Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 11 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
11
Dung lượng
109 KB
Nội dung
Sáng kiếnkinh nghiệm PHÒNG GD & ĐT THỊ XÃ HƯƠNG THỦY TRƯỜNG TH&THCS DƯƠNG HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Dương Hoà, Ngày 25 tháng 05 năm 2010 SÁNG KIẾNKINH NGHIỆM (Đề nghị công nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở) Đề tài: GIỚI THIỆU VÀ PHÂN TÍCH MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH KHỐI THCS I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH: - Họ và tên: Hồ Viết Hoàng Giới tính: Nam - Sinh: 03 - 04 - 1983. - Quê quán: Phú Lương, Phú Vang, T.T.Huế. - Nơi thường trú: Phú Lương, Phú Vang, T.T.Huế. - Đơn vị công tác: Trường TH&THCS Dương Hoà - Chức vụ hiện nay: Giáo viên Mĩ thuật - Trình độ chuyên môn: Đại học nghệ thuật. - Những khó khăn thuận lợi khi thực hiện nhiệm vụ: + Thuận lợi: Trường có 2 cấp học thuận tiện cho sự so sánh lên hệ, đối chiếu tìm ra những điểm nhấn trọng tâm trong thể loại tranh cấn giới thiệu và phân tích. Chi bộ, BGH nhà trường quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện và chỉ đạo sâu sát cho bản thân tôi thực hiện tốt nhiệm vụ sáng kiếnkinh nghiệm này + Khó khăn: Trường nằm trên địa bàn vùng núi, Số lượng học sinh ít nên chọn đối tượng so sánh đánh giá trong đề tài gặp rất nhiều khó khăn. II. SƠ LƯỢC ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH ĐƠN VỊ: - Trường TH&THCS Dương Hoà là một trường vùng núi, địa bàn đi lại khó khăn, trường có 2 bậc học và có 2 cơ sở lại cách sông trở đò. - Số lượng giáo viên, nhân viên: 31. - Tổng số học sinh: 255 em - Tổng số lớp học cả 2 khối 14 lớp III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾNKINH NGHIỆM: Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 1 Sáng kiếnkinh nghiệm Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU: 3 I. ĐẶT VẤN ĐỀ: 3 II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 4 III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: B. PHẦN NỘI DUNG: 4 I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH: 4 1. TRANH CHÂN DUNG: 4 2. TRANH PHONG CẢNH: 5 3. TRANH TĨNH VẬT: 6 II. PHÂN TÍCH MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH: 8 1. TRANH “LA JOCONDE” (MONA LIZA): 8 2. TRANH “EM THUÝ”: 8 3. TRANH “MÙA THU VÀNG”: 8 C. PHẦN KẾT THÚC: 9 -------------------- Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 2 Sáng kiếnkinh nghiệm A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. ĐẶT VẤN ĐỀ: MÁC XIM GOÓC - KY, nhà văn lớn của giai cấp vô sản nói: “Con người bản tính là nghệ sĩ, bất cứ ở đâu và lúc nào con người cũng muốn đưa cái đẹp vào cuộc sống”. Thật vậy, ngay từ buổi bình minh của nhân loại, khi con người phát hiện ra vẻ đẹp của thiên nhiên sự nhận thức của thế giới thực được mở rộng, với ý thức tự giác và ngưỡng mộ thì con người đã đưa cái đẹp vào phục vụ cuộc sống. Từ đó MĨ THUẬT luôn gắn bó khăng khít với lịch sử phát triển của con người và ngày càng đạt tới mức độ nghệ thuật cao. Chúng ta nhận thấy từ những hoa văn trang trí đơn sơ, mộc mạc trên đồ gốm Hoa Lộc (Thanh Hoá), đến những hoạ tiết trang trí tinh vi, phong phú trên mặt trống đồng Đông Sơn, trống đồng Miếu Môn,… và các nét, các kiểu trang phục với những hoạ tiết, màu sắc của các dân tộc trãi qua nhiều thời đại đã chứng minh điều đó. Chúng ta học MỸ THUẬT nhằm đem lại niềm vui cho mọi người, làm cho mọi người nhìn nhận cái đẹp, thấy cái đẹp có ở trong mình và xung quanh mình trở nên gần gũi và đáng yêu. Đồng thời, giúp chúng ta tự tạo ra cái đẹp theo ý mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt thường ngày của mình, làm cho cuộc sống thêm hài hoà, hạnh phúc. Chính điều đó góp phần rất lớn qua nhìn nhận một tác phẩm Hội hoạ. CÁC – MÁC nói: “Nếu anh biết thưởng thức nghệ thuật thì anh phải được giáo dục về nghệ thuật”. Như vậy vẻ đẹp trong nghệ thuật Hội hoạ chính là vẻ đẹp bắt nguồn từ cuộc sống. Nghệ sĩ sử dụng ngôn ngữ Hội hoạ thể hiện bằng cả tâm hồn của họ để tái tạo, miêu tả làm cho dễ hiểu đối với người xem, làm cho nó có ý nghĩa và có tính nghệ thuật. Hơn nữa để hiểu đầy đủ giá trị của tác phẩm cần biết thêm về hoàn cảnh ra đời của nó, thân thế sự nghiệp, cuộc sống đời thường của tác giả và như vậy mới cảm thấy thật thú vị, khi xem tranh muốn ngắm, muốn nhìn mãi. “Tất cả những gì con người tạo nên đều có chứa đựng tâm hồn của nó” (MÁC XIM GOÓC – KY) “ Nghệ thuật là sự tìm tòi bất tận” (PAUL CÉZANNE) II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Tôi chọn đề tài này nhằm đưa ra một số thể loại tranh hay thường gặp trong các tiết “VẼ TRANH” và “VẼ THEO MẪU”, chủ yếu để phục vụ cho phần kiến thức trên lớp; tạo cho không khí giờ học thêm phần sinh động, hứng khởi đối với học sinh. Đây là những vấn đề mà bản thân tôi đã được học, được đọc và qua 4 năm Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 3 Sáng kiếnkinh nghiệm trực tiếp giảng dạy bộ môn Mĩ thuật ở trường THCS. Thông qua việc nêu thể loại tranh để phân tích một số tác phẩm nổi tiếng của tác giả trong và ngoài nước nhằm chứng minh cho vấn đề đưa ra. III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Trong đề tài này tôi chỉ giới hạn trong 3 thể loại tranh, đây là những thể loại chính mà trong chương trình sách giáo khoa bậc THCS đã đưa vào giảng dạy học sinh, đặc biệt là ở khối 8 và 9. Đó là: - Tranh chân dung. - Tranh phong cảnh. - Tranh tĩnh vật. B. PHẦN NỘI DUNG: I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH: 1. TRANH CHÂN DUNG: Tranh chân dung là tranh vẽ một người hay một nhóm người nào đó, cụ thể như tranh chân dung các anh hùng dân tộc, các nhà khoa học, nhà trí thức có công với đất nước hoặc là tranh chân dung của người thân, bè bạn, có khi là một người mình thích, gợi cảm hoặc chân dung tự hoạ. Ngoài ra còn có chân dung mang tính chất chung, tiêu biểu cho một tầng lớp xã hội như chân dung anh công nhân, chị nông dân, ông lão vùng biển hay cô thiếu nữ… Dù cụ thể hay mang tính chất chung, tranh chân dung nhất thiết phải miêu tả con người có thực, chứ không do người vẽ tưởng tượng hay bịa đặt ra. Nếu có sự tưởng tượng (với ý nghĩa sáng tạo) thì tranh chân dung ấy cũng phải dựa vào con người có thực, con người mà người vẽ đã biết tới, được nhìn thấy hoặc quen thân. Chính vì thế tranh chân dung được chia làm 3 loại: - Chân dung vẽ gương mặt người: (gồm đầu, mặt, cổ và có thể thêm một phần vai), được đặc tả từng phần chi tiết, đặc biệt là đôi mắt và cái miệng. Chỉ cần nhìn đôi mắt cũng đã đoán được nội dung chủ yếu của bức tranh. - Chân dung nửa người: (từ đầu, mặt đến ngực hoặc thắt lưng, thậm chí đến đầu gối). Loại chân dung này, ngoài việc diễn tả gương mặt nhân vật còn được hoạ sĩ chú ý miêu tả trang phục của nhân vật để phô diễn vẻ đẹp cơ thể. - Chân dung toàn thân: Với loại tranh này, người vẽ rất quan tâm đến hình dáng và các động tác của nhân vật. Cử chỉ, thái độ ứng xử qua hành động và dáng điệu còn biểu đạt cả mối tương quan, quan hệ tâm lí, giữa các nhân vật trong tranh. Một bức chân dung đẹp phải đạt được 2 yếu tố: Ngoại hình và nội tâm của nhân vật. Có nghĩa là về mặt hình thức phải giống đối tượng nhân vật ấy trông sinh động, có hồn, phản ánh được nét đặc trưng nhất của tính cách và tâm trạng. Ngoài ra, các tác phẩm chân dung nổi tiếng trên thế giới còn phản ánh được cả tính giai cấp, tính xã hội và tính thời đại của nhân vật. Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 4 Sáng kiếnkinh nghiệm Trong lịch sử nghệ thuật thế giới, thể loại tranh chân dung có từ lâu đời và phát triển mạnh. Từ thời Phục hưng trở đi, giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, nhân cách cá nhân của con người được tôn trọng, đã xuất hiện những họa sĩ chuyên vẽ về chân dung như Drues, Holbein, Moroni,… Bức chân dung nổi tiếng “La Joconde” của Léonard de Vinci, các nhà nghiên cứu đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực để ca ngợi vẻ đẹp về nụ cười bí ẩn của người thiếu phụ đó. Hay bức “Người đàn bà xa lạ” của Kram – xkôi, hoạ sĩ Nga, miêu tả vẻ đẹp kiêu sa người thiếu phụ Nga. Tiếp đến, sự ra đời của Hội hoạ Ấn tượng đã làm xuất hiện nhiều tên tuổi và tác phẩm chân dung nổi tiếng như Renoir, Van Gogh, Cézanne,… Đặc biệt Picasso với bức chân dung tuyệt đẹp “Gertrude Stein”. Năm 1925, trường Cao đẳng Mĩ thuật Đông Dương ra đời, chấm dứt nền nghệ thuật khuyết danh thì loại tranh chân dung mới phát triển và ngày càng phổ biến. Chúng ta có rất nhiều tác phẩm đẹp như: “Thiếu nữ bên hoa huệ” (sơn dầu – 1943) của Tô Ngọc Vân, “Em Thuý” (sơn dầu – 1943) của Trần Văn Cẩn, “Thiếu nữ bên hoa sen” (sơn dầu – 1972) của Nguyễn Sáng, “Em Liên” (sơn mài – 1962) của Huỳnh Văn Gấm, “Tự hoạ” (sơn dầu) của Bùi Xuân Phái,… Xã hội ngày càng phát triển, biểu hiện cá tính của mỗi con người ngày càng phong phú đa dạng nên tranh chân dung càng có điều kiện để phát huy những phẩm chất ưu việt của nó. Một thể loại được liệt vào hàng đầu trong các thể loại Hội hoạ. 2. TRANH PHONG CẢNH: Tranh phong cảnh là loại tranh miêu tả vẻ đẹp của thiên nhiên và các hiện tượng của nó. Thiên nhiên ở đây bao gồm: biển trời, mây nước, đồng ruộng, núi rừng, thôn làng, thành phố,… Ở đó có những cảnh trí thiên tạo như hồ, đầm, sông, suối và những công trình nhân tạo như nhà cửa, đên chùa,… Những hiện tượng của thiên nhiên cũng bao hàm nhiều vẻ: cảnh bình minh, hoàng hôn, tuyết rơi, biển động, một đêm trăng, một chiều nắng đẹp,… Hoạ sĩ dùng đủ mọi chất liệu để diễn tả, có người trong suốt cuộc sống nghệ thuật của mình chỉ vẽ phong cảnh. Cho đến nay, người xem tranh phong cảnh đã phân chia ra hai loại tranh chính: - Tranh phong cảnh thuần tuý: Loại tranh này có khi là một cảnh hoàng hôn hoặc một khoảng trời bao la với trời mây, sông núi, vườn hoa, đồng ruộng,… có khi chỉ là một mảng, một cảnh chọn lọc tượng trưng để gợi lên một miền đất nước, một góc phố hay một miền quê nào đó. - Tranh phong cảnh có người và vật: Loại tranh này phong cảnh vẫn là chính, còn người và vật chỉ giữ vai trò điểm xuyết, làm cho bức tranh thêm phần sinh động và bộc lộ mối quan hệ gần gũi giữa con người với thiên nhiên. Cũng như các thể loại khác, người nghệ sĩ phải thông qua sự cảm thụ của mình mà truyền vào tranh một cảm xúc, tình cảm hoặc một ý tưởng hay một triết lí Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 5 Sáng kiếnkinh nghiệm nào đó về tự nhiên. Thông qua tác phẩm của nhiều hoạ sĩ nổi tiếng trên thế giới, người xem còn cảm nhận được những đặc trưng riêng của từng vùng, từng miền. Người ta thường nói tranh phong cảnh của Levitan có tâm hồn Nga, của Hokuxai có màu sắc Nhật Bản, của Gauguin có khí trời nhiệt đới Tahiti. Trong lịch sử nghệ thuật thế giới đã có không ít các hoạ sĩ vẽ tranh phong cảnh, nó là đề tài bất tận cho họ ở mọi thời đại. Có những hoạ sĩ chuyên vẽ tranh phong cảnh như Lorrain, Levitan,… Thế kỉ XVIII ở Anh có Trường hoạ phong cảnh với 2 tên tuổi lớn như Gainsborough và Crome. Năm 1830, ở Pháp xuất hiện Trường hoạ phong cảnh Barbizon với những đại diện như Thédor Roussean, Millet, Corot,… Thế kỉ XVII, tranh phong cảnh phát triển mạnh ở Hà Lan với những tên tuổi lớn Ruysdael, Van Goien. Ở Pháp có tranh của N.Pustent và C.Lorente vẽ theo phương pháp cổ điển, mang tính chất lí tưởng và thần tiên. Cuộc cách mạng của các hoạ sĩ Ấn tượng với mục tiêu đưa Hội hoạ trở về với thiên nhiên đánh dấu một bước phát triển mới của tranh phong cảnh. Thủ pháp phân giải các màu và sắc độ trên tranh thành những vệt màu nhỏ, khá tách bạch đã khiến các hoạ sĩ phát triển sâu hơn với lối vẽ chấm đốm các mảng. Theo xu hướng này có Paul Signac (1863 – 1935) và Georges Seurat (1859 – 1891). Các đại diện của tranh phong cảnh Hậu Ấn tượng là Van Gogh, Gauguin, Cézanne,… Tranh phong cảnh rất phong phú về đề tài. Mỗi hoạ sĩ có một sở trường riêng. Có người lấy cây cỏ làm đối tượng chính (Levitan,…). Hoạ sĩ Tề Bạch Thạch (Trung Quốc) với lối vẽ thuỷ mạc, dùng màu nước diễn tả và chỉ lấy một bộ phận của thảo mộc làm đặc trưng miêu tả, đó là đặc điểm tranh phong cảnh của ông. Ở nước ta, họa sĩ vẽ nhiều phong cảnh nhất là Văn Giáo, ông thường sử dụng bột màu làm phương tiện diễn tả… Họa sĩ đã đi vẽ ở nhiều nơi, đã vẽ nơi làm việc của Bác trong kháng chiến chống Pháp, phong cảnh quê hương của Bác. Những hoạ sĩ khác như Nguyễn Văn Tỵ với “Bên giếng”; “Đồi cọ”, “Nhà tranh gốc mít” của Lương Xuân Nhị… Tranh các họa sĩ đó đã lột tả được đầy đủ đặc điểm nông thôn Việt Nam làm cho người xem tranh thấy được có cái gì đó gần gũi quen thuộc với quê hương mình. Một số tranh khác như: “Nhớ một chiều Tây Bắc” (sơn mài) của Phan Kế An, “Thuyền trên vịnh Hạ Long: (sơn dầu) của Lê Thanh Đức,… đều là những tác phẩm đẹp. Hiện nay, đời sống của người dân rất cao nên nhu cầu thưởng thức và làm đẹp cho cuộc sống càng lớn, thì tranh phong cảnh càng có điều kiện để phát triển. 3. TRANH TĨNH VẬT: Đúng như tên gọi của nó, tranh tĩnh vật là loại tranh vẽ những vật tĩnh không động, như các vật dụng trong nhà (bình, chén, lọ,…), các loại hoa, lá, chim thú (đã chết). Thông qua tâm hồn, suy nghĩ và sức sống của hoạ sĩ, tranh tĩnh vật vẫn có cuộc sống thực, vẫn khơi dậy tình yêu tha thiết thiên nhiên, động vật, đồ vật. Và cao Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 6 Sáng kiếnkinh nghiệm hơn tranh tĩnh vật còn nhằm mục đích ca ngợi con người, ca ngợi sức sáng tạo và sự cải tạo con người đối với thế giới xung quanh, dù sự ca ngợi ấy không biểu lộ một cách trực tiếp như các loại tranh khác. Xem tranh tĩnh vật, người xem có thể hiểu được phần nào phong tục tập quán, sinh hoạt của con người đã sống trong một thời kì nào đó và nhiều khi còn hiểu được cả tư tưởng tình cảm của họ nữa. Cho nên tranh tĩnh vật cũng là một loại tranh có nội dung hẳn hoi, chứ không phải là loại tranh chỉ dùng cho tiểu khiển, giải trí chốc lát. Bởi vậy không phải ngẫu nhiên mà người Hà Lan, “quê hương” của loại tranh tĩnh vật đã gọi nó một cách vừa nghiêm vừa hóm hỉnh: “tranh sinh hoạt yên tĩnh”. Một trong những hoạ sĩ nổi tiếng vẽ tranh tĩnh vật phải kể đến là Carvaggio (1560 – 1609). Ông được coi là đại diện cách tân, nghệ thuật của nước Ý thế kỉ XVII. Là hiện thân của tinh thần chống đối cả khuynh hướng kiểu sức lẫn khuynh hướng giảng dạy nghệ thuật mang màu sắc kinh viện. Những tĩnh vật hoa quả được miêu tả như thực, người xem như muốn cầm lên, như cảm nhận được mùi vị và hương thơm của chúng. Ở Hà Lan, tranh tĩnh vật phát triển mạnh. Mới đầu loại tranh chỉ chọn một số đối tượng miêu tả đơn giản như: mẫu bánh mì, cốc chén, tẩu thuốc lá,… Sau đó những đồ vật bằng bạc, cốc thuỷ tinh, trái cây, bình hoa,… được miêu tả ngày càng đa dạng. Một dòng Hội hoạ, một thể loại tạo hình cứ thế hình thành và phát triển đến đỉnh cao với nhiều hoạ sĩ nổi tiếng như Villem Classz Heda (1594 – 1682), Pieter Claesz (1597 – 1661), Villem Kalf (1622 – 1693). Các hoạ sĩ của khuynh hướng lập thể và Ấn tượng cũng sản sinh ra nhiều tranh tĩnh vật có giá trị như Picasso với “Đàn ghi ta và violon” (sơn dầu – 1913), Cézanne với “Tĩnh vật với rèm cửa” (sơn dầu – 1899), Van Gogh với “Hoa hướng dương” (sơn dầu),… Ở nước ta, tranh tĩnh vật đã thu hút nhiều họa sĩ sáng tác. Chúng ta được thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên, hoa trái với các chất liệu khác nhau: “Hoa phong lan” (sơn dầu) của Trần Văn Cẩn, “Ngũ quả” (khắc gỗ) và “Hoa lưu ly” (sơn dầu) của Phạm Văn Đôn, Những tranh “Hổ”, “Cá”, “Mèo” của Nguyễn Sáng và Nguyễn Tư Nghiêm là một hình thức biểu thể các loại trên. Đặc biệt có những hoạ sĩ chuyên tâm, nghiên cứu sâu và thể nghiệm nhiều tranh tĩnh vật, đó là Đường Ngọc Cảnh. Có thể nói ông là một trong những số hoạ sĩ có nhiều thành công ở thể loại tranh khắc thạch cao. Ngày nay, cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu thưởng thức cái đẹp của người dân ngày càng cao thì tranh tĩnh vật càng có điều kiện phát triển. Cuộc sống của gia đình sẽ trở nên thi vị, ấm cúng hơn nữa nếu có những bức tranh tĩnh vật treo trên tường với vẻ đẹp của thiên nhiên và hoa trái… II. PHÂN TÍCH MỘT SỐ THỂ LOẠI TRANH: Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 7 Sáng kiếnkinh nghiệm 1. TRANH “LA JOCONDE” (MONA LIZA): Léonard de Vinci, danh hoạ thời Phục hưng Italia, là một kiệt tác có một không hai của nền nghệ thuật tạo hình thế giới. La Joconde không chỉ là chân dung của người đàn bà - vợ của Frantresco ở vùng Florel nữa mà là tiêu biểu cho con người thời đại Phục hưng. Cái đẹp về tâm hồn của Mona Liza đã được ngọn bút điêu luyện của Léonad thể hiện ở cái nhìn, mặc dù có chút lơ đãng, xa xăm, nhưng cái nhìn đó đã làm cho ta rất đỗi ngạc nhiên về sự sâu xa, mạnh mẽ của trí lực. Nụ cười của nàng Mona Liza mà nhiều người đã bàn đến là nụ cười duyên dáng, thoáng qua và tàn dần, hình như thoắt ẩn thoắt hiện trên đôi môi. Nụ cười biểu hiện một niềm vui kín đáo! Đôi bàn tay đẹp như xúc cảm đồng điệu với khuôn mặt đăm chiêu với dáng kiêu hãnh tự hào. Cái đẹp của “La Joconde” không chỉ là cái đẹp về hình dáng bên ngoài mà là cái đẹp về tâm hồn sâu kín bên trong, là cái đẹp của sự hài hoà giữa tâm hồn con người với cảnh vật xung quanh, là cái đẹp của thời đại. 2. TRANH “EM THUÝ”: Tranh “Em Thuý” của hoạ sĩ Trần Văn Cẩn được vẽ từ năm 1943 với chất liệu sơn dầu. Thoáng nhìn ta thấy em Thuý như đang ngồi thật đó cùng với thời gian, bởi sắc màu tranh vẫn còn nguyên tươi sáng, trong trẻo. Họa sĩ Trần Văn Cẩn đã nắm bắt được tính chất điển hình của em Thuý và cách sử dụng chất liệu màu dầu đạt mức điêu luyện, nên chân dung “Em Thuý” hiện lên đúng dáng vẻ mảnh mai, ngây thơ của tuổi thơ, nét hiền diệu của em gái thị thành lúc bấy giờ. Điểm tập trung diễn tả sâu là đôi mắt mở to, nhìn thẳng, đen láy và trong suốt trên gương mặt trái xoan, hai tay chắp để trong lòng như nói lên sự tự tin và tâm hồn trong sáng. Tất cả vẻ đẹp ấy chỉ bằng một sắc độ tinh tế trong trẻo của mảng màu đơn giản, dịu mát với đường nét của thân hình trong bộ y phục mỏng, trắng nhẹ và đầy chất da thịt của khuôn mặt, đôi tay. Qua “Em Thuý”, ta thấy với bố cục đơn giản nhưng đầy ưu thế của chất liệu sơn dầu và tài năng của hoạ sĩ đã hoà đồng, tạo nên một tác phẩm chân dung có không gian và ánh sáng như thực, gây được cảm hứng cho người xem. Tranh “Em Thuý” là một tác phẩm chân dung đẹp, tiêu biểu cho nền Hội hoạ “sơn dầu” Việt Nam hiện đại. 3. TRANH “MÙA THU VÀNG”: Trở lại với hoạ sĩ Nga, Levitan (1861 – 1900), là nhiều người nghĩ ngay đến những tranh phong cảnh của ông và rất ít khi thấy bóng dáng con người. Tuy thế thiên nhiên mà ông diễn tả đã thay thế, nói lên tâm tư tình cảm con người và phản ánh một cách đầy đủ về hoạt động của xã hội. Vì thế người ta nói: cây cỏ, thiên nhiên của Levitan đã có tình người. Bức tranh nổi tiếng nhất của ông là “Mùa thu vàng”, một trong những bức xuất sắc nhất của tranh phong cảnh mà giới hâm mộ nghệ thuật thế giới đều biết và khâm phục. Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 8 Sáng kiếnkinh nghiệm Để vẽ bức tranh này, ông đã phác thảo rất nhiều lần. Trong tranh ông sử dụng đường chân trời cao, với gam màu chủ đạo đó là vàng và các sắc thái của vàng, bên cạnh đó màu tương phản khác là xanh và tím xanh. Tác phẩm “Mùa thu vàng” đã khẳng định được những gì ông tích luỹ được trong suốt khoảng thời gian khá dài ở bên hồ và sông. Trọng tâm bức tranh được phân đôi một cách kì lạ và chủ yếu tập trung về phía phải với đường chạy của con kênh, lạch kết thúc gần sát đường chân trời. Bức tranh được thể hiện xoay lưng nguồn sáng, hoàng hôn nhìn về phía đông; trước mặt ta dần dần hiện lên những cây bạch dương và cây hoàng diệc liệu rực rỡ với thảm cỏ chạy dài, tất cả như toả lên tươi sáng tràn ngập màu sắc hoàng hôn. Nền trời thiên thanh in bóng xuống mặt nước… C. PHẦN KẾT THÚC: Việc tiếp xúc trực tiếp với các tác phẩm nghệ thuật, giảng dạy phương pháp vẽ trong giờ học ở nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên mĩ thuật được xem là biện pháp tốt nhất, nếu chúng ta đưa vào ý thức học sinh một cách tích cực, sâu sắc và có mục đích quan hệ thẩm mĩ đối với thế giới. Nghệ thuật mở rộng tầm hiểu biết, làm phong phú vốn kinh nghiệm sống của con người, mang lại cho các em những cảm giác và xúc động thẩm mĩ mới lạ, mạnh mẽ, nhiều khi còn sâu sắc hơn cả những cảm giác và xúc động do các hiện tượng và sự vật của cuộc đời thực đem lại. Cũng nhờ được tiếp xúc với các tác phẩm nghệ thuật, học sinh làm quen với những mẫu mực của sự sáng tạo hoàn hảo về mặt thẩm mĩ thông qua những thể loại tranh, đặc biệt hơn cả là những tác phẩm và tác giả nổi tiếng thế giới và trong nước. Chính những mẫu mực của sáng tạo nghệ thuật, mà bao giờ cũng chứa đựng sự kết hợp hài hoà giữa nội dung tốt và hình thức đẹp, có khả năng gây nên thái độ thán phục về mặt thẩm mĩ và giáo dục bồi dưỡng cho học sinh thị hiếu thẩm mĩ tốt. Ngoài ra, muốn cho việc giáo dục thẩm mĩ có hiệu quả tốt trong giờ học mĩ thuật thì phương pháp giảng dạy của giáo viên trên lớp phải phù hợp với đặc trưng của đối tượng nhận thức và với tâm – sinh lí của học sinh; trên cơ sở đó, tế nhị, khéo léo hướng dẫn, uốn nắn để các em tự điều chỉnh bài vẽ của mình một các hợp lí. Hy vọng rằng, với sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, Ban giám hiệu nhà trường, sự nổ lực học tập của toàn thể học sinh trung học nói chung, trường TH&THCS Dương Hoà nói riêng. Thêm vào đó, tính nhiệt tình, giảng dạy đúng phương pháp của giáo viên bộ môn; môn học MĨ THUẬT sẽ ngày càng tự hoàn thiện hơn về vật chất lẫn tinh thần, phát triển mạnh, không ngoài mục đích đào tạo cho học sinh hoàn thiện nhân cách: “ĐỨC – TRÍ - THỂ - MĨ”. Hội đồng xét sáng kiến của đơn vị xác nhận, xếp loại Họ và tên Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 9 Sáng kiếnkinh nghiệm . . . . . . . . . . . . . Hồ Viết Hoàng Kết quả thẩm định của Hội đồng xét sáng kiếnkinh nghiệm Phòng Giáo dục và Đào tạo Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 10 [...]...Sáng kiếnkinh nghiệm Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 11 . vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 10 Sáng kiến kinh nghiệm Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 11 . III. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: Đơn vị:Trường TH & THCS Dương Hoà Giáo viên: Hồ Viết Hoàng 1 Sáng kiến kinh nghiệm Trang A. PHẦN MỞ