Định hướng chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020 Định hướng chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020 Định hướng chiến lược và một số giải pháp nhằm phát triển du lịch tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020 luận văn tốt nghiệp,luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn đại học, luận án tiến sĩ, đồ án tốt nghiệp luận văn tốt nghiệp,luận văn thạc sĩ, luận văn cao học, luận văn đại học, luận án tiến sĩ, đồ án tốt nghiệp
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP HCM
KHÓA LU ẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
TP H ồ Chí Minh, 2012
Trang 2L ỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan: Bản luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thực sự
của cá nhân, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, khảo sát tình hình thực tiễn
và dưới sự hướng dẫn của Thạc sĩ: Nguyễn Hoàng Long
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các chiến lược được đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình
thức nào trước khi trình, bảo vệ và công nhận trước “Hội đồng đánh giá luận văn tốt nghiệp”
M ột lần nữa em xin khẳng định về sự trung thực của những lời cam kết trên
Người cam đoan
Nguyễn Công Trường
Trang 3L ỜI CẢM ƠN
Xin cảm ơn ban giám hiệu, lãnh đạo khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kỹ thuật - Công Nghệ TP.HCM đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để em thực hiện tốt luận văn này
Xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ: Nguyễn Hòang Long đã tận tình hướng dẫn và quý thầy cô khoa quản trị kinh doanh đã truyền dạy những kiến thức quý báu trong chương trình cử nhân và giúp đỡ kinh nghiệm cho luận văn hòan thành được thuận lợi
Trang 4
NH ẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Trang 5
M ỤC LỤC
Trang
L ời mở đầu 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.1 Cơ sở lý luận về du lịch 4
1.1.1 Khái niệm du lịch 4
1.1.2 Sản phẩm du lịch 5
1.1.3 Điều kiện phát triển du lịch 6
1.1.4 Lợi ích của việc phát triển du lịch trong nền kinh tế 10
1.2 V ận dụng lý thuyết quản trị chiến lược vào trường hợp định hướng phát tri ển du lịch 10
1.2.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược 11
1.2.2 Chiến lược phát triển ngành du lịch 12
1.2.3 Quy trình hoạch định chiến lược 13
1.3 M ột số bài học kinh nghiệm phát triển ngành du lịch 18
Kết luận chương 1 20
CHƯƠNG 2: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH 2.1 T ổng quan về tỉnh Bình Định 21
2.1.1 Vị trí địa lý 21
2.1.2 Kinh tế - văn hóa - xã hội 21
2.1.3 Khí hậu 23
2.1.4 Giao thông vận tải 24
2.2 Ti ềm năng phát triển du lịch tỉnh Bình Định 24
2.2.1 Tài nguyên tự nhiên 24
2.2.2 Tài nguyên nhân văn 26
2.3 Th ực trạng du lịch tỉnh Bình Định 28
2.3.1 Khách du lịch 28
2.3.2 Kết quả kinh doanh du lịch 29
2.3.3 Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch 31
2.3.4 Cơ sở lưu trú du lịch 31
Trang 62.3.5 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 31
2.3.6 Các dịch vụ hỗ trợ 33
2.3.7 Đầu tư cho ngành du lịch của tỉnh Bình Định 33
2.3.8 Nguồn nhân lưc phục vụ du lịch 34
2.4 Đánh giá những đểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của du lịch Bình Định 35
2.4.1 Những điểm mạnh (S) 36
2.4.2 Những điểm yếu (W) 38
2.4.3 Những cơ hội (O) 39
2.4.4 Những thách thức (T) 40
Kết luận chương 2 40
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRI ỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020 3.1 Cơ sở cho việc đề xuất giải pháp 41
3.1.1 Các căn cứ pháp lý cho việc đề xuất các giải pháp 41
3.1.2 Mục tiêu, định hướng phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 41
3.2 Xây d ựng chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Định 43
3.2.1 Ma trận đánh giá yếu tố bên ngòai 43
3.2.2 Ma trận đánh giá yếu tố bên trong 43
3.2.3 Ma trận SWOT 44
3.3 L ựa chọn chiến lược phát triển du lịch tỉnh Bình Định 45
3.3.1 Chiến lược xâm nhập thị trường 46
3.3.2 Chiến lược tăng trưởng tập trung 46
3.3.3 Chiến lược liên doanh, liên kết phát triển du lịch 47
3.3.4 Chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 48
3.4 M ột số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược 48
3.4.1 Giải pháp về đầu tư 48
3.4.2 Giải pháp về vốn 49
3.4.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch 50
Trang 73.4.4 Giải pháp về thị trường 51
3.4.5 Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực 51
3.4.6 Giải pháp ổn định trật tự an tòan xã hội, an tòan cho khách 53
3.4.7 Giải pháp phát triển du lịch bền vững 54
3.5 Ki ến nghị 56
3.5.1 Kiến nghị Trung ương 56
3.5.2 Kiến nghị địa phương 57
Kết luận chương 3 58
K ết luận 59
Ph ụ lục 61
Tài li ệu tham khảo 65
Trang 87 SWOT: Ma trận điểm mạnh - yếu - cơ hội - nguy cơ
8 EFE: Ma trận các yếu tố bên ngòai
9 IFE: Ma trận các yếu tố bên trong
10 TP.Quy Nhơn: Thành phố Quy Nhơn
11 TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
12 TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
13 Famtrip tour: Tour khảo sát du lịch
14 Sở VH, TT&DL Bình Định: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Định
15 UBND: Ủy ban nhân dân
Trang 9DANH SÁCH CÁC B ẢNG SỬ DỤNG
Trang
Bảng 1.1: Ví dụ về ma trận các yếu tố bên ngoài của trường đại học X 15
Bảng 1.2: Ví dụ về ma trận các yếu tố bên trong của trường đại học X 16
Bảng 1.3: Ví dụ về ma trận SWOT của công ty xi măng A 18
Bảng 2.1: Tổng lượng khách du lịch đến Bình Định 2001 - 2010 28
Bảng 2.2: Tổng doanh thu du lịch Bình Định giai đoạn 2001 - 2010 29
Bảng 2.3: Cơ cấu GDP theo ngành tỉnh Bình Định giai đọan 2001 - 2010 30
Bảng 3.1: Ma trận EFE của ngành du lịch Bình Định 43
Bảng 3.2: Ma trận IFE của ngành du lịch Bình Định 44
Bảng 3.3: Phân tích ma trận SWOT ngành du lịch tỉnh Bình Định 45
Trang 10Trong những năm gần đây ngành du lịch của chúng ta phát triển với tốc độ khá cao và từng bước khẳng định là điểm đến lý tưởng của nhiều khách du lịch Nhu cầu đi
du lịch của người dân trong nước cũng tỷ lệ với tốc độ phát triển kinh tế của đất nứơc Nhu cầu đi du lịch không còn là đơn thuần là đi nghỉ dưỡng mà còn có thêm nhu cầu thưởng ngọan, khám phá, học hỏi, nghiên cứu…nhằm tăng thêm vốn kiến thức và thỏa mãn nhu cầu về mặt tinh thần
Với những đòi hỏi khắt khe hơn về du lịch, chúng ta cần thiết phải có những chiến lược phù hợp với điều kiện sẵn có của mình Sự lớn mạnh của ngành du lịch Việt Nam trong tương lai luôn phải gắn chặt với sự lớn mạnh du lịch tại nhiều địa phương trong
cả nước Trong xu hướng phát triển đó, ngành du lịch tỉnh Bình Định cũng cần phải có
những chiến lược cụ thể phù hợp với những đặc thù và tiềm năng sẵn có của địa phương mình
Với nguyện vọng đóng góp một ít kiến thức mà em đã được đào tạo nhằm giải quyết khó khăn của ngành du lịch tỉnh nhà, tạo tiền đề cho sự phát triển ngành du lịch
của tỉnh trong tương lai Đó là lý do mà em xin chọn đề tài: “ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN
LƯỢC VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH TỪ NAY ĐẾN NĂM 2020” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình
2 M ục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích tiềm năng và thực trạng ngành du lịch của tỉnh Bình Định, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, đánh giá những cơ hội, thách thức từ
đó định hướng chiến lược phát triển cho ngành du lịch của tỉnh Bên cạnh đó, luận văn
cũng đưa ra các giải pháp, những kiến nghị để thực hiện các chiến lược
Trang 113 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu họat động của ngành du lịch tỉnh Bình Định, có xem xét các
mối quan hệ phát triển của ngành trong phạm vi của tỉnh nhà và của cả nước Đề tài không đi sâu phân tích những vấn đề mang tính chuyên môn mà chỉ phân tích những
vấn đề tổng quát phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển ngành du
lịch của tỉnh Bình Định
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Phương pháp nghiên cứu
Kế thừa các sách du lịch, những tài liệu học tập trên lớp Em đã sử dụng phương pháp kết hợp để nghiên cứu đề tài Đồng thời, em cũng sử dụng phương pháp nghiên
cứu liên ngành như tổng hợp, phân tích, so sánh đề làm rõ vấn đề cần nghiên cứu
Ngu ồn tài liệu
Nguồn tài liệu được khai thác và sử dụng trong luận văn này như sau:
• Các tác phẩm, các giáo trình du lịch do tập thể Kh oa Du lịch và khách sạn Trường Đại học Kinh tế Quốc dân biên sọan
• Một số tài liệu du lịch do giảng viên Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ TP.HCM biên sọan
• Một số tài liệu, báo cáo thu thập được từ cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định, website Sở Văn hóa, Thể dục và Du lịch tỉnh Bình Định và Thư viện của Tỉnh
5 B ố cục của luận văn tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu, mục lục, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn còn có những
nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở khoa học của việc phát triển du lịch
Ở chương này, đề tài đưa ra một số khái niệm về chiến lược và trình bày những
vấn đề cơ bản liên quan đến phát triển du lịch
Chương 2: Tiềm năng và thực trạng du lịch tỉnh Bình Định
Ở chương này, đề tài tập trung phân tích tiềm năng cũng như đánh giá thực trạng ngành du lịch của tỉnh Bình Định
Trang 13Định nghĩa trong từ điển Bách khoa về Du lịch (Viện hàn lâm)
“Du lịch là tập hợp các họat động tích cực của con người nhằm thực hiện một
dạng hành trình, là một công nghiệp liên kết nhằm thỏa mãn các nhu cầu của khách du
lịch… Du lịch là cuộc hành trình mà một bên là người khởi hành với mục đích đã được
chọn trước và một bên là những công cụ làm thỏa mãn các nhu cầu của họ”
Theo định nghĩa của tổ chức du lịch Thế giới
Du lịch bao gồm tất cả các họat động của một cá nhân đi đến và lưu trú tại những điểm ngòai nơi ở thường xuyên của họ trong thời gian không dài hơn một năm với mục đích nghỉ ngơi, công vụ và mục đích khác”
Ở Việt Nam, khái niệm du lịch được nêu trong Pháp lệnh du lịch như sau:
“Du lịch là nơi cư trú của con người ngòai nơi cư trú thường xuyên c ủa mình
nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khỏang thời gian
nhất định”
Từ các định nghĩa trên cho ta thấy du lịch là một họat động liên quan đến một cá nhân, một nhóm hay một tổ chức đi ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của họ bằng các
cuộc hành trình ngắn ngày hoặc dài ngày ở một nơi khác với mục đích chủ yếu là không
phải kiếm lời Quá trình đi du lịch của họ được gắn với các họat động kinh tế, các mối quan hệ ở nơi họ đến
Trang 141.1.2 S ản phẩm du lịch
1.1.2.1 Khái ni ệm về sản phẩm du lịch
Có rất nhiều khái niệm liên quan đến sản phẩm du lịch
“Sản phẩm du lịch là một tổng thể phức tạp bao gồm nhiều thành phần không đồng nhất cấu tạo thành, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật chất
kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch”
Theo tiến sĩ Thu Trang Công Thị Nghĩa, Tiến sĩ sử học, ủy viên đòan chủ tịch hội người Việt Nam tại Pháp: “Sản phẩm du lịch là một lọai sản phẩm tiêu dùng đáp ứng cho nhu cầu của du khách, nó bao gồm di chuyển, ăn ở và giải trí”
Theo các nhà du lịch Trung Quốc, sản phẩm du lịch bao gồm 2 mặt chính:
Xuất phát từ đích tới du lịch, sản phẩm du lịch là chỉ tòan bộ dịch vụ của nhà kinh doanh dựa vào vật thu hút du lịch, cung cấp cho du khách để thỏa mãn nhu cầu họat động du lịch
Xuất phát từ góc độ người du lịch là chỉ quá trình du lịch một lần do du khách bỏ
thời gian, chi phí, sức lực nhất định để đổi được
Từ các định nghĩa trên có thể đưa ra một định nghĩ a bao quát và ngắn gọn hơn:
“S ản phẩm du lịch là sự kết hợp hàng hóa và dịch vụ trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du l ịch nhằm đáp ứng một nhu cầu cho du khách trong họat động du lịch”
1.1.2.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch
Nội dung cơ cấu của sản phẩm du lịch rất phong phú, đa dạng, liên quan tới rất nhiều ngành nghề và có thể phân ra các thành phần chủ yếu sau :
Nh ững thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách)
Bao gồm các điểm du lịch, các tuyến du lịch để thỏa mãn cho nhu cầu tham quan, thưởng ngọan của du khách, đó là những cảnh quan thiên nhiên đẹp nổi tiếng, các kỳ quan, các di sản văn hóa thế giới, các di tích lịch sử mang đậm nét đặc sắc văn hóa của các quốc gia, các vùng…
Cơ sở du lịch (Điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch)
Trang 15Cơ sở du lịch bao gồm mạng lưới cơ sở lưu trú như khách sạn, làng du lịch để
phục vụ nhu cầu lưu trú của du khách, cửa hàng phục vụ ăn uống, cơ sở kỹ thuật phục
vụ cho vui chơi, giải trí của du khách, hệ thống các phương tiện vận chuyển nhằm phục
vụ cho việc đi lại của du khách
D ịch vụ du lịch
Bộ phận này được xem là hạt nhân của sản phẩm du lịch, việc thực hiện nhu cầu chi tiêu du lịch của du khách không tách rời các lọai dịch vụ mà nhà kinh doanh cung
cấp
Sản phẩm du lịch mà nhà kinh doanh du lịch cung cấp cho du khách ngòai một số
sản phẩm vật chất hữu hình như: ăn, uống, phần nhiều thể hiện bằng các loại dịch vụ
Dịch vụ du lịch là một quy trình hòan chỉnh, là sự liên kết hợp lý các dịch vụ đơn
lẻ tạo nên, do vậy phải tạo ra sự phối hợp hài hòa, đồng bộ trong tòan bộ chỉnh thể để
tạo ra sự đánh giá tốt của du khách về sản phẩm du lịch hòan chỉnh
1.1.3 Điều kiện phát triển du lịch
1.1.3.1 Tài nguyên du l ịch
Trong nhiều yếu tố tạo điều kiện để phát triển du lịch c ủa một quốc gia thì tài nguyên du lịch lại là yếu tố đóng vai trò quan trọng nhất Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con người tạo ra Vì vậy, chúng ta phân tài nguyên du lịch làm hai nhóm: tài nguên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn
Tài nguyên thiên nhiên
Các điều kiện về môi trường tự nhiên đóng vai trò là những tài nguyên thiên nhiên
về du lịch là địa hình đa dạng; khí hậu ôn hòa, động thực vật phong phú, giàu nguồn tài nguyên nước và vị trí địa lý thuận lợi
Địa hình là nơi thường chế định cảnh đẹp và sự đa dạng của phong cảnh ở nơi đó Đối với du lịch, điều kiện quan trọng nhất là địa phương phải có địa hình đa dạng và có
những địa điểm tự nhiên như: biển, rừng, sông, hồ, núi…Khách du lịch thường ưa thích
Trang 16du lịch
Thực vật đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của du lịch chủ yếu nhờ sự đa
dạng và số lượng nhiều rừng, nhiều hoa…Rừng là nhà máy sản xuất oxy, là nơi yên
tĩnh và trật tự Nếu thực vật phong phú và quý hiếm thì sẽ thu hút được cả khách du lịch văn hóa với lòng ham tìm tòi, nghiên cứu thiên nhiên Đối với khách du lịch, những lọai
thực vật không có ở đất nước của họ thường có sức hấp dẫn mạnh Ví dụ, khách Châu
Âu thường đến nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều cây leo, cây to vả cao…
Động vật cũng là một trong những nhân tố có thể góp phần thu hút khách du lịch, nhiều lọai động vật có thể là đối tượng cho săn bắn du lịch Có những vật quý hiếm là đối tượng để nghiên cứu và để lập vườn bách thú
Bên cạnh các tài nguyên trên thì tài nguyên nước mặt như: ao, hồ, sông ngòi, đầm…vừa tạo điều kiện để điều hòa không khí, phát triển mạng lưới giao thông vận tải nói chung, vừa tạo điều kiện để phát t riển các lọai hình du lịch nói riêng Các nguồn nước khóang là tiền đề không thể thiếu được đối với việc phát triển du lịch chữa bệnh
Tài nguyên nhân văn
Giá trị văn hóa, lịch sử, các thành tựu chính trị và kinh tế có ý nghĩa đặc trưng cho
sự phát triển của du lịch ở một địa điểm, một vùng hoặc một đất nước Chúng có sức
hấp dẫn đặc biệt với số đông khách du lịch với nhiều nhu cầu và mục đích khác nhau
của chuyến du lịch
1.1.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thật phục vụ du lịch
Các điều kiện về cơ sở vật chất kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách
du lịch trước tiên là cơ sở vật chất du lịch (của một cơ sở, một vùng hay một đất nước)
và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội
Trang 17Cơ sở vật chất du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật của tổ chức du lịch bao gồm tòan bộ nhà cửa và phương
tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch như: khách
sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thóat nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch Thuộc
về cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn bao gồm những công trình mà tổ chức du lịch xây
dựng bằng vốn đầu tư của mình (rạp chiếu phim, sân thể thao…) Cơ sở vật chất du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xu ất và tiêu thụ sản phẩm du lịch Sự tận
dụng hiệu quả các tài nguyên du lịch và việc thỏa mãn các nhu cầu của du khách phụ thuộc một phần lớn vào cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội
Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội là phương tiện vật chất không phải là do các
tổ chức du lịch xây dựng lên mà là của tòan xã hội Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên tòan dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, nhà hát, viện bảo tàng…
Cơ sở hạ tầng xã hội là đòn bẩy thúc đẩy mọi họat động kinh tế - xã hội của một đất nước Đối với ngành du lịch thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ bản nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Mặt khác, phát triển du lịch cũng là một yếu tố tích cực thúc đẩy, nâng cao và mở rộng cơ sở hạ tầng
kỹ thuật của một vùng hay một quốc gia
1.1.3.3 Các điều kiện khác
Điều kiện về chế độ chính trị xã hội ổn định
Du lịch chỉ có thể phát triển được trong hòa bình, hữu nghị giữa các quốc gia và dân tộc
Ở những nước và những vùng có chế độ chính trị ổn định, tình hinhà trật tự an tòan xã hội đảm bảo tạo lực hút rất lớn lượng du khách đến tham quan du lịch
Ngược lại ở những nước, những vùng có sự bất ổn về chính trị, xung đột, chiến tranh sẽ gây ảnh hưởng rất xấu hoặc dẫn tới ngừng trệ các họat động du lịch Các hiện
Trang 18tượng thiên tai như bão, lũ lụt, động đất hoặc các lọai bệnh dịch cũng gây ảnh hưởng
xấu đến phát triển du lịch
Điều kiện kinh tế
Ngành du lịch của một quốc gia hay một vùng phát triển tỷ lệ thuận với trình độ phát triển kinh tế của quốc gia hay vùng đó Thu nhập bình quân trên đầu người là chỉ
số tác động trực tiếp đến lượng nhu cầu trong du lịch
Các nhà kinh tế đã thống kê rằng ở những nước có nền kinh tế phát triển, nếu thu
nhập tăng lên 1% thì chi phí của nhân dân dành cho nhu cầu du lịch tăng lên 1,5%
Mức thu nhập là nhân tố kinh tế quan trọng nhất ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch,
có số liệu thống kê cho rằng, khi thu nhập bình quân đầu người đạt 800 - 1.000 USD thì
cư dân thường nảy sinh động cơ đi du lịch trong nước, khi đạt tới 4000 - 10.000 USD sẽ
nảy sinh động cơ đi du lịch nước ngoài, khi vượt quá 10.000 USD sẽ nảy sinh động cơ
đi du lịch vượt châu lục
Chính sách phát tri ển du lịch
Chiến lựơc và chính sách phát triển du lịch của một quốc gia, vùng có ý nghĩa cực
kỳ quan trọng, nó tạo động lực thúc đẩy sự phát triển du lịch
Chiến lược phát triển du lịch xác định những phương hướng phát triển du lịch dài
hạn, đề cập đến những vấn đề tổng thể của phát triển du lịch như chiến lược sản phẩm
du lịch, chiến lược nâng cấp các dịch vụ du lịch, chiến lược giữ gìn tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch, môi trường, chiến lược đầu tư du lịch, chiến lược giáo dục và đào
tạo du lịch, chiến lược thị trường du lịch
Th ời gian nhàn rỗi
Các chuyến đi du lịch (nghỉ mát, tham quan…) điều được thực thực hiện trong
thời gian nhàn rỗi của con người (ngày nghỉ cuối tuần, kỳ nghỉ phép, thời gian nghỉ lễ,
thời gian rỗi trước và sau khi thực hiện công vụ)
Mặc dù có khả năng chi tiêu, có nhu cầu, con người cũng không đi du lịch được
nếu không có thời gian rỗi Giảm thời gian làm việc tăng thời gian rỗi là xu thế phổ biến
Trang 19của các nước phát triển Chẳng hạn, ở các nước công nghiệp phát triển vào năm 2000, 1
tuần làm việc 4 ngày, mỗi ngày làm việc 5 giờ Ở Việt Nam vào đầu năm 2000, thực
hiện chế độ 1 tuần làm việc 5 ngày, mỗi ngày làm việc 8 tiếng
1.1.4 L ợi ích của phát triển du lịch trong nền kinh tế
Du lịch góp phần làm tăng thu nhập quốc dân và tạo nguồn thu ngọai tệ đáng kể cho quốc gia và cho vùng Chẳng hạn ở Việt Nam, tỷ trọng của ngành du lịch trong GDP năm 2010 chiếm 5% tổng thu nhập cả nước Công nghệ du lịch của thế giới chiếm 9% tổng thu nhập thế giới vào năm 2010
Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành ngọai thương Xuất khẩu bằng con đường du lịch đa số gọi là xuất khẩu tại chỗ như các mặt hàng lưu niệm, ăn uống, hoa quả…Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế có lợi trên nhiều mặt:
• Tạo được doanh thu và lợi nhuận lớn hơn nhiều nếu cùng hàng hóa đó đem
xuất khẩu theo con đường ngọai thương
• Hàng hóa du lịch được xuất với giá bá n lẻ có giá cao hơn giá xuất theo con đường ngọai thương là giá bán buôn
• Tiết kiệm được chi phí đóng gói, bảo quản và chi phí vận chuyển quốc tế
Du lịch tạo cơ hội giải quyết việc làm: Quan sát bất cứ một khu du lịch , khách
sạn, nhà hàng, cửa hàng lưu niệm…thì rõ ràng du lịch đã tạo ra những công việc này Ngành du lịch không những tạo việc trực tiếp cho nhhững người tham gia vào ngành
mà nó còn gián tiếp tạo công việc cho mọi người thông qua các ngành khác như: Giám đốc marketing, người lái xe taxi, quán ăn của cư dân địa phương hay nhân viên của các nhà hàng, khách sạn…
Du lịch góp phần thúc đẩy sự phát triển các doanh nghiệp nhỏ Nhiều doanh nghiệp có qui mô nhỏ hay do gia đình là chủ, như dịch vụ thuê xe, dịch vụ t axi, cửa hàng đồ lưu niệm hay cửa hàng nhỏ sẽ ra đời ở những địa phương hay vùng có du lịch phát triển
1.2 V ẬN DỤNG LÝ THUYẾT QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC VÀO TRƯỜNG HỢP ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Trang 201.2.1 Khái ni ệm và vai trò của chiến lược
1.2.1.1 Khái ni ệm chiến lược và quản trị chiến lược
Khái ni ệm chiến lược
Hiện tại có nhiều định nghĩa khác nhau về chiến lược, nguyên nhân cơ bản có sự khác nhau này là do có các hệ thống quan niệm khác nhau về tổ chức nói chung và các phương pháp tiếp cận khác nhau về chiến lược của tổ chức nói riêng
Theo Johnson và Scholes, chiến lược được định nghĩa như sau: “Chiến lược là
việc xác định các định hướng và phạm vi hoạt động của một tổ chức trong dài hạn, ở đó
tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường nhiều thử thách, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường và đáp ứng mong muốn của các tác nhân có liên quan
Quá trình quản trị chiến lược giúp tổ chức thấy rõ mục đích và hướng đi của mình
Nó khiến cho nhà quản trị phải xem xét và xác định tổ chức đi theo hướng đi nào và khi nào đạt được vị trí nhất định Việc nhận thức kết quả mong muốn và mục tiêu trong tương lai giúp cho nhà quản trị cũng như nhân viên nắ m vững được việc gì cần làm để
đến tổ chức”
Theo Michael Porter (1996), “Chiến lược là việc tạo ra một sự hài hòa giữa các
hoạt động của một công ty Sự thành công của chiến lược chủ yếu dựa vào việc tiến hành tốt nhiều việc và kết hợp chúng với nhau Cốt lõi của chiến lược là “lựa chọn cái chưa được làm”
Khái ni ệm quản trị chiến lược
Cũng giống như định nghĩa chiến lược, định nghĩa về quản trị chiến lược cũng có nhiều kiểu khác nhau, tuy nhiên đã có một khái niệm thống nhất như sau:
“Quản trị chiến lược là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại cũng như tương lai, họach định c ác mục tiêu của tổ chức; đề ra, thực hiện và kiểm tra việc thực
hiện các quyết định để đạt được các mục tiêu đó trong môi trường hiện tại cũng như trong tương lai nhằm tăng thế lực cho doanh nghiệp”
1.2.1.2 Vai trò c ủa chiến lược
Trang 21nhằm vào các cơ hội và nguy cơ trong tương lai Mặc dù quá trình kế họach hóa không
lọai trừ việc các nhà quản trị dự kiến hoặc dự báo trước các điều kiện môi trường trong tương lai gần cũng như trong tương lai xa Nhờ đó thấy rõ môi trường tương lai mà nhà
quản trị có khả năng nắm bắt tốt các cơ hội, tận dụng hết các cơ hội và giảm bớt nguy
cơ liên quan đến điều kiện môi trường
Nhờ có quá trình quản trị chiến lược, doanh nghiệp sẽ gắn liền với các quyết định
đề ra với điều kiện môi trường liên quan Do sự biến động và tính chất phức tạp của môi trường ngày càng gia tăng, doanh nghiệp ngày càng cố gắng chiếm được thế chủ động tấn công Quyết định là sự cố gắng dự đóan điều kiện môi trường trong tương lai
và thông qua biện pháp hành động nhằm tối ưu hóa vị thế của doanh nghiệp trong môi trường đó bằng cách tránh những vấn đề đã thấy trước và chuẩn bị tốt hơn để thực hiện
bằng được cơ hội tiềm tàng
Phần lớn các công trình nghiên cứu cho thấy các công ty nào vận dụng quản trị chiến lược thì đạt được kết quả tốt hơn nhiều so với công ty nào không sử dụng quản trị chiến lược Quản trị chiến lược còn giúp cho doanh nghiệp gặp phải những vấn đề trầm
trọng và tăng khả năng của công ty trong việc tranh thủ các cơ hội trong môi trường khi chúng xuất hiện
1.2.2 Chi ến lược phát triển ngành du lịch
Ngày nay du lịch đang được chú trọng phát triển do nhiều lợi ích mà nó mang lại cho nền kinh tế Một số quốc gia cố gắng đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của nước mình Ngành công nghiệp không khói này đang trở thành tâm điểm khai thác của nhiều quốc gia nên nó có sự cạnh tranh quyết liệt giữa các vùng, các nước, các khu vực…Do vậy để khai thác tốt thì chúng ta cần phải có chíến lược phát triển ngành
du lịch
Trang 22“Chiến lược phát triển ngành du lịch là việc đề ra các mục tiêu cơ bản, dài hạn cho
sự phát triển ngành du lịch, sau đó tìm kiếm các phương thức hoặc tiến trình họat động
để lựa chọn và phân bổ các nguồn lực du lịch cần thiết để đạt được các mục tiêu dài hạn
và ngắn hạn mà chúng ta mong muốn đạt được”
Trong xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh và tăng cường những ứng dụng của
mạng nhưng chúng phải được riêng biệt và cụ thể hơn
Có hai lọai mục tiêu cần nghiên cứu là: mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn Ta
phải làm rõ chúng trước khi nghiên cứu chi tiết từng lọai Đôi khi người ta còn sử dụng
mục tiêu trung hạn mà khuôn khổ thời gian từ một đến năm năm
Các mục tiêu cần được xác định một cách cụ thể trên các phương diện về số lượng, các điều kiện cụ thể, các dữ kiện có thể đo lường được và được thể hiện bằng văn bản mang tính bắt buộc đ ể thực hiện trong một thời gian nhất định Nói các khác, các mục tiêu thể hiện sự cam kết để hòan thành một công việc cụ thể ở mức độ và thời gian đó
1.2.3.2 Phân tích môi trường họat động
Trang 23những yếu tố, những lực lượng, những thể chế…nằm bên ngòai của doanh nghiệp mà nhà quản trị không thể kiểm sóat được nhưng chúng lại ảnh hưởng đến họat động và kết
quả họat động của doanh nghiệp”
Phân tích môi trường họat động là phải xác định và hiểu rõ cá c yếu tố của môi trường nào có khả năng làm ảnh hưởng đến các quyết định của các tổ chức Môi trường
có thể chia thành hai mức độ: môi trường vĩ mô và môi trường vi mô
Môi trường vĩ mô
Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp tổ chức trả lời cho câu hỏi: Tổ chức đang
trực diện với những gì? Các nhà quản trị chiến lược của các tổ chức thường chọn các
yếu tố chủ yếu sau đây của môi trường vĩ mô để nghiên cứu: Các yếu tố kinh tế, yếu tố chính phủ và chính trị , yếu tố xã hội, yếu tố công nghệ Mỗi yếu tố của môi trường vĩ
mô nói trên có thể ảnh hưởng đến tổ chức một cách độc lập hoặc trong mối liên kết với các yếu tố khác
Môi trường vi mô
Môi trường vi mô bao gồm các yếu tố trong ngành và các yếu tố ngọai cảnh đối
với tổ chức, quyết định tính chất và mức độ cạnh tranh trong ngành Có năm yếu tố cơ
bản là: đối thủ cạnh tranh, người mua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và sản phẩm thay thế
Ảnh hưởng chung của các yếu tố này thường là một thực sự phải chấp nhận đối
với các tổ chức, để đề ra một chiến lược thành công thì phải phân tích các yếu tố chủ
yếu đó Sự hiểu biết các yếu tố này giúp cho tổ chức nhận ra các mặt mạnh và mặt yếu
của mình liên quan đến cơ hội và nguy cơ mà ngành kinh doanh đó phải gặp
1.2.3.3 Ma tr ận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)
Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngòai cho phép các nhà chiến lược tóm tắt và đánh giá các thông tin kinh tế, xã hội văn hóa, nhân khẩu, địa lý, chính trị, ch ính phủ,
luật pháp công nghệ và cạnh tranh Có năm bước xây dựng một ma trận đánh giá các
yếu tố bên ngoài:
Trang 24Bước 1: Lập danh mục các yếu tố cơ hội và nguy cơ có ảnh hưởng quan trọng đến
sự thành công của toàn ngành và của tổ chức, thường từ 10 - 20 yếu tố
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho mỗi yếu tố Từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) Mức độ quan trọng dựa trên mức độ ảnh hưởng của các cơ hội hay các nguy cơ đối với ngành của tổ chức Tổng số các mức phân loại bằng 1,0
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố Trong đó 4 là phản ứng tốt, 3 là
phản ứng trên trung bình, 2 là phản ứng trung bình, 1 là phản ứng ít Các mức này dựa trên hiệu quả của chiến lược ở tổ chức
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi biến số với loại của nó để xác định số điểm
2 Thu nhập quốc dân tăng tạo điều kiện
B ảng 1.1: Ví dụ về ma trận các yếu tố bên ngoài của trường đại học X
1.2.3.4 Ma tr ận đánh giá các yếu tố bên trong
Công cụ hình thành chiến lược này tóm tắt và đánh giá những mặt mạnh và các
yếu tố quan trọng của các bộ phận kinh doanh chức năng và nó cũng cung cấp cơ sở để xác định và đánh giá mối quan hệ giữa các bộ phận này Tương tự như ma trận EFE, ma
trận IFE có thể phát triển theo năm bước
Trang 25Bước 1: Lập danh mục các điểm mạnh và điểm yếu có vai trò quyết định đối với
sự thành công của toàn ngành và của tổ chức Thường từ 10 đến 20 yếu tố
Bước 2: Phân loại tầm quan trọng cho mỗi yếu tố Từ 0,0 (không quan trọng) đến 1,0 (rất quan trọng) Mức độ quan trọng dựa trên mức độ ảnh hưởng đến thành công của các điểm mạnh và điểm yếu đối với ngành của tổ chức
Bước 3: Phân loại từ 1 đến 4 cho mỗi yếu tố Trong đó: 4 là điểm mạnh lớn nhất, 3
là điểm mạnh nhỏ nhất, 2 là điểm yếu nhỏ nhất, 1 là điểm yếu lớn nhất Các mức này
dựa trên hiệu quả của hoạt động ở tổ chức
Bước 4: Nhân tầm quan trọng của mỗi yếu tố với loại của nó để xác định số điểm
về tầm quan trọng cho mỗi yếu tố
Bước 5: Cộng số điểm về tầm quan trọng cho mỗi biến số để xác định tổng số điểm quan trọng cho tổ chức
TT Các yếu tố bên trong quan trMức độ ọng Phân lọai Số điểm quan
Trang 26việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây
dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ
Để xây dựng ma trận SWOT ta phải trải qua 8 bước sau:
Bước 1: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu bên trong công ty
Bước 2: Liệt kê những điểm yếu bên trong công ty
Bước 3: Liệt kê các cơ hội lớn bên trong công ty
Bước 4: Liệt kê các mối đe dọa bên trong công ty
Bước 5: Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngòai và ghi kết quả cùa chiến lược SO vào ô thích hợp
Bước 6: Kết hợp những điểm yếu bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả
của chiến lược WO
Bước 7: Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngòai và ghi kết quả
của chiến lược ST
Bước 8: Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngòai và ghi kết quả chiến lược WT
SWOT
Cơ hội (O)
1 Nhu cầu xi măng tăng
2 Nguyên vật liệu chính dồi dào
S1,6 + O1,2,4,5: Chiến lược
mở
rộng quy mô sản xuất
K ết hợp ST
S1,2,3 + T1,2,4: Chiến lược
khác biệt hóa sản phẩm
và dịch vụ S1,4,6 + T3,5: Chiến lược
hội nhập về phía sau
Trang 27W3,4,5,6 + O1,5: Chiến lược
hội nhập phía trước W1,2 + O1,2,4,5: Chiến lược nâng cao năng lực vận chuyển
K ết hợp WT
W3,5,6 + T1,2,4: Chiến lượccạnh tranh về giá W1,5,6 + T1,2,4,5: Chiến lược phát triển nguồn nhân
lực
B ảng 1.3: Ví dụ về ma trận SWOT của công ty xi măng A 1.2.3.6 L ựa chọn chiến lược
Có nhiều phương án chiến lược mà các tổ chức có thể lựa chọn Thông thường đó
là chiến lược tăng trưởng tập trung, tăng trưởng bằng con đường hội nhập, tăng trưởng
bằng cách đa dạng hóa, các chiến lược suy giảm Ba lọai hình chiến lược tăng trưởng
tập trung là: xâm nhập thị trường, phát triển thị trường và phát triển sản phẩm Chiến lược tăng trưởng bằng con đường hội nhập bao gồm hội nhập dọc thuận chiều và ngược chiều Ba lọai hình chiến lược đa dạng hóa là đa dạng hóa đồng tâm, đa dạng hóa hàng ngang và đa dạng hóa kết hợp Bốn hình thức chiến lược suy giảm là cắt giảm chi phí, thu lại vốn đầu tư, thu họach và giải thể Mỗi chiến lược nêu trên có thể được vận dụng
một cách độc lập hoặc kết hợp với các chiến lược khác Sáp nhập, mua lại công ty và liên doanh là các biện pháp thực hiện chiến lược bằng con đường hướng ngọai
Quy trình lựa chọn chiến lựa bao gồm bốn bước là: (1) nhận biết chiến lược hiện
thời của tổ chức, (2) tiến hành phân tích danh mục vốn đầu tư, (3) lựa chọn chiến lược
tổ chức, (4) đánh giá các chiến lược đã lựa chọn Việc phân tích các yếu tố chủ quan và khách quan là cần thiết trong suốt quy trình nói trên Một điều hết sức hệ trọng cần
nhận thức được là kết quả phân tích danh mục vốn đầu tư là một công cụ quan trọng nhưng không phải là duy nhất
1.3 M ỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH
VI ỆT NAM
Trang 28Trên cơ sở các đánh giá, phân tích và so sánh tình hình thực hiện c hiến lược phát triển du lịch qua các giai đoạn, với mục tiêu và quan điểm đã đề ra có thể nhận định
một số bài học kinh nghiệm nhằm vận dụng cho giai đoạn tới như sau:
Th ứ nhất: trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, tình hình chính trị thế giới và
khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam cần đặt trong bối cảnh chung thế giới; trong quá trình hoạch định chiến lược cần chú trọng tham khảo các đánh giá và dự báo của các tổ chức có uy tín như WB, WTO, Tổ chức
Du lịch Thế giới (UNWTO), Hiệp hội Lữ hành Thế giới( WTTC) để đánh giá đúng bối
cảnh hiện tại và dự báo xu thế phát triển chung của thế giới và khu vực trong từng giai đọan
Th ứ hai: Đảm bảo và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình chiến lược - quy hoạch - kế
hoạch Ngay sau khi có chiến lược cần tiến hành ngay công tác quy hoạch nhằm cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng của chiến lược và sau đó lập các kế hoạch thực hiện
Th ứ ba: Phải coi con người là yếu tố trung tâm, là động lực để phát triển Đào tạo,
bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao là chìa khóa của du lịch Việt Nam để xóa dần khoảng cách với du lịch của các quốc gia phát triển
Th ứ tư: Cần có cơ chế huy động các nguồn lực đầu tư cho du lịch và cần có định
hướng đầu tư rõ nét theo thị trường
Th ứ năm: Tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịc h theo hướng chuyên
nghiệp, tập trung quảng bá các thị trường trọng điểm Công tác nghiên cứu và thiết kế
sản phẩm phải được tiến hành trước
Th ứ sáu: Du lịch Việt Nam cần thu hút thị trường khách có khả năng chi tiêu cao
Phát triển lọai hình cao cấp nhằm tiết kiệm tài nguyên, hạn chế tác động lâu dài đến tài nguyên môi trường du lịch
Th ứ bảy: Tăng cường quản lý nhà nước về du lịch trên tất cả các lĩnh vực; đặc biệt
là cần phải có một tổ chức bộ máy chuyên ngành du lịch độc lập, ổn định và đủ mạnh
để thực hiện chức năng quản lý “ngành kinh tế mũi nhọn”
Trang 29Th ứ tám: Tăng cường sự phối hợp liên ngành, địa phương đồng bộ dưới sự chỉ đạo
tập trung, thống nhất của Nhà nước trong phát triển du lịch
Th ứ chín: Phát huy vai trò của khu vực tư nhân trong việc huy động nguồn lực,
kinh nghiệm, công nghệ, tài chính trong và ngòai nước, tăng cường liên kết giữa khu
vực nhà nước và khu vực tư nhân, đề cao vai trò của hiệp hội du lịch và các hiệp hội ngành nghề trong việc triển khai thực hiện chiến lược, quy họach phát triển du lịch
Th ứ mười: Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ của quốc tế, tiếp thu học hỏi kinh nghiệm
quốc tế, học tập từ những bài học phát triển của các nước đi trước đề rút ngắn thời gian
và tránh những thiệt hại và sai lầm đáng tiếc
K ết luận chương 1: Trong chương 1, em đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ
bản nhất liên quan đến du lịch, làm rõ lý luận về phát triển du lịch, đồng thời đưa ra lý thuyết về chiến lược, quản trị chiến lược nhằm vận dụng lý thuyết này vào họat động phát triển du lịch của tỉnh Bình Định Bên cạnh đó, em cũng đưa ra một số kinh nghiệm phát triển du lịch của Việt Nam, nhằm mục đích rút kinh nghiệm sự phát triển du lịch
của tỉnh trong giai đọan mới
Trang 30Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm
miền Trung (vùng kinh tế trọng điểm miền Trung bao gồm các tỉnh Thừa Thiên Huế;
Quảng Ngãi; Quảng Nam; Bình Định và Thành phố Đà Nẵng) Phía Bắc giáp tỉnh
Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biển Đông Cách Hà Nội 1.065 km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 649
km về phía Bắc Bình Định có vị trí địa lý quan trọng của các tỉnh Tây Nguyên, Hạ Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan
2.1.2 Kinh t ế - văn hóa - xã hội
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội được nâng cao, các công trình hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển
Mặc dù chịu ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế thế giới nhưng kinh tế thời
kỳ 2006 - 2010 của tỉnh liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước Tổng sản phẩm địa phương (GDP) tăng bình quân 10,7%/năm Trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp - xây dựng 15,2%, nông - lâm - ngư nghiệp tăng 7,1% và dịch vụ tăng 11,2% Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 15,7%/năm GDP bình quân/người tăng từ 219,7 USD năm 2000 lên 401 USD năm 2005 và 901 USD vào năm 2010 Cơ cấu kinh
tế chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2000 có cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ là 42,2% - 22,8% - 35%, đến năm 2005 có tỷ trọng tương ứng là 38,4% - 26,7% - 34,9% và năm 2010 là: 35% - 27,4% - 37,6% Nhìn chung, công nghiệp có bước phát triển khá, nhiều khu, cụm công nghiệp được hình thành, khu kinh tế Nhơn Hội đang được xây dựng hạ tầng và xúc tiến thu hút đầu tư Sản xuất nông nghiệp phát triển khá toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa
Trang 31Giáo dục - đào tạo - dạy nghề phát triển mạnh về cơ sở vật chất, mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng đào tạo Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh, đa dạng hoá các loại hình trường lớp, các loại đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập và phát triển nguồn nhân lực Đến năm học 2006 - 2010 số học sinh hệ mẫu giáo đạt 46.000 em,
học sinh phổ thông 307.300 em, kết quả phổ cập tiểu học và xoá mù chữ được duy trì,
phổ cập trung học cơ sở hoàn thành năm 2004 Công tác đào tạo, bồi dưỡng nghề cho người lao động được tăng cường, trong 5 năm đã đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nghề trên
10 vạn lượt người, giải quyết việc làm cho trên 12 vạn lao động Đã huy động được nhiều nguồn vốn trong xã hội để thực hiện công tác giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,3% công tác hỗ trợ xây dựng nhà ở cho các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhà ở đơn sơ đạt kết quả tốt
Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ Đã mở rộng bảo
hiểm y tế cho người nghèo, tăng cường hoạt động khám bệnh miễn phí cho trẻ em dưới
6 tuổi Công tác y tế dự phòng được đầu tư thường xuyên Đến cuối năm 2009 có 136/159 xã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về y tế, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm 3,15%
Hoạt động văn hoá thông tin đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của nhân dân, bảo
tồn và phát huy văn hoá truyền thống được chú trọng Phong trào toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hoá được tiếp tục phát triển, hầu hết địa bàn dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình
Hoạt động khoa học và công nghệ tập trung vào việc nghiên cứu, ứng dụng nhằm
sử dụng có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, góp phần tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh và sức cạnh tranh của nền kin h tế Nhiều tiến
Trang 32bộ khoa học công nghệ được ứng dụng đem lại hiệu quả thiết thực như giống mới, kỹ thuật canh tác phòng trừ dịch, hại tổng hợp, thay đổi mùa vụ, cơ cấu cây trồng
Bước đầu xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ vận động viên thể thao thành tích cao
của một số môn có thế mạnh của tỉnh như võ thuật, điền kinh, bơi lội, bóng đá… đi đôi
với phát triển phong trào TDTT quần chúng
2.1.3 Khí h ậu
Bình Định nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa Do sự phức tạp của địa hình và
mặt đệm biến đổi khá lớn nên gió mùa khi vào đất liền đã thay đổi hướng và cường độ khá nhiều Nếu xét tới các xu thế chủ yếu có thể phân chia chế độ gió trong năm của
tỉnh thành gió mùa Đông và gió mùa hè
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở khu vực miền núi biến đổi từ 20,1 - 26,1o
C,
cực đại trung bình 25,0 - 31,7oC và cực tiểu 16,5 - 22,7oC Tại vùng duyên hải, nhiệt độ không khí trung bình năm là 27,0oC, nhiệt độ cực đại 39,9oC và cực tiểu 15,8oC Tổng nhiệt độ năm trong tỉnh (tại Quy Nhơn) đạt 9.636oC vượt tiêu chuẩn 9.500o
C của khí
hậu xích đạo
Độ ẩm tuyệt đối trung bình tháng trong năm 22,5 - 27,9 % và độ ẩm tương đối từ
79 - 92 % tại khu vực miền núi; tại vùng duyên hải độ ẩm tuyệt đối trung bình là 27,9
mb, cực đại 32,7 mb và cực tiểu 20,0 mb Độ ẩm tương đối trung bình là 79 % và cực
tiểu là 31 %
Chế độ mưa: mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 Riêng đối với khu vực
miền núi có thêm một mùa mưa phụ từ tháng 5 - 8 do ảnh hưởng của mùa mưa Tây Nguyên Mùa khô kéo dài từ tháng 1 - 8 Đối với các huyện miền núi tổng lượng mưa trung bình năm từ 2.000 - 2.400 mm Riêng thung lũng sông Kôn từ 1.600 - 2.000 mm Vùng có tổng lượng mưa trung bình năm lớn nhất là huyện An Lão (2.400 - 3.200 mm) Đối với vùng duyên hải tổng lượng mưa trung bình năm là 1.751 mm, cực đại
là 2.658mm và cực tiểu là 1.131 mm Tổng lượng mưa trung bình có xu thế giảm dần từ
miền núi xuống duyên hải Riêng ở phía Bắc tỉnh có xu thế giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam
Trang 33Về bão: Bình Định nằm ở miền Trung Trung bộ Việt Nam, đây là miền thường có bão đổ bộ vào đất liền Hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào Tần suất xuất hiện bão lớn nhất từ tháng 9 - 11
2.1.4 Giao thông v ận tải
Hệ thống giao thông khá đồng bộ Quốc lộ 1A (qua tỉnh 118 km) và đường sắt
quốc gia (qua tỉnh 150 km) chạy xuyên suốt chiều dài Bắc - Nam của tỉnh; cùng với
Quốc lộ 1D (dài 34 km), Quốc lộ 19 (qua tỉnh 70 km) nối Cảng Quy Nhơn với bên ngoài thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của tỉnh Cảng Quy Nhơn là một trong 10 cảng
biển lớn của cả nước có thể đón tàu 3 vạn tấn ra vào cảng an toàn Cảng Thị Nại là cảng địa phương đang được nâng cấp đón tàu 1 vạn tấn Sân bay Phù Cát cách thành phố Quy Nhơn 30km về phía Bắc đã và đang mở thêm nhiều chuyến bay đón hành khách đi
và đến Bình Định
Toàn tỉnh có 386 km đường tỉnh lộ, đáng chú ý có tuyến đường ven biển nối từ Nhơn Hội đến Tam Quan tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tiềm năng ven biển; tuyến đường phía Tây tỉnh đang được xây dựng nối từ An Nhơn đến Hoài Nhơn tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khai thác tiềm năng vùng đồi núi của
tỉnh; hầu hết các xã đều có đường ô tô đến trung tâm
Bình Định còn có hàng chục bãi tắm lớn, nhỏ, trong đó có một số bãi tắm rộng hàng trăm ha và hầu hết còn khá nguyên sơ như: Bãi biển Quy Nhơ n, Quy Hoà, Hải Giang, Nhơn Lý - Cát Tiến , Trung Lương, Vĩnh Hội, Tân Thanh, Mũi Rồng - Tân
2.2 TI ỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.2.1 Tài nguyên t ự nhiên
Nói đến tài nguyên du lịch tự nhiên của Bình Định, trước tiên phải nói đến tài nguyên du lịch biển Là một tỉnh giáp biển, Bình Định có đường bờ biển dài 134 km, được thiên nhiên ban tặng nhiều danh thắng và bãi tắm đẹp Ngoài ra, Bình Định còn có
vô số thắng cảnh biển khác như: Ghềnh Ráng - Tiên Sa, Bán đảo Phương Mai, Đảo
Yến, Eo Gió, Núi Bà, Cửa Đề Gi, Đầm Trà Ổ, Tam Quan…
Trang 34Phụng, Lộ Diêu, Tam Quan…Hầu hết các bãi biển của tỉnh ta đều tương đối thoải, bằng
phẳng, cát trắng, nước biển trong xanh và có cảnh quan đẹp Đây được xem là nguồn tài nguyên tự nhiên quý giá và có khả năng phát triển mạnh trong thời gian tới
Về tài nguyên nước, Bình Định rất giàu có cả về tài nguyên nước mặt lẫn nuớc
ngầm Bình Định có 03 sông chính đóng vai trò quan trọng đối với tiềm năng nước mặt
của tỉnh là sông Kôn, sông Lại Giang và sông La Tinh Nói như nhà thơ Quách Tấn, ba con sông này giống như ba “sợi tim” chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, bồi đắp nên
những cánh đồng màu mỡ tốt tươi Trong đó, sông Kôn là sông lớn nhất tỉnh, chảy qua nhiều vùng rừng núi, tạo nên nhiều thắng cảnh đẹp, có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái chưa được khai thác bao nhiêu, nhất là ở vùng thượng nguồn
Ngoài ra, tỉnh ta còn có một hệ thống các hồ nhân tạo dày đặc và phân bổ đều
khắp tỉnh Bình Định là một trong những địa phương có số lượng hồ nhiều nhất cả nước Tuy nhiên, chỉ có một số hồ lớn có giá trị về mặt du lịch, tiêu biểu như: hồ Núi
Một, hồ Hội Sơn, hồ Diêm Tiêu, hồ Thạch Khê, hồ Thuỷ điện Vĩnh Sơn và hồ chứa nước Định Bình…Các hồ chứa này không chỉ có ý nghĩa trong việc điều tiết lũ - hạn, tưới tiêu, thuỷ điện mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với hoạt động phát triển du lịch như
một điểm tham quan thắng cảnh, thư giản, nghỉ ngơi…
Đối với tài nguyên nước ngầm, đáng kể nhất là các nguồn suối khoáng Đây là
loại tài nguyên có ý nghĩa quan trọng đối với loại hình du lịch chữa bệnh, nghỉ dưỡng
và du lịch sinh thái Tiềm năng du lịch suối khoáng của Bình Định khá phong phú Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh đã phát hiện 05 điểm suối nước khoáng là: Hội Vân, Chánh
Thắng, Hồ Trảy, Long Mỹ và Bình Quang Các số liệu về thành phần hoá học, độ tổng khoáng của các điểm nước khoáng ở Bình Định cho thấy có đủ tiêu chuẩn qui định về nước khoáng chữa bệnh
Trong số các điểm nước khoáng của Bình Định, nổi bật nhất là suối khoáng nóng
Hội Vân, có hàm lượng axit silic cao, có tác dụng chữa được một số bệnh như: thấp
khớp, tim mạch, các bệnh ngoài da Vừa qua, UBND tỉnh Bình Định đã có Văn bản số 2188/UBND-TM ngày 08/7/2009 về việc thông qua Đồ án thiết kế quy hoạch chi tiết tỷ
lệ 1/2000 Khu du lịch nghỉ dưỡng và chữa bệnh suối khoáng nóng Hội Vân Trong đó,
Trang 35đặc biệt nhấn mạnh mục tiêu của quy hoạch là nhằm xây dựng Hội Vân “trở thành một
khu du l ịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh đặc biệt của tỉnh Bình Định, khu vực Miền Trung Tây Nguyên và c ả nước”
Về hệ động - thực vật, tỉnh ta tuy không giàu có nhưng là nguồn tài nguyên không
thể thiếu trong việc phát triển một số loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái Các loài động vật hoang dã của Bình Định hiện còn phổ biến ở các khu rừng tự nhiên phía Tây Bắc tỉnh, với khoảng 33 loài thú thuộc 19 bộ Các loài chim cũng tương đối phong phú với khoảng 77 loài thuộc 37 họ, 13 bộ, trong đó có nhiều loài có giá trị như: công,
trĩ sao, vẹt ngực đỏ, gà gô vv Thành phần các loài thực vật của Bình Định có một số loài quí như giáng hương, trắc, cẩm lai vv
Bên cạnh các loài sinh vật trên cạn, Bình Định còn có nguồn tài nguyên thuỷ sinh khá đa dạng và phong phú Khu hệ cá biển Bình Định gồm 500 loài, khu hệ cá ở đầm có
116 loài, khu hệ tôm có 15 loài…Tài nguyên thuỷ sinh của Bình Định không chỉ có ý nghĩa đối với sự phát triển đời sống, kinh tế mà còn có vai trò quan trọng đối với sự đa
dạng sinh học, một yếu tố không thể thiếu đối với loại hình du lịch sinh thái, lặn
biển…Ngoài ra, tài nguyên thuỷ sinh còn góp phần làm tăng tính hấp dẫn của du lịch Bình Định thông qua các món ăn đặc sản từ lâu đã nổi tiếng như: các loài thuỷ hải sản, cua huỳnh đế, cá ngừ đại dương, Bún cá Quy Nhơn, nước mắm, Bánh xèo tôm nhảy, chình mun Châu Trúc, …
2.2.2 Tài nguyên nhân văn
Về tài nguyên du lịch nhân văn, là tỉnh có bề dày truyền thống lịch sử - văn hóa lâu đời, Bình Định có cả một kho tàng văn hóa vô giá, cả về văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể Đây được xem là lợi thế quan trọng của du lịch Bình Định so với các tỉnh trong khu vực Theo số liệu thống kê của Ban Quản lý Di tích - Lịch sử và Danh thắng
tỉnh, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 231 di tích được đưa vào danh mục Trong số đó, có
33 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 50 di tích xếp hạng cấp tỉnh
Bình Định vốn là mảnh đất của Vương quốc Chăm, từ thế kỷ thứ X, Bình Định là kinh đô của các vương triều Chămpa Trong suốt gần 500 năm tồn tại, các vương triều này đã để lại nhiều di sản văn hóa vô giá, đặc biệt là Thành Đồ Bàn và 13 ngôi tháp
Trang 36
Chăm độc đáo Hệ thống tháp Chăm ở Bình Định được các nhà nghiên cứu đánh giá còn khá nguyên vẹn, có phong cách riêng và thuộc loại đồ sộ nhất, đẹp nhất cả nước Bình Định là mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh nhiều anh hùng hào kiệt, nơi sinh ra hoặc trưởng thành của nhiều nhà văn hóa, nhà cách mạng lớn của dân tộ c Bình Định tự hào là cái nôi của phong trào k hởi nghĩa nông dân Tây Sơn, quê hương
của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ
Các di tích thời Tây Sơn ngày nay đã trở thành những địa chỉ tham quan du lịch không thể thiếu đối với du khách như: Bả o tàng Quang Trung, Điện thờ Tây Sơn, Thành Hoàng Đế, Bến Trường Trầu, từ Đường Võ Văn Dũng, Đền thờ Bùi Thị Xuân,
Phủ thành Quy Nhơn, căn cứ địa nghĩa quân Tây Sơn,….Hiện tại, quần thể các di tích nhà Tây Sơn từng bước được trùng tu, tôn tạo đàng hoàng hơ n, to đẹp hơn tương xứng
với tầm vóc của một Vương triều với bao chiến công hiển hách, chói lọi của lịch sử dân
tộc Ngày nay, các di tích gắn với Nhà Tây Sơn đã trở thành những điểm tham quan hấp
dẫn của du lịch tỉnh nhà
Nhiều du khách đến Bình Định còn có nhu cầu được tham quan các di tích có gắn
với các nhân vật văn hoá - lịch sử tiêu biểu của Bình Định như: đền thờ Đào Duy Từ, đền thờ Tăng Bạt Hổ, mộ Đào Tấn, lăng Mai Xuân Thưởng, nhà lưu niệm Xuân Diệu
và đặc biệt là mộ nhà thơ Hàn Mặc Tử….Bên cạnh đó, Bình Định còn có một hệ thống các di tích lịch sử - cách mạng, gắn liền với các cuộc kháng chiến của dân tộc trong thế
kỷ 20 như: căn cứ Núi Bà, Nho Lâm, Gò Dài, chiến thắng lịch sử Đèo Nhông - Dương
liễu, Đồi 10, Chi bộ Cửu Lợi…Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du
lịch, những di tích kể trên còn là được xem những “bảo tàng ngoài trời” có ý nghĩa quan trọng trong việc tuyên truyền, giáo dục truyền thống cách mạng, yêu nước cho các
thế hệ trẻ, học sinh - sinh viên…
Về văn hoá phi vật thể, Bình Định được mệnh danh là “Miền đất võ”, cái nôi của nghệ thuật Tuồng, Bài Chòi, cùng nhiều lễ hội đặc sắc, làng nghề truyền thống và có
một nền ẩm thực hết sức độc đáo Võ cổ truyền Bình Định từ lâu đã trở thành một di
sản văn hoá, một nét đẹp tinh thần riêng có của vùng đất này Võ Bình Định đã và đang được xây dựng để trở thành một thương hiệu, sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn du
Trang 37khách Chính vì vậy, không phải ngẫu nhiên mà Võ cổ truyền và nghệ thuật Tuồng là
những “điểm nhấn” quan trọng trong Festival Tây Sơn - Bình Định 2008 và những lễ
Số lượng
Tăng so với năm trước (%)
Số lượng
Tăng so
với năm trước (%)