Đối tượng của dự báo giáo dục - đào tạo là hệ
Trang 20thống giáo dục quốc dân của một nước, một địa phương với những đặc trưng về quy mô phát triển, cơ cấu loại hình, mạng lưới trường, đội ngũ giáo viên, chất lượng đào tạo, tổ chức sư phạm
1.1.6 Nhiệm vụ của dự báo
- Phục vụ cho quản lý để có cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và dài hạn thực hiện được khả thi
- Thiết lập các phương án tối ưu, xác định được xu thế phát triển các mục tiêu cần đạt được để làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch chiến lược, phục vụ cho nhà quản lý có thể điều khiển, điều chỉnh trong việc hoạch định chiến lược có cơ sở khoa học
1.1.7 Một số phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo là tập hợp các thao tác và thủ pháp tư duy, cho phép trên cơ sở phân tích các dữ kiện quá khứ và hiện tại các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của đối tượng dự báo cũng như việc đo lường các dữ kiện, các mối quan hệ đó trong khuôn khổ của hiện tượng hoặc quá trình đang xét để đo đếm những phán đoán có độ tin cậy nhất định về tương lai của đối tượng dự báo Độ chính xác của dự báo phụ thuộc rất nhiều ở việc lựa chọn các phương án dự báo dự báo Có nhiều phương pháp dự báo việc phân loại các phương pháp dự báo có ý nghĩa khoa h ọc và thực tiễn quan trọng Có thể phân loại phương pháp dự báo theo các dấu hiệu sau đây: Mức độ hình thức hóa, nguyên tắc chung của các thủ tục lập dự báo, cách thức thu nhận thông tin Dưới đây là cách phân loại theo các thức thu nhận thông tin ( trực quan và hình thức hóa)
Trang 21Bảng 1: Các phương pháp dự báo
Các phương pháp đánh giá cá nhân
chuyên gia (1)
Các phương pháp chuyên gia (2)
Các phương pháp
ngoại suy (3) pháp mô hình Các phương hóa (4) - Phỏng vấn
- Phân tích
- Phương pháp kịch bản
- Khái quát tâm lý, trí tuệ tưởng tượng
- Phương pháp hội đồng
- Phương pháp tấn công não - Phương pháp DelPhi
- Phương pháp phân tích hình thái
- Phương pháp ngoai suy theo dãy thời gian - Phương pháp quan hệ tỷ lệ - Phương pháp tương quan hồi quy
- Phương pháp mô hình hóa cấu trúc
- Phương pháp mô hình hóa toán học
- Phương pháp mô phỏng
Phương pháp 1: Phương pháp đánh giá chuyên gia
Đây là phương pháp dựa trên ý kiến đánh giá của cán bộ chuyên môn trong lĩnh vực đang được dự báo, phương pháp này được xem là công cụ hữu hiệu để dự báo những vấn đề ảnh hưởng đến quy mô giáo dục - đào tạo và các yếu tố liên quan thuộc lĩnh vực khác nhau nhưng không tính toán cụ thể được
Phương pháp chuyên gia là phương pháp được thành lập một nhóm công tác, nhóm này có nhiệm vụ trưng cầu ý kiến của các chuyên gia, qua một số vòng hỏi chuyên gia và xử lý các ý kiến của chuyên gia, dần dần hướng các chuyên gia thường được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Khi đối tượng dự báo có tầm bao quát nhất định, phụ thuộc vào nhiều yếu tố còn chưa có hoặc còn thiếu những cơ sở lý luận chắc chắn để xác định
- Trong điều kiện thông tin không đầy đủ và thiếu tin cậy về đặc tính của đối tượng dự báo không cho phép sử dụng phương pháp khoa học chính xác để giải quyết vấn đề dự báo
Trang 22- Do thiếu thời gian hoặc do hoàn cảnh cấp bách của việc dự báo Việc tiến hành dự báo theo phương pháp chuyên gia cần tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
+ Các đánh giá phải do các chuyên gia am hiểu về lĩnh vực cần dự báo đưa ra theo một quy trình có tính hệ thống để có thể tổng hợp được
+ Nhóm điều hành dự báo cần phải thống nhất và nắm vững hệ thống các phương pháp tiến hành cụ thể từ khâu đầu đến khâu cuối của công tác dự báo
- Phương pháp chuyên gia được thông qua 2 hình thức: Hội đồng và phương pháp DelPhi
* Phương pháp hội đồng ( hay phương pháp chuyên gia tập thể )
+ Trước hết cần phải lập một nhóm công tác làm nhiệm vụ trưng cầu ý kiến các chuyên gia, xử lý tài liệu và phân tích kết quả của việc đánh giá chuyên gia tập thể
+ Trước khi tiến hành trưng cầu ý kiến các chuyên gia, cần phải làm chính xác các phương hướng phát triển cơ bản của đối tượng dự báo Phải xác định các mục tiêu ( mục tiêu toàn cục và mục tiêu bộ phận ) Cũng như các phương tiện để đạt mục tiêu đó cho đối tượng dự báo Xây dựng câu hỏi đề nghị chuyên gia cho ý kiến trả lời:
+ Khi tiến hành trưng cầu ý kiến chuyên gia phải đảm bảo sao cho các chuyên gia có sự thông hiểu các câu hỏi đã nêu ra một cách thống nhất và đảm bảo tính độc lập của những trả lời ( phán đoán của họ )
+ Tiến hành xử lý các đánh giá của mỗi chuyên gia để rút ra ý kiến chung ( sự phù hợp ) của các chuyên gia tham gia hội đồng nhằm làm cơ sở cho việc tổng hợp các giả thiết và phương án có tính dự báo về sự phát triển của đối tượng dự báo Sự đánh giá ( ước lượng ) cuối cùng có thể là phán đoán “ trung bình” hoặc “trung bình có trọng số” …
Trang 23Khi tiến hành đánh giá chuyên gia hội đồng ( tập thể), không thể bỏ qua những công cụ quan trọng như các phương pháp toán học trong việc xây dựng bảng hỏi cũng như xử lý các kết quả, các ý kiến chuyên gia
Phương pháp chuyên gia thực hiện dưới hình thức hội đồng ( tập thể ) có những ưu điểm sau:
+ Tổng số thông tin mà nhóm chuyên gia có không ít hơn số lượng thông tin của một trong các chuyên gia của nhóm Nếu chuyên gia biết vấn đề đang nghiên cứu nhiều hơn các chuyên gia khác thì các thành viên khác trong nhóm vẫn có thể có những đóng góp có ích cho việc giải quyết vấn đề Nếu các thành viên của nhóm được lựa chon một cách cận thận và họ là những chuyên gia thực thụ trong lĩnh v ực đang nghiên cứu thì tổng thông tin mà nhóm có được sẽ rất lớn so với lượng thông tin của từng thành viên đang có
+ Số lượng các yếu tố tác động đến lĩnh vực đang nghiên cứu mà nhóm bàn đến sẽ không ít hơn số lượng các yếu tố mà mỗi thành viên của nhóm đang biết
+ Một tập thể chuyên gia bao giờ cũng có trách nhiệm hơn từng cá nhân chuyên gia
Tuy nhiên phương pháp chuyên gia hội đồng ( tập thể ) có các nhược điểm sau:
+ Ý kiến tập thể có thể gây sức ép nghiêm trọng đến ý kiến của từng cá nhân trong nhóm, bắt buộc cá nhân nghe theo tập thể, cho dù cá nhân đó hiểu rằng quan điểm của nhóm là sai
+ Vì nể nhau các thành viên trong nhóm thường thiên về thỏa hiệp với nhau để đoàn kết hơn là tranh luận cho ra lẽ phải của vấn đề nghiên cứu
+ Nếu trong nhóm có một cá nhân là chuyên gia có ảnh hưởng hoặc có tài hùng biện thì ý kiến của cá nhân đó dù không đúng vẫn có thể áp đặt được với các thành viên khác trong nhóm
Trang 24* Phương pháp Delphi
Phương pháp Delphi là sự nâng cao của phương pháp hội đồng ( tập thể) ở trên Phương pháp Delphi được một nhóm chuyên gia Mỹ thuộc công ty RAND áp dụng và được công bố lần đầu tiên vào năm 1964 trong công trình “ khảo sát các khả năng dự báo dài hạn” Phương pháp Delphi được xây dựng trên nguyên tắc: Trong các nhà khoa học không chính xác ( các nhà khoa học không được biểu đạt bằng ngôn ngữ toán học ), các ý kiến của các chuyên gia và các phán đoán chủ quan của học cần phải ( và có thể ) thay thế các quy luật nhân quả chính xác phản ánh trong các khoa học tự nhiên Phương pháp Delphi cho phép khái quát ý kiến của các chuyên gia riêng lẻ thành ý kiến chung của nhóm chuyên gia
Phương pháp 2: Phương pháp ngoại suy
Các phương pháp ngoại suy là những phương pháp sử dụng thông dụng nhất trong các dự báo định lượng
Các phương pháp ngoại suy dựa trên luận điểm cho rằng mọi biến cố trong tương lai đều bắt nguồn từ hôm nay Các phương pháp ngoại suy chấp nhận giả định cho rằng các xu hướng của đối tượng nghiên cứu phát triển theo các quy luật và quy luật này không thay đổi hoặc cũng ít nhất tương đối ổn định trong thời hạn dự báo Các quy luật này phản ánh các mối quan hệ khách quan và chịu tác động của các nhân tố đó
Đặc điểm đặc trưng của các phương pháp ngoại suy là sự mô tả quá trình phát triển của đối tượng dự báo dưới hình thức những biểu diễn toán học như hàm số, chuỗi số, hoặc các quá trình ngẫu nhiên Hiển nhiên việc vận dụng các phương pháp này đòi hỏi phải nắm vững tính quy luật vận động phát triển của đối tượng dự báo và xác định một mô hình toán học tương thích với quy luật đó
* Phương pháp ngoại suy theo dãy thời gian
Trang 25Một trong những phương pháp sau: Thiết lập mối quan hệ giữa sự phát triển của đối tượng dự báo theo thời gian Các kết quả quan sát đối tượng được sắp xếp theo trình tự theo các thời gian tương ứng Tất nhiên để thời gian phản ánh đúng xu hướng khách quan đòi h ỏi thời gian phải là lượng đồng nhất ( ví dụ trong giáo dục là hàng năm hoặc 5 năm )
Chọn mô hình toán hoạc tương thích với quy luật được phác ra theo dãy thời gian
Các dạng hàm số của dãy thời gian dùng để dự báo cho ở sơ đồ sau: - Dạng hàm số tuyến tính: y = a + bt
- Dạng hàm số Parabon: y = a + bt + ct2 - Dạng hàm số lũy thừa: y = aeb
- Dạng hàm số mũ: y = aebt - Dạng hàm số logarit: y = a + blnt
Sơ đồ 4: Các dạng hàm số dùng để dự báo ngoại suy theo dãy thời gian
Dạng hàm số Hệ phương trình tính các tham số
ln
Trang 26y = aeb ∑∑∑
5 Hàm Logarit
* Phương pháp tương quan tỷ lệ
Phương pháp quan hệ tỷ lệ là một trong các phương pháp ngoại suy theo dãy thời gian
Nội dung của phương pháp này như sau:
Gọi đối tượng dự báo là Y, gọi nhân tố tác động đến đối tượng dự báo Y là X Thiết lập quan hệ tỷ lệ như sau:
Yi trong đó I là số lần quan sát với I = 1,…n
Dựa vào công thức trên người ta xác định các Ki trong quá khứ và xem xét quy luật phát triển của nó theo thời gian Có 3 trường hợp xẩy ra tương đối phổ biến mang tính đặc trưng như sau:
+ Các hệ số Ki dao động theo quy luật ổn định xoay quanh giá trị trung bình nào đó trong thời kỳ xem xét
Trên cơ cở xem xét quy luật biến thiên của hệ số Ki trong quá khứ ta có thể đoán được giá trị Ki trong kỳ dự báo
Từ việc phân tích các kinh nghiệm thực tế người ta thấy rằng:
Trang 27+ Nếu hệ Ki dao động ổn định thì có thể lấy giá trị trung bình của các Ki trong qua khứ là giá trị hệ số dự báo trong tương lai Lúc đó giá trị của đối tượng dự báo sẽ là:
Y(t) = K x X(t)
Trong đó: Y(t) - Giá trị của đối tượng dự báo ở năm dự báo t
K - Giá trị trung bình của Ki
Với K =
X(t) - Giá trị của nhân tố ảnh hưởng X ở năm dự báo t + Nếu hệ số Kidao động theo xu hướng tăng lên ( tăng dần hoặc tăng nhảy vọt) thì phải xem xét Ki nhận giá trị nào trong khoảng từ min đến mã
+ Nếu hệ số Ki dao động theo xu hướng giảm ( giảm dần hoặc giảm nhảy vọt ) cũng phải xem xét để có được một giá trị Ki thích ứng
Phương pháp 3: Phương pháp tương quan
Phương pháp tương quan là phương pháp giúp ta phát hiện xu hướng biến đổi của hiện tượng nghiên cứu trong mối liên hệ với một hoặc vài nhân tố khác trên cơ sở các quan sát thống kê trong quá khứ và từ đó ngoại suy cho tương lai
Hai nhân tố X và Y được gọi là có quan hệ tương quan với nhau, nếu ứng với một giá trị nào đó của X và Y nhận được một trong các giá trị có thể có của nó một cách ngẫu nhiên
Hàm số tương quan giữa X và Y được biểu diễn một cách tổng quát là: Y = f(x)
Tương tự nếu Y được xem xét trong mối liên hệ với nhiều nhân tố X1, X2,…Xn ta sẽ có mối quan hệ tương quan đa nhân tố Hàm tương quan đa nhân tố được biểu diễn tổng quát như sau:
Y = f(X X …X )
Trang 28Trong đó Y là đối tượng cần dự báo , f là hàm số, X1, X2,…Xn là các yếu tố tác động đến đối tượng dự báo
Người ta phân tích các loại tương quan sau đây:
+ Theo số lượng nhân tố: Ta có đơn nhân tố và đa nhân tố ( Tương quan đơn và tương quan bội )
+ Theo hướng phát triển của hàm số tương quan: Ta có quan hệ dương và quan hệ âm ( quan hệ thuận và quan hệ nghịch )
+ Theo hình thức thể hiện của hàm số tương quan: Tuyến tính hay phi tuyến
Cần chú ý rằng : Đại lượng Y cũng như yếu tố X là các đại lượng ngẫu nhiên và do đó hàm f cũng là m ột hàm ngẫu nhiên Mức độ tin cậy của các kết quả dự báo phụ thuộc vào nhiều điều kiện khác nhau, trong đó việc chọn được hàm tương quan phù hợp có vai trò rất quan trọng
Để tiến hành dự báo theo phương pháp tương quan cần thực hiện các bước sau:
Bước 1: Xác định đối tượng dự báo Bước 2: Lựa chọn các nhân tố ảnh hưởng
Bước 3: Thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu theo yêu cầu kỹ thuật của phương pháp
Bước 4: Xác định hàm tương quan Bước 5: Tính toán dự báo
Để đánh giá mức độ chặt chẽ của quan hệ tương quan giữa đối tượng dự báo với các yếu tố ảnh hưởng đang xét, người ta sử dụng hệ số tương quan R
Hệ số tương quan R luôn thỏa mãn: 0 ≤ R ≤ 1 + Nếu R ≤ 0,4 quan hệ yếu ( lỏng lẻo ) + Nếu 0,4 ≤ R ≤ 0,6 ( quan hệ trung bình ) + Nếu R > 0,6 ( quan hệ chặt chẽ )
Trang 29Phương pháp 4: Phương pháp sơ đồ luồng học sinh
Đây là một trong những phương pháp giúp cho công tác kế hoạch hóa và quản lý giáo dục hiệu quả hơn Phương pháp này cho phép tính toán luồng học sinh suốt cả hệ thống giáo dục Một học sinh hoặc lên lớp , hoặc lưu ban , hoặc là bỏ học Do vậy phương pháp sơ đồ luồng dựa vào 3 tỷ lệ quan trọng sau đây:
- Tỷ lệ lên lớp ( ký hiệu là P ) - Tỷ lệ bỏ học ( ký hiệu là d ) - Tỷ lệ lưu ban ( k ý hiệu là r )
Để hình dung rõ hơn phương pháp tính toán có thể biểu diễn bằng sơ đồ luồng sau đây:
Năm học
+ E11 số học sinh lớp 1 năm t1 + E12 số học sinh lớp 1 năm t2
Trang 30+ N2 Số lượng nhập học vào lớp 1 ở năm học thứ 2
+ r11 tỷ lệ lưu ban lớp 1 ở năm thứ nhất Số lượng lớp 2 ở năm học thứ 2 là: E22 = ( E11 x P11 ) + ( E21 x r21 ), tương tự như vậy ta sẽ tính được số lượng học sinh của các lớp 3, lớp 4, … ở các lớp và các năm tiếp theo
* Nhận xét: Phương pháp này áp dụng vào dự báo quy mô học sinh tiểu học, THCS, THPT Khi tiến hành dự báo quy mô học sinh có 3 chỉ số quan trọng cần phải xác định đó là:
- Dân số trong độ tuổi nhập học trong thời kỳ dự báo - Tỷ lệ nhập học trong tương lai
- Tỷ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học,
1.2 Một số khái niệm cơ bản
* Phát triển giáo dục: Giáo dục và đào tạo ở nước ta đã và đang đóng
vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo đảm bảo công bằng xã hội là chìa khóa để Việt Nam có thể khẳng định vị trí của mình ở khu vực và trên thế giới
Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững
Phát triển giáo dục phải gắn liền với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ và khoa học - công nghệ, củng cố an ninh quốc phòng, đ ảm bảo sự hợp lý về cơ cấu, trình đ ộ, ngành nghề, vùng miền; mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả Thực hiện nguyên lý học đi đôi với hành
Theo quan niệm mới về phát triển giáo dục: Phát triển giáo dục phải gắn với phát triển nguồn nhân lực do đó cần phải thực hiện quản lý về phát triển nguồn nhân lực
Trang 31Mô hình giáo dục: Đa dạng hóa các loại hình công lập, tư thục, trung tâm học tập cộng đồng và xây dựng mô hình giáo dục tiên tiến
Quy mô giáo dục: tăng số lượng học sinh đến trường ở tất cả các cấp học từ mầm non đến trung học phổ thông, tăng quy mô đào tạo nghề hàng năm
Mạng lưới các trường phổ thông được xây dựng rộng khắp trên toàn quốc các tỉnh và nhiều huyện miền núi có các trường dân tộc nội trú và bán trú cho con em các dân tộc ít người , các trường, lớp trung tâm dạy nghề phát triển dưới nhiều hình thức, các lớp dạy nghề ngắn hạn phát triển mạnh Các trường Đại học, cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng, các địa phương Cở sở vật chất kỹ thuật các trường được nâng cấp, cải thiện Số trường mới được xây dựng mới theo chuẩn quốc gia ngày càng tăng
* Vùng khó khăn:
- Tiêu chí xác định vùng khó khăn Vị trí địa lý của xã ở xa trung tâm
kinh tế - xã hội, xa đường quốc lộ, giao thông đi lại khó khăn Môi trường xã hội chưa phát triển, trình độ dân trí thấp, còn nhiều tập tục lạc hậu
Trình đ ộ sản xuất còn lạc hậu, chủ yếu còn mang tính tự cung tự cấp, công cụ lao động còn thô sơ Đ ời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn, mức sống thấp
Cơ sở hạ tầng chưa phát triển, chưa đủ các công trình thiết yếu như: điện, đường giao thông trường học, trạm xá, nước sạch
- Phát triển giáo dục vùng khó khăn: Phát triển giáo dục vùng khó khăn để tạo công bằng xã hội trong giáo dục cơ sở về cơ bản được đảm bảo, giáo dục vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, tạo cơ hội bình đ ẳng mọi người dân ai cũng được học hành
Trang 32Dự báo phát triển giáo dục vùng khó khăn giúp cho nhà quản lý định hướng đúng, có các quyết sách cụ thể và có các biện pháp, phương hướng phát triển và hỗ trợ phát triển vùng khó để nâng cao chất lượng giáo dục
- Tiêu chí: là sự cụ thể hóa của tiêu chuẩn chỉ ra những căn cứ để đánh giá chất lượng Tiêu chí có thể đo được thông qua các chỉ số thực hiện
- Chỉ số thực hiện là những con số hoặc những ký hiệu định lượng dùng để đo lường các tiêu chí
1.3 Vai trò của giáo dục phổ thông
1.3.1 Vai trò của giáo dục trong sự phát triển kinh tế - xã hội
Giáo dục phổ thông là một hệ thống giáo dục con trong hệ thống lớn kinh tế xã hội Đồng thời là một bộ phận chính trong hệ thống giáo dục - đào tạo Giáo dục đào tạo nói chung và giáo dục phổ thông nói riêng có vị trí vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước của địa phương Chúng ta biết rằng không có một quốc gia nào khi xây dựng đất nước , xây dựng một nền kinh tế quốc dân lại không dựa vào giáo dục, khoa học công nghệ Bởi giáo dục - đào tạo và khoa học công nghệ là chìa khóa mở mang tri thức, dẫn dắt đất nước đi vào thực hiện các quy trình công nghệ Một đất nước, một dân tộc, khi nền dân trí thấp kém thì đ ất nước đó trở nên nghèo nàn lạc hậu Điều đó lịch sử nhân loại hôm nay đã ch ứng minh đầy đủ bằng thực tiễn của nó Bác Hồ đã từng nói : “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Sự phát triển giáo dục vùng khó khăn không thể đi chậm hơn so với sự phát triển giáo dục chung, đồng thời không thể tách rời sự phát triển kinh tế xã hội Mỗi sự kiện của giáo dục đều chứa đựng những nội dung kinh tế nhất định Đảng và nhà nước ta đã kh ẳng định rõ vai trò của giáo dục đối với sự phát triển toàn bộ kinh tế của đất nước Chiến lược phát triển giáo dục là một phần trong chiến lược phát triển con người và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Vì vậy từ năm 1991 quan điển giáo dục - đào tạo cùng với khoa
Trang 33học và công nghệ được coi là quốc sách hàng đầu đã được xác định rõ hơn Coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, đầu tư cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội Vì thế trong lý luận của Mác-LêNin đã nói: “ Giáo d ục vừa là mục tiêu của nền kinh tế, vừa là nhân tố đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế” [ 28- tập 1, trang 318 ]
Trong văn kiện của Lê nin “ Những nhiệm vụ trước mắt của chính quyền Xô viết” ( ngày 26/4/1918 ) Người còn coi “ giáo dục là bộ phận trong kết cấu hạ tầng của xã hội”
Đảng ta chọn giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ là khâu đột phá của thừo kỳ mới, có tư tưởng, quan điểm rõ ràng Giáo dục phải đi trước một bước so với phát triển kinh tế
Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII đặc biệt chỉ ra những việc làm cụ thể nhiệm vụ và mục tiêu phát triển giáo dục được tập trung vào lo chữ “ chấn chỉnh”, “ sắp xếp”, “củng cố”, “ nâng cao” và “phát triển” Những giải pháp chủ yếu đặt ra 4 vấn đề “ Tăng cường nguồn lực, tăng cường động lực, tiếp tực đổi mới nội dung, phương pháp, tăng cường cơ sở vật chất thiết bị nhà trường, chấn chỉnh quản lý giáo dục” Giáo dục - đào tạo có vị trí rất quan trọng, nó là nền tảng văn hóa của nhà nước, là sức mạnh tương lai của dân tộc, là nguồn tuyển chọn đào tạo lực lượng lao động cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - quốc phòng
Chính vì vậy - Chủ tịch Hồ Chính Minh rất quan tâm tới giáo dục Người nói: “ Không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì tới kinh tế, văn hóa [ 9, trang 65]
Trong tuyên ngôn độc lập Bác khẳng định “ Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” Ngày nay đứng trước xu hướng toàn cầu hóa cuộc cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy không ngừng nền kinh tế thế giới Có thể nói điểm cao của sự phát triển này là việc chiếm lĩnh công nghệ
Trang 34cao Nhiều người nhận định: Ai chiếm ưu thế trong lĩnh v ực công nghệ cao, thì ngư ời đó nắm quyền chủ động về kinh tế và chính trị Do đó chức năng của giáo dục đối với xã hội là rất quan trọng, giáo dục đã trở thành một nhân tố then chốt của phát triển bằng cách thực hiện 3 chức năng: Kinh tế, khoa học, văn hóa Trong cơ chế thị trường giáo dục thể hiện 3 chức năng chính đối với xã hội đó là: Chức năng phát triển xã hội ( đầu tư cho giáo dục, phát triển nguồn lực): P1
- Chức năng phúc lợi xã hội: P2
- Chức năng phục vụ xã hội ( có hạch toán, chi phí, hiệu quả): P3
Sơ đồ 5: Chức năng của giáo dục đối với xã hội
Bản thân giáo dục không thể trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng kinh tế nhưng nó góp phần quyết định sự tăng trưởng đó, nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định, chính trị, xã hội , phát triển văn hóa
Giáo dục có vai trò làm nền móng cho sự phát triển kinh tế - xã hội đem lại sự hưng thịnh cho mỗi quốc gia, giáo dục có chức năng tái sản xuất sức lao động kỹ thuật cho nền kinh tế, đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội góp phần làm giảm bất bình đ ẳng giữa các tầng lớp dân cư Giáo dục có mối quan hệ khăng khít với sự phát triển kinh tế - xã hội
GD
Trang 35Sơ đồ 6: Mối quan hệ giữa giáo dục và kinh tế - xã hội
Giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời sự phát triển của kinh tế - xã hội cũng chính là điều kiện và môi trường, định hướng cho sự phát triển
- Giáo dục - đào tạo cung cấp nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội, là nòng cốt trong phát triển khoa học công nghệ
- Giáo dục vùng kinh tế khó khăn và đặc biết khó khăn có tầm quan trọng trong việc xây dựng nền văn hóa mới, con người mới là điều kiện phát huy nhân tố con người
1.3.2 Vai trò của giáo dục phổ thông
Giáo dục phổ thông là tạo nền tảng cơ bản về tri thức văn hóa chung, phẩm chất nền tảng của người lao động tương lai Cấu trúc nội dung giáo dục phổ thông tạo nên sự phát triển hài hòa về Đức - trí - thể - mỹ Vì vậy Luật giáo dục đã khẳng định rất rõ mục tiêu của giáo dục phổ thông là: Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con ngư ời việt nam xã hội chủ nghĩa,
- Tổng sản phẩm xã hội - Các giá trị tinh thần
Con người được giáo dục - đào tạo
Các hoạt động Kinh tế - xã hội Giáo dục
Trang 36xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc [ Điều 23-trang 17]
Giáo dục phổ thông có vai trò quan trọng nhằm giúp học sinh củng cố, hoàn thiện học vấn để tiếp tục học lên cao hoặc đi vào cuộc sống lao động, đây là một lực lượng quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần giảm đói nghèo, đồng thời giúp cho mọi người có cơ hội tham gia vào hoạt động kinh tế - xã hội, thực hiện mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài
1.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến quy mô giáo dục
Theo lý thuyết hệ thống thì hệ thống giáo dục - đào tạo là một phân hệ hay là một hệ thống con trong hệ thống kinh tế - xã hội Vì vậy giáo dục - đào tạo chịu tác động qua lại của nhiều nhân tố khác nhau trong hệ thống lớn kinh tế xã hội Thực tiễn cho thấy các nhà nghiên cứu đã khái quát các nhân tố ảnh hưởng tác động tới sự phát triển của cả hệ thống giáo dục - đào tạo thành 4 nhóm nhân tố sau đây:
- Nhân tố kinh tế - xã hội: Bao gồm dân số, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, tổng sản phẩm xã hội ( GNP, GDP ) bình quân /ngư ời Việc làm và cơ cấu việc làm, quan hệ quốc tế và kinh tế Nhóm nhân tố này có ảnh hưởng cơ bản và trực tiếp
- Nhóm nhân tố về văn hóa, khoa học - công nghệ Các diễn biến về văn hóa, khoa học, công nghệ có thể làm thay đổi nội dung quy mô đào tạo cũng như cơ cấu đào tạo làm ảnh hưởng tới khả năng thời gian dự báo Sự phát triển của khoa học, công nghệ đòi hỏi giáo dục phải thay đổi nội dung cho phù hợp với những tiến bộ mới Sự phát triển của khoa học, công nghệ làm cho một số ngành nghề có thể bị thu hẹp, nhưng một số ngành nghề mới xuất hiện chính vì vậy mà quy mô đào tạo theo thời gian cũng thay đổi theo
Trang 37- Nhóm nhân tố bên trong của hệ thống giáo dục - đào tạo
Như cấu trúc mạng lưới, các loại hình đào t ạo, loại hình trư ờng lớp Việc tổ chức quá trình đào t ạo như thời gian đào tạo, chất lượng đào tạo, hiệu quả trong và hiệu quả ngoài Nếu các loại hình trư ờng lớp được phát triển đa dạng, phân bố hợp lý đội ngũ giáo viên đ ủ, về số lượng đồng bộ về chủng loại, chất lượng sẽ là điều kiện cơ bản để đáp ứng tốt với quy mô giáo dục - đào tạo ngày càng tăng
- Các nhân tố quốc tế về giáo dục - đào tạo
Gồm xu thế phát triển giáo dục - đào tạo trên thế giới, xu thế phát triển đào tạo trong khu vực
Trong các nhóm nhân tố trên , nhóm nhân tố về kinh tế - xã hội là nhân tố ảnh hưởng cơ bản trực tiếp nhất Bởi vì nhân tố này phản ánh nhu cầu và khả năng đầu tư của xã hội đối với giáo dục - đào tạo Với nhân tố quốc tế về giáo dục - đào tạo ảnh hưởng đến giáo dục - đào tạo ở nhiều mặt, nhiều khía cạnh khác nhau Các xu thế phát triển của giáo dục đ ào trên thế giới ảnh hưởng tới hệ thống các quan điểm của đảng, nhà nước, Chính phủ về giáo dục - đào tạo làm cho các quan điểm về giáo dục đào tạo ngày càng phù hợp hơn, thích ứng với sự phát triển khách quan của giáo dục - đào tạo để đảm bảo phù hợp với xu thế phát triển của thế giới Điều đó ảnh hưởng rất quan trọng đến sự phát triển của giáo dục - đào tạo
Trang 38CHƯƠNG 2
2.1 Những đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên trong bối cảnh hiện nay
2.1.1 Đặc điểm về địa lý - dân cư
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm trong vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.436 km2/ dân số trunh bình năm 2006 là 1.122.152 người ( năm 2007 là 1.134.190 ) Thái nguyên có 8 dân tộc anh em sinh sống, chủ yếu là dân tộc kinh ( 75,5% ), Tày ( 10,69%), Nùng, Sán dìu và Dao, H’Mông, Sán Chay, Hoa Dân số Thái Nguyên phân bố không đều, vùng cao và vùng núi dân cư thưa thớt trong khi đó ở vùng thành thị, đồng bằng dân cư lại rất dầy đặc Mật độ dân số thấp nhất là huyện Võ Nhai 72 người/ Km2 , cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1260 người /km2
Các dân tộc Thái Nguyên có truyền thống yêu nước, tinh thần cách mạng kiên cường có truyền thống văn hóa đặc sắc, phong phú đa dạng, có tinh thần cần cù lao động
Thái Nguyên là một tỉnh không lớn chỉ chiếm 1,33% diện tích và 1,41% dân số so với cả nước Về mặt hành chính Thái Nguyên có 7 huyện và một thành phố và một thị xã với 180 xã trong đó có 125 xã vùng cao và miền núi, còn lại là xã đồng bằng và trung du
Tỉnh Thái Nguyên phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía tây giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía nam tiếp giáp với thủ đô Hà Nội
Cùng với vị trí trung tâm của Việt Bắc, Thái Nguyên còn là nơi hội tụ nền văn hóa của các dân tộc phía bắc, là đầu mối các hoạt động văn hóa, giáo dục của cả vùng núi phía bắc rộng lớn với 5 trường đại học và 14 trường cao đẳng và THCN trên địa bàn tỉnh đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh của tỉnh,
Trang 39đồng thời là trung tâm đào tạo khoa học và giáo dục cho các tỉnh miền núi phía bắc
Tóm lại vị trí địa lý đã t ạo ra các điều kiện thuân lợi mà nhiều tỉnh miền bắc không có và điều đó đã đưa Thái nguyên có ti ềm năng trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của việt bắc không chỉ nay và cả tương lai
- Về dân số Thái Nguyên được chia theo khu vực, độ tuổi qua các bảng sau:
Bảng số 2: Số đơn vị hành chính, diện tích và dân số các huyện, thành thị
Số xã phường,
thị trấn
Diện tích Km2
Dân số TB năm 2006
( người)
Dân số TB năm 2007
( người)
Mật độ DS năm 2007 người/Km2
TP Thái Nguyên 25 170,65 235.581 244.160 1430,8 TX Sông Công 9 83,64 47.178 49.447 591,2 Huyện Phú Bình 22 244,25 144.936 135.816 556,1 Huyện Phổ Yên 18 261,01 137.333 141.203 541,0 Huyện Đại Từ 31 576,18 165.920 168.807 293,0 Huyện Phú Lương 16 352,82 104.965 107.200 303,8 Huyện Đồng Hỷ 20 508,23 123.196 125.829 247,6 Huyện Định Hóa 24 500,82 89.510 90.934 181,6 Huyện Võ Nhai 15 843,50 63.156 64.695 76,7 ( Nguồn: Cục thống kê năm 2007 )
Trang 40Bảng 3: Dân số tỉnh Thái Nguyên chia theo độ tuổi, giới tính và khu vực
( Thời điểm 01/7/2007)
Độ tuổi Tổng cộng
Chia theo giới tính Chia theo khu vực Nam Nữ Thành thị Nông thôn Tổng cộng 1.134.166 568.788 565.378 199.613 934.553 Từ 0-4 84.193 43.290 40.903 14.818 69.375 Từ 5-9 75.322 38.311 37.011 13.257 62.065 Từ 10-14 97.080 49.534 47.546 17.086 79.994 Từ 15-19 127.299 65.730 61.569 22.405 104.894 Từ 20-24 132.184 68.564 63.620 23.264 108.920 Từ 25-29 113.062 55.867 57.195 19.899 93.163 Từ 30-34 94.934 48.090 46.844 16.708 78.226 Từ 35-39 79.648 39.612 40.036 14.018 65.630 Từ 40-44 79.737 39.433 40.304 14.034 65.703 Từ 45-49 73.879 36.664 37.215 13.003 60.876 Từ 50-54 53.876 26.163 27.713 9.482 44.394 Từ 55-59 33.955 15.469 18.486 5.976 27.979 Từ 60 trở lên 88.997 42.061 46.936 15.663 73.334
( Nguồn: Cục thống kê năm 2007)
Dân số trong độ tuổi đến trường bậc tiểu học, THCS, THPT (xem bảng 4) phần: phụ lục 2
Số người đang đi học phổ thông chia theo trình đ ộ văn hóa thời điểm tháng 12/2007 xem bảng 5 - Phụ lục 3