Để thực hiện được yêu cầu đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM QUỐC LUYẾN
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 9.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Hà Nội - 2021
Trang 2Công trình này được hoàn thành tại HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS Đỗ Thị Lệ Hằng
PGS.TS Nguyễn Khắc Hùng
Phản biện 1: PGS.TS Trần Thị Tuyết Oanh
Đơn vị công tác: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Phản biện 2: PGS.TS Trần Thị Minh Hằng
Đơn vị công tác: Học viện Quản lý giáo dục
Phản biện 3: PGS.TS Phạm Văn Sơn
Đơn vị công tác: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học Xã hội vào hồi…….giờ…… ngày……tháng ……năm 2021
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Thư viện Học viện Khoa học xã hội
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong hoạt động đào tạo ở các trường đại học, ngoài việc trang bị kiến thức cho sinh viên, thì việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV ngay từ khi còn ngồi trên ghế giảng đường là hết sức quan trọng và cần thiết, là cơ
sở để nâng cao chất lượng đào tạo
Thực tập tốt nghiệp là hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của người học tại môi trường làm việc thực tế sau khi đã được trang bị hệ thống kiến thức lý thuyết và chuyên môn nghiệp vụ ở cơ sở đào tạo trước khi tốt nghiệp Đây là học phần không thể thiếu trong quá trình đào tạo bậc đại học cho sinh viên nói chung, sinh viên ngành quản trị kinh doanh nói riêng bởi những lợi ích mà quá trình thực tập mang lại Để hoạt động thực tập của sinh viên ngành QTKD đạt hiệu quả tốt thì cần có sự quản lý hoạt động này
từ phía Hiệu trưởng, ban giám hiệu và các phòng ban của nhà trường Trong giáo dục đại học, để phát triển đúng hướng, đảm bảo chất lượng
và nâng cao chất lượng đào tạo, cần thiết phải thực hiện chuẩn hóa Hiện nay, các trường đại học đều đã công bố chuẩn đầu ra và quản lý các hoạt động đào tạo theo tiếp cận chuẩn đầu ra Tuy nhiên, việc quản lý quá trình đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo các chuẩn đầu ra đó ở các trường đại học (trong đó có ngành QTKD) đã thực sự được thực hiện đúng và đem lại hiệu quả thực tiễn như thế nào thì chưa có nhiều công trình nghiên cứu tại Việt Nam phản ánh, vì vậy cần được tiếp tục nghiên cứu Mặc dù mới xuất hiện ở Việt nam từ đầu những năm 1990, ngành QTKD đã trở thành một trong những ngành đang được nhiều trường đại học đào tạo Tuy nhiên, chất lượng đào tạo nguồn nhân lực QTKD tại Việt Nam chưa đáp ứng được những yêu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân QTKD để đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội Để thực hiện được yêu cầu
đó, bên cạnh các giải pháp nâng cao chất lượng quản lý đào tạo nói chung, cần thiết phải có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra cho sinh viên ngành QTKD Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào về vấn
Trang 4đề này được thực hiện tại Việt Nam nói chung, thành phố Hồ Chí Minh nói riêng
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài “Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra” được chọn nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD bậc đại học, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của các doanh nghiệp và xã hội
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng quan tình hình nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra
- Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
- Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này
- Đề xuất một số giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra, và thử nghiệm một giải pháp
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
3.2 Phạm vi nghiên cứu
3.2.1 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, xuất phát từ tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, luận án tập trung nghiên cứu các nội dung quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM gồm: lập
Trang 5kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
3.2.2 Giới hạn về không gian nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN trình độ đại học ngành QTKD hệ chính quy ở một số CSĐT đại học tại TP.HCM: ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế - Luật; ĐH Mở TP.HCM và ĐH Văn Hiến; Nghiên cứu hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại các loại hình doanh nghiệp tại TP.HCM và các tỉnh lân cận
3.2.3 Giới hạn về khách thể điều tra, khảo sát của luận án
Tổng số khách thể khảo sát: 722 người Trong đó, cán bộ quản lý giáo dục: 50 người; giảng viên: 110 người; cán bộ quản lý và cán bộ hướng dẫn sinh viên tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162 người; sinh viên và cựu sinh viên: 400 người
3.2.4 Giới hạn về chủ thể quản lý
Nghiên cứu này xác định chủ thể chính là Ban Giám hiệu, Ban lãnh đạo khoa đào tạo/Bộ môn chuyên ngành QTKD của các CSĐT và các chủ thể khác là chủ thể phối hợp
3.2.5 Giới hạn về phạm vi thời gian
Dữ liệu đánh giá thực trạng hoạt động đào tạo từ năm 2015 đến năm
2019, khảo sát và thử nghiệm giải pháp đề xuất trong năm 2019
3.2.6 Tổ chức thử nghiệm
Việc tiến hành tổ chức thử nghiệm giải pháp được thực hiện tại Khoa QTKD trường Đại học Tài chính - Marketing và Khoa Kinh tế trường Đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận án được thực hiện dựa trên các cách tiếp cận nghiên cứu sau: Tiếp cận chuẩn đầu ra; Tiếp cận chức năng quản lý; Tiếp cận hoạt động; và Tiếp cận hệ thống
4.2 Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
Các nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây được phối hợp sử dụng trong quá trình nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu văn bản tài liệu;
Trang 6Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi; Phương pháp phỏng vấn sâu; Phương pháp thử nghiệm;và Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
4.3 Câu hỏi nghiên cứu
Luận án được thực hiện nhằm trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1 Việc nghiên cứu quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD được tiếp cận từ quan điểm khoa học nào? Cơ
sở lý luận của quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra là gì?
2 Thực trạng quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra hiện nay ra sao?
3 Có những yếu tố nào ảnh hưởng tới hiệu quả quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra?
4 Những giải pháp quản lý nào cần được thực hiện để nâng cao chất lượng hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra?
4.4 Giả thuyết nghiên cứu
Nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụng đồng bộ các giải pháp quản lý hoạt động TTTN theo tiếp cận chuẩn đầu ra một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn thì có thể nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành QTKD tại các trường đại học ở TP.HCM
5 Đóng góp mới của luận án
5.1 Về mặt lý luận
Luận án đã xây dựng được khung lý thuyết nghiên cứu về quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra ở các trường đại học Trong đó, gồm các khái niệm công cụ và các vấn đề lý luận
về hoạt động TTTN của sinh viên QTKD, quản lý hoạt động TTTN của sinh viên QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này Từ cách tiếp cận chuẩn đầu ra và tiếp cận chức năng quản lý, nghiên cứu đã cụ thể hoá những nội dung quản lý như xây dựng kế hoạch; tổ chức hoạt động; lãnh đạo, chỉ đạo; kiểm tra, đánh giá hoạt động TTTN của sinh viên
Trang 75.2 Về mặt thực tiễn
Luận án đã phân tích, đánh giá được thực trạng hoạt động TTTN và quản lý hoạt động TTTN của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra; thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động này Trên cơ sở kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận án đề xuất được 5 giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại TP.HCM theo tiếp cận chuẩn đầu ra
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1 Về mặt lý luận
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung một số vấn đề lý luận
về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
6.2 Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là tài liệu tham khảo giúp các nhà lãnh đạo các cơ sở đào tạo đại học vận dụng vào công tác quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra Đây cũng là tài liệu tham khảo bổ ích đối với việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về quản lý đào tạo, quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp ở các trường đại học, học viện
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được bố cục thành 04 chương: Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu; Chương 2 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Chương 3 Thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra; và Chương 4 Giải pháp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD tại thành phố Hồ Chí Minh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Trang 8Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH
VIÊN THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA
1.1 Các nghiên cứu về hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về hoạt động thực tập tốt nghiệp trong những năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: mục tiêu, nội dung và hình thức thực tập tốt nghiệp
1.2 Các nghiên cứu về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Các nghiên cứu trong và ngoài nước về quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp trong những năm qua tập trung vào các nội dung chủ yếu như: lập
kế hoạch, lãnh đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, và kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp
1.3 Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu vấn đề
Một số luận điểm chung đã được các nghiên cứu trước đây tập trung phân tích bao gồm:
- Thực tập tốt nghiệp là hoạt động giữ vai trò quan trọng trong hình thành kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên Tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên là nội dung thiết yếu trong việc hoàn thiện quy trình đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo đại học
- Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành QTKD cần phải đổi mới, hoàn thiện theo hướng tiếp cận hiện đại
- Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của SV ngành QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra cần được thực hiện đồng bộ từ các khâu: lập
kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo và kiểm tra đánh giá thực tập tốt nghiệp phù hợp với đặc trưng nghề nghiệp, khung năng lực và chuẩn đầu ra ngành học
Trang 9Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN QUẢN TRỊ KINH
DOANH THEO TIẾP CẬN CHUẨN ĐẦU RA
2.1 Chuẩn đầu ra thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh
Chuẩn đầu ra là những yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp mà sinh viên đạt được sau khi hoàn thành chương trình đào tạo, được
cơ sở đào tạo ca m kết với người học, nhà tuyển dụng và xã hội Hay nói cách khác, chuẩn đầu ra chính là thành quả học tập dự kiến mà chúng ta nhìn thấy được trên đối tượng giáo dục của mình và nó phải được cụ thể đến mức thành những nội dung có thể giảng dạy được
Chuẩn đầu ra tiêu biểu chương trình đào tạo ngành QTKD bao gồm các lĩnh vực kiến thức, kỹ năng và thái độ gắn với các kỹ năng cụ thể
Căn cứ vào chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và yêu cầu thực tế hoạt động đào tạo tại đơn vị, chủ thể quản lý hoạt động TTTN bổ sung, điều chỉnh học phần TTTN trong khung chương trình đào tạo trong phạm vi điều chỉnh cho phép Vì vậy, chuẩn đầu ra học phần thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD cũng dựa trên chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của ngành, với đầy đủ các yêu cầu về mục tiêu thực tập, kiến thức, kỹ năng, thái độ tương ứng
2.2 Hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
2.2.1 Khái niệm
Hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra là hệ thống các hoạt động trong môi trường làm việc thực tế của sinh viên trước khi tốt nghiệp dưới sự hướng dẫn của GVHD và CBHD tại cơ sở thực tập nhằm hệ vận dụng kiến thức đã được học để củng cố kiến thức, hình thành và phát triển kỹ năng và thái độ nghề nhiệp, qua đó đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
2.2.2 Vai trò và ý nghĩa của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Hoạt động TTTN có vai trò củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng, thái độ của sinh viên trước khi tốt nghiệp
Trang 10TTTN theo tiếp cận CĐR là khâu đào tạo thực hành góp phần thực hiện nguyên lý giáo dục, gắn lý thuyết với thực hành, lý luận với thực tiễn trong quá trình đào tạo trình độ đại học ngành QTKD; Giúp SV vận dụng tri thức chuyên môn, nghiệp vụ vào thực tiễn, tập làm các công việc chuyên môn; qua đó hình thành, rèn luyện, củng cố năng lực thực hành nghề nghiệp; Hình thành tính kỷ luật, tự giác, thói quen và nề nếp học tập của SV, rèn luyện phẩm chất đạo đức, tình cảm nghề nghiệp cho SV; Giúp các cơ sở đào tạo tự kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm đào tạo
2.2.3 Mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Mục tiêu của hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra được chia thành mục tiêu chung
hệ với doanh nghiệp
2.2.5 Quy trình và hình thức thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Nhìn chung, các bước cơ bản trong quy trình thực tập tốt nghiệp bao gồm:
- Bước 1: Chuẩn bị hoạt động thực tập tốt nghiệp
- Bước 2: Thực hiện hoạt động thực tập tốt nghiệp tại đơn vị thực tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực tập tốt nghiệp
Việc tổ chức thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành quản trị kinh doanh thường áp dụng một trong hai hình thức: Hình thức gửi thẳng, không tập trung; và Theo hình thức phối hợp Trong đó, hình thức phối hợp có thể được chia ra thành 2 hình thức cụ thể hơn là: Tập trung theo đoàn, có trưởng
Trang 11đoàn là GVHD trực tiếp xuống đơn vị thực tập; và Bán tập trung (tổ chức theo nhóm, GVHD không xuống CSTT)
2.2.6 Kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra phải đảm bảo các nội dung, yêu cầu sau:
- Đáp ứng được các yêu cầu trong kiểm tra, đánh giá TTTN;
- Thực hiện kiểm tra, đánh giá các nội dung hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Kết quả đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp phải: Bảo đảm sự chính xác; Bảo đảm sự công bằng; và Phản ánh đúng trình độ, năng lực của SV
2.3 Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
2.3.1 Khái niệm
Quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra là tập hợp các tác động có tổ chức, có mục đích, có định hướng và có kế hoạch của chủ thể quản lý hoạt động TTTN đến khách thể quản lý thông qua việc thực hiện các chức năng quản lý nhằm đạt được mục tiêu TTTN của sinh viên QTKD, đáp ứng các yêu cầu của chuẩn đầu ra ngành đào tạo
2.3.2 Phân cấp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
Phân cấp quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên QTKD tại các trường đại học được thực hiện cụ thể tới: Hiệu trưởng và Ban giám hiệu; Các Phòng chức năng; Trưởng khoa/bộ môn chuyên ngành; Giảng viên hướng dẫn thực tập
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tiếp nhận sinh viên ngành QTKD đến thực tập tốt nghiệp (gọi chung là cơ sở thực tập), phân cấp quản lý được thực hiện như sau: Ban lãnh đạo các CSTT và Cán bộ hướng dẫn tại CSTT
2.3.3 Lập kế hoạch thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Được thực hiện theo các bước: Đánh giá tình hình thực tế quản lý hoạt động TTTN của nhà trường; Thiết lập mục tiêu hoạt động thực tập tốt
Trang 12nghiệp; Xem xét các tiền đề cho việc thực hiện mục tiêu TTTN; Xây dựng nội dung hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra; Xây dựng các biện pháp để thực hiện các nội dung thực tập tốt nghiệp; và Xây dựng các kế hoạch phụ trợ
2.3.4 Tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Công tác tổ chức hoạt động thực tập tốt nghiệp cho sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra gồm các nhóm biện pháp quản lý sau: Xây dựng cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động TTTN; Tổ chức nhân sự
và sắp xếp nguồn lực quản lý hoạt động TTTN; và Phối hợp hoạt động của các bộ phận trong quản lý hoạt động TTTN
2.3.5 Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra
- Quyết định hình thức tổ chức thực tập tốt nghiệp;
- Xây dựng quy trình tổ chức thực hiện thực tập tốt nghiệp;
- Ban hành các quyết định/quy định, văn bản tổ chức thực hiện kế hoạch thực tập tốt nghiệp;
- Tổ chức phổ biến, triển khai các quyết định, quy định, tài liệu hướng dẫn thực tập tốt nghiệp;
- Thực hiện các quyết định, quy định, tài liệu hướng dẫn thực tập tốt nghiệp;
- Thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát thường xuyên, động viên khuyến khích trong quá trình quản lý hoạt động TTTN;
- Thực hiện chế độ thi đua, khen thưởng, kỷ luật kịp thời
2.3.6 Kiểm tra đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên theo tiếp cận chuẩn đầu ra
- Lập kế hoạch kiểm tra thường xuyên theo suốt quy trình hoạt động TTTN và bao hàm tất cả các thành tố của quá trình TTTN;
- Kiểm tra việc xây dựng và thực hiện mục tiêu hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Kiểm tra việc xây dựng nội dung và lựa chọn hình thức hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Kiểm tra việc lập kế hoạch thực hiện các nội dung hoạt động thực tập tốt nghiệp;
Trang 13- Kiểm tra việc xây dựng cơ cấu tổ chức và quy định chức năng, nhiệm
vụ cho các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động TTTN;
- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí, chỉ báo (các minh chứng, các
mô tả, chỉ số) kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Kiểm tra việc tổ chức, chỉ đạo các khâu trong quy trình thực tập tốt nghiệp;
- Kiểm tra hoạt động sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện các nhiệm vụ thực tập tốt nghiệp;
- Phát hiện, điều chỉnh các sai lệch trong hoạt động thực tập tốt nghiệp;
- Xác định vai trò của GV hướng dẫn đối với việc đánh giá năng lực nghề nghiệp của sinh viên
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
- Chương trình đào tạo
- Chất lượng giảng dạy các học phần chuyên môn nghề nghiệp
- Nhận thức và thái độ của sinh viên thực tập
- Phương pháp và hình thức hướng dẫn, cách thức đánh giá kết quả thực tập tốt nghiệp
- Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giảng viên hướng dẫn
- Chủ thể quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp
- Các văn bản, quy chế quy định về thực tập tốt nghiệp
- Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động thực tập
- Quan hệ giữa cơ sở đào tạo với cơ sở thực tập
Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CỦA SINH VIÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THEO TIẾP CẬN
CHUẨN ĐẦU RA 3.1 Tổ chức và phương pháp nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên
3.1.1 Tổ chức nghiên cứu
- Giai đoạn thiết kế công cụ nghiên cứu
- Giai đoạn điều tra chính thức: để tìm hiểu thực trạng hoạt động TTTN
Trang 14các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động TTTN của SV QTKD theo tiếp cận chuẩn đầu ra
- Địa bàn khảo sát: tại một 6 đại học tại Thành phố Hồ Chí Minh: trường Đại học Kinh tế TP.HCM, trường Đại học Kinh tế - Luật, trường Đại học Tài chính - Marketing, trường Đại học Mở TP.HCM, trường Đại học Kinh
tế - Tài chính TP.HCM và trường Đại học Văn Hiến
- Khách thể khảo sát: Giai đoạn xây dựng bộ công cụ nghiên cứu là 100 người, bao gồm: 50 cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên và 50 sinh viên; Giai đoạn khảo sát thực tế là 722 người, được chia thành ba nhóm: + Cán bộ quản lý, giảng viên giảng dạy và tham gia hướng dẫn thực tập tốt nghiệp cho sinh viên ngành QTKD tại các cơ sở đào tạo: 160 người + Cán bộ quản lý doanh nghiệp và cán bộ hướng dẫn sinh viên thực tập tốt nghiệp tại các đơn vị tiếp nhận sinh viên tới thực tập: 162 người + Sinh viên đang thực tập tốt nghiệp, cựu sinh viên: 400 người
3.1.2 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Phương pháp phỏng vấn sâu
Phương pháp xử lý số liệu thống kê
3.2 Thực trạng hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
3.2.1 Nhận thức về hoạt động thực tập tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị kinh doanh theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Nhìn chung các khách thể khảo sát đều đề cao vai trò của hoạt động thực tập tốt nghiệp, khẳng định hoạt động thực tập tốt nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong việc rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho SV theo chuẩn đầu
ra Các khách thể khảo sát khẳng định ý nghĩa của hoạt động TTTN là giúp
SV vận dụng tri thức chuyên môn, nghiệp vụ vào thực tiễn, tập làm các công việc chuyên môn; qua đó hình thành, rèn luyện, củng cố năng lực thực hành nghề nghiệp
3.2.2 Thực hiện mục tiêu hoạt động thực tập tốt nghiệp theo tiếp cận chuẩn đầu ra
Các khách thể khảo sát chưa đánh giá cao mức độ thực hiện mục tiêu thực tập tốt nghiệp ở cả mục tiêu chung và ở các mục tiêu cụ thể Lý do là