1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo đại học của trường đại học hải dương (tt)

14 59 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 209,27 KB

Nội dung

Vì vậy, ý kiến phản hồi của sinh viên về sự hài lòng đối với chất lượng đào tạo của Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng đào tạo.. Từ những nguyên nhân trên, tác

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

- -

NGUYỄN ĐÌNH THANH

VỀ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC CỦA

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP

Người Hướng Dẫn Khoa Học: TS NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

Hà Nội - 2014

Trang 2

Trong xu thế hội nhập hiện nay, chất lượng sản phẩm dịch vụ đang là yếu tố được quan tâm hàng đầu của mỗi doanh nghiệp, tổ chức Chất lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng đang là yếu tố cạnh tranh hàng đầu và có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp Tuy nhiên, chất lượng sản phẩm và dịch vụ có tốt, có đảm bảo chất lượng, có đáp ứng được khách hàng hay không lại được phản ánh rõ nét nhất thông qua sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ đó Vì vậy, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ của mỗi doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khặng định chất lượng sản phẩm mà các doanh nghiệp cung ứng

Sinh viên là đối tượng trực tiếp và cũng là “sản phẩm” chính của quá trình đào tạo Vì vậy, ý kiến phản hồi của sinh viên về sự hài lòng đối với chất lượng đào tạo của Nhà trường đóng vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng đào tạo Đồng thời, đây cũng là một kênh thông tin giúp nhà trường có kế hoạch đào tạo phù hợp theo hướng đáp ứng tốt hơn yêu cầu của người học và đòi hỏi của xã hội hiện nay

Trường Đại học Hải Dương bắt đầu tuyển sinh và đào tạo hệ đại học từ năm

2011 với một số chương trình đào tạo trong lĩnh vực về kinh tế, kỹ thuật và đạt được hiệu quả ở mức độ nhất định Tuy nhiên, do mới tuyển sinh và đào tạo nên đội ngũ giảng viên giảng dạy đại học đa phần là trẻ thiếu kinh nghiệm giảng dạy

và thực tiễn, giáo trình tài liệu đưa vào sử dụng đang trong quá trình hoàn chỉnh ứng với thực tế đào tạo, cơ sở vật chất còn thiếu, đang được xây dựng và hoàn thiện Trong quá trình trao đổi trực tiếp với sinh viên và ý kiến phản hồi của sinh viên về công tác tổ chức đào tạo thì họ chưa thực sự hài lòng Trong khí đó, với quan điểm của nhà Trường là lấy người học làm trung tâm và sự canh tranh về chất lượng đào tạo giữa các trường ngày càng cao Chính vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường đang là vấn đề vô cùng cấp thiết hiện nay

Từ những nguyên nhân trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu sự

hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo hệ đại học của Trường Đại học

Trang 3

Hải Dương” làm luận văn tốt nghiệp của mình

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ SỰ HÀI LÒNG

CỦA SINH VIÊN

Các nghiên cứu trong nước:

Đề tài nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Loan và Nguyễn Thị

Thanh Thoản (2005) “Đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ cựu sinh viên của

trường ĐH Bách Khoa TPHCM ”

Đề tài nghiên cứu “Sử dụng thang đo SERVPERF để đánh giá chất lượng đào

tạo đại học tại trường Đại học An Giang” của tác giả Nguyễn Thành Long (2006)

Đề tài thạc sỹ “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên về chất lượng đào tạo tại

trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh – Đại học Thái Nguyên” của tác

giả Trần Xuân Kiên (2010)

Luận văn thạc sỹ “Khảo sát sự hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào

tạo tại Trường Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Nguyễn Thị Thắm (2010)

Nghiên cứu của hai tác giả Nguyễn Thị Bảo Châu và Thái Thị Bích Châu

(2012) thuộc Trường Đại học Cần Thơ về “Đánh giá mức độ hài lòng của sinh

viên đối với chất lượng đào tạo của khoa kinh tế và quản trị kinh doanh Trường Đại học Cần Thơ giai đoạn 2012-2013”

Các nghiên cứu nước ngoài:

Aldemir and Gulcan (2004) đã nghiên cứu về sự hài lòng của sinh viên:

nghiên cứu trường hợp ở Thổ Nhĩ Kỳ (Students Satisfaction in Higher Education:

A Turkish Case)

Nghiên cứu “Measuring student satisfaction with their studies in an

International and European Studies Departerment” – “Đánh giá sự hài lòng của sinh viên tại Khao Quốc tế và Châu Âu học” của hai tác giả G.V Diamantis và

V.K Benos của Trường đại học Piraeus, Hy Lạp (2007)

Hướng nghiên cứu của đề tài:

Trong nghiên cứu này tác giả tiến hành đo lường mức độ hài lòng của sinh viên

Trang 5

về hoạt động đào tạo đại học thông qua mô hình đo lường sự hài lòng SERVPERF ứng với 5 yếu tố mà nhà quản lý quan tâm được rút ra từ các nghiên cứu trước đó gồm có: (1) Chương trình đào tạo; (2) Đội ngũ giảng viên; (3) Hỗ trợ hành chính; (4)

Sự quan tâm của nhà trường; (5) Cơ sở vật chất Nghiên cứu này đã tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo đại học của nhà trường thông qua bảng hỏi và sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để sử lý thông tin, mà không kiểm định, chứng minh lại sự tác động của các yếu tố đó đến sự hài lòng của sinh viên Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp định tính thông qua phỏng vấn sâu được phối hợp để thu thập thêm những ý kiến thiết thực của sinh viên và giảng viên, nhằm cải thiện công tác tổ chức, quản lý đào tạo của nhà trường ngày càng tốt hơn

Để có được dữ liệu phân tích, tác giả thu thập ý kiến của 400 sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau thuộc khóa 1; khóa 2; khóa 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ HÀI LÒNG

Chất lượng dịch vụ là vấn đề được nhiều nhà quản lý quan tâm Vì vậy, quan điểm sinh viên là “khách hàng” của các đơn vị cung ứng dịch vụ là các trường Cao đẳng, Đại học được dễ dàng chấp nhận Trên thế giới hiện nay, đã có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng dịch vụ, nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu đều cho rằng chất lượng dịch vụ là những gi mà khách hàng cảm nhận được Trong đó, theo Parasuraman et al (1985), chất lượng dịch vụ là khoảng cách giữa sự mong đợi của khách hàng và nhận thức của họ khi đã sử dụng qua dịch vụ

Hiện nay, khái niệm về sự hài lòng đã có rất nhiều các nhà nghiên cứu định nghĩa khác nhau về sự hài lòng Tuy nhiên, sự hài lòng theo quan điểm trong nghiên cứu này có thể được giải thích là mức độ cảm nhận của sinh viên với hoạt động đào tạo thông qua trải nghiệm để hoàn thành nhiệm vụ của mình trong quá trình đào tạo tại Trường

Trên thế giới có rất nhiều mô hình đo lường sự hài lòng, có thể kể như: mô hình Servqual; mô hình chỉ số hài lòng của Mỹ (ACSI); mô hình chỉ số hài lòng Châu Âu (ECSI).Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng mô hình SERVPERF để

Trang 6

đo lường sự hài lòng của sinh viên

Bộ thang đo SERVPERF gồm 05 thành phần:

- Tin cậy (reliability): thể hiện qua khả năng thực hiện dịch vụ phù hợp và đúng thời hạn ngay từ lần đầu tiên

- Đáp ứng (responsiveness): thể hiện qua sự mong muốn, sẵn sàng của nhân viên phục vụ cung cấp dịch vụ kịp thời cho khách hàng

- Năng lực phục vụ (assurance) thể hiện qua trình độ chuyên môn và cung cách phục vụ lịch sự, niềm nở với khách hàng

- Sự cảm thông (empathy): thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đến từng cá nhân, khách hàng

- Phương tiện hữu hình (tangibles): thể hiện qua ngoại hình, trang phục của nhân viên, các trang thiết bị phục vụ cho dịch vụ

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Toàn cầu hóa hội nhập kinh tế quốc tế đã mở ra một thời kỳ cho sự phát triển của thế giới Toàn cầu hóa kinh tế đã dẫn đến quốc tế hóa, cạnh tranh và hợp tác toàn cầu trong giáo dục đại học Giáo dục đào tạo đại học được coi là một hoạt động hiệu quả cho sự phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao và phát triển xã hội trên nhiều phương diện Trước tình hình đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học hiện nay là vô cùng quan trọng

Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục đại học nước ta không ngừng phát triển cả về qui mô và chất lượng Nhiều trường đại học đang được hiện đại hóa từ cơ sở vật chất kĩ thuật đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, nội dung chương trình đào tạo.v.v Tuy nhiên, nhìn nhận một cách khách quan, giáo dục đại học nước ta đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo và việc nâng cao chất lượng đào tạo

Thách thức gay gắt nhất đối với giáo dục hiện nay là giữa yêu cầu phát triển quy mô và các điều kiện đảm bảo chất lượng chuẩn hóa, hiện đại hóa, hội nhập giáo dục nước ta với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng như việc đổi

Trang 7

mới chương trình nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy đang đòi hỏi có những nỗ lực và quyết tâm cao

Thực trạng hoạt động đào tạo tại trường Đại học Hải Dương:

Bậc đào tạo: Trường Đại học Hải Dương là trường đào tạo đa cấp, đa ngành Hiện nay, Nhà trường đang triển khai 05 bậc đào tạo: Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và Liên thông Nghề - Trung cấp, Trung cấp - Cao đẳng, Cao đẳng - Đại học

Ngành nghề đào tạo: Nhà trường đã có 10 ngành đào tạo và đã được phê

duyệt 08 ngành đào tạo bậc đại học (Tài chính - Ngân hàng, Kinh tế tổng hợp,

Quản trị kinh doanh, Kỹ thuật điện - Điện tử, Phát triển nông thôn, Chăn nuôi thú

y, Công nghệ thông tin, Quản trị Văn phòng, Chính trị học, Quản trị Dịch vụ Du lịch và Lữ hành) và 01 ngành đào tạo bậc cao đẳng (Tiếng Anh chuyên ngành)

Quy mô đào tạo: Quy mô đào tạo của Nhà trường năm học 2013 - 2014 là gần 6000 HSSV với 19 chuyên ngành thuộc các hệ đào tạo trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp

Đội ngũ giảng viên: Hiện nay đội ngũ CBVCLĐ: 326 người, trong đó có 296 giảng viên Cơ cấu về đội ngũ đã đáp ứng được quy mô đào tạo của Trường, đảm bảo triển khai hoạt động đào tạo đạt chất lượng

Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu định tính: đề tài có sử dụng kỹ thuật thảo luận nhóm thông qua ý kiến của sinh viên (20 sinh viên), ý kiến của giảng viên(10 giảng viên) lãnh đạo

chỉnh và bổ sung các biến quan sát đồng thời cũng là công cụ thu thập thông tin bổ trợ cho phương pháp định lượng

Trong nghiên cứu định lượng:

Về xây dựng bảng hỏi: Việc xây dựng và đưa ra lựa chọn các nội dung cần hỏi trong mỗi phần của bảng hỏi bước đầu được tác giả kế thừa những nghiên cứu trước đó để ứng với 5 thành phần trong mô hình đo lường sự hài lòng của

Trang 8

SERVPERF sau đó giả tiến hành thảo luận nhóm, phỏng vấn lãnh đạo trường, cán

bộ quản lý, giảng viên về nội dung trong bảng hỏi với mục đích khám phá, điều chỉnh và bổ sung các nội dung trong bảng hỏi Nội dung của bảng hỏi tổng cộng gồm 47 câu tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo của Nhà trường Các câu hỏi được thiết kế theo thang likert với 5 mức

độ đánh giá sự hài lòng của sinh viên

Đánh giá thang đo thử nghiệm: Nghiên cứu thử nghiệm được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng với kích thước mẫu là 100 sinh viên hệ đại học chính quy từ năm thứ hai đến năm thứ tư thuộc các chuyên ngành khách nhau Kết quả trên ta thấy các biến đo lường này đều đạt yêu cầu và được sử dụng trong phân tích tiếp theo

Mẫu trong nghiên cứu chính thức của đề tài là 400 sinh viên, chiếm 23,5% số sinh viên của tổng thể Trong đó số sinh viên được điều tra ngẫu nhiên được phân bổ đều cho các năm, từ năm thứ hai đến năm thứ tư của các chuyên ngành khác nhau

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢI PHÁP

Đánh giá thang đo chính thức:

Kết quả phân tích cho thấy hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha của các biến đều

có giá trị lớn hơn 0.8 và (Corrected Item-Total Correlation) của các biến đều lớn hơn 0.4 do đó các biến này được chấp nhận để đo mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động đào tạo đại học của trường Đại học Hải Dương

Qua kết quả phân tích giá trị trung bình (mean) cho thấy: đội ngũ giảng viên

và sự quan tâm của nhà trường được sinh viên đánh giá cao Còn lại, các yếu tố về

cơ sở vật chất; hỗ trợ hành chính; chương trình đào tạo được sinh viên đánh giá ở mức trung bình

Trong kết quả phân tích và bàn luận tác giả áp dụng mô hình màng nhện để phân tích kết quả như sau:

Kết quả phân tích cho thấy sinh viên có mức độ hài lòng về các yếu tố nghiên cứu ở mức độ trung bình Mức độ hài lòng đối với từng yêu tố nghiên cứu cụ thể như

Trang 9

sau:

Về chương trình đào tạo: Kết quả nghiên cứu cho sinh viên đánh giá mức độ

động đào tạo nói chung và của chương trình đào tạo nói riêng của nhà trường thì nên ưu tiên và cải tiến và thay đổi nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên ở nội dung này trước

Về đội ngũ giảng viên: Kết quả nghiên cứu cho thấy đa phần sinh viên đều hải lòng ở mức độ cao với các biến quan sát liên quan tới trình độ và thái độ của giảng viên đối với sinh viên Tuy nhiên, biến quan sát liên quan đến thấu hiểu năng lực của sinh viên để có phương pháp giảng dạy; việc đánh giá kết quả học tập; khả năng đáp ứng những đề nghị chính đáng có mức độ hài lòng của sinh viên

ở mức trung bình Do đó, để năng cao mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt động đào tạo nói chung và thành phần đội ngũ giảng viên nói riêng thì việc ưu tiên nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên về các yếu tố này trước

Về hoạt động hỗ trợ hành chính: Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của sinh viên về hoạt động này chỉ ở mức trung bình Có thể lý giải giá trị mean của các biến này thấp như vậy là do đội ngũ nhân viên tham giá hoạt động các công việc hành chính ít, phải đảm nhận nhiều công việc nên dẫn đến tình trạng một nhân viên phải làm nhiều việc, thường xuyên bận rộn và chịu áp lực Dẫn đến có thể nhân viên chưa hiểu chính xác và đáp ứng nhanh chóng các yêu cầu của sinh viên, bên cạnh đó đội ngũ nhân viên khi giải quyết những yêu cầu của sinh viên còn phải tuân thủ một số quy trình trong việc giải quyết công việc hành chính nên có phần việc đáp ứng yêu cầu của sinh viên trở lên chậm

Về sự quan tâm của Nhà trường: Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến quan sát này đề dược sinh viên đánh giá ở mức trung bình Do đó nhà trường cần phải

có biện pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với hoạt động này lên cao hơn nữa

Về cơ sở vật chất: Nhìn chung, sinh viên có mức độ hài lòng về thành phần này

Trang 10

ở mức cao Tuy nhiên biến quan sát về tài liệu ở thư viện có mức độ hài lòng của sinh viên rất thấp Do đó, để nâng cao mức độ hài lòng của sinh viên đối với thành phần cơ

sở vật chất này thì việc đầu tiên cần quan tâm đến đó là đâu tư thêm tài liệu ở thư viện cũng như bố trí tài liệu tại hai cơ sở đào tạo hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên trong việc tìm kiếm và nghiên cứu tài liệu tại thư viện

Giải pháp

Về chương trình đào tạo:

- Xây dựng chuẩn đầu ra cụ thể cho từng ngành học cho phù hợp với yêu cầu mới của xã hội từ đó xây dựng nội dung chương trình đào tạo chất lượng hơn và

phù hợp hơn đáp ứng được yêu cầu thực tế của thị trường lao động

- Xây dựng cấu trúc trong chương đào tạo của từng ngành trở lên linh hoạt

hơn nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên khi theo học tại Trường

- Điều chỉnh tỷ lệ phân bổ giữa lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo của từng ngành, từng môn học

- Bên cạnh đó nhà trường cần phải xây dựng và củng cố các mối liên hệ giữa doanh nghiệp, các tổ chức bởi đây chính là nơi mà các sinh viên của trường có cơ hội tham quan, thực tập tiếp xúc với thực tế

- Liên kết đào tạo với các trường có tiếng ở trong và ngoài nước để giúp sinh viên có điều kiện tiếp xúc và học tập các chương trình đào tạo hiện đại

Về đội ngũ giảng viên:

- Thương xuyên tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích giảng viên học tập

và nghiên cứu chuyên môn trong và ngoài nước;

- Xây dựng chích sách ưu đãi, thu hút giảng viên giỏi về công tác tại Trường;

- Xây dựng các chính sách ưu đãi và tạo môi trường làm việc thuận lợi để giữ chân giảng viên có năng lực có thể yên tâm công tác và phục vụ sự nghiệp giáo dục của nhà trường;

- Đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phù hợp với tính chất của từng môn học cũng như từng đối tượng sinh viên;

- Đổi mới phương pháp đánh giá sinh viên;

Ngày đăng: 27/04/2021, 10:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w