1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Xác định tỉ lệ viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức và Tích cực chống độc trên bệnh nhân thông khí hỗ trợ tại Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất năm 2013

6 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 397,3 KB

Nội dung

Bài viết trình bày việc xác định tỉ lệ mắc viêm phổi trên bệnh nhân thông khí hỗ trợ; Xác định yếu tố liên quan tới viêm phổi trên bệnh nhân thông khí hỗ trợ; Xác định trung bình số ngày nằm điều trị và chi phí kháng sinh cho bệnh nhân viêm phổi ở bệnh nhân có thông khí hỗ trợ.

Trang 1

Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 94

XÁC ĐỊNH TỈ LỆ VIÊM PHỔI BỆNH VIỆN TẠI KHOA HỒI SỨC VÀ TÍCH CỰC

CHỐNG ĐỘC TRÊN BỆNH NHÂN THÔNG KHÍ HỖ TRỢ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THỐNG NHẤT NĂM 2013

Tống Văn Khải12 và cs

TÓM TẮT:

Viêm phổi mắc phải ở bệnh viện là bệnh lý viêm phổi xuất hiện sau nhập viện 48 giờ bao gồm

cả các trường hợp viêm phổi do thầy thuốc, viêm phổi trên bệnh nhân thở máy Các bệnh lý này không có triệu chứng khi nhập viện) Tỷ lệ tử vong do viêm phổi mắc phải ở bệnh viện rất cao: 30 – 70% Có rất nhiều biện pháp để phòng ngừa Viêm phổi bệnh viện như vệ sinh răng miệng, vật lý trị liệu: hướng dẫn bệnh nhân hít thở sâu, tập ho, chăm sóc trong khi cho ăn qua sone, chăm sóc tại vị trí mở thông khí quản, kỹ thuật hút đàm kín …Để có tỉ lệ người bệnh bị Viêm phổi bệnh viện liên quan đến thông khí hỗ trợ, từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa đó là lựa chọn của chúng tôi Những vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải ở bệnh viện thường gặp bao gồm: Pseudomonas aeruginosa, Escherichia coli, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus aureus và các chủng cinetobacter Vi khuẩn gây viêm phổi mắc phải ở bệnh viện thường kháng nhiều kháng sinh

Từ Tháng 01 năm 2013 đến tháng 10 năm 2013 chúng tôi tiến hành nghiên cứu bằng phương pháp mô tả dọc và thu nhận được 156 mẫu và tỷ lệ có viêm phổi bệnh viện là 43,2%, nhóm bệnh nhân nằm viện >15 chiếm nhiều nhất là 60,0%; nhóm bệnh nhận có thời gian thở máy > 10 là 60,47%, ph hợp với các nghiên cứu của các tác giả trước đây là thời gian nằm viện và thời gian thở máy càng dài thì nguy cơ bị Viêm phổi bệnh viện càng cao

I ĐẶT VẤN ĐỀ:

Viêm phổi bệnh viện là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các nhiễm khuẩn bệnh viện từ

30 đến 70%

Kế quả điều tra toàn quốc năm 2005 trên 19 bệnh viện cho thấy Viêm phổi bệnh viện chiếm tỉ

lệ cao nhất trong số các nhiễm khuẩn bệnh viện khác ( 55,4% )

Tỉ lệ viêm phổi bệnh viện liên quan đến thở máy đặc biệt cao trong nhóm người nằm điều trị tại khoa Hồi sức tích cực – chống độc ( 43 - 63.5/1000 ngày thở máy), kéo dài thời gian nằm viện thêm

từ 6-13 ngày, tăng mức viện phí từ 15 đến 23 triệu đồng cho một trường hợp Đồng thời tăng tần suất mắc bệnh, tạo ra vi khuẩn kháng thuốc [ 1 ]

Vì vậy nhóm nghiên cứu chúng tôi thực hiện đề tài này để xác định được các yếu tố căn nguyên gây cho bệnh nhân có sử dụng thông khí hỗ trợ bị VPBV, điều đó có ý nghĩa quan trọng trong việc đề xuất các biện pháp can thiệp nhằm làm giảm tỷ lệ nhiễm khuẩn bệnh viện

A MỤC TIÊU TỔNG QUÁT

Xác định tỉ lệ viêm phổi bệnh viện tại khoa Hồi sức & tích cực chống độc trên bệnh nhân thông khí hỗ trợ

B MỤC TIÊU CỤ THỂ

1 Xác định tỉ lệ mắc viêm phổi trên bệnh nhân thông khí hỗ trợ

2 Xác định yếu tố liên quan tới viêm phổi trên bệnh nhân thông khí hỗ trợ

3 Xác định trung bình số ngày nằm điều trị và chi phi kháng sinh cho bệnh nhân viêm phổi ở bệnh nhân có thông khí hỗ trợ

II ĐỐI TƢỢNG VÀ PP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tƣợng nghiên cứu:

2.1.1 Dân số mục tiêu:

12

CK1 ĐD, PK.KSNK , SĐT: 0907111673, Email: tongvankhai@yahoo.com

Trang 2

Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 95

Tất cả bệnh nhân nhập viện ≥ 48 giờ có thông khí hỗ trợ tại khoa HSTC- CĐ Bệnh viện Đa Khoa Thống Nhất Đồng Nai

2.1.2 Dân số chọn mẫu:

Bệnh nhân nhập viện ≥ 48 giờ có thông khí hỗ trợ từ tháng 1/2013 đến 10/10/2013

2.1.3 Tiêu chí chọn mẫu:

Lấy mẫu được tính từ Thời gian lúc Bệnh nhân nhập viện ≥ 48 giờ có thông khí hỗ trợ

Không có chẩn đoán nhiễm trùng phổi lúc nhập viện

2.1.4 Tiêu chí loại trừ:

- Bệnh nhân nhập viện < 48 giờ và không có thông khí hỗ trợ

- Bệnh nhân vào viện với chẩn đoán nhiễm trùng phổi

2.2 Cỡ mẫu:

Dựa vào mục tiêu 1: ước lượng một tỷ lệ của dân số Nên cỡ mẫu tính theo công thức

2.2 Cỡ mẫu: áp dụng công thức:

Z 2 (1 - α/2) p (1 – p)

n =

d 2

Với:

- Z: trị số từ phân phối chuẩn

-  = 0,05  1- /2= 1-0,05/2 = 0,975 = 1,96

- : xác suất sai lầm loại I

- P: trị số mong muốn của tỷ lệ

- d: độ chính xác (sai số cho phép)

- d = 0,08

• Dựa vào mục tiêu 1 ước lượng tỉ lệ của 1 dân số do chúng tôi chọn là p = 0,25

• Thế vào công thức trên ta được cỡ mẫu là 156 mẫu

2.3 Cách chọn mẫu: Lấy mẫu toàn bộ ( chọn mẫu không xác xuất, mẫu thuận tiện)

2.4 Phương pháp nghiên cứu:

2.4.1 Loại nghiên cứu: Nghiên cứu theo phương pháp: Mô tả dọc

2.4.2 Kỹ thuật thu thập số liệu: Phiếu điều tra

- Ghi nhận các đặc điểm hành chính: số hồ sơ, tuổi, giới tính…

- Ghi nhận có VPBV hay không; can thiệp điều dưỡng, Tiêu chuẩn xác định viêm phổi thở máy

của CDC Hoa Kỳ Kết quả vi sinh…

2.4.3 Xác định biến và định nghĩa biến:

2.4.3.1 Xác định biến:

- Biến phụ thuộc: Viêm phổi liên quan đến thông khí hỗ trợ

- Biến độc lập: Tuổi, giới, ngày nằm viện…

2.4.3.2 Định nghĩa biến:

1 Tuổi: là biến định lượng không liên tục

Trang 3

Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 96

2 Giới: biến định tính gồm 2 giá trị: 0 là nữ; 1 là nam

3 ngày nằm viện: biến định lượng không liên tục

4 Bệnh kèm theo: biến định tính có 2 giá trị là 0 là không, 1 là có

5 Hút thuốc lá: biến định tính có 2 giá trị là 0 là không, 1 là có

6 Viêm phổi bệnh viện: biến định tính có 2 giá trị là 0 là không, 1 là có

7 Nhiễm khuẩn bệnh viện khác: biến định tính có 2 giá trị là 0 là không, 1 là có

2.4.3.2 Định nghĩ iến (tt)

8 Thủ thuật can thiệp: biến danh định gồm 4 giá trị sau:

1 Thông khí hỗ trợ

2 Thở máy

3 Nội khí quản

4 Mở khí quản

9 Viêm phổi do thông khí hỗ trợ: là biến định tính có 2 giá trị là 0 là không, 1 là có

2.5 Kỹ thuật sử dụng:

- Dữ kiện nhập bằng phần mềm EpiData 3.1 được phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0

- Các số thống kê cần tính gồm có:

- Các số thống kê mô tả: Xác định tỉ lệ viêm phổi thông khí hỗ trợ

- Các số thống kê phân tích: Dùng phép kiểm chi bình phương hoặc Fisher để xác định mối liên quan giữa viêm phổi thông khí hỗ trợ và một số yếu tố nguy cơ ( tuổi, giới, bệnh kèm theo, thuốc lá, can thiệp điều trị, ….)

C VẤN ĐỀ Y ĐỨC

Nghiên cứu không can thiệp vào việc chăm sóc bệnh nhân thường ngày của bệnh viện Chỉ xin phép sử dụng hồ sơ bệnh án Nghiên cứu viên thu thập dữ liệu qua hồ sơ bệnh án và quan sát trực tiếp để đánh giá thực hành điều dưỡng, sau đó điền vào phiếu Trong đó gồm đầy đủ các thông tin cần thiết

Dữ liệu cũng được mã hóa các thông tin để đảm bảo tính bảo mật của thông tin về việc thực hành chăm sóc bệnh nhân và không bao gồm bất kỳ thông tin cá nhân nào của bệnh nhân Thông tin thu thập được từ nghiên cứu sẽ không sử dụng để làm bất lợi cho bệnh nhân tham gia nghiên cứu, chỉ phục vụ đúng mục tiêu của nghiên cứu Khi công bố kết quả sẽ không công bố bất kỳ những thông tin nào về cá nhân của bệnh nhân hay nhân viên y tế có liên quan

Dữ liệu được lưu tại BVĐKTN, báo cáo kết quả sau khi phân tích dữ kiện Trong suốt thời gian này, chỉ nghiên cứu mới được phép tiếp cận dữ liệu Kết quả nghiên cứu được trình bày không có thông tin về cá nhân người tham gia và tôn trọng các vấn đề nhạy cảm Kết quả nghiên cứu được báo cáo tới ban lãnh đạo bệnh viện

III KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Đặc điểm chung: Nhóm nghiên cứu tiến hành trên 156 bệnh nhân có thông khí hỗ trợ, trong đó

tỉ lệ có viêm phổi chiếm 42,3% ( 66/156), nam chiếm tỉ lệ 45,45% ( 43/66) cao hơn nữ 34,84% ( 23/66), Nhóm tuổi >60 viêm phổi bệnh viện cao nhất chiếm 74,24% ( 49/66) Nhóm bệnh nhận có

số ngày nằm viện >15 có tỉ viêm phổi bệnh viện càng cao ngày chiếm tỉ lệ 45,45% ( 30/66 ) Nhóm bệnh nhận có số ngày đặt thông khí hỗ trợ >10 thì nguy cơ viêm phổi bệnh viện càng nhiều chiếm 31,57% ( 18/57)

3.1 Tỉ lệ viêm phổi viêm phổi Bệnh viện có thông khí hỗ trợ

Viêm phổi bệnh viện Tần số (n) Tỷ lệ (%)

Trang 4

Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 97

Nhận xét: Tỉ lệ viêm phổi có thông khí hỗ trợ là 42,3% (66/156), tỷ lệ này cao hơn so với tác giả

Phạm Hồng Trường [31] nghiên cứu tại ICU năm 2005 ở Bệnh Viện Chợ Rẫy tỉ lệ VPLQTM là 32,1%

3.2 Mối liên quan giữa viêm phổi Bệnh viện với giới tính

p = 0,707

Phép kiểm Chi bình phương

Nhận xét: Tỷ lệ có viêm phổi ở nam là 43,4%, cao hơn so với có viêm phổi ở nữ là 40,4% Sự khác

biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (p = 0,707)

3.3 Mối liên quan giữa viêm phổi Bệnh viện với nhóm tuổi

0

10

20

30

40

50

60

Co VPBV Khong VPBV

Phép kiểm chi bình phương

Nhận xét: Tỷ lệ viêm phổi bệnh viện ở nhóm tuổi (13 - 45) là 33,33%, ở nhóm tuổi (46 - 60) là

35,48%, nhiều nhất là nhóm tuổi > 60 là 45,79% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với

p > 0,05 (p = 0,424)

3.4 Mối liên quan giữa viêm phổi Bệnh viện và bệnh kèm theo

Bệnh kèm

theo

Phép kiểm chi bình phương

Nhận xét: Tỷ lệ viêm phổi ở bệnh có bệnh mạn tính kèm theo là 44,6%, tỷ lệ viêm phổi ở bệnh

nhân không có bệnh mạn tính kèm theo là 30,8% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p

> 0,05 (p = 0,192)

3.5 Mối liên quan giữa viêm phổi Bệnh viện và hút thuốc lá

Hút thuốc

p = 0,977

33,33%

66,67%

45,79%

35,48%

64,52%

54,21%

Trang 5

Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 98

Nhận xét: Tỷ lệ viêm phổi ở bệnh nhân có hút thuốc là 42,5%, tỷ lệ viêm phổi ở bệnh nhân không

hút thuốc là 42,2% Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (p = 0,977 )

3.6 Mối liên quan giữa viêm phổi Bệnh viện và thời gian nằm viện

Thời gian

nằm viện

p = 0,000

Phép kiểm chi bình phương

Nhận xét: Tỷ lệ viêm phổi bệnh viện ở nhóm bệnh nhân nằm viện <7 ngày là 21,57%, ở nhóm nằm

viện (7 - 15) 45,45%, nhiều nhất là nhóm nhóm bệnh nhân nằm viện >15 là 60,0% Sự khác biệt này

có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 (p = 0,000)

3.7 Mối liên quan giữa viêm phổi Bệnh viện với thời gian thở máy

Thời gian

thở máy

p = 0,002

Phép kiểm chi bình phương

Nhận xét: Tỷ lệ viêm phổi bệnh viện ở nhóm bệnh nhân có thời gian thở máy (01 - 04) là 23,32%,

ở nhóm bệnh nhân (05 - 07) là 33,33%, ở nhóm bệnh nhân ( 08 – 10 ngày ) 55,17%, nhiều nhất là nhóm bệnh nhận có thời gian thở máy > 10 là 60,47% Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p

> 0,05 (p = 0,002)

3.9 Tác nhân phân lập từ những trường hợp viêm phổi bệnh viện

Nhận xét: Acinetobacter baumannii chiếm tỉ lệ cao nhất là 35%, Kebsiella pneumoniae sinh ESBL

17,65%, tỉ lệ Staphylococcus aureus chiếm 12,5%, Pseudomonas aeruginosa 12,5%

3.10 Chi phí điều trị của trường hợp viêm phổi bệnh viện và không viêm phổi bệnh

Trang 6

Kỷ yếu Đề tài nghiên cứu khoa học 99

Nhận xét: Chi phí cho điều trị bệnh nhân có viêm phổi bệnh viện và không viêm phổi bệnh viện

chênh nhau trên mười triệu đồng, Tuy nhiên theo điều tra của chúng tôi ghi nhận có ca chi phí cho

đợt điều trị cao nhất 99,55238 đồng, thấp nhất là 5,290,800 đồng

V KẾT LUẬN:

Với tổng số bệnh nhân 156 số người được nghi nhận viêm phổi có liên quan đến thông khí hỗ

trợ là 66 trường hợp chiếm tỉ lệ 42,3% Những người nằm viện > 15 ngày 30/66 người chiếm

45,45% Số ngày đặt nội khí quản > 10 có 20/57 bn, chiếm tỉ lệ 35,08 %, cho thấy số ngày càng dài

thì mức độ viêm phổi càng cao 20/56 là tỉ lệ những người có số ngày đặt nội khí quản > 10 ngày,

cho thấy số ngày đặt nội khí quản càng dài thì tỉ lệ viêm phổi bệnh viện càng cao

KIẾN NGHỊ:

Viêm phổi bệnh viện là một nhiễm khuẩn bệnh viện thường gặp, chi phí phát sinh do viêm

phổi bệnh viện lớn, vì thế cần thực sự quan tâm và tuân thủ trong các biện pháp thực hành kiểm soát

nhiễm khuẩn, an toàn từ lúc chuẩn bị dụng cụ đặt nội khí quản cho đến việc chăm sóc răng miệng

hàng ngày cho bệnh nhân

Cần lưu ý đến số ngày cho bệnh nhân thở máy, ngày đặt nội khí quản, cho bệnh nhân cai máy

và rút nội khí quản cho bệnh nhân càng sớm càng tốt trong điều kiện có thể

Từ kết quả vi sinh cho thấy thường gặp là vi khuẩn Gram âm hiếu khí như Acinetobacter

baumannii, Kebsiella pneumoniae sinh ESBL … Những vi khuẩn này thường đa kháng thuốc nên

gây khó khăn cho điều trị, cần cấy vi sinh, phân lập vi khuẩn sớm để sử dụng kháng sinh hợp lý và

hiệu quả trong điều trì

Tích cực vệ sinh buồng bệnh, đảm bảo buồng bệnh thông khí thích hợp, khô ráo, tránh ẩm

ướt

E TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Y tế (2012) “Hướng dẫn phòng ngừa viêm phổi trong các cơ sở khám chữa bệnh” Tài

liệu hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn, tháng 10, Hà Nội, trang 143

2 Bệnh viện Chợ Rẫy ( 2006 ) “ Giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện” Quy trình kiểm soát nhiễm

khuẩn, Nhà xuất bản Y học, Tp HCM, trang 14 – 29

2 Lê Thị nh Thư và cs (2012) “ Khảo sát mức độ tuân thủ thực hành phòng ngừa viêm phổi

liên quan thở máy” Tài liệu hội nghị khoa học về kiểm soát nhiễm khuẩn tháng 10/2012 trang

31 – 46

3 Trương nh Thư (2012) “ Kinh nghiệm hoạt động giám sát nhiễm khuẩn bệnh viện và công

tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại Bệnh viện Bạch Mai” Tài liệu hội nghị khoa học về kiểm soát

nhiễm khuẩn tháng 10/2012 trang 93 – 101

4 Mai Thị Tiết và cs (2013) “ Viêm phổi bệnh viện liên quan đến thông khí xâm lấn và hiệu quả

của chương trình kiểm soát viêm phổi bệnh viện” Kỷ yếu hội nghị khoa học kỹ thuật ngành y tế

tỉnh Đồng Nai lần thứ V 2013 Trang 295 – 303

5 Guidelies for Preventing Health Care Associated Pneumonia, CDC, HICPAC 2003

Ngày đăng: 09/05/2021, 20:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w