1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng GIAI PHAP HUU ICH

12 616 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 75 KB

Nội dung

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀ LẠT TRƯỜNG MẦM NON XUÂN THỌ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH Đề tài : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH TRONG VIỆC GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON GIÁO VIÊN : Trần Thò Hiền Lớp : Mầm 1 Năm học 2008- 2009 PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀ LẠT TRƯỜNG MẦM NON XUÂN THỌ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH Đề tài : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH TRONG VIỆC GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN TRẺ 3 -4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON GIÁO VIÊN : Trần Thò Hiền LỚP : Mầm 1 Năm học 2008 - 2009 CẤU TRÚC ĐỀ TÀI I- PHẦN MỞ ĐẦU. Trang 1/ Cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài………………………………………………… 2 2/ Mục đích…………………………………………………………………………………………………….3 II- THỰC TRẠNG……………………………………………………………………………………………………3 1/ Tình hình lớp…………………………………………………………………………………………….3 2/ Hoàn cảnh gia đình…………………………………………………………………………………3 3/ Thuận lợi và khó khăn………………………………………………………………………….3 III- CÁC GIẢI PHÁP 1/ Trang bò đầy đủ trang thiết bò đồ dùng vệ sinh cho từng trẻ…4 2/ Xây dựng nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ …………4 3/ Áp dụng các hình thức phù hợp trong giáo dục ……………………… 4 4/ Tổ chức cho trẻ thực hành thói quen vệ sinh cá nhân ………… 4 5/ Phối hợp với phụ huynh………………………………………………………………………4 IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN 1/ Trang bò đầy đủ trang thiết bò, đồ dùng vệ sinh……………………….4 2/ Các nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ…………………….4 a) Thói quen vệ sinh thân thể………………………………………………………………5 b) Thói quen mặc quần áo sạch sẽ……………………………………………………6 c) Thói quen ăn uống có văn hoá vệ sinh………………………………………6 d) Thói quen hoạt động có văn hoá vệ sinh………………………………….6 3/ Áp dụng các hình thức phù hợp trong giáo dục thói quen….6 4/ Tổ chức cho trẻ thực hành thói quen vệ sinh cá nhân………….8 5/ Phối hợp với phụ huynh……………………………………………………………………8 V- KẾT QUẢ…………………………………………………………………………………………………………9 VI- BÀI HỌC KINH NGHIỆM……………………………………………………………………10 VII- KẾT LUẬN……………………………………………………………………………………………….10 Đề tài: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỮU ÍCH TRONG VIỆC GIÁO DỤC THÓI QUEN VỆ SINH CÁ NHÂN TRẺ 3 – 4 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON I- PHẦN MỞ ĐẦU. 1/ Cơ sở lý luận và lý do chọn đề tài : Trẻ em như tờ giấy trắng mà người lớn muốn vẽ lên đó những gì cũng đựơc, nếu người lớn vẽ lên đó những hình ảnh đẹp thì sẽ trở thành bức tranh đẹp nhưng nếu tờ giấy đó được vẽ lên những hình ảnh không đẹp, thì không thể có bức tranh đẹp. Như chúng ta đã biết , trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất thích bắt chước, thích làm theo người lớn . Do vậy chúng phải được sống và học tập trong môi trường thích hợp, nơi ấy chính là trường mầm non. Ở đây trẻ đựơc chăm sóc, giáo dục tốt nhất làm tiền đề và là điều kiện để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Một con người khi sinh ra và lớn lên không tự dưng sẽ có được những thói quen tốt, mà để có được những thói quen tốt thì từ nhỏ phải được học tập, rèn luyện thường xuyên mới hình thành nên .Từ xa xưa ông cha ta đã có câu : “ Đói cho sạch, rách cho thơm” câu nói ấy đã có giá trò từ ngàn xưa cho đến bây giờ và mãi mãi. Đúng vậy, tuy chúng ta có đói, rách nhưng phải giữ cho sạch sẽ, thơm tho, trước tiên sạch cho chính bản thân mình sau đó làm sạch cho đồ dùng , nơi ở , nơi làm việc…v…v.Để trẻ có được thói quen tốt đo ùthì việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ ở trường mầm non là một trong những việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của mỗi cô giáo. Nói đến “ Thói quen” là nói đến hành động của cá nhân được diễn ra trong những điều kiện ổn đònh về thời gian, không gian và quan hệ xã hội nhất đònh. Mọi phẩm chất nhân cách được hình thành phát triển trong những điều kiện ổn đònh, trên nền tảng thói quen . Do vậy cần phải tạo ra các tình huống ổn đònh để hình thành phẩm chất nhân cách tốt. Đồng thời cũng cần phải thay đổi điều kiện sống để củng cố thói quen trong điều kiện mới. Đây là điều kiện để tạo ra những mẫu người linh hoạt để thích ứng với mọi hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Trẻ em ở lứa tuổi mầm non cần được chăm sóc, nuôi dưỡng để trẻ phát triển toàn diện về các mặt : Đức – Trí – Thể – Mỹ – Lao . Trong đó việc phát triển thể lực cho trẻ là rất quan trọng, sức khoẻ là nền tảng để phát triển về mọi mặt.Nhưng để có sức khoẻ tốt ngoài những yếu tố cần thiết , trẻ còn cần có thói quen vệ sinh cá nhân tốt. Vì vậy việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ là cần thiết và quan trọng nhằm giúp trẻ giữ gìn cơ thể sạch sẽ và bảo vệ sức khoẻ bản thân. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Một số giải pháp hữu ích trong việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ 3 – 4 tuổi ở trường mầm non” 2/ Mục đích của đề tài. - Giúp trẻ có thói quen vệ sinh cá nhân hằng ngày thật tốt. - Giúp trẻ biết giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ , góp phần bảo vệ sức khoẻ bản thân . II- THỰC TRẠNG. 1/ Tình hình thực tế của lớp. - lớp Mầm 1 trường mầm non Xuân Thọ ở xã Xuân Thọ. - Tổng số cháu : 34 Trong đó : 17 cháu trai và 17 cháu gái. - Đa số trẻ ra lớp năm đầu tiên nên còn nhút nhát, chậm chạp trong các hoạt động học tập , vui chơi và trong cả việc thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân. 2/ Hoàn cảnh gia đình. - Hơn 90% trẻ là con em của phụ huynh làm vườn. - Phụ huynh đã đến từ những vùng miền khác nhau đã lập nghiệp và sinh sống tại xã Xuân Thọ. 3/ Thuận lợi và khó khăn. a) Thuận lợi. - Được sự quan tâm giúp đỡ của BGH nhà trường, các chò em đồng nghiệp - Giáo viên đã có kiến thức và các kỹ năng thao tác vệ sinh cá nhân . - Trường lớp sạch sẽ khang trang, trang thiết bò đồ dùng vệ sinh của trẻ được trang bò mới đầy đủ. - Có sự cố gắng của cô và trẻ. - Được sự đồng tình của phụ huynh. b) Khó khăn. - Lớp Mầm 1 do tôi phụ trách có só số cháu là 34 , là lớp có độ tuổi tương đối nhỏ của trường nên còn khó khăn trong việc thực hiện một số hoạt động do khả năng tiếp thu kiến thức và thực hành của trẻ còn hạn chế. - Đa số trẻ ra lớp năm đầu tiên nên trẻ còn chậm chạp, lúng túng khi thực hiện các thao tác. - Là năm đầu tiên trẻ phải thực hiện các thao tác vệ sinh cá nhân để tự phục vụ cho bản thân. - Một số phụ huynh thiếu quan tâm đến việc cho trẻ tự thực hiện các thao tác vệ sinh để phục vụ mình khi ở nhà. III- CÁC GIẢI PHÁP. 1/ Trang bò đầy đủ các trang thiết bò, đồ dùng vệ sinh cho từng trẻ. 2/ Xây dựng nội dung cụ thể về việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ. 3/ Áp dụng các hình thức phù hợp trong giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ. 4/ Tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân thường xuyên và liên tục 5/ Phối hợp với phụ huynh cùng thực hiện việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ IV- TỔ CHỨC THỰC HIỆN. 1/ Trang bò đầy đủ các trang thiết bò, đồ dùng vệ sinh cho từng trẻ. - Trang bò cho trẻ đủ các loại đồ dùng vệ sinh cá nhân, có gắn tên ký hiệu riêng biệt cho từng trẻ. - Đồ dùng của trẻ cần : khăn lau mặt, bàn chải đánh răng , ca, ly… 2/ Các nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ. Trong cuộc sống và sinh hoạt hằng ngày, trẻ cần đến nhiều thói quen khácnhau . Đối với trẻ Mầm non cô giáo cần giáo dục cho trẻ các thói quen sau : a) Thói quen vệ sinh thân thể. Việc giữ vệ sinh thân thể không những nhằm chấp hành những yêu cầu vệ sinh, mà còn nói lên mức độ quan hệ của con người đối với nhau. Bởi vì khi thực hiện các yêu cầu vệ sinh là thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh, các thói quen vệ sinh thân thể gồm : @ Thói quen lau rửa mặt : Lau rửa mặt là việc làm rất quen thuộc và thường xuyên . Cần cho trẻ biết tại sao cần lau rửa mặt ( rửa mặt để cho mặt sạch sẽ thơm tho, xinh hơn , không bò bệnh, để được mọi người yêu mến …) Lúc nào cần lau, rửa mặt ( cần lau rửa mặt trước và sau khi ngủ, ăn , khi đi ra ngoài đường, khi mặt bẩn…) Cách lau rửa mặt :cần thực hiện đúng thao tác, trước tiên lau mắt, dòch khăn lau mũi, dòch khăn lau miệng sau đó gấp khăn lau từ trên trán xuống má , cằm. @ Thói quen rửa tay : Giáo dục cho trẻ biết tại sao phải rửa tay ( để tay sạch sẽ thơm tho không bò bệnh , để mọi người yêu mến…) Rửa tay vào lúc nào ( rửa tay trước khi ăn , sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn… ) Cách rửa tay : Nhắc trẻ xoắn tay áo lên cao trước khi rửa tay, nhúng tay ướt, bôi xà phòng , để tay xuôi dưới vòi nước chảy rửa cổ tay, lưng bàn tay, lòng bàn tay, rửa kẽ các ngón tay và các ngón tay , rửa đến móng tay vảy nước và lau khô. (nhớ rửa cả hai tay ) @ Thói quen đánh răng : Giáo dục cho trẻ biết tại sao cần đánh răng ( cho răng chắc khoẻ , trắng đẹp , không bò sâu răng , cho miệng sạch sẽ thơm tho, mọi người yêu mến …) Lúc nào cần đánh răng ( đánh răng lúc sau khi ăn, tối trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy ) Thao tác đánh răng : Chải răng theo thứ tự các mặt , mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, chải xoay tròn cho sạch ba mặt. @ Thói quen chải tóc : Cho trẻ biết tại sao cần chải tóc ( để đầu tóc gọn gàng, chải tóc để không bò đau đầu, không bò chấy rận, để mọi người yêu mến…). Chải tóc vào lúc nào ( chải sau khi ngủ dậy, trước khi đi ra ngoài, lúc tóc rối) Cách chải tóc : Cầm lượt, chải cho tóc suôn, hằng ngày nhắc trẻ chải tóc để hình thành cho trẻ thói quen và thao tác chải tóc. @ Thói quen tắm rửa : Giáo dục trẻ biết tắm rửa hằng ngày cho cơ thể sạch sẽ và khoẻ mạnh ( mẹ, chò, người lớn tắm rửa cho trẻ) b) Thói quen mặc quần áo sạch sẽ. Dạy cho trẻ biết tại sao cần mặc quần áo sạch sẽ ( để giữ cho quần áo luôn mới và đẹp, để không bò bệnh, để mọi người yêu mến… ) Trẻ cần biết lúc nào nên mặc thêm hoặc cởi bớt quần áo ( khi đi ra ngoài đường hoặc vào nhà, trước và sau khi ngủ, khi tắm rửa…) c) Thói quen ăn uống có văn hoá, vệ sinh. Việc ăn uống không những nhằm đáp ứng nhu cầu sinh lý của cơ thể, mà còn là khía cạnh đạo đức, thẩm mó . Hành vi trên bàn ăn thể hiện sự tôn trọng mọi người xung quanh và người phục vụ. Do đó cần giáo dục cho trẻ nắm được các quy đònh về ăn uống như sau : @ Vệ sinh trước khi ăn : Trẻ biết rửa mặt, rửa tay , ngồi đúng vò trí của mình, biết mời mọi người xung quanh. @ Vệ sinh trong khi ăn : Trẻ biết sử dụng các dụng cụ ăn uống ( cầm thìa bằng tay phải, bát bằng tay trái, cách giữ thìa bát ) Biết nhai và nuốt đồ ăn ( ngậm miệng lúc nhai, ăn chậm, nhai kỹ… ) Biết quý trọng đồ ăn, thức uống ( không làm rơi vãi thức ăn, không để thừa và chỉ được ăn ở bát của mình và cần ăn hết đồ ăn ở bát của mình ) @ Vệ sinh sau khi ăn :Trẻ biết dọn dẹp dụng cụ ăn uống và bàn ghế vào nơi quy đònh, đánh răng súc miệng, uống nước sau khi ăn xong, biết dùng đúng khăn của mình lau mặt sạch sẽ. d)Thói quen hoạt động có văn hoá vệ sinh. Thói quen hoạt động có văn hoá vệ sinh thể hiện hành vi của trẻ khi tham gia vào các hoạt động như : học tập, vui chơi, lao động và các sinh hoạt khác. @ Giáo dục cho trẻ biết các yêu cầu khi tham gia các hoạt động là: Biết giữ gìn ngăn nắp nơi học tập, vui chơi, lao động và sinh hoạt ; biết giữ gìn đồ dùng, đồ chơi, sách vở ; biết mục đích của hoạt động… 3/ Áp dụng các hình thức phù hợp trong việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ. Việc giáo dục thói quen văn hoá – vệ sinh cho trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động giáo dục và dạy học ở trường mầm non. Bằng các hoạt động phong phú, đa dạng như học tập,vui chơi, lao động sinh hoạt hằng ngày ( ăn ngủ…). Tạo điều kiện cho trẻ được rèn luyện những kỹ năng, thói quen và phát triển những xúc cảm tốt của trẻ đối với quá trình thực hiện. Các hình thức giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ được thông qua một số hoạt động sau : @ Hoạt động học tập : Thông qua hoạt động này có thể giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ dựa vào nội dung cụ thể từng bài học mà giáo dục trực tiếp cho trẻ. VD : Qua giờ học truyện “ Gấu con bò đau răng” dựa vào nội dung câu chuyện, giáo dục trẻ phải biết giữ gìn, vệ sinh răng miệng thật sạch sẽ bằng cách : Buổi tối không được ăn kẹo, đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy, đánh răng sau bữa ăn để cho răng luôn chắc khoẻ và không sâu răng. Hoặc qua các giờ học nhạc , ở chủ đề “ BẢN THÂN” tìm những bài hát có nội dung giáo dục vệ sinh để dạy trẻ hát, như bài “ Vui đến trường” có thề dạy hát kết hợp cho trẻ vận động, làm động tác minh hoạ cho lời bài hát ( em rửa mặt thật sạch, em chải răng trắng tinh…) và nghe hát có thể là bài “ Anh tí sún”hoặc những bài có nội dung tương tự… qua đó góp phần hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh tốt. Ngoài ra, thông qua các giờ học khác giáo viên cũng có thể tích hợp nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ một cách phù hợp. @ Hoạt động vui chơi : Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo và nó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành nhân cách trẻ nói chung, giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ nói riêng. Bởi vì chơi là quá trìnhø trẻ học làm người, trải nghiệm những xúc cảm, tình cảm, hành vi của con người qua các vai chơi khác nhau. Do vậy những yếu tố đạo đức xuất hiện ngay trong bản thân trẻ một cách tích cực chứ không phải dưới lời nói trừu tượng và có tác dụng hình thành động cơ đúng cho trẻ. Trò chơi nào cũng bao gồm có hai mặt : kỹ thuật ( là thao tác chơi ) và động cơ chơi ( tức là ý thức ). Như vậy nếu trẻ mong muốn được đóng vai nào thì trẻ cố gắng thể hiện tốt vai chơi đó. VD : Qua vai chơi mẹ con, trẻ đóng vai mẹ sẽ biết tắm, mặc quần áo cho búp bê, con biết giúp mẹ dọn bàn ăn gọn gàng, bố đi xây dựng về biết rửa tay trước khi ăn cơm… dần dần hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh tốt. @ Tổ chức chế độ sinh hoạt hằng ngày :Tổ chức chế độ sinh hoạt chính là tổ chức cuộc sống của trẻ và bằng chính cuộc sống đó mà giáo dục trẻ. Do vậy cần tổ chức cuộc sống của trẻ như một chỉnh thể, nhằm phát triển trẻ theo phương hướng và mục tiêu mà xã hội đòi hỏi. Hơn nữa, cuộc sống của trẻ luôn vận động và phát triển, nên những gì giáo dục trẻ phải mới mẻ, thân thiết với cuộc sống hiện tại và cần thiết cho tương lai của chúng. Thực hiện đúng chế độ sinh hoạt một ngày ở trường của trẻ, thực hiện đúng giờ nào việc nấy. 4/ Tổ chức cho trẻ thực hiện hoạt động vệ sinh cá nhân thường xuyên và liên tục . Đối với trẻ, quá trình hình thành thói quen vệ sinh không phải là lý thuyết suôn mà nó được hình thành từ những thực hành, là sự chuyển từ các hành động bên ngoài thành hành động của trí óc, nhất thiết phải được thực hiện trong quá trình phát triển. Hằng ngày, ngoài những việc cần thiết trong chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ, giáo viên cần chú ý đến việc cho trẻ thực hành các thói quen vệ sinh cá nhân : @ Rửa tay trước khi ăn : trẻ phải được rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi ăn. @ Lau mặt, đánh răng sau khi ăn : Tất cả những điều ấy trẻ phải được thực hiện thường xuyên và liên tục, ngày này sang ngày khác và đúng vào giờ đó trẻ phải được thực hiện công việc vệ sinh tương tự nhằm giúp trẻ hình thành thói quen và kỹ năng thực hiện. 5/ phối hợp với phụ huynh cùng thực hiện việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ. Việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ chỉ đạt kết quả tốt nếu có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình và nhà trường. Do đó cần tuyên truyền đến phụ huynh cùng góp phần vào việc giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ: -Giáo viên thường xuyên phối hợp với phụ huynh nhằm nâng cao hiểu biết cho phụ huynh , thống nhất yêu cầu nội dung, phương pháp giáo dục, tạo ra các điều kiện giáo dục cần thiếtở trường và gia đình -Trao đổi thường xuyên với gia đình về việc thực hiện thói quen vệ sinh của trẻ. Vào những giờ đón ,trả trẻ có thể trao đổi với gia đình , thông báo cho gia đình biết tình hình của trẻ ở lớp. Chẳng hạn : Trẻ đánh răng còn hay làm ướt áo. Trẻ ăn cơm còn làm rơi vãi… Từ đó cả gia đình và cô giáo tìm ra biện pháp tác động đến trẻ có hiệu quả hơn. -Tìm hiểu điều kiện sống của trẻ ở nhà, từ đó trao đổi giúp gia đình cải thiện điều kiện sống của trẻ nhằm đáp ứng các yêu cầu giáo dục. -Trong các cuộc họp phụ huynh , trao đổi với gia đình về nội dung và biện pháp giáo dục trẻ ở trường , các yêu cầu đối với trẻ , và cùng thảo luận để tìm ra biện pháp khắc phục và đònh hướng những nội dung giáo dục tiếp theo. học tập kinh nghiệm điển hình về giáo dục thói quen vệ sinh cho trẻ. -Tuyên truyền đến phụ huynh về việc dạy trẻ các thói quen vệ sinh cá nhân thông qua hình ảnh , trao đổi trực tiếp. Thường xuyên nhắc phụ huynh cắt móng tay, móng chân cho cháu, lau mặt và thay quần áo sạch sẽ trước khi đến lớp. V- KẾT QUẢ. Qua thực hiện các giải pháp giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ, bước đầu tôi thấy đạt được một số kết quả như sau : -Hơn 80% trẻ có kỹ năng, thói quen vệ sinh cá nhân, khá thành thạo các thao tác rửa tay, lau mặt, đánh răng, chải đầu, trong hoạt động ăn ngủ , học tập, vui chơi. -100% trẻ có thói quen tốt trong vệ sinh như tiểu tiện đứng giờ giấc và đúng nơi quy đònh. -85% trẻ ăn uống có văn hoá, vệ sinh . -100% phụ huynh đồng tình với nội dung giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân trẻ ở lớp, có sự phối hợp tốt với cô giáo trong việc hình thành cho trẻ các thói quen vệ sinh . [...]...VI- BÀI HỌC KINH NGHIỆM Tuy đã đạt được một số kết quả trong việc giáo dục thói quen vệ sinh cá nhân cho trẻ, nhưng tôi thấy mình cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc giúp trẻ hình thành thói quen vệ sinh tốt Qua đó tôi rút ra được bài học kinh nghiệm sau : -Tiếp tục rèn và động viên trẻ thực hiện đúng các thao tác kỹ . bài hát có nội dung giáo dục vệ sinh để dạy trẻ hát, như bài “ Vui đến trường” có thề dạy hát kết hợp cho trẻ vận động, làm động tác minh hoạ cho lời bài. mặt thật sạch, em chải răng trắng tinh…) và nghe hát có thể là bài “ Anh tí sún”hoặc những bài có nội dung tương tự… qua đó góp phần hình thành cho trẻ thói

Ngày đăng: 02/12/2013, 01:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w