Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 Đánh giá hiện trạng xả thải và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020 luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Trang 1MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG vi
DANH MỤC HÌNH viii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2
3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 4
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4
6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE 7
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 7
1.1.1 Vị trí địa lý 7
1.1.2 Đặc điểm địa hình 8
1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng 8
1.1.4 Đặc điểm khí hậu 9
1.1.5 Đặc điểm thủy văn nguồn nước 10
1.1.6 Đặc điểm tài nguyên sinh vật 12
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 12
1.2.1 Dân số - dân cư 12
1.2.2 Giáo dục, văn hóa và y tế 14
Trang 21.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội 16
1.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đến năm 2020 23
CHƯƠNG II : TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 32
2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước mặt sông Ba Lai tỉnh Bến Tre 32
2.1.1 Cấp nước cho sinh hoạt 32
2.1.2 Cấp nước cho hoạt động sản xuất công nghiệp và làng nghề 33
2.1.3 Cấp nước cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi 33
2.1.4 Cấp nước phục vụ nuôi trồng thủy sản 34
2.2 Diễn biến chất lượng nước trên sông, kênh, rạch trên địa bàn Huyện 34
2.2.1 Tình hình chất lượng nguồn nước mặt trên nhánh sông Ba Lai 34
2.2.1.1 Diễn biến chất lượng nước mặt trên sông Ba Lai 35
2.2.1.2 Diễn biến chất lượng nước kênh, rạch trên địa bàn Huyện 40
2.2.2 Nhận xét chung 46
CHƯƠNG III : CÁC NGUYÊN NHÂN CHÍNH TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT VÀ DỰ BÁO TÌNH HÌNH XẢ THẢI ĐẾN NĂM 2020 VÀO SÔNG BA LAI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 48
3.1 Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước mặt 48
3.1.1 Các nguyên nhân tự nhiên 48
3.1.2 Các nguyên nhân nhân tạo 50
3.1.2.1 Ô nhiễm nguồn nước do sinh hoạt 50
3.1.2.2 Ô nhiễm do hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp 52
3.1.2.3 Ô nhiễm do hoạt động nông nghiệp và chăn nuôi 53
3.1.2.4 Ô nhiễm do hoạt động nuôi trồng thủy sản 55
Trang 33.1.2.5 Ô nhiễm do hoạt động xây dựng và giao thông thủy 55
3.2 Hiện trạng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn Huyện 56
3.2.1 Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở các cụm dân cư 57
3.2.2 Hiện trạng xả thải ở các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất, làng nghề 60
3.2.3 Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sở chăn nuôi, trồng trọt 63
3.3 Dự báo lượng xả thải nước thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện đến năm 2020 67
3.3.1 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm dân cư trên địa bàn huyện 67
3.3.2 Dự báo tải lượng xả thải của các cơ sở chăn nuôi và trồng trọt 69
3.3.3 Dự báo tải lượng xả thải ở cụm công nghiệp 72
3.4 Tác động đến môi trường do nước thải 74
CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM 75
4.1 Đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt 75
4.1.1 Biện pháp xây dựng cơ sở dữ liệu để bảo vệ môi trường nước trên địa bàn huyện Giồng Trôm 75
4.1.2 Giải pháp về nguồn lực con người, tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường 76
4.1.3 Các biện pháp chung để hạn chế xâm nhập mặn 77
4.1.4 Các biện pháp kỹ thuật 78
4.1.4.1 Tăng cường công tác quan trắc chất lượng môi trường nước 78
4.1.4.2 Tăng cường khảo sát nguồn thải ở thượng lưu sông 79
4.2 Xây dựng quy định xả thải nước thải 79
4.2.1 Quy định xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhận 79
Trang 44.2.2 Biện pháp pháp lý 80
4.2.3 Biện pháp kinh tế 81
4.3 Các biện pháp hỗ trợ khác 82
4.3.1 Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường 82
4.3.2 Nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý môi trường huyện Giồng Trôm 84 CHƯƠNG V : KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 86
5.1 KẾT LUẬN 86
5.2 KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Trang 6DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ cấu dân số năm 1995 – 2007 13
Bảng 1.2: Dự kiến các chỉ tiêu ngành trồng trọt năm 2010 - 2020 24
Bảng 1.3: Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 - 2020 26
Bảng 1.4: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2010 - 2020 27
Bảng 1.5: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp năm 2010 - 2020 29
Bảng 2.1: Lưu lượng nước máy cung cấp cho xã 33
Bảng 2.2: Vị trí thu mẫu nước mặt 35
Bảng 2.3: Vị trí thu mẫu nước kêng, rạch chính trên địa bàn Huyện 40
Bảng 3.1: Các nguyên nhân tự nhiên ảnh hưởng đến môi trường nước 48
Bảng 3.2: Hiện trạng xả thải nước thải sinh hoạt ở 4 xã dọc sông Ba Lai 57
Bảng 3.3 : Tính toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất 58
Bảng 3.4: Hệ số ô nhiễm do nước thải sinh hoạt đưa vào môi trường (khi chưa xử lý)
59 Bảng 3.5 : Tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt 59
Bảng 3.6: Hiện trạng xả thải ở các cơ sở sản xuất trên địa bàn 4 xã giáp sông Ba Lai 61
Bảng 3.7 : Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý) 61
Bảng 3.8 : Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sản xuất thực phẩm 61 Bảng 3.9: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp làng nghề 62
Trang 7Bảng 3.10: Hiện trạng xả thải nước thải ở các cơ sơ chăn nuôi 63
Bảng 3.11: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (chưa xử lý) 64
Bảng 3.12: Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi 64
Bảng 3.13: Hiện trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật 65
Bảng 3.14: Tổng lượng phân và thuốc BVTV thải vào môi trường 66
Bảng 3.15: Tính toán tải lượng ô nhiễm do phân bón và thuốc BVTV 66
Bảng 3.16: Dự báo tình hình xả thải nước thải sinh hoạt đến năm 2020 68
Bảng 3.17 :Dự toán lượng nước thải sinh hoạt xả thải vào kênh, rạch và đất 68
Bảng 3.18: Dự báo tải lượng ô nhiễm nước thải sinh hoạt đến năm 2020 69
Bảng 3.19: Dự báo tình hình xả thải nước thải chăn nuôi đến năm 2020 70
Bảng 3.20: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi (chưa xử lý) 70
Bảng 3.21: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải chăn nuôi năm 2020 70 Bảng 3.22: Dự báo lượng phân và thuốc BVTV thải vào môi trường đến năm 2020 71 Bảng 3.23: Dự báo tải lượng ô nhiễm do phân bón và thuốc BVTV 72
Bảng 3.24: Dự báo lượng nước thải tại các cụm công nghiệp đến năm 2020 72
Bảng 3.25: Dự báo lượng nước xả thải của cụm công nghiệp Phong Nẫm 73
Bảng 3.26: Nồng độ trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải từ các cụm công nghiệp, làng nghề (chưa xử lý) 73
Bảng 3.27: Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải ở cụm công nghiệp 73
Trang 8DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ vị trí huyện Giồng Trôm 7
Hình 1.2: Biểu đồ diện tích đất trồng các loại cây năm 2011 19
Hình 2.1: Biểu diễn thông số pH chất lượng nước mặt 36
Hình 2.2: Biểu diễn thông số SS chất lượng nước mặt 36
Hình 2.3: Biểu diễn thông số Fe chất lượng nước mặt 37
Hình 2.4: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước mặt 37
Hình 2.5: Biểu diễn thông số N-NH 4 chất lượng nước mặt 38
Hình 2.6: Biểu diễn thông số N-NO 3 chất lượng nước mặt 38
Hình 2.7: Biểu diễn thông số BOD 5 chất lượng nước mặt 39
Hình 2.8: Biểu đổ biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước mặt 39
Hình 2.9: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước mặt 40
Hình 2.10:Biểu diễn thông số pH trong chất lượng sông 41
Hình 2.12: Biểu diễn thông số Fe trong chất lượng nước sông 42
Hình 2.13: Biểu diễn thông số Mn trong chất lượng nước sông 43
Hình 2.14: Biểu diễn thông số N-NH 4 trong chất lượng nước sông 36
Hình 2.15: Biểu diễn thông số N-NO 3 trong chất lượng nước sông 44
Hình 2.16: Biểu diễn thông số BOD 5 trong chất lượng nước sông 44
Trang 9Hình 2.17: Biểu diễn thông số COD trong chất lượng nước sông 36 Hình 2.18: Biểu diễn thông số Coliform trong chất lượng nước sông 36
Hình 3.1: Tình hình xả thải nước thải sinh hoạt của người dân ở xã Châu Hòa
và Phong Mỹ 51 Hình 3.3: Hiện trạng mô hình cầu cá ở xã Phong Nẫm 52
Hình 3.4: Hiện trạng hoạt động của các cơ sở sản xuất dọc hai bên bờ kênh Chẹt Sậy 53
Hình 3.5: Thực trạng xả thải từ hoạt động chăn nuôi và trồng lúa 54 Hình 3.6: Hiện trạng nuôi trồng thủy sản tại các xã dọc sông Ba Lai 55
Hình 3.7: Hiện trạng hoạt động giao thông thủy trên địa bàn huyện ở sông Chẹt Sậy 56 Hình 3.8: Tình hình sử dụng và xả thải nước sinh hoạt của 4 xã 60 Hình 3.9: Tình hình xả thải ở 1 cơ sở sản xuất cơm dừa ở xã Phong Mỹ 63
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Bến Tre là một trong những tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Tây Nam,nằm ở hạ lưu Sông Cửu Long, được bồi đắp do phù sa của 4 nhánh sông là: sôngTiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên giáp với nhiều tỉnh thànhnhư: Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rácnhững giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừngchồi và những dãi rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông Nhìn từ trên caoxuống, Bến Tre có hình rẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớnnhư hình nan quạt xòe rộng ở phía Đông
Bốn con sông, gồm sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông, sông Cổ Chiên
đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trongtỉnh Cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàuđạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu củamột vùng đất cù lao sông nước Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệthống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn Từ môitrường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các vùngxung quanh Trong vài năm gần đây với chính sách thu hút đầu tư phát triển, nềnkinh tế của tỉnh đã có những thay đổi lớn trong cơ cấu kinh tế, thu nhập GDP củatỉnh tăng lên, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa ở Bến Tre tăng nhanh Trên địabàn tỉnh có nhiều khu công nghiệp mọc lên, phần lớn là các cơ sở công nghiệp vàtiểu thủ công nghiệp tập trung ở gần các nhánh sông như: sông Hàm Luông, sông
Ba Lai, sông Cổ Chiên, Tốc độ tăng trưởng nhanh,tạo điều kiện thúc đẩy tăngtrưởng chung nền kinh tế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các khu côngnghiệp mới đang được xây dựng, hoạt động thương mại ở Bến Tre ngày càng pháttriển Tất cả các yếu tố trên dẫn tới khối lượng chất thải, nước thải đưa vào môitrường tỉnh ngày càng nhiều, vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến khí thải, chất
Trang 11thải rắn và đặc biệt là môi trường nước mặt sông, kênh rạch và nhánh sông Ba Laicũng chung tình trạng ô nhiễm trên.
Trước vấn đề về tài nguyên môi trường cấp bách trên, để bảo vệ môi trường và
sử dụng hợp lý tài nguyên tỉnh Bến Tre, nhất là môi trường nước mặt ngày càng ônhiễm trầm trọng cần phải thực hiện đồng thời các chương trình bảo vệ môi trường
Vì vậy đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai trên địa bàn huyện giồng Trôm tỉnh Bến Tre đến năm 2020” là
điều cần thiết và mang tính thực tiễn nhằm kiểm soát, quản lý và bảo vệ môi trường,đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân và cho cả sự phát triển đầu tư trongthời gian tới
2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Trên thế giới hiện nay, tài nguyên nước được coi là nguồn tài nguyên chiếnlược và việc quản lý, sử dụng bền vững lưu vực sông được ưu tiên hàng đầu, là mộttrong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống của con người cũng như mọi cơ thểsinh vật, nếu không có nước thì không thể tồn tại sự sống Cùng với việc gia tăngdân số và phát triển kinh tế xã hội, gia tăng nhu cầu sử dụng nước đồng thời cũnglàm ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước
Nhiều dòng sông lớn trên thế giới đã bị ô nhiễm trầm trọng : sông Hằng ở Ấn
Độ, sông Nile ở Châu Phi, sông Hoàng Hà ở Trung Quốc,…và những ô nhiễm này
do quá phát triển kinh tế - xã hội gây ra, từ lý do trên mà các nước nỗ lực nghiêncứu giải quyết vấn đề ô nhiễm theo điều kiện thực tế của từng khu vực Các nhàkhoa học các nước đều hướng đến phát triển bền vững, quy hoạch luôn liên kết chặtchẽ với con người, môi trường và tài nguyên thiên nhiên Rất nhiều các giải phápđược nghiên cứu áp dụng trong đó giải pháp quản lý luôn gắn bó với giải pháp kỹthuật và công nghệ thích hợp : áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến để đạtnồng độ giới hạn cho phép trước khi xả vào nguồn tiếp nhận Xử lý nước thải từnguồn, ứng dụng khả năng tự làm sạch của nguồn nước v.v…
Với ý nghĩa thực tế trên, ở Việt Nam tại nhiều tỉnh thành trong cả nước đã vàđang tiến hành các dự án liên quan đến điều kiện xả thải vào các nguồn tiếp nhận
Trang 12chính, với đặc trưng của điạ phương nhằm áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam
có hiệu quả thiết thực:
Dự án ‘‘Xây dựng những quy chuẩn xả thải nước vào nguồn tiếp nhận chínhcủa tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu’’ được thực hiện bởi: Viện nước và công nghệmôi trường Thành Phố Hồ Chí Minh (Weti) năm 2005 Nội dung cơ bản làxây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn trong điều kiện cụ thể của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu trên cơ sở đó hình thành các quy định xả thải thích hợp, khi ápdụng TCVN 5945:2005 – nước thải công nghiệp
Dự án ‘‘Điều tra, thống kê các nguồn nước thải xả ra sông/suối, đánh giámức độ ô nhiễm, dự báo và đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường trên rạchTây Ninh và sông Vàm Cỏ Đông’’ do Viện Môi Trường và Tài Nguyên thựchiện
Dự án ‘‘Đánh giá chất lượng nước sông Tiền, sông Hậu ở một số vùng dân
cư của tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long’’ do Thịnh Thị Hương, Trần Bích Ngọc,Trần Bảo Thanh và cộng sự thực hiện năm 2006, với mục đích mô tả và đánhgiá chất lượng nước của các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh nước sông Tiền, sôngHậu ở tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long và Cần Thơ
Đề tài “Nghiên cứu đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của các sôngchính trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” do Lâm Thị Thu Oanh thực hiện năm 2008với mục đích đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, xả thải vào các nguồntiếp nhận chính và phân vùng chất lượng nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinhphục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường của tỉnh
Đề tài “Điều tra đánh giá phân vùng xả thải nước thải vào nguồn tiếp nhậntrên địa bàn tỉnh Đồng Tháp” do Lê Thị Thủy Triều thực hiện năm 2011, vớimục đích qui hoạch về việc xả thải vào các nguồn tiếp nhận trên địa bàn tỉnhĐồng Tháp nhằm phục vụ công tác quản lý và bảo vệ môi trường
Trang 133 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Thông qua các kết quả điều tra, khảo sát trên thực tế, đánh giá hiện trạng xảthải và tải lượng ô nhiễm nguồn nước sông Ba Lai trên địa bàn huyện GiồngTrôm Với mục tiêu bảo vệ nguồn nước mặt “lòng - hồ - sông Ba Lai” tránh ônhiễm từ các nguồn xả thải trên địa bàn huyện Giồng Trôm đến năm 2020
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra, đánh giá xả thải của tất cả cácnguồn thải vào sông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh BếnTre
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn bởi 4 xã nằm dọc bên nhánhsông Ba Lai trên địa bàn huyện Giồng Trôm thuộc tỉnh Bến Tre gồm các xã:Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình Do 4 xã trên nằm dọc bênsông Ba Lai sử dụng nguồn nước mặt từ sông Ba Lai và cũng chính là nguồntiếp nhận xả thải
Thời gian thực hiện : 31/05 – 07/09/2011
5 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thu thập thông tin số liệu về điều kiện kinh tế - xã hội, khí tượng thủy văncác quy hoạch phát triển kinh tế xã hội và quy hoạch ngành trên địa bànhuyện Giồng Trôm
Hiện trạng xả thải nước thải và các nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nướcmặt trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Đánh giá tình hình xả thải nước thải ở các cơ sở sản xuất, cụm công nghiệp,tiểu thủ công nghiệp, làng nghề, nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, khu đô thị
và cụm dân cư trên địa bàn huyện Giồng Trôm tỉnh Bến Tre
Dự báo, đề xuất các biện pháp quản lý và bảo vệ nguồn nước mặt trên địabàn huyện Giồng Trôm đến năm 2020
Trang 146 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp tài liệu: thu thập các thông tin tư
liệu liên quan đến nội dung của dự án: điều kiện tự nhiên, KT-XH, hiện trạngchất lượng môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, công nghiệp, tiểu thủcông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, các nguồn tiếp nhận,…
Phương pháp kế thừa: kế thừa chọn lọc các kết quả nghiên cứu đã có về
hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt, các nguồn thải vào môi trườngnước mặt; hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàntỉnh, các số liệu thủy văn dòng chảy, các loại bản đồ có liên quan,…
Phương pháp điều tra khảo sát thực địa: khảo sát thực tế đánh giá hiện
trạng các nguồn thải, hoạt động công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, nuôitrồng thủy sản, xác định các vị trí lấy mẫu,…
Phương pháp thống kê, xử lý số liệu, thông tin: sử dụng để phân tích và xử
lý một cách hệ thống các nguồn số liệu về điều kiện tự nhiên, môi trường vàkinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, cũng như các nguồn số liệu phục vụ chocông tác phân vùng xả thải nước thải
Phương pháp lấy mẫu, phân tích chất lượng nước mặt và nước thải: thu
mẫu nước (tại mỗi điểm các mẫu nước được thu riêng và bảo quản riêng chocác mục đích: phân tích các kim loại nặng, phân tích vi sinh, phân tích cácchất ô nhiễm khác), phân tích tại hiện trường, phân tích trong phòng thínghiệm
Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số ô nhiễm (WHO): sử dụng để ước
tính nhanh tải lượng, lưu lượng và đánh giá nồng độ của các chất gây ônhiễm từ các hoạt động khác nhau, phục vụ cho việc đánh giá hiện trạng chấtlượng nước
Phương pháp so sánh quy chuẩn với môi trường Việt Nam: sử dụng
QCVN 24: 2009/BTNMT và các QCVN 11, 12, 13: 2008/BTNMT để đánhgiá mức độ tác động môi trường trên cơ sở so sánh với các mức giới hạn quy
Trang 15định trong các tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường Việt Nam ban hành áp dụng(so sánh với ngưỡng chịu tải về các tính chất vật lý, hóa học và sinh học củamôi trường)
Phương pháp đánh giá lưu lượng, tải lượng ô nhiễm từ nước thải: dựa
theo số liệu dân cư, quy hoạch phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và
hệ số phát thải nước thải của dân cư, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để đánhgiá lưu lượng và tải lượng ô nhiễm do nước thải của các nguồn thải này ởhiện tại và dự báo đến năm 2020
Trang 16CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
HUYỆN GIỒNG TRÔM TỈNH BẾN TRE.
lao Bảo, gần như là trung tâm
của tỉnh Bến Tre, có tổng diện
huyện ven biển Bình Đại 28 km, Hình 1.1: Bản đồ vị trí huyện Giồng Trôm
Thạnh Phú 29 km (theo các tuyến đường tỉnh và đường huyện vượt sông Ba Lai,Hàm Luông) So với các huyện khác trong tỉnh, huyện Giồng Trôm được thành lậptrễ nhất và có ranh giới chung là sông Ba Lai và các mặt tiếp giáp với các huyệnsau:
Phía Đông giáp huyện Ba Tri
Phía Tây giáp thị xã Bến Tre và huyện Châu Thành
Phía Nam giáp huyện Mỏ Cày
Phía Bắc giáp huyện Bình Đại
Giồng Trôm là một trong 8 đơn vị hành chánh cấp huyện thị của tỉnh, là huyện
có địa bàn tiếp giáp với thị xã trung tâm kinh tế - văn hóa của tỉnh, toàn huyện có 1thị trấn và 21 xã: Mỹ Thạnh, Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa, Châu Bình, Lương
Trang 17Quới, Lương Phú, Bình Thành, Bình Hòa, Tân Thanh, Tân Hào, Tân Lợi Thạnh,Long Mỹ, Thuận Điền, Thạnh Phú Đông, Phước Long, Sơn Phú, Hưng Long, Hưng
Lễ, Hưng Nhượng, Lương Hòa
1.1.2 Đặc điểm địa hình
Nền đất của huyện Giồng Trôm được cấu tạo bởi phù sa của hai con sông lớnsông Ba Lai và sông Hàm Luông, ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một mạng lướisông ngòi chằn chịt, cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho cho sinh hoạt, tướitiêu và cả công nghiệp
Chạy dọc theo huyện là những giồng cát, những cù lao do sự lắng đọng củaphù sa hình thành nên chính vì vậy Giồng Trôm là huyện có lợi thế về địa hình cónền nông nghiệp đa dạng và đất vườn chiếm 45% diện tích đất toàn tỉnh Nhìnchung đại hình là bằng phẳng, trong đó các giồng cát có cao trình trên 1,5 m; vùngven sông Ba Lai có cao trình 0,7-1,5 m (vùng sát bờ sông có cao trình 1,3-1,5 m vàgiảm nhanh còn 0,7-0,8 m trong nội đồng); vùng ven sông Hàm Luông có cao trình1,5 m tại Sơn Phú và giảm dần còn 0,8 m tại Hưng Lễ
Vùng giữa 2 đê sông có cao trình tương đối phức tạp, từ sông Bến Tre đến
TT Giồng Trôm, cao trình trong khoảng 1,0-1,3 mét, trong đó ven sông Bến Trecao 1,2-1,3 m và thấp dần hướng về phía Đông; qua khỏi TT Giồng Trôm, địa hìnhgiảm nhanh còn 0,7-0,8m với những vùng trũng cục bộ có cao trình 0,6m
1.1.3 Đặc điểm thổ nhưỡng
Trên địa bàn huyện Giồng Trôm có 5 nhóm đất chính là nhóm đất phù sa, đấtphèn, đất mặn, đất cát và đất xáo trộn với 14 loại đất
Nhóm đất phù sa chiếm 18,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 6 loại đất, phân
bố tại khu vực Tây Bắc của huyện; độ phì từ khá đến cao, thành phần cơ giới nặng,giàu mùn đạm, kali khá, nghèo lân dễ tiêu, dung tích hấp thu và độ no baz cao, thíchnghi canh tác lúa nước và kinh tế vườn trong điều kiện lên liếp
Nhóm đất phèn chiếm 6,5% diện tích tự nhiên, bao gồm 4 loại đất, phân bốchủ yếu tại khu vực phía Đông Nam, hầu hết có tầng sinh phèn sâu trên 50 cm; đất
Trang 18giàu mùn đạm và kali nhưng pH và độ bazơ thấp, nghèo lân, thích nghi canh tác lúanước, trong điều kiện lên liếp phải qua cải tạo và có biện pháp canh tác hợp lý
Nhóm đất mặn chiếm 1,3% diện tích tự nhiên, bao gồm 2 loại đất, phân bốtại các xã Hưng Nhượng, Hưng Lễ, thành phần cơ giới nặng, kém thuần thục, giàumùn đạm và ka li, nghèo lân dễ tiêu, bị nhiễm mặn trung bình và ít theo mùa, dungtích hấp thu và độ no baz cao, thích nghi canh tác lúa hoặc có thể ngăn mặn lên liếp
Nhóm đất cát chiếm 0,9% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất phân bố tại
Tân Lợi Thạnh, thành phần cơ giới nhẹ, nghèo mùn và dinh dưỡng, dung tích hấpthu thấp, thoát nước tốt, phổ thích nghi rộng đối với cây trồng cạn hàng năm và câylâu năm
Nhóm xáo trộn chiếm 59,4% diện tích tự nhiên, bao gồm 1 loại đất, phân bốtrên khắp địa bàn huyện; độ phì từ trung bình đến cao tùy vào loại đất trước khi lênliếp, thích nghi kinh tế vườn
1.1.4 Đặc điểm khí hậu
Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lạinằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên có nhiệt độ cao và ít có sự biến đổitrong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 260C – 270C Khí hậu chia thành 2 mùa
rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 nămsau Tháng nóng nhất là vào tháng 5 nhiệt độ 29,10C, tháng mát nhất là vào tháng 12nhiệt độ khoảng 25,20C
Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng Ánh sáng,nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát triển của cây trồng, vật nuôi.Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng
ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanhnăm
Là một huyện nằm trong tỉnh nên huyện Giồng Trôm mang đầy đủ tính chấtkhí hậu trên Trở ngại lớn nhất của huyện là nông nghiệp vào mùa khô, lượng nước
từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nộiđịa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng
Trang 191.1.4.1 Ảnh hưởng nhiệt độ
Nhiệt độ của Huyện cũng tương đối cao và ổn định, nhiệt độ bình quân năm
là 26o7-27o1, đủ cho sự phát triển cây trồng và vật nuôi Tháng nóng nhất là tháng4-5 nhiệt độ trung bình vào khoảng 29oC Tháng ít nóng nhất là 12, trung bìnhkhoảng 25oC Chênh lệch nhiệt độ tối đa giữa các tháng vào khoảng 3o3-3o5
1.1.4.2 Ảnh hưởng độ ẩm
Giồng Trôm có một hệ thống kênh rạch, sông ngòi chằng chịt, do đó có độ
ẩm trong không khí tương đối cao và sự chênh lệch độ ẩm trung bình giữa tháng ẩmnhất và tháng ít ẩm nhất vào khoảng 15% Trong tháng mùa khô từ tháng 12 đếntháng 4, độ ẩm trung bình từ 83 - 90% Độ ẩm nhỏ nhất thường xảy ra vào tháng 12
1.1.4.4 Ảnh hưởng gió
Hướng gió chủ đạo trong mùa mưa là Tây và Tây Nam, vận tốc 2,2 m/s,trong mùa khô là Đông, đông Bắc và Đông Nam, vận tốc 2,4 m/s, tốc độ trung bìnhcấp 3 – 4
Gió chướng là loại gió có hướng Đông Bắc đến Đông Nam, có ảnh hưởngđến sản xuất nông nghiệp, gây trở ngại cho trồng trọt nhất là các huyện ven biển.Gió này chủ yếu là gió mùa Đông Bắc, có lúc cường độ gia tăng mạnh
1.1.5 Đặc điểm thủy văn nguồn nước
1.1.5.1 Dòng chảy
Sông Ba Lai là một con sông lớn tại tỉnh Bến Tre, là ranh giới tự nhiên giữa
cù lao An Hóa và cù lao Bảo Vốn là một phân lưu trực tiếp của sông Tiền tại xã
Trang 20Phú Túc, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre; nhưng vào khoảng đầu thế kỷ 20 dòngchảy từ sông Tiền đến địa phận xã An Hóa (huyện Châu Thành, Bến Tre) bị phù sabồi đắp nên ngày càng nông và hẹp Ngày nay, nguồn nước của sông Ba Lai chủyếu từ sông Mỹ Tho sang qua kênh An Hóa Bắt đầu từ vị trí ngã tư kênh An Hóatại xã An Hóa, sông chảy về hướng Đông Nam đổ ra biển Đông tại cửa Ba Lai, nằmgiữa hai huyện Bình Đại và Ba Tri Tuy nhiên, do dòng chảy của sông Ba Lai yếunên không đẩy được phù sa dạt từ cửa Đại vào cửa Ba Lai Từ đó cửa Ba Lai cũng
bị phù sa bồi đắp và dòng chảy sông Ba Lai bị nghẽn ở đầu ra cửa biển Do đó sông
Ba Lai đang dần dần trở thành dòng sông “chết”
Sông có chiều dài khoảng 55km, xuyên qua huyện Châu Thành, và làm ranhgiới tự nhiên giữa huyện Bình Đại, Giồng Trôm và Ba Tri
Hiện nay cửa sông Ba Lai bị lấp dòng bởi đập Ba Lai, và thay vào đó là cống
Ba Lai Cống đập Ba Lai có mục tiêu ngăn mặn, tạo nguồn nước ngọt, thau chua rửaphèn, cải tạo đất tự nhiên phía thượng nguồn, trong đó đất canh tác nông nghiệp,cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện Bình Đại, Ba Tri, Giồng Trôm, Châu Thành
và thị xã Bến Tre
1.1.5.2 Chế độ thủy văn
Hiện nay, ở đồng bằng Sông Cửu Long mực nước ngầm đang suy giảm vềchất lượng do việc khai thác và sử dụng nước dưới đất chưa hợp lý Bên cạnh đó,tình trạng sạt lở bờ sông, thay đổi dòng chảy, ô nhiễm môi trường,… do hoạt độngkhai thác cát, sỏi lòng sông diễn ra trong những năm gần đây
Địa bàn huyện Giồng Trôm nằm giữa sông Hàm Luông (đoạn chảy quahuyện dài 24 km, lưu lượng 3.360 m3/s vào mùa lũ và 829 m3/s vào mùa kiệt), sông
Ba Lai (18 km) và sông Bến Tre (5,8 km); ngoài ra, dòng chảy quan trọng trong khuvực nội địa của huyện là sông Giồng Trôm (16 km) Tổng chiều dài sông rạch trênđịa bàn là 640 km với mật độ khá dày (2,1 km/km2), trong đó có 64 km sông rạchchính
Điều kiện thủy văn các sông rạch trên địa bàn hoàn toàn chịu ảnh hưởng chế
độ bán nhật triều không đều biển Đông; chân triều trên sông Hàm Luông dao động
Trang 21từ 80 - 120 cm và tháng 4 và từ 120 -160 cm vào tháng 10; đỉnh triều 120 -160 cm;biên độ triều thường xuyên trong khoảng 200 -250 cm, thuận lợi cho tưới tiêu; thờigian truyền triều từ Hưng Lễ đến Sơn Phú trong khoảng 1 giờ.
1.1.6 Đặc điểm tài nguyên sinh vật
Về tài nguyên sinh vật, đáng chú ý nhất là tài nguyên thủy sinh vùng nướcngọt và ngọt pha lợ trên các thủy vực sông Hàm Luông, sông Ba Lai, sông GiồngTrôm tương đối đa dạng; đồng thời, diện tích bần lá ven các sông rạch cũng còn khánhiều
Tóm lại, về điều kiện tài nguyên tự nhiên, địa bàn huyện Giồng Trôm cónhững lợi thế sau:
Giồng Trôm là huyện nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh Bến Tre và nằm sát
TX Bến Tre, thuận lợi cho phát triển thương mại - dịch vụ sau khi các kết cấu
hạ tầng quan trọng trên địa bàn tỉnh Bến Tre hoàn thành
Giồng Trôm nằm trong vùng trung gian nước ngọt - mặn, tài nguyên nôngnghiệp đa dạng, thích nghi với nhiều hệ thống canh tác, trong đó ưu thế làkinh tế vườn trên nền vườn dừa kết hợp với chăn nuôi và còn nhiều tiềm năngphát triển trong tương lai (nâng cao chất lượng và hiệu quả khai thác tổng hợpkinh tế vườn, phát triển chăn nuôi theo hướng nuôi tập trung quy mô lớn, pháttriển thủy sản mương vườn…)
Phần lớn địa bàn có địa hình bằng phẳng, thuận lợi cho việc bố trí các côngtrình thủy lợi ngọt hóa cải tạo đất, xây dựng các hệ thống canh tác nôngnghiệp tập trung theo hướng thâm canh và đa dạng hóa cây trồng vật nuôi
1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Dân số - dân cư
Dân số huyện Giồng Trôm tăng chậm, từ 180.546 người năm 1995 tăng lên Năm 2000 - 183.000 người, tăng bình quân 0,27%/năm
Năm 2005 - 189.941 người, tăng bình quân 0,75%/năm trong 5 năm gần đây
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần từ 1,73% năm 1995 còn 1,21% năm 2000
Trang 22và 0,90% năm 2005 Dân số giảm cơ học rất lớn trong những năm 1996 -2001,nhưng trong những năm gần đây giảm ít đi, chủ yếu là đi làm công nơi khác nhưngkhông cắt hộ khẩu tại địa phương Đến năm 2007, dân số trên địa bàn huyện là186.692 người, giảm 0,86%/năm do số dân cư chuyển đến cư trú tại địa bàn khác.Dân số đô thị: nhìn chung tăng chậm, vào khoảng 0,39%/năm trong giai đoạn1996-2000, riêng trong 5 năm gần đây tốc độ tăng khá hơn (0,57%/năm) Dân số đôthị năm 2005 chỉ bằng 1,05 lần năm 1995.
Dân số nông thôn: tăng chậm bình quân 0,26%/năm trong giai đoạn
1996-2000 và 0,76%/năm trong 5 năm gần đây Dân số nông thôn năm 2005 bằng 1,05lần năm 1995
Cơ cấu dân số đô thị - nông thôn năm 1995 là 5,7% - 94,3%, đến năm 2000 là5,8% - 94,2%, năm 2007 là 5,9% - 94,1% cho thấy tỷ lệ đô thị hóa rất thấp và hầunhư không thay đổi
Bảng 1.1: Cơ cấu dân số năm 1995 - 2007
(Nguồn : Tình hình kinh tế xã hội Bến Tre 2011)Mật độ dân số trung bình tăng từ 579 người/km2 năm 2000 lên 598người/km2 năm 2007 Từ 1995 - 2007, dân số Huyện chỉ tăng có 6.146 người, bình
quân tăng 512 người/năm, cho thấy huyện không có sức hút dân số
Do không có sức hút về dân số ở khu vực thành thị, dân số trên địa bànhuyện được phân bố đều ở 21 xã Với cơ cấu trên dân số của 4 xã dọc sông Ba Laichiếm tỷ lệ lớn là dân số nông thôn, Phong Nẫm có tổng số dân là 5 968 người,Phong Mỹ có tổng số dân là 5.738người, Châu Hòa có tổng số dân là 9.325người
và Châu Bình là 9.241người
1.2.2 Giáo dục, văn hóa và y tế
Trang 23- Giáo dục
Mạng lưới trường lớp được sắp xếp, điều chỉnh và phát triển rộng khắp, đãxóa lớp học 3 ca, xóa hầu hết phòng tạm mượn, xây được một số trường đạt chuẩnquốc gia, cải thiện một bước đáng kể hệ thống cơ sở giáo dục Tuy nhiên các côngtrình xây dựng trường đạt chuẩn đang bị đình trệ do thiếu kinh phí Huyện đã có 10trường đạt chuẩn quốc gia
Đội ngũ cán bộ quản lý được tập trung đào tạo và nâng chuẩn Giáo viên ởcác cấp học cơ bản đã được chuẩn hóa, khiến chất lượng giáo dục và kết quả học tậpđược nâng lên rõ rệt, học sinh giỏi ngày càng tăng, học sinh bỏ học tuy còn cao ởbậc Trung học cơ sở nhưng nhìn chung thì giảm dần Tuy nhiên đến nay huyện vẫncòn ở trong tình trạng chung của Tỉnh là thừa giáo viên Tiểu học, thiếu giáo viêncác môn giáo dục công dân, tin học, nhạc, hội họa, thể dục bậc Trung học, nhất là ởcấp THPT, tỉ lệ giáo viên đã được chuẩn hóa trên 99%
Về đào tạo huyện có 01 Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, hằngnăm khoảng 700 học sinh, 01 Trung tâm Dạy nghề, một số cơ sở dạy nghề tư nhân
và các cơ sở truyền thống đã truyền nghề cho lao động đến tham gia làm việc, hàngnăm khoảng trên 3.000 lao động
- Về văn hóa:
Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở xã - thị trấn vàgia đình văn hóa được phát triển sâu rộng, có tác dụng giáo dục, hình thành nếpsống văn hóa cá nhân, cộng đồng, đẩy lùi dần các tập tục lạc hậu Phát huy qui chếdân chủ ở cơ sở, tạo sự đoàn kết thống nhất cao để thực hiện nhiệm vụ phát triểnkinh tế - xã hội của huyện Trong những năm qua, ngành văn hóa thông tin củahuyện Giồng Trôm đã đạt được một số thành quả, chất lượng công tác được nânglên nhưng chưa đạt yêu cầu do thiếu trang thiết bị và thiếu nhân sự Huyện hiện có
01 Trung tâm VHTT - TDTT quy mô nhỏ và đang xuống cấp, 01 Nhà văn hóa thiếunhi mới được xây dựng, 20/22 Hội trường văn hóa xã xây dựng kiên cố và trang bị
đủ, và 15/22 Bưu điện văn hóa xã Đến nay Huyện có 34.943 gia đình văn hóa (đạt75,47%), 64 ấp - khu phố văn hóa và 1 xã văn hóa
Trang 24Toàn huyện hiện có 1 thư viện, cơ sở nhỏ hẹp, chưa đủ tiêu chuẩn, số bản sách khálớn (4.000 đầu sách) nhưng chưa phong phú về thể loại Hầu hết các trường đều cóthư viện riêng, chủ yếu là sách giáo khoa phục vụ cho giáo viên học sinh
- Về y tế:
Hệ thống cơ sở y tế công của huyện Giồng Trôm được hình thành rộng khắp
ở 2 tuyến, gồm có: 1 bệnh viện đa khoa và 1 Trung tâm y tế dự phòng tại Thị trấn,
2 phòng khám khu vực tại Tân Hào và Phước Long, 23 trạm y tế xã Ngoài ra trênđịa bàn Huyện còn có 30 phòng mạch Tây y, 13 phòng răng, 53 nhà thuốc tây và 22
cơ sở y học dân tộc Nhìn chung, mạng lưới y tế tuy đã phủ kín toàn Huyện nhưngcác cơ sở y tế đều chật hẹp, xuống cấp, không đạt chuẩn, thiếu phòng Số giườngbệnh/1 vạn dân là 10,3; số bác sĩ/1 vạn dân là 2,21, trong đó còn 2 xã chưa có bác
sĩ
Triển khai thực hiện các chương trình y tế quốc gia tại địa phương đều đạtchỉ tiêu Công tác khám chữa bệnh không ngừng được nâng cao, chú trọng hơntrong việc khám chữa bệnh miễn phí đối với người nghèo và đối tượng chính sách.Huyện đã chỉ đạo kịp thời, chặt chẽ trong việc phòng chống dịch cúm H5N1, H1N1,dịch sốt xuất huyết và tiêu chảy cấp do phẩy khuẩn tra gây ra; khống chế được cácdịch bệnh nguy hiểm Do điều kiện môi trường (thoát nước và thải rác) và nguồnnước, Huyện vẫn còn nhiều dịch bệnh như sốt rét, thương hàn, lỵ amib, trực trùng nhưng nhờ thực hiện tốt các chương trình y tế cộng đồng, các chương trình quốc gia
về phòng chống, nên tình hình dịch bệnh trên địa bàn trong 5 năm qua giảm đáng
kể, đạt và vượt chỉ tiêu của ngành đề ra Riêng sốt xuất huyết vẫn còn tình trạng ổdịch kéo dài nhiều tháng
Công tác truyền thông giáo dục về dân số ở Phong Nẫm, Phong Mỹ, ChâuBình, Châu Hòa được thực hiện thường xuyên, đi vào chiều sâu với nhiều hình thứcsinh động mang tính chiến lược, nhiều mô hình truyền thông tư vấn lồng ghép dịch
vụ kế hoạch hóa gia đình đạt kết quả cao Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng có chiều hướnggiảm, năm 2005 còn 19,5% Bảo hiểm y tế đã được triển khai tại 21/22 trạm y tế xã,ngoại trừ tại Thị trấn Việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế luôn bị vượt trấn, gặpkhó khăn do quyết toán không đủ chi phí
Trang 251.2.3 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
Giồng Trôm là một huyện thuộc tỉnh Bến Tre gần trung tâm thị xã của tỉnh,
có nhiều thuận lợi về kinh tế, giao thông thủy, lẫn đường bộ Vì vậy trong 05 nămqua, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện không ngừng pháttriển, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội của Huyện, tạo ranhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu, góp phần giải quyết việclàm, xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao động Gía trị sản xuất côngnghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 2010 đạt 498,51 tỷ đồng, tăng 1,7 lần so năm2006; mức tăng bình quân là 6,8%/năm Cơ sở sản xuất và lao động trong các ngànhnghề không ngừng tăng lên Toàn Huyện hiện có 4.289 cơ sở, với 10.560 lao động,tăng 350 cơ sở và 3.025 lao động so năm 2006 Một số ngành nghề sản phẩm tăngnhư: xay xát gao, thủy sản các loại, cưa xẻ gỗ, cung cấp điện, giầy da, cơ khí, xâydựng, nước đá, … đều có bước phát triển đáng kể
1.2.3.1 Công nghiệp
Phát triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới công nghiệpchế biến nông, lâm, thuỷ sản và các dịch vụ Các làng nghề, tiểu thủ công nghiệpcũng ngày càng phát triển hơn, tạo nhiều việc làm công nhân, tăng thu nhập và đẩynhanh cơ cấu kinh tế của cả Huyện
Huyện Giồng Trôm có sản lượng lúa, mía, dừa, … khá lớn trong tỉnh BếnTre, nhưng chủ yếu là cung cấp nguyên liệu cho các địa phương lân cận, phần phục
vụ cho công nghiệp chế biến nông sản tại địa phương còn rất ít; do trong thời gianqua, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư cải tạo đáng kể nên chưa thu hút được đầu tư từnơi khác đến, chưa có định hướng phát triển ngành nghề, đầu tư mới về công nghiệprất ít Đến nay, chính thức Huyện hiện chưa có cụm công nghiệp, hiện có một số cơ
sở công nghiệp dọc trục lộ, kênh rạch và theo các khu dân cư tập trung về xay xátgạo, sản xuất bánh kẹo, nước đá, cưa xẻ gỗ, đồ mỹ nghệ… phục vụ tiêu thụ tại địaphương là chính, có quy mô nhỏ lẻ và tầm hoạt động hạn chế Sản phẩm danh tiếngcủa Giồng Trôm là "bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc" nhưng cũng chưaphát triển được công suất do công tác thị trường yếu Vài năm gần đây, trên địa bàn
Trang 26huyện Giồng Trôm đã phát triển thêm một số ngành nghề mới như sản xuất chỉ xơdừa, thảm xơ dừa, than gáo dừa, se chỉ xơ dừa, than thiêu kết (ở Phong Nẫm)…,nhưng còn dưới dạng gia công và chưa ổn định.
Năm 2005, toàn Huyện có 1.480 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp(trong đó có 1 quốc doanh), sử dụng 9.193 lao động, tăng bình quân 4,9%/năm về
cơ sở, 2,2% về lao động trong giai đoạn 2001-2005
- Các ngành công nghiệp chủ lực hiện nay là
Đa số các cơ sở phát triển một cách tự lập, chưa có sự hỗ trợ của chính quyền
về mặt công nghệ, và tự cạnh tranh trên thương trường Hầu hết cơ sở ở dạng quy
mô nhỏ, với máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu và công nghệ lỗi thời Hầu hết sảnphẩm đều có chất lượng chưa cao, sản lượng ít, bao bì và mẫu mã chưa đẹp cho nênchủ yếu chỉ phục vụ cho tiêu dùng tại địa phương, chỉ có một ít sản phẩm có thịtrường bên ngoài nhưng thị phần không lớn Các doanh nghiệp chưa nắm bắt kịpthời các thông tin về khoa học kỹ thuật và thị trường
Chương trình khuyến công còn yếu; thông tin kém; chưa xác định được sảnphẩm chủ lực; chưa có vốn ưu đãi cho đổi mới thiết bị và công nghệ; tín dụng chocông nghiệp rất ít Kết cấu hạ tầng cơ sở còn yếu kém, nhất là hệ thống giao thôngđường bộ chưa được hoàn chỉnh, quan trọng nhất là thiếu nguồn nước sạch vànguồn điện phục vụ cho công nghiệp chế biến và sản xuất Do đó, mặc dù có chủtrương vận động, khuyến khích các nhà đầu tư vào việc phát triển công nghiệp,nhưng đến nay, trên địa bàn huyện vẫn chưa xây dựng được cụm công nghiệp
1.2.3.2 Nông nghiệp
Trang 27Phát triển nông nghiệp sinh thái đa dạng trên nền cây lúa, cây rau, quả, chănnuôi, thuỷ sản và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến,bảo quản, tiêu thụ sản phẩm.
Phát triển ngành nghề nông thôn đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nângcao đời sống cho lao động, người dân nông thôn; góp phần đẩy nhanh quá trìnhchuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp, nông thôn theo hướngcông nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực hiện chủ trương trên, ngành nghề nông thônBến Tre đã có bước phát triển và đóng góp tích cực cho kinh tế, xã hội nông thôn
Ngành trồng trọt đạt tốc độ tăng trưởng trung bình thấp, khoảng 4,6%/nămgiai đoạn 1996-2000 và 2,3%/năm giai đoạn 2001-2005 Tổng diện tích canh tácnăm 2005 là 24.748 ha, tổng diện tích gieo trồng ước vào khoảng 31.520 ha, hệ số
sử dụng chỉ vào khoảng 1,28 do tỷ trọng cây lâu năm khá cao trong cơ cấu sử dụngđất Riêng trong 2 năm 2006-2007, dưới tác động của bão quét qua địa bàn có ảnhhưởng đến kinh tế vườn, tốc độ tăng trưởng có khuynh hướng tăng chậm(2,0%/năm) Cây lúa chủ yếu phát triển trên địa bàn phía Bắc (Phong Mỹ)
Phát triển khá, giá trị sản xuất tăng từ 453 tỷ đồng năm 2006 lên 551 tỷ đồngnăm 2010, đạt tốc độ trung bình 5,0% Phần lớn các loại cây trồng đều có xu hướnggiảm diện tích Nhưng do cơ cấu trồng các giống mới năng suất cao nên sản lượngđược giữ vững và chất lượng sản phẩm tạo ra đáp ứng nhu cầu của thị trường
Trang 28Hình 1.2: Biểu đồ diện tích đất trồng các loại cây năm 2011
(Nguồn: Hiện trạng môi trường 5 năm tỉnh Bến Tre 2005 - 2011)Ngành chăn nuôi phát triển với tốc độ chậm trong suốt thời kỳ 1996-2005(2,6%/năm), tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm gần đây có khuynh hướngtăng nhanh (8,1%/năm), đặc biệt đối với chăn nuôi bò và heo Về cơ cấu, ngànhchăn nuôi chiếm tỷ trọng quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp (23,8%) vớicác sản phẩm chính theo thứ tự là heo, đại gia súc và gia cầm Riêng trong 2 năm2006-2007, tốc độ tăng trưởng ngành chăn nuôi khoảng 5,8%/năm
1.2.3.3 Các làng nghề, tiểu thủ công nghiệp
Nhiều sản phẩm truyền thống của các làng nghề Bến Tre đang được khôiphục và nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm như: kẹo dừa, đan giỏ cọng dừaHưng Phong, bánh tráng Mỹ Lồng, bánh phồng Sơn Đốc, hàng thủ công mỹ nghệ,chỉ xơ dừa…
Các làng nghề còn tạo môi trường cho các thành phần kinh tế phát triển, đãxuất hiện nhiều loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn Sựphát triển các làng nghề trong thời gian qua đã đóng góp quan trọng vào quá trìnhphát triển kinh tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng côngnghiệp hóa – hiện đại hóa, tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng phục vụ cho tiêudùng và xuất khẩu Tuy nhiên, hầu hết các cơ sở sản xuất ở làng nghề- tiểu thủ côngnghiệp sử dụng dưới 3 lao động, trang thiết bị lạc hậu, sản xuất tiểu thủ công làchính, số cơ sở năm 2007 là 1.100 Đa số lao động chưa qua trường lớp chính quythiếu trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, chủ yếu là truyền nghề cho nhau.Làng nghề sản xuất bánh kẹo với sản phẩm truyền thống là bánh tráng bánh phồngtập trung tại Mỹ Thạnh và Sơn Đốc Mặc dù đã thành lập Hợp tác xã nhưng hoạtđộng chưa đạt hiệu quả mong muốn; đa số các cơ sở vẫn dựa vào kinh nghiệm đểsản xuất, không cải tiến, chưa quan tâm nhiều đến vấn đề vệ sinh thực phẩm, nhất là
ở các khâu sấy và đóng gói bảo quản còn kém, chưa xây dựng thương hiệu Sảnlượng tăng nhanh qua các năm, từ 18 tấn năm 1995, 2000, tăng lên 25 tấn năm 2005
và khoảng 535 tấn năm 2007
1.2.3.4 Xây dựng, giao thông và giao thông thủy
Trang 29- Về xây dựng:
Trên địa bàn Giồng Trôm hiện có Công ty TNHH Vĩnh Hưng và các DNTNThái Nguyên, Thành Phát, Dũng Nhạn, Năm Nu, Thái Uyên thường phối hợp hoạtđộng với Công ty của Tỉnh như Công ty xây dựng 225, Công ty khai thác công trìnhthủy nông thực hiện các công trình xây dựng trên địa bàn, với tổng số lao động sửdụng là 1.332 người, chiếm tỷ lệ 1,2% lao động tham gia các ngành kinh tế Dotrình độ lao động có chuyên môn khá, chất lượng thi công công trình xây dựng ngàycàng được nâng cao
Đối tượng của ngành chủ yếu là xây dựng mới cũng như chỉnh trang nhà ở,các cơ quan công quyền, các công trình công nghiệp thương mại dịch vụ và cáccông trình phúc lợi công cộng Các công trình xây dựng của huyện Giồng Trôm hầuhết tập trung tại trung tâm thị trấn và các trung tâm xã Về nhà ở, khuynh hướng xâydựng hiện nay là phát triển theo hướng nhà kiên cố có chất lượng sử dụng lâu dàivới nhiều kiểu dáng, màu sắc khác nhau Nhà ở đô thị phần lớn là nhà kiên cố độclập, bán kiên cố Ngoại trừ khu phố thị, đa số xây dựng tự phát, không theo mộtkiểu kiến trúc nhất định, thường dùng để ở và giao dịch buôn bán Nhà ở nông thônthường có kiến trúc 3 hoặc 2 gian Nhà tạm hiện giảm dần
- Về giao thông bộ:
Nếu tính cả đường nông thôn xã ấp, toàn huyện có khoảng 949 km đường,mật độ 3,0 km/km2, thuộc vào loại cao Tuy nhiên, phần lớn mặt đường đều hẹp(bình quân rộng 3,3 m, trong đó hầu hết đường nông thôn có chiều rộng dưới 2,5m),chỉ có giá trị giao thông và không hữu dụng lắm về phương diện vận tải
Về chất lượng giao thông, chỉ có 25% chiều dài các tuyến đường chínhđường được trải nhựa hoặc bê tông, còn lại được trải sỏi đỏ Hệ thống đường nội thịtại thị trấn Giồng Trôm về cơ bản vẫn chưa định tuyến hoàn toàn, chủ yếu là sửdụng các tuyến đường tỉnh, đường huyện đi qua thị trấn
- Về giao thông thủy:
Địa bàn huyện Giồng Trôm giáp với 3 sông lớn (sông Ba Lai, sông Hàm
Trang 30Luông, sông Bến Tre) và có 1 sông nội địa lớn (sông Giồng Trôm) Tuy nhiên dophần lớn địa bàn đang khép kín vùng ngăn mặn, mạng lưới giao thông thủy nộihuyện chủ yếu chỉ phát triển tại địa bàn giữa ĐT.885 và ĐT.887.
Nhìn chung, giao thông thủy huyện Giồng Trôm tương đối phát triển, đặcbiệt là khu vực phía Nam tập trung ở các xã Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa,Châu Bình Tuy nhiên, mạng lưới đường thủy còn các hạn chế như: các tuyến giaothông thủy chỉ được sử dụng khai thác dưới dạng tự nhiên và chưa được quy hoạch,khai thông luồng lạch; việc quản lý luồng lạch, bến bãi phần lớn còn mang tính tựphát
1.2.3.5 Tình hình cấp thoát nước
Cấp nước
Nguồn nước sinh hoạt cung ứng trên địa bàn Huyện chủ yếu từ nhà máynước Sơn Đông dẫn về đến các xã phía Bắc và các sông rạch được ngọt hóa, nhất làkênh Cây Da Huyện hiện có 14 trạm cấp nước cho 12.240 hộ (17.749 người thị trấn
và thị tứ, 8.885 người trung tâm xã) và khoảng 37 giếng UNICEF còn sử dụngđược Ngoài ra nhân dân còn sử dụng nước mưa và giếng tầng nông
Nhìn chung, hiện trạng cấp nước vẫn còn một số khó khăn hạn chế sau:
Tình trạng nhiễm mặn ở các xã phía Nam hằng năm kéo dài từ 3 đến
6 tháng khiến nạn thiếu nước ngọt trở nên trầm trọng
Tình trạng nước mặt thường xuyên bị ô nhiễm khá cao
Hộ sử dụng nước sạch toàn Huyện khoảng 74,2%, trong đó nước máychiếm khoảng 13%, nước giếng sạch 1%, nước mưa 10%
Tại các cụm điểm dân cư quan trọng đã bắt đầu phát triển hình thái đô thị
Trang 31(Mỹ Thạnh, Phước Long, Thạnh Phú Đông, Lương Quới, Tân Hào), hệ thống thoátnước chủ yếu là các mương nước nhỏ thải ra các mương vườn, kênh thủy lợi, rạch
tự nhiên, chủ yếu xây dựng để thoát nước khu vực chợ và khu dân cư quanh chợ.Phần lớn nước mưa trên khu vực dân cư đều chảy tràn
Nhìn chung, hệ thống thoát nước tại thị trấn và các cụm điểm dân cư lớn hiệntrạng rất kém Trong điều kiện phát triển nhà ở tự phát, một số kênh rạch bị chặnđường tiêu nước gây ngập úng cục bộ trong giai đoạn mưa lớn kết hợp với triềucường và bắt đầu phát sinh các vấn đề về môi trường nước mặt, chủ yếu tại thị trấnGiồng Trôm và các điểm dân cư tập trung Tại khu vực trung tâm xã thường chỉ xâydựng hệ thống mương nhỏ để thoát nước thải chợ; một số chợ trung tâm xã vẫnchưa hoàn thiện hệ thống thoát nước thải
Về môi trường nước
Các kết quả phân tích trên sông Ba Lai cho thấy một số nơi trong khu vực bị
ô nhiễm vi sinh cao do chất thải chăn nuôi, cầu tiêu ao cá trên sông rạch, chất thảisinh hoạt; tuy nhiên đối với mục đích nuôi trồng thủy sản thì hầu hết các chỉ tiêunằm trong tiêu chuẩn Ngoài ra, nguồn nước ngầm đang bị ô nhiễm vi sinh cao gấp
800 lần mức cho phép
1.2.4 Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và định hướng đến năm 2020
Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đạihóa nông nghiệp nông thôn, giảm dần tỉ trọng nông lâm ngư trong cơ cấu kinh tếcòn khoảng 30% vào năm 2020 Lấy kinh tế công nghiệp làm mũi nhọn là bước độtphá về phát triển kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển đàn gia súc; đa dạng hóacây trồng, vật nuôi vừa đáp ứng nhu cầu tại chỗ, vừa tạo nguồn hàng cho xuất khẩu
Định hướng đầu tư cho khu vực nông thôn là hoàn chỉnh điện khí hóa; hoànchỉnh mạng lưới đường bộ và mạng giao thông thủy, kết hợp với đê kênh thủy lợi,phát triển các đường huyện và giao thông nông thôn, xây dựng cầu kiên cố, đạt giátrị vận tải hàng hóa; phát triển hệ thống cấp nước sạch, công nghệ thông tin, pháttriển bưu chính viễn thông; nâng cao thu nhập trên mỗi đơn vị diện tích; tăng cườngđào tạo tay nghề cho lao động để chuyển sang khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát
Trang 32triển mạnh tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề, mạng lưới bảo quản - sơ chế chocông nghiệp
1.2.4.1 Quy hoạch sản xuất nông nghiệp và kinh tế vùng nông thôn
Đặt trọng tâm phát triển tổng hợp kinh tế vườn, chủ lực là vườn dừa, kết hợpvườn cây ăn trái chuyên canh và vườn cây ăn trái trên nền dừa Theo cả chiều sâuhình thành các vùng sản xuất hàng hóa, chú trọng hiệu quả sản xuất, chất lượng sảnphẩm, tăng cường hàm lượng khoa học - công nghệ trong sản xuất, chủ động đápứng nhu cầu thị trường tiêu thụ , lẫn chiều rộng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, tíchcực phát triển trồng xen trên nền dừa, kết hợp khai thác nuôi trồng thủy sản mươngvườn, chăn nuôi, kết hợp du lịch sinh thái trên các cồn
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông lâm ngư nghiệp bìnhquân 7,8%/năm Triển khai quy hoạch, tổ chức sản xuất trên cơ sở xây dựng và tậptrung phát triển 3 vùng kinh tế của tỉnh; bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợpvới điều kiện tự nhiên của từng vùng sinh thái, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng
và hiệu quả Vùng nước ngọt, tập trung trồng cây ăn trái, sản xuất cây giống, hoakiểng Vùng nước lợ, tập trung trồng dừa, mía, cây có múi, ca cao và cây lúa
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, tập trung đầu tư thâm canh cây ăn trái,cây dừa và ổn định diện tích lúa Tiếp tục thâm canh vùng lúa cao sản, chất lượngcao để xuất khẩu, duy trì vùng chuyên canh mía Chuyển đổi mạnh cơ cấu sản xuấtnông nghiệp gắn với ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất Tăngcường hệ thống khuyến nông, nâng cao trình độ sản xuất của nông dân Sử dụnggiống mới có năng suất, chất lượng cao, xây dựng các vùng sản xuất nông sản tậptrung kết hợp với trồng xen, nuôi xen hợp lý; phát triển mạnh mô hình kinh tế trangtrại, hình thành những vườn cây chất lượng cao gắn với công nghệ sau thu hoạch vàchế biến xuất khẩu
Với 2 xã Phong Nẫm và Châu Bình đang phát triển kế hoạch xây dựng xãnông thôn mới, tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao năng lực và trình
độ sản xuấ của nông dân Nhằm nâng cao chất lượng nông nghiệp nông thôn vàtrong tương lai Phong Mỹ và Châu Hòa cũng phát triển thành xã nông thôn mới
Trang 33Bảng 1.2: Dự kiến các chỉ tiêu ngành trồng trọt năm 2010 - 2020
4 Cây dừa (1000 trái) 71.442 89.630 102.170 117.630
(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm đến năm 2020)Giá trị sản xuất của ngành theo giá hiện hành đạt 1.134 tỷ đồng năm 2010 và3.419 tỷ đồng năm 2020, tương đương với giá so sánh 1994 là 511 tỷ đồng năm
2010 và 945 tỷ đồng năm 2020, tăng bình quân 5,4%/năm Cơ cấu ngành trồng trọttrong giá trị sản xuất nông nghiệp cũng có chuyển đổi, tỷ trọng giá trị ngành từ 76%năm 2005 giảm còn 66% năm 2020, ổn định dần thế cân đối giữa trồng trọt và chănnuôi
Trang 34Phát triển đàn gia súc, nhất là đàn bò, dê và heo theo hướng tăng nhanh sốlượng, năng suất và chất lượng Khuyến khích phát triển chăn nuôi theo hình thứctrang trại với quy mô công nghiệp Đẩy mạnh công tác lai tạo giống vật nuôi nhằmcung ứng giống tốt cho nhân dân; tập huấn kỹ thuật, phòng trừ dịch bệnh; phát triểnchăn nuôi gắn với bảo vệ môi trường sinh thái Bố trí diện tích canh tác phù hợp đểtrồng cỏ, phát triển chăn nuôi bò, dê Phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản đảmbảo hiệu quả, ổn định và bền vững Ưu tiên phát triển nuôi thủy sản để tạo nguồnnguyên liệu phục vụ chế biến xuất khẩu, chú trọng công nghệ bảo quản sản phẩm,
hệ thống hậu cần dịch vụ, lưu thông hàng hoá tiện lợi, hiệu quả
Ngoài mục tiêu tăng trưởng nhanh, ngành chăn nuôi còn đặt trọng tâm vàoviệc cải thiện quy mô và hiệu quả nuôi, nâng cao chất lượng và độ đồng nhất củasản phẩm xuất chuồng, cung ứng giống, đặc biệt là đại gia súc, chú trọng vệ sinhphòng dịch và cải thiện môi trường nuôi Trong cơ cấu đàn heo năm 2020, quy mônuôi nông hộ và trại gia đình giảm dần, thay thế bằng quy mô nuôi dạng trại nuôicông nghiệp-bán công nghiệp và trang trại liên hợp chăn nuôi - thức ăn gia súc -trồng trọt với các trang trại nuôi công nghiệp, đảm bảo vệ sinh phòng dịch
Bảng 1.3: Dự kiến chỉ tiêu phát triển ngành chăn nuôi năm 2010 - 2020
(Nguồn: Quy hoạch tổng thề phát triển KT-XH huyện Giồng Trôm đến năm 2020)
1.2.4.2 Quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy hải sản
Trang 35Trên địa bàn huyện Giồng Trôm có cả 2 loại thủy vực nuôi trồng thủy sản:nhiễm lợ theo mùa (ven sông Hàm Luông, một phần sông Giồng Trôm) và ngọt hóa(khu vực nội đồng, sông Ba Lai), trong đó có thể phát triển đến trên 650 ha mặtnước nuôi ao hầm và trên 800 ha nuôi mương vườn
Đối với đánh bắt nội địa (trên sông Hàm Luông và kênh rạch khác), với mụctiêu duy trì và cải thiện nguồn lợi thủy sản tự nhiên hướng tới phát triển bền vững,khả năng khai thác nội địa khó vượt quá 250 kg/ha mặt nước/năm
- Phương hướng chung phát triển ngành thủy sản đến 2020 như sau:
Đối với nuôi trồng thủy sản chuyên, mở rộng diện tích nuôi ao hầm trongkhu vực thổ cư và bãi bồi, chú trọng phát triển các loại hình nuôi tập trungquy mô trung bình (0,5-2,0 ha/ao) trong đó một phần sẽ chuyển sang phươngthức nuôi bán thâm canh - thâm canh; đồng thời tích cực dịch chuyển các aonuôi cá da trơn thâm canh trong khu vực sông Ba Lai sang khu vực bải bồi vàcồn phía Tây Bắc sông Hàm Luông nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường
Đối với nuôi trồng thủy sản xen canh, phát triển nhằm khai thác tổng hợptiềm năng kinh tế vườn trên nền dừa
Bảng 1.4: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành thủy sản năm 2010 - 2020
Trang 36độ thâm canh, đến năm 2010 có gần 230 ha nuôi bán thâm canh - thâm canh và tănglên đến khoảng 270 ha năm 2020 Đối tượng nuôi chính là cá da trơn và một ít rôphi dòng gift, các loại cá đồng (rô đồng, sặt rằn ), cá đen chiếm tỷ trọng 20-25%,
cá da trơn chiếm 75-80% Cần chú trọng loại hình nuôi bán thâm canh-thâm canhvới tiến độ thích hợp theo khả năng chủ động giống xác nhận, xây dựng kết cấu hạtầng, cải thiện kỹ thuật nuôi, kiểm soát dịch bệnh và môi trường nước nhằm tạo thếbền vững, ổn định của phương thức nuôi trồng này cũng như từng bước nâng caochất lượng sản phẩm và các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm theo yêu cầu thị trường
Do toàn bộ hoạt động nuôi trồng thủy sản dời qua bên sông Hàm Luôngnhằm bảo vệ môi trường nước mặt sông Ba Lai, cho tới thời điểm năm 2020 hoạtđộng nuôi trồng thủy sản ở 4 xã Phong Nẫm, Phong Mỹ, Châu Hòa và Châu Bìnhkhông còn có giá trị gia tăng
1.2.4.3 Quy hoạch và phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
Về định hướng chung: công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp huyện GiồngTrôm sẽ đảm nhiệm vai trò phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện đểcông nghiệp hóa nông nghiệp và đẩy mạnh công nghiệp chế biến nông sản sau thuhoạch Sử dụng công nghệ tiên tiến vào từng địa bàn, từng bước đầu tư chiều sâuthích hợp với trình độ lao động
Mặt khác, các làng nghề sẽ làm vệ tinh cho các cụm công nghiệp trong vàngoài huyện nhằm sản xuất một số mặt hàng tư liệu phục vụ sản xuất nông ngưnghiệp và hàng tiêu dùng; đồng thời phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệpthâm dụng lao động nhằm tạo công ăn việc làm vững chắc cho lao động trongHuyện Trên cơ sở định hướng nêu trên, huyện lấy công nghiệp chế biến làm trọngtâm cho phát triển công nghiệp, quy mô vừa và nhỏ, gắn với tiểu thủ công nghiệp vàlàng nghề
Theo báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện GiồngTrôm đến năm 2020” với mục tiêu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng cao và bềnvững, phấn đấu giá trị sản xuất ngành công nghiệp tăng bình quân 24%/năm, tạo sựchuyển biến khá hơn về chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của sản phẩm Ưu
Trang 37tiên phát triển công nghiệp chế biến hàng nông, thủy sản; phấn đấu trang bị côngnghệ tiên tiến cho hai ngành chế biến thủy sản và dừa trên cơ sở chuyển giao, ứngdụng các thành tựu khoa học-công nghệ trong và ngoài nước phù hợp với điều kiệnsản xuất của địa phương Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện, môi trườngthuận lợi để thu hút đầu tư phát triển các ngành hàng có lợi thế về nguồn nguyênliệu Xây dựng chiến lược phát triển ngành công nghiệp, xác định sản phẩm chủ lực
để tập trung đầu tư khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới thiết bị, côngnghệ để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, tăng khả năng cạnhtranh của sản phẩm tại thị trường nội địa và xuất khẩu
Bảng 1.5: Dự kiến các chỉ tiêu phát triển ngành công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp năm 2010 - 2020
Công nghiệp chế biến
Hoàn chỉnh các hợp tác xã bánh tráng, bánh phồng Và trên cơ sở các làng
Trang 38nghề sản xuất chiếu, thảm, kềm kéo, hiện có, khuyến khích hình thành các hợp tác
xã, hỗ trợ hướng dẫn đa dạng hóa mặt hàng, cải tiến trang thiết bị, thiết kế mẫu mã,bao bì thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng, tiến đến xuất khẩu
Tất cả các làng nghề dọc theo bờ sông Ba Lai ở 4 trên được quy hoạch vàocụm công nghiệp Phong Nẫm với diện tích 40ha, được quy hoạch cho đến năm
2020, toàn bộ sẽ đi vảo hoạt động nhằm tạo điều kiện thuận lợi về kinh tế cho ngườidân và mục đích chung là bảo vệ môi trường nuớc mặt sông Ba Lai
1.2.4.4 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng
Trong 15 năm sắp tới, ngành xây dựng của huyện sẽ tập trung vào các côngtác chỉnh trang, sửa chữa và xây dựng mới các công trình công cộng và dân dụng
mà chủ yếu là các cơ sở công quyền, khu tái định cư, các khu dân cư mới và nhà ởtrong dân, các khu cụm công nghiệp, các cơ sở công nghiệp thương mại dịch vụcủa địa phương, và các công trình phúc lợi công cộng
Các công trình quan trọng là:
Xây dựng mới khu hành chính huyện
Xây dựng mới và nâng cấp các chợ thị trấn Giồng Trôm, chợ chanh LươngQuới, Mỹ Lồng, Bến Tranh, Hương Điểm, Cái Mít, Hưng Phong, HưngNhượng, Sơn Phú, Châu Phú, Bình Long, Châu Bình, Châu Thới, PhúĐiền, Long Phụng, các cơ sở thương mại dịch vụ; các khu cụm và nhà máycông nghiệp
Kiên cố hóa và xây dựng đúng chuẩn các trường mầm non, trường phổthông các cấp, Trung tâm tổng hợp kỹ thuật hướng nghiệp
Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các bệnh viện, trạm y tế và các cơ sởvăn hóa, thể dục thể thao
Tăng cường cơ sở vật chất ngành điện trên cơ sở tiếp tục thực hiện Chươngtrình điện khí hoá nông thôn, đồng thời chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ vàkéo giảm giá bán điện đúng qui định Mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ bưuchính viễn thông, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội củatỉnh và nhu cầu thông tin rộng rãi cho cộng đồng
Trang 391.2.4.5 Hoạt động bảo vệ môi trường
Kết hợp hài hoà giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ và cải thiện môitrường bảo đảm cho mọi người dân đều được sống trong môi trường trong sạch vàlành mạnh Nghiên cứu, điều tra cơ bản về các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điềukiện tự nhiên phục vụ yêu cầu khai thác và sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệuquả nguồn tài nguyên đất, nước, cát sông, hệ sinh thái rừng
Tổ chức quản lý tài nguyên nước, bảo vệ, khai thác, sử dụng bền vững nguồnnước mặt và nước ngầm Phấn đấu đến năm 2010, đưa 100% nhà máy, xí nghiệp,bệnh viện, đơn vị sản xuất -kinh doanh vào diện quản lý môi trường; khuyến khích
và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ sản xuất, hạn chế gây ônhiễm môi trường, từng bước thực hiện di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi Thị xã, thịtrấn, 100% hộ dân thành thị và 80% hộ dân nông thôn sử dụng hố xí hợp vệ sinh;80% hộ dân có đủ nước sạch để sử dụng Cơ bản hoàn thành việc cải tạo và nângcấp hệ thống tiêu thoát nước mưa, nước thải ở khu vực nội ô Thị xã, Thị trấn
- Giải quyết dứt điểm tình trạng suy thoái môi trường do các cơ sở sản xuất, kinhdoanh, dịch vụ gây ra như:
Ngăn chặn tận gốc việc gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trườngnước do quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa
Chặn đứng suy thoái môi trường đất, bảo tồn đa dạng sinh học đất liền
Đưa diện tích phủ xanh đất, nước lên đạt mức an toàn sinh thái, bảođảm diện tích cây xanh trên đầu người
Đảm bảo môi trường lao động, sinh hoạt, nghỉ ngơi của mọi người đạttiêu chuẩn chất lượng môi trường đối với các chỉ tiêu cơ bản
Duy trì việc nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường sâu rộng trên tất
cả các đối tượng kể cả người dân trên toàn địa bàn huyện
Để thực hiện các mục tiêu trên, cần chấm dứt nạn đổ rác và xả nước thảichưa qua xử lý vào sông, rạch, kênh, mương, ao, hồ; hỗ trợ quy hoạch xây dựng bãirác tập trung; các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chăn nuôi phải đầu tư xâydựng các công trình xử lý chất thải; kiểm soát môi trường nuôi trồng thủy sản công
Trang 40nghiệp khu vực ven sông và bãi bồi; kiểm tra thu gom và xử lý 100% chất thải côngnghiệp và chất thải y tế; hạn chế việc sử dụng hóa chất trong canh tác nông nghiệp
và nuôi trồng thủy sản; nghiêm cấm việc khai thác thủy sản bằng các phương tiệnhủy diệt như; kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác cát trái phép; triểnkhai và thực hiện nghiêm Luật bảo vệ môi trường và các văn bản pháp quy Các giảipháp đề xuất bao gồm các lãnh vưc giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế,chính sách về bảo vệ môi trường, kế hoạch hóa và cân đối các nguồn lực bảo vệ môitrường, tăng cường quản lý nhà nước; điều tra, nghiên cứu về tài nguyên và môitrường và xây dựng các công cụ kinh tế
CHƯƠNG II TÌNH HÌNH KHAI THÁC NGUỒN NƯỚC VÀ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIỒNG TRÔM
2.1 Tình hình sử dụng nguồn nước mặt sông Ba Lai trên đại bàn huyện Giồng Trôm
Sông Ba Lai ngày nay đã được ngọt hóa, lượng nước ngọt dồi dào do cống đập Ba Lai đi vào hoạt động đã ngăn mặn Với lượng nước ngọt dồi dào thuận lợi cho sinh hoạt, trồng trọt và tưới tiêu được người dân nơi đây tận dụng triệt để, tuy nhiên hoạt động nuôi trồng thủy hải sản không thuận lợi đối với người dân sống ở khu vực ven sông như trước đây
Giồng Trôm có 4 xã tiếp giáp với sông Ba Lai là: Phong Nẫm, Phong Mỹ,Châu Hòa, Châu Bình với chiều dài đoạn sông tiếp giáp khoảng 28km sử dụngnguồn nước chủ yếu từ sông Ba Lai để phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất, chăn nuôi
và trồng trọt Là một huyện đang dần phát triển, nhưng dân cư và các cụm côngnghiệp, làng nghề tiểu thủ công nghiệp vẫn chủ yếu tập trung dọc theo các tuyếnkênh, rạch nội đồng để thuận tiện cho việc sinh hoạt cũng như sản xuất, chăn nuôi
và tưới tiêu phục vụ nông nghiệp