1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập môn tin học 11 thông qua kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo các phương pháp dạy học tích cực

51 12 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 464,7 KB

Nội dung

Vận dụng kĩ thuật tổ chức hoạt động của học sinh theo các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn tin học 11...19 5.3.1.. Để có thể đạt được mục tiêu đó, thì phương pháp dạy học

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC

“Phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập

môn tin học 11 thông qua kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo

Trang 2

MỤC LỤC

Mục 1 Lời giới thiệu 3

Mục 2 Tên sáng kiến: 4

Mục 3 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4

Mục 4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 4

Mục 5 Mô tả bản chất của sáng kiến: 4

5.1 Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Tin học ở trường THPT 4

5.1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì 4

5.1.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực 5

5.1.3 Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Tin học ở trường THPT 6

5.2 Tổ chức hoạt động học của học sinh theo các phương pháp dạy học tích cực 16

5.2.1 Tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học/chủ đề 16

5.2.2 Kế hoạch bài học 18

5.3 Vận dụng kĩ thuật tổ chức hoạt động của học sinh theo các phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy môn tin học 11 19

5.3.1 Bài 7: Thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản 19

5.3.2 Chủ đề bài học: “Cấu trúc rẽ nhánh”, chương trình Tin học 11 – THPT 28

5.4 Khả năng áp dụng của sáng kiến 47

Mục 6 Những thông tin cần được bảo mật: 47

Mục 7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 47

Mục 8 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 48

8.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 48

8.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân 49

Mục 9 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

Trang 3

Mục 1 Lời giới thiệu

Trong những năm gần đây sự phát triển kinh tế hội nhập quốc tế với những ảnhhưởng của xã hội tri thức và toàn cầu hóa đang tạo ra những cơ hội nhưng đồng thờicũng đặt ra những yêu cầu mới đối với giáo dục trong việc đào tạo đội ngũ lao động

Đó là cần hình thành và phát triển cho học sinh trong dạy học như: năng lực tự học;năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo; năng lực giao tiếp và hợptác; năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông Trong số đó, phát triểnnăng lực sáng tạo, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề của học sinh là mục tiêuquan trọng, qua đó góp phần thúc đẩy sự hình thành và phát triển của các năng lựckhác Để có thể đạt được mục tiêu đó, thì phương pháp dạy học cần phải đổi mới saocho phù hợp với tiến trình nhận thức khoa học để học sinh có thể tham gia vào hoạtđộng tìm tòi sáng tạo giải quyết vấn đề; góp phần đắc lực hình thành năng lực hànhđộng, phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh để từ đó bồi dưỡng chohọc sinh phương pháp tự học, hình thành khả năng học tập suốt đời

Hiện nay trong lí luận dạy học nói chung và lí luận dạy học môn tin học nóiriêng đề cập khá nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học: phương pháp dạy học theo

dự án, phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phương pháp dạy họcnhóm … Mỗi phương pháp, kĩ thuật dạy học lại có ưu và nhược điểm riêng Do vậycần kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học và trong mỗi phần học, tiết học cần cócách thiết kế bài giảng cho phù hợp với nội dung kiến thức; phù hợp với từng đốitượng học sinh Để qua mỗi phần học, tiết học học sinh thích thú với kiến thức mới,qua đó hiểu được kiến thức đã học trên lớp, đồng thời học sinh thấy được tầm quantrọng của vấn đề và việc ứng dụng của kiến thức trước hết để đáp ứng những yêu cầucủa môn học, sau đó là việc ứng dụng của nó vào các công việc thực tiễn

Xuất phát từ những vấn đề trên, với mong muốn góp một phần vào việc truyềncảm hứng cho người học, giúp học sinh tích cực, chủ động tiếp nhận tri thức và hìnhthành kĩ năng Đồng thời đóng góp cùng đồng nghiệp của mình những tìm tòi sáng

tạo cho việc giảng dạy môn Tin học trong tổ chuyên môn tôi xây dựng đề tài “Phát

huy tính chủ động, tích cực của học sinh trong học tập môn tin học 11 thông qua

kĩ thuật tổ chức hoạt động học theo các phương pháp dạy học tích cực”

Trang 4

Trong SKKN tôi tiến hành các nhiệm vụ:

- Nghiên cứu một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Tin học ởtrường THPT

- Nghiên cứu kĩ thuật tổ chức hoạt động của học sinh theo các phương pháp dạyhọc tích cực

- Vận dụng kĩ thuật tổ chức hoạt động của học sinh theo các phương pháp dạyhọc tích cực trong giảng dạy môn tin học 11

Với việc sử dụng các hương pháp nghiên cứu

- Điều tra, thực nghiệm.

Áp dụng trong giảng dạy môn Tin học 11

Mục 4 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 01 tháng 11 năm2018.

Hiện tại tôi cùng với nhóm chuyên môn vẫn đang tích cực xây dựng và pháttriển tiếp nghiên cứu đề tài này trong các bài học/chủ đề khác để đề tài có thể áp dụngrộng hơn để đạt kết quả cao hơn trong những năm học tiếp theo

Mục 5 Mô tả bản chất của sáng kiến:

5.1 Một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Tin học ở trường THPT.

5.1.1 Phương pháp dạy học tích cực là gì

PPDH tích cực là một thuật ngữ rút gọn, được dùng để chỉ những phương

pháp giáo dục, dạy học theo hướng pháp huy tính tích cực, chủ động sáng tạo củangười học

PPDH tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận

thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học Giáoviên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm,

Trang 5

khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm Họ có vai trò

là “trọng tài”, điều khiển tiến trình giờ dạy PPDH này chú ý đến đối tượng ngườihọc, coi trọng việc nâng cao khả năng cho người học; nêu tình huống, kích thíchhứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của người học, từ đó hệ thống hóacác vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững

5.1.2 Đặc trưng của các phương pháp dạy học tích cực

a Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của học sinh

- Trong PPDH tích cực, người học – đối tượng của hoạt động “dạy”, đồng thời

là chủ thể của hoạt động “học” – được cuốn hút vào các hoạt động do GV tổ chức vàchỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều mà mình chưa rõ chứ không phải

tự động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt Được đặt vào tình huống thực tế,người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theocách suy nghĩ của mình, từ đó nắm vững tri thức, kĩ năng đó, không dập theo nhữngkhuân mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo

- Dạy học theo cách này GV không chỉ đơn thuần là truyền tri thức mà cònhướng dẫn hành động Chương trình dạy học phải giúp cho từng HS biết hành động

và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng

b Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học

- PPDH tích cực xem việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ làmột biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là một mục tiêu dạy học

- Ngày nay trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học Nếurèn luyện cho người học có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽtạo cho họ lòng ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả họctập sẽ được nhân lên gấp bội Vì những lẽ đó, ngày nay, người ta thường nhấn mạnhhoạt động học trong quá trình dạy học, cố gắng tạo sự chuyển biến từ học tập thụđộng sang chủ động

c Tăng cường hoạt động cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.

- Trong một lớp học mà trình độ kiến thức, tư duy của học sinh không đồng đềutuyệt đối thì khi áp dụng phương pháp tích cực sẽ có sự phân hóa không đồng đều vềcường độ tiến độ hoàn thành nhiệm vụ học tập Do vậy cần tăng cường hoạt động cá

Trang 6

thể, phối hợp với học tập hợp tác Thông qua hoạt động nhóm, tính cách, năng lựccủa mỗi học sinh được bộc lộ, được uốn nắn, phát triển tình bạn, ý thức kỉ luật, tinhthần tương trợ Giúp các em quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xãhội.

d Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò.

- Trong PPDH tích cực, GV phải hướng dẫn HS phát triển kĩ năng tự đánh giá

để dễ tự điều chỉnh cách học Để làm được điều này GV cần tạo điều kiện thuận lợi

để HS được tham gia đánh giá lẫn nhau Tự đánh giá đúng và kịp thời rất cần cho sựthành đạt trong cuộc sống mà nhà trường phải trang bị cho HS

- Để đào tạo ra những con người năng động, sớm thích nghi với đời sống xãhội, thì việc kiểm tra đánh giá không chỉ dừng lại ở yêu cầu tái hiện tri thức, lặp lại kĩnăng mà phải khuyến khích trí thông minh, óc sáng tạo trong việc giải quyết tìnhhuống thực tế

5.1.3 Giới thiệu một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học Tin học ở trường THPT.

- Có rất nhiều phương pháp giảng dạy tích cực, trong đề tài này tôi xin giớithiệu một vài phương pháp giảng dạy tích cực đã và đang áp dụng trong giảng dạymôn tin học như sau:

a Phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

 Bản chất của phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề.

Dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề là PPDH trong đó GV tạo ra nhữngtình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, người học phải hoạt động tựgiác, tích cực, chủ động sáng tạo, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để

phát hiện và giải quyết vấn đề chứ không phải nghe thầy giảng một cách thụ động.

 Quy trình thực hiện:

Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

- Phát hiện tình huống gợi vấn đề (thường là do thầy tạo ra)

- Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu đúng vấn đề đặt ra

- Phát biểu vấn đề và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề đó

Bước 2: Tìm giải pháp

Trang 7

- Phân tích vấn đề, cần làm rõ những mối liên hệ giữa cái đã biết và cáiphải tìm.

- Đề xuất và thực hiện hướng giải quyết vấn đề từ đó hình thành đượcmột giải pháp

- Sau khi tìm được một giải pháp, có thể tiếp tục tìm thêm giải pháp khác

và so sánh các giải pháp với nhau để tìm ra giải pháp tối ưu cho bài toán

Bước 3: Trình bày giải pháp

- Khi đã giải quyết được vấn đề đặt ra, người học trình bày toàn bộ từviệc phát biểu vấn đề cho tời giải pháp

Bước 4: Nghiên cứu sâu giải pháp

- Tìm hiểu những khả năng ứng dụng kết quả

- Đề xuất những vấn đề có liên quan nhờ xét tương tự, khái quát hóa, lậtngược vấn đề, và giải pháp nếu có thể

- Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS

- Vấn đề/ tình huống có thể diễn tả bằng kênh chữ hoặc kênh hình, hoặc kếthợp cả hai kênh chữ và kênh hình hay qua tiểu phẩm đóng vai của HS

- Vấn đề/ tình huống cần có độ dài vừa phải

- Vấn đề/ tình huống phải chứa đựng những mâu thuẫn cần giải quyết, gợi racho HS nhiều hướng suy nghĩ, nhiều cách giải quyết vấn đề

Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống cần chú ý:

- Các nhóm HS có thể giải quyết cùng một vấn đề/ tình huống hoặc các vấn đề/tình huống khác nhau, tuỳ theo mục đích của hoạt động

- HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề

- Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thểcó

Trang 8

- Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau

Một số ví dụ

Ví dụ 1: Viết chương trình tìm số số lớn nhất trong 3 số a,b,c?

Bước 1 Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề

GV: Đưa ra ví dụ cụ thể để học sinh đoán nhận

a =5 ; b=6, c=1; số lớn nhất trong 3 số này là b=6;

GV: Từ đầu có kết quả như vậy?

HS: Nghiên cứu

Bước 2: Tìm giải pháp

GV: Yêu cầu học sinh cho biết thuật giải tìm max của 2 số(x,y)

HS: dựa vào các kiến thức đã học học sinh dễ dàng đưa ra thuật giải cho bài toán

If x > y then max := x then max :=y;

GV: Vậy để tìm max của 3 số ta làm như thể nào?

HS: Tự nghiêm cứu và tìm ra lời giải cho bài toán

Cách 1:

if a>b then max := a else max :=b;

if c> max then max :=c;

Cách 2: Max:=a;

if b > max then max:= b;

if c> max then max :=c;

Bước 3:Trình bày giải pháp

HS: Kiểm thử thuật giải bằng bộ dữ liệu cụ thể để kiểm tra tính đúng đắn của thuậttoán

Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải

- Xét tính hợp lí và tối ưu của thuật giải:

HS: Phân tích 2 thuật giải trên để tìm ra thuật giải tối ưu cho bài toán

- Xét tính ứng dụng của thuật toán:

Vận dụng kết quả của bài toán tìm được các yêu cầu học sinh xậy dựng thuậtgiải cho các bài toán tương tự

Trang 9

Bài 1: Viết chương trình nhập 4 số nguyên a,b,c,d Tìm max của 4 số

Bài 2: Viết thuật toán tìm số lớn nhất của N số nguyên , A 1 A N

Ví dụ 2: (bài 4.a /SGK Tin học 11 - 41)

Viết câu lệnh If - Then tính:

z={ x2+y2nếu x2+y2≤1

x+ y nếu x2

+y2 >1 và y ≥ x

0,5 nếu x2+y2>1 và y <x

Bước 1: Phát hiện và thâm nhập vấn đề

GV: yêu cầu hs viết đoạn chương trình thực hiện nhiệm vụ sau:

HS hoạt động theo nhóm (mỗi nhóm 4-6 bạn), hoàn thành phiếu học tập

Gv: hướng dẫn các nhóm thực hiện yêu cầu của bài toán

Bước 3: Trình bày giải pháp

Gv: gọi đại diện 1 nhóm trả lời câu hỏi

Hs: Để tính z ta có lệnh sau:

If x*x+y*y <=1 then z := x*x + y*y;

If (x*x+y*y > 1) and (y>=x) then z := x + y;

If (x*x+y*y > 1) and (y < x) then 0.5;

- Các nhóm khác góp ý, bổ sung

Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải

Trang 10

Gv: Để tính z ta có thể sử dụng câu lệnh If - Then dạng đủ không? Hãy viết lại đoạnchương trình trên.

Hs: Thảo luận

Gv: Nhận xét và đưa ra giải pháp

If x*x+y*y <=1 then z := x*x + y*y

Else If (y>=x) then z := x + y

Bài 1: Viết chương trình nhập a là số điện tiêu thụ trong 1 tháng của gia đình mình và

tính số tiền điện phải trả trong 1 tháng cho chi nhánh điện Biết rằng mức giá điệnđược tính như sau:

Bậc 2: Cho kWh từ 51 - 100 1.600Bậc 3: Cho kWh từ 101 - 200 1.858Bậc 4: Cho kWh từ 201 trở lên 2.340

Ví dụ 3: Bài 2(SGK – 66) “Cho mảng A gồm n Phần tử Viết chương trình tạo mảng

B[1 n], trong đó B[i] là tổng của i phần tử đầu tiên của A”.

Bước 1: Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề.

- Giáo viên đưa ra tình huống chúng ta có mảng A gồm n phần tử (ví dụ: mảng A

gồm n=6 phần tử dưới đây):

A=

cách tính tổng của i phần tử đầu tiên của mảng A Hãy tính giá trị của từng phần tửcủa mảng B

Vì phần tử thứ i của mảng B là tổng của i phần tử đầu tiên của A nên các phần

tử của mảng B có giá trị như sau:

B=

Trang 11

Bước 2: Tìm giải pháp

- Giáo viên gợi ý cho học sinh thực hiện công việc tạo các phần tử của mảng B

nên các phần tử của mảng B có giá trị như sau:

B[i]=B[i-1] +A[i] ( với 1< i ≤ n)

Từ nhận xét trên để tính giá trị của các phần tử của mảng B ta có thể thực hiệntheo giải pháp sau:

 Giải pháp 2:

{ tạo mảng B}

B[1]:=A[1];

For i:= 2 to n do B[i]:= B[i-1] + A[i];

Với cách làm như trên ta cần thực hiện n-1 phép cộng

Như vậy với giải pháp thứ 2 ta có thể tiết kiệm một lượng tính toán đáng kể

Từ kết quả phân tích ở trên học sinh sẽ lựa chọn giải pháp phù hợp cho bài toán củamình

Bước 3: Trình bày giải pháp

- Giáo viên yêu cầu các học sinh viết và thực hiện chương trình với nhiều bộ dữliệu khác nhau, để kiểm tra tính đúng đắn của chương trình

Bước 4: Nghiên cứu sâu lời giải

Trang 12

- Xét tính hợp lí và tối ưu của giải pháp được chọn dựa trên việc thử nghiệmchương trình với bộ dự liệu cụ thể, từ đó các em tự hình thành tư duy lập trình,

kĩ năng và tác phong của người lập trình

- Đề xuất vấn đề mới có liên quan:

Bài tập: Cho 2 dãy số nguyên A=(a 1 , a 2 , ,a n ) và B=(b 1 ,b 2 , ,b n ) Dãy C = (c 1 ,

c 2 , ,c 2n ) được xác định như sau:

Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên gọi khác nhau như dạy học hợptác, dạy học theo nhóm nhỏ Dạy học nhóm không phải một phương pháp dạy học cụthể mà là một hình thức xã hội, hay là hình thức hợp tác của dạy học

Số lượng HS trong một nhóm thường khoảng 4 -6 học sinh Nhiệm vụ của cácnhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau, là các phầntrong một chủ đề chung

Dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cốmột chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới Ở mức độ cao, cóthể đề ra những nhiệm vụ cho các nhóm HS hoàn toàn độc lập xử lý các lĩnh vực đề tài vàtrình bày kết quả của mình cho những học sinh khác ở dạng bài giảng

 Tiến trình dạy học nhóm

Tiến trình dạy học nhóm có thể được chia thành 3 bước cơ bản:

Bước 1: Làm việc toàn lớp : Nhập đề và giao nhiệm vụ

Trang 13

- Thoả thuận quy tắc làm việc

- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ

- Chuẩn bị báo cáo kết quả

Bước 3: Làm việc toàn lớp: Trình bày kết quả, đánh giá

- Thành lập và phân công nhiệm vụ cho từng nhóm như sau:

+ Chia lớp thành 4 nhóm: Nhóm 1,4 thực hiện nhiệm vụ 1, nhóm 2, 3 thực hiện nhiệm vụ 2 trong phiếu học tập

+ Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu cấu trúc và cơ chế hoạt động của câu lệnh If – Then dạng thiếu và chỉ ra các thành phần trong 1 câu lệnh cụ thể

+ Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu cấu trúc và cơ chế hoạt động của câu lệnh If – Then dạng đủ

Trang 14

* Hoạt động

………

………

………

………

Ví dụ 1: Cho đoạn chương trình: 1 Hãy chỉ ra các thành phần trong câu lệnh If - then If x > 0 then write(‘Hello’); 2 Hãy cho biết giá trị của biến x để sau đoạn chương trình này đưa ra dòng thông báo ‘Hello’ * Hoạt động ………

………

………

………

Ví dụ 2: Cho đoạn chương trình: 1 Hãy chỉ ra các thành phần trong câu lệnh If - then If x > 0 then x := x -1 else x := x + 5; 2 Cho x= 4, vậy sau đoạn chương trình trên giá trị của biến x có giá trị là bao nhiêu: x =…

Bước 3: Trình bày kết quả / đánh giá

- Nhóm 1 và 3 cử 1 đại diện lên báo cáo kết quả thảo luận của nhóm

- Các nhóm khác nhận xét bổ xung

- GV: Chốt kiến thức

Lưu ý: Để phát huy sự tham gia tích cực của HS vào quá trình dạy học, kích thích tư

duy, sự sáng tạo và sự cộng tác làm việc của HS trong nhóm ta sử kĩ thuật “Khăn

trải bàn” trong các hoạt động nhóm.

Kĩ thuật " khăn phủ bàn" : là hình thức tổ chức hoạt động mang tính hợp tác kết hợp

giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển mô hình có

sự tương tác giữa người học với người học

Dụng cụ:

Bút và giấy khổ lớn cho mỗi nhóm

Thực hiện:

Giáo viên chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký, giao vật tư

Giáo viên giao vấn đề, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy Nhóm trưởng và thư ký tổng hợp các ý kiến, đánh giá và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy

Trang 15

Ví dụ: Sau khi học sinh tìm hiểu xong câu lệnh If – Then (Bài 9: Cấu trúc rẽ nhanh –

Tin học 11) có thể luyện kĩ năng sử dụng câu lệnh If – Then qua một số ví dụ sau:

VD1 Cho biết kết quả của x sau đoạn chương trình sau:

VD3 Kiểm tra xem a là số chẵn hay số lẻ?

VD4 Giả sử a,b,c là điểm 3 môn thi khối A: Toán Lý, Hóa của Biết Tuốt Hãy viết câu lệnh kiểm tra xem thí sinh Biết Tuốt có đỗ vào trường hay không?

- Biết điều kiện đỗ vào trường ĐHBK là thí sinh có tổng điểm 3 môn thi khối A: Toán Lý, Hóa phải lớn hơn 24 điểm

- GV: Chia lớp thanh 4 nhóm, mỗi nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ

 Nhóm 1: VD1;

 Nhóm 2: VD2,

 Nhóm 3: VD3

 Nhóm 4: VD4

Trang 16

- Các thành viên trong tổ sẽ viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy, nhóm trưởng

và thư kí tổng hợp các ý kiến, đánh giá và lựa chọn ý kiến quan trọng viết vào giữa tờgiấy

* Những điều kiện cần thiết cho hoạt động nhóm

Phương pháp dạy học nhóm thành công hay không còn tùy thuộc vào sự chuẩn

bị của giáo viên và học sinh Nếu giáo viên chuẩn bị tốt, dự kiến được các tình huống

có thể xảy ra và có biện pháp xử lí kịp thời cũng như có sự hợp tác từ học sinh thìphương pháp dạy học nhóm sẽ mang lại hiệu quả cao Vì vậy trước khi lên lớp, giáoviên cần chuẩn bị tốt các điều kiện sau:

o Mục tiêu của hoạt động nhóm trong bài học là gì?

o Những vấn đề nào cần thảo luận trong nhóm?

o Nên chia lớp thành mấy nhóm? Cách chia nhóm như thế nào?

o Hoạt động có phù hợp với số lượng học sinh trong nhóm không?

o Hoạt động này cần bao nhiêu thời gian?

o Những thiết bị học cần dùng là những thiết bị gì?

o dự kiến các tình huống xảy ra và cách giải quyết?

o Học sinh phải chuẩn bị những gì?

o Soạn giáo án cho phù hợp với việc thảo luận nhóm?

5.2 Tổ chức hoạt động học của học sinh theo các phương pháp dạy học tích cực

5.2.1 Tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học/chủ đề

Tiến trình tổ chức hoạt động học của học sinh trong mỗi bài học/chủ đề như sau:

(1) Đề xuất vấn đề:

Để đề xuất vấn đề, giáo viên giao cho học sinh một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn

đề Nhiệm vụ giao cho học sinh có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhaunhư: giải thích một sự kiện/hiện tượng trong tự nhiên hay xã hội; giải quyết một tìnhhuống trong học tập hay trong thực tiễn; tiến hành một thí nghiệm mở đầu

Nhiệm vụ giao cho học sinh cần đảm bảo rằng học sinh không thể giải quyếttrọn vẹn với kiến thức, kĩ năng đã có mà cần phải học thêm kiến thức mới để vậndụng vào quá trình giải quyết vấn đề

Trang 17

Ví dụ: Khi dạy BÀI 7: THỦ TỤC CHUẨN VÀO/ RA ĐƠN GIẢN – Tin học 11 GV đề xuất tình huống có vấn đề như sau:

Hoàn thành đoạn chương trình sau:

Tính diện tích hình chữ nhật với cạnh a=4; b=5;

Bây giờ, muốn tính diện tích với các bộ số a,b khác nhau

Tính diện tích hình chữ nhật với cạnh a, b khác nhau

Program dtich;

Uses crt;

Var a,b,…………: Integer;

Begin ………

S:=………

End.

Chúng ta phải làm như thế nào?

(2) Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề

Sau khi đã phát biểu vấn đề, học sinh độc lập hoạt động, xoay trở để vượt quakhó khăn, tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề Trong quá trình đó, khi cần phải có

sự định hướng của giáo viên để học sinh có thể đưa ra các giải pháp theo suy nghĩ củahọc sinh Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của giáo viên, học sinhxác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học kiến thức mới phục vụ cho

Trang 18

việc giải quyết vấn đề đặt ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm giảiquyết vấn đề đó.

(3) Thực hiện kế hoạch giải quyết vấn đề

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, hành động của học sinh được định hướngphù hợp với tiến trình nhận thức khoa học giáo viên cần hướng dẫn học sinh vậndụng những kiến thức, kĩ năng mới học để giải quyết các tình huống có liên quantrong học tập và cuộc sống hàng ngày; tiếp tục tìm tòi và mở rộng kiến thức thôngqua các nguồn tư liệu, học liệu, khác nhau; tự đặt ra các tình huống có vấn đề nảysinh từ nội dung bài học, từ thực tiễn cuộc sống, vận dụng các kiến thức, kĩ năng đãhọc để giải quyết bằng những cách khác nhau

(4) Trình bày, đánh giá kết quả

Sau khi đã hoàn thành hoạt động giải quyết vấn đề, dưới sự hướng dẫn củagiáo viên, học sinh trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được Giáo viên chínhxác hoá, bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà họcsinh đã học được thông qua hoạt động giải quyết vấn đề Học sinh ghi nhận kiến thứcmới và vận dụng trong thực tiễn cũng như trong các bài học tiếp theo

Mục đích: Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng

thú học bài mới Giúp học sinh suy nghĩ và bộc lộ những quan niệm của mình về vấn

đề sắp tìm hiểu, học tập

Kết thúc hoạt động này, giáo viên không chốt về nội dung kiến thức mà chỉgiúp học sinh phát biểu được vấn đề để học sinh chuyển sang các hoạt động tiếp theonhằm bổ sung những kiến thức, kĩ năng mới, qua đó tiếp tục hoàn thiện câu trả lờihoặc giải quyết được vấn đề

Trang 19

b Hình thành kiến thức

Mục đích: giúp học sinh chiếm lĩnh được kiến thức, kỹ năng mới và đưa các kiến

thức, kỹ năng mới vào hệ thống kiến thức, kỹ năng của bản thân

Kết thúc hoạt động này, trên cơ sở kết quả hoạt động học của học sinh thể hiện ở cácsản phẩm học tập mà học sinh hoàn thành, giáo viên cần chốt kiến thức mới để họcsinh chính thức ghi nhận và vận dụng

c Luyện tập

Mục đích: Giúp học sinh củng cố, hoàn thiện kiến thức, kỹ năng vừa lĩnh hội được.

Kết thúc hoạt động này, nếu cần, giáo viên có thể lựa chọn những vấn đề cơ bản vềphương pháp, cách thức giải quyết các câu hỏi/bài tập/tình huống/vấn đề để học sinhghi nhận và vận dụng, trước hết là vận dụng để hoàn chỉnh câu trả lời/giải quyết vấn

đề đặt ra trong "Hoạt động khởi động"

d Vận dụng

Mục đích: giúp học sinh vận dụng được các kiến thức, kĩ năng đã học để phát hiện và

giải quyết các tình huống/vấn đề trong cuộc sống ở gia đình, địa phương

Hoạt động này không cần tổ chức ở trên lớp và không đòi hỏi tất cả học sinh phảitham gia Tuy nhiên, giáo viên cần quan tâm, động viên để có thể thu hút nhiều họcsinh tham gia một cách tự nguyện; khuyến khích những học sinh có sản phẩm chia sẻvới các bạn trong lớp

5.3 Vận dụng kĩ thuật tổ chức hoạt động của học sinh theo các phương pháp

dạy học tích cực trong giảng dạy môn tin học 11

5.3.1 Bài 7: Thủ tục chuẩn vào/ ra đơn giản

- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 11 – THPT

- Dự kiến thời gian: 1 tiết

I TỔ CHỨC DẠY HỌC

1 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

a Về Kiến thức: Biết các lệnh vào ra đơn giản để nhập thông tin từ bàn phím và

đưa thông tin ra màn hình

b Về Kỹ năng: Viết một số lệnh vào ra đơn giản.

Trang 20

c Về Thái độ: Thấy được sự cần thiết của các thủ tục vào ra, sáng tạo trong vận dụng

vào các bài toán đơn giản

2 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a Chuẩn bị của giáo viên

- Dự kiến các biện pháp tổ chức hoạt động dạy học:

+ Thực hiện dạy học theo hoạt động học

+ Phương pháp: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, khăn trải bàn, thuyết trình, phát vấn, hoạt động cá nhân, cặp đôi, nhóm, cả lớp

- Phương tiện: Máy chiếu, máy tính cài đặt môi trường lập trình để minh họa, bút dạ

- Tài liệu: SGK, sách giáo viên, giáo án Word, giáo án Power Point, phiếu học tập, giấy Ao

b Chuẩn bị của học sinh

- Ôn tập lại các Kiến thức cơ bản đã học trong chương I và II

- Học sinh chuẩn bị SGK, Vở ghi, chuẩn bị bài trước ở nhà

II THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

- Sử dụng thủ tục nhập dữ liệu và đưa dữ liệu ramàn hình để giải quyết tình huống đã nêu tronghoạt động 1

- Đàm thoại

- Cá nhân

- Hoạt động nhóm

- Hoạt độngnhóm

III HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A – HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Trang 21

Hoạt động 1: Khởi động

1) Mục tiêu: Tạo động cơ để HS có nhu cầu tìm hiểu các thủ tục chuẩn vào/ra

2) Phương pháp/ kĩ thuật: Đàm thoại, vấn đáp, nhóm nhỏ.

3) Hình thức tổ chức: Cặp đôi, cá nhân.

4) Phương tiện dạy học: SGK, máy tính, máy chiếu

5) Sản phẩm: HS có nhu cầu tìm hiểu các thủ tục chuẩn vào/ra.

Nội dung hoạt động

GV: Kết hợp giữa kiểm tra bài cũ và đưa tình huống có vấn đề:

Hoàn thành đoạn chương trình sau:

Tính diện tích hình chữ nhật với cạnh a=5; b=10.

Program dtich;

Uses crt;

Var a,b,…………: Integer;

Begin a:=…;

Trang 22

Hoạt động 2: Tìm hiểu thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím và thủ tục đưa dữ liệu ra

màn hình

1) Mục tiêu: Học sinh biết cách sử dụng thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím và thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình.

2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, hoạt động nhóm và sử

dụng kĩ thuật khăn trải bàn

3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, nhóm.

4) Phương tiện dạy học: SGK, Máy chiếu, máy tính.

5) Sản phẩm: Học sinh biết 2 thủ tụcthủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím và thủ tục

đưa dữ liệu ra màn hình.

* Thủ tục nhập dữ liệu vào từ bàn phím

- Trong pascal ta dùng thủ tục chuẩn sau:

Read(danh sách biến vào);

hoặc

Readln(danh sách biến vào);

- Trong đó: Danh sách biến: là 1 hay nhiều biến đơn, các biến được phân cáchnhau bởi dấu phảy

- Ví dụ: Lệnh nhập giá trị vào 3 biến A, B, C

Lệnhnhập:Readln(A,B,C);

* Thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình

Trong pascal cung cấp thủ tục chuẩn:

write(<Danh sách kết quả ra>);

Hoặc

writeln(<Danh sách kết quả ra>);

Trong đó :

Danh sách kết quả ra:có thể tên biến đơn, biểu thức, hằng (các hằng xâu được

dùng để tách các kết quả ra hoặc đưa ra lời chú thích) Các thành phần trong kếtquả ra được phân cách nhau bởi dấu phảy

Chú ý: Khi cần nhập giá trị cho biến ta thường sử dụng cặp lệnh Write và readln.

Ví dụ: Viết lệnh nhật giá trị cho biến N

Trang 23

 write(‘Nhap so N:’); Readln(N);

Nội dung hoạt động

- Gv phát phiếu hoc tập và yêu cầu các nhóm nghiên cứu tài liệu để hoàn thiện các

yêu cầu trong phiếu (chia lớp thành 4 nhóm)

Nhóm 1, 3: Tìm hiểu thủ tục nhập dữ liệu vào từ bàn phím

Nhóm 2, 4: Tìm hiểu thủ tục nhập dữ liệu vào từ bàn phím

- Hs nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập 1 từ đó các em hiểu

được cấu trúc và hoạt động của lệnh vào / ra.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

GV: Yêu cầu học sinh sử dụng thủ tục nhập dữ

liệu từ phím và các kiến thức đã học hoàn

thiện chương trình sau:

Nhóm 1: Báo cáo các nhóm khácnhận xét

HS: Lắng nghe và hoàn thành vàophiếu học tập của nhóm

Trang 24

GV: Gọi đại diện nhóm 2 báo cáo kết quả

GV: tổng kết lại kiến thức (ghi cụ thể nội dung

lên Slide)

GV: Yêu cầu học sinh sử dụng thủ tục nhập

dữ liệu từ phím và các kiến thức đã học hoàn

thiện chương trình sau:

HS: Lắng nghe và hoàn thành vàophiếu học tập của nhóm

HS: Trả lời

Trang 25

GV: Chiếu 1 chương trình minh họa

liệu và thủ tục đưa dữ liệu ra màn hình:

Hỏi: Khi nhập giá trị cho nhiều biến, ta phải

thực hiện như thế nào?

Hỏi: Lệnh Read và Readln khác nhau như thế

HS: Lắng nghe và hoàn thành vàophiếu học tập của nhóm

C – TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG

Hoạt động 3: Rèn kĩ năng sử dụng thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím và thủ tục đưa

dữ liệu ra màn hình.

1) Mục tiêu: Học sinh sử dụng được thủ tục nhập dữ liệu từ bàn phím và thủ tục

đưa dữ liệu ra màn hình trong bài toán cụ thể

2) Phương pháp/kĩ thuật dạy học: Đàm thoại, vấn đáp, hoạt động nhóm.

Ngày đăng: 07/05/2021, 19:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w