1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài soạn DL9 chuẩn KTKN

156 276 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Tuần 1. Ngày soạn: Ngày dạy: ĐỊA LÍ VIỆT NAM (tiếp theo) ĐỊA LÍ DÂN CƯ Tiết 1. Bài 1. CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Đặc điểm về dân tộc: Nước ta có 54 dân tộc anh em, trong đó người kinh (Việt) chiếm số đông nhất. - Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc. - Tình hình phân bố các dân tộc ở nước ta. 2. Kĩ năng: - Phân tích bang số liệu, biểu đồ về sớ dân phân theo thành phần dân tộc. - Thu thập thông tin về một số dân tộc. 3. Thái độ: - Có thái độ đoàn kết cộng đồng các dân tộc Việt Nam. - Lên án những luận điệu xấu ảnh hưởng đến sự đoàn kết các dân tộc. II. Phương tiện dạy – học: - Bản đồ phân bố dân tộc Việt Nam. - Một số tranh ảnh có liên quan. III. Tiến trình dạy – học: Thời gian 5’ 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Giới thiệu bài học: Việt Nam là một quốc gia có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng song đều thống nhất trong một cộng đồng các dân tộc Việt Nam, cùng nhau đoàn kết đấu tranh xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Trong tiết học đầu tiên của chương trình lớp 9 này, chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài “Cộng đồng các dân tộc Việt Nam”. 4. Dạy – học bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 17’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về các thành phần dân tộc Việt Nam: Cá nhân I. Các dân tộc ở Việt Nam *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 1 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ CH: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Kể tên các dân tộc mà em biết? CH: Dân tộc nào chiếm số dân đông nhất? Dân tộc nào chiếm số dân nhỏ nhất? CH: Nêu nét khái quát về dân tộc kinh và một số dân tộc khác về: ngôn ngữ, phong tục, tập quán, sản xuất . ? CH: Người Việt Cổ có tên gọi là gì? CH: Hãy kể tên một số sản phẩm thủ công tiêu biểu của các dân tộc ít người mà em biết? CH: Cho biết vai trò của người Việt định cư ở nước ngoài đối với đất nước? - Có 54 dân tộc, 86,2% là người Kinh. - Dân tộc chiếm số dân nhỏ nhất: Ơ-đu, Brâu - Dựa vào nội dung SGK nêu đặc điểm: ngôn ngữ, tập quán, trang phục, sản xuất . - Tây Âu, Lạc Việt, Âu Lạc . - Dệt thổ cẩm (Tày, Thái .), gốm, trồng bông dệt vải (Chăm), làm đường thốt nốt, khảm bạc (Khơ-me) - Người Việt ở nước ngoài là một bộ phân của cộng đồng các dân tộc Việt, góp phần rất lớn trong công cuộc xây dưng quê hương đất nước. - Việt Nam có 54 dân tộc, người kinh chiếm 86,2% (1999) - Mỗi dân tộc có bản sắc văn hoá riêng và trình độ phát triển kinh tế khác nhau. 16’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phân bố các dân tộc ở Việt Nam: CH: Dựa vào sự hiểu biết của mình, hãy cho biết dân tộc kinh phân bố chủ yếu ở đâu? CH: Các dân tộc ít người phân bố ở những đâu? CH: Có đặc điểm về địa lí tự nhiên, kinh tế xã hội như thế nào? CH: Hiện nay sự phân bố của các dân tộc Việt, dân tộc ít người có những thay đổi ra sao? Cá nhân / cặp - Phân bố khắp cả nước, tập trung chủ yếu ở đồng bằng, trung du và ven biển. - Chiếm 13,8% miền núi, trung du, đầu nguồn các sông, vị trí an ninh quốc phòng. - Tiềm năng tài nguyên lớn, vị trí quan trọng, địa hình hiểm trở, giao thông và kinh tế chưa phát triển. - Người Việt lên định cư ở vùng núi, cao nguyên. - Dân tộc ít người từ du canh du cư -> định canh định cư, một số dân tộc phía Bắc vào Tây Nguyên sinh sống . II. Phân bố các dân tộc 1. Dân tộc Việt (Kinh) Phân bố rộng khắp, chủ yếu ở các đồng bằng, trung du và vùng duyên hải. 2. Các dân tộc ít người Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du. 7’ 5. Sơ kết bài học: a. Củng cố: Câu 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Nét văn hoá riêng của các dân tộc được thể hiện như thế nào? *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 2 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Câu 2. Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? b. Dặn dò: - Về nhà học bài, tìm hiểu thêm tài liệu. - Làm bài tập 3 SGK trang 6. - Chuẩn bị trước bài tiếp theo. * Rút kinh nghiệm: *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 3 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Tuần 1. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 2. Bài 2. DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ I. Mục tiêu bài học: 1 Kiến thức: HS cần: - Nắm được số dân nước ta năm 2002 và dự báo số dân tương lai. - Hiểu rõ và trình bày được tình hình gia tăng dân số ở nước ta, nguyên nhân và hậu quả của nó. - Nắm được cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi của dân số nước ta, xu hướng thay đổi cơ cấu dân số . 2. Kĩ năng: - Vẽ v phân tích biểu đồ dân số, bảng số liệu về cơ cấu dân số Việt Nam - Phân tích và so sánh tháp dân số nước ta các năm 1989 và 1999 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải có quy mô gia đình hợp lí. II. Phương tiện dạy - học: - Biểu đổ biến đổi dân số nước ta - Tài liệu, tranh ảnh có liên quan. III. Tiến trình dạy - học: Thời gian 8’ 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riên của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Ví dụ? Câu 2. Trình bày tình hình phân bố của các dân tộc ở nước ta? 3. Giới thiệu bài học: Dân số tình hình gia tăng dân số và những hậu quả kinh tế - xã hội, chính trị của nó đã trở thành mối quan tâm không chỉ riêng của mổi quốc gia mà cả của cộng đồng quốc tế . Để tìm hiểu vấn đề này chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. 4. Dạy - học bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 5’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về số dân nước ta: CH: Dân số nước ta năm 2002? CH: Quy mô diện tích và dân số Việt Nam so với thế giới như thế nào? CH: Với số dân đông như vậy có thuận lợi và khó Cá nhân - Số dân 79,7 triệu (2002) - Đứng thứ 58 về S (trung bình), Việt Nam thuộc loại đông dân đứng thứ 14 về mặt dân số - Thuận lợi: nguồn lao động lớn, thị trường rộng I. Số dân Dân số đông, 84,2 triệu người (2006) *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 4 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ khăn gì cho sự phát triển kinh tế nước ta? - GV chuyển ý. - Khó khăn: sức ép lớn đến phát triển kh - xh, tài nguyên môi trường và việc nâng cao chất lượng cuộc sống. 16’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về tình hình gia tăng dân số ở nước ta: - “Bùng nổ dân số” CH: Quan sát biểu đồ 2.1 hãy nhận xét về tình hình tăng dân số của nước ta? CH: Vì sao tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên giảm nhưng dân số vẫn tăng nhanh? CH: Dựa vào bảng 2.1, nhận xét tình hình gia tăng dân số tự nhiên giữa các vùng có tỉ lệ gia tăng dân số lớn hơn mức trung bình của cả nước? CH: Dân số đông và đang tăng nhanh gây ra những hậu quả gì? Nêu lợi ích việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số? CH: Dựa vào bảng 2.1, hãy xác định các vùng có tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số cao nhất, thấp nhất? Cá nhân / cặp - Chiều cao cột liên tục thể hiện sự tăng dân số không ngừng - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên theo giai đoạn: + 1954 – 1960: tăng rất cao, bùng nổ dân số ở những năm 50 + 1960 – 1970: chững lại + 1970: xu hướng giảm - Dân số tăng cao liên tục trung bình tăng 1 triệu người/năm. - Do cơ cấu dân số trẻ, dân số ngày càng đông dù tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên nhỏ nhưng cũng tạo ra số lượng dân số lớn. - Có sự chênh lệch giữa các vùng: + Miền núi > đồng bằng. + Nông thôn > thành thị + Vùng nông nghiệp > vùng công nghiệp. - Dân số tăng nhanh khó nâng cao mức sống, mất ổn định xã hội, gia tăng tỉ lệ thất nghiệp và gây sức ép với môi trường . - Vùng Tây Bắc có tỉ lệ gia tăng cao nhất 2,19%, thấp nhất là Đồng bằng Sông Hồng 1,11%. II. Gia tăng dân số Gia tăng dân số nhanh 1,31% / năm (2005) 10’ Hoạt động 3: Tìm hiểu về cơ cấu dân số của nước ta: CH: Qua bảng 2.2, nhận xét về cơ cấu các nhóm tuổi của dân số nước ta? CH: Cơ cấu dân số trẻ ảnh hưởng gì đến kinh tế - xã hội? Cặp / nhóm - Dân số trẻ chiếm tỉ lệ cao. - Thuận lợi: lao động . - Khó khăn: Khó nâng cao mức sống, độ tuổi 0 – 14 đông đặt gây ra những vấn đề cấp bách về văn III. Cơ cấu dân số 1. Theo độ tuổi: - Cơ cấu dân số trẻ (có xu hướng già đi) 2. Theo giới tính: - Tỉ lệ giới tính *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 5 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ CH: Nhận xét về xu hướng các nhóm tuổi? CH: Dựa vào bảng 2.2, nhận xét cơ cấu giới tính nước ta? hóa giáo dục… - Cơ cấu dân số theo độ tuổi có xu hướng ngày càng già đi. - Do chiến tranh kéo dài, tỉ lệ nam nữ đang ngày càng cân bằng. đang ngày càng cân bằng. - Tỉ lệ giới tính có sự chênh lệch giữa các địa phương. 6’ 5. Sơ kết bài học: a. Củng cố: Câu 1*. Cho bảng số liệu diện tích và dân số một số vùng của nước ta, năm 2006 Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Tây Nguyên Diện tích (km 2 ) 331211,6 14862,5 40604,7 54659,6 Dấn số (nghìn người) 84155,8 18207,9 17415,5 4868,9 Tính mật độ dân số năm 2006 của cả nước và các vùng trên: Cả nước Đồng bằng sông Hồng Đồng bằng sông Cửu Long Tây Nguyên 254 1225 429 89 Câu 2*. Trình bày về số dân và tình hình tăng dân số của nước ta hiện nay? Việt Nam là một nước đông dân, năm 2006 nước ta có 84,2 triệu người. Về S lãnh thổ nước ta đứng thứ 58 trên thế giới, số dân đứng thứ 14 thế giới. Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số đang giảm dần (1,43% năm 1999 và 1,31% năm 2005) + Hiện nay nước ta có tỉ suất sinh tương đối thấp và đang giảm chậm, tỉ suất tử ở mức tương đối thấp. Điều đó khẳng định những thành tựu to lớn của công tác dân số và kế hoạch hóa gia định ở nước ta. + Tuy vậy, do số dân đông nên mỗi năm số dân nước ta vẫn tăng thêm khoảng 1 triệu người. - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên có sự chênh lệch giữa các vùng: + Ở thành thị và các khu công nghiệp, tỉ lệ gia tăng dân số thấp hơn nhiều so với ở nông thôn, miền núi. + Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp nhất là vùng ĐBSH và cao nhất là ở Tây Bắc và Tây Nguyên. b. Dặn dò: - Làm bài tập 3 SGK trang 10. Hướng dẫn: Lấy tỉ xuất sinh trừ đi tỉ xuất tử của từng năm. Vẽ biểu đồ 2 đường biểu diễn trên một hệ tọa độ : một đường thể hiện tỉ xuất tử, một đường biểu diễn tỉ xuất sinh => khoảng cách giữa 2 đường đó chính là tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số. - Chuẩn bị trước bài tiếp theo. * Rút kinh nghiệm: *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 6 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Tuần 2. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 3. Bài 3. PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS cần nắm: - Tình hình phân bố dân cư nước ta - Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn theo chức năng và hình thái quần cư và đô thị hóa ở nước ta. 2. Kĩ năng: - Biết phân tích bản đồ, lược đồ phân bố dân cư, đô thị Việt Nam - Phân tích bảng số liệu về dân cư. 3. Thái độ: Ý thức được sự cần thiết phải phát triển đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, bảo vệ môi trường nơi sống, chấp hành các chính sách của Nhà nước về phân bố dân cư. II. Phương tiện dạy – học: - Bản đồ phân bố dân cư và đô thị Việt Nam. - Các tranh ảnh tài liệu có liên quan. III. Tiến trình dạy – học: Thời gian 7’ 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Dựa vào H2.1, hãy cho biết số dân và tình hình gia tăng dân số ở nước ta? Câu 2: Phân tích ý nghĩa của sự giảm tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và thay đổi cơ cấu dân số nước ta? 3. Giới thiệu bài học: Với một dân số đông và tăng nhanh, mật độ dân số nước ta sẽ như thế nào? Tình hình phân bố dân cư, các hình thức quần cư và qúa trình đô thị hóa ở nước ta có đặc điểm gì? Đó là những nội dung quan trọng chúng ta sẽ tỉm hiểu trong bài học hôm nay. 4. Dạy – học bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 12’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về mật độ dân số và phân bố dân cư nước ta: CH: Em có nhận xét gì về mật độ dân số ở nước ta? CH: Vì sao mật độ dân số nước ta tăng nhanh như vậy? Cá nhân - Mật độ dân số cao trên thế giới và đang tăng nhanh. -Việt Nam có tỉ lệ gia tăng dân số cao và dân số tăng nhanh. I. Mật độ dân số và phân bố dân cư 1. Mật độ dân số: - Mật độ dân số cao 246 người/km 2 (2003). 2. Sự phân bố dân cư: *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 7 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ CH: Qua H3.1, hãy cho biết dân cư tập trung đông nhất ở những vùng nào? Thưa thớt ở những vùng nào? Vì sao? CH: Tại sao tỉ lệ dân số ở nông thôn cao? CH: Dân cư tập trung nhiều ở nông thôn chứng tỏ nền kinh tế có trình độ như thế nào? CH: Nhà nước ta có chính sách, biện pháp gì để phân bố lại dân cư? - Dân cư nước ta phân bố không đồng đều. - Việt nam đi lên từ vùng kinh tế nông nghiệp. - Thấp, chậm phát triển . - Tổ chức di dân đến các vùng kinh tế mới ở miền núi, cao nguyên… - Dân cư phân bố không đồng đều: + Tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị; miền núi dân cư thưa thớt. ĐBSH có mật độ dân số cao nhất, Tây Bắc và Tây Nguyên có mật độ dân số thấp nhất. + Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng chênh lệch nhau (76% dân số sống ở nông thôn năm 2003) 12’ Hoạt động 2: Tìm hiểu về các loại hình quần cư ở nước ta: CH: Quần cư là gì? Quần cư thành thị? Quần cư nông thôn? CH: Bằng quá trình phát triển kinh tế đất nước, quần cư nông thôn nước ta có sự thay đổi như thế nào? CH: Hãy so sánh quần cư thành thị và quần cư nông thôn? CH: Quan sát H3.1, hãy nêu nhận xét về sự phân bố các đô thị của nước ta? Giải thích? Cặp / nhóm - HS trả lời qua bang tra cứu thuật ngữ SGK/155. - Ảnh hưởng của quần cư đô thị, kinh tế có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng tích cực. Đang có nhiều thay đổi cùng với quà trình đô thị hoá đất nước. - Đặc điểm - hoạt động sản xuất - nhà ở - mật độ nhà và dân số. - Tập trung vùng đồng bằng, ven biển, lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội . II. Các loại hình quần cư 1. Quần cư nông thôn: Diện tích rộng, mật độ dân số thấp kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp. 2. Quần cư đô thị: - Có qui mô vừa và nhỏ, phân bố ở vùng đồng bằng và ven biển, mật độ dân số rất cao. Kinh tế công nghiệp, thương mại và dịch vụ. 9’ Hoạt động 3: Tìm hiểu về quá trình đô thị hoá nước ta: CH: Dựa vào bang 3.1: - Nhận xét về số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị của nước ta? Cá nhân / cặp - Tỉ lệ thị dân còn thấp 25,8% (2003), số dân thành thị và tỉ lệ dân đô thị và tăng nhưng không đồng đều. III. Đô thị hoá - Tỉ lệ thị dân thấp gần 26% - Quá trình đô thị hoá đang tăng nhanh. - Qui mô đô thị chủ yếu là vừa và nhỏ, trình độ đô thị hoá *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 8 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ - Cho biết sự thay đổi tỉ lệ dân thành thị đã phản ánh qúa trình đô thị hóa ở nước ta như thế nào? CH: Lấy ví dụ minh họa về việc mở rộng qui mô các thành phố? - Quá trình đô thị hoá tăng nhanh, trình độ đô thị hoá còn thấp - HS lấy ví dụ ở thực tế tỉnh nhà. còn thấp. 5’ 5. Sơ kết bài học: a. Củng cố: Câu 1. Nêu đặc điểm của quá trình đô thị hoá nước ta? b. Dặn dò: - Về nhà học bài và nghiên cứu thêm tài liệu. Chuẩn bị trước bài tiếp theo. - Làm bài tập về nhà: Câu 1. Làm bài tập 3 SGK trang 14. Câu 2*. Cho bảng số liệu về số dân cả nước và khu vực thành thị (Đơn vị: nghìn người) Năm Số dân 1997 1999 2001 2003 2005 Cả nước 74.306,9 76.596,7 78.685,8 80.902,4 83.106,3 Thành thị 16.835,4 18.081,6 19.469,3 20.869,5 22.336,8 a. Tính tỉ lệ dân thành thị qua các năm? Năm 1997 1999 2001 2003 2005 Tỉ lệ 22,66% 23,61% 24,74% 25,80% 26,88% b. Vẽ biểu đồ đường thể hiện sự thay đổi về tỉ lệ dân thành thị từ năm 1997 đến năm 2003? Vẽ biểu đồ đường tỉ lệ dân thành thị * Rút kinh nghiệm: *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 9 Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 ___________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Tuần 2. Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết 4. Bài 4. LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM. CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: HS cần: - Đặc điểm nguồn lao động và vấn đề sử dụng nguồn lao động ở nước ta. - Nắm sức ép dân số đối với việc giải quyết việc làm - Nắm được được hiện trạng chất lượng cuộc sống ở nước ta. 2. Kĩ năng: Phân tích biểu đồ, bang số liệu về cơ cấu. 3. Thái độ: Hiểu được giá trị của nguồn lao động, ý thức được việc học tập để trở thành nguồn lao động chất lượng phát triển kinh tế đất nước trong tương lai. II. Phương tiện dạy - học: - Biểu đồ cơ cấu lao động và sử dụng lao động của nước ta. - Các tài liệu, tranh ảnh có liên quan. III. Tiến trình dạy - học: Thời gian 7’ 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra bài cũ: Câu 1. Trình bày đặc điểm phân bố dân cư của nước ta? Câu 2. Nêu đặc điểm đô thị hoá nước ta? Quá trình đô thị hoá nhanh không phù hợp dẫn đến hậu quả gì? 3. Giới thiệu bài học: Nguồn lao động là nhân tố quan trọng hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội, có ảnh hưởng quyết định đến việc sử dụng các nguồn lực khác. Tất cả của cải vật chất và các giá trị tinh thần để thoả mãn nhu cầu của xã hội do con người sản xuất ra. Song không phải bất cứ ai cũng có thể tham gia sản xuất, mà chỉ một bộ phận dân số có đủ sức khỏe và trí tụê ở vào độ tuổi nhất định. Để rõ hơn vấn đề lao động, việc làm và chất lượng cuộc sống ở nước ta, chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay. 4. Dạy - học bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 15’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn lao động và sử dụng lao động: CH: Em có nhận xét gì về nguồn lao động và tốc độ tăng trưởng nguồn lao động của Cá nhân / cặp - Nguồn lao động dồi dào tăng nhanh, mỗi năm tang trên 1 triệu lao động. I. Nguồn lao động và sử dụng lao động 1. Nguồn lao động: - Rất dồi dào, *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** 10 [...]... _ 5’ 5 Sơ kết bài học: a Củng cố: Câu 1 Nêu đặc điểm nguồn lao động và sử dụng lao động cùa nước ta hiện nay? Câu 2 Tại sao giải quyết việc làm lại là một vấn đề gay gắt ở nước ta hiện nay? b Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK Chuẩn bị trước bài thực hành - Làm bài tập về nhà: Câu 1 Làm bài tập 3 SGK trang 17 Câu 2* Cho bảng số liệu về cơ cấu... hướng công nghiệp hoá 5 Sơ kết bài học: a Củng cố: Câu 1 Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính ở nước ta có thay đổi như thế nào từ năm 1989 - 1999? Giải thích nguyên nhân đó? Câu 2 Cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế xã hội? b Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và ôn lại các bài đã học Chuẩn bị trước bài tiếp theo - Làm bài tập: Câu 1* Cho bảng số liệu... Thiết bị dạy - học: - Thước kẻ III Tiến trình dạy - học: Thờ i gian 7’ 1 Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ: Chấm bài thực hành của tiết trước 3 Giới thiệu bài: Nhằm giúp các em có được kĩ năng vẽ biểu đồ tốt hơn tiết bài tập địa lí hôm nay chúng ta tiến hành vẽ hoàn thiện biểu đồ bài tập 2 của bài 10 thực hành 4 Tiến hàh hoạt động: 22’ Hoạt động 1: Hướng dẫn cách vẽ biểu đồ đường: a Trục tung: -... sản đã có những bước phát triển vượt bậc 5 Sơ kết bài học: a Củng cố: Câu 1 Nêu vai trò của ngành lâm nghiệp trong việc phát triển kinh tế – xã hội và bảo vệ môi trường? Câu 2 Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn của ngành thuỷ sản nước ta? b Dặn dò: - Về nhà học bài và nghiên cứu thêm tài liệu - Làm bài tập 3* SGK trang 37 - Chuẩn bị trước bài thực hành * Rt kinh nghiệm: ... cây nhiệt đới ưa khí hậu nóng, đất đỏ ban dan nên được trồng nhiều ở Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ b Dặn dò: - Về nhà học bài, tìm hiểu thêm tài liệu - Làm bài tập 2 SGK trang 33 (dạng biểu đồ cột chồng) Chuẩn bị trước bài tiếp theo * Rt kinh nghiệm: *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu ***... năng động - Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế: từ nền kinh tế chủ yếu là khu vực Nhà nước và tập thể sang nền kinh tế nhiều thành phần b Dặn dò: - Về nhà học bài và nghiên cứu thêm tài liệu - Làm bài tập 2 SGK trang 23 - Chuẩn bị trước bài tiếp theo * Rút kinh nghiệm: *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang... Ổn định tổ chức lớp 2 Kiểm tra bài cũ: Câu 1 Cho biết sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp nước ta? Câu 2 Ngành thuỷ sản nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì? 3 Giới thiệu bài học: Để thấy sự thay đổi cơ cấu diện tích gieo trồng phân theo các loại cây trồng, sự tăng trưởng đàn gia súc, gia cầm Bài thực hành hôm nay chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này 4 Dạy - học bài mới: Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ... hoá trong nông nghiệp nên nhu cầu sức kéo giảm Nhưng đàn bò đã được chú ý chăn nuôi để cung cấp thịt, sữa 5 Sơ kết bài học: a Củng cố: - GV nhấn mạnh các điểm cơ bản của từng loại biểu đồ - Cách nhận xét, giải thích qua biểu đồ b Dặn dò: - Về nhà hoàn thiện bài thực hành - Chuẩn bị trước bài tiếp theo * Rt kinh nghiệm: *** Nguyễn Mạnh... _ Tuần 6 Tiết 11 Ngày soạn: Ngày dạy: LÀM BÀI TẬP ĐỊA LÍ I Mục tiêu: Nhằm tạo điều kiện giúp các em hoàn thiện kiến thức của những bài học đã qua Cũng như trong quá trình dạy nhiều kiến thức mà thời gian không cho phép, thì qua tiết bài tập này sẽ giúp các em giải quyết phần kiến thức còn lại để hoàn thiện phần kiến thức học đã... Về nhà học bài và nghiên cứu thêm tài liệu - Chuẩn bị trước bài tiếp theo * Rt kinh nghiệm: *** Nguyễn Mạnh Hải – Trường THCS Nguyễn Quang Diêu *** Địa lí 9 Năm học: 2010 – 2011 22 _ Tuần 4 Ngày soạn: Ngày . hiện nay? b. Dặn dò: - Về nhà học bài và trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị trước bài thực hành. - Làm bài tập về nhà: Câu 1. Làm bài tập 3 SGK trang 17 Câu 2* kinh tế xã hội? b. Dặn dò: - Về nhà xem lại bài và ôn lại các bài đã học. Chuẩn bị trước bài tiếp theo. - Làm bài tập: Câu 1*. Cho bảng số liệu kết cấu theo

Ngày đăng: 01/12/2013, 12:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w