Hương Khê: ĐƯA GDKNS VÀO TRƯỜNG TH VỚI CÁC TRẢI NGHIỆM CỤ THỂ Năm học 2010-2011 Bộ Giáodục và Đào tạo chính thức bắt đầu đưa giáo dụcKĩnăng sống vào các trường học. Kĩnăng sống là gì và làm thế nào mà đưa Giáodục KNS vào trường học một cách hiệu quả? đó chắc là một câu hỏi cho tất cả các thầy cô làm công tác QLGD ở các trường học. Để triển khai công tácgiáodụckĩnăng sống (GDKNS) vào các trường học theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, phòng GD&ĐT Hương Khê đã chỉ đạo và hướng dẫn triển khai cụ thể trong toàn cấp học. 1. Nâng cao nhận thức. Kĩnăng sống giúp con người luôn vững vàng trước trước các thử thách, các tình huống của cuộc sống. Đặc biệt đối với học sinh tiểu học, lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về xã hội, thiếu kinh nghiệm sống… Trong bối cảnh hiện nay nếu không được giáodục KNS các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, lối sống ích kỉ, dễ bị lôi kéo, dễ bị kích động… dễ bị lệch lạc nhân cách. Do vậy, việc sớm đưa giáodục KNS giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, xã hội. Sớm GD KNS giúp các em có được trải nghiệm để có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với bạn bè, gia đình, xã hội, sống tích cực, vui vẻ, an toàn và lành mạnh. Người thiếu KNS dễ bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống; thiếu kĩnăng sống là một nguyên nhân nảy sinh nhiều vấn đề xã hội… Từ năm học 2009-2010 nắm bắt tinh thần triển khai thí điểm GDKNS trong một số địa phương và chuẩn bị cho triển khai đại trà tăng cường GDKNS cho học sinh phổ thông trong năm học 2010-2011 của Bộ Giáodục và Đào tạo. Phòng GD&ĐT Hương Khê đã đưa một số nội dung GDKNS vào sinh hoạt chuyên môn liên trường. Với các trường học, trên tinh thần các hoạt động ngoại khóa, chuyên đề; chỉ đạo các đơn vị có điều kiện tổ chức dưới dạng ngoại khóa, câu lạc bộ, tham quan thực tế… để học sinh được trải nghiệm một số KNS hàng ngày thiết thực với các em. Tùy thuộc vào vùng miền, mà các đơn vị chủ động chọn nội dung, bố trí sắp xếp thời gian, thời lượng và đối tượng học sinh để triển khai. Để triển khai đưa GDKNS vào trường học ngành đã hướng dẫn CBQL, GV về mục đích yêu cầu, cách tổ chức một số chuyên đề hoạt động ngoại khóa về KNS dựa trên các hoạt động của phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực mà Bộ GD&ĐT đã triển khai trong 2 năm vừa qua. Trong thực tế một số HS thật sự thiếu KNS đặc biệt là HS các vùng sâu, vùng xa trung tâm; có người khách đến lớp HS không chào hoặc tiếng chào lí nhí thiếu tự nhiên, ít khi dùng “cảm ơn, xin lỗi” … Nhiều học sinh ít khi tham gia tranh luận, ngại nói ra khó khăn của bản thân, một số không biết giao tiếp theo những qui tắc tối thiểu trong gia đình và ngoài xã hội. Nhiều trẻ thiếu kĩnăng tự phục vụ cho bản thân kể cả vệ sinh thân thể; kĩnăng làm một số việc đơn giản như dọn dẹp sắp xếp bàn học, phòng học, nhà cửa… Đặc biệt một số em không xử lí được một số tình huống đơn giản trong cuộc sống, rất rụt rè thiếu tự tin trong giao tiếp, thiếu bản lĩnh để vượt qua khó khăn do vậy dễ nản chí. Một nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là cách tổ chức dạy học; cách làm thay, làm giúp cho các em kể cả ở nhà trường và cha mẹ. Bên cạnh đó là người lớn còn thiếu niềm tin và tuổi nhỏ; không tổ chức, hướng dẫn cho các em làm mà chỉ dừng lại ở nói và làm cho các em làm theo … Cần có một cách tổ chức dạy học để giúp các em có KNS; tạo cho trẻ khả năng tư duy, có óc phân tích, suy xét, suy đoán, tự tin trong học tập công việc, trong ứng xử với các vấn đề của cuộc sống. Nhà trường là môi trường không chỉ để trẻ học văn hóa, kiến thức khoa học mà còn là nơi để các em học học cách, học cách để tồn tại và phát triển, học để chung sống. Một bộ phận giáo viên cũng chưa biết rõ GDKNS phải làm như thế nào và bắt đầu từ đâu. Do vậy, việc tổ chức trao đổi, thảo luận giúp hiểu sâu và nâng cao kĩnăng cho giáo viên thực hiện tốt GDKNS là nhiệm vụ trước tiên tại các nhà trường. Kỹ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống. Chính cuộc sống hàng ngày, những trải nghiệm, va vấp, thành công và thất bại giúp con người có được bài học quý giá về kỹ năng sống. Tuy nhiên, nếu được dạy dỗ từ sớm, con người sẽ rút ngắn thời gian học hỏi qua trải nghiệm, sẽ thành công hơn. Vì vậy việc đưa GDKNS vào dạy khi HS bắt đầu vào trường tiểu học là một việc rất cần thiết giúp các em vững bước trên đường đời mai sau. 2. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện tại cơ sở. Năm học 2010-2011 Bộ GD&ĐT chính thức đưa GDKNS vào nhà trường phổ thông. Việc GD KNS trong nhà trường phổ thông được thực hiện thông qua dạy học các môn học và các hoạt động giáodục theo một cách tiếp cận mới chứ không phải lồng ghép, tích hợp như các nội dung Bảo vệ môi trường hay Vệ sinh cá nhân, Vệ sinh môi trường trong trường học . Cách tiếp cận mới là dựa trên các phương pháp dạy học tích cực (PPDHTC) để tạo cơ hội, điều kiện cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập. Do vậy để thực hiện tốt việc giáodục KNS thì mỗi CBQL, GV phải nắm chắc nguyên tác, nội dung và các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực (PP/KTDHTC) và qui trình thực hiện một bàigiáodục KNS để triển khai có hiệu quả. Kế hoạch triển khai đại trà tập huấn GDKNS trong trường TH vào tháng đầu tháng 10 năm 2010, đến nửa đầu tháng 11 đã triển khai xong đến tất cả GV các trường học (do tháng 10 bị lũ lụt liên tiếp). Toàn huyện tổ chức tập huấn tại 6 cụm chia thành 12 lớp với gần 600 học viên(môn/ngày). Ngoài việc cung cấp kiến thức cơ bản về GDKNS trong trường TH theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT còn định hướng việc triển khai cụ thể cho các nhà trường và GV thực hiện. Các nhà trường tiếp nhận tài liệu cho GV; tổ chức cho các tổ chuyên môn nghiên cứu tài liệu nắm bắt sâu sắc trước khi tiến hành thực hiện giảng dạy theo qui định. Các nhà trường đã thực hiện nghiêm túc một số yêu cầu đối với giáo viên trước khi triển khai đưa giáodục KNS vào các bài học và hoạt động giáodục của đơn vị. Một số yêu cầu mà CBQL và người dạy học cần nắm rõ trong quá trình dạy học và tổ chức hoạt động GDKNS: - Nắm vững các nguyên tắcGiáo viên cần nắm rõ nắm rõ 5 nguyên tắc về giáo dụckĩnăng sống cho học sinh. Các định hướng này dựa trên chỉ đạo chung tuy nhiên các nhà trường giám sát hoạt động dạy học về KNS dựa trên các yêu cầu cụ thể; kiểm tra qua các tiết học để điều chỉnh bổ sung theo nguyên tắc qui định: + Tương tác: các kĩnăng thương lượng, kĩnăng giải quyết vấn đề … được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những người xung quanh. Tạo điều kiện để các em có dịp thể hiện ý kiến của mình và xem xét ý kiến của người khác . Do vậy GV cần tổ chức các hoạt động có tính chất tương tác trong các hoạt động dạy học để GDKNS cho các em. + Trải nghiệm: Cần phải có thiết kế và tổ chức dạy học cho HS được hoạt động thực, có cơ hội thể hiện ý tưởng, có cơ hội xử lí các tình huống cũng như phản biện…KNS chỉ được hình thành khi người học trải nghiệm qua thực tế và nó có kĩnăng khi các em được làm việc đó. + Nguyên tắc tiến trình và nguyên tắcthay đổi hành vi: Giáo viên không thể GDKNS trong 1 một lần mà KNS là một quá trình từ nhận thức- hình thành thái độ- thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi của một con người đặc biệt hành vi tốt là quá trình khó khăn. Do vậy, kiểm tra, theo dõi kế hoạch và việc thực hiện kế hoạch GDKNS của từng giáo viên đối với từng lớp, từng nhóm và cá nhân học sinh không được nửa vời. GDKNS không thể là ngày một ngày hai mà phải là một quá trình và cần duy trì nó không thể là cú nhát, nửa vời được. + Thời gian và môi trường giáo dục: Giáodục KNS được thực hiện mọi lúc mọi nơi; KNS được giáodục trong mọi môi trường như gia đình, nhà trường, xã hội; cần phải tạo điều kiện tối đa cho HS tham gia vào các tình huống thật trong cuốc sống. - Nắm vững các nội dung: Với có 21 KNS cở bản mà nhà quản lí và giáo viên cần nắm vững. Dựa trên các đối tượng cụ thể, yêu cầu cụ thể và địa chỉ cụ thể của bài học, môn học mà có kế hoạch để đưa KNS vào thực hiện. Tuy nhiên đối với các hoạt động ngoài giờ lên lớp, nếu là một chuyên đề ngoài việc chủ động của mình GV phải trình và được sự xét duyệt của BGH mới triển khai thực hiện. Hình thành KNS cho học sinh chủ yếu tập trung vào các kĩnăng tâm lí- xã hội; cơ hội cho học sinh được vận dung, tương tác với người khác và giải quyết các vấn đề, những tình huống của cuộc sống. Do vậy không được làm mất đi đặc điểm bài học, bộ môn cũng như hình thành các kĩnăng khác của học tập như tính toán, đọc, viết … các giáo viên cần chú ý đến đối tượng, đặc điểm tâm sinh lí, nhận thức, vùng miền không làm quá tải và đối với học sinh; Ví dục như Hình thành kĩnăng rửa tay cho HS nhưng các lớp 1,2,3 thì khác với lớp 4,5… - Cách tiếp cận phương pháp GD KNS- Một số PP/KTDHTC Để tránh nặng nề trong việc đưa GDKNS vào trong hoạt động dạy học người ta dựa trên cách tiếp cận mới là sử dụng các PP/KTDHTC để tạo điều kiện, tạo cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiện KNS, trong quá trình học tập. Tuy nhiên để thực hiện được yêu cầu này giáo viên phải nắm vững cách tiến hành 19 PP/KTDHTC và nắm rõ ưu điểm tồn tại trong mỗi PP/KTDH để lựa chọn sử dụng cho phù hợp với nội dung, đối tượng, điều kiện thực hiện. Người ta thường nói “ nội dung nào phương pháp ấy” tuy nhiên, phương pháp(cách thức tổ chức) còn phải phụ thuộc(chú ý) đến đối tượng, điều kiện, phương tiện mà người dạy và người học có để thực hiện nó. Để triển khai GDKNS trong trường tiểu học, ngành đã chỉ đạo, hướng dẫn các trường đưa giáodục KNS cho học sinh tại các nhà trường thông qua 2 hình thức cơ bản đó là: Giáo dụckĩnăng sống trong các môn học ở tiểu học và Giáodục KNS thông qua hoạt động tập thể, chuyên đề, câu lạc bộ và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. 2.1- Giáo dụckĩnăng sống trong các môn học tiểu học: Theo tài liệu hướng dẫn KNS được đưa vào tiểu học trong các môn học; Tiếng Việt, Đạo đức, TNXH (lớp 1,2,3) và Khoa học (lớp 4,5). Về các địa chỉ dạy học tài liệu cung cấp khá đầy đủ, chi tiết ở các bài các môn học. Tuy nhiên các nhà trường cần chỉ đạo GV và tổ khối chuyên môn rà soát các KNS có thể thực hiện trong điều kiện của từng lớp và đối tượng cụ thể. Bài dạy có GDKNS không làm mất đi đặc thù của môn học, không được làm sai lệch nội dung. Đưa GDKNS vào nhưng không gây quá tải bài học; có thể một bài đạt được nhiều mục tiêu KNS nhưng chỉ chọn một hoặc một số mục tiêu để thực hiện. Luôn đảm bảo linh hoạt, phù hợp đối tượng, vùng miền và đảm bảo chuẩn kiến thức, kĩnăng môn học, bài học. Ngoài các địa chỉ theo tài liệu trường còn hướng dẫn các giáo viên nghiên cứu chương trình để có thể tăng cường ở các địa chỉ khác; sưu tầm thêm tài liệu phục vụ cho bài GDKNS sinh động và hiệu quả. Đặc biệt Ban giám hiệu các trường rà soát việc đưa GDKNS vào thực hiện thì giáo viên đã có kĩnăng để dạy KNS chưa hay là chỉ là một phần thêm của môn học. Chỉ đạo các nhà trường tổ chức soạn thử và từ đó điều chỉnh thành bài soạn chính thức để dạy học. Một bài GDKNS theo hướng dẫn có 4 bước: 1- Khám phá(có thể liên hệ kiến thức HS đa biết, tìm hiểu về vấn đề sắp triển khai…); 2- Kết nối (liên kết giữa cái đã biết và chưa biết của HS, khi cung cấp KT mới thì KT đó đạt được đã đạt mức độ nào); 3- Thực hành/luyện tập(tạo cơ hội và điều chỉnh việc thực hành vào hoàn cảnh cụ thể); 4-vận dụng(HS vận dung vào tình huống mới). Với 3 yêu cầu là mục đích, mô tả quá trình thực hiện và vai trò của GV, HS hoặc một số kĩ thuật dạy học thực hiện, BGH kiểm tra, điều chỉnh kịp thời đảm bảo khi lên lớp đạt hiệu quả. Để đảm bảo một tiết dạy có GDKNS thì mục tiêu bài học phải ghi thêm mục tiêu KNS (ít nhất là một mục tiêu) cần đạt. Mục tiêu KNS- cần hình thành cái gì cho học sinh (kiến thức, thái độ, kĩ năng). Phương tiện dạy, học của HS, GV và cuối cùng là làm bằng cách nào (con đường nào) để đạt được mục tiêu trên theo thời lượng dự kiến cho phép. 2.2- Giáo dụckĩnăng sống qua câu lạc bộ, chuyên đề và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác. Hoạt động ngoài giờ lên lớp là một cơ hội để GDKNS cho học sinh. Hoạt động này có ý nghĩa hỗ trợ cho giáodục trong chương trình nội khóa, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng cho học sinh. Nội dung của hoạt động GDNGLL rất phong phú, đa dạng, thể hiện qua các câu lạc bộ văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động và các hoạt động xã hội khác. HĐNGLL tạo điều kiện cho HS tiếp xúc và mở rộng ứng dụng thực tế, trải nghiệm được nhiều vấn đề trong các hoạt động xã hội đồng thời gây hứng thú trong học tập. Để tăng cường GDKNS trong các trường tiểu học bằng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, phòng chỉ đạo định hướng cho các trường tự chọn nội dung dựa trên các yêu cầu cơ bản: Phù hợp với vùng miền- những vấn đề gần gũi và có ảnh hướng tới các em như vùng hay lũ lụt, vùng núi, nông thôn, dọc các tuyến, trục giao thông…; Phù hợp với đặc điểm- như lứa tuổi, khả năng nhận thức, sức khỏe, giới tính và năng khiếu của học sinh; Điều kiện CSVC- sân bãi, dụng cụ, nhà tập đa năng … Dựa trên các nhóm kĩnăng sống học sinh tiểu học: nhóm kĩnăng nhận thức; nhóm kĩnăng xã hội và nhóm kĩnăng quản lí bản thân mà định hướng một số nội dung cho các trường tự chọn đưa vào GDNGLL để giáodục KNS cho học sinh: - Kĩnăng tự phục vụ: vệ sinh thân thể: sắp xếp góc học tập, nhà cửa; gấp quần áo; … - Kĩnăng ứng phó với một số mối quan hệ xung quang: tranh luận với bạn bè; an toàn khi tham giagiao thông … - Kĩnăng văn nghệ, vui chơi: đóng kịch, Hát đồng ca, dân ca, múa hát… - Kĩnăng bảo vệ môi trường: chăm sóc cây cối; xây dựng trường xanh- sạch- đẹp, giữ gìn tài nguyên thiên nhiên… - Kĩnăng tham gia hoạt động bằng tay và tham gia hoạt động chung: tô màu, trang trí, làm bưu thiếp; tham quan giã ngoại… Các trường chọn nội dung đưa vào HĐNGLL theo điều kiện cụ thể của trường mình và dựa trên sự phù hợp, yêu thích của HS và các vấn đề thiết thực nhất đối với trường, vùng, học sinh thì tổ chức trước… lập kế hoạch cụ thể và giao người phụ trách tổ chức thực hiện. 3. Kết quả thực hiện. Qua đợt kiểm tra vào cuối tháng 12/2010 các đơn vị đã thực hiện kế hoạch của phòng khá chu đáo và có nhiều sáng tạo. các tổ khối tổ chức trao đổi về nội dung KNS cho HS thể hiện sự chuẩn bị tốt cho GDKNS trong dạy học và hoạt động GD ở nhà trường. Tổ chức rà soát các địa chỉ có thể đưa KNS vào thực hiện ở các môn học. Lập kế hoạch cho đưa GDKNS các hoạt động tập thể, NGLL với nhiều hình thức phong phú và phù hợp với vùng miền. Các bài học có địa chỉ GDKNS được giáo viên đưa vào với mục tiêu, nội dung yêu cầu và phương pháp cụ thể. Do có được nền tảng từ năm học trước và nhận thức được vấn đề cấp bách của KNS đối với HS tiểu học nên các đơn vị đã nhập cuộc một cách nhanh chóng và thật sự có hiệu quả. Các chủ đề HĐ NGLL được các đơn vị chọn và tổ chức thực hành, trải nghiệm phù hợp với điều kiện đơn vị và tính cấp thiết của vấn đề. Một số đơn vị như TH Hương Trà duy trì tốt câu lạc bộ Karate-do, câu lạc bộ hát dân ca. Phúc Đồng, Hương Trà… thực hành cho HS về đi qua đường bộ (đường HCM đi trước cổng trường), Trường TH Phú phong, tổ chức tham quan khu di tích lịch sử Rộc Cồn. Các trường TH Hương Thủy 2, Hương Vĩnh, Phương Điền, Phương Mĩ hướng dẫn HS khi đi đò sử dụng áo phao, cặp phao trong lũ. TH Thị Trấn thực hành vệ sinh răng miệng và các bước rửa tay, bảo vệ môi trường. TH Lộc Yên tổ chức cho HS vệ sinh ăn uống sau mùa lũ (có trên 30 HS ăn cơm trưa tại trường do cha mẹ đưa đến từ sáng sớm). TH Phú Gia với vệc bảo vệ môi trường rừng và bảo vệ, chăm sóc các di tích văn hóa. TH Hương Xuân với chủ đề giao lưu “ sắn sàng đối mặt”. Th Hương Trà với “tìm kiếm đối tác” và “ nhà hùng biện ưu tú”. Với các hình thức hoạt động phong phú và đa dạng bước đầu tạo cho học sinh một số KNS giúp các em ứng phó tốt với các vấn đề cuộc sống. Kết quả bước đầu chưa nói lên được một điều gì, nhưng ghi nhận đó là cố gắng là lòng nhiệt tình của tập thể sư phạm tại các trường TH. Để học sinh có được thích ứng tốt, có phản ứng tích cực, hình thành thói quen, hình vi có lợi cho bản thân, gia đình và cộng đồng trong mỗi con người thì GDKNS trong nhà trường cần đòi hỏi nỗ lực không mệt mỏi, sáng tạo và kiên nhẫn của mỗi một CB, GV. Với nỗ lực, nhiệt tình và sáng tạo của đội ngũ CBQL, GV các trường tiểu học trong việc tăng cường GDKNS trong dạy học và các hoạt động giáodục đã góp phần nhỏ bé cho một ngày mai tươi sáng của dân tộc. Ngày 04/01/2011 LêHữu Tân Phòng GD&ĐT Hương Khê Một vài hình ảnh . dụng cụ, nhà tập đa năng … Dựa trên các nhóm kĩ năng sống học sinh tiểu học: nhóm kĩ năng nhận thức; nhóm kĩ năng xã hội và nhóm kĩ năng quản lí bản thân. nguyên tắc qui định: + Tương tác: các kĩ năng thương lượng, kĩ năng giải quyết vấn đề … được hình thành tốt trong quá trình HS tương tác với bạn bè và những