TS NGUYÊN XUÂN LẠC (Chủ biên) - ĐẶNG HIẾN WHUNG BAL LAM VAN
TIEU BIEU
"Ất
(THEO CHƯƠNG TRÌNH SÁCH GIÁO KHOA MỚI)
® Nhị luận xã hội
® Nohi luan van hoc
© Nhieu dé mo theo hudng moi
Trang 3
‘LOI NOI DAU
Các em học sinh lớp 12 thân mến,
Tiếp theo cuốn Những bài làm uăn tiêu biểu lớp 10, 11, chúng tôi biên soạn cuốn Những bài làm văn tiêu biểu lớp 12 để phục vụ cho việc học
Tập Làm văn (trong môn Ngữ văn) của các em theo chương trình và sách giáo khoa mới của Bộ Giáo dục & Đào tạo
Chương trình Làm văn lớp 12 tập trung hoàn thiện kiểu văn bản nghị
luận ở bậc học THPT, gồm hai loại bài: nghị luận xã hội và nghị luận văn
học Wghị luận xã hội đề cập đến những vấn đề bức xúc trong cuộc sống của
đất nước hiện nay như môi trường, văn hóa, giáo dục, cách sống, con người
của thế kỉ XXI, ; Nghị luận uăn học bám sát các tác giả, tác phẩm và các
vấn đề về lí luận văn học ở lớp 12 Các đề chọn vào sách đều tiêu biểu, không
lặp lại các đề đã mòn cũ, chú ý đổi mới cách ra đề theo hướng mở, ưu tiên đối
với những tác phẩm quan trọng và những tác phẩm mới được đưa vào chương
trình Các bài văn được lấy từ bài làm của học sinh hoặc từ bài viết của các
thầy cô giáo, các nhà van, nha báo, Cấu trúc của sách gồm hai phần:
Phân I : Những kiến thức cơ bản về văn nghị luận và cách làm một bài văn nghị luận :
Phân II : Những bài lam văn tiêu biểu: 38 bài
Nghị luận xã hội: 8 bài
- — Nghị luận văn học: 30 bài
, Mỗi đơn vị bài văn gồm ba phần: để, hướng dẫn làm bài và bài văn
tham khảo
Cuối sách là phần Phụ lục, giới thiệu hai để thi tham cho kì thi tốt
nghiệp THPT năm học 2008-2009 kèm theo đáp án
Hi vọng cuốn sách sẽ giúp ích thiết thực cho các em trong việc học và ôn luyện thi môn Ngữ văn cuối bậc học THPT Sách có thể dùng cho các học viên bổ túc văn hóa và những người tự học
Hà Nội, ngày 02 tháng 9 năm 2008 Chủ biên
Trang 4PHẦN I
NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ VĂN NGHỊ LUẬN
VÀ CÁCH LÀM MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN I THẾ NÀO LÀ VĂN BẢN NGHỊ LUẬN ?
Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người
nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó Muốn thế, văn nghị luận phải có luận
điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục - và quan trọng nhất, bài văn
nghị luận phải hướng tới giải quyết những vấn dé đặt ra trong đời sống thi
mới có ý nghĩa Cuộc sống hiện đại ngày nay rất cần đến văn nghị luận
II NHỮNG YẾU TỐ TẠO THÀNH BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Bài văn nghị luận gồm có iuận điểm, luận cứ và lập luận
- Luận điểm là ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn: đó là linh hồn của bài viết, nó thống nhất các đoạn văn thành một khối Luận
điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu câu thực tế thì mới có sức
thuyết phục Nó được thể hiện dưới hình thức một câu khẳng định (hay phủ định) và được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, nhất quán Không có luận điểm thì
không thành bài uăn nghị luận
- Luận cứ là lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm Luận cứ phải xác thực, đúng đắn, tiêu biểu thì mới khiến cho luận điểm có sức thuyết phục
- Lập luận là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm Lập luận phải
chặt chẽ, hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục Có thể xem lập luận như là nghệ thuật của bài nghị luận
II BỐ CỤC CỦA MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
Gồm ba phần :
- Mở bài : Nêu vấn đề cân nghị luận (uận đề của bài viết)
- Thân bài : Trình bày ý kiến của mình về vấn để cần nghị luận :
+ Luận điểm 1 (luận cứ 1, 2, 3 ) \ Từng luận điểm được trình bày,
+ Luận điểm 2 (luận cứ 1, 2, 3 ) phân tích, bàn luận theo phương + Luận điểm 3, v.v pháp lập luận thích hợp
Trang 5IV CÁC THAO TÁC LẬP LUẬN
Đây là những thao tác lập luận khó, chưa học ở THCS, bắt đầu được tìm
hiểu và vận dụng vào các bài văn nghị luận ở THPT với yêu cầu nâng cao
A Thao tác lập luận phân tích 1 Thế nào là lập luận phân tích?
- Trong quá trình nhận thức sự vật, hiện tượng, người ta chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách kĩ càng nội dung và mối quan hệ bên trong cũng như bên ngoài của chúng gọi là phân tích
- Lập luận phân tích là lập luận theo cách chia nhỏ đối tượng thành các yếu tố bộ phận để xem xét nhằm tiếp cận đây đủ và kĩ lưỡng về đối tượng đó
2 Mục đích của lập luận phân tích
Làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức, cấu trúc và các mối quan hệ bên trong, bên ngoài của đối tượng (sự vật, hiện tượng)
3 Cách phân tích
a) Khi phân tích cần chia, tách đối tượng thành các yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định :
- Quan hệ giữa các bộ phận tạo nên đối tượng ;
- Quan hệ nhân quả ;
- Quan hệ đối tượng với các đối tượng liên quan :
- Quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích ;
b) Phân tích cần đi sâu vào từng mặt, từng bộ phận, song cân đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn, thống nhất
B Thao tác lập luận so sánh
1 Thế nào là lập luận so sánh ?
- Nhiều sự vật, hiện tượng có những điểm chung và liên quan mật thiết với nhau, nhưng vẫn có những nét riêng Bởi vậy, trong quá trình nhận thức,
người ta thường so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa các
đối tượng để có được những nhận xét, đánh giá chính xác về chúng So sánh có tác dụng làm nổi bật sự vật, hiện tượng mà người ta cần nói đến
- Khi viết văn nghị luận, người ta cũng dùng so sánh để làm sáng rõ, làm vững chắc thêm luận điểm của mình Đó là so sánh trong lập luận, gọi là lập luận so sánh Ai
2 Mục đích của lập luận so sánh
Mục đích của lập luận so sánh là làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác So sánh đúng làm cho bài văn nghị
Trang 63 Cách so sánh
Khi so sánh cần phải :
- Đặt các đối tượng vào cùng một bình điện: dé dam bao tinh khoa hoc va - Đánh giá trên cùng một tiêu chí : tình chính xác của sự so sành
- Nêu rõ ý kiến, quan điểm của người viết (người nói) C Thao tac lập luận bác bỏ
1 Thế nào là lập luận bác bỏ?
- Trong đời sống, trên sách báo có thể bắt gặp những ý kiến sai trái, những bài viết lệch lạc, thiếu chính xác, cần có sự trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến sai trái đó
- Về bản chất, nghị luận là tranh luận nên cần có thao tác bác bỏ Dùng thao tác bác bỏ trong một bài nghị luận gọi là /¿p luận bác bỏ
2 Mục đích của lập luận bác bó
Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác, từ đó, nêu ý kiến đúng của mình đê thuyết phục người nghe, người đọc Mục đích cua lap luận bác bỏ là khẳng định ý kiến
đúng, dùng cách bác bỏ để ý kiến đúng được nổi bật người đọc, người nghe dễ
chấp nhận
3 Cách bác bỏ
- Muốn bác bỏ ý kiến người khác, trước hết cần nắm chắc những sai lầm
của họ Nắm chắc sai lầm thì bác bỏ mới trúng vàn đẻ, mới thuyết phục được
người có ý kiến sai lầm cũng như người đọc, người nghe
- Có thể bác bỏ một luận điêm, luận cứ hoặc cách lập luận sai bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phản tích những khía cạnh sai lẹch,
thiếu chính xác, của luận điểm, luận cứ, lập luàn ấy
- Thông thường có thể bác bỏ theo hai cách :
+ Nêu hết ý kiến sai trái, sau đó tiến hành phân tích, bác bỏ và
khẳng định ý kiến đúng của mình
+ Nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách "cuốn chiếu từng phần", sau đó khẳng định ý kiên dung cua minh : sai - ding, sai - đúng, ; cuối cùng mới tổng hợp lại văn đề để khang định cái đúng
chung, toàn bộ
Trang 7D Thao tác lập luận bình luận
1 Thế nào là lập luận bình luận?
- Trước một vấn để của cuộc sống hoặc văn học, mỗi người thường có ý kiến riêng để bàn bạc, nhận xét, đánh giá, nhằm trao đổi làm cho vấn đê
đó được sáng tỏ và sâu sắc hơn Đó là bình luận
- Trong nghị luận, rất cân bình luận để nêu chủ kiến của mỗi người nhằm
mở rộng và đào sâu thêm vấn đề bằng cách bàn luận Đó là lép luận bình luận trong bài nghị luận được dùng rất phổ biến trên báo chí (viết) và trên các phương tiện phát thanh, truyền hình (nói) trong cuộc sống hiện đại ngày nay
2 Mục đích bình luận nghị luận |
Mục đích của bình luận là nhằm đề xuất và thuyết phục người đọc (người nghe) tán đồng với nhận xét, đánh giá, bàn luận của mình về một hiện tượng
(vấn đề) trong đời sống hoặc trong văn học
3 Cách bình luận
Có nhiều cách bình luận Nhưng dù theo cách nào thì người bình luận
cũng phải :
- Trình bày rõ ràng, trung thực hiện tượng (vấn đề) được bình luận
- Đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá của mình là xác
đáng
- Có những lời bàn sâu rộng về chủ để bình luận
Điều quan trọng nhất của một bài bình luận là người viết (nói) phải có chủ kiến (tức ý kiến riêng) của mình và dùng lập luận bình luận để bảo vệ, mở
rộng, chứng tỏ ý kiến đó là đúng, là chân lí Không có ý kiến riêng của người
viết (nói) thì không phải là bài bình luận
Ngoài bốn thao tác lập luận cơ bản trên đây, còn có thể kết hợp sử dụng các thao tác lập luận khác như chứng minh, giải thích, diễn dịch, quy nạp,
tổng hợp, v.v
- Chứng minh: sử dụng chủ yếu hệ thống luận cứ bằng đẫn chứng để làm sáng tỏ luận điểm
- Giải thích: sử dụng chủ yếu hệ thống luận cứ bằng Ji /ẽ để lí giải luận
điểm một cách lôgíc, rô ràng
- Diễn dịch: từ luận điểm mà (friển khơi (diễn dịch) thành các ý nhỏ
- Quy nạp: ngược lại với diễn dịch : từ các ý nhỏ mà khái quát thành luận điểm
- Tổng hợp: thường dùng để tổng hợp các vấn đề trong bài nghị luận để kế!
Trang 8V CÁC LOẠI NGHỊ LUẬN VÀ CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN
Có hai loại nghị luận: nghị luận xã hội và nghị luận văn học Ở từng loại, lại có các dạng bài khác nhau
A NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
œ) Nội dung cần có:
- Giới thiệu, giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận
- Phân tích các mặt đúng, bác bỏ những biểu hiện sai lệch có liên quan đến vấn đề bàn luận - Nêu ý nghĩa, rút ra bài học nhận thức và hành động về tư tưởng, đạo lí b) Cách giết cần đạt: Bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ trong từng phần và toàn bài - Diễn đạt chuẩn xác, mạch lạc - Có thể sử dụng kết hợp các phương thức biểu đạt phù hợp và có chừng mực 2 Nghị luận về một hiện tượng đời sống ø) Nội dung cần có: - Nêu rõ hiện tượng, phân tích các mặt đúng - sai, lợi - hại, chỉ ra nguyên nhân - Bày tỏ thái độ, ý kiến của người viết về hiện tượng xã hội đó b) Cách niết cần dat:
- Như dạng bài 1 trên đây về các mặt bố cục, lập luận, diễn đạt
- Phần nêu nhận xét của mình về hiện tượng đó cần viết gọn, rõ, nổi
bật vấn dé
B NGHỊ LUẬN VĂN HỌC
1 Nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ
a) Với dạng bài này, cần chú ý tìm hiểu từ ngữ, hình ảnh, âm thanh, nhịp điệu, cấu tứ, của bài thơ, đoạn thơ đó
ö) Nội dung cần có:
- Giới thiệu khái quát về bài thơ, đoạn thơ
- Phân tích các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ (chú
Trang 9c) Cách viết cần dat:
- Phải nêu được các luận điểm của mình để nghị luận về bài thơ, đoạn thơ
- Bố cục rõ ràng, triển khai các ý liền mạch trong bài văn
- Diễn đạt trong sáng, cách viết có màu sắc văn chương 2 Nghị luận về một tác phẩm, một đoạn trích văn xuôi
œ) Đối tượng nghị luận đa dạng: giá trị nội dung và nghệ thuật của tác
phẩm, hoặc chỉ là một phương diện, một khía cạnh nội dung hay nghệ thuật của tác phẩm, hoặc so sánh nhiều tác phẩm, đoạn trích với nhau
b) Nội dung cần có:
- Như ba nội dung của dạng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trên đây
- Phần đánh giá chung có thể nói thêm ý nghĩa của tác phẩm, đoạn trích c) Cách uiết cần dat:
- Như ba điều của dạng nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ trên đây
- Chú ý thêm: dẫn chứng có thể nêu theo cách tóm tắt ý hoặc trích dẫn những điều tiêu biểu nhất
3 Nghị luận về một ý kiến bàn về văn học
a) Đối tượng nghị luận đa dạng: về văn học sử, về lí luận văn học, vẻ tác phẩm văn học, về tác gia văn học
b) Nội dung cần có:
- Giải thích rõ ý kiến bàn về văn học đó : bàn về vấn để gì, nội dung như thế nào?
- Bàn luận mở rộng thêm ý kiến đó dưới nhiều góc nhìn khác nhau
- Nêu ý nghĩa và tác dụng của ý kiến đó đối với văn học và đời sống (Ba nội dung trên khi trình bày có thể và cần minh hoạ thêm Bàng dẫn m trong thực tiễn văn học)
c) Cách oiết cần đạt:
- Bài viết phải nêu được các luận điểm đúng đắn, rõ ràng và triển khai
bằng một hệ thống lập luận lôgíc, chặt chè
Trang 10VI CÁC BƯỚC LÀM MỘT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN Thông thường gồm bốn bước sau đây :
Bước I1 : Tìm hiểu đề và tìm ý
a) Tim hiéu dé : Phai dat được hai yêu câu:
- Từ vấn đề nghị luận (luận đề) của dé bai xác định được ludn diém cho
bài làm
- Từ đề bài xác định được £hao tác lập luận cho bài làm
- Ở loại đề truyền thống, luận đề cũng thường là luận điểm của bài làm, còn thao tác lập luận cũng được nêu rõ trong đề bài (phân tích, chứng minh, giải thích, bình luận, ); người lam bai chi can doc ki dé bài là có thể nhận ra ngay Nhưng đối với loại đề mớ, người làm bài phải động não suy nghỉ để xác định hai yêu câu đó: từ luận để (vốn là một vấn đề chung và rộng) phải chọn, tìm và xác định luận điểm cho bài viết (tức phải có chủ kiến riêng về vấn đề nghị luận); sau đó chọn các £hao tác lập luận thích hợp với nội dung
bài viết của mình
b) Tìm ý:
- Từ luận điểm cơ bản của bài làm, tìm thêm các luận điểm phụ
- Tìm các luận cứ (gồm lí lẽ, dẫn chứng) làm cơ sở cho từng luận điểm
Bước 2 Lập dàn ý
Thực chất của bước này là tổ chức, sắp xếp các ý trong một bố cục khoa
học, hợp lí bằng các thao tác lập luận đã chọn cho bài làm
- Dàn ý gồm ba phần mở bài, thân bài, kết bài như bố cục đã nêu trên đây
- Ở phần (hân bài, các ý phải sắp xếp theo một trật tự lôgíc và được
liên kết chặt chẽ với nhau trong ý tưởng toàn bài, trong mạch nghị luận chung của bài viết:
+ Luận điểm 2 : luận cứ 1, 2, 3, theo hao fác lập luận thích hợp + Luận điểm 3 : luận cứ 1, 2, 3,
Bước 3 Viết bai
Nguyên tắc chung là đựa theo dàn ý để uiết thành bài uăn chứ không viết ˆ một cách tuỳ tiện Như vậy, bài viết mới thống nhất, cân đối, chặt chẽ và có
sức thuyết phục Tuy nhiên, khi viết cũng không nên quá gò bó vào dàn ý khiến câu văn trở nên khô khan, cứng nhắc, mà phải dành cho ngòi bút một
khoảng sáng tao để thổi hồn vào bài viết, tạo khí sắc cho bài văn nghị luận
Người viết phải tạo cho mình một giọng điệu riêng phù hợp với từng bài viết cụ
Trang 11thể : bài nghị luận xã hội phải như thế nào, bài nghị luận văn chương phải ra
sao, (có thế tham khảo giọng điệu nghị luận xã hội của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài Tuyên ngôn Độc lập và bài Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến ;
giọng điệu nghị luận văn chương của Hoài Thanh trong bài Một thời đại trong
thi ca và của Nguyễn Đình Thi trong bài Mấy ý nghĩ uê thơ, ) Bước 4 Đọc lại và sửa bài
Bước này học sinh thường coi nhẹ, ít chú ý và chưa thành một động hình,
một thói quen trong khi làm bài Hậu quả là đã để lại những lỗi không đ⁄ng
có hạn chế một phần đáng kể kết quả của bài làm Đây là bước bắt buộc phải
có để hoàn chỉnh bài viết của mình, không thể bỏ qua Cần đọc lại để sửa
chữa những lỗi sau :
- Lỗi về nội dung: có ý nào viết còn thiếu, chưa hoàn chỉnh hoặc chưa
lôgíc, thống nhất
- Lỗi về kiến thức: kiến thức sai, tên tác giả, tên tác phẩm sai, dẫn -
chứng không chính xác
- Lỗi diễn đạt: diễn đạt không trong sáng, câu viết sai ngữ pháp
- Lỗi về dùng từ: thường mắc nhiều trong bài làm, nhất là danh từ
riêng, từ phiên âm
- Lỗi về bố cục: các phần của bài làm đã cân xứng, hai hoà, chặt chẽ,
liên kết thống nhất với nhau chưa
Khi làm một bài thi tốt nghiệp THPT hoặc thi vào đại học & cao đẳng, cần dành 10 - 15 phút để đọc lại uà sửa bài, tránh tình trạng làm bài sát nút
giờ, không còn thời zian để sửa lại bài
VII MỘT SỐ ĐIỂM VỀ KĨ NĂNG LÀM BÀI
1 Mở bài
Mở bài cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây trong quá trình tạo lập van ban:
- Thông báo chính xác, ngắn gọn về đề tài;
- Hướng người đọc, người nghe vào đề tài một cách tự nhiên; - Gợi được sự hứng thú đối với vấn đề sẽ trình bày trong văn bản
2 Kết bài
Kết bài cần đáp ứng được những yêu cầu sau đây trong quá trình tạo lập văn bản:
Trang 12- Gợi những liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn về đề tài
Như vậy, kết bài vừa đóng lại bài làm, lại mở ra những ý tưởng mới từ bài
làm để người đọc (nghe) tiếp tục suy nghĩ về vấn đề nghị luận
3 Diễn đạt trong văn nghị luận
Cần chú ý ba điều sau đây:
- Dùng từ ngữ trong bài văn nghị luận phải chuẩn xác, đúng lúc, đúng chỗ
Đối với bài nghị luận xã hội, từ ngữ cần đạt tính chuẩn mực, khái quát, nghiêm túc; đối với bài nghị luận văn học, có thể và cần có thêm những từ
ngữ có hình ảnh, gợi cảm
- Tránh dùng một kiểu câu khiến cho bài nghị luận đơn điệu mà cân sử
dụng linh hoạt nhiều kiểu câu : câu khẳng định, câu phủ định, câu nghỉ vấn, Không nên dùng kiểu câu nhiều thành phần trong bài nghị luận hoặc viết câu dài quá ảnh hưởng đến việc tiếp thu của người đọc
- Giọng điệu cơ bản của lời văn nghị luận là trang trọng, nghiêm túc
nhưng ở các phần trong bài văn có thể thay đổi giọng điệu sao cho phù hợp
với nội dung cụ thể: sôi nổi, mạnh mẽ; trầm lắng, thiết tha; châm biếm, mỉa
mai, Cần tạo cho mình một giọng điệu riêng khi viết văn nghị luận
4 Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong bài văn nghị luận
- Trong bài nghị luận, phương thức biểu đạt chủ yếu là nghị luận Nhưng để tăng thêm sự hấp dẫn và sức thuyết phục, người ta có thể kết hợp các
phương thức khác như tự sự, miêu tả, biểu cảm, và đặc biệt là phương thức
thuyết minh Việc vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn nghị luận phải xuất phát từ yêu câu và mục đích nghị luận
- Trong việc kết hợp các phương thức biểu đạt vào bài văn nghị luận, cần chú ý hai điều:
+ Kết hợp đúng lúc, đúng chỗ
+ Liêu lượng kết hợp có mức độ hợp lí sao cho các phương thức đó
không ảnh hưởng đến bài văn mà chỉ làm tăng thêm sức thuyết phục cho bài nghị luận
5 Vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong bài văn nghị luận - Tùy theo nội dung cụ thể, yêu cầu và mục đích nghị luận, một bài văn
nghị luận có thể sử dụng một thao tác lập luận hoặc vận dụng tổng hợp nhiều
thao tác lập luận như giải thích, chứng minh, phân tích, so sánh, bác bỏ,
Trang 13- Khi vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận trong bài nghị luận, cần
chú ý:
+ Xác định rõ thao tác lập luận nào là chủ yếu: thao tác nào (hoặc
những thao tác nào) là thao tác bổ trợ cho thao tác chủ yếu đó
+ Xác định mối quan hệ, quy định liều lượng cho các thao tác bổ trợ trong bài văn nghị luận (vận dụng các thao tác bố trợ ở những ý nào, chỗ nào trong bài văn nghị luận, phối hợp với thao tác chủ yếu ra sao, để đảm bảo sự hài hòa, nhuần nhị, tăng thêm hiệu quả cho bài văn nghị luận)
- Nên tham khảo, học tập cách vận dụng tổng hợp các thao tác lập luận
trong bài văn nghị luận ở các cây bút nghị luận có kinh nghiệm và tài năng
Trang 14PHẦN II NHỮNG BÀI LÀM VĂN TIÊU BIEU A NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Dé 1 : Nguoi thay thuốc tốt nhất là bản thân thiên nhiên (tHi-pô-crát) Hướng dẫn làm bài
Đây là đề mở Người viết có thể bàn luận về câu nói của Hi-pô-crát theo
hiểu biết và quan niệm của mình, miễn sao bài viết có tác dụng đối với cuộc
sống và thuyết phục được người đọc Cần đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu câu nói của Hi-pô-crát, chẳng hạn :
- Vì sao Hi-pô-crát lại nói như vậy ?
- Câu nói của Hi-pô-crát có ý nghĩa như thế nào ?
- Thiên nhiên là người thầy thuốc tốt nhất được biểu hiện ở những phương
diện nào, yếu tố nào ?,
Mặt khác, không chỉ dừng ở việc giải thích câu nói của Hi-pô-crát, mà còn
phải bàn luận thêm các vấn để từ câu nói đó đã gợi mở, nhắc nhở chúng ta
như yêu quý, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống của mình Bài uăn thơm khảo
1 Thiên nhiên là người thầy thuốc tốt nhất
ø) Thiên nhiên là môi trường sống tốt nhất, môi trường sống lí tưởng cho
con người
- Cho ta không gian thống đâng, khơng khí trong lành
- Cho ta ánh nắng, nguồn nước sạch, nơi nghỉ mát, dưỡng bệnh
- Cây cối tạo thành "chiếc nôi xanh", "lá phổi của hành tỉnh", "cái máy
điều hòa khí hậu vì đại" của con người
- Cho ta nguồn thức ăn vô tận, nguôn thuốc chữa bệnh đồi dào
- Rừng ngăn lũ lụt, rừng chắn sóng biển, hồ chứa nước điều hòa khí hậu
b) Sống trong môi trường thiên nhiên, con người sẽ khỏe mạnh, thoải
Trang 152 Con người cần phải yêu quý thiên nhiền, bảo vệ thiên nhiên,
bảo vệ môi trường sống mà thiên nhiên đã ban tặng cho mình
œ) Thiên nhiên hiện đang bị chính con người phá hoại ghê gớm, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống, trở thành một vấn nạn bức xúc mang tính
toàn câu
b) Cân ý thức rõ rằng : bảo vệ thiên nhiên chính là bảo vệ người thay thuốc tốt nhất của mình Ý thức của con người là nhân tố quyết định để bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi trường sống :
c) Phải hành động, không chỉ trong đất nước mình, mà trên phạm vi tồn
cầu vì một mơi trường xanh, sạch, đẹp cho con người sống hạnh phúc bằng
những biện pháp khẩn thiết, hữu hiệu nhất
Đề 9 : Tự học - con đường đi tới thành công (đề mở)
Hướng dẫn làm bài
Đây là để mở, chỉ nêu luận đẻ, không nêu thao tác lập luận Vấn để nghị
luận ở đây là một vấn đề thiết thân đối với thanh niên học sinh hiện nay
Người viết có thể bàn luận về một số khía cạnh mà mình tâm đắc của vấn để tự học (hoặc bàn về cả vấn đề đó) bằng những thao tác lập luận phù hợp Chú ý vấn dé đặt ra cho bài viết : Tự học chính là con đường đi tới thành đạt Có đúng như vậy không ? Nếu không thì sẽ tranh luận như thế nào ? Để giải quyết bài này, cân phải có cả lí lẽ và dẫn chứng trong thực tế để thuyết phục
người đọc và bảo vệ ý kiến của mình
Bài uăn tham khảo
Bài văn tham khảo dưới đây chỉ nêu lên và tập trung vào giải quyết cái ý "Tự học là một cái thú" Phải chăng đây là yếu tố tạo ra sự say mê trong học
tập, hình thành thói quen, có được niềm vui khoa học và sáng tạo trong học
tập, để rồi từ đó, dân dần biến thành nghị lực của người học trong việc khám phá và chiếm lĩnh kho tàng tri thức của nhân loại : đó là những tiền để phải có giúp người tự học đi đến thành đạt Tuy không trực tiếp giải quyết để bài nói trên, nhưng bài văn này có thể gợi mở nhiều ý tưởng mới giúp anh (chị) thực hiện để bài đó Cần đọc ki để rút ra những ý cần thiết cho bài làm đồng
Trang 16TỰ HỌC LÀ MỘT CÁI THÚ
«(Trich)
Ta khơng thể ghét sự tự học được : nó là một cuộc du lịch
J.J Ru-xô và V Huy-gô, hai văn hào ở Pháp đều ca tụng thú đi chơi bộ J.J Ru-xô nói : "Lúc nào muốn đi thì đi, muốn ngừng thì ngừng, muốn vận động nhiều hay ít tuỳ ý Cái gì thích thì nhận xét, cảnh nào đẹp thì ngừng lại
Chỗ nào tôi thấy thú thì tôi ở lại Hễ thấy chán thì tôi đi, tôi chỉ tuỳ thuộc tôi tôi được hưởng tất cả sự tự do mà một người có thể hưởng được"
Còn V Huy-gô thì viết : "Người ta được tự chủ, người ta tự do, người ta vui vẻ Người ta đi, người ta ngừng, người ta lại đi, không có gì bó buộc, không có
gì ngăn cản"
Cái thú tự học cũng giống cái thú đi chơi bộ ấy Tự học cũng là một cuộc du lịch, du lịch bằng trí óc, một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch
bằng chân, vì nó là du lịch trong không gian Những sự hiểu biết của loài người là một thế giới mênh mông Kể làm sao hết được những sự vat hitu hình và vô hình mà ta sẽ thấy trong cuộc du lịch bằng sách vở ?
Ta cũng được tự do, muốn đi đâu thì đi, ngừng đâu thì ngừng Bạn thích
cái xã hội thời Đường bên Trung Quốc thì đã có những thi nhân đại tài tả
viên "Dạ minh châu" của Đường Minh Hoàng, khúc "Nghê thường vũ y" của
Dương Quý Phi cho bạn biết Tôi thích nghiên cứu đời con kiến, con sâu - mỗi
vật là cả một thế giới huyền bí đấy, bạn ạ - thì đã có J H Pha-brơ và hàng chục nhà sinh vật học khác sẵn sàng kể chuyện cho tôi nghe một cách hóm
hỉnh hoặc thivị — - :
Đương học về kinh tế, thấy chán những con số ư ? Thì ta bỏ nó đi mà đi
coi cảnh hồ Ba Bể ở Bắc Cạn hay cảnh núi non 6 Thuy Si, cảnh trời biển ở Ha-oai Hoặc không muốn học nữa thì ta gấp sách lại, chẳng ai ngăn ta cả
Ta lại được quyền lựa chọn giáo sư
Ta đương học họ mà bỏ ngang, họ không hề giận, lúc khác muốn học lại thì họ vẫn sẵn sàng chỉ bảo Giáo sư của ta nhiều vô kể, ta tha hồ lựa chọn Họ sống đông thời với ta hoặc trước ta cả chục thế kỉ, ở ngay trong xứ ta
hoặc cách ta cả vạn cây số Hết thảy đều tự thân đem những tỉnh hoa nhất
của họ ra dạy ta mà đối với ta lễ phép và ôn tổn, thân mật như bạn bè
Nào phải họ chỉ dạy ta mà thôi Họ còn an ủi ta nữa, kể lể tâm sự với ta
Ta thấy trong nỗi buôn khổ, lo lắng của họ, nỗi buôn khổ, lo lắng của ta và ta
hiểu rằng chúng ta không phải cô độc TH ñà§:!“\ Fins
Trang 17( | Tự học còn là một thú vui rất thanh nhã, nó nâng cao tám hồn ta lên Ta thấy như tự bắc được một cái cầu giữa tâm hồn ta và tâm hồn của các
danh nhân trong muôn thuở
Chắc bạn còn nhớ lời của Vôn-te : "Người siêng học lần lần tự khoác cho
mình một cái tôn trọng mà chức tước của cải đều không cho được”
[ J Thiếng liêng thay sự tự học ! Mỗi lần vào một thư viện công cộng, tôi
đều có cảm giác rờn rợn ma lang lang như vào một toà đến [ ¡ Ở đây không
có hương, không có trầm nhưng có hàng chục hàng trăm người đang tụng
niệm, vì đọc sách có khác chi tụng kinh và sách nào đứng đắn mã chẳng là
một cuôn kinh ?
(Theo Nguyên Hiến Lê, Tự học - một nhu cầu thời dại,
NXB Van hoá - Thong tin Hà Nội 2093) Tham khảo thêm đoạn tăn dưới đàảy nói tê “mau chốt của thành dạt”
Mấu chốt của thành dat là ở đâu ? Có người nói thành: đạt là do gặp thời,
có người lại cho là do hoàn cảnh bức bách, có người cho là do có điều kiện được học tập, có người lại cho là do có tài năng trời cho Các ý kiên đó mỗi ý chỉ nói tới một nguyên nhân, mà lại đều là nguyên nhân khách quan họ
quên mất nguyên nhân chu quan của con người
Thạt vậy Gặp thời tức la gạp may, có cơ hội, nhưng nếu chủ quan không
chuẩn bị thì cơ hội cùng sẻ qua đi Hoàn cảnh bức bách tức là hoàn cảnh khó khăn buộc phái khác phục Nhưng gặp hoàn cảnh ây có người bỉ quan thât vọng, chán nản, thôi chị ; có người lại gống mình vượt qua Điều kiện học tập
cũng vậy có người được cha mẹ tạo cho mọi điều kiện thuận lợi, nhưng lại mải chơi, ăn diện kết qua học tập rát bình thường Nói tới tài nàng thì ai cũng có chút tài, nhưng nó chỉ mới là một khả nàng tiêm tàng nêu không tìm cách phát huy thì nó cũng bị thui chột Rút cuộc mấu chốt cua thành đạt
là ö bản thân chủ quan môi người ở tỉnh thần kiên trì phấn dau, học tập khóng mệt mỏi lại phải trau đồi đạo đức cho tốt đẹp Khóng nên quên rằng,
thành đạt tức là làm được một cái gì có ích cho mọi người cho xã hội, được xã hội thừa nhận
(Nguyên Hương, Trò chuyện rớt bạn trẻ)
Dé 3: Ban hiện ! edu not cua M Go-ro-ki: "Hãy yeu sácR ï nó là nguồn
hiến thức, chỉ có kiển thức mới là con đường sông”
: Hướng dẫn bài làm
Đề bài yêu cầu bàn luận cáu nói cua M Go-rơ-ki về sách Bàn luận tức là
Trang 18phương diện nào, ; từ đó mà bàn luận, mở rộng thêm các vấn đề về sách
liên quan đến câu nói của M Go-rơ-ki Chú ý đi sâu vào hai vấn đề : "sách là nguồn kiến thức" và "chỉ có kiến thức mới là con đường sống"
Bai van tham khao
Lê-nin nói : "Không có sách không có trì thức, không có trù thức không có chủ nghĩa cộng sản" Bác Hồ cũng chỉ rõ về việc học tập : "Học ở đâu ? Học ở trườï'g, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân " Như vậy, sách
quan trọng đến thế nào đối với cuộc sống con người Có phải vì thế mà M Go-rơ-ki đã khuyên chúng ta : "ãy yêu sách, nó là nguồn kiến thức, chỉ có
kiển thức mới là con đường sống"
Lời khuyên ấy thật thiết tha, chân thành bởi đó là một lời khuyên đúng đắn của một con người hiểu sâu sắc giá trị của sách Nhân dân ta thường nói
: "Đi một ngày đàng học một sàng khôn" Hẳn là M Go-rơ-ki đã đọc nhiều
sách và suy ngẫm nhiều trên những cuốn sách thì mới đúc kết thành một chân lí : sóch lờ một nguồn kiến thức Đúng như vậy Sách đã tổng kết trong
đó biết bao kiến thức của con người từ khoa học tự nhiên đến khoa học xã hội
và nhân văn, từ lịch sử, địa lí, khoa học, cho đến văn học nghệ thuật, Sách tái hiện cuộc sống đa dạng và phong phú của loài người trên mọi miền của
trái đất qua những thăng trầm, biến động của lịch sử, nói lên ước mơ khát vọng của nhân loại qua các thời đại "Như những con chim kì diệu trong
truyện cổ tích, sách ca hát về việc cuộc sống đa dạng và phong phú như thế
nào, con người táo bạo như thế nào trong khát vọng đạt tới cái thiện và cái
đẹp" (M Go-rơ-ki) Một em bé bán diêm đã chết vì giá rét trong đêm giao thừa cùng với những mộng tưởng đẹp đẽ diệu kì khi em bay lên cùng người
bà thân yêu đến cái thế giới hạnh phúc nhất của tuổi thơ trong trắng Một cụ già Bơ-men đã đổi mạng sống của mình để cứu sống một cô gái và để lại cho đời một kiệt tác của lòng nhân ái : chiếc lá cuối cùng ! Một lão Hạc thà ăn bả
chó để chết vật vã, đau đớn chứ không bán đi một sào đất của đứa con trai Một giây phút sung sướng cực điểm khi được ngôi (rong lòng mẹ sau bao
tháng ngày chờ đợi ; một cảm xúc mới lạ dâng lên trong ngày tựu trường đầu
tiên của đời học trò ; và cả cái tư thế hiên ngang đường hoàng trong tù ngục của các nhà chí sĩ yêu nước, Tất cả, có phải đó chính là cuộc sống, là nguồn hiến thức mà sách đã mang đến cho ta, làm cho ta càng thêm gắn bó với thế giới, làm cho "người gần người hơn" như Nam Cao từng nói Và M Go-rơ-ki
Trang 19Sách cung cấp cho ta kiến thức và chỉ có kiến thức mới là con đường sống Thử hỏi nếu không có kiến thức thì con người sẽ sống ra sao đây ? Nếu
không có kiến thức thì làm sao con người có thể tôn tại và phát triển như
ngày nay ? Tất cả đều nhờ những tìm kiếm, sáng chế, phát minh: của con
người qua hàng nghìn năm lịch sử, và những điều đó đều được ghi lại trong
sách Nếu không có sách thì kiến thức của con người sẽ mai một đi, không còn nữa Sách quý giá biết bao khi nó đã tích luỹ trong đó nguồn kiến thức của
nhân loại Nguồn kiến thức đó sẽ giúp cho ta sống tốt hơn, chỉ cho ta cách sống
đẹp hơn, văn minh hơn, nhân ái hơn : đó mới là con đường sống của ta nhờ
sách mà có được Sách trở thành cuốn bách khoa toàn thư về cuộc sống, cung cấp cho ta những kiến thức khoa học và bổ ích để nâng cao chất lượng cuộc sống, hoàn thiện nhân cách con người, tạo ra văn minh và công bằng xã hội
Đó chính là con đường sống mà sách đã mang lại cho ta, như M Go-rờ-ki đã
nói rất sâu sắc và thấm thía : "Mỗi cuốn sách đều là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để lên tới gần con người, tới gần quan niệm về
cuộc sống tốt đẹp nhất và về sự thèm khát cuộc sống ấy" k
Sách quý giá biết bao và cần thiết cho con người biết mấy ! Hãy yêu sách như lời khuyên tha thiết, chân thành của nhà đại văn hào Nga đã một đời gắn bó với sách Và phải biết yêu quý sách như nhà bác học Việt Nam Lê Quý Đôn từng tâm niệm :
Dẫu có bạc vang trăm van lạng
Chẳng bằng kinh sử một uùi pho
ĐỌC THÊM
1 TÁC DỤNG CỦA SÁCH
Sách đưa đến cho người đọc những hiểu biết mới mẻ về thế giới xung quanh, về vũ trụ bao la, về những đất nước và những dân tộc xa xôi Những quyển sách khoa học có thể giúp người đọc khám phá ra những vũ trụ vô tận
với những quy luật của nó, hiểu được Trái Đất tròn mang trên mình nó bao
nhiêu đất nước khác nhau Những quyển sách xã hội học lại giúp ta hiểu biết về đời sống con người trên các phần đất khác nhau đó với những đặc điểm về
kinh tế, lịch sử, văn hoá, những truyền thống, những khát vọng
Sách, đặc biệt là những cuốn sách văn học, giúp ta hiểu biết về đời sống
bên trong của con người, qua các thời kì khác nhau, ở các dân tộc khác nhau,
Trang 20Sách còn giúp người đọc phát hiện ra chính mình, hiểu rõ mình là ai giữa
vũ trụ bao la này, hiểu mỗi người có mối quan hệ như thế nào với người khác, với tất cả mọi người trong cộng đồng dân tộc và cộng đồng nhân loại này
Sách giúp cho người đọc hiểu được đâu là hạnh phúc, đâu là nỗi khổ của mỗi
người và phải làm gì để sống cho đúng và để đi tới một cuộc đời thật sự Sách
mở rộng những chân trời ước mơ và khát vọng
Theo Làm uăn 10, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000 Nhan để do NBS đặt)
2 PHẢI BIẾT CÁCH ĐỌC SÁCH
Muốn học giỏi thì trước hết phải đọc sách Không phải một cuốn sách mà
rất nhiều cuốn Những sách rất nhiều không đọc xuể thì làm thế nào Tất nhiên không thể bạ gì đọc nấy vì không cần thiết và có hại Phải biết chọn sách mà đọc Tuy nhiên, những sách được chọn vẫn nhiều, nhiều bạn nhìn những chồng sách dày mà lòng thêm e ngại
Nhà bác học Trung Quốc là Hoa La Cạnh có một câu nói nổi tiếng : "Biết đọc sách thì sách sẽ mỏng" Câu đó nghĩa là thế nào ? Mỗi cuốn sách tốt đều chứa đựng rất nhiều tri thức lớn nhỏ Nhưng dù phong phú, phức tạp như thế nào thì mỗi cuốn sách chỉ chứa đựng một số điều cơ bản nhất Cái cơ bản và
cái tỉnh tuý bao giờ cũng ít, do đó đọc sách mà biết nắm lấy cái tỉnh tuý, thì
sách dày sẽ biến thành mỏng là như vậy
Đọc thế nào thì nắm bắt được cái tinh tuý ? Trước hết hãy đọc - hiểu cuốn
sách từng dòng, từng trang, từng mục, từng chương, rèn luyện kĩ năng đọc
chuẩn xác Những chỗ khó đều được tra cứu, tìm hiểu Tìm hiểu cách đặt vấn để, cách phát biểu ý, nắm bắt mạch suy nghĩ, các bằng chứng và kết luận Từ
đó một mục có thể tóm tắt thành vài dòng, có thể trích lấy trong sách những câu văn tiêu biểu Cuốn sách sau khi đọc xong có thể tóm lược vào một vài trang giấy, như thế không phải "sách dày biến thành mỏng" là gì ?
Người ta ví người đọc sách như con ong đi hút nhuy Con ong chỉ hút những nhuy hoa mà nó cần để làm mật Bay lượn giữa rừng hoa, qua mỗi
bông hoa, con ong chỉ hút lấy phấn hoa đem về tổ, ủ thành mật ngọt Người
đọc sách cũng vậy, lọc lấy tỉnh tuý từ những trang sách, ủ thành tríb tuệ của
mình, rồi cống hiến cho đồng loại Nhưng chỉ những ai biết: đọc sách mới làm
được việc đó
Trang 21Đề 4: Cuộc sống đã ban tặng cho anh (chị) điều gì ? (đề mở)
Hướng dẫn làm bài \
Được diễn đạt dưới dạng một câu hỏi, nhưng đề bài này vẫn là một đề mở Vấn đề nghị luận đặt ra rất rộng Cuộc sông đã ban tặng cho anh (chị) điều
gì ? Có bao nhiêu điều cuộc sống đã ban tặng cho chúng ta, và điều ban tặng
cho người này có thể không giống với người khác, của bạn nam có thể khác
với bạn nữ, Người viết cần suy nghì, soát lại cuộc sống mà mình đã trải
nghiệm, tìm ra điều tâm đắc nhất của mình để bàn luận trong bài viết Và di nhiên, cân chọn những thao tác lập luận phù hợp để thể hiện nhằm nói rõ được chủ kiến của mình, lại thuyết phục được người đọc cũng đồng tình với ý kiến đó
Bai van tham khao
Dưới đây giới thiệu bài viết của bạn Hà Minh Ngọc đã được đăng trên
nhiều báo : Bản chất của thành công Đó chính là điều mà cuộc sống đã ban
tặng cho bạn, và nhờ vào cuộc sống phong phú, đa dạng và rộng lớn với bao nhiêu con người, bao nhiêu cảnh ngộ, số phận mà bạn đã hiểu ra sâu sắc
thế nào là "bản chất của thành công” Và điều hiểu đó của bạn là những phát
hiện mới mẻ có giá trị đóng góp cho quan niệm về cuộc sống và cách sống hiện nay
Bài văn có một lối viết riêng khá mới lạ và cũng khá hấp dẫn, có sức thuyết phục, tạo được sự đồng tình đối với người đọc Ngỡ như người viết chỉ kê lại những điều đã gặp trong cuộc sống, nhưng thực ra vẫn có ý tưởng và lập luận
riêng của mình Viết văn nghị luận vẫn có thể dùng những lối lập luận như thế
- như chúng ta đã gặp khá nhiều bài trên các sách báo hiện nay -
(Nguyên văn đề bài này là : Mội bài học ý nghĩa, sâu sắc mà cuộc sống đà:
tặng cho em)
BẢN CHẤT CỦA THÀNH CÔNG
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo đuổi ? Phải chăng đó là kết quả hồn hảo trong cơng việc, sự chính xác đến từng chi tiết ? Hay đó là cách nói khác của sự thành đạt, nghĩa là có
được một cuộc sống giàu sang, được mọi người nể phục ? Vậy bạn hãy dành
một chút thời gian để lặng mình suy ngắm, cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách giản dị đến bất ngờ
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp nấu những
Trang 22đáng lẽ có màu đỏ sậm lại nga sang màu đen cháy Nhưng nhìn mâm cơm,
mẹ vần cười Bơi vì hai bố con có thể không thành công trên "chiến trường”
bếp núc, nhưng lại thành công khi tặng mẹ "đoá hồng" của tình yêu Một hạnh phúc ý nghĩa hơn cả món quà quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong
mắt mẹ:
Thành công còn là câu chuyện về một cậu bé dị tật ở chân, không bao giờ
đi lại bình thường được Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thu bóng đã Sau bao nỗ lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội
bóng nhỏ, và chưa bao giờ được chính thức ra sân Nhưng đó không phải là thất bại Trái lại, thành công đã nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực
và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh để theo đuổi một ước mơ từ ngày thơ bé Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao sĩ tử buồn râu khi biết mình trở thành
"tử sĩ" Hai bảy điểm, cao thật đấy Nhưng cao mà làm gì khi nguyện vọng một lấy tới hai mươi bảy phẩy năm ? Đó thật ra không phải là thất bại, chỉ
là thành - công - bị - trì - hỗn mà thơi Cuộc sống vẫn chào đón họ với
nguyện vọng hai, nguyện vọng ba Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức đê
khẳng dịnh mình, đó là ý nghị vẹn nguyên của các kì thi, và cùng là bản
chất của thành công
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động Truyện kể về
một cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em Cậu bé viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram
ráp nhán nheo nhưng dịu hiển và ấm áp Cậu kết luận rằng : bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời
Bài văn lạc đẻ, phải về nhà viết lại Nhưng đó mới chính là một tác phẩm
thành công bởi vì ở đó chất chứa tình yêu thương của đứa cháu mỏ côi dành
cho bà ngoại Liệu có thành công nào, tình yêu nào thiêng liêng hơn thế ?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo đậu Đại học với vị trí thủ khoa Đối với cậu, đó là một thành công lớn Nhưng có một
thành công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến công của một người cha gần hai mươi năm trời đạp xích lô nuôi con ăn học Bao niềm tin và hi vọng hiện trên gương mặt vốn đã chịu nhiều khắc khổ Và ngày con trai đậu Đại học cùng là ngày ông bố tốt nghiệp khoá - học - của - một - người - cha
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp Đại học với tấm bằng loại ưu gần hai
mươi năm trước Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái nhiều thành công trên con đường sự nghiệp và danh vọng Nhưng cô sinh viên năm ấy đà chấp
Trang 23đang, một người mẹ dịu hiển của hai cô công chúa nhỏ Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với tôi rằng : "Chăm sóc bố và
hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn" Mỗi khi nghe câu nói
ấy, tôi lại rơi nước mắt Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp đẽ của đời
mẹ, và chúng tôi phải cám ơn mẹ vì điều đó
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô nghĩa Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỉ phú
như Bill Gates ? Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường Với việc làm đẹp dé ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu về vật chất mà còn giàu cả tâm hồn Khi đó, bạn
thật sự thành công
Cũng có khi bạn mơ ước thành công sẽ đến với mình như đến tới Abramovic - ông chủ một đội bóng tồn những ngơi sao ? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc cho "đội bóng” của gia đình
bạn Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovic
không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta Thành công đến với mỗi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ Trách
nhiệm của bạn là phải giữ gìn cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy
Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một chuỗi thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói : "Cuộc sống này không có thất bại, có chăng chỉ là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi" Còn đối với tôi, thành công là
khi có ai đó đọc được bài viết nhỏ này Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy ngẫm của mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành
cong !
Ha Minh Ngoc
(Lớp 10 Văn 2006-2009, khối chuyên phổ thông, Trường ĐHSP Hà Nội năm học 2006-2007, theo Tuổi (rẻ ngày 26-10-2006) Đề õ : Con người trong cộng đông nhân loại Hướng dẫn làm bài
Đây là đề mở Đề bài đặt ra một luận đề rộng lớn, không giới hạn về thời
gian và không gian Vấn để nghị luận là con người trong cộng đồng nhân
loại Vì vậy, có thể bàn luận về :
- Con người qua các thời kì lịch sử ;
Trang 24- Những vẻ đẹp (thiên lương) của con người ; - Con người chung sống với nhau như thế nào ?
- Làm thế nào để hiểu con người trong cộng đồng nhân loại ?
- Con người trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay ; v.v
Khó có thể bàn luận tất cả mọi vấn dé về con người Vì vậy, cần có sự lựa chọn Anh (chị) nên chọn vấn dé nao ma minh tâm đắc, thích thú nhất - nhưng đó phải là vấn đề mà mình am hiểu nhất và bản thân đã có sự trải
nghiệm sâu sắc Như thế mới có ý tưởng để viết và mới có những tình huống; câu hỏi đặt ra để bàn luận và giải quyết
Ở bài viết này, có thể kết hợp sử dụng nhiều thao tác lập luận để trình
bày chủ kiến và thể hiện những suy ngẫm của mình Ví như :
- Dùng thao tác so sánh con người ngày xưa với ngày nay, con người ở xứ sở này với xứ sở khác,
- Dùng thao tác bác bỏ : đưa ra một quan niệm, một nhận định không
đúng đắn về con người ; su đó dùng lí lẽ và dẫn chứng để bác bỏ
- Dùng thao tác phân tích để phân tích các đặc tính của con người
- Dùng thao tác bình luận để bình luận về một vấn để nhạy cảm, thiết yếu
của con người trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay
Bai uăn tham khỏdo
Dưới đây giới thiệu một bài viết nêu những suy nghĩ chung về con người từ
câu cách ngôn La-tinh cổ : "Không có gì thuộc về con người mà xa lạ đối với tôi.” (bài của Ác-ka-đi Vác-béc) Tác giả bài viết đã nêu lên những vấn để
chung rất cơ bản về con người trong cộng đồng nhân loại như một cái nền kiến thức để chúng ta cùng suy ngẫm Trên cơ sở đó, anh (chị) có thể lựa
chọn vấn đề mà mình cần bàn luận trong bài làm sao cho bài viết có tính
phát hiện (nêu được những suy nghĩ mới) lại mang tính cập nhật nhằm góp phan giải quyết một vấn để có ý nghĩa thiết thực về con người trong xu thế
hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay
NGHĨ VỀ CÂU CÁCH NGÔN : :
"KHÔNG CÓ GÌ THUỘC VỀ CON NGƯỜI MÀ XA LẠ ĐỐI VỚI TÔI"
Cách đây hơn một trăm năm, trong một trò chơi "tự bạch", các con gái của
Các Mác đã nêu cho ông mười tám câu hỏi, trong đó có câu : "Câu cách ngôn mà cha ưa thích là gì ?" Mác đã trả lời : "Không có gì thuộc về con người mà
Trang 25é
yêu thích câu cách ngôn La-tinh cổ này Cái gì đã làm cho câu cách ngon có sống mãi, và hôm nay nó còn có ý nghĩa gì đối với chúng ta ?
Câu cách ngôn là một cách nói bóng bẩy về con người, loài người và tình
người Có một cái gì thuộc về con người đang thống nhất mọi người lại và tịi
khơng thể đứng ngồi Nói không xa lạ có nghĩa là tôi và mọi người thống nhất, đồng tính, đồng loại Câu cách ngôn biểu thị, bất cứ ai sử dụng nó đều tự trực tiếp khẳng định : Tôi thuộc về nhân loại
Cái gì là thuộc về con người ? Có thé noi la tat ca, tất cả những gì gắn
liền với cuộc sống, sự sống của con người Hãy nói về những khát vọng, ước
mơ thâm kín của mỗi người Ai chăng mong được yên ổn, no ấm, hạnh phúc,
văn minh, tiến bộ ? Ai không mong được sống trong một đất nước đọc lập tư
do, dân chủ, không ai bóc lột mình, nô dịch mình ? Ai không thích những thủ vui, các thứ hưởng thụ, và có ai lại thích khổ đau, bị sỉ nhục ? Những cai
chung như vậy có thể kể thêm rất nhiều Chúng có thể đoàn kết con ::gười trong cuộc đấu tranh chung vì cuộc sống
Có những cái thuộc về con người nhưng nằm ngoài ý muốn của con ›gười, cũng đang chứng tỏ họ là đồng loại Chăng hạn, không ai có thể đảm bao không phạm sai lắm Ngay từ thời cổ xưa người ta đã biết điều đó Xi-xê- rông, nhà hiền triết Hi Lạp đã nói : "Là con người thì có sai lam chỉ có kẻ ngu xuẩn mới cố chấp sai lầm của mình mà thôi” Đó là một điệu tất nhiên,
vì con người luôn luôn bị đặt vào những điều kiện, hoàn cảnh phúc tạp không
thể biết trước và phải quyết định tức thời Con người có thể đi sai đường, có
thể có những quyết định không dúng, có thể đánh giá lệch lạc một sự kiện
Đôi khi đó chỉ là chuyện nhỏ, không đáng kể Nhưng đôi khi con người phải trả giá đắt cho sai lầm Mong sao cho điều đó đừng xảy ra Con người càng sâu sắc thì càng hay lắng nghe ý kiến người khác, và càng biết nhiều thì càng ít mắc sai lầm
Nhưng nếu sai lầm đã xay ra thì sao ? Chế giêều ngươi mắc sa! lắm chăng ? Nói xấu người đó chăng ? Mắng mỏ, quở trách một cách thô lỗ chăng ? Lam như vậy là tàn ác, vô nhân đạo Lê-nin có nói : "Chỉ có ai không làm gì cả thì mới không mắc sai lắm" Người còn nói thêm : "Người thông minh không
phải là người không mắc sai lầm mà là người phạm sai lầm khong tram
trọng và biết mau chóng sửa chữa nó"
Trang 26Vì vậy, nếu ai có điều gì không biết thì cùng chẳng có gì lạ Trái lại ai
thành thật thú nhận điều mình không biết thì được mọi người tôn trọng Được làm việc với những người có thể bộc lộ một cách chân thành : "Tôi
không biết” thì dễ chịu biết bao so với những người xét đoán người khác một
cách ngạo mạn, kiêu căng về những điều mà họ hoàn toàn chẳng biết gì cả
Cái đáng sợ không phải là hiếu biết, mà là không muốn hiểu biết
Con người còn có một đặc tính quan trọng là biết hiểu người khác Mỗi người đều có cách nhìn, ý thức và thói quen riêng Không thể nào khác được,
vì người ta chẳng ai giống ai va déu co những đặc điểm cá nhân
Có lè cuộc sống hết sức buôn tẻ nếu như bồng nhiên tất cả mọi người đều
suy nghì hoàn toàn giống nhau, cùng thích một vật, cùng ghét một vật như
nhau Khi đó, chúng ta có thê nói răng con người đã biến thành những người máy không hồn và mất một tính chất hết sức quan trọng của con người là tính chất khác biệt
Nếu như tôi không quan tâm gì đến hình thức, đến áo quần của mình, thì
đấy là việc của tôi Nhưng điều đó không có nghĩa là tôi có quyển lên án
những người khác thích mặc đẹp, hợp thời trang, vì đấy là việc của họ
Không thể đem ý thích và thói quen của mình bắt người khác phải theo, hơn nữa còn nên tôn trọng ý thích và thói quen của người khác '
Khi nói không có gì thuộc về con người mà xa lạ với con người là chúng ta còn có ý nói rằng con người có thể có những lúc buôn pÈiên, bực bội, vấp váp, thất bại Trong những phút giây ấy, ta phải tế nhị, nhạy cảm và chú ý Có những lúc chúng ta vô tình hay hữu ý đòi hỏi ở người khác một nụ cười tươi tỉnh trong khi người ta đang có một tâm ư buồn phiền
Hiểu và thông cảm tâm trạng của người khác là một phẩm chất hết sức
tốt đẹp của những người có tâm hồn nhiệt thành Vì vậy, họ bao giờ cũng có
nhiều người bạn thực sự là bạn
Câu cách ngôn khẳng định tiếng nói chung giữa những con người Nắm
được tiếng nói ấy, con người sẽ hiểu nhau, chấp nhận nhau và chờ đợi nhau Cái làm cho con người giống nhau chính là ở chỗ mỗi người ai cũng đều là
một thế giới riêng, khác nhau Và do khác nhau mà đều khát khao sự đồng
cảm của người khác
Câu cách ngôn thể hiện khát vọng được hòa nhập Dù ở đâu, tình huống nào, con người đều không muốn tách khỏi đồng loại, đứng trên hoặc đứng ngoài đồng loại
Với câu cách ngôn ấy, ở đâu ta cùng có thể tìm thấy bạn bè
Trang 27Dé 6 : Trước cái đói nghèo uà những cuộc đời bất hạnh uẫn còn trong
xã hội nước td
Hướng dẫn làm bài
Đề mở Đề bài đặt ra một vấn đề xã hội rất đáng quan tâm ở nước ta hiện
xay để người viết bàn luận một cách rộng rãi theo chủ kiến của mình, không lịnh hướng trước hoặc khuôn vào một nội dung, ý tưởng nào cả Phạm vi bàn uận rất rộng, người viết có thể bàn luận todn bộ uấn đề hoặc chỉ đề cập, đi sâu vào một, hai khía cạnh mà mình tâm đắc và nắm vững nhất Dưới đây là
nột số gợi ý về luận để đặt ra của đề bài :
- Vì sao ở đất nước ta vẫn còn đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh ? - Cần nhìn nhận hiện tượng đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh đó như
;hế nào ?
- Trách nhiệm và tình thương của cộng đồng trước hiện tượng xã hội đó: + Chống bệnh vô cảm, dửng dưng đối với đồng loại, ở đây lại là đồng
3ào trong một nước
+ Xuất phát từ tình thương và trách nhiệm để có biện pháp giúp đỡ 1gười nghèo, người tàn tật, bất hạnh một cách có hiệu quả nhất :
Giúp đỡ về vật chất (tiền bạc, nhà cửa) để họ vượt qua
Giúp đỡ về tỉnh thần, nghị lực, nghề nghiệp, cách sống để họ :ao dựng cuộc sống, đ' lên bằng chính đôi chân của mình :
Lập các hội từ thiện, các tổ chức nhân đạo giúp người nghèo,
^gười tàn tật,
- Nêu những tấm gương tiêu biểu :
+ Về những cá nhân, tổ chức giúp đỡ người nghèo, người tàn tật có
xiệu quả
+ Về những tấm gương vượt khó đi lên của chính những người nghèo, người tàn tật
Bài uăn tham khao
Nhiéu điều phú lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng
Nhân dân ta vốn có truyền thống nhân đạo "Thương người như thể
Trang 28mà chính là tấm lòng sâu thẳm và hành động chí tình của những người con Lạc chúu Hồng trên đải đất hình chữ S từ bao đời nay đã cưu mang, đùm bọc
lẫn nhau Ngày xưa đã thế, ngày nay lại càng như thế Truyền thống tốt đẹp
của dân tộc đã gặp ánh sáng khoa học của thời đại để tạo nên những hiệu
quả to lớn đẩy lùi cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội trên bước đường đi lên của đất nước
Đất nước đang đổi mới, phát triển, đi lên nhưng cái đói nghèo và những
cuộc đời bất hạnh vẫn còn hiện hữu trong xã hội - chua xót và nhức nhối ! Vì
sao như vậy và cần nhìn nhận hiện tượng đó như thế nào ? Đi lên từ một đất
nước nông nghiệp lạc hậu hàng ngàn năm nay, không thể một sớm một chiêu
có thể xóa bỏ ngay được cái đói nghèo ấy Lại nữa, và đây mới là nguyên nhân chủ yếu, đất nước ta đã trải qua ba mươi năm chiến tranh ác liệt, hậu quả của nó để lại không chỉ là cái đói nghèo mà còn là những cuộc đời bất
hạnh của bao nhiêu con người tàn tật do chiến tranh, đặc biệt là những di chứng khôn lường của chất độc da cam đi-ô-xin mà kẻ thù đã rải xuống trên
nhiều vùng đất nước và nhiễm độc vào hàng triệu con người Nhìn nhận như
vậy mới thấy được tội ác tày trời của kẻ thù xâm lược, càng nhận rõ sự đau khổ ghê gớm của "nạn nhân chiến tranh" mà nhân dân ta phải hứng chịu,
càng thương yêu, chia sẻ và có trách nhiệm hơn đối với những cuộc đời bất hạnh đó Đói nghèo và bất hạnh không còn là của riêng ai mà đã trở thành một vấn để nhức nhối của toàn xã hội đòi hỏi mọi người phải chung lưng đấu cật để cùng giải quyết Ở đây vừa là tình thương vừa là trách nhiệm Tình thương giữa những con người với nhau "thương người như thể thương thân", nhưng cũng là trách nhiệm của "người trong một nước phải thương nhau
cùng" Chính vì thế, chúng ta phải chống bệnh uô cảm, phải lên án những
người dừng dưng, không quan tâm đến cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta Vì chất độc da cam, nhiều cặp vợ chồng
không thể có con hoặc chỉ sinh ra những quái thai ; vì chất độc da cam, những em bé mới ra đời đã bị tật nguyên, không nhìn thấy ánh sáng, không
nghe được âm thanh, không sinh hoạt như con người bình thường, trở thành gánh nặng và nỗi ám ảnh suốt cuộc đời của gia đình và xã hội Những con người như thế, lẽ nào ta có thể dửng dưng, vô cảm được, trong khi ta được sống đầy đủ, sung sướng, được ăn ngon, mặc đẹp, được vui chơi, học hành
thoải mái ? Theo tôi, dửng dưng, vô cảm trước những con người này là một sự
_ thất đức, chưa nói là có quan tâm đến họ, có giúp đỡ họ không ? Bởi, không
Trang 29của một cuộc chiến tranh tàn khốc do kẻ thù gây ra trên đất nước ta, trên
quê hương của họ Lẽ nào lại có thể vô cảm, nhắn tâm như thế !
Đương nhiên, số người vô cảm, dửng dưng, nếu có, cũng chỉ là số ít và đó là điều đáng tiếc Dòng máu thương người của dân tộc Việt Nam không cho phép như vậy Và trong thực tế, cả nước đã đến với họ - những người nghèo,
tàn tật, bất hạnh - để cùng sẻ chia, đùm bọc họ trong cánh tay yêu thương
của mình Nhiều tổ chức được thành lập - cấp Nhà nước, cấp tỉnh, cấp hội,
đoàn thể, - để cứu trợ ; nhiều cơ quan, công tỉ nhà máy, thậm chí không
hiếm những cá nhân đã trở thành những "Mạnh Thường Quân" của người nghèo, người tàn tật, người bất hạnh ; nhiều bà mẹ, người chị, đã trở thành những "bà Tiên", "bà Phật" của người nghèo ngày nay như trong cổ tích xưa, và nhiều câu chuyện đã trở thành huyền thoại như chàng thanh niên Nguyễn Hữu Ân vừa tự học đại học vừa nuôi hai người mẹ ruột và mẹ nuôi trong bệnh viện, cô sinh viên Nguyễn Hoàng Oanh tự kiếm sống để vừa học vừa nuôi ba
chị em nghèo khiếm thị ở Quảng Bình
Những nghĩa cử ấy, những tấm lòng ấy chắc chắn sẽ sưởi ấm, động viên nhiều cho những người nghèo, người bất hạnh vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống Sự giúp dpx về vậtc hất (tiền cua, nha cua) la rag can dé tạo dựng cuộc sống cho họ Đó là yếu tố cân thiết ban đầu Nhưng điều quan
trọng hơn là phải truyền cho họ nghị lực, niềm tin và cách sống tự lập trên chính đôi chân và bàn tay của họ Ai đó đã nói rất đúng : "Cho con cá đã quý,
nhưng cho cái cần câu để câu cá còn quý hơn" Phải tạo cho họ một nghề nghiệp ổn định để họ tự sống và chính họ sẽ tự xóa bỏ cái đói nghèo và đẩy lui sự bất hạnh cuả mình từng bước Điều này mang ý nghĩa nhân văn lớn
lao khi chính họ sẽ tự định đoạt lấy cuộc đời và hạnh phúc của họ Trong |
thực tế đã có nhiều tấm gương người nghèo, người tàn tật, bất hạnh tự đi lên
bằng nghị lực, niềm tin, sức mạnh của mình và họ đã trở thành những người
hữu ích cho xã hội, được xã hội tôn vinh và yêu quý Đó cũng là một tiền dé
quan trọng giúp cho đất nước xóa bỏ đói nghèo, tiến lên xây dựng một xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh như mong muốn của Đảng và nhân dân ta Với những ý nghĩa đã phân tích trên đây, trong giai đoạn hiện nay, tình
cảm, thái độ và sự quan tâm đối với cái đói nghèo và những cuộc đời bất hạnh vẫn còn trong xã hội nước ta chính là phẩm chất, lương tâm và thước
đo giá trị của mỗi con người chúng ta
Trang 30ĐỌC THÊM
CHỐNG BỆNH VÔ CẢM
T:ai qua các cuộc chiến tranh chống xâm lược, những cuộc đọ sức với thiên
tai khắc nghiệt, nhân dân ta đã có truyền thống đoàn kết, thương yêu đùm bọc 'ân nhau Tình làng, nghĩa xóm, thương người như thể thương thân đã trơ thành đạo lí của dân tộc Hiện nay, trong cuộc sống vật chất ngày càng
được cải thiện hơn, người ta dễ có xu hướng lo vun vén cho bản thân và gia
định mình, ít quan tâm đến những vấn đề của xã hội Trước kia, ông cha ta đa phê phán thói xấu chỉ biết thu vén cho riêng mình : "Đèn nhà ai nhà nấy rang”, "Chay nhà hàng xóm bình chân như vại" Cuộc sống quanh ta hiện say không thiếu những người như thế Họ sống thờ ơ với mọi việc đang diễn
ra nhà nào đóng cửa biết nhà ấy Nhà hàng xóm có hoạn nạn, có con cái bị rơi vao cam bay của các tệ nạn xã hội họ cũng bàng quan như không biết Đi
đường gặp người bị tai nạn, họ cũng bỏ qua như không nhìn thấy Thấy lũ trẻ
cai nhau, họ cũng làm ngơ Trước cảnh khổ đau của những con người tàn tật,
bất hạnh, họ cũng không mảy may xúc động, Bệnh vô cảm đã làm cho con người như vô tri, vô giác, không thể hoà nhập với cộng đồng Trong công việc, bệnh vô cảm làm cho con người giống như một cái máy, "sáng cắp ô đi, tối cắp ô về” một cách đơn điệu và tẻ nhạt Con người mắc bệnh vô cảm
trong công việc, chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao
Là cán bộ, công chức của Nhà nước, mắc bệnh vô cảm sẽ dẫn đến xa rời nhân dân, tắc trách trong công việc Một bác sĩ vô cảm không thể có tình thương người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo Không thiếu những trường hợp vì vô cảm mà người bệnh không được chăm sóc chu đáo, dẫn đến những cái chết đáng tiếc Một thầy giáo vô cảm chỉ giảng bài cho xong
“huyện, còn nói gì đến tình nghĩa thầy trò, tận tâm dạy bảo, nhất là những ‘ro còn học kém, gia đình khó khăn Cán bộ vô cảm sẽ không thể nhìn thấy heä¿ cảnh của mỗi người dân, không thấy những nỗi bức xúc trong khu dân
cư de tim cách tháo gỡ, quan liêu, xa rời dân và dễ rơi vào tệ "hành" đân
Tình thương là cái quý giá của con người ; bệnh vô cảm đã làm mất phẩm ch: áy, không khác gì biến dòng máu hồng hào trở thành máu trắng Trái tim mới con người cần được thắp sáng ước mơ, lhát vọng, ý chí và sự sáng tạo gắt bó với cộng đồng Điều đó sẽ chống được bệnh vô cảm và làm cho cuộc
đờ: của con người có ý nghĩa
Trang 31
Dé 7 Bạn đã là người của thế kỉ XXI chưa? (đề mở)
Hướng dẫn làm bài
Đề bài đặt ra một vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với mỗi con người hiện
nay Có thể thấy trong câu hỏi lớn này có nhiều câu hỏi: thời đại hỏi bạn;
dân tộc (đất nước) hỏi bạn; gia đình hỏi bạn; và chính bản thân bạn hỏi bạn
về điều quan trọng nhất hiện nay: bạn đã là người của thế kỉ XXI chưa?
Đây là loại bài nhìn lại bản thân mình Nhưng từ đâu mà nhìn lại: từ chỗ -
nào, góc độ nào, yêu cầu nào ? Và nhìn lại để làm gì: để có thể sống hoà cùng thời đại, và hơn thế nữa, góp phần mình vào thời đại, Vì vây, trước hết, cân thấy rõ đặc điểm nổi bật của thời đại là gì, yêu cầu của thời đại ra
sao, ; và sau nữa, cân xác định thời đại đòi hỏi ở mỗi con người những tố chất gì, những phẩm chất như thế nào? Trên cơ sở đó, tự nhìn lại bản thân
mình để bàn luận - không chỉ cho riêng mình mà còn mở rộng đến mọi
người, đặc biệt là ở lứa tuổi thanh niên học sinh cùng trang lứa với mình
Dàn ý có thể như sau:
1 Thế kỉ XXI mở ra một thời đại mới cho nhân loại với những đặc điểm mới và những yêu câu mới
2 Nhìn lại bản thân mình xem đã đáp ứng với những đòi hỏi của thời
đại mới khi bước vào thế kỉ XXI chưa?
3 Bàn luận: Phải làm gì để trở thành con người của thế kỉ XXI?
Đây là hướng chung Bài viết của anh (chị) hoàn toàn có thể theo một hướng khác, một lập luận khác, miễn sao có lí và có sức thuyết phục người đọc (có những ý kiến riêng của mình về luận để này)
Giới thiệu bài uăn tham khảo
Bài văn tham khảo đưới đây là một bài viết có nhiều phát hiện đúng và
sâu, kết hợp nhuần nhị lí lẽ và thực tiễn, lập luận lôgíc, chặt chẽ với giọng văn tâm huyết của một người quan tâm đến việc “chuẩn bị hành trang cho thế hệ trẻ bước vào thế kỉ mới” Bài viết có thể gợi nhiều ý tưởng để anh
Trang 32CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI
Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt
Nam để rèn những thói quen tốt khi bước ào nên kinh tế mới
Tết năm nay là sự chuyển tiếp giữa hai thế kỉ, và hơn thế nữa, là sự chuyển tiếp giữa hai thiên niên kỉ Trong thời khắc như vậy, ai ai cũng nói
tới việc chuẩn bị hành trang bước vào thế kỉ mới, thiên niên kỉ mới
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan
trọng nhất Từ cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của
lịch sử Trong thế kỉ tới mà ai ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ
phát triển mạnh mẽ thì vai trò của con người lại càng nổi trội
Cân chuẩn bị những cái cân thiết trong hành trang mang vào thế kỉ mới,
trong khi chúng ta đã chứng kiến sự phát triển như huyền thoại của khoa
học và công nghệ, làm cho tỉ trọng trí tuệ trong một sản phẩm ngày càng
lớn Chắc rằng chiều hướng này sẽ ngày càng gia tăng Một phần dưới tác
động của những tiến bộ về khoa học và công nghệ, sự giao thoa, hội nhập -
giữa các nền kinh tế chắc chắn sẽ sâu rộng hơn nhiều
Trong một thế giới như vậy, nước ta lại phải cùng một lúc giải quyết ba nhiệm vụ: thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu của nên kinh tế nông
nghiệp; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đồng thời lại phải tiếp cận ngay với nền kinh tế tri thức Làm nên sự nghiệp ấy đương nhiên là những con người Việt Nam với những điểm mạnh và điểm yếu của nó
Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả
thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới Bản chất trời phú ấy rất có ích trong xã hội ngày mai mà sự sáng tạo là một yêu cầu hàng
đâu Nhưng bên cạnh cái mạnh đó cũng còn tôn tại không ít cái yếu Ấy là
những lỗ hổng vẻ kiến thức cơ bản do thiên hướng chạy theo những môn học “thời thượng”, nhất là khả năng thực hành và sáng tạo bị hạn chế do lối học
chay, học vẹt nặng nề Không nhanh chóng lấp những lỗ hổng này thì thật
khó bề phát huy trí thông minh vốn có và không thể thích ứng với nên kinh tế mới chứa đựng đây tri thức cơ bản và biến đổi không ngừng
Cái mạnh của con người Việt Nam ta là sự cần cù, sáng tạo Điều đó thật hữu ích trong một nền kinh tế đòi hỏi tỉnh thần kỉ luật cao và thái độ nghiêm túc đối với công cụ và quy trình lao động với những máy móc, thiết
bị rất tỉnh vi Tiếc rằng, ngay trong mặt mạnh này của chúng ta cũng lại ẩn chứa những khuyết tật không tương tác chút nào với một nền kinh tế công
Trang 33thì cần cù thật, nhưng lại thiếu đức tính tỉ mỉ Khác với người Nhật vốn cũng nổi tiếng cần cù lại thường rất cẩn trọng trong khâu chuẩn bị công việc, làm
cái gì cũng tính toán chỉ li từ đầu, người Việt Nam thường dựa vào tính tháo
vát của mình, hành động theo phương châm “nước đến chân mới nhảy”, “liệu
cơm gắp mắm” Do còn chịu ảnh hưởng nặng nề của phương thức sản xuất
nhỏ và cách sống ở nơi thôn dã vốn thoải mái và thanh thản nên người Việt
Nam ta chưa có được thói quen tôn trọng những quy định nghiêm ngặt của
công việc là cường độ khẩn trương Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào
đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi
trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ Trong một xã hội công nghiệp và
“hậu công nghiệp”, những khuyết tật ấy sẽ là những vật cản ghê gớm
Trong một “thế giới mạng”, ở đó hàng triệu người trên phạm vi toàn cầu gắn
kết với nhau trong một mạng in-tơ-nét thì tính cộng đồng là một đòi hỏi không thể thiếu được Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương” Bản sắc này thể hiện mạnh mẽ nhất trong cảnh đất nước lâm nguy, ngoại bang đe dọa Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do
ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ, tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ
bậc không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến Ta có thể quan sát thấy điều đó ngay
trong cả những việc nhỏ nhặt: Ví dụ vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm
vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản:
ra xem những thứ mình thích; người Hoa ở nước ngoài Giường cưu mang nhau song người Việt lại thường đố kị nhau
Bước vào thế kỉ mới, nước ta sẽ hội nhập ngày càng sâu vào nền kinh tế thế giới Bản tính thích ứng nhanh sẽ giúp dân ta tận dụng những cơ hội, ứng phó với thách thức do tiến trình hội nhập đem lại Nhưng thái độ kì thị đối với sự kinh doanh, thói quen ảnh hưởng sự bao cấp, nếp nghĩ sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức đều sẽ cản trở sự phát triển của đất nước Thói quen
ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”, “bóc ngắn cắn dài”, không coi trọng
chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập
Bước vào thế kỉ mới, muốn “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” thì chúng ta sẽ phải lấp đầy hành trang bằng những điểm mạnh, vứt bỏ những _ điểm yếu Muốn vậy thì khâu đầu tiên, có ý nghĩa quyết định là hãy làm cho
lớp trẻ - những người chủ thực sự của đất nước trong thế kỉ tới - nhận ra
điều đó, quen dan với những thói quen tốt đẹp ngay từ những việc nhỏ nhất
Trang 34ĐỌC THÊM
TRI THỨC LÀ SỨC MẠNH
Nhà khoa học người Anh Phơ-răng-xít Bê-cơn (thế kỉ XVI - XVII) đã nói một câu nổi tiếng: “Tri thức là sức mạnh” Sau này Lê-nin, một người thầy
của cách mạng vô sản thế giới, lại nói cụ thể hơn: “Ai có tri thức thì người ấy
có được sức mạnh” Đó là một tư tưởng rất sâu sắc Tuy vậy, không phải ai
cũng hiểu được tư tưởng ấy
Tri thức đúng là sức mạnh Người ta kể rằng, có một máy phát điện cỡ lớn của công tỉ Pho bị hỏng Một hội đồng gồm nhiều kĩ sư họp 3 tháng liền tìm
không ra nguyên nhân Người ta phải mời đến chuyên gia Xten-mét-xơ Ông
xem xét và làm cho máy hoạt động trở lại Công ti phải trả cho ông 10.000 đôla Nhiều người cho Xten-mét-xơ là tham, bắt bí để lấy tiền Nhưng trong
giấy biên nhận, Xten-mét-xơ ghi: “Tiền vạch một đường thẳng là 1 đôla Tiền
tìm ra chỗ để vạch đúng đường ấy giá: 9.999 đôla” Rõ ràng người có tri thức
thâm hậu có thể làm được những việc mà nhiều người khác không làm nổi Thử hỏi, nếu không biết cách chữa thì cỗ máy kia có thể thoát khỏi số phận trở thành đống phế liệu được không?
Tri thức cũng là sức mạnh của cách mạng Bác Hồ của chúng ta sau
chuyến đi Pháp năm 1946 trở về đã thu hút được nhiều nhà trí thức Việt Nam danh tiếng đi theo kháng chiến như Ki sư Trân Đại Nghĩa, Tiến sĩ
Nguyễn Văn Huyên, các Bác sĩ Tôn Thất Tùng, Đặng Văn Ngữ, nhà Toán học Tạ Quang Bửu, Các nhà trí thức ấy đã đem tri thức của mình mà xây dựng
các ngành quân giới, giáo dục, y tế, góp phần to lớn đưa cuộc kháng chiến đến thành công Trong cuộc kháng chiến chống chiến tranh phá hoại của đế
- quốc Mĩ, các Giáo sư Đàm Trung Đồn, Vũ Đình Cự đã huy động tri thức góp
phần phá thủy lôi nổ chậm của địch, khai thông bến cảng Và ngày nay, các
nhà khoa học nông nghiệp như Bùi Huy Đáp, Vũ Tuyên Hoàng, đã lai tạo
giống lúa mới, góp phần tăng sản lượng nông nghiệp, làm cho nước ta không
chỉ có đủ lương thực mà còn trở thành một trong những nước đứng hàng đầu -
về xuất khẩu gạo trên thế giới
Tri thức có sức mạnh to lớn như thế nhưng đáng tiếc là còn không ít người chưa biết quý trọng tri thức Họ coi mục đích của việc học chỉ là để có mảnh bằng mong sau này tìm việc kiếm ăn hoặc thăng quan tiến chức Họ không biết rằng, muốn biến nước ta thành một quốc gia giàu mạnh, công
bằng, dân chủ, văn minh, sánh vai cùng các nước trong khu vực và thế giới
cần phải có biết bao nhiêu nhà trí thức tài năng trên mọi lĩnh vực!
Trang 35Đề 8 Một số bạn học sinh lớp 12 hiện nay cho rằng: “Chỉ có ào
đại học thì cuộc đời mới có tương lai” Anh (chi) hay cho
-_ biết ý kiến của mình uẻ tấn đề do
_ Hướng dẫn thực hiện
Cân tìm hiểu tư tưởng trong câu mói là tư tưởng gì, đúng sai như thế nào, từ đó mới xác định được phương hướng bàn luận (nội dung) và cách bàn luận
(sử dựng thao tác lập luận nao) O dé bai nay, nén su dung thao tác lập luận
bac bé dé lam bai
Gigi § lam bai
œ) Câu nói thể hiện một tu tưởng không đúng về việc học và việc lập thân của con người:
- Quá coi trọng việc học ở bậc cao đến mức tuyệt đối hoá việc học ở đại hoc, coi dé là cứu cánh đuy nhất ho cuộc đời của mỗi con người
k - Tương lai của mỗi con mgười hoàn toàn phụ thuộc vào việc có được vào
đại học hay không
Tư tưởng này, xét cho cing 1a tiv duy theo kiểu cũ của một thời đã qua nay còn rơi rớt lại: "học để làm quan”, không phù hợp với việc học và việc lap thân trong thời đại ngày nay -
b) Cần bàn luậm câu nói trêm theo hướng bác bỏ những chỗ sai để xây
dựng một tư tưởng đúng về việt lhọc wa việc lập thân của con người trong thời dai ngay nay Lập luận ở đây llà lậpp luận bác bỏ Bài làm cần bác bỏ hai điều
sai trên đây để xây dựng nên (tư tưởng đứng thành các luận điểm về việc học
và việc lập thân:
- Học đại học là cản, nhưng: dié không phải là con đường duy nhất cho việc học của mỗi người Thời đại mgầy nay đã đem dến cho con người nhiều con
đường hoc tập khác nhau, nhiều cách học tập sáng tạo và có hiệu quả cao (ví
dụ) Kết quả thực trong học tiập› khong, đo bậc học quyết định mà do ý chí,
mục đích và phương pháp học tậip Đánh giá việc học ở mỗi con người là phải căn 'cứ vào (lực iực, thực chát, khhông phải do bậc học Vì vậy, không nên
tuyệt đối hoá việc học ở đại học
> Để lập thân, rất cần học vấn nhưng đó không phải là yếu tố duy nhất mà còn có nhiều yếu tố khác quan trọng và có tính chất quyết định hơn như
ý chí, nghị lực, cách nhìn, cách mghi, sự sáng tạo, dám làm, Không nên
"thần thánh hoá” việc vào đại học như một "phép mâu nhiệm" để cuộc đời có
được tương lai Học đại học mà khhông cố các yếu tố khác trên đây thì cuộc
Trang 36đời chắc gì đã có tương lai? Ngược lại, có những người vốn không được học nhiều nhưng lại rất thành đạt, có phát minh sáng chế, có đóng góp cho đất nước và dân tộc Thực tiễn của công cuộc đổi mới của đất nước hai chục năm qua đã nói rõ điều đó (ví dụ) ;
c) Dua vào phần gợi ý trên đây, anh (chị) suy nghĩ và lập thành dàn ý cho bài viết, có thêm phần nêu suy nghĩ riêng của bản thân oê uấn đề băn luận, tức nhận thức và những dự kiến của mình vẻ việc học và việc lập thân để có
thể tự học suốt đời và đi lên bằng đôi chân của chính mình MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP ` Tập luận so sánh 1 Trí tuệ giàu lên nhờ cái nó nhận được Con tim giàu lên nhờ cái nó cho đi a (Vich-to Huy-g6) 2 Nghệ thuật là tôi Khoa học là chúng ta : | (C Béc-na) 3 Vi tha va ich ki .tên luôn bác Bồ: :
1 Chỉ có vào Đại học thì cuộc đời mới có tương lai
2 Chỉ có tiền tài và địa vị thì mới có hạnh phúc
3 Có thể bác bỏ được điều gì ở các thành ngữ:
Mia vidi mắt thợ; _ Bởi lông tìm uết Lập luận phân tích
1 Đức Phật dạy: Giọt nước chỉ hoà vào biển cả mới không cạn mà thôi
'9 Cuộc sống không có bạn bè sẽ thế nào?
3 Nếu tước bỏ tình yêu thì Trái Đất sẽ trở thành nấm mồ
Looe (Brao-ninh)
Lập luận bình luận
1 Người chê ta mà chê phải 1a thay ta, người khen ta mà khen phải là
bạn ta, những kẻ vuốt:ve ninh bợ ta chính là kẻ thù của ta vậy
Trang 372 Những thói xấu ban đầu là người klhách qua đường, sau trở nên người
bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành ông chủ nhà khó tính 3 Được và mất trong cuộc sống
Vận dụng tổng hợp các thao tác: lập luận
1 Những tình cảm mhân hậu - đó là người lính gác đầu tiên của lương tâm
(V Xu-khôm-lin-xki)
2 Cuộc sống tốt đẹp là gì nếu klhông phải là những mục đích của tuổi thanh niên được thực hiện ở tuổi trungg miên
(A Vi-nhi)
3 Đá giũa ngọc, muối đánh vàng, œó nhiều thứ tầm thường mà làm tốt được cho thứ quý báu
(Tiềm Phu)
4 Người thầy thuốc tốt nhất là bảm thân thiên nhiên