1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

22 52 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 307,54 KB

Nội dung

123doc xin giới thiệu đến các bạn sinh viên đang trong quá trình học tập tài liệu SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY, tài liệu bao gồm 22 trang giúp các bạn sinh viên có thêm tài liệu tham khảo trong quá trình học. Chúc các bạn sinh viên đạt được kết quả như mong đợi. Mời các bạn sinh viên cùng tham khảo và tải về chi tiết tài liệu dưới đây II.THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIĐa số sinh viên Thương Mại đều có đạo đức nhân cách tri thức sức khỏe tư duy năng động và hành động sáng tạo; tiếp nối truyền thống hào hùng của Đảng và dân tộc ; nêu cao lòng yêu nước ; ý thức xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa ; không ngại khó khăn gian khổ, tình nguyện vì cộng đồng; có trách nhiệm với gia đình và xã hội; có ý chí vươn lên trong học tập và lao động ; lập thân lập nghiệp, làm giàu chính đáng, quyết tâm đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu; mong muốn có đời sống văn hóa phong phú lành mạnh và hoàn toàn tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn 1 số bộ phận không nhỏ sinh viên sống thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, ít quan tâm tới tình hình đất nước, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sống thực dụng , chạy theo những văn hóa không lành mạnh, xa rời các truyền thống dân tộc. Tính độc lập, chủ động sáng tạo, năng lực thực hành sau đào tạo của sinh viên còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa.1.Những mặt ưu điểm Trung với nước, hiếu với dân : Sinh viên Thương Mại có tình yêu Tổ Quốc cuồng nhiệt, luôn trung thành và tin tưởng tuyệt đối vào sự nghiệp cách mạng của Đảng. Hầu hết trong số họ đều là những người sống có hoài bão, lý tưởng tốt đẹp, luôn kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, luôn phấn đấu học tập, rèn luyện góp phần xây dựng đất nước. Ví dụ như giữa tâm bão của dịch Covid19 Đảng và nhà nước ra chỉ thị cách ly toàn dân, hạn chế tiếp xúc, gần như tuyệt đối các sinh viên đã nghe và làm theo, tối thiểu việc ra ngoài đường khi không cần thiết. Hoài bão, lý tưởng của sinh viên Thương Mại được thể hiện qua việc xác định mục đích học tập và rèn luyện. Trên giảng đường , họ nghiêm túc và chăm chỉ học tập để tích lũy kiến thức , rèn luyện kĩ năng nghề nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động . Ngoài ra, trong các cuộc thi mà trường phát động, họ cũng rất hăng hái tham gia, thậm chí có những sinh viên còn đạt những thành tích cao. Hằng năm có rất nhiều bạn sinh viên đạt học bổng của trường cũng như học bổng du học nước ngoài. Ngoài ra còn tham gia các cuộc thi, đề tài nghiên cứu khoa học, … Nhiều bạn sinh viên khi ra trường đã có chứng chỉ ngoại ngữ rất tốt, thậm chí có nhiều hơn một ngoại ngữ. Sinh viên trường Thương Mại năng động, sáng tạo, tích cực tham gia các câu lạc bộ về tình nguyện, thể dục thể thao, học thuật, phát triển bản thân. Trong đợt dịch Covid 19, nhà trường phát động cuộc thi về tuyên truyền phòng chống dịch Covid19 được các bạn sinh viên hưởng ứng nhiệt tình, có rất nhiều sản phẩm có chất lượng được đầu tư và mang ý nghĩa rất lớn .Vào kì nghỉ hè thì các bạn tích cực đăng kí đi thực tập để nâng cao kinh nghiệm, kĩ năng nghiệp vụ về chuyên ngành mình đang học. Sinh viên Thương Mại luôn luôn kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống đạo đức tốt đẹp, có lối sống lành mạnh, đoàn kết , tương thân tương ái và có tinh thần cộng đồng. Điều này được thể hiện rõ qua hoạt động tham gia các câu lạc tình nguyện, yêu thương giúp đỡ bạn bè

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN – DU LỊCH

THẢO LUẬN HỌC PHẦN: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI 2 : SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ

MINH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LHP: 2107HCMI0111 GVHD: ThS Ngô Thị Minh Nguyệt

HÀ NỘI, 4/2021

Trang 2

2 MỤC LỤC

Mục lục 6 Lời nói đầu 7

NỘI DUNG

I Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức 8

II Thực trạng đạo đức của sinh viên trường Đại học Thương Mại

III Giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cho sinh viên trường ĐHTM trong giai đoạn

hiện nay 21 Kết luận 26 Tài liệu tham khảo 27

Trang 3

3 LỜI NÓI ĐẦU

Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về đạo đức và thực hành đạo đức Ở Người, đạo đức đã đạt tới một sự thống nhất chặt chẽ giữa nói và làm, giữa đời công

và đời tư , giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường Do đó Người trở thành " tinh hoa và khí phách , lương tâm và danh dự " thành biểu tượng của đạo đức và văn minh , không phải chỉ của Đảng ta, là dân tộc ta mà còn là biểu tượng của đạo đức - văn minh nhân loại Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh làm trong sáng thêm lương tâm của dân tộc và của loài người

Sinh viên là thế hệ tương lai của đất nước, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nước nhà Do vậy, việc học tập tư tưởng Hồ Chí Minh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng , nhất là trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước , gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, hội nhập vào đời sống toàn cầu Thông qua học tập nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh để bồi dưỡng , củng cố cho sinh viên nói chung cũng như sinh viên Trường Đại Học Thương Mại nói riêng là việc rất cần thiết

Trang 4

4 NỘI DUNG

I NỘI DUNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC

Quan điểm về vai trò và sức mạnh của đạo đức CM:

➢ Đạo đức là gốc, nền tảng tinh thần của xã hội, của con người cách mạng

* Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng:

Đạo đức là nguồn nuôi dưỡng và phát triển con người như gốc của cây, ngọn nguồn của sông suối Như Người vẫn thường nói, đối với con người, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa; người cách mạng phải có đạo đức cách mạng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng Bởi lẽ, sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

là sự nghiệp rất to lớn, khó khăn và nặng nề; con đường đi đến độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là con đường dài, không phải là một đại lộ thẳng tắp Nó đòi hỏi sự phấn đấu không ngừng của mỗi người, mỗi thế hệ, hơn nữa còn của nhiều thế hệ nối tiếp nhau Chăm lo cái gốc, cái nguồn, cái nền tảng ấy phải là công việc thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, của mỗi gia đình và mỗi người trong xã hội ta

Đạo đức là gốc, là nền tảng, là sức mạnh, là tiêu chuẩn hàng đầu của người cách mạng Đạo đức là gốc, là nguồn, là nền tảng, bởi vì muốn làm cách mạng thì trước hết con người phải có cái tâm trong sáng, cái đức cao đẹp đối với giai cấp công nhân, nhân dân lao động, với cả dân tộc mình Cái tâm, cái đức ấy lại phải thể hiện trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày với dân, với nước, với đồng chí, đồng nghiệp, với mọi người chung quanh mình Phải có tâm, có đức mới giữ được chủ nghĩa Mác - Lênin và đưa được chủ nghĩa Mác - Lênin vào cuộc sống Con đường Hồ Chí Minh đi đến chủ nghĩa Mác - Lênin, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin là một minh chứng rất rõ về điều đó

➢ Đạo đức là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn của CNXH

* Theo Hồ Chí Minh:

Sức hấp dẫn của CNXH trước hết ở những giá trị đạo đức cao đẹp, ở phẩm chất của những người cộng sản ưu tú chiến đấu cho lý tưởng XHCN thành hiện thực Phong

Trang 5

5

trào cộng sản quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh của loài người không chỉ ở chiến lược và sách lược của cách mạng vô sản, mà còn do phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành một sức mạnh vô định

* HCM là tượng trưng cho tinh hoa dân tộc Việt Nam, cho ý chí kiên cường, bất khuất của nhân dân Việt Nam hàng ngàn năm lịch sử Tấm gương đạo đức, nhân cách của HCM có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với nhân dân Việt Nam và thế giới

Quan điểm về những chuẩn mực đạo đức CM :

Hồ Chí Minh sử dụng những khái niệm, những phạm trù đạo đức đã từng quen thuộc với dân tộc Việt Nam từ lâu đời đưa vào đó những nội dung mới, đồng thời bổ sung những khái niệm, những phạm trù đạo đức của thời đại mới Chính vì vậy mà những giá trị đạo đức mới đã hòa nhập với những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm cho mỗi người Việt Nam đều cảm thấy gần gũi Với tư duy độc lập và sáng tạo, Hồ Chí Minh đã xuất phát từ thực tiễn việt Nam thực hiện một công việc kế thừa

có chọn lọc, thâu hóa những giá trị đạo đức của quá khứ, đề xuất những tư tưởng, đạo đức mới, phù hợp với yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong thời đại mới

Từ Hồ Chí Minh, nền đạo đức Việt Nam đã mang bản chất mới và đã được Người gọi là đạo đức mới, đạo đức cách mạng Đạo đức mới đã lật ngược lại các kiểu đạo đức cũ của các giai cấp thống trị, áp bức bóc lột nhân dân lao động Đạo đức mới xóa

bỏ những chuẩn mực đạo đức phong kiến vẫn luôn luôn trói buộc nhân dân lao động vào những lễ giáo hủ bại, phục vụ cho chế độ đẳng cấp tôn ty trật tự hết sức hà khắc của giai cấp phong kiến Đạo đức mới hoàn toàn trái ngược với đạo đức cá nhân chủ nghĩa, ích kỷ cực đoan của giai cấp tư sản Nó cũng xa lạ với đạo đức của giai cấp tiểu

tư sản, kìm hãm con người trong những lợi ích riêng tủn mủn, cục bộ, hẹp hòi, cũng như trong vòng gia trưởng nhỏ bé Nó càng xa lạ với đạo đức tôn giáo luôn khuyên con người khắc kỷ, cam chịu, chấp nhận số phận trong chốn trần tục, để hướng về một cuộc sống tốt đẹp hơn sau khi chết ở nơi thiên đàng hay chốn niết bàn Điều này đã được Hồ Chí Minh nói rõ: "Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới không có gì khác nhau Nói như vậy là lầm to Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngẩng lên trời Người còn nói "Đạo đức đó không phải

Trang 6

6

là đạo đức thủ cựu Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng của

cá nhân, mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người

➢ Trung với nước, hiếu với dân

Đây là phẩm chất đạo đức bao trùm quan trọng nhất và chi phối các phẩm chất khác Trung, hiếu là những khái niệm đạo đức trong xã hội phong kiến phương Đông

Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống Trên cơ

sở kế thừa, phát triển chủ nghĩa yêu nước truyền thống Việt Nam, khắc phục, vượt qua những hạn chế của truyền thống đó, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân” Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức

“Trung với nước” là lòng yêu nước, tuyệt đối trung thành với tổ quốc; thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, với con đường đi lên của đất nước; suốt đời phấn đấu cho Đảng, cho CM; là làm cho dân giàu nước mạnh (Nước ở đây là nước của dân và dân là chủ nhân của nước)

Hồ Chí Minh dạy rằng, “hiếu với dân” thì phải hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng, làm cho dân tin, dân phục, dân yêu, đoàn kết quần chúng chặt chẽ xung quanh Đảng, tổ chức tuyên truyền và động viên quần chúng hăng hái thực hiện chính sách và nghị quyết của Đảng; phải lấy dân làm gốc, phải thực hiện dân chủ, bao nhiêu lợi ích đều vì dân Đảng, Nhà nước hoạt động phải gần dân, thân dân, lấy trí tuệ ở dân, học hỏi dân, phải biết làm học trò dân mới làm được thầy học của dân Chỉ có thực hiện được như thế thì người cách mạng mới được dân tin yêu, cách mạng mới đi đến thành công

➢ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư

Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư được HCM đề cập nhiều nhất bởi phẩm chất này gắn liền với hoạt động hàng ngày của mỗi người, gắn liền giữa lời nói và việc làm, giữa suy nghĩ và hành động của mỗi cá nhân trong đời sống cũng như trong đời

tư, trong sinh hoạt cũng như trong công tác Phẩm chất đạo đức là nội dung cốt lõi của đạo đức cách mạng, là đại cương đạo đức HCM Là một biểu hiện cụ thể, một nội dung của phẩm chất “trung với nước, hiếu với dân” Là những khái niệm đạo đức cũ

Trang 7

+ Liêm: trong sạch, không tham lam, liêm khiết, tôn trọng của công và của dân, không tham lam tiền của, địa vị, danh tiếng Nếu trong ngũ thường của Nho giáo (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) không có đức liêm thì với Hồ Chí Minh, liêm là một phẩm chất không thể thiếu của người cách mạng Từ lúc Đảng chưa ra đời, trong tác phẩm

“Đường Cách mệnh”, Hồ Chí Minh đã yêu cầu người cách mạng phải “ít lòng ham muốn về vật chất” Khi Đảng trở thành đảng cầm quyền thì chữ liêm càng quan trọng

vì nếu thiếu nó thì cán bộ “biến thành sâu mọt của dân” Chẳng vậy mà sau cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh đã tuyên bố: “Chính phủ sau đây phải là một chính phủ liêm khiết”

+ Chính: không tà, thẳng thắn, đứng đắn

Trong ngũ thường của Nho giáo không có đức “chính” nhưng Hồ Chí Minh lại luôn yêu cầu người cán bộ phải “chính tâm và thân dân” Người có đức chính là người thẳng thắn, đúng mực không chỉ trong hành động mà ngay cả trong suy nghĩ thầm kín

Trang 8

8

của mình mà người xưa gọi là “tư vô tà” Đặc biệt, người đó phải biết bảo vệ lẽ phải, phụng sự lẽ phải mà với Hồ Chí Minh, lẽ phải lớn nhất, chân lý lớn nhất là lợi ích của dân nên người có đức chính phải là người “vì dân chứ không vì mình”

Đối với mình: Chớ tự kiêu, tự đại

Đối với người: …Chớ nịnh hót người trên Chớ xem khinh người dưới Thái độ phải chân thành, khiêm tốn,…Phải thực hành chữ Bác-Ái

Đối với việc: Phải để công việc nước lên trên, trước việc tư, việc nhà

+ Chí công vô tư: hoàn toàn vì lợi ích chung, không vì tư lợi, là hết sức công bằng, không chút thiên vị, công tâm, luôn đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết, trước hết

Chí công vô tư là nêu cao chủ nghĩa tập thể, chống chủ nghĩa cá nhân Đối lập với “chí công vô tư” là “dĩ công vi tư”, đó là điều mà đạo đức mới đòi hỏi phải chống lại…

→ Các đức tính cần, kiệm, liêm, chính có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, là bốn đức tính của con người giống như trời có bốn mùa, đất có bốn phương… Chí công vô tư,

về thực chất là nối tiếp cần, kiệm, liêm, chính Cần, kiệm, liêm, chính là thước đo sự giàu có về vật chất, vững mạnh về tinh thần; thể hiện sự văn minh, tiến bộ Cần, kiệm, liêm, chính còn là nền tảng của đời sống mới, của các phong trào thi đua yêu nước

➢ Thương yêu con người, sống có tình nghĩa

Thương yêu con người trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh xuất phát từ truyền thống nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân văn của nhân loại, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản Thương yêu con người thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân trong quan hệ xã hội, là phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất

Thương yêu con người là phải quan tâm đến những người lao động bình thường, chiếm số đông trong xã hội Thương yêu con người phải làm mọi việc để vì con người,

vì mục tiêu “ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”; dám hy sinh, dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người

Trang 9

9

Thương yêu con người phải tin vào con người Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm

Thương yêu con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, sống cao đẹp hơn Thương yêu con người phải thực hiện tự phê bình, phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm Nó hoàn toàn xa lạ với thái độ dĩ hòa vi quý bao che sai lầm khuyết điểm cho nhau, càng xa lạ với thái độ yêu nên tốt, ghét nên xấu, bè cánh có thể đưa đến những tổn thất lớn cho Đảng, cho cách mạng

➢ Tinh thần quốc tế trong sáng

Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề

"Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc; là tinh thần đoàn kết của nhân dân Việt Nam với tất cả những người tiến bộ trên thế giới vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội, vì những mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc

Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa quốc tế vô sản gắn liền với chủ nghĩa yêu nước, hơn nữa phải là chủ nghĩa yêu nước chân chính và chủ nghĩa quốc tế vô sản trong sáng Nếu tinh thần yêu nước không chân chính và tinh thần quốc tế không trong sáng thì có thể dẫn đến chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, vô vanh, biệt lập, kỳ thị chủng tộc, hoặc chủ nghĩa bành trướng bá quyền, như thế giới thường nói hiện nay Tất cả những khuynh hướng lệch lạc ấy có thể dẫn đến chỗ phá vỡ cả một quốc gia dân tộc hay một liên bang đa quốc gia dân tộc, phá vỡ tình đoàn kết quốc tế trong cuộc đấu tranh chung, thậm chí có thể đưa đến tình trạng đôi đầu, đối địch

Các nguyên tắc xây dựng đạo đức:

➢ Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức

- Nói đi đôi với làm

Trang 10

10

Nói đi đôi với làm được Hồ Chí Minh coi là nguyên tắc quan trọng bậc nhất trong xây dựng một nền đạo đức mới Nói đi đôi với làm là đặc trưng bản chất của tư tưởng đạo đức HCM-đạo đức cách mạng, một nét đẹp trong truyền thống đạo đức dân tộc được HCM nâng lên một tầm cao mới

Là đặc trưng bản chất của tư tưởng HCM – đạo đức cách mạng; đối lập với thói đạo đức giả của giai cấp bóc lột Người đã nhiều lần bàn đến việc tẩy sạch căn bệnh quan liêu, coi thường quần chúng của một số cán bộ, đảng viên “ miệng thì nói dân chủ, nhưng làm việc thì họ theo lối “quan chủ”, làm trái ngược với lợi ích quần chúng, trái ngược với phương châm và chính sách của Đảng và Chính phủ, làm tổn hại uy tín của Đảng của chính phủ trước nhân dân

Nói về đạo đức phải đi đôi với thực hành đạo đức có hiệu quả Đối với mỗi người, lời nói phải đi đôi với việc làm thì mới đem lại hiệu quả thiết thực cho chính bản thân và

có tác dụng đối với người khác Nếu nói nhiều, làm ít, nói mà không làm, hơn nữa, nói một đằng, làm một nẻo thì chỉ đem lại hiệu quả phản tác dụng mà thôi Nói mà không làm gọi là đạo đức giả HCM là tấm gương sáng về lời nói đi đôi với việc làm

- Nêu gương về đạo đức

Nêu gương về đạo đức là một nét đẹp trong truyền thống phương Đông Hồ Chí Minh khẳng định: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông đều giàu tình cảm, và đối với họ một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền” Nói đi đôi với làm phải gắn với nêu gương về đạo đức

Xây dựng nền đạo đức mới phải đặc biệt chú trọng “Đạo làm gương” “Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau là một cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người mới, cuộc sống mới” Phải luôn chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt trong mọi lĩnh vực của đời sống

Phải chú ý phát hiện, xây dựng những điển hình người tốt, việc tốt để nêu gương và nhân rộng Nêu gương về đạo đức phải diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi Trong gia đình, đó

là tấm gương của bố mẹ đối với con cái, của anh chị đối với các em, của ông bà đối với con cháu; trong nhà trường, đó là tấm gương của thầy cô giáo đối với học sinh;

Trang 11

11

trong tổ chức, tập thể là tấm gương của người lãnh đạo, của cấp trên đối với cấp dưới; trong xã hội là tấm gương của người này đối với người kia, của thế hệ trước đối với thế hệ sau

➢ Xây đi đôi với chống

Xây dựng đạo đức mới cần kết hợp giữa xây và chống, xây phải đi đôi với chống, chống nhằm mục đích xây Xây dựng đạo đức mới là phải giáo dục những phẩm chất, những chuẩn mực đạo đức mới cho con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh, từ gia đình, nhà trường, đến xã hội Phải tiến hành giáo dục đạo đức phù hợp với từng giai đoạn, từng đối tượng cụ thể, từng môi trường khác nhau Phải khơi dậy ý thức đạo đức lành mạnh ở mọi người Bên cạnh đó, phải không ngừng chống lại những cái xấu, cái sai, cái vô đạo đức

HCM cho rằng, trên con đường đi tới tiến bộ và cách mạng, đạo đức mới chỉ có thể được xây dựng thành công trên cơ sở kiên trì mục tiêu chống CNDQ, chống những thói quen và tập quán lạc hậu và loại trừ chủ nghĩa cá nhân Đây thực sự là một cuộc chiến đấu khổng lồ giữa tiến bộ và lạc hậu, giữa cách mạng và phản cách mạng Đề giành được thắng lợi trong cuộc chiến này, điều quan trọng là phải phát hiện sớm, phải tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự lành mạnh, trong sạch về đạo đức

Để có hiệu quả cần phát hiện sớm biểu hiện phi đạo đức, tuyên truyền, vận động hình thành phong trào quần chúng rộng rãi đấu tranh cho sự trong sạch về đạo đức Chú trọng giáo dục đạo đức với tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật, kết hợp “đức trị” với “pháp trị”…

➢ Tu dưỡng đạo đức suốt đời

HCM cho rằng: Tu dưỡng đạo đức như tiến hành một cuộc cách mạng trường kỳ và gian khổ Người cũng khẳng định đạo đức không phải là thứ có sẵn trong mỗi người

mà đạo đức là do con người tiếp thu được qua giáo dục và tạo thành nhờ bản thân tích cực tu dưỡng bền bỉ rèn luyện trong môi trường sống và trong cuộc đấu tranh cách mạng Người đưa ra lời khuyên rất dễ hiểu: "Đạo đức cách mạng không phải trên trời

Ngày đăng: 01/05/2021, 14:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w