Nội dung nghiên cứu: Phần I: Tổng quan về FDI Phần II: Tình hình FDI trên thế giới và Việt Nam Phần III: Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam Phần IV: Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn chung nền kinh tế Phần V: Kết luận
Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 2 I. TỔNG QUAN VỀ FDI .3 1. Khái niệm 3 2. Đặc điểm .4 3. Vai trò 4 4. Các hình thức FDI .6 5. Lợi ích của việc thu hút FDI .10 6. Nhân tố thúc đẩy FDI 11 7. Những tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến sự phát triển của thương mại quốc tế……………………………………………………………12 II. TÌNH HÌNH FDI TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM 1.Tình hình FDI trên toàn thế giới…………………………………………14 2. Tình hình FDI tại Việt Nam……………………………………………….18 III. THỰC TRẠNG THU HÚT FDI Ở VIỆT NAM 1. Tình hình thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Nam 26 2.Đánh giá thực trạng 37 2.1.Tích cực .37 2.2 Hạn chế 39 2.3.Nguyên nhân của những mặt hạn chế 42 IV: GIẢI PHÁP THU HÚT FDI VÀO VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY .45 IV.1 Cơ hội và thách thức .45 IV.2 Giải pháp thu hút FDI 51 V. KẾT LUẬN 54 Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 1 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Thế kỷ 21 đã mở ra một thời kỳ phát triển mới cho toàn cầu, một thế giới đầy sôi động của quá trình toàn cầu hoá. Điều đó đã thúc đẩy nước ta gia nhập vào các tổ chức quốc tế như: WTO (Tổ chức thương mại quốc tế), OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế), APEC (Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương) .một loạt các hợp tác, đối tác được ký kết giữa các quốc gia tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế-xã hội, giao lưu buôn bán giữa các nước trong thời kỳ mở cửa. Đây là yếu tố hình thành vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), một nguồn vốn có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình Công nghiệp hoá-Hiện đại hoá của các nước đang phát triển. Cho đến nay, FDI đã được nhìn nhận như là một trong những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo đánh giá của một số chuyên gia trên thế giới, Việt Nam là một trong những địa điểm tuyệt vời để đầu tư. Tình hình chính trị ở Việt Nam tương đối ổn định, có cơ cấu dân số vàng, nền kinh tế tăng trưởng khá nhanh và đều đặn. Chính nhờ những ưu điểm trên, ngày càng có nhiều chương trình đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam. Trong đó, đầu tư FDI được Chính phủ Việt Nam đánh giá cao và cố gắng tập trung thu hút nguồn đầu tư này. Bên cạnh đó, việc phát hiện ra những vụ bê bối trong các dự án ODA gần đây bắt đầu làm cho vấn đề sử dụng vốn FDI của Việt Nam cũng dần “ nóng” lên, đặc biệt khi vốn đầu tư FDI lại là một trong số những nguồn lực quan trọng nhất của đất nước. Trước tình hình đó, để có thể có được một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, nhóm chúng tôi quyết định chọn nghiên cứu đề tài “ Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế toàn cầu”. Trong đó, nội dung cơ bản sẽ nghiên cứu tập trung nhiều về tình hình FDI của Việt Nam và giải pháp thu hút FDI vào Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này. Trên cơ sở nguồn tư liệu thứ cấp đã có sẵn, tham khảo thêm một số báo, tạp chí, chúng tôi đã rút ra những kết luận chung, tổng hợp thêm ý kiến của các thành viên trong nhóm để hoàn thành bài viết này. Nội dung nghiên cứu: Phần I: Tổng quan về FDI Phần II: Tình hình FDI trên thế giới và Việt Nam Phần III: Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam Phần IV: Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn chung nền kinh tế Phần V: Kết luận Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía cô giáo và các bạn quan tâm đến vấn đề này. Xin chân thành cảm ơn Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 2 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BỘ MÔN: TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI : GIẢI PHÁP THU HÚT FDI TRONG BỐI CẢNH KHÓ KHĂN CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ FDI 1. Khái niệm Có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm. • Theo Tổ Chức Thương MạiThế giới (WTO) thì: Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct Investment) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác.Việc sử dụng vốn FDI và phát triển đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Khi đó, nhà đầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và cáctài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty". • Theo Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế IMF (International Monetary Fund) lại có mộtđịnh nghĩa khác về FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign DirectInvestment) là một công cuộc đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia, trong đó người đầu tư trực tiếp (direct investor) đạt được một phần hay toàn bộ quyền sỡ hữu lâudài một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp ( direct investment enterprise) trong mộtquốc gia khác. Quyền sở hữu này tối thiểu phải là 10% tổng số cổ phiếu mới được công nhận là FDI. Tựu chung lại, ta có thể hiểu :“FDI là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư nước ngoài đầu tư toàn bộ hay phần đủlớn vốn đầu tư của các dự án nhằm dành quyền điều hành và trực tiếp điều hành đối tượng mà họ bỏ vốn.” 2. Đặc điểm Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 3 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế − Nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận của các nhà đầu tư. − Đây là hình thức đầu tư bằng vốn của tư nhân do các chủ đầu tư tự quyếtđịnh đầu tư, tự quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về lỗ lãi. Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị, không để lại gánh nặng nợ nần cho nền kinh tế. − Chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp 1 tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định để giành quyền điều hành hay tham gia điều hành doanh nghiệp nhận đầu tư ( theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam là tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án). − Quyền và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia, cũng như lợi nhuận và rủi ro được phân chia theo tỷ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ hoặc vốn pháp định. − Thu nhập mà chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư, nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức. − Thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà có thể tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý… là những mục tiêu mà các hình thức đầu tư khác không giải quyết được. − Nguồn vốn đầu tư này không chỉ bao gồm vốn đầu tư ban đầu của chủ đầu dưới hình thức vốn pháp định mà trong quá trình hoạt động, nó còn bao gồm cả vốn vay của doanh nghiệp để triển khai hoặc mở rộng dự án cũng như vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận thu được . 3. Vai trò của FDI a. Đối với nước đầu tư • Giúp các chủ đầu tư tận dụng lợi thế của việc tiếp nhận đầu tư, giảm chi phí sản xuất, tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu ổn định. • Giúp các chủ đầu tư có điều kiện đổi mới cơ cấu sản xuất áp dụng công nghệ mới và nâng cao năng lực cạnh tranh. • Giúp các chủ đầu tư bành trướng sức mạnh kinh tế, nâng cao uy tín, mở rộng thị trường tiêu thụ và tránh được rào bảo hộ mậu dịch của các nước. Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 4 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế b. Đối với nước nhận đầu tư Đối với các nước có nền kinh tế phát triển: • Góp phần giải quyết các khó khăn về kinh tế - xã hội như thất nghiệp, lạm phát, nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp. • Tăng nguồn thu và tạo điều kiện cải thiện tình hình ngân sách nhà nước, tạo ra môi trường cạnh tranh tích cực. • Giúp người lao động và các nhà quản lý học hỏi và nâng cao trình độ. Đối với các nước đang phát triển. • Là nguồn vốn quan trọng để thực hiện CNH-HĐH, đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới. • Góp phần chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH. • Góp phần phát triển nguồn nhân lực có kĩ năng và trình độ cao, tạo thêm việc làm cho người lao động. • Là nguồn thu quan trọng cho NSNN nhỏ bé của các nước đang phát triển. • Giúp các doanh nghiệp trong nước mở cửa thị trường hàng hóa thế giới. • Có điều kiện tiếp thu khoa học – công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lí tiên tiến và tác phong làm việc công nghiệp. • Tuy nhiên, FDI cũng có những hạn chế nhất định: Luồng FDI chỉ đi vào những nước có môi trường kinh tế - chính trị ổn định, môi trường đầu tư hấp dẫn. Nếu nước nhận đầu tư không có kế hoạch đầu tư chi tiết, cụ thể và khoa học dễ dẫn tới tình trạng đầu tư tràn lan, tài nguyên thiên nhiên và nguồn lực bị khai thác cạn kiệt, khó bố trí đầu tư theo ngành và vùng lãnh thổ; nếu không thẩm định chặt chẽ còn có thể du nhập thiết bị, công nghệ lạc hậu; nếu chính sách, pháp luật cạnh tranh không đầy đủ còn dễ dẫn tới tình trạng doanh nghiệp nước ngoài chèn ép doanh nghiệp trong nước. 4. Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tồn tại dưới các dạng sau: a)Phân theo hình thức đầu tư: Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 5 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế * Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là một văn bản được ký kết giữa một chủ đầu tư nước ngoài và một chủ đầu tư trong nước (nước nhận đầu tư) để tiến hành một hay nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh ở nước chủ nhà trên cơ sở quy định về trách nhiệm và phân phối kết quả kinh doanh mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay không ra đời một tư cách pháp nhân mới nào. Hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài này có đặc điểm: - Cả hai bên cùng hợp tác kinh doanh trên cơ sở văn bản hợp đồng đã ký kết giữa các bên về sự phân định trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ. - Không thành lập một pháp nhân mới, tức là không cho ra đời một công ty mới. - Thời hạn của hợp đồng hợp tác kinh doanh do hai bên thoả thuận, phù hợp với tính chất hoạt động kinh doanh và sự cần thiết để hoàn thành mục tiêu của hợp đồng. Vấn đề vốn kinh doanh không nhất thuyết phải được đề cập trong văn bản hợp đồng hợp tác kinh doanh. * Hình thức công ty hay xí nghiệp liên doanh: Xí nghiệp hay công ty liên doanh được thành lập giữa một bên là một thành viên của nước nhận đầy tư và một bên là các chủ đầu tư ở nước khác tham gia. một xí nghiệp liên doanh có thể gồm hai hoặc nhiều bên tham gia liên doanh. Đặc điểm của hình thức liên doanh này là: - Về pháp lí: DNLD là một pháp nhân của nước nhận đầu tư. HÌnh thức DNLD là do các bên tự thỏa thuận phù hợp với các quy định của luật pháp của nước nhận đầu tư. Quyền lợi và nghĩa vụ của các bên và quyền quản lý DNLD phụ thuộc vào tỉ lệ góp vốn và được ghi trong hợp đồng liên doanh và điều lệ của DNLD. - Về tổ chức: Hội đồng quản trị doanh nghiệp là mô hình chung cho mọi DNLD không phụ thuộc vào quy mô, lĩnh vực, nghành nghề. Đây là cơ quân lãnh đạo cao nhất của DNLD. Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 6 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế - Về kinh tế: luôn có sự gặp gỡ và phân chia lợi ích giữa các bên trong liên doanh và cả các bên đứng ở phía sau các liên doanh. Đây là vấn đề hết sức phức tạp. - Về điều hành sản xuất kinh doanh: quyết định sản xuất kinh doanh dựa vào các quy định pháp lý của nước nhận đầu tư về việc vận dụng nguyên tấc nhất trí hay quá bán. * Hình thức công ty hay xí nghiệp 100%vốn từ nước ngoài: - Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là pháp nhân của nước nhận đầu tư nhưng toàn bộ doanh nghiệp lại thuộc quyền sở hữu của người nước ngoài. Hoạt động sản xuất kinh doanh theo hệ thống pháp luậtcủa nước nhận đầu tư và điều lệ doanh nghiệp. Hình thức pháp lý của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn trong khuân khổ pháp luật. Quyền quản lý doanh nghiệp nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn chịu trách nhiệm. - Mô hình tổ chức của doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là do nhà đầu tư nước ngoài tự lựa chọn. Nhà đầu tư nước ngoài phải chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của doanh ngiệp. Phần kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nước sở tại là thuộc sở hữu hợp pháp của nhà đầu tư nước ngoài. - Nhà đầu tư nước ngoài tự quyết định các vấn đề trong doanh nghiệp và các vấn đề liên quan để kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép. * Các hình thức khác: tùy từng quốc gia có thể có các hình thức đầu tư khác như hình thức BOT, BT - Hợp đồng xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT) là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng công trình; sau khi xây dựng xong, chính phủ sở tại dành cho nhà đầu tư quyền kinh doanh công trình đó trong một thời hạn nhất định đủ để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận, sau đó nhà đầu tư chuyển giao công trình đó cho nước sở tại. - Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT) là hình thức đầu tư được kí giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước chủ nhà và nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư xây dựng công trình; sau khi xây dựng xong, nhà đầu tư chuyển giao công trình Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 7 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế đó cho nhà nước sở tại; Chính phủ taoh điều kiện cho nhà đầu tư thực hiện dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và lợi nhuận hoặc thanh toán cho nhà đầu tư theo thỏa thuận trong hợp đồng BT. - Hình thức cho thuê – bán thiết bị là hình thức nhà đầu tư sở hữu thiết bị trong phần lớn thời gian sủ dụng của thiết bị, sau đó bán thiết bị theo giá rẻ hơn giá thi trường cho người sử dụng nước ngoài, hoặc thực hiện theo hợp đồng thuê. - Hình thức tham gia quản lý của các công ty cổ phần là việc nhà đầu tư góp vốn hình thành công ty cổ phần hoặc mua cổ phiếu của các công ty cổ phần đến một giới hạn nhất định đủ để tham gia hoạt động quản lý công ty. b) Phân theo bản chất đầu tư: * Đầu tư phương tiện hoạt động: là hình thức FDI trong đó công ty mẹ đầu tư mua sắm và thiết lập các phương tiện kinh doanh mới ở nước nhận đầu tư. Hình thức này làm tăng khối lượng đầu tư vào. * Mua lại và sáp nhập: là hình thức FDI trong đó hai hay nhiều doanh nghiệp có vốn FDI đang hoạt động sáp nhập vào nhau hoặc một doanh nghiệp này (có thể đang hoạt động ở nước nhận đầu tư hay ở nước ngoài) mua lại một doanh nghiệp có vốn FDI ở nước nhận đầu tư. Hình thức này không nhất thiết dẫn tới tăng khối lượng đầu tư vào. c)Phân theo tính chất dòng vốn * Vốn chứng khoán: Nhà đầu tư nước ngoài có thể mua cổ phần do một công ty trong nước phát hành ở một mức đủ lớn để có quyền tham gia vào các quyết định quản lý của công ty. * Vốn tái đầu tư: Doanh nghiệp có vốn FDI có thể dùng lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh trong quá khứ để đầu tư thêm. Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 8 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế * Vốn vay nội bộ hay giao dịch nợ nội bộ: Giữa các chi nhánh hay công ty con trong cùng một công ty đa quốc gia có thể cho nhau vay để đầu tư hay mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp của nhau. d)Phân theo động cơ của nhà đầu tư * Vốn tìm kiếm tài nguyên: Đây là các dòng vốn nhằm khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên rẻ và dồi dào ở nước tiếp nhận, khai thác nguồn lao động có thể kém về kỹ năng nhưng giá thấp hoặc khai thác nguồn lao động kỹ năng dồi dào. Nguồn vốn loại này còn nhằm mục đích khai thác các tài sản sẵn có thương hiệu ở nước tiếp nhận (như các điểm du lịch nổi tiếng). Nó cũng còn nhằm khai thác các tài sản trí tuệ của nước tiếp nhận. Ngoài ra, hình thức vốn này còn nhằm tranh giành các nguồn tài nguyên chiến lược để khỏi lọt vào tay đối thủ cạnh tranh. * Vốn tìm kiếm hiệu quả: Đây là nguồn vốn nhằm tận dụng giá thành đầu vào kinh doanh thấp ở nước tiếp nhận như giá nguyên liệu rẻ, giá nhân công rẻ, giá các yếu tố sản xuất như điện nước, chi phí thông tin liên lạc, giao thông vận tải, mặt bằng sản xuất kinh doanh rẻ, thuế suất ưu đãi, v.v . * Vốn tìm kiếm thị trường: Đây là hình thức đầu tư nhằm mở rộng thị trường hoặc giữ thị trường khỏi bị đối thủ cạnh tranh giành mất. Ngoài ra, hình thức đầu tư này còn nhằm tận dụng các hiệp định hợp tác kinh tế giữa nước tiếp nhận với các nước và khu vực khác, lấy nước tiếp nhận làm bàn đạp để thâm nhập vào các thị trường khu vực và toàn cầu. 5. Lợi ích của việc thu hút đầu tư nước ngoài * Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn, nó cần nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI. Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 9 Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế * Tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng buộc bụng". Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia sẽ giúp một nước có cơ hội tiếp thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn. Tuy nhiên, việc phổ biến các công nghệ và bí quyết quản lý đó ra cả nước thu hút đầu tư còn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực tiếp thu của đất nước. * Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia, không chỉ xí nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay cả các xí nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với xí nghiệp đó cũng sẽ tham gia quá trình phân công lao động khu vực. Chính vì vậy, nước thu hút đầu tư sẽ có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi cho đẩy mạnh xuất khẩu. * Tăng số lượng việc làm và đào tạo nhân công: Vì một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp, mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước đang phát triển thu hút FDI, sẽ được xí nghiệp cung cấp. Điều này tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho nước thu hút FDI. Không chỉ có lao động thông thường, mà cả các nhà chuyên môn địa phương cũng có cơ hội làm việc và được bồi dưỡng nghiệp vụ ở các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. * Nguồn thu ngân sách lớn: Đối với nhiều nước đang phát triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng. Chẳng hạn, ở Hải Dương riêng thu thuế từ công ty lắp ráp ô tô Ford chiếm 50 phần trăm số thu nội địa trên địa bàn tỉnh năm 2006. 6. Những nhân tố thúc đẩy FDI: Tài chính quốc tế - Nhóm 8- TCNH4 Page 10 . Việt Nam Phần III: Thực trạng thu hút FDI ở Việt Nam Phần IV: Giải pháp thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn chung nền kinh tế Phần V: Kết luận Rất mong. thu hút FDI trong bối cảnh khó khăn của nền kinh tế b. Đối với nước nhận đầu tư Đối với các nước có nền kinh tế phát triển: • Góp phần giải quyết các khó