MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH LỚP 1 TĂNG NHANH VỐN TỪ VÀ HIỂU NGHĨA TỪ KHI HỌC MÔN TIẾNG VIỆT ?&@ ************************************ I/ Cơ sở lí luận : Sau khi rời bàn tay chăm sóc của ông bà cha mẹ, và sự dạy dỗ của các cô giáo mầm non . Trẻ 6 tuôi bước vào một giai đoạn mới là thay đổi bậc học . Bước đàu đến trường vừa làm quen với môi trường mới, thầy cô mới ,bắt đầu đi vào việc học chữ, học đọc , học viết nên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ. Vì thế việc tiếp thu kiến thức bước đầu thật khó khăn.Trẻ phải biết và nói lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học nhìn vào âm - vần - tiếng -từ -câu trong mỗi giai đoạn để trẻ đọc đúng .Giáo viên cũng từ đây hiểu thêm được vai trò của việc dạy tiếng việt đối với học sinh lớp 1.Với những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi học sinh học sinh lớp 1 phải nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kỹ năng ,kỹ xảo trong môn tiếng việt .Cũng vì muốn học sinh học thật tốt môn này tạo đà cho việc học tốt ở các lớp trên nên việc giúp trẻ tăng thêm vốn từ hiểu nghĩa từ để dùng từ chính xác trong kỹ năng nói ,viết là một việc làm khó khăn mà người giáo viên dạy lớp một cần phải băn khoăn và suy nghĩ. II/ Cơ sở lí luận để chọn đề tài : Ngôn ngữ loài người ngay từ những ngày đầu sơ khai của xã hội loài người đã hình thành và ngày càng phát triển . Nó chính là công cụ giao tiếp vô cùng quan trọng trong đời sống hàng ngày của con người ,mà con người là sự tổng hòa của các mối quan hệ xã hội . Chúng ta phải công nhận tiếng việt giàu và đẹp .Lời hay ý đẹp đã có sẵn trong tiếng việt và ngày càng phát triển. Tuy nhiên chúng ta không lấy làm thỏa mãn mà cần có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt . Việc giúp học sinh lớp một tăng nhanh vốn từ , hiểu nghĩa từ và tiến tới nói đúng , nói hay là vô cùng quan trọng và cần thiết .Vì nhờ đó mà các em sẽ không gặp khó khăn khi học môn luyện từ và câu – phân môn tập làm văn ở các lớp trên . Muốn phát triển ngôn ngữ của trẻ nhất là học sinh cấp tiểu học thì phải thông qua các hoạt động tập thể , điều kiện và môi trường sống . Các hoạt động này càng phong phú và đa dạng thì vốn hiểu biết của trẻ càng rộng . Hình thức để ta tăng vốn từ cho học sinh một cách nhanh chóng là thông qua các hoạt động học tập ở tất cả các môn , hình thức tổ chức vui chơi có định hướng… người giáo viên cần chú ý rèn luyện cho học sinh dùng đúng từ khi nói ,chọn lời hay ý đẹp để sử dụng trong cuộc sống hàng ngày ,từ đó từng bước nâng cao vốn hiểu biết của trẻ. Đối với học sinh của tôi ở đây là học sinh lớp 1ở lứa tuổi này khả năng tập trung chú ý của trẻ chưa cao, tư duy chưa phát triển nên việc bồi dưỡng vốn từ cho các em ở giai đoạn này rất khó khăn . Để giải quyết khó khăn ban đầu đó thì trong hoạt động dạy học của mình , tôi đã sử dụng một số biện pháp để giúp trẻ tăng thêm vốn từ , 1 hiểu nghĩa từ để tiến tới dùng từ sinh động và chính xác, tạo đầu cho những năm học sau. Nhận thức được diều đó.tuy nhiên trong quá trình giảng dạy do còn thiếu kinh nghiệm nên bản thân bước đầu gặp không ít khó khăn trong giảng dạy . III/ Nhận thức cũ và tình trạng cũ: Được sự phân công của nhà trường là giáo viên lớp 1 ở các năm học, 2008- 2009 , 2009- 2010 bản thân tôi bước đầu gặp khó khăn về phương pháp, về lứa tuổi nên so với lớp trên mà tôi đã từng dạy thì việc tổ chức lớp học sao cho thành công và có hiệu quả đó là băn khoăn và trăn trở của tôi . Làm sao để thu hút trẻ vào một giờ ,buổi học nhẹ nhàng mà có hiệu quả bởi tuổi của các em còn là tuôi học mà chơi , chơi mà học đặc biệt là môn tiếng việt . Bởi môn tiếng việt đối với trẻ lớp một với học sinh lớp một đi sâu vào mọi lĩnh vực quá phong phú ,học sinh chúng ta lại là học sinh vùng nông thôn khã năng phát triển ngôn ngữ để giao tiếp so với thành thị còn hạn chế. Bên cạnh đó các em lại thiếu mạnh dạn thiếu tự tin . Nắm được đặc điểm tình hình của lúa tuổi ,lớp học bản thân tôi cố gắng làm quen dần nhưng vẫn không khỏi gặp những vướng mắc bởi trẻ còn thơ, cô còn chưa quen phương pháp với lớp 1 nên chất lượng và hiệu quả năm đầu chưa thật giúp tôi hài lòng khi dạy cho học sinh môn tiếng việt mà đặc biệt là dạy học sinh khả năng phát triển vốn từ ,ngữ ,câu, … khi nói viết . Sau đây tôi dám mạnh dạn đưa ra chất lượng đánh giá cụ thể năm học 2008-2009 như sau: Số lượng giỏi khá Trung bình yếu 27 5 11 9 2 Nhận thấy được chất lượng hiệu quả còn thấp năm học 2008-2009, 2009-2010 bản thân tôi dám mạnh dạn và học hỏi đồng nghiệp để tìm ra hướng giải quết để học sinh sau mỗi bài học , phần học của môn tiếng việt thêm vốn từ phong phú và thật sự có hiệu quả trang bị cho các em đầy đủ cả 4 kỹ năng : nghe để hiểu thêm vốn từ trong cuộc sống, đọc ,nói lưu loát để viết đúng , viết đẹp, trau dồi kỹ năng luyện nói trong giờ học luyện nói tạo cơ sở cho việc học viết câu văn , đoạn văn ngắn và đơn giản ở cuối lớp 1 sau khi học xong mỗi bài học tập đọc ở học kỳ II. Để đi tới đích của vấn đề tôi bắt đầu đi từng giai đoạn cụ thể theo 3 giai đoạn :( Học âm - chữ cái . Học vần và tập đọc ). IV/ :Hướng giải quyết vấn đề : Giai đoạn 1: Giai đoạn trẻ mới bắt đầu học âm và chữ cái Muốn học sinh nhanh biết đọc thì người giáo viên cần phải biết kết hợp với cha mẹ học sinh hướng dẫn cho phụ huynh cách học tiếng việt cách dạy tiếng việt qua từng giai đoạn .Tuy nhiên việc làm này là rất khó đòi hỏi giáo vên phải tổ chức được thông qua buổi họp phụ huynh đầu năm để họ thấy được học thế nào thì có hiệu quả .Bàng các phương pháp khác nhau ngoài học ở lớp để ghi nhớ bài thì việc học ở nhà là ôn bài lại hết sức quan trọng .Học sinh nắm được cấu tạo của âm , biết kết hợp giữa phụ âm với nguyên âm và thanh điệu để tạo thành tiếng mới ,từ mới thông qua từng bài học .Sau đó học sinh biết ghép phụ âm với nguyên âm rồi thanh điệu để tích 2 lũy vố từ cho mình. Để giúp các em hiểu , dễ dàng tìm ra được nhiều tiếng mới ,tôi hướng dẫn các em thông qua bảng ghép tiếng . Bảng 1: Gồm 16 con chữ ghi phụ âm đầu ( b, v,l, n,m, d, đ, t, x, s, k, p,h, g, r, c ) viết ở cột dọc đầu tiên phía trái . Phía trên đầu 6 cột dọc còn lại ghi các thanh ( ngang, -không sắc , sắc, huyền , nặng hỏi , ngã ) Thanh Âm đầu ø ù ~ û ∙ C …. … …. … …. … b …. …. …. …. …. …. h …. …. …. …. …. …. … Bảng 2: Gồm các gồm các phụ âm đầu ghi bằng 2,3 con chữ ( th, ch, nh, kh, ng, ngh, qu, gi, tr, gh, ph, ) được ghi ở cột dọc và 6 cột ghi thanh như ở bảng 1 thanh âm đầu ø ù ~ û ∙ kh … …. …. …. …. …. qu … …. …. …. …. … th …. … …. …. …. …. …. Hai bảng này tôi làm lấy vào trong bìa cứng và dùng cho nhiều năm các con chữ rời đựoc gắn nam châm chắc chắn .Sau mỗi bài học của học vần chính là lúc củng cố lại kiến thức và mở rộng từ , tiếng mới. Ví dụ ở bảng 1 : -Khi học bài âm e– ê các em sẽ ghép được rất nhiều tiếng ,từ đơn. ( Lưu ý chỉ sử dụng những âm chữ đã học chẳng hạn theo phân phối chương trình sau khi học e- ê thì đã học phụ âm c, l, h, v, b vì thế chỉ có thể sử dụng những âm chữ đó trong bảng ghép ) Thanh Âm đầu ø ù ~ û ∙ c Ce( k có) h he h è h é h ẽ h ẻ h ẹ . 3 Thông qua 2 bảng ghép kiểu như vậy giáo viên có thể giúp h/s nhận thấy rõ hơn về mỗi lần thêm d ấu thanh ta được một tiếng mới và cách phát âm trong tiếng cũng thay đổi .Ngoài ra cách viết và cách đọc trong chữ viết tiếng việt có sự không đồng nhất ( chẳng hạn khi đọc tiếng “ kẻ ” đa số h/s lớp 1 chưa nghĩ ra trong trường hợp này khi viết nên viết “c” hay “k ” .Vậy thông qua từng bài học cụ thể ( ch ẳng hạn b ài e- ê khi k ết hợp với k - h/s dễ dàng nhận thấy đi ều đó ngay trong bài h ọc “ e- ê” hoặc “ qua – ca ”…Như vậy sau mỗi bài học việc khắc sâu kiến thức ngay trong mỗi bài học là hết sức quan trọng gi úp h/s c ó thể nhớ k ỹ. Khi ghép được các tiếng mới rồi đồng thời bước đầu nắm được 1 số quy tắc về chính tả giúp các em nhanh chóng thuộc bài và vận dụng tốt vào kỹ năng viết đúng chính tả. Không những thế trên cơ sở các tiếng đơn đó , học sinh sẽ ghép được các tiếng đã học với các tiếng vừa xây dựng để thành từ băng cách sử dụng hộp đồ dùng thực hành tiếng việt.Qua việc làm này học sinh có được vốn từ thêm phong phú. Ví dụ : ba lô bé nhỏ ba má bé thơ bà ba be bé ba ba vì bé bé tí số ba cô bé ba ba bé bỏng ba sa sông bé …. . … …… Đây là việc làm tôi đưa ra thực hiện sau khi học khá nhiều bài trong chương trình học về âm -chữ ghi âm nhằm giúp h/s hiểu thêm về vốn từ . Đốí với một số từ còn khó hiểu và xa lạ với học sinh tôi giảng giải nghĩa từ thật ngắn gọn để giúp học sinh hiểu và sử dụng từ tốt trong nói viết . Ở đây giáo viên có rất nhiều hình thức sử dụng để giảng giải nghĩa từ cho học sinh hiểu dễ nhớ như dùng tranh minh họa , đồ dùng trực quan , hành động ,lưòi nói… -Ví dụ : Từ :ba lô sử dụng vật thật Từ : ba vì : gọi tên của 1 địa danh ở thủ đô Hà Nội Từ : ba sa : từ gọi tên của một loài cá …… -Từ đó giúp các em hiểu từ và và nhận biết các đồ vật chính xác hơn. Thông qua 2 bảng ôn ở phần trên sau mỗi buổi học ôn về kiến thức tiếng việt tôi lại giúp học sinh khắc sâu một cách tổng hợp hơn thông qua mở rộng vốn từ . Với các âm g- gh, ng – ngh c - k tôi hướng dẫn các em hiểu thêm về luật chính tả khi sử dụng để ghép tiếng ,ghép từ. -Ví dụ : g k ng o, ô, ơ, u, ư, a , gh i ( y ), e, ê c ngh 4 ( lưu ý chữ y dài thưòng chỉ xuất hiện khi kết hợp với k ) -Trên cơ sở học về luật chính tả rồi khi tìm từ học sinh sẽ bắt gặp một số từ sau khi đó các em biết lựa chọn như thế nào để viết đúng : Nghi ngờ - kì cọ gồ ghề - ngô nghê Như vậy giai đoạn 1 để học âm và chữ ghi âm tốt đòi hỏi giáo viên phải công phu tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất bởi giai đoạn này h/s mới làm quen nên taọ không khí cho các em học một giờ học sôi nổi để giờ học nhẹ nhàng mà có hiệu quả. *Giai đoạn 2 : Đây là giai đoạn lúc trẻ chuyển sang học vần : Khi việc tìm ra tiếng và từ mới cuả học sinh đã thành thạo và thành kỹ năng rồi thì sang phần vần càng giúp các em tìm từ mới khá nhanh và tiết học diến ra sôi động hơn.Các em sẽ thi nhau tìm và phát hiện ra nhiều tiếng từ mới kể cả học sinh trung bình cả lớp . Qua thực tế vốn từ ngữ của các em sẽ rất nhiều à phong phú . Ở giai đoạn này Giáo viên cũng có thể sử dụng phương pháp dùng bảng ghép như ở trên : Ghép âm đầu với các vần rồi thanh điệu ( trường hợp này dành cho đối tượng học sinh còn ở mức trung bình và yếu là rất hiệu quả) . Nhưng ta nhận thấy rằng hiệu quả lại không cao và không phát huy được trí lực của học sinh với đối tượng khá giỏi.Muốn đạt được kết quả cao trong từng bài học và giúp h/s yếu quen dần cách tư duy thì ta có thể thay bằng việc giải quyết các bài tập tiếng việt dưới dạng trò chơi học tập để học sinh tự ghép và viết được các từ ( giáo viên phải đầu tư suy nghĩ để dưa ra trò chơi hợp lí phù hợp với đối tượng học sinh và đồng thời khắc sâu kiến thức trong bài hay phần vừa học ) -Ví dụ 1: Khi dạy bài vần yên – iên tôi đưa ra dạng bài tập sau để học sinh chơi Nối iên hay yên ? t….tiến Iên … xe b…. cả yên …. lão Ch…. đấu th…. nhiên …. tĩnh Trên cơ sở đó học sinh phải suy nghĩ để tìm được tiếng trong từ có nghĩa và đúng quy luật chính tả .Củng từ bài tập này các em củng cố về cách viết vần trong tiếng sao cho hợp lý.Đây là một dạng bài tập không khó nhưng học sinh lại thích làm bơỉ khi đưa ra bài tập này giáo viên mở rộng vốn thông qua một trò chơi học tập nên các em rất hứng thú và năng suất hiệu quả lại cao. Ví dụ 2 : Nối âm với vần để thành tiếng đúng ,sau đó thêm dấu thanh vào tiếng và phát triển thành từ có 2 tiếng có nghĩa 5 in ương c en k ơn un iêu ung inh Từ những bài tập kiểu như vậy đòi hỏi các em vừ nắm chắc quy tắc chính tả lại vừa phát triển thành từ để các em có vốn từ thêm phong phú hơn. Ví dụ 3 : Khi dạy bài vần uê –uy tôi đưa ra dạng bài tập sau để học sinh làm quen với cách nhận diện từ có 1 tiếng có nghĩa thông qua bài tập nối Nối âm với vần để tạo thành từ 1 tiếng có nghĩa Th S h uê Ng uy kh Rõ ràng qua bài tập này các em ngoài kiến thức tiếng việt còn là kiến thức từ thực tế để có được các từ ( thuê, suy, nguy , huy,khuy…) Sau đó ghép thêm dấu thanh để được các từ mới khác nữa, có nghĩa .Từ tiếng hay từ có 1 tiếng ta ghép thành từ có 2 tiếng như : thuê nhà , đóng thếu , nguy hiểm , khuy áo, huy hiệu , suy yếu … Trong quá trình ghép tiếng mới từ mới nếu gặp những từ không bình thường , thiếu văn hóa hoặc không có trong thực tế thì giáo viên cần uốn nắn ngay cho trẻ để các em biết chọn từ đúng hay sử dụng . + Giai đoạn3 : - Giai đoạn tập đọc - Chuyển sang giai đoạn tập đọc thì việc tìm từ đã ở mức độ cao hơn . Ngoài viếc giúp học sinh hiểu để tiến tới rèn đọc lưu lóat, diễn cảm. Khi đưa ra các từ trong bài tập đọc trong sách giáo khoa cần giúp các em hiểu nghĩa từ bằng cách có thể là tìm từ cùng nghĩa , gần nghĩa hay trái nghĩa,…( ở mức độ dễ) Cũng có thể sử dụng tranh để học sinh dễ tư duy và phát huy được tính tích cực của nhiều học sinh. -Ví dụ khi dạy bài tập đọc “ sau cơn mưa ” Qua việc đưa tranh minh họa ra khi giảng bài ,học sinh hiểu được : sau trận mưa bầu trời ,mặt đất , mọi vật đều tươi đẹp. Sau khi học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của bầu trời sau cơn mưa rồi tôi hướng dẫn các em chỉ một vì chi tiết nhỏ chẳng hạn : Câu : “ những đóa râm bụt thêm đỏ chói ” Tôi rút ra từ “đỏ chói’’ và yêu cầu các em tìm những từ cùng nghĩa và gần nghĩa ( hay những từ chỉ mức độ khác nhau của màu đỏ ) Các em sẽ tìm đước rất nhiều từ như : đỏ thắm , đỏ bừng , đỏ tươi, đỏ au, đỏ rực , đỏ lựng , đỏ bừng … 6 Sau đó các em có thể diễn đạt lại màu đỏ của hoa râm bụt theo cảm nhận của mình . “đỏ chói ” có thể thay bằng các từ khác như : đỏ rực , đỏ thắm , đỏ tươi…Từ đó giúp các em hiểu thêm từ tiếng việt rất phong phú nhưng dùng từ như thế nào cho hợp nghĩa mới là điều quan trọng trong việc luyện nói ,viết . Ở trình độ các em tùy theo khả năng tìm từ nhiều hay ít .Tuy nhiên, khi học sinh đưa ra những từ ngữ còn sai lệch do các em chưa hiểu giáo viên cần uốn nắn sửa sai ngay .Nếu trong quá trình tìm từ g ặp ph ải nh ững từ hán việt học sinh chưa hiểu từ đó gi áo viên nên dừng lại và giải thich ngay : Ví dụ từ “ sĩ số ” sĩ : học trò , số :số lượng ) số lượng học trò … Ngoài ra sau mỗi bài tập đọc phần luyện nói về một chủ đề hay về một khía cạnh của nội dung bài học là cơ hội giúp các em luyện nói .Trong tiết luyện nói đó tôi có cơ hội để giúp các em cung cấp thêm vốn từ .Vì thế tôi xem đây là phần học quan trọng trong môn tiếng việt ,tôi dành thời gian nhiều cho việc luyện nói ít nhất trong mỗi tiết số em được nói theo nhóm đôi rồi trước lớp là 8-10 em và qua mỗi bài luyện nói của các em ,các em có sự tự tin và biết nhận xét sửa sai cho nhau về lỗi dùng từ và diễn đạt câu đoạn . Được nói ý của mình trước lớp các em thêm mạnh dạn và rèn kỹ năng nói trôi chảy và bước đầu hiểu thêm từ được dùng đúng nghĩa của nó. Sau tiết luyện nói là luyện viết : chẳng hạn (viết từ 3-4 câu về người mẹ thân yêu của em )phần này tôi đưa vào dạy trong những tiết học luyện tiếng được nói theo ý mình rồi các em sẽ diễn đạt được vào bài viết . Thông qua bài viết các em lại một lần nữa hiểu thêm về câu, từ, ý để học sinh bước đầu làm quen với một đoạn văn ngắn .Từ đó các em có cơ sở để viết văn sau này . Trên đây là một số dạng bài tập nhằm phát triển vốn từ cho học sinh mà tôi đã vận dụng nó vào những tiết học tiếng việt rất hiệu quả trong năm qua nhưng phần nào cũng còn có sự chưa thật chặt chẽ bản thân mong đồng nghiệp góp ý và trao đổi thêm. V / Kết quả : Qua một số cách làm trên và kết hợp vớicác biện pháp rèn đọc - luyện viết cho các em , tôi đã gíp các em có sự hiểu biết và vốn từ khá phong phú .Chính vì vậy tôi đã thu được một số kết quả chủ yếu trong dạy học hầu hết cuối học kỳ I thì số học sinh đọc thuộc được câu ,bài khá rõ ,thậm chí nửa nhiều lớp còn đọc được các bài tập đọc trong chương trình lớp 1 , đọc mẫu chuyện ngắn , chuyện tranh vì thế kết quả kiểm tra cuối kỳ đạt kết quả cao cụ thể : Số lượng giỏi khá Trung bình yếu 24 10 8 5 1 Rõ ràng việc thay đổi hình thức dạy học mang lại một kết quả thật khả quan . Và khi đã có số lượng từ ngữ phong phú , giàu hình ảnh rồi thì các em sẽ mạnh dạn khi giao tiếp và biết dùng lời hay ý đẹp để giao tiếp với mọi người xung quanh. VI / Kết luận : 7 Trên cơ sở thực hiện việc dạy học môn tiếng việt lớp một, bản thân giám mạnh dạn đưa ra một sángkiến nhỏ về một phần nhỏ của bộ môn nhằm mục đích làm giàu thêm vốn từ ngữ cho các em ngay từ lớp đầu cấp tạo cơ sở cho các em học lên sau này. Không những thế , việc giúp học sinh lớp một tang nhanh vốn từ và hiểu nghĩa từ khi học môn tiếng việt còn giúp tôi: -Nắm được trình độ tiếp thu và chất lượng của học sinh lớp mình phụ trách. - Từ đó rút ra được biện pháp thiết thực để kèm các em trung bình và yếu. - Dần dần nâng cao chất lượng học tập của học sinh - Bài học sẽ gây nhiều hứng thú, học sinh hiểu được ngôn ngữ và ý nghĩa của từ. - Cũng từ đây học sinh phát huy trí tuệ một cách toàn diện và vô cùng phong phú . Trên đây là một số biện pháp tôi đề ra và đã thực hiện để giúp học sinh lớp một tăng nhanh vốn từ và hiểu nghĩa từ khi học môn tiếng việt . Mong được sự góp ý của BGH và các đồng nghiệp trong trường . Xin chân thành cảm ơn . Hậu Thành, ngày 18 tháng 5 năm 2010 Người viết Mai Thị Thanh 8 . học sinh và đồng thời khắc sâu kiến thức trong bài hay phần vừa học ) -Ví dụ 1: Khi dạy bài vần yên – iên tôi đưa ra dạng bài tập sau để học sinh chơi Nối. qua bài tập này các em ngoài kiến thức tiếng việt còn là kiến thức từ thực tế để có được các từ ( thuê, suy, nguy , huy,khuy…) Sau đó ghép thêm dấu thanh