1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.

284 4 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 284
Dung lượng 4,78 MB

Nội dung

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.

Trang 1

Hà Nội - 2021

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỐC LUYẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM QUỐC LUYẾN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

Ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 9.14.01.14

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS ĐỖ THỊ LỆ HẰNG PGS.TS NGUYỄN KHẮC HÙNG

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu,trích dẫn nêu trong luận án là trung thực theo thực tế nghiên cứu Các kết quả củaluận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021

Tác giả luận án

Phạm Quốc Luyến

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Bằng tình cảm chân thành và sự trân trọng, biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lờicảm ơn cô TS Đỗ Thị Lệ Hằng, thầy PGS.TS Nguyễn Khắc Hùng đã luôn tận tìnhhướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành Luận án này

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS Vũ Dũng, cô PGS.TS.Nguyễn Thị Mai Lan, cô PGS.TS Nguyễn Vũ Bích Hiền và cô PGS.TS Bùi MinhHiền đã nhiệt tình, tận tâm tư vấn, đưa ra những định hướng nghiên cứu quý giá,giúp cho luận án được hoàn thiện, chỉn chu hơn

Tôi cũng xin gửi lời tri ân đến Học viện Khoa học Xã hội và tập thể các thầy

cô giáo trong Khoa Tâm lý - Giáo dục, các thầy cô đã trực tiếp tham gia giảng dạy,các thầy cô làm công tác hỗ trợ đào tạo trong suốt khoá học đã giúp đỡ tôi học tập

và nghiên cứu, cùng với các bạn đồng môn đã luôn đồng hành, quan tâm, giúp đỡcho tôi trong suốt khoá học

Xin trân trọng cảm ơn người thân, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện công trình nghiên cứu

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2021

Tác giả luận án

Phạm Quốc Luyến

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 12

1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 12

1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 20 1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề 28

Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH DOANH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 32

2.1 Chuẩn đầu ra thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh 32

2.2 Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 41

2.3 Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 55

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 68

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 73

3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên 73

3.2 Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 82

3.3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 99

3.4 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 112

3.5 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra 115

Chương 4 GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA 123

4.1 Nguyên tắc đề xuất giải pháp 123

4.2 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra tại các trường đại học ở Thành phố Hồ Chí Minh 124

4.3 Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất 148

4.4 Thử nghiệm giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp đề xuất 153

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 168

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ - 1 - TÀI LIỆU THAM KHẢO 2

-PHỤ LỤC 11

Trang 6

-DANH MỤC BẢNG

Bảng 2-1 Khung năng lực nghề nghiệp tiêu biểu ngành Quản trị kinh doanh 38

Bảng 3-1 Hệ số Cronbach’s Alpha các thang đo 77

Bảng 3-2 Tổng số khách thể tham gia trả lời khảo sát 79

Bảng 3-3 Nhận thức về vai trò của hoạt động thực tập tốt nghiệp 82

Bảng 3-4 Nhận thức về ý nghĩa của hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 83

Bảng 3-5 Mức độ đạt được mục tiêu thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 86

Bảng 3-6 Mức độ thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp của SV theo tiếp cận chuẩn đầu ra 89

Bảng 3-7 Mức độ thực hiện các bước trong quy trình tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 91

Bảng 3-8 Mức độ hợp lý của các hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp 92

Bảng 3-9 Lựa chọn số lượng sinh viên trong mỗi nhóm thực tập tốt nghiệp 94

Bảng 3-10 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 96

Bảng 3-11 Đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học của các yếu tố hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 97

Bảng 3-12 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng chuẩn đầu ra ngành học giữa các nhóm khách thể khảo sát 98

Bảng 3-13 Mức độ thực hiện vai trò được phân công trong phân cấp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra 99

Bảng 3-14 Mức độ thực hiện chức năng lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 103

Bảng 3-15 Mức độ thực hiện các hoạt động tổ chức thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 105

Bảng 3-16 Mức độ thực hiện công việc lãnh đạo, chỉ đạo thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 108

Bảng 3-17 Mức độ thực hiện các công việc kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra 110

Trang 7

Bảng 3-18 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV

ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 113

Bảng 3-19 Mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp so với yêu cầu đào tạo SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 115

Bảng 3-20 Kết quả kiểm định sự khác biệt trong đánh giá mức độ đáp ứng của quản lý hoạt động TTTN giữa các nhóm khách thể từ CSĐT và từ CSTT 116

Bảng 4-1 Quy trình thực tập tốt nghiệp cho SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra 135

Bảng 4-2 Mức độ cần thiết của các giải pháp quản lý đề xuất 150

Bảng 4-3 Tính khả thi của các giải pháp quản lý đề xuất 151

Bảng 4-4 Tương quan giữa tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 152

Bảng 4-5 Kết quả khảo sát trình độ ban đầu về kỹ năng của nhóm thử nghiệm .159

Bảng 4-6 Kết quả khảo sát trình độ về kỹ năng của nhóm thử nghiệm sau thực tập tốt nghiệp 160

Bảng 4-7 Kết quả kiểm định sự khác biệt về năng lực của sinh viên trước và sau khi thử nghiệm giải pháp quản lý 161

Bảng 4-8 Sự tiến bộ của các kỹ năng sau quá trình thực tập tốt nghiệp với giải pháp thử nghiệm 162

Bảng 4-9 Mức độ thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động TTTN theo giải pháp đề xuất 164

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 1-1 Mô hình học tập trải nghiệm của D.A Kolb (1984) 25Hình 2-1 Các thành phần chuẩn đầu ra trong mối tương quan với 4 trụ cột học tập đại học của UNESCO [16] 35Hình 2-2 Các bước cơ bản xây dựng chuẩn đầu ra [9] 36Hình 2-3 Mối quan hệ giữa chuẩn đầu ra và các thành tố của quá trình đào tạo [16] 37Hình 2-4 Mối quan hệ giữa Chuẩn đầu ra và Hoạt động thực tập tốt nghiệp 45

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến thứccho sinh viên (SV), thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi cònngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ sở để nâng caochất lượng đào tạo Luật Giáo dục 2019 đã xác định rõ nguyên lý giáo dục là “học

đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáodục gia đình và giáo dục xã hội” [46] Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 cũng xácđịnh mục tiêu của giáo dục đại học là “Đào tạo người học có phẩm chất chính trị,đạo đức; có kiến thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp, năng lực nghiên cứu và pháttriển ứng dụng khoa học và công nghệ tương xứng với trình độ đào tạo; có sứckhỏe; có khả năng sáng tạo và trách nhiệm nghề nghiệp, thích nghi với môi trườnglàm việc; có ý thức phục vụ Nhân dân” [45] Đây là kim chỉ nam, có tác dụng địnhhướng cho hoạt động giáo dục đào tạo ở các cơ sở giáo dục đại học Trong quátrình đào tạo, nhà trường phải thực hiện tốt nguyên lý này nhằm ngày càng nângcao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, giúp cho người học làm quen và rènluyện với môi trường công việc thực tế sau này

Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của ngườihọc tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống kiến thức lýthuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo (CSĐT) trước khi tốt nghiệp Đây

là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nóichung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh (QTKD) nói riêng bởi những lợi ích màhoạt động thực tập tốt nghiệp mang lại: hiện thực hoá nguyên lý học đi đôi vớihành, giáo dục gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn trong quá trình đàotạo sinh viên; góp phần quan trọng trong việc hệ thống hoá kiến thức, hình thành vàphát triển kỹ năng nghề nghiệp; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, nâng caonhận thức, lòng yêu nghề cho SV; đồng thời giúp các CSĐT tự kiểm tra, đánh giáchất lượng đào tạo của mình theo yêu cầu phát triển của xã hội Đây cũng là cơ hộigiúp SV rèn luyện khả năng thích ứng với môi trường làm việc cho bản thân [23],chuẩn bị và đáp ứng được các yêu cầu nghề nghiệp cơ bản của ngành đào tạo.Hoạt động

Trang 11

thực tập tốt nghiệp trong các chương trình đào tạo cử nhân QTKD ở nước ta hiệnnay cũng không nằm ngoài mong muốn đó Trong nhiều trường hợp, thực tập tốtnghiệp là cơ hội để sinh viên lựa chọn, tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp sau khitốt nghiệp Để hoạt động thực tập của sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thìcần có sự quản lý hoạt động này từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòngban của nhà trường Hoạt động quản lý này có tác dụng định hướng nội dung hoạtđộng thực tập của sinh viên theo các mục tiêu thực tập, hướng dẫn, phối hợp mọi sự

nỗ lực của giảng viên, sinh viên và các đơn vị tiếp nhận sinh viên thực tập vào cácmục tiêu đó

Tiếp cận phát triển chương trình và quản lý các hoạt động đào tạo theochuẩn là xu hướng quản lý giáo dục hiện đại trên thế giới và đã được biết đến ởViệt Nam nhiều năm trở lại đây Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng,đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa Chuẩnhóa giáo dục đào tạo là quá trình tác động làm cho các yếu tố trong GDĐT đạtđược chuẩn cần thiết Theo hướng chuẩn hóa, hoạt động thực tập tốt nghiệp cầnđược quản lý theo định hướng chuẩn đầu ra (Learning Outcomes) Chuẩn đầu racủa một ngành đào tạo thể hiện sự cam kết trách nhiệm của nhà trường đối vớingười học và xã hội Việc công bố chuẩn đầu ra là cơ sở giúp người học biết đượccác kiến thức chuyên môn được trang bị, chuẩn năng lực nghề nghiệp, kỹ năng thựchành và khả năng giải quyết vấn đề sau một khoá đào tạo, đồng thời cũng là cơ sởcho việc xây dựng chương trình và tổ chức đào tạo của một nhà trường Hiện nay,các trường đại học đều đã công bố chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt động đào tạotheo tiếp cận chuẩn đầu ra Tuy nhiên, việc quản lý quá trình đào tạo, quản lý hoạtđộng thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn đầu ra đó ở các trường đại học (trong đó cóngành QTKD) đã thực sự được thực hiện đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn nhưthế nào thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cầnđược tiếp tục nghiên cứu

Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành QTKD đãtrở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại học đào tạo Tới thờiđiểm năm 2018, đã có 155 trường trong tổng số 235 trường đại học trên cả nướcđào tạo ngành này [55] Số cử nhân QTKD ra trường mỗi năm trên cả nước ướctính trên

Trang 12

5.000 người [23] Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại ViệtNam chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp Tìnhtrạng thiếu

Trang 13

hụt nhân lực trình độ cao, có kỹ năng quản trị, nhất là các vị trí chủ chốt trong công

ty diễn ra ngày càng trầm trọng Theo nhận định của nhiều doanh nghiệp, phần lớnsinh viên ra trường còn yếu kém về kỹ năng làm việc và kinh nghiệm thực tế Bìnhquân doanh nghiệp phải mất trung bình 3 - 6 tháng để đào tạo lại các sinh viên tốtnghiệp mới có thể đáp ứng được yêu cầu tối thiểu công việc Cá biệt, có công tycho rằng phải mất tới 2 năm để đào tạo lại [23] Thực trạng này đặt ra yêu cầu phảinâng cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD nhằm đảm bảo chuẩn năng lực tốithiểu mà SV ra trường cần đạt được để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội Đểthực hiện được yêu cầu đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đàotạo nói chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chấtlượng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinhviên ngành QTKD Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về quản lýhoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo hướng tiếp cậnchuẩn đầu ra được thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh(TP.HCM) nói riêng Đặc biệt, tại thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm văn hoá vàkinh tế lớn nhất cả nước, nơi tập trung tới 32 cơ sở đào tạo cử nhân QTKD với sốlượng SV tốt nghiệp mỗi năm khoảng 2000 người [72], mà chưa có công trìnhnghiên cứu nào về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngànhQTKD thì là một điều đáng tiếc

Xuất phát từ những phân tích và lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao

chất lượng đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại các trường đại học

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốtnghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt độngthực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố

Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậcđại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanhnghiệp và xã hội

Trang 14

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệpcủa sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra

- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinhviên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viênngành quản trị kinh doanh tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tốảnh hưởng đến quản lý hoạt động này

-Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinhviên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, khảo nghiệm các giảipháp này và thử nghiệm một giải pháp tại một số CSĐT nhằm làm rõ tính khả thi

và hiệu quả của giải pháp đề xuất

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thànhphố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chứcnăng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động thực tậptốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập kế hoạch, tổ chức, chỉđạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại thànhphố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạtđộng thực tập tốt nghiệp trình độ đại học ngành QTKD hệ chính quy, không nghiêncứu đối với các hệ đào tạo khác, ở một số cơ sở đào tạo đại học tại thành phố HồChí Minh: trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM, trường Đại học Tài chính– Marketing, trường Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Kinh tế - Luật;trường

Trang 15

Đại học Mở TP.HCM và trường Đại học Văn Hiến; Nghiên cứu hoạt động thực tậptốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD hệ chính quy tại các loại hình doanh nghiệp

có quy mô hoạt động khác nhau tại TP.HCM và các tỉnh lân cận

3.2.3 Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án

Tổng số khách thể khảo sát thực tiễn của luận án gồm có: 722 người Trong

đó, cán bộ quản lý giáo dục: 50 người; giảng viên: 110 người; cán bộ quản lý vàcán bộ hướng dẫn sinh viên tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162người; sinh viên và cựu sinh viên: 400 người

3.2.4 Giới hạn về chủ thể quản lý

Có nhiều chủ thể tham gia quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SVngành QTKD: Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, lãnh đạo các phòng, ban, khoa,ban, bộ môn và các đoàn thể, đơn vị chức năng trong hệ thống các trường đại học,ban lãnh đạo các cơ sở thực tập Tuy nhiên, trong nghiên cứu này xác định chủ thểchính là Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo khoa đào tạo/Bộ môn chuyên ngành QTKDcủa các CSĐT và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp

3.2.5 Giới hạn về phạm vi thời gian

Dữ liệu đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ năm 2015 đến năm 2019,khảo sát và thử nghiệm giải pháp đề xuất trong năm 2019

3.2.6 Tổ chức thử nghiệm

Việc tiến hành tổ chức thử nghiệm giải pháp được thực hiện tại Khoa QTKDtrường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế -Tài chính TP.HCM

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Luận án được thực hiện dựa trên các cách tiếp cận nghiên cứu sau:

4.1.1 Tiếp cận chuẩn đầu ra

Tiếp cận chuẩn đầu ra yêu cầu việc xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo vàkiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD phải dựa trên

Trang 16

khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học (kiến thức, kỹ năng, thái độ) mà cả SV

và xã hội đều cần [19] Từ đó, những câu hỏi theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần phảigiải quyết bao gồm: Những kiến thức, kỹ năng, thái độ mà một SV ngành QTKDkhi thực tập tốt nghiệp sẽ thể hiện? Họ sẽ có khả năng thể hiện như thế nào? Kếhoạch thực tập tốt nghiệp đã chuẩn bị những gì cho SV về các kỹ năng nghềnghiệp, nghiên cứu chuyên nghiệp và học tập suốt đời? Cơ sở đào tạo sẽ tổ chức,chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp, sử dụng những đánh giá nào để chứng thực

sự phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ của SV trong quá trình thực tập tốtnghiệp? Đây là hướng tiếp cận nghiên cứu chính của luận án để xác định nộidung thực tập tốt nghiệp, nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinhviên ngành QTKD

4.1.2 Tiếp cận chức năng quản lý

Mục tiêu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theotiếp cận chuẩn đầu ra được hiện thực hóa thông qua các chức năng quản lý như lập

kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp theotiếp cận chuẩn đầu ra Sử dụng tiếp cận này giúp nhà quản lý thực hiện quy trìnhquản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chức năng quản lý, đảm bảo tínhkhoa học và hiệu quả Khi thực hiện luận án, tác giả kết hợp vận dụng tiếp cận này

để xác định khung lý thuyết, khảo sát thực trạng quản lý và đề xuất các giải phápquản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra

4.1.3 Tiếp cận hoạt động

Khi nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viênQTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần nghiên cứu về hoạt động quản lý của chủ thểquản lý và các nội dung hoạt động TTTN của sinh viên QTKD để làm bộc lộ rõbiện pháp quản lý của chủ thể quản lý đối với hoạt động TTTN của sinh viênQTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

4.1.4 Tiếp cận hệ thống

Theo quan điểm hệ thống thì tất cả các tổ chức đều là hệ thống và là bộ phậncủa hệ thống lớn hơn, có sự tác động qua lại, chi phối hay tương tác với nhau tùyvào mối quan hệ giữa chúng Mỗi tổ chức bao giờ cũng hoạt động trong một môitrường cụ thể và luôn chịu sự tác động của các yếu tố môi trường [21] Hoạt động

Trang 17

thực tập

Trang 18

tốt nghiệp của SV nói chung và SV ngành QTKD nói riêng là một hệ thống, baogồm các thành tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức, kiểm tra đánhgiá kết quả thực tập tốt nghiệp Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SVngành QTKD phải được tiến hành đồng bộ trên tất cả các thành tố của nó; đồngthời đặt trong mối quan hệ với các hệ thống khác trong trường đại học, đảm bảotính chỉnh thể, toàn vẹn của hoạt động tạo nên sự cộng hưởng và sức mạnh tổng thểcủa hệ thống.

4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể

Các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây được phối hợp sử dụng trongquá trình nghiên cứu:

4.2.1 Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu

Mục đích nghiên cứu nhằm tổng quan các nghiên cứu trên thế giới và ở

Việt Nam về vấn đề liên quan đến hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTNcủa SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Hệ thống hóa một số lý luận cơbản liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án; Xây dựng khung lý thuyết chovấn đề nghiên cứu, làm cơ sở cho việc xây dựng công cụ và tiến hành khảo sát thựctrạng quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cậnchuẩn đầu ra

Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu các văn bản pháp quy về quản lý đào tạo

và quản lý hoạt động TTTN; Phân tích, tổng hợp các công trình nghiên cứu trên thếgiới và ở Việt Nam về TTTN và quản lý hoạt động TTTN; Xác định các khái niệmcông cụ liên quan đến vấn đề nghiên cứu, xác định các yếu tố cần nghiên cứu, hìnhthành công cụ nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: Thu thập tài liệu trong và ngoài nước liên quan

tới đề tài luận án; Phân tích đánh giá tổng quan các tài liệu Qua đó, xác định cáchtiếp cận nghiên cứu cho luận án, hình thành các khái niệm công cụ của luận án, xâydựng nội dung lý luận về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếpcận chuẩn đầu ra cũng như các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này, xácđịnh các chỉ báo trong bộ công cụ nghiên cứu của luận án

Trang 19

4.2.2 Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Được sử dụng để thu thập ý kiến của các khách thể khảo sát về thực trạnghoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cậnchuẩn đầu ra; Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của

SV ngành QTKD theo tiếp cận CĐR; và khảo sát sự cần thiết, tính khả thi của cácgiải pháp đề xuất Nội dung và phương pháp được trình bày cụ thể tại chương 3 củaluận án

4.2.3 Phương pháp phỏng vấn sâu

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu sâu thêm các vấn đề về thựctrạng TTTN và quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩnđầu ra thông qua trao đổi trực tiếp với các khách thể khảo sát

4.2.4 Phương pháp thử nghiệm

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá tính khả thi và tính hiệu quả củacác giải pháp quản lý hoạt động TTTN của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩnđầu ra đã đề xuất

4.2.5 Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Sử dụng các công cụ thống kê toán học để xử lý số liệu thu được về mặtđịnh lượng, so sánh và đưa ra kết quả nghiên cứu của luận án

4.3 Câu hỏi nghiên cứu

Phù hợp với mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, luận án được thực hiệnnhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:

1 Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viênngành QTKD được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ sở lý luậncủa quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKDtheo tiếp cận chuẩn đầu ra là gì?

2 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngànhQTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra hiện nay ra sao?

Trang 20

3 Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động thực tậptốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩnđầu ra?

4 Những giải pháp quản lý nào cần được thực hiện để nâng cao chất lượnghoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh doanhtại Tp Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra?

4.4 Giả thuyết nghiên cứu

Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là một nội dung quan trọng trong đàotạo bậc đại học ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra Trong thời gian qua, việcquản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp tại các trường đại học tại TP.HCM đã thuđược những kết quả nhất định nhưng vẫn còn những hạn chế, bất cập Sử dụng tiếpcận chuẩn đầu ra vào quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp là đảm bảo tính khoahọc trong đào tạo sinh viên ngành quản trị kinh doanh Nghiên cứu đề xuất và ápdụng đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ramột cách khoa học, phù hợp với thực tiễn thì có thể nâng cao chất lượng đào tạosinh viên ngành QTKD tại các trường đại học ở TP.HCM

5 Đóng góp mới của luận án

5.1 Về mặt lý luận

Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt độngTTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học.Trong đó, xây dựng được hệ thống các khái niệm công cụ và các vấn đề lý luận vềhoạt động TTTN của sinh viên QTKD, quản lý hoạt động TTTN của sinh viênQTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt độngnày Từ cách tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã cụthể hoá những nội dung quản lý như xây dựng kế hoạch; tổ chức hoạt động; lãnhđạo, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên

5.2 Về mặt thực tiễn

Luận án cũng đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động TTTN vàquản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cậnchuẩn đầu ra; đánh giá được thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt

Trang 21

động này Trên

Trang 22

cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất được 5 giải phápquản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theotiếp cận chuẩn đầu ra Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục đại học có thể định hướngcải tiến, vận dụng vào quá trình quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp nhằm nângcao chất lượng hoạt động thực tập tốt nghiệp nói riêng, chất lượng đào tạo ngànhQTKD nói chung, đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực QTKD chất lượng cao cho khuvực.

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

6.1 Về mặt lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận vềquản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theotiếp cận chuẩn đầu ra, là cơ sở khoa học để có thể tiến hành các nghiên cứu tiếptheo trong lĩnh vực quản lý giáo dục, đặc biệt là quản lý hoạt động thực hành, thựctập của SV khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh trong thời gian tới

6.2 Về mặt thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà lãnhđạo các cơ sở đào tạo đại học vận dụng vào công tác quản lý hoạt động thực tập tốtnghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra.Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập

về quản lý đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp ở các trường đại học, họcviện

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận

án được bố cục thành 04 chương như sau:

Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Chương 3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Chương 4 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên

Trang 23

ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra.

Trang 25

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

CỦA SINH VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA

Trong chương 1, để nghiên cứu sâu về vấn đề quản lý hoạt động thực tập tốtnghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh, tác giả đã tập trung tìm hiểu nhiềucông trình nghiên cứu đã được thực hiện ở trong và ngoài nước về lĩnh vực quản lýthực tập tốt nghiệp ở bậc đại học, đặc biệt quản lý theo tiếp cận chuẩn đầu ra Quanghiên cứu các công trình, tác giả rút ra một số hướng nghiên cứu chủ yếu mà cáccông trình đã đề cập làm cơ sở cho việc phân tích đánh giá tổng quan về quản lýhoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cậnchuẩn đầu ra

1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động thực tập tốt nghiệp trongnhững năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: mục tiêu, nội dung và hìnhthức thực tập tốt nghiệp

1.1.1 Nghiên cứu về mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh

viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Trên thế giới và tại Việt Nam cũng đã có nhiều tác giả đề cập đến mục tiêucủa hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên trong chương trình giáo dục đạihọc Các nghiên cứu của Wragg và Stenhouse (1997) chỉ ra yêu cầu chương trìnhgiảng dạy phải đề cao tính thực tế, thực hành và khả năng vận dụng những ảnhhưởng đó vào thực tập và thực hành nghề nghiệp của sinh viên [135], lấy phươngpháp tiếp cận quá trình lý thuyết và thực hành làm cơ sở để xây dựng chương trìnhgiáo dục: “tối thiểu một chương trình giảng dạy nên cung cấp một cơ sở (đơn vịthực tế để thực tập) cho việc lập kế hoạch một khóa học, nghiên cứu thực nghiệm

và xem xét các căn cứ của một chương trình giáo dục” [127, tr 25] Các tác giảBurns, Beauchesnes, Ryan-Krause và Sawin (2006), trong bài báo khoa học về

Trang 26

giảng dạy lâm sàng (thuật

Trang 27

ngữ sử dụng trong các trường đào tạo y dược để chỉ hoạt động đào tạo thông quathực hành, thực tập nghề nghiệp), đã đưa ra các mục tiêu của dạy học lâm sàng baogồm:

+ Tăng cường kiến thức và kỹ năng cho sinh viên

+ Nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện công việc

+ Thúc đẩy hoạt động lâm sàng một cách độc lập

+ Tập cho sinh viên biết cách tối ưu hóa sức khỏe cho bệnh nhân

+ Trở thành một bác sỹ có năng lực, nhân ái, độc lập và biết hợp tác [87]

Đối với sinh viên các ngành kinh doanh, nhiều nghiên cứu trên thế giới chỉ

ra rằng mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp là nhằm mang lại cho sinh viêncác lợi ích cụ thể như:

+ Thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành ([119], [120]) và giữagiáo dục trong lớp học và đời sống nghề nghiệp thực tế [118];

+ Cung cấp trải nghiệm học tập có giá trị hơn ([108], [112], [131], [132]);+ Nâng cao ý nghĩa của chương trình học thuật [126];

+ Tạo ra cảm giác về hiệu quả cá nhân và xã hội [85]

+ Chuẩn bị tốt hơn, mang lại lợi thế cạnh tranh cho sinh viên để tham giavào thị trường việc làm ([92], [101], [104], [107])

Sinh viên có kinh nghiệm thực tập cũng có thể đạt được lợi thế nghề nghiệpdưới dạng nhiều lời mời làm việc hơn [122], ít thời gian hơn để có được công việcphù hợp sau khi tốt nghiệp và tăng lương thưởng [103] Thực tập sinh tin rằng cácchương trình này kết tinh lợi ích và khả năng công việc của họ; tạo điều kiện cho ýthức phát triển nghề nghiệp và trách nhiệm cao hơn ([98], [109], [134]); tăng cườngphát triển chuyên môn với việc cung cấp các liên hệ kinh doanh, kiến thức tốt hơn

về thị trường việc làm [104] và cải thiện sự hài lòng trong công việc [81]; và hỗ trợphát triển các kỳ vọng nghề nghiệp thực tế hơn nói chung [103] Các nghiên cứucũng chỉ ra rằng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên cũng nhằm hoàn thiệncác kỹ năng cá nhân, chẳng hạn như cải thiện sự tự tin, quản lý thời gian và giaotiếp bằng lời nói [96], các kỹ năng mà các nhà tuyển dụng tìm kiếm ([82], [94],

Trang 28

[121]).

Trang 29

Ngoài mục tiêu mang lại lợi ích cho sinh viên, các nghiên cứu trên thế giớicũng cho thấy thực tập tốt nghiệp còn hướng tới mục tiêu mang lại lợi ích cho cảngười sử dụng lao động và các cơ sở đào tạo ([80], [84], [97], [100]) Để tối đa hóahiệu quả và lợi ích của các chương trình thực hành, thực tập, Amant (2003) chorằng cần phải có sự phối hợp chặt chẽ cả ba bên từ trước khi hoạt động thực hành,thực tập diễn ra để đảm bảo người tham gia đồng ý về mục tiêu học tập và kết quảmong muốn [80].

Tại Việt Nam, dựa trên các góc độ và cách tiếp cận khác nhau, các cơ sở đàotạo đại học đã thiết lập mục tiêu thực tập nghề nghiệp của sinh viên khác nhau Cácnghiên cứu chỉ ra rằng, mục tiêu thực tập cụ thể ở nhiều trường đại học thườngđược trình bày theo cấu trúc riêng nhưng đều nhằm giúp sinh viên tìm hiểu thực tếcông việc chuyên môn; giúp trang bị cho người học các kỹ năng về quản lý, kỹnăng nghề nghiệp; bồi dưỡng nâng cao tình cảm, đạo đức nghề nghiệp; và tạo điềukiện cho sinh viên vận dụng kiến thức chuyên môn đã học vào thực tế, làm việcthực tế để rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp ([10], [16], [47]) Khi đánh giá về mụctiêu của thực tập trong các trường sư phạm, nghiên cứu của Mỵ Giang Sơn (2014)cho rằng, mục tiêu của thực tập chưa được thiết lập khoa học, thiếu cập nhật [47].Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) cho rằng mục tiêu của mục tiêu củathực hành, thực tập trong ngành quản lý giáo dục là nhằm tìm hiểu môi trường thực

tế, tiếp cận, làm quen, tập làm các công việc liên quan đến chuyên môn đang học,củng cố lý thuyết chuyên môn đã được học cũng như kiến thức thực tế; rèn luyện

hệ thống kỹ năng, kỹ xảo nghề đã được trang bị; hình thành thái độ, phẩm chấtnăng lực nghề nghiệp đảm bảo đạt được những kiến thức, kỹ năng và thái độ đãđược xác định trong khung năng lực nghề nghiệp và các chuẩn đầu ra liên quan(chuẩn đầu ra chương trình đào tạo, chuẩn đầu ra môn học) [16] Nghiên cứu của

Lê Thị Hà Giang (2018) đã hệ thống hoá các mục tiêu của thực tập sư phạm trongđào tạo giáo viên mầm non bao gồm: quán triệt nguyên lý giáo dục “học đi đôi vớihành”, gắn lý thuyết với thực hành nhằm đáp ứng được các yêu cầu cơ bản củanghề nghiệp; Giúp sinh viên nắm và vận dụng được các kiến thức, kỹ năng cơ bảncủa nghề nghiệp; Giúp sinh viên nắm vững được hoạt động giáo dục và những yêucầu đặt ra đối với người giáo viên; Bồi dưỡng phẩm chất chính trị cho sinh viên; vàgiúp các chủ thể quản lý đào tạo giáo viên có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạogiáo viên mầm non [10]

Trang 30

Nhìn chung, các nghiên cứu trong và ngoài nước đều chỉ ra sự cần thiết cũngnhư những mục tiêu thực tập tốt nghiệp cụ thể Các mục tiêu thực tập tốt nghiệpđược đưa ra tương đối thống nhất, hầu hết đều nhằm mang lại lợi ích thiết thực chosinh viên và các bên liên quan Tuy nhiên, các mục tiêu cụ thể được đưa ra chưatheo một quy chuẩn chung, có khi quá hẹp hoặc quá rộng mà trong phạm vi thựctập tốt nghiệp khó đáp ứng nổi Các mục tiêu thực tập tốt nghiệp đối với ngànhquản trị kinh doanh chưa được nghiên cứu một cách hệ thống, đầy đủ, chưa nhắmtới mục tiêu đạt được các chuẩn đào tạo, khung năng lực nghề nghiệp đã công bố.

1.1.2 Nghiên cứu về nội dung và thời lượng thực tập tốt nghiệp theo tiếp

cận chuẩn đầu ra

Các nghiên cứu, quan điểm về các nội dung cần đưa vào hoạt động thực tậpnghề nghiệp cho sinh viên theo hướng tiếp cận khung năng lực và chuẩn đầu rađược khá nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước phản ánh Tại Liên Xô

và các nước Đông Âu trước đây, nghiên cứu về hoạt động thực hành, thực tập củasinh viên sớm được quan tâm (Gutsev, Ivanôv, Socôlôv, Kuzmina, Abdoullina ),theo thời gian được nghiên cứu chuyên sâu và trở thành hệ thống lý luận, kinhnghiệm vững chắc ở Đông Âu, Cộng hòa dân chủ Đức (Iacovalev, Babansky ), BaLan (Januskiewiez, Denhec, ) [54] Các nghiên cứu đã khẳng định tầm quan trọngcủa hoạt động thực hành, thực tập, tuy nhiên đó chỉ là những ý kiến ban đầu, những

đề xuất sơ bộ và một số thử nghiệm trong thực tiễn như Adboullina (1976) đã nhậnxét: “cho tới nay, thiếu hẳn một cơ sở khoa học của nội dung thực hành - thực tập,thiếu hẳn những tiêu chuẩn đánh giá thống nhất Điều đó dẫn đến chỗ một số ngườilàm công tác chỉ đạo thực hành đã xác định một cách chủ quan về nội dung vàphương pháp tổ chức thực hành - thực tập ” Tại các nước phương Tây, các nộidung thực tập dành cho khối ngành quản trị kinh doanh thường dựa trên mô hìnhnăng lực được mô tả trong chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo Năm 1982,

Boyatzis và các cộng sự đã đưa ra Mô hình năng lực của nhà quản lý bao gồm năm nhóm năng lực: 1) Quản lý mục tiêu và hành động; 2) Lãnh đạo; 3) Quản lý nguồn

nhân lực; 4) Chỉ đạo hoạt động của cấp dưới; và 5) Quan tâm đến những người xung quanh [87] Năm 1987, các chuyên gia quản lý giáo dục dựa trên 250 tiêu chí

về năng lực được đề xuất để xác định năng lực cần có của nhân sự quản lý Kếtquả có được khung năng lực

Trang 31

như sau: 1) Người điều khiển (Xác định tầm nhìn, lập kế hoạch và đạt mục tiêu; Thiết kế và tổ chức thực hiện; Ủy quyền có hiệu quả), 2) Người thực hiện (Làm

việc có năng suất; củng cố môi trường làm việc tốt; quản lý được thời gian và sự

căng thẳng (stress); 3) Người theo dõi (Theo dõi sự thực hiện của cá nhân; quản lý được sự thực hiện của tập thể; quản lý được sự thực hiện của tổ chức), 4) Người

thúc đẩy (Xây dựng các đội làm việc; Sử dụng cách ra quyết định tập thể; quản lý

xung đột), 5) Người đổi mới (Tư duy sáng tạo; Sống với sự thay đổi; Tạo ra sự thay đổi), và 6) Người môi giới (Xây dựng và củng cố một nền tảng quyền lực; Thương

thảo, thỏa thuận và cam kết; Trình bày các ý tưởng) [37] Năm 2010, Favia đã pháttriển mô hình năng lực cho các nhà quản trị bán hàng trong thị trường khách hàngdoanh nghiệp Kết quả cho thấy mô hình năng lực ban đầu cho các nhà quản trị bánhàng bao gồm 32 năng lực được gom vào thành sáu nhóm năng lực bao gồm: Xâydựng mối quan hệ, Lập kế hoạch, Giám sát, Chỉ đạo, Đánh giá và Khen thưởng[103] Đến năm 2013, Herbison đã sử dụng mô hình năng lực của Favia để tạo ramột danh sách những năng lực có khả năng học hỏi và hiệu quả nhất đối với cácgiám sát bán hàng trong ngành dịch vụ tài chính Các năng lực điển hình như sau:

Đạt được kết quả, Thúc đẩy văn hóa, Chăm sóc và quan tâm, Nhất quán, Chuyên tâm, và Quản lý mối quan hệ Các năng lực cốt lõi bao gồm: Huấn luyện, Truyền thông, Đào tạo và phát triển, Chịu trách nhiệm, và Xây dựng mối quan hệ Các

năng lực về Hành vi, kiến thức và kỹ năng được phân thành ba cấp độ năng lực:năng lực mẫu mực, năng lực cốt lõi, và năng lực tài nguyên không hiệu quả (nănglực chỉ được thể hiện bởi các nhà quản lý bậc trung) [114]

Boyatzis và các cộng sự khi nghiên cứu các chương trình đào tạo nguồnnhân lực quản lý đã chỉ ra 4 hạn chế của các chương trình đào tạo, nội dung thựchành, thực tập cho sinh viên: (1) Quá nặng về phân tích, không định hướng thựctiễn và hành động; (2) Thiếu và yếu trong phát triển kỹ năng quan hệ qua lại giữacác cá nhân; (3) Thiển cận, hạn hẹp, không có tiếp cận toàn diện tổng thể trongnhững giá trị và tư duy của nó; (4) Không giúp người học làm việc tốt trong cácnhóm và đội làm việc [86] Trên cơ sở đó, nhiều trường đại học trên thế giới (Mỹ,Anh, Úc, New Zealand, xứ Wales ) đã xây dựng chương trình đào tạo nhân lựcquản lý và quản lý đào tạo theo hướng “tiếp cận dựa trên mô hình năng lực” hay

“tiếp cận năng lực”, chú trọng vào kết quả đầu ra, tạo ra những linh hoạt trongviệc đạt tới kết quả đào

Trang 32

tạo, khả năng cho việc xác định một cách rõ ràng những gì cần đạt được và nhữngtiêu chuẩn cho việc đo lường các thành quả [114] Mô hình năng lực đã được phát

triển rộng khắp trên thế giới với Hệ thống chất lượng quốc gia về đào tạo nghề (National Vocational Qualifications - NVQs) ở Anh và xứ Wales, Khung chất

lượng quốc gia của New Zealand (New Zealend’s National Qualifications

Framework), Các tiêu chuẩn năng lực đào tạo được tán thành bởi Hội đồng đào tạo quốc gia Australia (National Training Board - NTB), và Hội đồng thư ký về Những

kĩ năng cần thiết phải đạt được (SCANS) và Những tiêu chuẩn kĩ năng quốc gia

(the National Skills Standards) ở Mỹ

Tại Việt Nam, chưa có nghiên cứu nào thực hiện về nội dung thực tập tốtnghiệp đối với sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra Ởcác ngành khác (an ninh nhân dân, công nghệ thông tin và đặc biệt là giáo dục vàquản lý giáo dục…), các nội dung thực tập nghề nghiệp được mô tả trực tiếp, khôngdựa trên mô hình như ở nước ngoài Cụ thể, một số trường đào tạo khối ngành sưphạm xác định nội dung thực hành - thực tập cho SV năm thứ 3 và thứ 4 gồm 02hoạt động chính: 1) thực hành - thực tập chuyên ngành; 2) thực hành - thực tậpgiảng dạy [16]; Trong khi đó, nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuyết Hạnh & Cs (2014)xác định rằng hoạt động thực hành, thực tập chuyên ngành quản lý giáo dục baogồm 03 nội dung: 1) Trải nghiệm thực tế về công việc trong tương lai; 2) Tìm hiểuhoạt động tác nghiệp của một chuyên viên/trợ lý quản lý giáo dục; 3) Thực hành tácnghiệp ở 1 vị trí công tác mà SV lựa chọn [12] Đối với thực tập sư phạm theo địnhhướng chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học, tác giả Mỵ Giang Sơn (2014) chorằng có 02 nhóm nội dung chính là thực tập dạy học và thực tập giáo dục với 15 nộidung cụ thể [47] Một số nghiên cứu khác về chuyên ngành quản lý giáo dục lại xácđịnh 02 nội dung của thực hành, thực tập cho chuyên ngành này là: 1) Tìm hiểuthực tiễn nghề nghiệp; 2) Rèn luyện nghiệp vụ quản lý với tư cách là một chuyênviên/trợ lý quản lý giáo dục [24], [26], [64] Ở các nghiên cứu trên, các tác giả đãtiếp cận, phân chia nội dung thực hành - thực tập ở các góc độ khác nhau nên nộihàm của chúng có nét khác nhau, tuy nhiên vẫn tập trung vào xác định hai nội dung

cơ bản của hoạt động thực hành - thực tập là tìm hiểu thực tiễn và thực hành các kỹnăng nghề của một chuyên viên quản lý; ít quan tâm đến hoạt động thực hànhnghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên hoặc nếu có thì còn chưa cân đối giữa nộidung rèn luyện nghiệp vụ quản lý với

Trang 33

nội dung nghiệp vụ chuyên môn cho sinh viên Nghiên cứu của Nguyễn Thị ThuHằng (2017) đề xuất nội dung của thực hành, thực tập đối với bậc đào tạo cử nhânngành quản lý giáo dục nên bao gồm: vận dụng các kiến thức lý thuyết cơ bản vềkhoa học quản lý; Hình thành các kỹ năng nghề theo khung năng lực nghề nghiệp,chuẩn đầu ra; Bồi dưỡng thái độ nghề nghiệp và tác phong quản lý; và Giải quyếtcác tình huống trong thực tiễn quản lý [16] Tác giả Lê Thị Hà Giang (2018) chorằng nội dung của thực tập sư phạm trong đào tạo giáo viên mầm non bao gồm: tìmhiểu thực tế môi trường làm việc; Thực tập các hoạt động hỗ trợ chuyên mônnghiệp vụ nghề nghiệp; Thực tập các hoạt động chuyên môn giảng dạy; và Viết báocáo thu hoạch [10].

Về thời lượng thực tập tốt nghiệp, các nghiên cứu của các tác giả trong vàngoài nước đã chỉ ra rằng thời gian cho thực tập tốt nghiệp không giống nhau giữacác quốc gia/các cơ sở đào tạo khác nhau Tại Hoa Kỳ, thời gian yêu cầu đối vớithực tập tốt nghiệp từ 6 tuần ở bang Louisiana cho tới một học kỳ hoặc nhiều hơn ởbang Minnesota và Wisconsin Trung bình, thời gian dành cho thực tập tốt nghiệptại các trường đại học ở Hoa Kỳ là từ 10 – 14 tuần, tương đương với một học kỳ[22], [29], [47] Ở Anh, sinh viên dành khoảng 24 tuần để thực tập Trong khi đó, ởHàn Quốc, sinh viên được yêu cầu thực tập toàn thời gian từ 4 đến 6 tuần trước khikết thúc chương trình học tập Ở Hồng Kông, sinh viên phải thực tập tốt nghiệp tốithiểu 8 đến 10 tuần Còn ở Úc, thời gian thực tập của sinh viên nằm trong khoảng

từ 80 ngày đến 100 ngày, tuỳ theo cơ sở đào tạo [49] Tại Việt Nam, các nghiêncứu chỉ ra rằng, thời gian thực tập tốt nghiệp ở các trường thường kéo dài từ 10 đến

16 tuần ([6], [30], [75])

1.1.3 Nghiên cứu về hình thức thực tập của sinh viên

Có nhiều nghiên cứu trên thế giới về các hình thức thực hành, thực tập củasinh viên Tại Đông Âu, theo Trần Anh Tuấn (1996), Arkhangensky đã phân loại

các hình thức thực hành ở trường đại học thành các dạng: Bài học thực hành (hay bài tập); Thực hành học tập; Thực hành sản xuất (thực tập nghề) (loại này bao gồm: thực tập làm quen (kiến tập), thực hành quy trình chuyên môn (thực hành hình thành kỹ năng, thao tác cơ bản) và thực hành cuối khóa (thực tập tốt nghiệp)

cần được triển

Trang 34

khai cho sinh viên trong quá trình học nhằm đảm bảo khả năng thích ứng với thựctiễn nghề nghiệp sau tốt nghiệp [54].

Ở phương Tây và Hoa Kỳ, ảnh hưởng của đường lối thực dụng (hành dụng)dựa trên cơ sở các thành tựu Tâm lý học hành vi và Tâm lý học chức năng (Watson,Pojoux, Skinner ) để lại những dấu ấn, hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao nhậnthức và tổ chức huấn luyện các kỹ năng thực hành cho sinh viên Hệ thống đào tạobậc đại học ở các nước phương Tây rất chú trọng đến hoạt động thực hành - thựctập của sinh viên, chú ý hình thành vững chắc các kỹ năng cơ bản của các hànhđộng ngay trong khi sinh viên học từng phần lý thuyết [83], “thay vì học thuộclòng một loạt khái niệm, phạm trù rồi chờ đến kỳ thực tập mới “vận dụng”, sinhviên được “tập” hình thành các thao tác cơ bản ngay trong quá trình học lý luận”[54, tr 20]; “giáo dục chính là bản thân cuộc sống” (Education is life itself) nên nhàtrường không thể tách khỏi hoạt động thực tiễn và kiến thức không thể áp đặt từbên ngoài Giáo dục phải là quá trình của người học chứ không phải của người dạy[50]

Nghiên cứu của Johnson (2018) cho thấy, trên thế giới hiện nay, xu hướngthực tập quốc tế (International internship) và thực tập ảo (virtual internship) đã vàđang trở thành lựa chọn thay thế phổ biến cho thực tập truyền thống được cung cấptrong nhiều trường đại học, cao đẳng đào tạo khối ngành kinh doanh [111] TheoZhang (2012), xu hướng toàn cầu hóa đã tạo ra một thế giới cần năng lực liên vănhóa trong giao tiếp, kinh nghiệm làm việc và hiểu biết Thông qua việc tham giathực tập quốc tế, sinh viên có thể đạt được những kỹ năng này cùng với cảm giác tựtin và độc lập mà họ không thể có được trong một kỳ thực tập tại quê nhà [136]

Tuy nhiên, thực tập quốc tế có những ràng buộc cao về khả năng tài chính vàvật chất đối với sinh viên, đây là điều kiện để xuất hiện hình thức thực tập tốtnghiệp ảo Sự gia tăng trong học tập trực tuyến và tác động ngày càng tăng củanhững hạn chế này đã góp phần làm tăng sự phát triển của hình thức thực tập tốtnghiệp ảo trong giáo dục đại học (Ruggiero & Boehm, 2016) Thực tập ảo giúptrang bị cho sinh viên những kỹ năng cần thiết để làm việc từ xa và cộng tác trựctuyến trong môi trường quốc tế, những kỹ năng mà họ rất có thể sẽ cần nhiều hơnnữa trong cuộc sống chuyên nghiệp trong tương lai của họ [129] Thực tập ảo cũngcung cấp sự linh hoạt hơn trong lịch trình làm việc, nhưng thường khiến cảm giác

Trang 35

bị cô lập khi làm việc trong

Trang 36

một dự án lớn với các mục tiêu được xác định rõ ràng Nhận biết những hạn chếnày cho phép giáo viên hướng dẫn thiết lập các thỏa thuận với sinh viên thực tập đểhình thành các phương tiện và cách thức giao tiếp nhất quán để hỗ trợ sự cộng táctrong suốt thời gian thực tập ảo [129] Ngoài ra, Vriens (2015) lưu ý rằng việc có

sự tương tác với nhiều nhân viên của một công ty trong thời gian thực tập ảo giúpsinh viên phát triển các kỹ năng xã hội hóa và năng lực văn hóa Thực tập ảo manglại giá trị cho giáo dục, và nhiều tổ chức bắt đầu nhận ra chúng là những hình thứchọc tập trải nghiệm quan trọng trong việc phát triển các kỹ năng và năng lực củasinh viên [129]

Tại Việt Nam, nhiều tác giả đã đề cập đến hình thức thực hành - thực tập củasinh viên tại các CSĐT Trong các nghiên cứu của Đỗ Văn Hiếu (2017) và NguyễnThị Thu Hằng (2017), hình thức thực tập tốt nghiệp của sinh viên tại các trường đạihọc ở Việt Nam thường được thực hiện theo hai hình thức:

+ Tập trung, có hoặc không có giảng viên hướng dẫn làm trưởng đoàn: đây

là hình thức truyền thống, có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực tập đểthực hiện các nội dung thực tập theo quy định của trường và ngành Theo hình thứcnày, SV được tổ chức thành các đoàn thực tập về thực tập tại một cơ sở thực tập,tập trung trong một khoảng thời gian nhất định ([16], [20], [47])

+ Không tập trung: theo hình thức này, cơ sở đào tạo gửi thẳng sinh viênxuống cơ sở thực tập trong một thời gian dài với sự hướng dẫn của giảng viênhướng dẫn của cơ sở đào tạo và cán bộ hướng dẫn tại cơ sở thực tập ([16], [20],[47])

Ngoài hai hình thức thực tập như đã nêu ở trên, một số trường đại học khốingành kinh doanh còn áp dụng hình thức cho sinh viên nghiên cứu thị trường, hiệntrường rồi viết báo cáo phân tích ([6], [48], [74])

1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra

Các nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý hoạt động thực tập tốtnghiệp trong những năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: lập kế hoạch,lãnh đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốtnghiệp Trong một số công trình ở nước ngoài, khi đề cập đến vấn đề vị trí, vai trò

Trang 37

của hoạt động thực tập tốt nghiệp và quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinhviên trong

Trang 38

đào tạo nguồn nhân lực QTKD, các tác giả chỉ mới đưa ra những yêu cầu về nhữngnăng lực cần phải có của người làm công tác QTKD, chưa xác định được phươngthức quản lý Các nghiên cứu về quản lý thực tập tốt nghiệp tại Việt Nam chủ yếuđược phân chia theo các nội dung chức năng của quản lý: hoạch định, lãnh đạo và

tổ chức thực tập tốt nghiệp, và đánh giá kết quả thực hành, thực tập [16]

Ở trong nước, một số nghiên cứu đã được thực hiện cho thấy việc xây dựng

và công bố chuẩn đầu ra dựa trên tiếp cận năng lực đang là xu thế được các cơ sởđào tạo quan tâm thực hiện nhằm mục đích tổ chức đào tạo đáp ứng nhu cầu đơn vịtuyển dụng và xã hội ([13], [14], [19], [37]) Các nghiên cứu cho thấy đào tạo nghềtheo hướng chuẩn đầu ra có vai trò hết sức quan trọng và là xu thế mà các cơ sở đàotạo nghề quan tâm thực hiện Chuẩn hóa, hiện đại hóa chính là con đường để nângcao chất lượng giáo dục Quản lý dựa vào chuẩn đã được chứng minh là có hiệuquả thông qua kinh nghiệm của một số nước trên thế giới Quản lý dựa vào chuẩn

là quản lý phát triển [13], [52] Quản lý hoạt động thực hành, thực tập theo địnhhướng của chuẩn đầu ra được một số tác giả đề cập, nhưng mới chỉ dừng lại ở địnhhướng, ý tưởng Nhiều tác giả đã vận dụng Chuẩn, dùng Chuẩn làm “hệ quy chiếu”

để xác định các kỹ năng nghề tức là xác định nội dung mà sinh viên phải được họctập, hình thành, rèn luyện trong quá trình thực hành - thực tập ([12], [16], [26],[47], [64])

1.2.1 Nghiên cứu về công tác xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp

Các nghiên cứu trên thế giới về công tác xây dựng kế hoạch thực tập tốtnghiệp thường chú trọng đến vấn đề hiệu quả của chương trình thực tập DanielJackel (2011) cho rằng thiết kế một chương trình thực tập hiệu quả bao gồm nhiềuyếu tố khác nhau Khi lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp, người lập kế hoạch phảiphát triển các mục tiêu của chương trình thực tập [110] Theo Robert Kelly (1986),

để đạt được các mục tiêu đề ra trong thiết kế chương trình thực tập, chương trìnhthực tập phải thích nghi với môi trường thực tập thực tế mà sinh viên tiếp cận Đểđảm bảo hoạt động thực tập tốt nghiệp đạt kết quả cao, việc thiết kế chương trìnhthực tập phải cân nhắc sự tham gia và trông đợi của các bên liên quan trong quátrình thực tập: sinh viên, giảng viên hướng dẫn, doanh nghiệp, nhà tài trợ, ngườiđiều phối và cơ sở đào tạo [123]

Trang 39

Jackel (2011) nhấn mạnh việc xem xét vai trò của giảng viên hướng dẫn vàkiểm tra đánh giá hoạt động thực tập của sinh viên khi thiết kế một chương trìnhthực tập hiệu quả Ông cho rằng người lập kế hoạch cần đặt ra những câu hỏi saukhi xây dựng kế hoạch thực tập tốt nghiệp:

+ Sinh viên có cần giám sát và tư vấn thường xuyên trong quá trình thực tậptốt nghiệp?

+ Sinh viên sẽ phản ứng thế nào với sự khuyến khích và / hoặc phê bình củamột người nào đó ngoài lĩnh vực học thuật?

+ Việc kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên sẽ đượctiến hành như thế nào?

+ Liệu các nội dung thực tập hiện tại của sinh viên có phù hợp với các mô tảcông việc của nhà tuyển dụng tiềm năng? [110]

Trong nghiên cứu của mình, Nguyễn Thị Thu Hằng (2017) cho rằng, các cơ

sở đào tạo chuyên ngành quản lý giáo dục tại Việt Nam chưa làm tốt việc thiết lậpmục tiêu thực hành thực tập khi lập kế hoạch Cụ thể, các cơ sở đào tạo trong khixây dựng mục tiêu thực hành, thực tập cho SV thường không xác định mục tiêuchung cho kế hoạch tổng thể, chỉ tập trung thiết lập mục tiêu riêng lẻ cho từng họcphần; từ đó nội dung thực hành, thực tập chưa đầy đủ, toàn diện, thiếu sự thốngnhất, xuyên suốt cả quá trình, có những nội dung trùng lặp, thiếu sự cập nhật, dẫnđến việc hiệu quả thực hành, thực tập chưa cao [16] Tác giả Mỵ Giang Sơn (2014)cũng cho rằng công tác xây dựng nội dung thực tập khi lập kế hoạch thực tập sưphạm của nhiều trường cũng còn chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, toàn diện, còn việc xâydựng nội dung thực tập trong kế hoạch cũng không giống nhau ở các CSĐT [47].Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào ớ trong nước cũng như trên thế giới đượcthực hiện có liên quan đến công tác xây dựng kế hoạch thực tập cho sinh viênngành quản trị kinh doanh

1.2.2 Nghiên cứu về lãnh đạo và tổ chức thực tập nghề nghiệp

Trên thế giới, nhiều quốc gia đang chuyển từ phương thức thực tập trongnhững khoảng thời gian nhất định ở cơ sở thực tập sang phương thức tổ chức cho

SV khối ngành sư phạm thực tập thường xuyên tại cơ sở, nhằm nâng cao tay nghềcho SV trước khi tốt nghiệp Trường đại học California tại Davis (Hoa Kỳ) tổ chức

Trang 40

hoạt

Ngày đăng: 02/05/2021, 17:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w