Một sốnghiên cứu ở các nước trên thế giới chỉ ra rằng sinh viên y khoa và nhân viên y tế thì có nhận thức tương đối về tác động của BĐKH lên sức khoẻ, nhưng họ cảm thấy chưasẵn sàng và đ
Trang 1BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
KIẾN THỨC VÀ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ LÊN SỨC KHOẺ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM NĂM 2017
Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Ngọc Đăng
ThS.Huỳnh Thị Hồng Trâm
Trang 2BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
KIẾN THỨC VÀ NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ TÁC ĐỘNG CỦA NÓ LÊN SỨC KHOẺ CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM NĂM
Trang 3MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 7
ĐẶT VẤN ĐỀ 9
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU 11
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN 12
1.1 Khái niệm Biến đổi khí hậu: 12
1.2 Nguyên nhân Biến đổi khí hậu 13
1.2.1 Nguyên nhân do tự nhiên: 13
1.2.1 Nguyên nhân do con người: 13
1.3 Tác hại của Biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người 15
1.3.1 Bệnh do ô nhiễm không khí: 15
1.3.2.Bệnh do thời tiết cực đoan và ảnh hưởng do nhiệt độ cực đoan: 16
1.3.3 Bệnh do thực phẩm-An ninh lương thực: 17
1.3.4 Chất lượng nguồn nước: 18
1.3.5 Vec-tơ truyền bệnh: 18
1.4.Tác hại của biến đổi khí hậu trên Thế Giới và Việt Nam 19
1.5 Một số học phần về sức khỏe môi trường của sinh viên học tại trường y về BĐKH: 21
1.6 Một số nghiên cứu về nhận thức của BĐKH trên thế giới và Việt Nam: 21
1.6.1 Một số nghiên cứu trên Thế giới: 21
1.6.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam: 23
CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.1 Thiết kế nghiên cứu: 25
2.2 Đối tượng nghiên cứu: 25
2.2.1 Dân số mục tiêu: 25
Trang 42.2.3 Cỡ mẫu: 25
2.2.4 Kỹ thuật chọn mẫu: 25
Bảng 2.1: Tổng số sinh viên của các lớp tại khoa YTCC: 26
2.2.5.Tiêu chí đưa vào và loại ra: 26
2.2.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa: 26
2.3 Xử lý dữ kiện: 26
2.3.1 Liệt kê và định nghĩa biến số chính/biến số khác: 26
2.3.1.1 Biến số nền: 26
2.3.1.2 Biến số biến đổi khí hậu và sức khỏe 28
2.3.2 Dàn ý liên hệ giữa các biến số: 36
2.4 Thu thập dữ kiện: 37
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ kiện: 37
2.4.2 Công cụ thu thập dữ kiện: 37
2.4.3 Kiểm soát sai lệch thông tin: 37
2.5 Phân tích dữ kiện 38
2.5.1 Số thống kê mô tả 38
2.5.2 Số thống kê phân tích 38
2.6 Nghiên cứu thử: 39
2.7 Y đức 39
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 40
3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU 40
3.2 NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 42
3.3 NHẬN THỨC TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN SỨC KHỎE: 45
3.4 NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG: 52
3.5 NHU CẦU VỀ THÔNG TIN, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO: 55
3 6 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ BĐKH VỚI ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU 62
Trang 53.7 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH LÊN
SỨC KHOẺ VỚI ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU (n=525) 64
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 67
4.1 ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU 67
4.2 NHẬN THỨC VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 69
4.3 NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG BIẾN ĐỔI KHÍ ĐẾN SỨC KHỎE 69
4.4 NHẬN THỨC VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ SỰ CHUẨN BỊ SẴN SÀNG 71
4.5 NHU CẦU VỀ THÔNG TIN, GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 72
4.6 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ BĐKH VỚI ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU 74
4.7 MỐI LIÊN QUAN GIỮA NHẬN THỨC VỀ TÁC ĐỘNG CỦA BĐKH LÊN SỨC KHOẺ VỚI ĐẶC TÍNH MẪU NGHIÊN CỨU 75
4.8 ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM HẠN CHẾ 76
4.9 NHỮNG ĐIỂM MỚI VÀ TÍNH ỨNG DỤNG CỦA NGHIÊN CỨU 77
KẾT LUẬN 79
KIẾN NGHỊ 81
TÀI LIỆU KHAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 85
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt
BĐKH: Biến đổi khí hậu
GDP: Gross Domestic Product- Tổng sản phẩm nội địa
IPCC: Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy ban Liên chính phủ về
biến đổi khí hậu
PM: Particulate matter – Chất dạng hạt (rắn hoặc lỏng)
UNICEF: United Nations Children's Fund - Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc
WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế thế giới.
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Tổng số sinh viên của các lớp tại khoa YTCC
Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=525): 40
Bảng 3.1 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (n=525) (tiếp theo) 41
Bảng 3.2 Những nhận định về BĐKH (n=525) 43
Bảng 3.3 Nhận thức về biến đổi khí hậu (n=525) 44
Bảng 3.4 Tác động của BĐKH đến sức khỏe (n=525): 45
Bảng 3.5 Các vấn đề sức khỏe liên quan đến BĐKH (n=525): 47
Bảng 3.6 Các nhóm người dễ bị tổn thương bởi BĐKH (n=525): 48
Bảng 3.7 Mức độ đồng ý trong vòng 20 năm tới, tác động sức khỏe do BĐKH ảnh hưởng nghiêm trọng đến cộng đồng, Việt Nam và Thế giới (n=525): 50
Bảng 3.8 Nhận thức tác động của biến đổi khí hậu đến sức khỏe (n=525) 51
Bảng 3.9 Trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng: (n=525) 52
Bảng 3.9 Trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng (n=525): (tiếp theo) 53
Bảng 3.10 Nhận thức về trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng (n=525): 54
Bảng 3.11 Lượng thông tin sẵn có(n=525): 55
Bảng 3.12 Nhận thức giá trị các nguồn thông tin (n=525) 56
Bảng 3.13 Nguồn thông tin: (n=525): 57
Bảng 3.14 Nguồn lực quan trọng để đáp ứng đầy đủ các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ cộng đồng do BĐKH (n=525): 58
Bảng 3.15 Nhu cầu về giáo dục và đào tạo (n=525): 59
Bảng 3.15 Nhu cầu về giáo dục và đào tạo (n=525): (tiếp theo) 60
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa nhận thức về BĐKH với đặc tính mẫu nghiên cứu (n=525) 62
Bảng 3.17 Mối liên quan giữa nhận thức về BĐKH với đặc tính mẫu nghiên cứu (n=525) (tiếp theo) 63
Trang 8Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nhận thức về tác động của BĐKH lên sức khỏe vớiđặc tính mẫu nghiên cứu (n=525) 64Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nhận thức về tác động của BĐKH lên sức khỏe với
đặc tính mẫu nghiên cứu (n=525) (tiếp theo) 66
Trang 9ĐẶT VẤN ĐỀ
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã nổi lên như một trong những vấn đề môi trườngnghiêm trọng đe dọa sức khỏe cộng đồng Bảo vệ sức khỏe từ những tác động củaBĐKH được nhận thấy là một trong những thách thức lớn nhất của thế kỉ 21 Thiêntai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết các nơi trên thếgiới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanh chưa từng có
và đang là mối lo ngại của các quốc gia trên thế giới BĐKH sẽ tác động nghiêm trọngđến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: đến 2080 sản lượngngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnh hưởng của nạnđói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễm mặn nguồnnước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệthống KT-XH trong tương lai.[2]
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), BĐKH góp phần gia tăng 11 bệnh truyềnnhiễm quan trọng, trong đó có sốt xuất huyết, viêm não Nhật Bản,… Có sự phát sinh,phát triển đáng kể của các dịch cúm quan trọng là A-H5N1 và A-H1N1, sốt rét quaytrở lại ở nhiều nơi, nhất là ở vùng núi, sốt xuất huyết cũng hoành hành trên nhiều địaphương BĐKH ảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của con người bằng nhiều cách,đặc biệt là tăng sự phân bố và lan truyền của các bệnh truyền nhiễm thông qua vậttrung gian truyền bệnh, bao gồm sốt rét, bệnh sốt xuất huyết, vi-rút Zika và tay chânmiệng, ký sinh trùng, và các bệnh liên quan đến stress nhiệt, làm tăng tổn thất vềngười, vật nuôi và tài sản Sau các trận lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng đã làm giảmlượng nước sinh hoạt trong gia đình cũng như điều kiện vệ sinh, thiệt hại trong sảnxuất lương thực, đa dạng sinh học và các chức năng hệ sinh thái [33] Sự thiếu hụtnguồn nước sinh hoạt liên quan đến khí hậu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vệ sinh cánhân và vệ sinh môi trường, tăng tiêu chảy, các bệnh về da và mắt [30]
Theo đánh giá của UNICEF – Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc năm 2012 và báocáo của cơ quan phân tích rủi ro Maplecroft (Anh) năm 2010, Việt Nam xếp thứ 13trong 170 quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trong vòng 30 năm tới và làmột trong 16 nước có nguy cơ cực đoan[15, 36] Ở Việt Nam, trong khoảng 50 nămqua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7oC, mực nước biển đã dâng khoảng
Trang 10Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3oC và mực nước biển
có thể dâng 1m vào năm 2100[5]
Bởi vì BĐKH tác động trực tiếp đến sức khoẻ người dân, nên lực lượng nhânviên y tế đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và dự phòng các tác động củaBĐKH lên sức khoẻ, cũng như thúc đẩy khả năng ứng phó, giảm nhẹ và thích nghivới BĐKH của cộng đồng Theo khuyến cáo của Liên Minh Lao Động Sức KhoẻToàn Cầu, việc phát triển lực lượng nhân viên y tế đủ khả năng để ứng phó với BĐKH
đã trở thành một vấn đề cấp thiết Điều này cũng được thể hiện rõ trong diễn đàn SứcKhoẻ diễn ra tại Geneva năm 2008 Tổ chức Y Tế Thế Giới hiện nay cũng đang tăngcường các phương cách để có thể lồng ghép việc đào tạo BĐKH và sức khoẻ trongcác chương trình đào tạo nhân viên y tế tại các nước đang phát triển [13] Một sốnghiên cứu ở các nước trên thế giới chỉ ra rằng sinh viên y khoa và nhân viên y tế thì
có nhận thức tương đối về tác động của BĐKH lên sức khoẻ, nhưng họ cảm thấy chưasẵn sàng và đủ năng lực để điều trị và dự phòng các tác động lên sức khoẻ của BĐKH,cũng như khả năng giúp cộng đồng ứng phó, giảm nhẹ và thích nghi với cácBĐKH.[27]
Cho đến thời điểm hiện nay ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào khảo sát kiếnthức và nhận thức về BĐKH và tác động của nó lên sức khoẻ dành cho sinh viên ykhoa, và sinh viên ngành khoa học sức khoẻ mà đặc biệt là sinh viên y khoa Y tế côngcộng, là lực lượng chính trong việc điều trị, dự phòng các tác động của BĐKH lênsức khoẻ trong tương lai Do đó, nghiên cứu “kiến thức, nhận thức về BĐKH tác độnglên sức khỏe của sinh viên đại học y dược TP.HCM” được thực hiện là điều cần thiếtvới mong muốn sẽ góp phần nâng cao nhận thức cho các sinh viên về tác động củaBĐKH lên sức khoẻ và chuẩn bị cho sinh viên khả năng sẵn sàng ứng phó với BĐKH
Trang 11CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỉ lệ sinh viên khoa YTCC, đại học Y Dược TP.HCM có nhận thức về BĐKH
và nhận thức về tác động của BĐKH đến sức khỏe năm 2018 là bao nhiêu? Có mốiliên quan giữa nhận thức về BĐKH và nhận thức về tác động của BĐKH đến sứckhoẻ của sinh viên với các đặc tính của mẫu nghiên cứu hay không? Nhận thức vềtrách nhiệm, sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với BĐKH của sinh viên? Nguồn thôngtin tiếp cận hiện nay có đáp ứng đầy đủ các kiến thức về BĐKH cho sinh viên haychưa?
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu chung:
Xác định tỉ lệ sinh viên khoa YTCC, đại học Y Dược TPHCM năm 2018 có nhậnthức đúng về BĐKH và nhận thức về tác động của BĐKH đối với sức khỏe, nhậnthức về trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với BĐKH của sinh viên và cácyếu tố liên quan đến nhận thức của sinh viên
Mục tiêu cụ thể:
• Xác định tỉ lệ sinh viên có nhận thức về BĐKH và tác động của BĐKH lên sứckhoẻ
• Xác định mối liên quan giữa nhận thức về BĐKH với đặc tính mẫu nghiên cứu
• Xác định mối liên quan giữa nhận thức về tác động của BĐKH lên sức khoẻ vớiđặc tính mẫu nghiên cứu
• Xác định tỉ lệ sinh viên có nhận thức về trách nhiệm và sự chuẩn bị sẵn sàng ứngphó với BĐKH
• Xác định tỉ lệ các nguồn thông tin tiếp cận chủ yếu của sinh viên về BĐKH vàtác động của nó đến sức khoẻ
Trang 12CHƯƠNG I: TỔNG QUAN Y VĂN 1.1 Khái niệm Biến đổi khí hậu:
Theo định nghĩa của Tổ chức Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) trongbáo cáo lần thứ Tư năm 2007 [20]: biến đổi khí hậu (BĐKH) là sự biến đổi trạng tháicủa hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và sự biếnđộng về các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian đủ dài, điển hình làhàng thập kỷ hoặc dài hơn
Mực nước biển dâng cao: Là sự dâng lên của mực nước của đại dương trêntoàn cầu, trong đó không bao gồm triều cường, nước dâng do bão… Nước biển dângtại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sựkhác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.[1]
Nóng lên toàn cầu: Nói một cách chặt chẽ, sự nóng lên và lạnh đi toàn cầu làcác xu thế nóng lên và lạnh đi tự nhiên mà trái đất trải qua trong suốt lịch sử của nó.Tuy nhiên, thuật ngữ này thường để chỉ sự tăng dần nhiệt độ trái đất do các chất khínhà kính tích tụ trong khí quyển.[1]
Hiệu ứng nhà kính: Hiệu ứng bức xạ hồng ngoại (bức xạ sóng dài) của tất cảcác thành phần hấp thụ bức xạ sóng dài trong khí quyển Do bức xạ sóng ngắn củaMặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất, mặt đất hấp thu nónglên và có khả năng phát xạ sóng dài trở lại bầu khí quyển Nhưng chỉ có một phầnlượng bức xạ từ mặt đất có thể thoát ra ngoài không trung sau khi đi qua được bầukhí quyển Phần còn lại bị một số chất khí trong bầu khí quyển hấp thụ bức sóng dài
từ trái đất được gọi là “khí nhà kính”.Trong tự nhiên, hiệu ứng này giúp duy trì nhiệt
độ trái đất cao hơn khoảng 30 0C so với trường hợp không có các chất khí đó và dovậy trái đất không bị quá lạnh Tuy nhiên, sự gia tăng nồng độ các khí nhà kính dohoạt động của con người làm tăng hiệu ứng này, thúc đẩy tốc độ ấm lên toàn cầutrong giai đoạn mấy thập kỷ gần đây.[1]
Biểu hiện của sự biến đổi khí hậu toàn cầu (IPCC 2007):
- Sự nóng lên của khí quyển và trái đất nói chung
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển
Trang 13- Sự dâng cao mực nước biển do tan bang
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùngkhác nhau của trái đất
- Sự thay đổi cường độ hoạt động của quá trình hoàn lưu khí quyển, chu trìnhtuần hoàn nước trong tự nhiên và các chu trình sinh địa hoá khác
- Sự thay đổi năng suất sinh học của các hệ sinh thái, chất lượng và thànhphần của thuỷ quyển, sinh quyển, các địa quyển
1.2 Nguyên nhân Biến đổi khí hậu.
1.2.1 Nguyên nhân do tự nhiên:
Các nguyên nhân gây ra BĐKH do tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào
sự BĐKH và có tính chu kỳ kể từ quá khứ đến hiện nay Các nguyên nhân do tự nhiêngây ra gồm các hoạt động núi lửa phun trào, thay đổi các dòng hải lưu đại dương,thay đổi quỹ đạo trục quay trái đất, cường độ chiếu sáng của mặt trời, xuất hiện cácvết đen Mặt trời (Sunsports)[24] Bức xạ không thể chiếm tới hơn 10% sự ấm lên củathế kỷ 20.[23]
1.2.1 Nguyên nhân do con người:
Trong Báo cáo đánh giá lần thứ năm, Hội đồng Liên Chính Phủ về BĐKH,một nhóm 1.300 chuyên gia khoa học độc lập từ các nước trên thế giới dưới sự bảotrợ của Liên Hợp Quốc, kết luận hơn 95% hoạt động của con người trong 50 năm qua
đã làm ấm hành tinh của chúng ta
Các hoạt động công nghiệp mà nền văn minh hiện đại của chúng ta phụ thuộc
đã làm tăng mức khí các-bon đi-ô-xit trong khí quyển từ 280 ppm đến gần 400 ppmkhí CO2 trong 150 năm qua Hội đồng cũng kết luận có khả năng hơn 95% rằng cáckhí nhà kính do con người tạo ra như các-bon đi-ô-xit, mêtan và oxit nitơ đã gây ranhiều sự gia tăng nhiệt độ của trái đất trong vòng 50 năm qua.[21]
- Nước ô nhiễm do chất thải công nghiệp và hóa chất trừ sâu sử dụng trong nôngnghiệp
- Ô nhiễm không khí đô thị do xe cộ, nhà máy nhiệt điện
- Chất thải rắn và chất thải độc
- Các mối nguy hiểm về hóa học, phóng xạ xuất hiện trong sử dụng các công nghệ
Trang 14Các loại khí góp phần gây hiệu ứng nhà kính bao gồm:[28]
- Hơi nước là khí nhà kính quan trọng nhất trong khí quyển, đóng góp lớn nhấtvào hiệu ứng nhà kính của khí quyển Hơi nước tăng lên khi bầu khí quyểncủa trái đất ấm lên, nó gây ra mây và mưa, những đám mây dày và rộng có thểngăn cản và hấp thụ năng lượng phát xạ từ Trái đất ra ngoài không gian, làmtăng nhiệt độ bề mặt Trái đất, đây là một trong những lý do mà chu kì tuầnhoàn của nước này trở thành hiệu ứng nhà kính
- CO2 – khí các-bo-nic một thành phần nhỏ nhưng rất quan trọng của khí quyển,
CO2 được giải phóng thông qua các quá trình tự nhiên như hô hấp và phun tràonúi lửa và thông qua các hoạt động của con người như phá rừng, thay đổi sửdụng đất và đốt các nhiên liệu hóa thạch Con người đã tăng nồng độ CO2
trong khí quyển hơn một phần ba kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp bắtđầu Đây là điều quan trọng nhất tồn tại lâu dài dẫn đến biến đổi khí hậu
- CH4 -khí Mêtan một khí hiđrô-các-bon sản sinh ra từ 2 nguồn là tự nhiên vàcác hoạt động của con người, bao gồm quá trình phân hủy chất thải tại bãichôn lấp,phân giải yếm khí cây cỏ trong đầm lầy, đại dương, trong sản xuấtcông nghiệp, nông nghiệp đặc biệt là trồng lúa, cũng như men tiêu hóa thức ănđộng vật nhai lại và quản lý phân kết hợp với chăn nuôi
- N2O – Ôxit Ni-tơ một khí nhà kính mạnh sản xuất bởi tập quán canh tác đất,đặc biệt là việc sử dụng các loại phân bón thương mại và hữu cơ, đốt cháynhiên liệu, sản xuất axit nitric, và đốt sinh khối Tuy lượng khí N2O phát thải
do các hoạt động của con người không lớn nhưng khả năng bức xạ sóng dàirất cao, cao hơn khí cacbonic khoảng 300 lần
- Ôzôn là một khí nhà kính quan trọng, được hình thành trong điều kiện tự nhiêncũng như do các hoạt động của con người như vận hành động cơ đốt trong sửdụng nhiên liệu hóa thạch (xăng, dầu) hoặc các nhà máy phát điện
- Các chất thuộc nhóm halo – cacbon bao gồm chlorofluo-rocácbon (CFCs) vàhy-đrô chlorofluo-rocácbon (HCFC) là các hợp chất tổng hợp, hoàn toàn cónguồn gốc công nghiệp được sử dụng trong một số ứng dụng kỹ thuật làmlạnh, quá trình sản xuất nhôm và các chất tẩy rửa linh kiện điện tử, nhưng giờđây CFCs và HCFC dần được kiểm soát, tạo điều kiện cho sự phục hồi tầng
Trang 15ôzôn bình lưu Từ năm 2010, trên toàn thế giới không còn sản xuất và sử dụngchúng theo Nghị định như Montreal.
- SF6 sử dụng trong quá trình sản xuất ma-giê, vật liệu cách điện
- Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC - Các nhân tố khác, trong đó có các sol khí(bụi, cacbon hữu cơ, sulphat, nitrat ) gây ra hiệu ứng âm (lạnh đi) với lượngbức xạ cưỡng bức tổng cộng trực tiếp là -0,5 w/m2 và gián tiếp qua phản xạcủa mây là -0,7 w/m2; thay đổi sử dụng đất làm thay đổi tần suất phản xạ bềmặt, tạo ra lượng bức xạ cưỡng bức tổng cộng được xác định bằng -0,02 w/m2;trái lại, sự tăng khí ôzôn trong tầng đối lưu do sản xuất và phát thải các hóachất và sự thay đổi trong hoạt động của mặt trời trong thời kỳ từ 1750 đến nayđược xác định là tạo ra hiệu ứng dương với tổng lượng bức xạ cưỡng bức lầnlượt là 0,35 w/m2 và 0,12 w/m2
Như vậy, tổng hợp các tác động của các nhân tố khác, ngoài khí nhà kính, đãtạo ra lượng bức xạ cưỡng bức âm Vì thế, trên thực tế, sự tăng lên của nhiệt độ trungbình toàn cầu quan trắc được trong thời gian qua đã bị triệt tiêu một phần, nói cáchkhác, sự tăng lên của riêng hàm lượng khí nhà kính nhân tạo trong khí quyển làm tráiđất nóng lên nhiều hơn so với những gì đã quan trắc được, và điều đó càng khẳngđịnh sự biến đổi khí hậu hiện nay là do các hoạt động của con người mà không thểđược giải thích là do các quá trình tự nhiên
1.3 Tác hại của Biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con người.
1.3.1 Bệnh do ô nhiễm không khí:
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe con người cả về cấp tính và mãntính, ảnh hưởng đến cơ thể con người và cơ quan khác nhau Nó dao động từ kíchứng nhỏ đường hô hấp trên đến hô hấp mạn tính và bệnh tim, ung thư phổi, nhiễmtrùng đường hô hấp cấp tính ở trẻ em và viêm phế quản mạn tính ở người lớn, làmnặng thêm bệnh tim và phổi đã có từ trước hoặc các cơn hen suyễn Ngoài ra, phơinhiễm ngắn hạn và dài hạn cũng liên quan đến tỷ lệ tử vong sớm và tuổi thọ giảm.[22]
Tổ chức Y tế Thế giới ước tính rằng ô nhiễm không khí của vật chất hạt (PM)đóng góp khoảng 800.000 ca tử vong sớm mỗi năm, xếp hạng nó là nguyên nhân gây
Trang 16mạch và tai biến mạch máu não do cơ chế viêm hệ thống, kích hoạt đông máu trựctiếp hoặc gián tiếp, và chuyển dịch trực tiếp vào hệ tuần hoàn Các quần thể bị phơinhiễm lâu dài với PM có tỷ lệ tử vong và tỷ lệ tử vong tim mạch cao hơn đáng kể.[10]
Năm 1930, lưu huỳnh đi-ô-xit từ khí thải nhà máy địa phương kết hợp vớisương mù dày đặc trên thung lũng Meuse ở Bỉ Hơn 3 ngày, hàng nghìn người bị mắccác triệu chứng phổi cấp tính và 60 người chết do các nguyên nhân về đường hôhấp.[29]
Một nghiên cứu về ảnh hưởng của BĐKH lên các yếu tố môi trường trong cácbệnh dị ứng đường hô hấp thì các nghiên cứu dịch tễ học đã chứng minh rằng đô thịhóa, mức độ phát thải từ các phương tiện giao thông và lối sống hiện đại hóa tươngquan với sự gia tăng tần suất dị ứng hô hấp bởi phấn hoa, phổ biến ở những ngườisống ở thành thị so với những người sống ở nông thôn Kết quả cho thấy, mối quan
hệ giữa bệnh suyễn và các yếu tố môi trường, chẳng hạn như các thay đổi khí tượng,các chất gây dị ứng trong không khí và ô nhiễm không khí làm tăng mức độ nghiêmtrọng của dị ứng hô hấp khi vào mùa có nhiều phấn hoa, sự xuất hiện của các sự kiệnmưa lớn và mức độ ngày càng tăng ô nhiễm không khí đô thị cho thấy các yếu tố rủi
ro môi trường sẽ có tác động mạnh hơn trong những thập kỷ sau [16]
Theo nghiên cứu về ô nhiễm không khí xung quanh và nhập viện vì suy timsung huyết ở người cao tuổi ở bảy thành phố lớn của Hoa Kỳ Mức độ các-bonmonoxit trong môi trường xung quanh có mối liên quan với việc nhập viện vì suy timsung huyết trong các mô hình đơn chất và đa chất gây ô nhiễm cho mỗi thành phố.Nguy cơ tương đối nhập viện vì suy tim sung huyết kết hợp với tăng 10 ppm trongcác-bon monoxit dao động từ 1,10 lần ở New York đến 1,37 lần ở Los Angeles.[25]
1.3.2.Bệnh do thời tiết cực đoan và ảnh hưởng do nhiệt độ cực đoan:
Ảnh hưởng của mùa và thời tiết trên tỷ lệ tự tử ở những người già ở BritishColumbia, các vụ tự tử ở độ tuổi trẻ hơn được liên kết với mùa, cho thấy đỉnh cao làmùa xuân, các vụ tự tử của người cao tuổi có liên quan thực tế đến thời tiết Nó tănglên với nhiệt độ trung bình hàng ngày cao hơn của tháng hiện tại (RR = 1,16; 95% CI1,05-1,28 cho mỗi 2,5 0C thay đổi nhiệt độ trung bình), và nhiệt độ trung bình hàng
Trang 17Ảnh hưởng của thời tiết đối với tử vong do hô hấp và tim mạch ở 12 thành phốcủa Hoa Kỳ Ở các thành phố lạnh, cả nhiệt độ cao và thấp đều có liên quan đến tăng
tử vong do bệnh tim mạch Đối với người bị nhồi máu cơ tim, ảnh hưởng của nhữngngày nóng gấp 2 lần hiệu ứng ngày lạnh, trong khi đối với tất cả các trường hợp tửvong do bệnh tim mạch thì ảnh hưởng ngày nóng là nhỏ hơn 5 lần so với ngày lạnh.Trong các mô hình phân tầng, sự chênh lệch lớn của nhiệt độ mùa hè và mùa đông cóliên quan với các hiệu ứng lớn hơn trong những ngày nóng và lạnh, tương ứng về tửvong do đường hô hấp [11]
1.3.3 Bệnh do thực phẩm-An ninh lương thực:
Sự nóng lên toàn cầu sẽ có những hậu quả sâu xa đến các khu vực sản xuấtlương thực thực phẩm và cách thức sản xuất lương thực thực phẩm, giảm lượng dinhdưỡng của một số loại cây trồng, ảnh hưởng đến cuộc chiến chống đói nghèo vàthương mại lương thực toàn cầu Nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiếtđịa phương và do đó, dự kiến ngành nông nghiệp sẽ rất nhạy cảm với những thay đổi
về khí hậu trong những năm tới Đặc biệt, khí hậu ấm áp hơn, điều kiện khô hạn hơn
ở các khu vực gần đường xích đạo có khả năng làm giảm sản lượng nông nghiệp
Một nghiên cứu tại đại học bang Pennsylvania, về an ninh lương thực toàn cầudưới BĐKH Mối quan tâm chính về BĐKH và an ninh lương thực là việc thay đổiđiều kiện khí hậu có thể bắt đầu một vòng lẩn quẩn là nguyên nhân gây bệnh truyềnnhiễm hoặc tình trạng đói nghèo, từ đó làm cho quần thể bị ảnh hưởng dễ bị mắc cácbệnh truyền nhiễm hơn Kết quả có thể là một sự suy giảm đáng kể về năng suất laođộng và tăng tỷ lệ đói nghèo, thậm chí tử vong, với phạm vi dự báo rộng từ 5 triệuđến hơn 170 triệu người có nguy cơ bị đói vào năm 2080 tùy thuộc vào sự phát triểnkinh tế xã hội tương lai Về cơ bản tất cả các biểu hiện của BĐKH, có thể là hạnhán,mưa bão, lũ lụt, hay nhiệt độ cực đoan, thời tiết khắc nghiệt đều ảnh hưởng đếntình trạng bệnh tật, và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy những thay đổi nàyảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và an ninh lương thực Báo cáo IPCC gần đây cũngnhấn mạnh rằng nhiệt độ hàng ngày càng tăng sẽ làm tăng tần suất ngộ độc thựcphẩm, đặc biệt ở các vùng ôn đới[35]
Trang 181.3.4 Chất lượng nguồn nước:
BĐKH làm tăng tần số xảy ra thiên tai, nhiều sự kiện lũ lụt, hạn hán,ảnh hưởngđến chất lượng nguồn nước, lũ lụt có thể dẫn đến việc khuếch tán hóa chất nguy hiểm
ra ngoài môi trường, từ việc tích lũy hoặc hóa chất đã sẵn có trong môi trường, ví dụnhư thuốc trừ sâu Sau lũ lụt, tăng tỷ lệ mắc các bệnh tiêu chảy và hô hấp được báocáo trên toàn thế giới, ở cả các quốc gia có thu nhập cao và thu nhập thấp, tăng lâylan các bệnh truyền nhiễm, nơi có đông dân cư di dời Nhiều khu vực của thế giớitình trạng khan hiếm nước do BĐKH gia tăng sẽ làm giảm khả năng sản xuất lươngthực thực phẩm với những tác động nghiêm trọng đối với an ninh lương thực, dinhdưỡng và sức khỏe [17]
Thời tiết ảnh hưởng đến việc di chuyển và phổ biến các tác nhân vi sinh vậtqua lượng mưa, dòng chảy và sự tồn tại, tăng trưởng thông qua các yếu tố như nhiệt
độ Nếu BĐKH gia tăng, sự thiếu hụt nguồn nước hiện tại và tương lai trong các lĩnhvực như bảo vệ đầu nguồn, cơ sở hạ tầng và hệ thống thoát nước mưa có thể sẽ làmtăng nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước.[34]
1.3.5 Vec-tơ truyền bệnh:
Sự lây truyền của nhiều tác nhân gây bệnh truyền nhiễm rất nhạy cảm với điềukiện thời tiết, đặc biệt là những chu trình phát triển trong vòng đời của chúng bênngoài cơ thể con người Ảnh hưởng của BĐKH tác động mạnh với các bệnh truyềnnhiễm qua vec-tơ và các bệnh truyền nhiễm khác Do những thay đổi về khí hậunhững vùng trước đây có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới,
sự gia tăng nhỏ trong việc lây lan bệnh có nghĩa là những quần thể mới bị phơi nhiễm.Dân số mới nhiễm thường thiếu khả năng miễn dịch với các bệnh mắc phải, điều này
có thể dẫn đến các bệnh lâm sàng nghiêm trọng hơn.[17]
Tỷ lệ mắc các bệnh truyền qua muỗi, bao gồm sốt rét, sốt xuất huyết và cácbệnh não do virus, là một trong những bệnh nhạy cảm nhất với khí hậu Biến đổi khíhậu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lây truyền bệnh bằng cách thay đổi phạm vi địa lý củavec-tơ và tăng tỷ lệ sinh sản và bằng cách rút ngắn thời gian ủ bệnh Sự gia tăng liênquan đến khí hậu ở nhiệt độ bề mặt biển và mực nước biển có thể dẫn đến tỷ lệ mắc
Trang 19ngộ độc động vật có vỏ (sò,cua,tôm ) Sự di cư của con người và thiệt hại cho cơ sở
hạ tầng y tế từ sự gia tăng mức độ nghiêm trọng của thiên tai và BĐKH có thể giántiếp góp phần vào việc truyền bệnh.[32]
1.4.Tác hại của biến đổi khí hậu trên Thế Giới và Việt Nam.
a Bức tranh toàn cầu chung
Thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan khác đang gia tăng ở hầu hết cácnơi trên thế giới, nhiệt độ và mực nước biển trung bình toàn cầu tiếp tục tăng nhanhchưa từng có và đang là mối lo ngại từ các quốc gia trên thế giới BĐKH sẽ tác độngnghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới: đến
2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2 - 4%, giá sẽ tăng 13 - 45%, tỷ lệ dân số bị ảnhhưởng của nạn đói chiếm 36-50%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, gây nhiễmmặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp, và gây rủi ro lớn đối với công nghiệp
và các hệ thống KT-XH trong tương lai [2]
Nồng độ khí nhà kính tăng trong khí quyển đã tăng nhiệt độ trung bình toàncầu vào khoảng 0.20C mỗi thập kỷ trong 30 năm qua, với phần lớn năng lượng bổsung này được hấp thụ bởi các đại dương trên thế giới Kết quả là hàm lượng nhiệt ởthượng nguồn 700m của đại dương toàn cầu đã tăng 14 x 1022 J kể từ năm 1975, vớinhiệt độ trung bình của các lớp tầng trên của đại dương đã tăng thêm 0,60C so với
100 năm trước Những thay đổi này đang diễn ra, nhiệt độ bề mặt đại dương trongtháng 1 năm 2010 là lần thứ hai nóng kỷ lục nhất và giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8năm 2009 nhiệt độ trung bình toàn cầu đạt tới 0,580C và trong thế kỷ 20 là 16,40C.[18]
Một số sự kiện nổi bật của BĐKH toàn cầu đã xuất hiện tại các cực đại dương,nơi có nhiệt độ và độ axit đang thay đổi nhiều hơn gấp đôi mức trung bình toàn cầu
Do những thay đổi này, số lượng băng đá Bắc Cực đang giảm dần, diện tích của nó
là 16,5 triệu km2 vào tháng 3 năm 1979 nhưng đến tháng 3 năm 2009 giảm xuốngcòn 15,25 triệu km2 Khối băng biển vào mùa hè (đo được trong tháng 9 mỗi năm) dựkiến sẽ biến mất hoàn toàn vào năm 2037.[18]
Bên cạnh đó còn có khuynh hướng làm giảm chất lượng nước, sản lượng sinhhọc và số lượng các loài động, thực vật trong các hệ sinh thái nước ngọt, làm gia tăngbệnh tật, nhất là các bệnh mùa hè do vec-tơ truyền (IPCC 1998)
Trang 20Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến sức khoẻ và phúc lợi của con người bằngnhiều cách, đặc biệt là tăng sự phân bố và lan truyền của các bệnh lây nhiễm thôngqua vec-tơ truyền bệnh, bao gồm sốt rét, bệnh sốt xuất huyết và ký sinh trùng, và cácbệnh liên quan đến stress nhiệt, làm tăng tổn thất về người, vật nuôi và tài sản sau cáctrận lũ lụt và hạn hán nghiêm trọng đã làm giảm lượng nước sinh hoạt trong gia đìnhcũng như điều kiện vệ sinh, thiệt hại trong sản xuất lương thực, đa dạng sinh học vàcác chức năng hệ sinh thái.[33]
Theo Nicolas Stern (2007) – nguyên chuyên gia kinh tế hàng đầu của Ngânhàng Thế giới, thì trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do BĐKH gây ra cho toànthế giới ước tính khoảng 7.000 tỷ USD; nếu chúng ta không làm gì để ứng phó thìthiệt hại mỗi năm sẽ chiếm khoảng 5-20% GDP, còn nếu chúng ta có những ứng phótích cực để ổn định khí nhà kính ở mức 550 ppm tới năm 2030 thì chi phí chỉ cònkhoảng 1% GDP
Tuy nhiên, BĐKH ở những mức độ nhất định và những khu vực nhất địnhcũng có những tác động tích cực đó là tạo cơ hội để thúc đẩy các nước đổi mới côngnghệ, phát triển các công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường và các hoạtđộng R&D (Reseach & Development- Nghiên cứu và phát triển) có liên quan Pháttriển trồng rừng để hấp thu CO2 giảm phát thải khí nhà kính Ở một số nước ôn đới,khi nhiệt độ tăng lên sẽ thuận lợi hơn để phát triển nông nghiệp Năng lượng để sưởi
ấm cũng được tiết kiệm hơn
b Tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trong thời gian qua, diễn biến của khí hậu cũng có những néttương đồng với tình hình chung trên thế giới BĐKH tác động tới tất cả các vùng,miền, các lĩnh vực về tài nguyên, môi trường và kinh tế – xã hội, nhưng trong đó tàinguyên nước, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn, y tế và các vùng ven biển
sẽ chịu tác động mạnh nhất
Theo đánh giá của UNICEF – Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc năm 2012, ViệtNam xếp thứ 13 trong 170 quốc gia bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu trong vòng 30năm tới và là một trong 16 nước có nguy cơ cực đoan[20, 24] Các lĩnh vực, ngành,địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyênnước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ, các vùng đồng bằng và dải ven
Trang 21biển Ở Việt Nam, trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng0,70C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngàycàng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạnhán ngày càng ác liệt Theo tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên
30C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100 [5]
Vì vậy, ứng phó với BĐKH cần phải được tiến hành trong một chương trình/kếhoạch quốc gia và trong sự hợp tác chặt chẽ với cộng đồng quốc tế, để cùng bảo vệngôi nhà chung của chúng ta – Trái đất mà trên đó con người là vốn quý nhất
1.5 Một số học phần về sức khỏe môi trường của sinh viên học tại trường y về BĐKH:
Chỉ có sinh viên y đa khoa và sinh viên hệ Cử nhân Y tế công cộng là có 2học phần về Sức khỏe môi trường năm thứ hai- trích Quyển Số tay Sinh viên xuấtbản năm 2014 của Đại Học Y Dược TP.HCM
1.6 Một số nghiên cứu về nhận thức của BĐKH trên thế giới và Việt Nam: 1.6.1 Một số nghiên cứu trên Thế giới:
Những năm gần đây, khí hậu ngày càng thay đổi và có chiều hướng khắc nghiệthơn, đã có nhiều nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới đánh giá nhận thức và kiếnthức của một số nước trên thế giới về BĐKH, mối liên quan của BĐKH đến đời sống
và sự quan tâm của họ đến BĐKH
Một nghiên cứu về sự chuẩn bị cho BĐKH: quan điểm của các nhân viên y tếđịa phương ở California thì có 94% tin rằng biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêmtrọng và 90% số người được hỏi cho rằng thời tiết cực đoan ảnh hưởng nghiêm trọngđối với sức khỏe cộng đồng Cuộc khảo sát này cung cấp một cái nhìn đầu tiên vềcách các cơ quan y tế địa phương của California chuẩn bị sẵn sàng để xử lý các vấn
đề liên quan đến BĐKH Nhìn chung, kết quả khảo sát cho thấy cán bộ y tế địa phươngcảm thấy rằng BĐKH gây ra rủi ro lớn cho sức khỏe cộng đồng nhưng họ thiếu thôngtin và nguồn lực cần thiết để giải quyết những rủi ro này.[12]
Nghiên cứu của Roberto DeBono (2010) sử dụng dữ liệu từ các cuộc điều trađại diện trên toàn quốc được tiến hành tại Hoa Kỳ, Canada và Malta từ năm 2008 đến
2009 Kết quả khoảng 1/3 người Mỹ, 1/2 người Canada và 2/3 người Maltese nói
Trang 22họ quan tâm nhiều nhất đến nguy cơ của BĐKH đối với bản thân và gia đình họ.Người Canada cho rằng người già (45%) và trẻ em (33%) có nguy cơ bị tổn thươngcao, trong khi người Mỹ thì theo họ, những người ở các nước đang phát triển có nguy
cơ cao hơn những người ở quốc gia của họ Khi được nhắc, số lượng lớn ngườiCanada và người Malta nói rằng BĐKH có thể gây ra các vấn đề hô hấp (78-91%),các vấn đề liên quan đến nhiệt (75-84%), ung thư (61-90%) và các bệnh truyền nhiễm(49-62%) Những người bị cháy nắng ở Canada (79%) và bị thương do các sự kiệnthời tiết khắc nghiệt (73%), và các dị ứng được trích dẫn ở Maltese (84%) Tuy nhiên,ảnh hưởng của BĐKH đến vấn đề sức khỏe chưa thật sự nổi bật ở cả ba quốc gia:tương đối ít người trả lời các câu hỏi mở theo cách chỉ ra mối liên hệ rõ ràng nhấtgiữa BĐKH và nguy cơ sức khỏe con người.[8]
Còn có một nghiên cứu của Md Aminul Haque và cộng sự (2011) về nhận thứccủa người dân về BĐKH và nguy cơ sức khoẻ con người Kết quả cho thấy hơn 95 %người được hỏi cho biết nhiệt độ trong mùa hè đã tăng lên và 80,2 % báo cáo rằnglượng mưa đã giảm, so với những kinh nghiệm trước đây của họ Khoảng 65% chobiết mùa đông ấm hơn, nó làm hạn chế hoạt động của họ có ảnh hưởng rất lớn đếnsản xuất nông nghiệp, cuộc sống hàng ngày và sức khoẻ của người dân 84% ngườitrả lời cho thấy tần suất của mưa, nhiệt độ và bệnh liên quan đến thời tiết/vấn đề sứckhoẻ tương ứng, đã tăng lên so với năm đến mười năm trước [19]
Ngoài ra còn thêm nghiên cứu về hành động của con người với BĐKH, mộtnghiên cứu của Sonia Akter và cộng sự (2011) nghiên cứu này nhằm mục đích để chothấy những nhận thức của các hộ gia đình Úc về BĐKH và những ưu tiên của họ đốivới các hành động giảm thiểu trong CPRS (Carbon Pollution Reduction Scheme-Chương trình Giảm Ô nhiễm Cac-bon) được đề xuất Kết quả khoảng 2/3 trong số đóquan tâm đến BĐKH và gần 3/4 trong số họ tin rằng BĐKH là do hành động conngười gây ra Từ cộng đồng cho đến hộ gia đình, đều bị ảnh hưởng bởi mức độ tiếpxúc về các thông tin BĐKH qua các phương tiện thông tin đại chúng [9]
Nghiên cứu của Nigatu và cộng sự (2014) tìm hiểu kiến thức và nhận thức vềtác động của BĐKH được thực hiện trên đối tượng sinh viên khoa học sức khỏe tạiEthiopia Kết quả cho thấy rằng hơn 3/4 có nhận thức về tác động của BĐKH đến sứckhỏe và phần lớn (77,5%) sinh viên có nhận thức về BĐKH Phương tiện truyền thông
Trang 23đại chúng là nguồn thông tin lớn nhất hầu hết các sinh viên tiếp cận, nhưng 87,7%học sinh đều nói rằng kiến thức của họ không đủ để hiểu đầy đủ về tác động củaBĐKH lên sức khỏe cộng đồng Những sinh viên có kiến thức về BĐKH sẽ có nhậnthức về mối đe dọa sức khỏe tốt hơn gấp 17,8 lần những sinh viên không có nhậnthức về BĐKH (KTC 95%:8,8-32,1) [31]
1.6.2 Một số nghiên cứu tại Việt Nam:
Tại Việt Nam vấn đề về kiến thức của sinh viên y khoa với BĐKH còn chưađược quan tâm nhiều và còn khá mới nên chưa tìm được các nghiên cứu liên quan.Nhưng bên cạnh đó cũng có một số nghiên cứu về nhận thức của người dân với BĐKH
và mối liên quan giữa BĐKH với tác động sức khỏe đối với người dân
Một nghiên cứu về kiến thức, thái độ về BĐKH và chuẩn bị ứng phó vớiBĐKH của người dân tỉnh Hà Nam của tác giả Nguyễn Văn Hiến (2013) Kết quảnghiên cứu cho thấy kiến thức của người dân về BĐKH còn ở mức thấp, 41,3% dânchưa nghe nói đến BĐKH; 33,3% người dân chưa quan tâm tìm hiểu thông tin vềBĐKH; việc chuẩn bị ứng phó với các dịch bệnh liên quan đến BĐKH của người dânhầu như chưa được thực hiện Các kết quả đạt được cho thấy thực hiện truyền thônggiáo dục là nhu cầu rất đáng quan tâm để cho người dân biết nhiều hơn về BĐKH,các ảnh hưởng của BĐKH tới đời sống và những chuẩn bị cần thiết để người dân cóthể ứng phó với dịch bệnh liên quan đến BĐKH [3]
Tương tự có thêm nghiên cứu về kiến thức và thực hành ứng phó với BĐKHcủa người dân tại Thanh Hóa của tác giả Nguyễn Thị Minh Ngọc và cộng sự (2015).Kết quả cho thấy chỉ 3,2% người dân hiểu được đầy đủ nguyên nhân của BĐKH baogồm cả nguyên nhân tự nhiên và con người, 26,7% người dân có nhận thức khá đầy
đủ về các biểu hiện của BĐKH 49,8% người dân từng có hành động lo lắng các vấn
đề do BĐKH Tỷ lệ người dân hiểu biết đầy đủ về nguyên nhân, biểu hiện của BĐKHcũng như có hành động để bảo vệ môi trường còn thấp.[4]
Và thêm nữa là nghiên cứu về nhận thức BĐKH và tác động sức khỏe vớiBĐKH của người dân tỉnh Quảng Nam, của tác giả Tô Thị Mỹ Phương (2016) Kếtquả cho thấy 72,4% có nhận thức về BĐKH, 65,8% có nhận thức về tác động củaBĐKH, trong đó có tới 87,1% có nhận thức về tác động của BĐKH lên sức khỏe
Trang 24Trình độ học vấn có mối liên quan thật sự đến nhận thức của người dân về BĐKH.Trình độ học vấn tăng một bậc thì nhận thức về BĐKH tăng 2,6 lần.[5]
Trang 25CHƯƠNG II: ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU 2.1 Thiết kế nghiên cứu:
Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả
2.2 Đối tượng nghiên cứu:
Tất cả các sinh viên khoa YTCC tại Đại học Y dược TPHCM
Thời gian nghiên cứu từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2018
Trang 26Bảng 2.1: Tổng số sinh viên của các lớp tại khoa YTCC :
Tiêu chí loại ra:
Những sinh viên vắng mặt vào buổi điều tra đầu tiên và buổi điều tra lần thứhai
2.2.6 Kiểm soát sai lệch chọn lựa:
Chọn đối tượng theo tiêu chí đưa vào loại ra
Tiến hành cuộc khảo sát lần đầu Đối với những đối tượng vắng mặt, lậpdanh sách để quay lại điều tra lần thứ hai Nếu lần thứ hai quay lại khảo sát mà đốitượng vẫn không có mặt thì loại đối tượng đó ra khỏi danh sách lấy mẫu
2.3 Xử lý dữ kiện:
2.3.1 Liệt kê và định nghĩa biến số chính/biến số khác:
2.3.1.1 Biến số nền:
Giới tính: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị: Nam, Nữ
Tuổi: là biến định lượng không liên tục, được tính bằng cách lấy năm 2018
trừ cho năm sinh của đối tượng được phỏng vấn
Trang 27Dân tộc: là biến danh định, gồm 4 giá trị: Kinh, Khơ-me, Hoa, Khác: dân tộc
khác các dân tộc kể trên
Khối lớp: là biến số thứ tự, gồm 6 giá trị: Năm 1, Năm 2, Năm 3, Năm 4,
Năm 5, Năm 6
Chuyên ngành: là ngành học hiện tại của đối tượng tại trường Đại học Y
Dược TP.HCM, là biến nhị giá, gồm 2 giá trị: Y Học Dự Phòng, Y Tế Công Cộng
Tỉnh quê hương: là nơi ở của đối tượng trước khi vào TP.HCM Là biến số
- Bắc Trung Bộ Việt Nam gồm có 6 tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên-Huế
- Nam Trung Bộ gồm 8 tỉnh thành theo thứ tự bắc-nam: Đà Nẵng, QuảngNam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, BìnhThuận
- Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và LâmĐồng
- Vùng Đông Nam Bộ có 5 tỉnh và 1 thành phố: 5 tỉnh: Bình Phước, BìnhDương, Đồng Nai, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh
- Vùng đồng bằng sông Cửu Long, còn gọi là Tây Nam Bộ hay miền Tây,
có 12 tỉnh và 1 thành phố: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang,Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, BạcLiêu, Cà Mau và Thành phố Cần Thơ
Trang 28Thu nhập hàng tháng của gia đình: Dựa theo Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ ngày 19/11/2015 về việc áp dụng cho giai đoạn
Tự nhận xét tính cách: là tự đánh giá về tính cách của bản thân về mức độ
tính ích kỉ và lòng vị tha Đây là biến thứ tự, gồm 5 giá trị:
Tình trạng sức khỏe: là tình trạng sức khỏe tự nhận xét của đối tượng nghiên
cứu tự đánh giá sức khỏe bản thân, đây là biến số thứ tự, gồm 4 giá trị: Tệ, Trungbình, Tốt, Rất tốt
2.3.1.2 Biến số biến đổi khí hậu và sức khỏe
A Nhận thức về BĐKH: là biến số danh định, có 2 giá trị là:
- Có nhận thức về BĐKH khi đối tượng trả lời đúng 2/3 câu: về nhận địnhBĐKH, về kiểm soát BĐKH và nguyên nhân gây BĐKH
- Không có nhận thức về BĐKH khi đối tượng trả lời không đúng dưới 1 câu
về nhận định BĐKH, về kiểm soát BĐKH và nguyên nhân gây BĐKH
A1 Nhận định về BĐKH: là nhận định về tác động của BĐKH là điều tốt
hay xấu, là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị: đúng và không đúng
- Đúng khi đối tượng trả lời BĐKH là: Rất xấu, Khá Xấu, Hơi xấu
- Không đúng khi đối tượng trả lời BĐKH là: Hơi tốt, Khá tốt, Rất tốt
A2 Kiểm soát BĐKH: là khả năng con người có thể kiểm soát BĐKH là biến
nhị giá, gồm 2 giá trị có và không:
Trang 29- Có khi đối tượng trả lời có thể kiểm soát BĐKH
- Không khi đối tượng trả lời không thể kiểm soát BĐKH hoặc không biết
A3 Nguyên nhân gây BĐKH: là các nguyên nhân gây ra BĐKH bao gồm :
- Biến đổi khí hậu chủ yếu do hoạt động của con người
- Sự tăng nhiệt độ toàn cầu trong thế kỷ qua là lớn nhất trong suốt 1000 nămqua
- Nồng độ CO2 trong bầu khí quyển toàn cầu hiện nay đã từng xảy ra trong650.000 năm trước
- Nồng độ CO2 trong khí quyển toàn cầu đã tăng lên trong vòng 150 năm qua(không phải 250 năm qua)
Đây là biến số nhị giá gồm 2 giá trị: đúng và không đúng
Đúng khi đối tượng trả lời đúng trên 3 nguyên nhân gây BĐKH
Không đúng khi đối tượng trả lời đúng dưới 3 nguyên nhân gây BĐKH hoặc trảlời không biết ở các nguyên nhân gây BĐKH
B Nhận thức tác động của BĐKH đến sức khỏe: là biến nhị giá, gồm 2 giá
B1 Nhận định biến đổi khí hậu là tốt hay xấu đối với sức khỏe con người:
là biến nhị giá, gồm 2 giá trị là đúng và không đúng
- Đúng khi đối tượng trả lời BĐKH tác động đến sức khỏe con người là: Rấtxấu, khá xấu, hơi xấu
- Không đúng khi đối tượng trả lời BĐKH tác động đến sức khỏe con người là:Hơi tốt, khá tốt, rất tốt
Trang 30B2 Nhận định thay đổi khí hậu có hại cho sức khoẻ con người, những vấn
đề sức khoẻ liên quan đến biến đổi khí hậu hiện đang gặp phải: là biến số nhị giá
gồm 2 giá trị đúng và không đúng
- Đúng khi đối tượng trả lời đúng từ 1 vấn đề trong các vấn đề sức khỏe liênquan đến BĐKH như: các bệnh lây nhiễm qua vật trung gian truyền bệnh, baogồm: sốt rét, bệnh sốt xuất huyết và ký sinh trùng, và các bệnh liên quan đếnstress nhiệt, đường hô hấp, đường ruột (thiếu nước sạch), ngộ độc thực phẩm,tăng tiêu chảy, các bệnh về da và mắt, các cơn đau nhức xương khớp, làmnghiêm trọng hơn các bệnh mãn tính về tim mạch, hô hấp và dị ứng, giảm sức
có da nhạy cảm hoặc da có màu sáng, người sống ở các vùng địa lý cụ thể: cưdân các thành phố, vùng ven biển, vùng dễ bị bão và lũ lụt, và các vùng cụ thểkhác
- Không đúng là khi đối tượng trả lời không biết hoặc không thuộc nhóm đốitượng trên
B4 Các vấn đề tác động đến sức khoẻ của biến đổi khí hậu: là biến số nhị
giá gồm 2 giá trị đúng và không đúng
- Đúng khi đối tượng trả lời Có trên 10 các vấn đề tác động đến sức khoẻ củaBĐKH là như: Bệnh truyền nhiễm do vật trung gian truyền bệnh ,sự di
chuyển, di dời do lũ lụt, tình trạng sức khỏe tâm thần, bệnh liên quan đến
Trang 31chất lượng không khí, bệnh do thực phẩm, sự gián đoạn của các dịch vụchăm sóc sức khỏe trong các điều kiện thời tiết cực đoan, bệnh truyền nhiễmqua đường nước, bệnh liên quan đến thời tiết nóng, bệnh liên quan đến thờitiết lạnh, bệnh tồn tại trong nước, suy dinh dưỡng, các tác động khác đến sứckhoẻ do BĐKH.
- Không đúng khi đối tượng trả lời Có dưới 10 các vấn đề tác động đến sứckhoẻ của BĐKH hoặc không biết
B5 Nhận thức về mức độ đồng ý những nhóm hay loại người có nhiều khả năng sẽ gặp những vấn đề sức khoẻ liên quan đến biến đổi khí hậu: là biến số nhị
giá gồm 2 giá trị đúng và không đúng
- Nhận thức đúng là khi đối tượng trả lời Có trên 7 câu về mức độ đồng ýnhững nhóm người có nhiều khả năng sẽ gặp những vấn đề sức khoẻ liênquan đến BĐKH như: Những người mắc bệnh hoặc tàn tật, người già,ngườicao tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người có tình trạng kinh tế xã hội thấp,các dân tộc thiểu số và dân địa phương, những người có da nhạy cảm hoặc
da có màu sáng, công nhân hoặc nông dân làm việc ngoài trời, người sống ởcác vùng địa lý cụ thể: cư dân các thành phố, vùng ven biển, vùng dễ bị bão
và lũ lụt, và các vùng cụ thể khác, các nhóm đặc biệt khác
- Nhận thức không đúng là khi đối tượng trả lời dưới 7 câu trên hoặc khôngbiết về mức độ đồng ý những nhóm người có nhiều khả năng sẽ gặp nhữngvấn đề sức khoẻ liên quan đến BĐKH
B6 Nhận định trong vòng 20 năm tiếp theo, các tác động liên quan đến sức khỏe do BĐKH có trở nên trầm trọng ở cộng đồng bạn: là biến số nhị giá,
gồm 2 giá trị: đúng và không đúng
- Đúng khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không đúng khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng, hơikhông đồng ý,
Trang 32B7 Nhận định trong vòng 20 năm tiếp theo, các tác động liên quan đến sức khỏe do biến đổi khí hậu có trở nên trầm trọng ở Việt Nam: là biến số nhị
giá, gồm 2 giá trị: đúng và không đúng
- Đúng khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không đúng khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng ý, hơikhông đồng ý
B8 Nhận định trong vòng 20 năm tiếp theo, các tác động liên quan đến sức khỏe do biến đổi khí hậu có trở nên trầm trọng ở quốc tế: là biến số nhị giá,
gồm 2 giá trị: đúng và không đúng
- Đúng khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không đúng khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng, hơikhông đồng ý
2.3.1.3 Nhận thức về Trách nhiệm và Sự sẵn sàng:
C Nhận thức về trách nhiệm và sự sẵn sàng: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị:
- Có nhận thức khi đối tượng trả lời Có trên 5 nhận thức về trách nhiệm và sựsẵn sàng
- Không có nhận thức khi đối tượng trả lời dưới 5 nhận thức về trách nhiệm và
sự sẵn sàng
C1 Trách nhiệm giải quyết các tác động đến sức khoẻ do BĐKH: là biến
số nhị giá, gồm 2 giá trị: Có và không
- Có nhận thức khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không nhận thức khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng,hơi không đồng ý
C2 Chuyên môn và kỹ năng của sinh viên y khoa có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tác động đến sức khỏe do BĐKH: là biến số
nhị giá, gồm 2 giá trị: Có và không
- Có nhận thức khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không nhận thức khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng,
Trang 33hơi không đồng ý.
C3 Chuyên môn và kỹ năng của tôi đủ để giải quyết các tác động đến sức khoẻ do BĐKH: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị: Có và không.
- Có nhận thức khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không nhận thức khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng,hơi không đồng ý
C4 Ngành y và chăm sóc sức khỏe mà tôi đang theo học nên quan tâm đến
dự phòng các tác động đến sức khoẻ do BĐKH: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị:
Có và không
- Có nhận thức khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không nhận thức khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng,hơi không đồng ý
C5 Các hoạt động của ngành Y tế mà tôi đang theo học có thể làm giảm các tác động đến sức khỏe do BĐKH: là biến số nhị giá, gồm 2 giá trị: Có và không.
- Có nhận thức khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không nhận thức khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng,hơi không đồng ý
C6 Tôi tin rằng ngành Y tế và chăm sóc sức khỏe mà tôi theo học đã được chuẩn bị để giải quyết các tác động đến sức khỏe do BĐKH: là biến số nhị giá,
gồm 2 giá trị: Có và không
- Có nhận thức khi đối tượng trả lời là: Hơi đồng ý, khá đồng ý, rất đồng ý
- Không nhận thức khi đối tượng trả lời là: Rất không đồng ý, khá không đồng,hơi không đồng ý
2.3.1.4 Các nhu cầu về thông tin, giáo dục và đào tạo:
Nhận định có thông tin đầy đủ để đứng phó các trường hợp y tế công cộng hiện nay (về khí hậu hay các khía cạnh khác): là biến nhị giá, gồm 2 giá trị: Có và
không
Nhận định có đủ thông tin để ứng phó với những nguy cơ tiềm ẩn trong sức khoẻ cộng đồng liên quan đến BĐKH: là biến nhị giá, gồm 2 giá trị: Có và
không
Trang 34Nhận thức được giá trị các nguồn thông tin trong sinh viên y khoa: là báo
cáo chi tiết về đánh giá rủi ro trong khu vực, thông tin khoa học về ảnh hưởng củakhí hậu, cơ sở dữ liệu về sức khoẻ / bệnh tật trong dân số, báo cáo đánh giá về tìnhtrạng dễ bị tổn thương, hướng dẫn của trạm Y tế/ TT Y tế Dự PhòngQuận,Huyện,TP…, các chương trình giáo dục cho công động, hướng dẫn của các đơn
vị cứu hộ, cứu nạn
Là biến nhị giá, gồm 2 giá trị đúng và không đúng:
- Nhận thức đúng khi đối tượng trả lời trên 6 câu là “cực kỳ hữu ích” hoặc “hữuích” về giá trị của các nguồn thông tin trong sinh viên y khoa
- Nhận thức không đúng khi đối tượng trả lời dưới 6 câu là “Một chút hữu íchhoặc không hữu ích” hoặc “hoàn toàn không hữu ích” về giá trị của cácnguồn thông tin trong sinh viên y khoa
Nguồn thông tin của bạn về BĐKH đến từ: là biến số danh định, gồm 5 giá
trị: Phương tiện truyền thông điện tử (Tivi và Đài phát thanh), Internet, Trường học,Sách báo/ Tạp chí, Bạn bè/ Hàng xóm
Muốn biết thêm thông tin về những tác động đến sức khoẻ cộng đồng do BĐKH, thông tin mà đối tượng muốn biết từ ai: là biến số danh định, gồm 9 giá
trị: Nhà khoa học, trường đại học/Giảng viên đại học, các chuyên gia y tế côngcộng, các cơ quan y tế công cộng, hiệp hội Y tế/Cộng đồng, Cơ quan bảo vệ môitrường, Cơ quan khí tượng, tổ chức phi chính phủ, ý kiến khác
Nguồn lực quan trọng để đáp ứng đầy đủ các nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khoẻ cộng đồng do BĐKH: là biến số danh định, gồm 7 giá trị :
- Nguồn kỹ thuật/phân tích để đánh giá tác động đến sức khoẻ
- Kinh phí dành cho các hoạt động khí hậu
- Các nhân viên có chuyên môn khoa học về khí hậu
- Nguồn kỹ thuật/phân tích để đánh giá tính dễ bị tổn thương
- Phối hợp tốt hơn với các cơ quan nhà nước
- Phối hợp tốt hơn với cơ quan địa phương
- Ý kiến khác
Trang 35Có kiến thức cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá các tác động đến sức khoẻ do BĐKH : là biến nhị giá, gồm 2 giá trị : Có và không
Lý do bạn tuyên bố không có kiến thức cần thiết để giải quyết tác động đến sức khỏe do BĐKH là: là biến danh định, gồm 4 giá trị:
- Không được học chính thức, thiếu hệ thống lý thuyết và thiếu sự hướng dẫncủa giáo viên
- Không được đào tạo đầy đủ và không có cơ hội để củng cố kiến thức
- Thiếu quan tâm đến vấn đề của xã hội và chuyên môn về các tác động đến sứckhoẻ do biến đổi khí hậu
- Không muốn tìm hiểu thêm
Những ảnh hưởng về sức khoẻ do BĐKH cần được lồng ghép vào hệ thống giáo dục và đào tạo y tế: là biến nhị giá, có 2 giá trị: Có và không
Các năng lực cho BĐKH có thể bao gồm trong giáo dục và đào tạo y tế:
là biến danh định, gồm 10 giá trị:
- Kiến thức và kỹ năng lâm sàng liên quan đến BĐKH
- Thực hành lâm sàng chuyên sâu
- Chăm sóc khẩn cấp
- Kiến thức về Y tế Công Cộng
- Kiến thức về Y học Cổ truyền
- Thực hành Y đức và pháp luật
- Hoàn cảnh nông thôn và vùng sâu
- Kiến thức về địa lý và khí hậu địa phương
- Lập kế hoạch và quản lý dự phòng cho các hiện tượng thời tiết cực đoan
- Ý kiến khác
Mong muốn của đối tượng về giáo dục và đào tạo theo cách nào trong
hệ thống giáo trình hiện nay: là biến danh định, gồm 4 giá trị:
- Mở môn học riêng biệt mới
- Tích hợp một số chương trình của BĐKH và sức khỏe vào các môn học hiệntại
- Cung cấp đào tạo đặc biệt về thực hành và giảng dạy y khoa
- Ý kiến khác
Trang 36Nguồn thông tin
- Giá trị của nguồn thôngtin
- Nguồn thông tin chính
- Mức độ quan tâm đếnthông tin
- Nhu cầu xác địnhnguồn thông tin muốntiếp cận trong chươngtrình học
2.3.2 Dàn ý liên hệ giữa các biến số:
Nhận thức
về biến đổi
khí hậu
Trang 372.4 Thu thập dữ kiện:
2.4.1 Phương pháp thu thập dữ kiện:
Cho sinh viên tự điền vào bộ câu hỏi soạn sẵn
Dựa trên danh sách sinh viên các lớp tại các khoa được tổng hợp từ Phòng đàotạo được cung cấp bởi Trường Đại học Y Dược TP.HCM, từ lớp trưởng, chủ nhiệmcác lớp
2.4.2 Công cụ thu thập dữ kiện:
Sử dụng Bộ câu hỏi soạn sẵn được phát triển từ nghiên cứu đang được tiếnhành tại Trung Quốc và trên thế giới
Bộ câu hỏi có 34 câu, gồm 4 phần:
Phần 1: Thông tin cá nhân: câu A1-A9
Phần 2: Biến đổi khí hậu và Sức khoẻ
Nhận thức về biến đổi khí hậu: câu B1-B3
Tác động đến sức khỏe của biến đổi khí hậu: câu B4-B9
Phần 3: Nhận thức về Trách nhiệm và Sự chuẩn bị sẵn sàng: câu C1-C6
Phần 4: Các nhu cầu về thông tin, giáo dục và đào tạo: câu D1-D11
2.4.3 Kiểm soát sai lệch thông tin:
Trước khi khảo sát:
Trong khi khảo sát:
Giải thích trực tiếp, rõ ràng mục đích nghiên cứu cho đối tượng tham gianghiên cứu
Giải đáp thắc mắc cho đối tượng tham gia nghiên cứu trong quá trình đối tượng
tự điền bộ câu hỏi
Trang 38Sau khi thu thập, bộ câu hỏi sẽ được kiểm tra và mã hóa để thuận tiện trongviệc quản lý, nhập liệu và phân tích số liệu Ghi nhận những thắc mắc, sai sót và tiếnhành chỉnh sửa bộ câu hỏi cho phù hợp.
Kiểm tra bộ câu hỏi phát ra có sai sót gì không và thu lại ngay khi đối tượngtrả lời xong Lấy mẫu theo phương pháp lấy mẫu toàn bộ để hạn chế sự khác biệttrong thời gian học tập, độ tuổi, chương trình học dẫn đến lượng kiến thức khác nhau
về trách nhiệm và sự sẵn sàng ứng phó với BĐKH, các nhu cầu về thông tin, giáo dục
Sử dụng phép kiểm chi bình phương (x2) để xét mối liên quan giữa tỷ lệ biến
số nền(Giới tính, dân tộc, tuổi, khối lớp, chuyên ngành, tỉnh quê hương, thu nhậphàng tháng của gia đình, tự nhận xét tính cách, tình trạng sức khỏe) với biến số nhậnthức về BĐKH, mối liên quan giữa biến số nền với nhận thức tác động BĐKH đếnsức khỏe Kiểm định Fisher được thay thế cho kiểm định chi bình phương nếu trên20% tổng số các ô vọng trị < 5 với mức ý nghĩa 5% hoặc có ô vọng trị < 1
Trang 39Đo lường độ lớn mối liên quan giữa biến số nền và biến số nhận thức vềBĐKH, biến số nền và biến số nhận thức tác động BĐKH đến sức khỏe bằng số đokết hợp tỷ số tỷ lệ hiện mắc PR với KTC 95%.
2.6 Nghiên cứu thử:
Thực hiện nghiên cứu thử trên 30 sinh viên tại Khoa YTCC, ĐH Y DượcTP.HCM và chỉnh sửa lại bộ câu hỏi phù hợp, rút kinh nghiệm cho những lần phỏngvấn sau
2.7 Y đức.
Ảnh hưởng lên các đối tượng tham gia nghiên cứu:
Các câu hỏi trong nghiên cứu không xâm phạm đến quyền tự do cá nhân củađối tượng tham gia phỏng vấn trong quá trình thu thập thông tin
Đảm bảo tính bảo mật các thông tin cá nhân của đối tượng tham gia nghiêncứu Trong bộ câu hỏi thu thập thông tin, các đối tượng không cần điền họ tên củamình, người nghiên cứu không tiết lộ thông tin của người tham gia nghiên cứu
Người nghiên cứu phải giải thích rõ ràng mục đích nghiên cứu cho người thamgia nghiên cứu biết, chỉ tiến hành thu thập thông tin trên đối tượng đã được giải thích
rõ và đồng ý tham gia nghiên cứu
Nghiên cứu đánh giá hoàn toàn độc lập, kết quả nghiên cứu chỉ mang tính khoahọc và có sự chấp thuận của người tham gia nghiên cứu ở khu vực
Ảnh hưởng đến xã hội:
Không ảnh hưởng đến xã hội, nghiên cứu chỉ nhằm mục đích khảo sát kiếnthức, nhận thức và ảnh hưởng của các vấn đề đang nghiên cứu có tác động như thếnào đến cộng đồng-xã hội
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu nhận thức về BĐKH và nhậnthức về tác động của BĐKH đến sức khỏe của sinh viên đại học Y Dược TPHCMnăm 2018 và có mối liên quan giữa nhận thức về BĐKH và tác động của nó lên sứckhoẻ của sinh viên với các đặc tính của mẫu nghiên cứu hay không
Trang 40CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ 3.1 ĐẶC ĐIỂM MẪU NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được thực hiện trên 634 sinh viên thuộc 8 lớp của khoa Y TếCông Cộng, trường Đại học Y Dược TP.HCM Sau khi tiến hành thu thập và kiểmtra toàn bộ các phiếu trả lời, thu về 525 mẫu thỏa điều kiện tham gia nghiên cứu Tỷ