1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

242 27 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 242
Dung lượng 3,05 MB

Nội dung

Đây là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh QTKD nói riêng bởi những lợi ích mà hoạt động thực tập tố

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỐC LUYẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội - 2021

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỐC LUYẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐỖ THỊ LỆ HẰNG PGS.TS NGUYỄN KHẮC HÙNG

Hà Nội - 2021

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận án là trung thực theo thực tế nghiên cứu Các kết quả của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021

Tác giả luận án

Phạm Quốc Luyến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bằng tình cảm chân thành và sự trân trọng, biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm

ơn cô TS Đỗ Thị Lệ Hằng, thầy PGS.TS Nguyễn Khắc Hùng đã luôn tận tình hướng

dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án này

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS Vũ Dũng, cô PGS.TS Nguyễn Thị Mai Lan, cô PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền và cô PGS.TS Bùi Minh Hiền đã nhiệt tình, tận tâm tư vấn, đưa ra những định hướng nghiên cứu quý giá, giúp cho luận án được hoàn thiện, chỉn chu hơn

Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Học viện Khoa học Xã hội và tập thể các thầy

cô giáo trong Khoa Tâm lý - Giáo dục, các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy, các thầy cô làm công tác hỗ trợ đào tạo trong suốt khoá học đã giúp đỡ tôi học tập và nghiên cứu, cùng với các bạn đồng môn đã luôn đồng hành, quan tâm, giúp đỡ cho tôi trong suốt khoá học

Xin trân trọng cảm ơn người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện công trình nghiên cứu

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021

Tác giả luận án

Phạm Quốc Luyến

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 12

1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 121.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu

ra 20

1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề 28

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 32

2.1 Chuẩn đầu ra thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh 322.2 Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 412.3 Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 552.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 68

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT

NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ

HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 73

3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên 733.2 Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 823.3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 993.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 1123.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 115

Chương 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 123

4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 1234.2 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh 1244.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 1484.4 Thử nghiệm giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đề xuất 153

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 168 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ - 1 - TÀI LIỆU THAM KHẢO - 2 - PHỤ LỤC - 11 -

Trang 6

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1 Khung năng lực nghề nghiệp tiêu biểu ngành Quản trị kinh doanh 38

Bảng 3-1 Hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo 77

Bảng 3-2 Tổng số khách thể tham gia trả lời khảo sát 79

Bảng 3-3 Nhận thức về vai trò của hoạt động thực tập tốt nghiệp 82

Bảng 3-4 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 83

Bảng 3-5 Mức độ đạt được mục tiêu thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 86

Bảng 3-6 Mức độ thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp của SV theo tiếp cận chuẩn đầu ra 89

Bảng 3-7 Mức độ thực hiện các bước trong quy trình tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 91

Bảng 3-8 Mức độ hợp lý của các hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp 92

Bảng 3-9 Lựa chọn số lượng sinh viên trong mỗi nhóm thực tập tốt nghiệp 94

Bảng 3-10 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 96

Bảng 3-11 Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của các yếu tố hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 97

Bảng 3-12 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học giữa các nhóm khách thể khảo sát 98

Bảng 3-13 Mức độ thực hiện vai trò được phân công trong phân cấp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra 99

Bảng 3-14 Mức độ thực hiện chức năng lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 103

Bảng 3-15 Mức độ thực hiện các hoạt động tổ chức thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 105

Bảng 3-16 Mức độ thực hiện công việc lãnh đạo, chỉ đạo thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 108

Bảng 3-17 Mức độ thực hiện các công việc kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 110

Trang 7

Bảng 3-18 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV

ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 113

Bảng 3-19 Mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp so với yêu cầu đào tạo SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 115

Bảng 3-20 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động TTTN giữa các nhóm khách thể từ CSĐT và từ CSTT 116

Bảng 4-1 Quy trình thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 135

Bảng 4-2 Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đề xuất 150

Bảng 4-3 Tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất 151

Bảng 4-4 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 152

Bảng 4-5 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kỹ năng của nhóm thử nghiệm 159

Bảng 4-6 Kết quả khảo sát trình độ về kỹ năng của nhóm thử nghiệm sau thực tập tốt nghiệp 160

Bảng 4-7 Kết quả kiểm định sự khác biệt về năng lực của sinh viên trước và sau khi thử nghiệm giải pháp quản lý 161

Bảng 4-8 Sự tiến bộ của các kỹ năng sau quá trình thực tập tốt nghiệp với giải pháp thử nghiệm 162

Bảng 4-9 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN theo giải pháp đề xuất 164

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1 Mô hình học tập trải nghiệm của D.A Kolb (1984) 25Hình 2-1 Các thành phần chuẩn đầu ra trong mối tương quan với 4 trụ cột học tập đại học của UNESCO [16] 35Hình 2-2 Các bước cơ bản xây dựng chuẩn đầu ra [9] 36Hình 2-3 Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra và các thành tố của quá trình đào tạo [16] 37Hình 2-4 Mối quan hệ giữa Chuẩn đầu ra và Hoạt động thực tập tốt nghiệp 45

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến thức cho sinh viên (SV), thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo Luật Giáo dục 2019 đã xác định rõ nguyên lý giáo dục là “học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” [46] Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 cũng xác định mục tiêu của giáo dục đại học là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức;

có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và phát triển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sức khỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trường làm việc; có ý thức phục vụ Nhân dân” [45] Đây là kim chỉ nam, có tác dụng định hướng cho hoạt động giáo dục đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học Trong quá trình đào tạo, nhà trường phải thực hiện tốt nguyên lý này nhằm ngày càng nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, giúp cho người học làm quen và rèn luyện với môi trường công việc thực tế sau này

Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống kiến thức lý thuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo (CSĐT) trước khi tốt nghiệp Đây

là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) nói riêng bởi những lợi ích mà hoạt động thực tập tốt nghiệp mang lại: hiện thực hoá nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn trong quá trình đào tạo sinh viên; góp phần quan trọng trong việc hệ thống hoá kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng cao nhận thức, lòng yêu nghề cho SV; đồng thời giúp các CSĐT tự kiểm tra, đánh giá chất lượng đào tạo của mình theo yêu cầu phát triển của xã hội Đây cũng là cơ hội giúp

SV rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường làm việc cho bản thân [23], chuẩn

bị và đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp cơ bản của ngành đào tạo Hoạt động

Trang 11

thực tập tốt nghiệp trong các chương trình đào tạo cử nhân QTKD ở nước ta hiện nay cũng không nằm ngoài mong muốn đó Trong nhiều trường hợp, thực tập tốt nghiệp

là cơ hội để sinh viên lựa chọn, tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp sau khi tốt nghiệp

Để hoạt động thực tập của sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thì cần có sự quản

lý hoạt động này từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòng ban của nhà trường Hoạt động quản lý này có tác dụng định hướng nội dung hoạt động thực tập của sinh viên theo các mục tiêu thực tập, hướng dẫn, phối hợp mọi sự nỗ lực của giảng viên, sinh viên và các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập vào các mục tiêu đó

Tiếp cận phát triển chương trình và quản lý các hoạt động đào tạo theo chuẩn

là xu hướng quản lý giáo dục hiện đại trên thế giới và đã được biết đến ở Việt Nam nhiều năm trở lại đây Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng, đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa Chuẩn hóa giáo dục đào tạo là quá trình tác động làm cho các yếu tố trong GDĐT đạt được chuẩn cần thiết Theo hướng chuẩn hóa, hoạt động thực tập tốt nghiệp cần được quản lý theo định hướng chuẩn đầu ra (Learning Outcomes) Chuẩn đầu ra của một ngành đào tạo thể hiện sự cam kết trách nhiệm của nhà trường đối với người học và xã hội Việc công bố chuẩn đầu ra là cơ sở giúp người học biết được các kiến thức chuyên môn được trang bị, chuẩn năng lực nghề nghiệp, kỹ năng thực hành và khả năng giải quyết vấn đề sau một khoá đào tạo, đồng thời cũng là cơ sở cho việc xây dựng chương trình

và tổ chức đào tạo của một nhà trường Hiện nay, các trường đại học đều đã công bố chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt động đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra Tuy nhiên, việc quản lý quá trình đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn đầu ra đó ở các trường đại học (trong đó có ngành QTKD) đã thực sự được thực hiện đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn như thế nào thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành QTKD đã trở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại học đào tạo Tới thời điểm năm 2018, đã có 155 trường trong tổng số 235 trường đại học trên cả nước đào tạo ngành này [55] Số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm trên cả nước ước tính trên 5.000 người [23] Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp Tình trạng thiếu

Trang 12

hụt nhân lực trình độ cao, có kỹ năng quản trị, nhất là các vị trí chủ chốt trong công

ty diễn ra ngày càng trầm trọng Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, phần lớn sinh viên ra trường còn yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế Bình quân doanh nghiệp phải mất trung bình 3 - 6 tháng để đào tạo lại các sinh viên tốt nghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu công việc Cá biệt, có công ty cho rằng phải mất tới 2 năm để đào tạo lại [23] Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD nhằm đảm bảo chuẩn năng lực tối thiểu mà

SV ra trường cần đạt được để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội Để thực hiện được yêu cầu đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản

lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành QTKD Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo hướng tiếp cận chuẩn đầu ra được thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) nói riêng Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm văn hoá và kinh tế lớn nhất cả nước, nơi tập trung tới 32 cơ sở đào tạo cử nhân QTKD với số lượng SV tốt nghiệp mỗi năm khoảng 2000 người [72], mà chưa có công trình nghiên cứu nào về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD thì là một điều đáng tiếc

Xuất phát từ những phân tích và lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực

tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và

xã hội

Trang 13

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này

- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, khảo nghiệm các giải pháp này và thử nghiệm một giải pháp tại một số CSĐT nhằm làm rõ tính khả thi và hiệu quả của giải pháp đề xuất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp trình độ đại học ngành QTKD hệ chính quy, không nghiên cứu đối với các hệ đào tạo khác, ở một số cơ sở đào tạo đại học tại thành phố Hồ Chí Minh: trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, trường Đại học Tài chính –

Trang 14

Đại học Mở TP.HCM và trường Đại học Văn Hiến; Nghiên cứu hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD hệ chính quy tại các loại hình doanh nghiệp

có quy mô hoạt động khác nhau tại TP.HCM và các tỉnh lân cận

3.2.3 Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án

Tổng số khách thể khảo sát thực tiễn của luận án gồm có: 722 người Trong

đó, cán bộ quản lý giáo dục: 50 người; giảng viên: 110 người; cán bộ quản lý và cán

bộ hướng dẫn sinh viên tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162 người; sinh viên và cựu sinh viên: 400 người

3.2.4 Giới hạn về chủ thể quản lý

Có nhiều chủ thể tham gia quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các phòng, ban, khoa, ban, bộ môn và các đoàn thể, đơn vị chức năng trong hệ thống các trường đại học, ban lãnh đạo các cơ sở thực tập Tuy nhiên, trong nghiên cứu này xác định chủ thể chính là Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo khoa đào tạo/Bộ môn chuyên ngành QTKD của các CSĐT và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp

3.2.5 Giới hạn về phạm vi thời gian

Dữ liệu đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ năm 2015 đến năm 2019, khảo sát và thử nghiệm giải pháp đề xuất trong năm 2019

3.2.6 Tổ chức thử nghiệm

Việc tiến hành tổ chức thử nghiệm giải pháp được thực hiện tại Khoa QTKD trường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên các cách tiếp cận nghiên cứu sau:

4.1.1 Tiếp cận chuẩn đầu ra

Tiếp cận chuẩn đầu ra yêu cầu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD phải dựa trên

Trang 15

khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà cả SV

và xã hội đều cần [19] Từ đó, những câu hỏi theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần phải giải quyết bao gồm: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà một SV ngành QTKD khi thực tập tốt nghiệp sẽ thể hiện? Họ sẽ có khả năng thể hiện như thế nào? Kế hoạch thực tập tốt nghiệp đã chuẩn bị những gì cho SV về các kỹ năng nghề nghiệp, nghiên cứu chuyên nghiệp và học tập suốt đời? Cơ sở đào tạo sẽ tổ chức, chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp, sử dụng những đánh giá nào để chứng thực sự phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV trong quá trình thực tập tốt nghiệp? Đây là hướng tiếp cận nghiên cứu chính của luận án để xác định nội dung thực tập tốt nghiệp, nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD

4.1.2 Tiếp cận chức năng quản lý

Mục tiêu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra được hiện thực hóa thông qua các chức năng quản lý như lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra Sử dụng tiếp cận này giúp nhà quản lý thực hiện quy trình quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chức năng quản lý, đảm bảo tính khoa học và hiệu quả Khi thực hiện luận án, tác giả kết hợp vận dụng tiếp cận này để xác định khung lý thuyết, khảo sát thực trạng quản lý và đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra

4.1.4 Tiếp cận hệ thống

Theo quan điểm hệ thống thì tất cả các tổ chức đều là hệ thống và là bộ phận của hệ thống lớn hơn, có sự tác động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùy vào mối quan hệ giữa chúng Mỗi tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong một môi trường

Trang 16

tốt nghiệp của SV nói chung và SV ngành QTKD nói riêng là một hệ thống, bao gồm các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố của nó; đồng thời đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong trường đại học, đảm bảo tính chỉnh thể, toàn vẹn của hoạt động tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thể của hệ thống

4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây được phối hợp sử dụng trong quá trình nghiên cứu:

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu

Mục đích nghiên cứu nhằm tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt

Nam về vấn đề liên quan đến hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Hệ thống hóa một số lý luận cơ bản liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án; Xây dựng khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý đào tạo

và quản lý hoạt động TTTN; Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam về TTTN và quản lý hoạt động TTTN; Xác định các khái niệm công cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xác định các yếu tố cần nghiên cứu, hình thành công cụ nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan

tới đề tài luận án; Phân tích đánh giá tổng quan các tài liệu Qua đó, xác định cách tiếp cận nghiên cứu cho luận án, hình thành các khái niệm công cụ của luận án, xây dựng nội dung lý luận về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xác định các chỉ báo trong bộ công cụ nghiên cứu của luận án

Trang 17

4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Được sử dụng để thu thập ý kiến của các khách thể khảo sát về thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận CĐR; và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của các giải pháp đề xuất Nội dung và phương pháp được trình bày cụ thể tại chương 3 của luận án

4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thực trạng TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra thông qua trao đổi trực tiếp với các khách thể khảo sát

4.2.4 Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả của các giải pháp quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu

ra đã đề xuất

4.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng các công cụ thống kê toán học để xử lý số liệu thu được về mặt định lượng, so sánh và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án

4.3 Câu hỏi nghiên cứu

Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luận của quản

lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra là gì?

2 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra hiện nay ra sao?

Trang 18

3 Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra?

4 Những giải pháp quản lý nào cần được thực hiện để nâng cao chất lượng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại

Tp Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra?

4.4 Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng trong đào tạo bậc đại học ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra Trong thời gian qua, việc quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp tại các trường đại học tại TP.HCM đã thu được những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập Sử dụng tiếp cận chuẩn đầu ra vào quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là đảm bảo tính khoa học trong đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh Nghiên cứu đề xuất và áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn thì có thể nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD tại các trường đại học ở TP.HCM

5 Đóng góp mới của luận án

5.1 Về mặt lý luận

Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học Trong đó, xây dựng được hệ thống các khái niệm công cụ và các vấn đề lý luận về hoạt động TTTN của sinh viên QTKD, quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này Từ cách tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã cụ thể hoá những nội dung quản lý như xây dựng kế hoạch; tổ chức hoạt động; lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên

5.2 Về mặt thực tiễn

Luận án cũng đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động TTTN và quản

lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra; đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này Trên

Trang 19

cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất được 5 giải pháp quản

lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đại học có thể định hướng cải tiến, vận dụng vào quá trình quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thực tập tốt nghiệp nói riêng, chất lượng đào tạo ngành QTKD nói chung, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực QTKD chất lượng cao cho khu vực

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra, là cơ sở khoa học để có thể tiến hành các nghiên cứu tiếp theo trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý hoạt động thực hành, thực tập của SV khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh trong thời gian tới

6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà lãnh đạo các cơ sở đào tạo đại học vận dụng vào công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về quản lý đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp ở các trường đại học, học viện

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án được bố cục thành 04 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Chương 3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Chương 4 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên

Trang 21

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

Trong chương 1, để nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh, tác giả đã tập trung tìm hiểu nhiều công trình nghiên cứu đã được thực hiện ở trong và ngoài nước về lĩnh vực quản lý thực tập tốt nghiệp ở bậc đại học, đặc biệt quản lý theo tiếp cận chuẩn đầu ra Qua nghiên cứu các công trình, tác giả rút ra một số hướng nghiên cứu chủ yếu mà các công trình đã đề cập làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tổng quan về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động thực tập tốt nghiệp trong những năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: mục tiêu, nội dung và hình thức thực tập tốt nghiệp

1.1.1 Nghiên cứu về mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh

viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên trong chương trình giáo dục đại học Các nghiên cứu của Wragg và Stenhouse (1997) chỉ ra yêu cầu chương trình giảng dạy phải đề cao tính thực tế, thực hành và khả năng vận dụng những ảnh hưởng đó vào thực tập và thực hành nghề nghiệp của sinh viên [135], lấy phương pháp tiếp cận quá trình lý thuyết và thực hành làm cơ sở để xây dựng chương trình giáo dục: “tối thiểu một chương trình giảng dạy nên cung cấp một cơ sở (đơn vị thực tế để thực tập) cho việc lập kế hoạch một khóa học, nghiên cứu thực nghiệm và xem xét các căn cứ của một chương trình giáo dục” [127, tr 25] Các tác giả Burns, Beauchesnes,

Trang 22

ngữ sử dụng trong các trường đào tạo y dược để chỉ hoạt động đào tạo thông qua thực hành, thực tập nghề nghiệp), đã đưa ra các mục tiêu của dạy học lâm sàng bao gồm:

+ Tăng cường kiến thức và kỹ năng cho sinh viên

+ Nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện công việc

+ Thúc đẩy hoạt động lâm sàng một cách độc lập

+ Tập cho sinh viên biết cách tối ưu hóa sức khỏe cho bệnh nhân

+ Trở thành một bác sỹ có năng lực, nhân ái, độc lập và biết hợp tác [87] Đối với sinh viên các ngành kinh doanh, nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp là nhằm mang lại cho sinh viên các lợi ích cụ thể như:

+ Thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành ([119], [120]) và giữa giáo dục trong lớp học và đời sống nghề nghiệp thực tế [118];

+ Cung cấp trải nghiệm học tập có giá trị hơn ([108], [112], [131], [132]);

+ Nâng cao ý nghĩa của chương trình học thuật [126];

+ Tạo ra cảm giác về hiệu quả cá nhân và xã hội [85]

+ Chuẩn bị tốt hơn, mang lại lợi thế cạnh tranh cho sinh viên để tham gia vào thị trường việc làm ([92], [101], [104], [107])

Sinh viên có kinh nghiệm thực tập cũng có thể đạt được lợi thế nghề nghiệp dưới dạng nhiều lời mời làm việc hơn [122], ít thời gian hơn để có được công việc phù hợp sau khi tốt nghiệp và tăng lương thưởng [103] Thực tập sinh tin rằng các chương trình này kết tinh lợi ích và khả năng công việc của họ; tạo điều kiện cho ý thức phát triển nghề nghiệp và trách nhiệm cao hơn ([98], [109], [134]); tăng cường phát triển chuyên môn với việc cung cấp các liên hệ kinh doanh, kiến thức tốt hơn

về thị trường việc làm [104] và cải thiện sự hài lòng trong công việc [81]; và hỗ trợ phát triển các kỳ vọng nghề nghiệp thực tế hơn nói chung [103] Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cũng nhằm hoàn thiện các kỹ năng cá nhân, chẳng hạn như cải thiện sự tự tin, quản lý thời gian và giao tiếp bằng lời nói [96], các kỹ năng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ([82], [94], [121])

Trang 23

Ngoài mục tiêu mang lại lợi ích cho sinh viên, các nghiên cứu trên thế giới cũng cho thấy thực tập tốt nghiệp còn hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho cả người sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo ([80], [84], [97], [100]) Để tối đa hóa hiệu quả và lợi ích của các chương trình thực hành, thực tập, Amant (2003) cho rằng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ cả ba bên từ trước khi hoạt động thực hành, thực tập diễn ra để đảm bảo người tham gia đồng ý về mục tiêu học tập và kết quả mong muốn [80]

Tại Việt Nam, dựa trên các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, các cơ sở đào tạo đại học đã thiết lập mục tiêu thực tập nghề nghiệp của sinh viên khác nhau Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mục tiêu thực tập cụ thể ở nhiều trường đại học thường được trình bày theo cấu trúc riêng nhưng đều nhằm giúp sinh viên tìm hiểu thực tế công việc chuyên môn; giúp trang bị cho người học các kỹ năng về quản lý, kỹ năng nghề nghiệp; bồi dưỡng nâng cao tình cảm, đạo đức nghề nghiệp; và tạo điều kiện cho sinh viên vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế, làm việc thực tế để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ([10], [16], [47]) Khi đánh giá về mục tiêu của thực tập trong các trường sư phạm, nghiên cứu của Mỵ Giang Sơn (2014) cho rằng, mục tiêu của thực tập chưa được thiết lập khoa học, thiếu cập nhật [47] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) cho rằng mục tiêu của mục tiêu của thực hành, thực tập trong ngành quản lý giáo dục là nhằm tìm hiểu môi trường thực tế, tiếp cận, làm quen, tập làm các công việc liên quan đến chuyên môn đang học, củng cố lý thuyết chuyên môn đã được học cũng như kiến thức thực tế; rèn luyện hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề đã được trang bị; hình thành thái độ, phẩm chất năng lực nghề nghiệp đảm bảo đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ đã được xác định trong khung năng lực nghề nghiệp và các chuẩn đầu ra liên quan (chuẩn đầu ra chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra môn học) [16] Nghiên cứu của Lê Thị Hà Giang (2018) đã hệ thống hoá các mục tiêu của thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non bao gồm: quán triệt nguyên lý giáo dục “học đi đôi với hành”, gắn lý thuyết với thực hành nhằm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nghề nghiệp; Giúp sinh viên nắm và vận dụng được các kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghề nghiệp; Giúp sinh viên nắm vững được hoạt động giáo dục và những yêu cầu đặt ra đối với người giáo viên; Bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho sinh viên; và giúp các chủ thể quản lý đào tạo giáo viên có

Trang 24

Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ ra sự cần thiết cũng như những mục tiêu thực tập tốt nghiệp cụ thể Các mục tiêu thực tập tốt nghiệp được đưa ra tương đối thống nhất, hầu hết đều nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho sinh viên và các bên liên quan Tuy nhiên, các mục tiêu cụ thể được đưa ra chưa theo một quy chuẩn chung, có khi quá hẹp hoặc quá rộng mà trong phạm vi thực tập tốt nghiệp khó đáp ứng nổi Các mục tiêu thực tập tốt nghiệp đối với ngành quản trị kinh doanh chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, chưa nhắm tới mục tiêu đạt được các chuẩn đào tạo, khung năng lực nghề nghiệp đã công bố

1.1.2 Nghiên cứu về nội dung và thời lượng thực tập tốt nghiệp theo tiếp

cận chuẩn đầu ra

Các nghiên cứu, quan điểm về các nội dung cần đưa vào hoạt động thực tập nghề nghiệp cho sinh viên theo hướng tiếp cận khung năng lực và chuẩn đầu ra được khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước phản ánh Tại Liên Xô và các nước Đông Âu trước đây, nghiên cứu về hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên sớm được quan tâm (Gutsev, Ivanôv, Socôlôv, Kuzmina, Abdoullina ), theo thời gian được nghiên cứu chuyên sâu và trở thành hệ thống lý luận, kinh nghiệm vững chắc ở Đông Âu, Cộng hòa dân chủ Đức (Iacovalev, Babansky ), Ba Lan (Januskiewiez, Denhec, ) [54] Các nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọng của hoạt động thực hành, thực tập, tuy nhiên đó chỉ là những ý kiến ban đầu, những đề xuất sơ bộ và một số thử nghiệm trong thực tiễn như Adboullina (1976) đã nhận xét:

“cho tới nay, thiếu hẳn một cơ sở khoa học của nội dung thực hành - thực tập, thiếu hẳn những tiêu chuẩn đánh giá thống nhất Điều đó dẫn đến chỗ một số người làm công tác chỉ đạo thực hành đã xác định một cách chủ quan về nội dung và phương pháp tổ chức thực hành - thực tập ” Tại các nước phương Tây, các nội dung thực tập dành cho khối ngành quản trị kinh doanh thường dựa trên mô hình năng lực được

mô tả trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Năm 1982, Boyatzis và các cộng

sự đã đưa ra Mô hình năng lực của nhà quản lý bao gồm năm nhóm năng lực: 1) Quản lý mục tiêu và hành động; 2) Lãnh đạo; 3) Quản lý nguồn nhân lực; 4) Chỉ đạo hoạt động của cấp dưới; và 5) Quan tâm đến những người xung quanh [87] Năm

1987, các chuyên gia quản lý giáo dục dựa trên 250 tiêu chí về năng lực được đề xuất

để xác định năng lực cần có của nhân sự quản lý Kết quả có được khung năng lực

Trang 25

như sau: 1) Người điều khiển (Xác định tầm nhìn, lập kế hoạch và đạt mục tiêu; Thiết

kế và tổ chức thực hiện; Ủy quyền có hiệu quả), 2) Người thực hiện (Làm việc có

năng suất; củng cố môi trường làm việc tốt; quản lý được thời gian và sự căng thẳng

(stress); 3) Người theo dõi (Theo dõi sự thực hiện của cá nhân; quản lý được sự thực hiện của tập thể; quản lý được sự thực hiện của tổ chức), 4) Người thúc đẩy (Xây

dựng các đội làm việc; Sử dụng cách ra quyết định tập thể; quản lý xung đột), 5)

Người đổi mới (Tư duy sáng tạo; Sống với sự thay đổi; Tạo ra sự thay đổi), và 6) Người môi giới (Xây dựng và củng cố một nền tảng quyền lực; Thương thảo, thỏa

thuận và cam kết; Trình bày các ý tưởng) [37] Năm 2010, Favia đã phát triển mô hình năng lực cho các nhà quản trị bán hàng trong thị trường khách hàng doanh nghiệp Kết quả cho thấy mô hình năng lực ban đầu cho các nhà quản trị bán hàng bao gồm 32 năng lực được gom vào thành sáu nhóm năng lực bao gồm: Xây dựng mối quan hệ, Lập kế hoạch, Giám sát, Chỉ đạo, Đánh giá và Khen thưởng [103] Đến năm 2013, Herbison đã sử dụng mô hình năng lực của Favia để tạo ra một danh sách những năng lực có khả năng học hỏi và hiệu quả nhất đối với các giám sát bán hàng

trong ngành dịch vụ tài chính Các năng lực điển hình như sau: Đạt được kết quả, Thúc đẩy văn hóa, Chăm sóc và quan tâm, Nhất quán, Chuyên tâm, và Quản lý mối quan hệ Các năng lực cốt lõi bao gồm: Huấn luyện, Truyền thông, Đào tạo và phát triển, Chịu trách nhiệm, và Xây dựng mối quan hệ Các năng lực về Hành vi, kiến

thức và kỹ năng được phân thành ba cấp độ năng lực: năng lực mẫu mực, năng lực cốt lõi, và năng lực tài nguyên không hiệu quả (năng lực chỉ được thể hiện bởi các nhà quản lý bậc trung) [114]

Boyatzis và các cộng sự khi nghiên cứu các chương trình đào tạo nguồn nhân lực quản lý đã chỉ ra 4 hạn chế của các chương trình đào tạo, nội dung thực hành, thực tập cho sinh viên: (1) Quá nặng về phân tích, không định hướng thực tiễn và hành động; (2) Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữa các cá nhân; (3) Thiển cận, hạn hẹp, không có tiếp cận toàn diện tổng thể trong những giá trị và tư duy của nó; (4) Không giúp người học làm việc tốt trong các nhóm và đội làm việc [86] Trên cơ sở đó, nhiều trường đại học trên thế giới (Mỹ, Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales ) đã xây dựng chương trình đào tạo nhân lực quản lý và quản lý đào tạo theo hướng “tiếp cận dựa trên mô hình năng lực” hay “tiếp cận năng lực”,

Trang 26

tạo, khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và những tiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả [114] Mô hình năng lực đã được phát

triển rộng khắp trên thế giới với Hệ thống chất lượng quốc gia về đào tạo nghề (National Vocational Qualifications - NVQs) ở Anh và xứ Wales, Khung chất lượng quốc gia của New Zealand (New Zealend’s National Qualifications Framework), Các tiêu chuẩn năng lực đào tạo được tán thành bởi Hội đồng đào tạo quốc gia Australia (National Training Board - NTB), và Hội đồng thư ký về Những kĩ năng cần thiết phải đạt được (SCANS) và Những tiêu chuẩn kĩ năng quốc gia (the National

Skills Standards) ở Mỹ

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào thực hiện về nội dung thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra Ở các ngành khác (an ninh nhân dân, công nghệ thông tin và đặc biệt là giáo dục và quản

lý giáo dục…), các nội dung thực tập nghề nghiệp được mô tả trực tiếp, không dựa trên mô hình như ở nước ngoài Cụ thể, một số trường đào tạo khối ngành sư phạm xác định nội dung thực hành - thực tập cho SV năm thứ 3 và thứ 4 gồm 02 hoạt động chính: 1) thực hành - thực tập chuyên ngành; 2) thực hành - thực tập giảng dạy [16]; Trong khi đó, nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh & Cs (2014) xác định rằng hoạt động thực hành, thực tập chuyên ngành quản lý giáo dục bao gồm 03 nội dung: 1) Trải nghiệm thực tế về công việc trong tương lai; 2) Tìm hiểu hoạt động tác nghiệp của một chuyên viên/trợ lý quản lý giáo dục; 3) Thực hành tác nghiệp ở 1 vị trí công tác mà SV lựa chọn [12] Đối với thực tập sư phạm theo định hướng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, tác giả Mỵ Giang Sơn (2014) cho rằng có 02 nhóm nội dung chính là thực tập dạy học và thực tập giáo dục với 15 nội dung cụ thể [47] Một

số nghiên cứu khác về chuyên ngành quản lý giáo dục lại xác định 02 nội dung của thực hành, thực tập cho chuyên ngành này là: 1) Tìm hiểu thực tiễn nghề nghiệp; 2) Rèn luyện nghiệp vụ quản lý với tư cách là một chuyên viên/trợ lý quản lý giáo dục [24], [26], [64] Ở các nghiên cứu trên, các tác giả đã tiếp cận, phân chia nội dung thực hành - thực tập ở các góc độ khác nhau nên nội hàm của chúng có nét khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung vào xác định hai nội dung cơ bản của hoạt động thực hành - thực tập là tìm hiểu thực tiễn và thực hành các kỹ năng nghề của một chuyên viên quản lý; ít quan tâm đến hoạt động thực hành nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên hoặc nếu có thì còn chưa cân đối giữa nội dung rèn luyện nghiệp vụ quản lý với

Trang 27

nội dung nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) đề xuất nội dung của thực hành, thực tập đối với bậc đào tạo cử nhân ngành quản lý giáo dục nên bao gồm: vận dụng các kiến thức lý thuyết cơ bản về khoa học quản lý; Hình thành các kỹ năng nghề theo khung năng lực nghề nghiệp, chuẩn đầu ra; Bồi dưỡng thái độ nghề nghiệp và tác phong quản lý; và Giải quyết các tình huống trong thực tiễn quản lý [16] Tác giả Lê Thị Hà Giang (2018) cho rằng nội dung của thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non bao gồm: tìm hiểu thực tế môi trường làm việc; Thực tập các hoạt động hỗ trợ chuyên môn nghiệp

vụ nghề nghiệp; Thực tập các hoạt động chuyên môn giảng dạy; và Viết báo cáo thu hoạch [10]

Về thời lượng thực tập tốt nghiệp, các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã chỉ ra rằng thời gian cho thực tập tốt nghiệp không giống nhau giữa các quốc gia/các cơ sở đào tạo khác nhau Tại Hoa Kỳ, thời gian yêu cầu đối với thực tập tốt nghiệp từ 6 tuần ở bang Louisiana cho tới một học kỳ hoặc nhiều hơn ở bang Minnesota và Wisconsin Trung bình, thời gian dành cho thực tập tốt nghiệp tại các trường đại học ở Hoa Kỳ là từ 10 – 14 tuần, tương đương với một học kỳ [22], [29], [47] Ở Anh, sinh viên dành khoảng 24 tuần để thực tập Trong khi đó, ở Hàn Quốc, sinh viên được yêu cầu thực tập toàn thời gian từ 4 đến 6 tuần trước khi kết thúc chương trình học tập Ở Hồng Kông, sinh viên phải thực tập tốt nghiệp tối thiểu 8 đến 10 tuần Còn ở Úc, thời gian thực tập của sinh viên nằm trong khoảng từ 80 ngày đến 100 ngày, tuỳ theo cơ sở đào tạo [49] Tại Việt Nam, các nghiên cứu chỉ ra rằng, thời gian thực tập tốt nghiệp ở các trường thường kéo dài từ 10 đến 16 tuần ([6], [30], [75])

1.1.3 Nghiên cứu về hình thức thực tập của sinh viên

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các hình thức thực hành, thực tập của sinh viên Tại Đông Âu, theo Trần Anh Tuấn (1996), Arkhangensky đã phân loại các

hình thức thực hành ở trường đại học thành các dạng: Bài học thực hành (hay bài tập); Thực hành học tập; Thực hành sản xuất (thực tập nghề) (loại này bao gồm: thực tập làm quen (kiến tập), thực hành quy trình chuyên môn (thực hành hình thành kỹ năng, thao tác cơ bản) và thực hành cuối khóa (thực tập tốt nghiệp) cần được triển

Trang 28

khai cho sinh viên trong quá trình học nhằm đảm bảo khả năng thích ứng với thực tiễn nghề nghiệp sau tốt nghiệp [54]

Ở phương Tây và Hoa Kỳ, ảnh hưởng của đường lối thực dụng (hành dụng) dựa trên cơ sở các thành tựu Tâm lý học hành vi và Tâm lý học chức năng (Watson, Pojoux, Skinner ) để lại những dấu ấn, hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao nhận thức

và tổ chức huấn luyện các kỹ năng thực hành cho sinh viên Hệ thống đào tạo bậc đại học ở các nước phương Tây rất chú trọng đến hoạt động thực hành - thực tập của sinh viên, chú ý hình thành vững chắc các kỹ năng cơ bản của các hành động ngay trong khi sinh viên học từng phần lý thuyết [83], “thay vì học thuộc lòng một loạt khái niệm, phạm trù rồi chờ đến kỳ thực tập mới “vận dụng”, sinh viên được “tập” hình thành các thao tác cơ bản ngay trong quá trình học lý luận” [54, tr 20]; “giáo dục chính là bản thân cuộc sống” (Education is life itself) nên nhà trường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể áp đặt từ bên ngoài Giáo dục phải là quá trình của người học chứ không phải của người dạy [50]

Nghiên cứu của Johnson (2018) cho thấy, trên thế giới hiện nay, xu hướng thực tập quốc tế (International internship) và thực tập ảo (virtual internship) đã và đang trở thành lựa chọn thay thế phổ biến cho thực tập truyền thống được cung cấp trong nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo khối ngành kinh doanh [111] Theo Zhang (2012), xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra một thế giới cần năng lực liên văn hóa trong giao tiếp, kinh nghiệm làm việc và hiểu biết Thông qua việc tham gia thực tập quốc tế, sinh viên có thể đạt được những kỹ năng này cùng với cảm giác tự tin

và độc lập mà họ không thể có được trong một kỳ thực tập tại quê nhà [136]

Tuy nhiên, thực tập quốc tế có những ràng buộc cao về khả năng tài chính và vật chất đối với sinh viên, đây là điều kiện để xuất hiện hình thức thực tập tốt nghiệp

ảo Sự gia tăng trong học tập trực tuyến và tác động ngày càng tăng của những hạn chế này đã góp phần làm tăng sự phát triển của hình thức thực tập tốt nghiệp ảo trong giáo dục đại học (Ruggiero & Boehm, 2016) Thực tập ảo giúp trang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để làm việc từ xa và cộng tác trực tuyến trong môi trường quốc tế, những kỹ năng mà họ rất có thể sẽ cần nhiều hơn nữa trong cuộc sống chuyên nghiệp trong tương lai của họ [129] Thực tập ảo cũng cung cấp sự linh hoạt hơn trong lịch trình làm việc, nhưng thường khiến cảm giác bị cô lập khi làm việc trong

Trang 29

một dự án lớn với các mục tiêu được xác định rõ ràng Nhận biết những hạn chế này cho phép giáo viên hướng dẫn thiết lập các thỏa thuận với sinh viên thực tập để hình thành các phương tiện và cách thức giao tiếp nhất quán để hỗ trợ sự cộng tác trong suốt thời gian thực tập ảo [129] Ngoài ra, Vriens (2015) lưu ý rằng việc có sự tương tác với nhiều nhân viên của một công ty trong thời gian thực tập ảo giúp sinh viên phát triển các kỹ năng xã hội hóa và năng lực văn hóa Thực tập ảo mang lại giá trị cho giáo dục, và nhiều tổ chức bắt đầu nhận ra chúng là những hình thức học tập trải nghiệm quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng và năng lực của sinh viên [129]

Tại Việt Nam, nhiều tác giả đã đề cập đến hình thức thực hành - thực tập của sinh viên tại các CSĐT Trong các nghiên cứu của Đỗ Văn Hiếu (2017) và Nguyễn Thị Thu Hằng (2017), hình thức thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại các trường đại học ở Việt Nam thường được thực hiện theo hai hình thức:

+ Tập trung, có hoặc không có giảng viên hướng dẫn làm trưởng đoàn: đây là hình thức truyền thống, có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập để thực hiện các nội dung thực tập theo quy định của trường và ngành Theo hình thức này,

SV được tổ chức thành các đoàn thực tập về thực tập tại một cơ sở thực tập, tập trung trong một khoảng thời gian nhất định ([16], [20], [47])

+ Không tập trung: theo hình thức này, cơ sở đào tạo gửi thẳng sinh viên xuống cơ sở thực tập trong một thời gian dài với sự hướng dẫn của giảng viên hướng dẫn của cơ sở đào tạo và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập ([16], [20], [47])

Ngoài hai hình thức thực tập như đã nêu ở trên, một số trường đại học khối ngành kinh doanh còn áp dụng hình thức cho sinh viên nghiên cứu thị trường, hiện trường rồi viết báo cáo phân tích ([6], [48], [74])

1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp trong những năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: lập kế hoạch, lãnh đạo

và tổ chức thực hiện kế hoạch, và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp Trong một số công trình ở nước ngoài, khi đề cập đến vấn đề vị trí, vai trò của hoạt

Trang 30

đào tạo nguồn nhân lực QTKD, các tác giả chỉ mới đưa ra những yêu cầu về những năng lực cần phải có của người làm công tác QTKD, chưa xác định được phương thức quản lý Các nghiên cứu về quản lý thực tập tốt nghiệp tại Việt Nam chủ yếu được phân chia theo các nội dung chức năng của quản lý: hoạch định, lãnh đạo và tổ chức thực tập tốt nghiệp, và đánh giá kết quả thực hành, thực tập [16]

Ở trong nước, một số nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy việc xây dựng

và công bố chuẩn đầu ra dựa trên tiếp cận năng lực đang là xu thế được các cơ sở đào tạo quan tâm thực hiện nhằm mục đích tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu đơn vị tuyển dụng và xã hội ([13], [14], [19], [37]) Các nghiên cứu cho thấy đào tạo nghề theo hướng chuẩn đầu ra có vai trò hết sức quan trọng và là xu thế mà các cơ sở đào tạo nghề quan tâm thực hiện Chuẩn hóa, hiện đại hóa chính là con đường để nâng cao chất lượng giáo dục Quản lý dựa vào chuẩn đã được chứng minh là có hiệu quả thông qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Quản lý dựa vào chuẩn là quản

lý phát triển [13], [52] Quản lý hoạt động thực hành, thực tập theo định hướng của chuẩn đầu ra được một số tác giả đề cập, nhưng mới chỉ dừng lại ở định hướng, ý tưởng Nhiều tác giả đã vận dụng Chuẩn, dùng Chuẩn làm “hệ quy chiếu” để xác định các kỹ năng nghề tức là xác định nội dung mà sinh viên phải được học tập, hình thành, rèn luyện trong quá trình thực hành - thực tập ([12], [16], [26], [47], [64])

1.2.1 Nghiên cứu về công tác xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp

Các nghiên cứu trên thế giới về công tác xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp thường chú trọng đến vấn đề hiệu quả của chương trình thực tập Daniel Jackel (2011) cho rằng thiết kế một chương trình thực tập hiệu quả bao gồm nhiều yếu tố khác nhau Khi lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp, người lập kế hoạch phải phát triển các mục tiêu của chương trình thực tập [110] Theo Robert Kelly (1986), để đạt được các mục tiêu đề ra trong thiết kế chương trình thực tập, chương trình thực tập phải thích nghi với môi trường thực tập thực tế mà sinh viên tiếp cận Để đảm bảo hoạt động thực tập tốt nghiệp đạt kết quả cao, việc thiết kế chương trình thực tập phải cân nhắc

sự tham gia và trông đợi của các bên liên quan trong quá trình thực tập: sinh viên, giảng viên hướng dẫn, doanh nghiệp, nhà tài trợ, người điều phối và cơ sở đào tạo [123]

Trang 31

Jackel (2011) nhấn mạnh việc xem xét vai trò của giảng viên hướng dẫn và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập của sinh viên khi thiết kế một chương trình thực tập hiệu quả Ông cho rằng người lập kế hoạch cần đặt ra những câu hỏi sau khi xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp:

+ Sinh viên có cần giám sát và tư vấn thường xuyên trong quá trình thực tập tốt nghiệp?

+ Sinh viên sẽ phản ứng thế nào với sự khuyến khích và / hoặc phê bình của một người nào đó ngoài lĩnh vực học thuật?

+ Việc kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên sẽ được tiến hành như thế nào?

+ Liệu các nội dung thực tập hiện tại của sinh viên có phù hợp với các mô tả công việc của nhà tuyển dụng tiềm năng? [110]

Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) cho rằng, các cơ

sở đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục tại Việt Nam chưa làm tốt việc thiết lập mục tiêu thực hành thực tập khi lập kế hoạch Cụ thể, các cơ sở đào tạo trong khi xây dựng mục tiêu thực hành, thực tập cho SV thường không xác định mục tiêu chung cho kế hoạch tổng thể, chỉ tập trung thiết lập mục tiêu riêng lẻ cho từng học phần; từ

đó nội dung thực hành, thực tập chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu sự thống nhất, xuyên suốt cả quá trình, có những nội dung trùng lặp, thiếu sự cập nhật, dẫn đến việc hiệu quả thực hành, thực tập chưa cao [16] Tác giả Mỵ Giang Sơn (2014) cũng cho rằng công tác xây dựng nội dung thực tập khi lập kế hoạch thực tập sư phạm của nhiều trường cũng còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, toàn diện, còn việc xây dựng nội dung thực tập trong kế hoạch cũng không giống nhau ở các CSĐT [47] Cho đến nay, chưa

có nghiên cứu nào ớ trong nước cũng như trên thế giới được thực hiện có liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch thực tập cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh

1.2.2 Nghiên cứu về lãnh đạo và tổ chức thực tập nghề nghiệp

Trên thế giới, nhiều quốc gia đang chuyển từ phương thức thực tập trong những khoảng thời gian nhất định ở cơ sở thực tập sang phương thức tổ chức cho SV khối ngành sư phạm thực tập thường xuyên tại cơ sở, nhằm nâng cao tay nghề cho

Trang 32

động thực tập xen kẽ hoạt động học tập nên kéo dài cả năm Tại Philipines, đối với đào tạo giáo viên, hoạt động thực tập nghề nghiệp của sinh viên được tổ chức tại cơ

sở thực tập (trường phổ thông) với các nội dung do cơ sở thực tập quyết định, việc thực hiện được tiến hành trên cơ sở so le nhau giữa học lý thuyết tại trường và thực tập tại cơ sở, được duy trì cho đến khi SV có được khả năng tinh thông cần thiết [47]

Dự án “Sinh viên thực hành” được thành lập và tài trợ bởi Bộ Giáo dục, Tôn giáo

quốc gia và Liên minh Châu Âu tại Đại học Aristotle chỉ ra rằng, cần phải tổ chức tốt hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên trong các trường đại học theo lĩnh vực chuyên môn được đào tạo để: 1) Đạt được phản hồi tương tác giữa giáo dục đại học và nơi làm việc; 2) Xây dựng được các lớp học gắn kết kiến thức thu nhận được với nơi làm việc có liên quan đến nghề nghiệp hoặc vị trí ngay cả ở các đơn vị trong thời gian thực tập được thực hiện; 3) Tiếp thu kiến thức khoa học thông qua quá trình thực hành - thực tập khoa học chuyên nghiệp; 4) Thúc đẩy các kỹ năng thực hành và lương tâm nghề nghiệp của người học; 5) Để đạt được quá trình chuyển đổi tốt nhất của sinh viên từ học ở nhà trường đến sản xuất của các tổ chức và các đơn vị; 6) Để sinh viên quen với mối quan hệ giữa giáo dục đại học với môi trường làm việc và nhu cầu làm việc, cũng như quan hệ lao động và thu nhập của họ; 7) Tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác sáng tạo của các lĩnh vực khoa học khác nhau và khuyến khích sáng kiến của sinh viên thực hành và sáng tạo chuyên nghiệp; 8) Để tạo ra một kênh chuyển giao thông tin tương tác giữa các viện giáo dục đại học và trên thế giới,

do đó sự hợp tác giữa hai bên được tạo điều kiện thuận lợi [16]

Nghiên cứu về quy trình tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp, các nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra ba phương thức phổ biến như sau:

1) Phương thức khái quát hoá kinh nghiệm Theo đó, người học được truyền

thụ những tri thức chung cần thiết, sau đó được yêu cầu vận dụng các tri thức đó trong thực tiễn thông qua các hoạt động thực hành, thực tập (Davydov, dẫn lại trong Trần Anh Tuấn [54]) Đây là quy trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập phổ biến trên thực tế, giúp cho người học được chuyển nhiều lần từ lý thuyết sang thực hành và ngược lại từ thực hành sang lý thuyết (Mentshinskaja và Iakiamanskja, dẫn lại trong Trần Anh Tuấn [54]) Tuy nhiên, sinh viên sẽ gặp khó khăn khi thường xuyên phải gợi nhớ lại hoặc “phải lãng quên cái chi tiết che đậy cái chung ” [54;

Trang 33

tr.25], lại thiếu hẳn “khâu độc lập phân tích các điều kiện, cũng như thiếu sự tự kiểm tra kịp thời các cách thức sử dụng theo kinh nghiệm của bản thân” (Cudriaxev, dẫn lại theo [54], tr.25), vì thế các kỹ năng nghề nghiệp thu được thực chất và chủ yếu mới là biểu hiện về các công việc và các kinh nghiệm riêng lẻ trong khi thực hành, thực tập chứ chưa phải là bản thân logic kỹ thuật của chính các hoạt động, kỹ năng nghề cần rèn luyện cho sinh viên, do đó ít có sự liên hệ mật thiết với các cơ sở lý luận đã được trang bị từ trước [16]

2) Phương thức định hướng – thực hành (dạy học Angorit) Theo đó, người

học được trang bị đầy đủ các dấu hiệu bản chất (hoặc đặc thù) và các thao tác cần thiết để thực hành/thực tập, sau đó người học lần lượt thực hiện các chỉ dẫn nhằm đạt được kết quả định trước Kixegof nhấn mạnh phải phân chia hệ thống thực hành, thực tập thành hai giai đoạn: thực hành tập luyện (rèn nghề thường xuyên, hình thành các kỹ năng “nguyên sinh” và khái quát và thực tập tập sự (thực tập tốt nghiệp cuối khóa), vận dụng tổng hợp nhằm hình thành tổ hợp các kỹ năng “thứ sinh” [54; tr.27] Hay Abdoullina chỉ rõ, trong khi lập kế hoạch thực hành thực tập cho sinh viên cần chú ý “thứ nhất, đặt ra mục tiêu nắm vững các kỹ năng (chứ không phải tiến hành một số công việc riêng lẻ); thứ hai, chỉ ra được các giai đoạn hình thành kỹ năng (việc hình thành kỹ năng bắt đầu từ cái gì) và thứ ba, vạch ra một tổ hợp trình tự các hoạt động để thực hiện hình thành kỹ năng” (dẫn lại trong [16]; tr.10)

3) Mô hình học tập trải nghiệm (Experiential learning) Đây là mô hình đại

diện cho quan điểm triển khai, vận dụng các triết lý, chiến lược, phương pháp và hình thức tổ chức quá trình thực hành thực tập theo hướng tập trung vào người học, tạo mọi cơ hội và điều kiện để họ tự giác, tích cực, tự lực tham gia vào quá trình thực hành, thực tập có chất lượng Mô hình học tập trải nghiệm do D.A Kolb (1984) đề xuất, ông nhấn mạnh rằng trải nghiệm là nguồn gốc việc học hỏi và phát triển Kolb

đã phát triển một mô hình học tập trải nghiệm (Experiential Learning Model - ELM) bao gồm bốn phần được đại diện bởi các quan điểm triết lý, tâm lý và sinh lý [115], như trong Hình 1-1

Trang 34

Hình 1-1 Mô hình học tập trải nghiệm của D.A Kolb (1984)

Tại Việt Nam, các trường đại học đã nghiên cứu và công bố các quyết định quản lý hoạt động thực hành, thực tập của SV hệ chính quy [1], [75] Tuy nhiên, chưa

có quy định cụ thể cho từng lĩnh vực đào tạo, vì vậy mỗi trường tự xây dựng một quy chế riêng, dẫn đến hiện trạng kinh nghiệm chủ nghĩa, “lệch pha” giữa các trường và khó có thể kiểm soát chất lượng thực hành, thực tập Nguyễn Thị Hải Châu và Cs đề xuất: Bộ GDĐT cần sớm ban hành quy định cụ thể về hoạt động thực tập cơ sở, thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản lý giáo dục; cần có văn bản quy định cụ thể

về việc tiếp nhận sinh viên thực tập cho các cơ sở thực hành - thực tập tạo nên sự thống nhất trong quản lý giữa các cơ sở đào tạo [6]

Về phương thức tổ chức thực hành, thực tập: Thực hành cơ sở (kiến tập theo phương thức tập trung, có giảng viên của trường đại học phụ trách trưởng đoàn theo địa chỉ đã được ban chỉ đạo liên hệ sẵn; thực tập tốt nghiệp theo phương thức “gửi thẳng” không tập trung, SV tự liên hệ địa điểm thực tập, ban chỉ đạo của nhà trường phân công GV hướng dẫn từng SV, nhóm SV ([73], [74], [75], [77]) Tại Học viện quản lý giáo dục, phương thức tổ chức chủ yếu cho thực tập tốt nghiệp là “gửi thẳng”, theo đó, trước khi đợt thực tập tốt nghiệp diễn ra SV tự liên hệ cơ sở thực tập và tổ chức đi thực tập theo nhóm từ 3-5 SV [30] Có quan điểm cho rằng, để thực hiện tốt

Trải nghiệm

cụ thể

Quan sát phản ánh

Khái niệm hoá trừu tượng Thực hành

Hội tụ

Trang 35

phương thức “gửi thẳng”, cần thực hiện tốt các biện pháp như xây dựng chi tiết các quy định cho SV, cho cơ sở thực hành; xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá từng mặt thực tập cụ thể; các biểu mẫu thống kê đầy đủ, khoa học [43] Nhưng có người coi hình thức thực tập “gửi thẳng” cũng giống như là một sự “khoán trắng” cho cơ sở thực hành, làm cho mối liên hệ giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành gần như bị thủ tiêu, do vậy nên tổ chức thực tập theo hình thức có giảng viên làm trưởng đoàn [60]

Và cũng có ý kiến cho rằng, để tăng cường vai trò, trách nhiệm, sự chủ động của trường đào tạo; tăng tính độc lập của sinh viên, không nên cử mỗi đoàn thực tập một giảng viên làm trưởng đoàn [47]

Các nghiên cứu tại Việt Nam hầu như chưa nghiên cứu về cơ cấu tổ chức thực hành, thực tập nghề nghiệp cho SV ngành QTKD, mà mới chỉ tập trung vào từng bộ phận riêng lẻ trong quá trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập Nguyễn Thị Hải Châu và Cs bước đầu đề cập đến các chức năng, nhiệm vụ của các phòng, ban trong quá trình triển khai thực hành - thực tập nhưng chưa chỉ rõ mối quan hệ giữa các thành phần trong cơ cấu tổ chức, vai trò của chương trình quản lý cũng như điều kiện ràng buộc giữa cơ sở đào tạo với cơ sở thực hành trong quy trình tổ chức hoạt động thực hành, thực tập cho sinh viên [6]

1.2.3 Nghiên cứu về kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp

Các nghiên cứu trong và nước nước có liên quan đã phản ánh thực trạng thiếu hụt bộ tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra đánh giá kết quả thực hành, thực tập của sinh viên Alpert, Frank, Joo-Gim Heaney và Kerri Kuhn (2009) nhận định việc đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp (và chấm điểm) có lẽ là vấn đề khó khăn và ít được nghiên cứu nhất Các tác giả cho rằng, để thỏa mãn nhu cầu của tất cả các bên, cần phải đạt được sự cân bằng giữa các tiêu chuẩn học thuật và sự tích hợp các nguyên tắc lý thuyết, với kinh nghiệm làm việc thực tế Nội dung chương trình thực tập phải được tích hợp đúng với các phương pháp kiểm tra, đánh giá chính thức để khuyến khích nhận thức tích cực về tổ chức (Gault, Redington và Schlager, 2000), cũng như

để hướng dẫn, hỗ trợ sinh viên một cách liên tục [79]

Trên thế giới, thực tế hoạt động kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên diễn ra theo nhiều hình thức khác nhau: danh mục các công

Trang 36

báo khoa học; thuyết trình, kể cả báo cáo tóm tắt sinh hoạt trên lớp; và các báo cáo thu hoạch cuối khoá (thường là hồi cứu hoặc phản ánh về thực tập) ([106], [126], [127], [128], [132]) Hầu hết các chương trình thực tập tốt nghiệp đều đòi hỏi một số hình thức báo cáo công việc bằng văn bản từ sinh viên thực tập Các cơ sở đào tạo nhỏ hơn thường yêu cầu sinh viên làm nhật ký thực tập và báo cáo thực tập, trong khi các cơ sở đào tạo lớn thường thường yêu cầu khoá luận tốt nghiệp dạng báo cáo nghiên cứu kết hợp cả lý thuyết và/hoặc thực hành [105]

Việc chấm điểm và đảm bảo tính toàn vẹn của quá trình chấm điểm cũng là một thách thức đối với quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các nhà tuyển dụng thể hiện thái độ khác nhau đối với hoạt động thực tập tốt nghiệp và kết quả đánh giá thực tập tốt nghiệp Ví dụ, một số nhà tuyển dụng chấp nhận sự tham gia đánh giá và góp ý từ trường đại học đối với việc quản lý hoạt động thực tập tại đơn vị, trong khi những nhà tuyển dụng khác thì không [95] Một số đơn vị thực tập muốn cơ sở đào tạo cung cấp thông tin và quản lý quá trình thực tập, trong khi đó lại có những đơn vị thực tập khác thích tự quản lý toàn

bộ hoạt động này [96] Nhiều nhà quản lý khác muốn đề ra cho sinh viên thực tập các bài tập có tính sáng tạo để phát triển các kỹ năng tư duy phê phán [80], trong khi những người khác lại muốn sự thích tham gia tối thiểu của các hoạt động đánh giá mang tính học thuật [106] Một biên bản hợp tác về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một công cụ quan trọng để làm rõ những kỳ vọng như vậy cho tất cả các bên liên quan ([106], qua đó, các bên đều có thể đóng một vai trò nhất định trong kiểm tra đánh giá thực tập Trong khi các giảng viên hướng dẫn chịu trách nhiệm chấm điểm báo cáo thực tập ([105], [128]), thì cán bộ hướng dẫn tại công ty có thể cung cấp các phản hồi có giá trị cho quy trình này Trong thực tế, sự tham gia của cán bộ hướng dẫn tại doanh nghiệp trong kiểm tra đánh giá sinh viên là một yêu cầu của nhiều trường đại học [96]

Tại Việt Nam, tác giả Mỵ Giang Sơn nhận định: việc kiểm tra, đánh giá thực tập hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, chưa có những tiêu chuẩn, tiêu chí đánh giá khoa học; việc kiểm tra đánh giá còn chủ quan, còn phụ thuộc vào cảm xúc, tình cảm của người đánh giá [47] Do chưa có bộ tiêu chuẩn, tiêu chí tự đánh giá chi tiết, định lượng nên việc đo đạc kết quả thực hiện nhiệm vụ thực hành - thực tập thiếu

Trang 37

định lượng, thiếu khách quan, chưa phản ánh đúng trình độ thực chất của SV Vì vậy, một số nghiên cứu cho rằng các cơ sở đào tạo phải chú trọng xây dựng các tiêu chí kiểm tra và đánh giá, phải có sự so sánh kết quả của các đợt kiểm tra, đồng thời cần tăng cường sự tham gia đánh giá của giảng viên và có sự kết hợp đánh giá giữa cơ

sở đào tạo với cơ sở thực hành sao cho đảm bảo các mục tiêu đã đề ra [6], [12]

Cùng với việc vận dụng chuẩn, việc đánh giá kết quả học tập của người học theo tiếp cận năng lực đầu ra đã được một số nghiên cứu đề cập đến ([51], [59], [61], [62]) Tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến (2016) cho rằng bài toán đổi mới đánh giá người học trong giáo dục theo tiếp cận năng lực là một bài toán phức tạp và đa tầng Tác giả Nguyễn Thu Hà (2014) cũng cho rằng hiệu quả đánh giá người học theo định hướng năng lực phụ thuộc chủ yếu vào các phương pháp đánh giá Tuy nhiên theo tác giả, để các phương pháp đánh giá theo năng lực đạt chất lượng theo yêu cầu, giáo viên phải đánh giá bằng nhiều hình thức và thông qua nhiều công cụ Nếu năng lực được coi như là khả năng sử dụng kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo và thái độ để giải quyết vấn đề trong những bối cảnh cụ thể thì các chương trình giảng dạy và các phương pháp đánh giá phải kết hợp cả ba yếu tố này [11] Tuy nhiên, chưa có những công trình đi sâu nghiên cứu cụ thể những vấn đề lý luận và vận dụng chuẩn đầu ra như thế nào trong quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành QTKD trên các phương diện: nội dung, cách thức, mô hình quản lý; cơ chế và giải pháp quản lý Những vấn đề lý luận này, nếu không được nghiên cứu đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến việc xây dựng kế hoạch, tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra

1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề

Tổng quan tình hình nghiên cứu về thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp cho thấy các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đề cập tới nhiều vấn đề của hoạt động thực hành, thực tập của sinh viên cũng như các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Từ những vấn đề đã được nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh, một số luận điểm chung đã được các nghiên cứu trước đây tập trung

Trang 38

- Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong hình thành

kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên là nội dung thiết yếu trong việc hoàn thiện quy trình đào tạo

và nâng cao chất lượng đào tạo đại học

- Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD cần phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng tiếp cận hiện đại Trong đó, quy trình tổ chức thực hiện, quá trình thực tập nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cần được tổ chức khoa học và hiệu quả theo những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định (hướng theo chuẩn đầu ra)

- Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần được thực hiện đồng bộ từ các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực tập tốt nghiệp phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp, khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học

Tuy nhiên, các vấn đề về hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên mới chỉ được nghiên cứu trong đào tạo đại học nói chung, nhất là trong khối ngành sư phạm,

an ninh, công nghệ thông tin Các nghiên cứu về hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của sinh viên khối ngành kinh tế, QTKD hầu hết được thực hiện ở nước ngoài Hầu như chưa có nghiên cứu cụ thể nào tại Việt Nam về hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD cũng như quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra với các vấn đề liên quan như: Mục đích, yêu cầu, nội dung và quy trình quản lý; các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; các giải pháp quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Như vậy, vấn đề quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra vẫn còn một khoảng trống cần được khai thác và nghiên cứu Điều này chứng tỏ tính cấp thiết của đề tài mà tác giả lựa chọn nghiên cứu Cùng với kết quả nghiên cứu tổng quan, ở các phần tiếp theo luận án nghiên cứu giải quyết vấn

đề lý luận về hoạt động thực tập tốt nghiệp, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN Trên cơ sở đó, luận án xây dựng bộ công cụ khảo sát, phân tích và đánh giá được thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động thực

Trang 39

tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra Cùng với đó là đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra dựa trên khung năng lực

và chuẩn đầu ra ngành đào tạo

Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra đã được hồi cứu, so sánh, phân tích và hệ thống hoá Qua các nghiên cứu trong và ngoài nước, một số nội dung phổ biến, nổi trội có thể được liệt kê như sau:

Vấn đề quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp trong các trường đại học từ lâu

đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu Mỗi công trình nghiên cứu chia sẻ các thông tin và hàm lượng khoa học khác nhau hướng tới chất lượng và sự phát triển của giáo dục và đào tạo Điều này chứng tỏ tính cấp thiết, tính thời sự, ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giữ vai trò đặc biệt hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành QTKD nói riêng Tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên là công đoạn rất cần thiết và quan trọng trong việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng của quản lý quá trình đào tạo sinh viên Những nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp có vị trí rất quan trọng trong nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên

Nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cần phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng tiếp cận hiện đại Trong đó, quy trình tổ chức thực hiện, quá trình thực tập nghề nghiệp, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cần được tổ chức khoa học và hiệu quả theo những tiêu chuẩn, tiêu chí nhất định Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần được thực hiện đồng bộ từ các khâu: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp,

Trang 40

Mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đối với sinh viên các ngành sư phạm, quản lý giáo dục, công nghệ thông tin… song vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Do vậy, việc nghiên cứu tìm kiếm giải pháp quản lý hiệu quả hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đổi mới giáo dục đại học và yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao là vấn đề mang tính cấp thiết Những kết quả nghiên cứu cũng như các vấn đề chưa được giải quyết của các nhà khoa học trong và ngoài nước là chỗ dựa quan trọng, góp phần xây dựng nên cơ sở lý luận và khung nghiên cứu cho việc thực hiện đề tài luận án

Ngày đăng: 05/05/2021, 12:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w