Mục tiêu tổng quát Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu những ảnh hưởng của các điều kiện vật chất thuộc nhà trường và gia đình tới quá trình học tập của học sinh ở trường tình thư
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA: CÔNG TÁC XÃ HỘI
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN
CẤP TRƯỜNG NĂM 2014
Tên công trình:
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN VẬT CHẤT TỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦAA
HỌC SINH
(Điển cứu: Trường tình thương Vinh Sơn- Vĩnh Hội Tp.HCM)
Sinh viên thực hiện:
Chủ nhiệm: Nguyễn Thị Kim Phượng, Lớp K05, Khóa 2011-2015 Thành viên: Nguyễn Thị Hòa, Lớp K05, Khóa 2011-2015
Lê Thị Thanh Hồng, Lớp K05, Khóa 2011-2015
Người hướng dẫn: Th.s Tạ Thị Thanh Thuỷ
( Giảng viên Khoa Công tác xã hội)
TP HỒ CHÍ MINH, NGÀY 3 THÁNG 03 NĂM 2014
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN DẪN NHẬP 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu tổng quát 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Khách thể nghiên cứu 3
3.3 Phạm vi nghiên cứu .3
4 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu 3
4.1 Ý nghĩa lí luận 3
4.2 Ý nghĩa thực tiễn 3
5 Phương pháp nghiên cứu 4
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu 4
5.2 Phương pháp định lượng 4
5.3 Phương pháp định tính 5
5.4 Phương pháp quan sát 5
6 Thuận lợi và khó khăn của đề tài 5
6.1 Thuận lợi 5
6.2 Khó khăn 6
7 Kết cấu của đề tài 6
PHẦN NỘI DUNG 8
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8
3 Khung phân tích 15
4 Lý thuyết tiếp cận và khái niệm liên quan 16
4.1.1 Thuyết hành vi 18
4.1.2 Thuyết hệ thống 19
4.1.3 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow 20
4.2 Khái niệm liên quan 21
4.2.1 Vật chất và điều kiện vật chất 21
4.2.2.Học tập và hoạt động học tập 22
4.2.3.Học sinh 22
4.2.4 Dạy học 23
4.2.5.Thái độ học tập 23
4.2.6 Động cơ học tập 24
Trang 34.2.7 Hứng thú học tập 25
4.2.8 Ảnh hưởng 26
4.2.9 Gia đình 26
4.2.10 Nhà trường 27
4.2.11 Xã hội 28
CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 30
1.1.1 Sứ mệnh 31
1.1.2 Mục đích 31
2 Điều kiện vật chất của gia đình và nhà trường trong mối tương quan với quá trình học tập của học sinh 36
1.1 Điều kiện vật chất thuộc nhà trường 36
1.1.1 Cơ sở vật chất 36
1.1.2 Đội ngũ nhân sự 38
1.1.3 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện vật chất của trường 41
1.1.4 Hoàn cảnh gia đình 42
1.1.5 Môi trường sống 48
1.1.6 Trình độ học vấn của gia đình 49
1.1.7 Điều kiện kinh tế gia đình 51
1.1.8 Phương tiện đi lại 55
1.1.9 Đánh giá những thuận lợi và khó khăn về điều kiện vật chất gia đình .56
1.1.10 Động cơ học tập 61
1.1.11 Hứng thú học tập 63
1.1.12 Thái độ học tập 66
1.2 Đánh giá về ảnh hưởng của điều kiện vật chất tới quá trình học tập của học sinh .77
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 82
1.1 Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện vật chất tới quá trình học tập của học sinh 82
1.1.1 Điều kiện vật chất của nhà trường và gia đình 82
1.1.2 Điều kiện vật chất tác động tới quá trình học tập của các em học sinh 83
2.1.Đối với nhà trường 86
2.2.Đối với giáo viên 87
2.3.Đối với học sinh 87
2.4 Đối với gia đình các em 88
2.5.Đối với cơ quan nhà nước,cơ quan chức năng 88
TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
PHỤ LỤC 92
Trang 4PHẦN DẪN NHẬP
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, nền kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng luôn không ngừng chuyển biến một cách sâu sắc, con người ngày càng hội nhập với nền văn minh nhân loại Để con người lĩnh hội và theo kịp được với đà tiến của nhân loại đòi hỏi nền giáo dục của mỗi quốc gia phải được đầu tư, hoàn thiện Việt Nam là một quốc gia đang phát triển từ một nước nông nghiệp thành một nước công nghiệp và tương lại sẽ trở thành một nước có nền công nghiệp phát triển, sánh tầm với những quốc gia khác trên thể giới Để làm được điều
đó đòi hỏi con người Việt Nam phải được đào tạo bài bản về kiến thức và kĩ năng chuyên môn Đây là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà trước đây lãnh tụ Hồ Chí
Minh đã khẳng định “muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa” Yếu tố để tạo nên con người xã hội chủ nghĩa đó phải cần
đến các điều kiện về vật chất và tinh thần của toàn thể xã hội, trong đó điều kiện vật chất đóng một phần quan trọng, không thể thiếu trong công tác trồng người
Tiếp nối tư tưởng của lãnh tụ Hồ Chí Minh, Đảng ta cũng đề ra quan điểm “phát triển giáo dục là phát triển kinh tế”, vì vậy trong những năm qua Đảng đã không
ngừng đầu tư cho nền giáo dục quốc gia, đặt vấn đề giáo dục lên làm quốc sách hàng đầu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, ban hành các chính sách giáo dục nhằm nâng chất lượng giáo dục của quốc gia như: hiến pháp về giáo dục năm
1992, chính sách miễn giảm học phí cho học sinh nghèo, con của cán bộ có công với đất nước, chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ…Theo thống kê về ngân sách đầu
tư cho giáo dục trong năm 2012 có 1
tổng chi ngân sách được giao là hơn 4,8 nghìn tỷ, trong đó vốn ngoài nước là 1,1 nghìn tỷ đồng, trong nước là 3,7 nghìn tỷ Ngân sách chi thường xuyên cho sự nghiệp giáo dục là hơn 3,3 nghìn tỷ đồng Ngân sách chi trong việc bù học phí cho các trường sư phạm là 354,5 tỷ đồng, chế độ chính sách đối với học sinh dân tộc là 47,75 tỷ1… toàn bộ ngân sách này được dùng để đầu tư cho cơ
sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị dạy học và đãi ngộ giáo viên đối với các trường công lập, hệ chính quy
1
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Bo-GD-cong-khai-thuchi-ngan-sach-Chi-bu-hoc-phi-su-pham-3545-ty/263613.gd
Trang 5Mặc dù ngân sách đầu tư cho giáo dục và đào tạo của nhà nước ta vẫn tăng cao, song việc đầu tư ngân sách giáo dục cho hệ không chính quy lại không được chú trọng, nhất là ở các trường tình thương Do đó, chất lượng giáo dục cũng như các điều kiện vật chất ở các trường này chưa được đảm bảo, chủ yếu chỉ dựa vào nguồn tài trợ, quyên góp của các tổ chức và các mạnh thường quân Dẫn đến có sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các trường tình thương so với các trường công, dân lập là rất lớn Bên cạnh những khó khăn về điều kiện vật chất ở các trường tình thương, còn phải kể đến những khó khăn từ phía gia đình các em đang theo học Đa phần gia đình các em học sinh theo học ở các trường tình thương đều có hoàn cảnh khó khăn, không
có điều kiện cho các em có thể học tập ở một môi trường tốt hơn để các em phát triển Chính điều đó cũng ảnh hưởng tới quá tình và kết quả học tập của các em
Với tình hình nêu trên, chúng tôi lựa chọn để tài “Ảnh hưởng của điều kiện vật
chất tới quá trình học tập của học sinh”( điển cứu “trường tình thương Vinh Sơn -
Vĩnh Hội, 158 Bến Vân Đồn, Phường 6, Quận 4, Tp HCM) để tìm hiểu và mong muốn đưa ra những giải pháp giúp đỡ, nâng cao chất lượng học tập cho các em học sinh
2 Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là tìm hiểu những ảnh hưởng của các điều kiện vật chất thuộc nhà trường và gia đình tới quá trình học tập của học sinh ở trường tình thương Vinh Sơn-Vĩnh Hội Các điều kiện đó ảnh hưởng như thế nào tới quá trình học tập của các em, để từ đó có thể đưa ra giải pháp, khuyến nghị thiết thực nhằm giúp cho các em học sinh có kết quả học tập tốt hơn
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát và tìm hiểu thực trạng điều kiện vật chất của gia đình (Hoàn cảnh kinh tế, chi tiêu, việc làm nhà ở, phương tiện sinh hoạt, đi lại…) và điều kiện vật chất của nhà trường (cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, trang thiết bị dạy học ) hiện nay
- Phân tích và tìm hiểu ảnh hưởng của các điều kiện vật chất đó tới quá trình học tập của học sinh
Trang 6- Tìm hiểu mối tương quan giữa gia đình và nhà trường trong công tác giáo dục nâng cao chất lượng học tập cho các em
- Đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục và kết quả học tập của học sinh
3 Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là ảnh hưởng của điều kiện vật chấttới quá trình học tập của học sinh
Thời gian nghiên cứu: 25/2/2013 đến 1/3/2014
4 Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài nghiên cứu
4.1 Ý nghĩa lí luận
Tìm hiểu thực trạng điều kiện vật chất của gia đình học sinh, trường tình thương Vinh Sơn-Vĩnh Hội cũng như sự ảnh hưởng của nó tới quá trình học tập của các em, từ
đó góp phần làm phong phú hệ thống lý luận, lý thuyết về vấn đề này
Kết quả nghiên cứu có thể làm tư liệu tham khảo thông tin học tập cho các bạn sinh viên các khóa kế tiếp và những ai quan tâm đến đề tài này
4.2 Ý nghĩa thực tiễn
Qua đề tài này nhóm chúng tôi hy vọng góp phần nào đó đóng góp vào việc mô
tả thực trạng điều kiện vật chất hiện nay của nhà trường cũng như gia đình trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh Từ đó mong muốn các cơ quan nhà nước có
Trang 7thẩm quyền, các nhà hảo tâm tạo điều kiện thực hiện các dự án, mô hình nâng cao
những điều kiện học tập cho trẻ
Thông qua đề tài, chúng tôi hy vọng những nhà hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội sẽ có những chính sách, chương trình phù hợp để nâng cao chất lượng dạy
và học ở trường tình thương Vinh Sơn-Vĩnh Hội nói riêng và các trường tình thương
trong khu vực cũng như toàn quốc nói chung
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Nhằm mục đích xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu tài liệu có để xây dựng các khái niệm công cụ cho vấn đề nghiên cứu Bên cạnh đó việc nghiên cứu tài liệu giúp chúng tôi không phải mất thời gian để nghiên cứu lại những lí thuyết đã nghiên cứu rồi, hay nghiên cứu trùng lặp với những nghiên cứu của những người đi trước và học hỏi kinh nghiệm nghiên cứu của họ Với phương pháp này, chúng tôi tiến hành sưu tầm nghiên cứu và phân tích các tài liệu lý luận, các kết quả nghiên cứu thực tiễn từ các công trình nghiên cứu, các bài báo, tạp chí, các bài viết trên các website có liên quan đến đề tài
5.2 Phương pháp định lượng
Để có được những thông tin khách quan, nhóm chúng tôi tiến hành phương pháp nghiên cứu định lượng bằng cách chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện Nhóm chúng tôi sẽ phát 60 bảng hỏi cho các em ở các lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5, mỗi lớp 15 bảng hỏi và tỉ
lệ học sinh trả lời là 50% nữ và 50% nam Việc chọn tỉ lệ 50% nữ 50% nam nhằm đảm bảo sự khách quan về thông tin, bình đẳng về tỉ lệ người được hỏi Nội dung của bảng hỏi chủ yếu tập trung khai thác điều kiện vật của gia đình như hoàn cảnh gia đình, điều kiện kinh tế gia đình, môi trường sống, nhà ở, phương tiện đi lại và điều kiện vật chất của nhà trường như cơ sở vật chất (bàn ghế, phòng ốc, ) và đội ngũ giáo viên hiện nay như thế nào Để có thể nhận định những điều kiện đó có đáp ứng cho quá trình học tập của các em hay không Quá trình học tập của các em học sinh như thế nào (tích cực, tiêu cực) dưới sự tác động của những điều kiện đó thông qua việc tìm hiểu động
cơ, hứng thú và thái độ học tập cũng nhu cầu nguyện vọng của các em
Trang 8Phỏng vấn phụ huynh bởi lẽ họ là người sinh ra các em, là người nuôi dạy các em trong môi trường gia đình Chính phụ huynh là nhân lực cơ bản để tạo nên kinh tế gia đình Khi phỏng vấn sâu phụ huynh sẽ thu được những thông tin về hoàn cảnh gia đình, trình độ học vấn và sự quan tâm của phụ huynh với việc học của con cái
5.4 Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát này được vận dụng trong quá trình đi vãng gia, thực tập tại trường như: quan sát địa bàn, gia đình các em đang sinh sống trên địa bàn, nơi sinh hoạt và lớp học của các em Việc thực hiện phương pháp này giúp nhóm có thể tìm hiểu cụ thể hơn về đối tượng Quan sát giúp nhóm có cái nhìn, đánh giá khách quan hơn trong việc nghiên cứu bên cạnh việc phân tích xử lí thông tin
6 Thuận lợi và khó khăn của đề tài
6.1 Thuận lợi
Đề tài nghiên cứu về vấn đề học tập của học sinh, sinh viên không phải là đề tài mới Đã có nhiều nhà tâm lí, xã hội, và nhiều tác giả nghiên cứu Đây là điều thuận lợi cho nhóm trong việc tìm tài liệu tham khảo, học hỏi kinh nghiệm
Trang 9Khách thể nghiên cứu của đề tài là các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, các
em là những đứa trẻ đang có nguy cơ bị tổn thương cao, các em là những người luôn mặc cảm và tự ti với hoàn cảnh của mình nên việc thu thập thông tin sẽ khó hơn Bên cạnh đó, nhóm còn thiếu nhiều kinh nghiệm trong việc nghiên cứu nên đề tài còn nhiều thiếu sót
7 Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm ba phần:
Phần I: Phần dẫn nhập
Phần này, nhóm nêu lên lí do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu mà nhóm hướng đến, phương pháp mà nhóm sẽ tiến hành để thu thập thông tin Bên cạnh đó nhóm còn nêu lên những khó khăn và thuận lợi của đề tài mà nhóm thực hiện
Phần II: Phần nội dung
Ở phần này nhóm tiến hành phân tích thông in thu thập được để đưa ra kết quả
mà nhóm nghiên cứu Phần nội dung bao gồm hai chương chính:
Chương I: Cơ sở lí luận
Trong chương này nhóm đề cập tới những lý thuyết mà nhóm tiếp cận để làm cơ
sở cho việc phân tích hành vi, thái độ học tập của các em học sinh như thuyết hành vi, thuyết nhận thức, thuyết năng động tâm lí, thuyết nhu cầu và thuyết hệ thống Bên cạnh đó nhóm thực hiện việc thao tác khái niệm liên quan tới đề tài như khái niệm gia đình, nhà trường, học tập, vật chất, để làm rõ cho phần kết quả mà nhóm nghiên cứu
Trang 10Đồng thời nhóm cũng tóm tắt nội dung nghiên cứu mà nhóm hướng tới thông qua khung phân tích nhằm giúp cho người đọc nắm sơ về bố cục nghiên cứu của đề tài Chương II: Kết quả nghiên cứu
Trong chương này nhóm sẽ tiến hành phân tích tìm hiểu nhưng điều kiện vật chất hiện nay của gia đình, nhà trường nhằm làm rõ mục đích tìm hiểu những điều kiện đó
có đáp ứng nhu cầu học tập của các em không
Những điều kiện vật chất đó ảnh hưởng như thế nào (tích cực, tiêu cực) tới quá trình học tập của các em như tác động tới động cơ, hứng thú, thái độ học tập cũng như nhu cầu nguyện vọng sắp tới
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
Ở phần này nhóm sẽ đúc kết lại nội dung mà nhóm nghiên cứu, kết quả nghiên cứu nhóm thu được là gì Để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm góp phần nâng cao quá trình học tập cho các em
Trang 11PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Tổng quan tình hình nghiên cứu
Thế giới
Điều kiện vật chất là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như mọi hoạt động của con người ở mọi thời đại.Vì thế nó cũng tác động mạnh mẽ đến quá trình học tập của học sinh Việc nghiên cứu quá trình học tập của học sinh để từ đó thấy được tầm ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài cũng như bên trong bản thân mỗi học sinh hiện nay đang được rất nhiều người quan tâm Nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước đề cập tới vấn đề này như:
9 yếu tố có ảnh hưởng chủ yếu đến sự tiến bộ và kết quả học tập của học sinh, được chia ra làm 3 nhóm như sau:
+ Nhóm 1: các yếu tố, đặc tính của người học như năng lực cá nhân, năng lực có được
ở các bậc học trước, hứng thú và mức độ phát triển trí tuệ;
+ Nhóm 2: các yếu tố giảng dạy như chất lượng giảng dạy và khối lượng học tập; + Nhóm 3: môi trường tâm lý xã hội như môi trường lớp học, môi trường gia đình, môi trường bạn bè, phạm vi tiếp cận với các phương tiện truyền thông
Mô hình này đặt ra mối tương quan trực tiếp và đồng thời của cả 9 yếu tố.Mô hình đã được sử dụng một cách hiệu quả để xác định các yếu tố quyết định tới quá trình học tập trong rất nhiều nghiên cứu ở cả bậc tiểu học và trung học phổ thông hiện nay
Trang 12Mô hình hiệu quả học tập của Walberg năm 1981 (9 yếu tố)
Asin đề xuất năm 1991 và được nhiều nhà nghiên cứu dùng để đánh giá mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào thuộc về sinh viên, các yếu tố ngoại cảnh và kết quả đầu ra của sinh viên Trong đó, Keup (2006) đánh giá sự phát triển, kết quả thi Tin học trẻ và xác định các yếu tố quyết định các biến độc lập này.Ngoài ra còn có Campbell và Blakey (1996), House (1999), Kelly (1996) và Thurmond và Popkes-Vawter Tất cả các biến được phân loại thành 3 khối: đầu vào, ngoại cảnh và đầu ra
KẾT QUẢ HỌC TẬP
Hứng thú Năng lực có
Môi trường lớp học
Chất lượng giảng dạy
Khối lượng giảng dạy
Mức độ phát triển trí tuệ năng lực
Đầu vào (nền tảng, tưchất,
đặc điểm cá nhân)
Ngoại cảnh (Nhà trường)
Đầu ra (kiến thức, năng lực đạt được)
Trang 13- Đầu vào: thân nhân, nền tảng giáo dục, định hướng chính trị, kiểu hành vi, khát vọng học tập, động cơ chọn trường, tình trạng tài chính, tình trạng thể chất
- Ngoại cảnh: Chương trình, giảng viên, cán bộ, môi trường học thuật, thiết
bị, môn học, phương pháp giảng dạy, bạn bè, hoạt động ngoại khóa
- Đầu ra: kết quả kiểm tra sau khóa học, kết quả tốt nghiệp
Đây là những mô hình được các nhà khoa học đưa ra nhằm giải thích yếu tố tác động tới quá trình học tập của học.Tuy mỗi mô hình đều có cách giải thích khác nhau nhưng đề tập trung và ba nhóm yếu tố chính đó là gia đình, nhà trường và bản thân người học sinh
Tác giả Daniel Fung- Li Zhong Yinh trong cuốn “khi trẻ đối mặt với những khó
khăn trong học tập” [3]- NXB Tri Thức (2009) đã đưa ra những vấn đề từ tổng quan
đến chuyên sâu, từ những khái niệm cơ bản như học tập là gì? Bộ não có giúp ích gì cho trẻ trong quá trình học tập? các nhân tố nào ảnh hưởng tới quá trình học tập của trẻ? đến những đặc cụ thể của những trẻ có khó khăn trong học tập như không có khả năng học tập, rối loạn học tập,vv…Đồng thời giúp phụ huynh có những hiểu biết nhất định nhằm đánh giá đúng khả năng của con em mình, từ đó tạo cho trẻ điều kiện học tập, sinh hoạt phù hợp, tránh tạo sức ép những căng thẳng không cần thiết, có những định hướng trong tương lai phù hợp với khả năng của con em mình Mặt khác, trong cuốn sách này, tác giả cũng đưa ra những giải pháp giúp giáo viên có cơ sở định hướng, đánh giá sơ bộ về đối tượng học sinh, từ đó có chương trình học tập phù hợp nhất cho những em gặp phải những khó khăn trong học tập.Về phía các thầy cô giáo, những thông tin trong cuốn sách này cũng có thể giúp các thầy cô có cơ sở định hướng, đánh giá sơ bộ về đối tượng học sinh, từ đó có chương trình học tập phù hợp nhất cho những đối tượng này
Cuốn sách nằm trong bộ “Làm gì để giúp con”, một bộ sách hữu ích, hỗ trợ cho
các bậc cha mẹ biết cách giúp con đối mặt với các chứng bệnh về tinh thần
Khi nghiên cứu về động cơ học tập của học sinhKhar la Mốp đã nêu lên 2 động
cơ trong học tập: Động cơ tích cực và động cơ tiêu cực Động cơ tích cực là động cơ thúc đẩy tính tích cực trong hoạt động nhận thức và ngược lại Ông chỉ rõ nguyên nhân bên trong của tính tích cực học tập của học sinh là nhu cầu về nhận thức “Nếu đứa trẻ chưa ý thức được nhu cầu đối với học tập, nếu nó chưa có nhu cầu nhận thức thì thông
Trang 14thường nó không biểu lộ tính tích cực trí tuệ Ông đã xem xét nhu cầu nhận thức như
là một loại hoạt động bên trong tích cực Vì vậy, nếu gặp trường hợp học sinh nào cũng thể hiện tính tích cực nhận thức của mình nhưng không phải do ý thức được nhu cầu đối với học tập mà là do sợ điểm kém, sợ thầy cô, cha mẹ trách phạt…thì khó mà
sắp xếp vào loại động cơ nào (trích trong phần “Phát huy tính tích cực học tập của học
sinh như thế nào”, tập II-Khar la Mốp-NXBGD[4]
, 1979)
A.N Leon chiep, nhà tâm lí học Mac-xit khi nghiên cứu động cơ học tập đã chia
chúng ra thành hai loại là “động cơ mang tính hiểu biết” và “động cơ mang tính hoạt động” ông chú ý nhiều đến phát triển động cơ nhận thức, coi đó là cơ sở của lĩnh hội các thao tác tư duy, lí luận Ông còn chỉ ra rằng: việc học tập của học sinh bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác nhau, nhưng ông nhấn mạnh động cơ học tập là cấu trúc xác định, hoàn chỉnh, ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh nhiều nhất Đề tài này được tác giả nghiên cứu dưới góc độ nhận thức và hành động chứ không đi sâu vào việc nghiên cứu các yếu tố bên ngoài tác động đến kết quả học tập của học sinh
Có thể nói, các tài liệu nhóm thu thập được từ nước ngoài đã khái quát được những yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh Nhưng những tài liệu này tùy quan điểm của người nghiên cứu mà nghiên cứu theo từng lĩnh vực riêng biệt Ông Walberg và Astin chủ yếu đưa ra mô hình mẫu về những yếu tố tác động tới kết quả hoc tập Mặc dù cách tiếp cận khác nhau, nhưng kết quả của mô hình đưa ra chủ yếu là tập trung vào ba khía cạnh chính là gia đình, nhà trường và bản thân người học Còn với Leon chiep và Khar la Mốp lại chủ yếu tập trung nghiên cứu ở bản thân người học
mà cụ thể là động cơ học tập của học sinh Còn với Daniel Fung- Li Zhong Yinh ông nghiên cứu về những khó khăn mà học sinh phải đối mặt trong quá trình học tập, những khó khăn đó gắn với khả năng tinh thần của trẻ Mỗi đề tài, mỗi khía cạnh sẽ là những mảng ghép phong phú để nhóm có thể tham khảo cho đề tài của mình
Trong nước
Không chỉ có các tác giả ngoài nước nghiên cứu về vấn đề này, mà hiện nay nhiều tác giả trong nước cũng quan tâm nghiên cứu, có tác giả còn lấy vấn đề này để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp cho bản thân Cũng nghiên cứu về vấn đề học tập của học sinh, nhưng mỗi người lại tập trung nghiên cứu theo những lĩnh vực mục tiêu khác nhau Cụ thể như:
Trang 15Đề tài “Thực trạng kết quả học tập và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh trường dân tộc nội trú huyện Khánh Vĩnh, tĩnh Khánh Hòa” (2006)
của Trần Thị Huệ- khoa giáo dục trường ĐH KHXH& NV Đề tài đã nêu lên thực
trạng kết quả học tập của học sinh trường dân tộc nội trú, bên cạnh đó, đề tài còn làm nổi bật những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của học sinh như các yếu tố thuộc
về bản thân như khả năng tự học, động cơ học tập, các yếu tố thuộc về nhà trường như điều kiện vật chất, chất lượng giáo viên Các yếu tố thuộc về mặt tinh thần được tác giả tập trung nghiên cứu kĩ hơn, trong khi đó các yếu tố thuộc về vật chất nhất là thuộc
về gia đình lại ít được tác giả cập Vì vậy hướng giải quyết của đề tài thiên về hướng giáo dục và khuyến khích tính chủ động trong học tập của học sinh
Đề tài “tìm hiểu hoạt động học tập của học sinh trường PTDTNT THCS Châu
Thành” (2011) của Nguyễn Nam Phương, khoa Giáo dục trường ĐH KHXH&NV
Đề tài này đã nêu thực trang học tập của học sinh ở các khía cạnh như nhận thức học tập, sự hứng thú và phương pháp học tập, thời gian học tâp Đề tài còn nêu ra những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động học tập của học sinh trường PTDTNT Châu Thành như được sự quan tâm của gia đình và nhà trường khiến các em có động lực học tập hơn, và trong quá trình học tập các em gặp phải những khó khăn như cơ sở vật chất của nhà trường còn hạn chế chưa đáp ứng nhu cầu học tập của các em nhưng điều gây trở ngại lớn hơn cả đó là các em không theo kịp bài giảng của giáo viên Từ đó tác giả
đã đưa ra những kiến nghị tập trung vào cải thiện chất lượng bài giảng, và sự quan tâm của thầy cô hơn trong việc truyền đạt kiến thức cho các em Đề tài này tập trung nghiên cứu ở khía cạnh tinh thần, khả năng và động lực học tập của các em học sinh
Đề tài “Tìm hiểu một số khó khăn trong học tập của học sinh trung học cơ sở tại
quận 9- Tp.HCM” (2010) của Trần Thị Nga Đề tài làm rõ những khó khăn trong học
tập của học sinh về khía cạnh như động cơ học tập, phương pháp, kĩ năng học tập cũng như về phương pháp giảng dạy của giáo viên Đề tài nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến những khó khăn trong học tập là do các yếu tố nhà trường, gia đình, xã hội, sức khỏe
và ý thức học tập của học sinh tạo nên Từ đó tác giả đã nêu ra những giải pháp nhằm khắc phục những yếu tố đó nhằm nâng cao chất lượng học tập của các em học sinh
Đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng tới kết quả học tập của học sinh trường Phổ thông
Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng” (2012) của Bế Thị Điệp Đề tài khảo sát và phân tích
Trang 16định lượng để tìm hiểu các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh dân tộc thiểu số khi theo học tại trường phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng Đề tài phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố tác động đến kết quả học tập của học sinh và đưa ra các giải pháp nâng cao kết quả học tập cho học sinh trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Cao Bằng Đề tài có sử dụng các mô hình ứng dụng của Bratti và staffolani, mô hình của Checchietal, mô hình ứng dụng của Dickie…
Nghiên cứu của tác giả Huỳnh Quang Minh (2010) “Các yếu tố tác động đến
kết quả học tập của sinh viên chính quy trường Đại học Nông lâm TP.HCM” Đề tài đề
cập tới các vấn đề về nhà ở, kinh tế gia đình của sinh viên Bên cạnh đó đề cập đến việc đi làm thêm của sinh viên, các hình thức học nhóm, tự học và thời gian các bạn học trên lớp cũng như tự học
Chủ đề: “tăng cường mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội trong công tác giáo dục” là một trong những chủ đề quan trọng được VVOB Việt Nam đề cập Đây cũng là một nội dung của phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động từ năm 2008 nhằm mục đích nâng cao hiệu quả công tác giáo dục học sinh hiện nay
Bên cạnh các nghiên cứu tìm hiểu về mối quan hệ giữa các yếu tố với kết quả học tập của sinh viên thì còn nhiều công trình khác nghiên cứu về hoạt động học tập của sinh viên trong mối tương tác với các yếu tố cá nhân và môi trường xung quanh để nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Một số nghiên cứu khác đi sâu nghiên cứu thực trạng, chất lượng đào tạo và các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông dân tộc nội trú… điển hình là đề tài của Nguyễn Thanh Thủy (2007)
“Nghiên cứu chất lượng học tập của học sinh lớp 1, 2, 3 vùng dân tộc thiểu số theo chương trình tiểu học”, Phan Thị Quế Hương (2008) “Sự thích ứng với hoạt động học tập của học sinh lớp 6 người dân tộc thiểu số huyện Đakrông – Quảng Trị”
Những đề tài trong nước chủ yếu tập trung nghiên cứu yếu tố tác động đến quá trình học tập của học sinh về khía cạnh bản thân các em như động cơ, thái độ, phương pháp học tập của các em, và khái quát sơ về những yếu tố bên ngoài Mỗi đề tài dựa trên những khách thể khác nhau như học sinh ở vùng dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh bình thường… mỗi khách thể khác nhau đưa ra những kết quả khác nhau
Trang 17Vì vậy với đề tài của nhóm là nghiên cứu quá trình học tập của học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sẽ góp phần làm cho vến đề này thêm phong phú hơn
Có thể nói các tác phẩm, đề tài trong và ngoài nước đã đề cập đến quá trình học tập của học sinh, những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá tình học tập của của các em, nhưng hầu hết các đề tài này chỉ tập trung vào những yếu tố thuộc về tinh thần, về khía cạnh cá nhân học sinh, chứ chưa đi sâu phân tích những điều kiện vật chất bên ngoài tác động vào kết quả cũng như quá tình học tập của các em Bên cạnh đó, những khách thể nghiên cứu của các đề tài đều là học sinh có hoàn cảnh bình thường, điều kiện học tập tốt Riêng với đề tài của nhóm lại tập trung nghiên cứu vào khách thể học sinh có hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn, đây là điểm khác của đề tài Kế thừa từ những vấn đề
đã được các tác giả đề cập trước đó, nhóm chúng tôi sẽ tập trung đi sâu khai thác cụ thể hơn về những ảnh hưởng của điều kiện vật chất tác động đến kết quả học tập của các em học sinh đang theo học ở tường tình thương Vinh Sơn – Vĩnh Hội nhằm góp phần tạo nên sự phong phú đa dạng của đề tài
Giả thuyết nghiên cứu
- Điều kiện vật chất hiện nay của gia đình và nhà trường chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh trường tình thương Vinh Sơn- Vĩnh Hội
- Có mối tương quan thuận giữa điều kiện vật chất của gia đình và quá trình học tập của các em học sinh
- Có mối tương quan thuận giữa điều kiện vật chất của nhà trường và quá trình học tập của các em học sinh
Trang 18Những giải pháp khắc phục
Trang 194 Lý thuyết tiếp cận và khái niệm liên quan
Lý thuyết tiếp cận
Thuyết năng động tâm lí
Thuyết năng động tâm lí xem xét bản chất của con người theo cả 3 hệ thống: Bản năng: đại diện cho những động cơ bẩm sinh Bản năng quan tâm đến việc đáp ứng các nhu cầu sinh học như đói ăn, khát uống Một người có bản năng phát triển mạnh sẽ
trở nên thú tính, dã man
Siêu ngã (cái thiện): nơi siêu ngã, những giá trị của cá nhân, những giá trị đạo
đức được hình thành, giúp cho con người phân biệt được cái gì là đúng, cái gì sai
Bản ngã (cái tôi): là cái biểu hiện ra bên ngoài mà mọi người đều thấy Bản ngã
là sự cân bằng giữa bản năng và siêu ngã
Nhờ thuyết này, chúng tôi biết được nguồn gốc, nguyên nhân và biểu hiện của trẻ Những hành động thuộc về bản năng của trẻ như: sự ham chơi, phá phách, học hành không tập trung, luôn có xu hướng tránh những căng thẳng, ức chế và hướng vào những hoạt động bè bạn Ở trẻ, siêu ngã và bản ngã còn hạn chế, chưa được phát triển Dựa trên cơ sở của lí thuyết, khi can thiệp, làm việc với trẻ, để đạt hiệu quả thì việc định hướng cho trẻ những cái gì là đúng, cái gì sai, bản thân phải có trách nhiệm với chính mình cũng như sự cố gắng của bản thân để có thể hài hòa được siêu ngã, bản ngã, tạo cho trẻ những suy nghĩ tích cực cũng như những hành động đúng đắn, chuẩn
bị hành trang cho trẻ bước vào đời
Mặt khác, thuyết cũng cung cấp cho chúng tôi thêm một phần kiến thức về các giai đoạn phát triển của con người, mỗi giai đoạn có một giá trị riêng và khi vượt qua từng giai đoạn, các em phải trải qua những khủng hoảng và mâu thuẫn bản thân và lực kéo của môi trường văn hóa xã hội của giai đoạn đó và tùy theo mức độ thành công hay thất bại sẽ đạt được nhiều hay ít giá trị của giai đoạn đó Mức độ giá trị này có ảnh hưởng rất lớn đến bản ngã của trẻ
Trang 20Các giá trị của các giai đoạn phát triển hiện tại của trẻ tại trường:
tâm lí
Tác nhân quan trọng
Mẫu giáo
Có chủ đích
Chủ động ><cảm giác tội lỗi Gia đình
mơ hồ về căn tính của mình, phân tán nhân cách
Nhóm đồng đẳng
Dựa vào các giai đoạn lứa tuổi của các em, chúng tôi hiểu rõ hơn về các giá trị, thách đố về mặt tâm lí cũng như các tác nhân quan trọng đối với trẻ, điều này giúp định hình được các điều căn bản, cần thiết, ảnh hưởng rất lớn tới trẻ để từ đó có những chính sách hỗ trợ, can thiệp bằng cách hỗ trợ, củng cố, phát huy các giá trị của trẻ Ổn định các thách đố, đi tìm và giải quyết căn nguyên của các mâu thuẫn, xác định, tìm đến người có ảnh hưởng rất lớn tới trẻ Họ là những người cung cấp thông tin và cùng giúp đỡ trẻ Sự hỗ trợ toàn vẹn sẽ làm tiến trình hỗ trợ thuận lợi và sớm kết thúc, có hiệu quả
Các giai đoạn phát triển được xây dựng trên nền tảng các giai đoạn trước đó và mọi trục trặc trong giai đoạn phát triển có thể gây ra sự bộc phát các hành vi bất thường Lý thuyết này giúp lý giải được các hành vi như sự không tập trung trong học tập, đánh nhau, dễ xung đột của trẻ từ đó thay đổi hành vi của trẻ, kích thích, tăng khả năng của bản thân và xác định được những kĩ năng cần thiết cho trẻ trong quá trình phát triển cũng như điều chỉnh thái độ, hành động của bản thân người dạy học khi làm việc với trẻ
Trang 21Sơ đồ phân tích chức năng hành vi:
Dấu hiệu xã hội
Dấu hiệu môi trường
Dấu hiệu cảm xúc Hành vi Hệ quả
Dấu hiệu nhận thức
Dấu hiệu thể lý
Mặt khác, thuyết cũng đưa ra đưa ra các biện pháp để thay đổi ứng xử tập trung vào phản ứng có tính cách khuyến khích hay trừng phạt.Thuyết là cơ sở niềm tin giúp chúng tôi tin tưởng vào công việc giúp đỡ, hỗ trợ các em ở đây sẽ đạt kết quả tốt Ngoài ra, các biện pháp khuyến khích, trừng phạt rất hữu ích trong việc thay đổi hành
vi của các em từ tiêu cực sang tích cực, nhận thức đúng sai và cố gắng hoàn thiện bản thân Áp dụng thuyết hành vi vào đề tài nhằm giúp chúng tôi có thể lí giải được hành
vi của trẻ Nguyên nhân trẻ hành động như vậy để từ đó có biện pháp can thiệp phù hợp
Thuyết nhận thức
Theo thuyết nhận thức thì mỗi cá nhân điều có những suy nghĩa và nhận biết về
sự vật hiện tượng, cách thu nhận và diễn giải các thông tin đánh giá các kinh nghiệm
và phán đoán, quyết định cách ứng xử Cảm xúc và cách ứng xử của cá nhân là kết quả của quá trình nhận thức Năm 1995, Beck mô tả mối quan hệ giữa niềm tin, cảm xúc
và các ứng xử như sau:
Sự vật diễn ra tư tưởng và niềm tin cảm xúc, hành động
Do đó, áp dụng vào đề tài, mỗi em đều có những nhận thức, niềm tin khác nhau Nên việc nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao nhận thức các em để các em
có thể học tập tốt hơn bằng cách:
Trang 22- Thay đổi nhận thức của các em lệch lạc, có vấn đề bằng việc giúp các em phân tích lợi hại của việc thay đổi tư tưởng
- Ứng phó nhận thức: phương pháp cung cấp phương thức để ứng phó với những hoàn cảnh tiêu cực cho các em học sinh bằng việc huấn luyện tự bảo mình, huấn luyện kĩ năng xã hội, kỹ năng thương thuyết, sự quyết đoán để có thể xây dựng các mối tương quan thân thiết với người khác mà cải thiện tình cảm tiêu cực, các em sẽ được học cách lắng nghe, đối thoại ôn hòa, rõ ràng, mạch lạc
- Huấn luyện phương pháp giải quyết khó khăn: phương pháp giúp xác định vấn đề của các em, tìm kiếm và liệt kê các giải pháp, gạn lọc giải pháp, chọn giải pháp thích hợp nhất và sau cùng hoạch định kế hoạch thi hành
4.1.2 Thuyết hệ thống
Người đại biểu nổi tiếng nhất của thuyết hệ thống là nhà xã hội học người Mỹ Talcott Parsons (1902 - 1979) Lý thuyết hệ thống của ông được chia Parsons, lý thuyết này có một vai trò rất quan trọng trong cả lĩnh vực khoa học xã hội và trong cả lĩnh vực khoa học tự nhiên, và nó có thể chia làm 2 phần: Lí thuyết hệ thống mở rộng
và lí thuyết hệ thống chuyên biệt
Talcott Parsons cho rằng bất kỳ hệ thống nào (một xã hội, một thể chế, một nhóm nhỏ, vv… ) đều có những nét nổi bật chung và nhằm hoạt động thành công như một hệ thống Những điều lệnh tiên quyết nhất định phải được thực hiện theo thứ tự tầm quan trọng tăng dần, sự thích nghi, đạt được mục tiêu, sự thống nhất, sự tích hợp, duy trì kiểu mẫu
Bốn khía cạnh này có quan hệ tương tác với nhau nhằm đảm bảo sự ổn định và trật tự cho hệ thống xã hội Quá trình này cũng dẫn đến sự biến đổi, song đó là sự biến đổi trong trạng thái thăng bằng, chuyển từ một trạng thái xã hội ổn định khác thông qua hai quá trình có liên quan với nhau là “phân hóa” và “tích hợp”
Lí thuyết hệ thống của Parsons nhấn mạnh đến vấn đề "trật tự xã hội" và theo ông, vấn đề này cần phải giải quyết ở hai mức độ
Một mặt trật tự hiểu theo nghĩa là sự phục tùng của mọi chủ thể đối với xã hội bới sự điều chỉnh và sự kiểm soát xã hội
Trang 23Hai là, bất kỳ hệ thống hành động xã hội nào đều cần có những cơ chế thích nghi
để giúp nó có được trạng thái thăng bằng.Và nhu cầu này đối với sự thống nhất xã hội,
là mặt thứ hai của giải pháp về vấn đề trật tự
Talcott Parsons luôn xem xét xã hội như một tổng thể có các cấu trúc liên quan với nhau Với thuyết hệ thống, ông nhấn mạnh bốn nội dung chính sau:
Hội nhập: đảm bảo mọi người, mọi thành viên trong gia đình, trong một nhóm, hay một tổng thể luôn hòa hợp với nhau
Thích nghi: đảm bảo rằng mọi cá nhân trong một tổng thể có thể thay đổi để thích nghi, ứng phó với những thay đổi, những đòi hỏi của môi trường sống
Duy trì: đảm bảo rằng, mọi thành viên trong gia đình, trong một thể thống nhất xác định và duy trì những mục đích cơ bản, bản sắc và phong cách của nó
Đạt mục tiêu: đảm bảo rằng mỗi cá nhân trong tổng thể có thể phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm được giao
4.1.3 Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1907).Năm 1943, ông đã phát triển một trong các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục Đó là lý thuyết về thang bậc nhu cầu (hierarchy of Needs) của con người Trong lý thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự cấp bậc, trong đó, các nhu cầu
ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết Maslow đã sắp xếp nhu cầu của con người theo 5 cấp bậc:
1 Nhu cầu cơ bản
2 Nhu cầu về an toàn
3 Nhu cầu về xã hội
4 Nhu cầu về được quý trọng
5 Nhu cầu được thể hiện mình
Áp dụng lý thuyết nhu cầu vào đề tài nghiên cứu để tìm hiểu về các nhu cầu cơ bản mà con người có được đáp ứng hay chưa để tìm ra yếu tố tác động đáp ứng hay
Trang 24điều chỉnh thỏa mãn những nhu cầu đó Và nếu những nhu cầu cơ bản chưa được đảm bảo thì việc đạt những nhu cầu cao hơn là điều khó có thể thực hiện được Vì vậy nhu cầu căn bản phải được ưu tiên hàng đầu
4.2 Khái niệm liên quan
4.2.1 Vật chất và điều kiện vật chất
Theo khái niệm được sử dụng trong dự án “Hợp tác giữa hệ thống Ischool và học viện Rvi – Singapore, Hành trình“Hiểu về trái tim tháng 9/2011” được đăng tải trên diễn đàn Ischol thì vật chất là tất cả những gì có xung quanh chúng ta Mọi thứ hiện diện trong vũ trụ đều tạo thành vật chất: từ loài côn trùng nhỏ cho đến các vì sao
xa tít trong bầu trời đêm Hầu hết vật chất được tạo thành bởi những hạt gọi là nguyên tử.Trên trái đất, vật chất thường xuất hiện ở một trong ba trạng thái (thể) đó là thể khí,
- Các chất rắn được nén chặt theo những mô hình đều đặn
- Các phân tử có thể dao động mặc dù các lực mạnh giữ chặt chúng vào vị trí cố định
Điều kiện vật chất là là hệ thống những cơ sở và điều kiện cần thiết cho sự tồn tại
và phát triển mọi hoạt động của con người Nó gồm 3 thành tố: môi trường tự nhiên, dân số, sự sản xuất của cải của con người2
Điều kiện vật chất được sử dụng trong Luận văn Thạc sỹ của Ma Cẩm Tường Lam của Viện đảm bảo Chất lượng giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2008 là một hệ thống sản phẩm vật chất hữu hình xung quanh cuộc sống của chúng ta, bao
2
http://forum.ischool.vn/showthread.php?1087-Vat-chat-la-gi-
Trang 25gồm: nhà ở; trường học; phòng học; phòng vi tính; sách vở, dụng cụ học tập; hệ thống điện nước; khu giải trí- thể dục thể thao… cũng như quá trình quản lý, chăm sóc, phục
vụ, giảng dạy của gia đình cũng như đội ngũ giáo viên nhà trường và xã hội
4.2.2.Học tập và hoạt động học tập
Học tập là loại hoạt động đặc biệt của con người có mục đích nắm vững những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và những hình thức nhất định của hành vi Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức và thực tiễn (I.B.Intenxon)
3
Con người thông qua các hoạt động học tập của mình lĩnh hội các tri thức, kinh nghiệm… do thế hệ trước để lại từ đó hình thành và phát triển tâm lý của mình.Vì thế hoạt động học tập giữ vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của mỗi cá nhân
Hoạt động học : Là hoạt động đặc thù của con người được điều khiển bởi mục đích tự giác lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mới, những hình thức hành vi và những dạng hoạt động nhất định
Bản chất của hoạt động học được thể hiện trong những nội dung sau:
Thứ nhất: mục đích cuối cùng của hoạt động học là chiếm lĩnh tri thức kĩ năng, kĩ xảo thông qua sự tái tạo của cá nhân
Thứ hai: hoạt động học hướng vào làm thay đổi chính chủ thể
Thứ ba: những tri thức, kĩ năng,kĩ xảo tiếp thu được mang tính chất kinh nghiệm trong từng tình huống cụ thể
3
gon-13842/
Trang 26http://doan.edu.vn/do-an/luan-van-ky-nang-hoat-dong-nhom-trong-hoc-tap-cua-sinh-vien-truong-dai-hoc-sai-4.2.4 Dạy học
Nhiều tác giả cho rằng: “Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người” . Quan niệm này lí
giải đầy đủ cách mà nền giáo dục đang cố gắng đào tạo những con người thích ứng với những nhu cầu hiện tại của xã hội Tuy nhiên quan niệm này làm cho nền giáo dục luôn đi sau sự phát triển của xã hội Bởi vì nó chỉ có nhiệm vụ tái hiện lại các giá trị tinh thần xã hội đã được vật chất hóa bằncách nào đó để trở lại thành giá trị tinh thần bên trong người học Quan niệm đó đi ngược lại quan niệm của Socrate về giáo dục trong đó giáo dục có nhiệm vụ “đở đẻ” các ý niệm vốn có trong mỗi con người, để cho
ý niệm đó được khai sinh và trở thành giá trị tinh thần chung của nhân loại Quan niệm
đó cũng hạn chế nền giáo dục hướng đến một phương pháp giáo dục giúp cho người học trở thành những con người sáng tạo, vượt qua được những giá trị tinh thần hiện có của xã hội Thời đại của chúng ta và hơn nữa xã hội chúng ta đang hướng đến một xã hội tri thức Một xã hội mà tri thức của con người đang được số hóa với một tốc độ cực lớn, làm cho tri thức dễ dàng và nhanh chóng trở thành tài sản chung Tuy nhiên
xã hội tri thức không chỉ có nhiệm vụ tích hợp các kiến thức của con người đã đạt được trong những phương tiện lưu trữ dung lượng cực lớn, trong các cơ sở dữ liệu khổng lồ mà còn có nhiệm vụ từ đó nhân lên khối lượng kiến thức này thành các kiến thức mới có chất lượng cao hơn nữa
Dạy học là một quá trình gồm toàn bộ các thao tác có tổ chức và có định hướng giúp người học từng bước có năng lực tư duy và năng lực hành động với mục đích chiếm lĩnh các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các kĩ năng, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được để trên cơ sở đó có khả năng giải quyết được các bài toán thực tế đặt
ra trong toàn bộ cuộc sống của mỗi người học
4.2.5.Thái độ học tập
Theo từ điển các thuật ngữ Tâm lí và Phân tâm học – xuất bản tại Newyork thì “ thái độ là một trạng thái ổn định và bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài, hướng vào sự ứng xử một cách nhất quán đối với một nhóm đối tượng nhất định Một thái độ được nhận biết ở sự nhất quán của những phản ứng đối với một nhóm đối tượng
Trang 27Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xác và hành động có liên quan đến đối tượng”
4Thái độ học tập là những suy nghĩ được biểu hiện ra bên ngoài bằng các hoạt động đối với môn học Thái độ học tập của chủ thể khác nhau được thúc đẩy bằng động cơ học tập khác nhau
Thái độ học tập là một trạng thái tâm lí, thể hiện nhận thức thông qua cảm xúc của người học đối với hoạt động học tập theo một hướng nhất định, được bộc lộ ra bên ngoài thông qua hành vi, cử chỉ nét mặt và lời nói của người học trong những tình
huống điều kiện học tập cụ thể
Thái độ học tập là phải lễ phép tôn trọng tất cả ban giám hiệu, với tất cả giáo viên, với tất cả nhân viên nhà trường, thân mật với bạn học, tôn trọng kỷ luật của nhà trường Tiên học lễ hậu học văn.Đó là thái độ học tập của học sinh4
4.2.6 Động cơ học tập
Khi con người có nhu cầu học tập, xác định được đối tượng cần đạt thì xuất hiện động cơ học tập Động cơ học tập được thể hiện ở đối tượng của hoạt động học, tức là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo … mà giáo dục đem lại
Nghiên cứu về động cơ học tập, ta tìm thấy các lý luận nghiên cứu từ các nhà tâm
lý học Nga như L.I.Bozovik, A.N.Leonchiep, A.K.Markova…
Nhiều nhà tâm lý học đều khẳng định: hoạt động học tập của học sinh được thúc đẩy bởi nhiều động cơ Các động cơ này tạo thành cấu trúc xác định có thứ bậc của các kích thích, trong đó có một số động cơ là chủ đạo, cơ bản, một số động cơ khác là phụ,
là thứ yếu
Động cơ học tập của học sinh theo L.I.Bozovick có một số biểu hiện: trẻ học vì cái gì, cái gì thúc đẩy trẻ học tập và tất cả những kích thích đối với hoạt động học tập của các em
Theo A.N.Leonchiev hiểu động cơ học tập của trẻ như là sự định hướng của các
em đối với việc lĩnh hội tri thức, với việc dành điểm tốt và sự ngợi khen của cha mẹ, giáo viên…
Có nhiều cách phân lọai động cơ học tập của học sinh:
4
Trích: Thái độ học tập các môn chung của sinh viên ĐHNN – ĐHQGHN, Nguyễn Thị Chi, Nguyễn Thị Liên Hương, Nguyễn Thị Phương Hoa
Trang 28Theo L.I Bozovik, A.K.Dusaviski… động cơ học tập của trẻ được phân thành hai loại: động cơ học tập mang tính xã hội và động cơ mang tính nhận thức
Phát triển quan điểm trên, A.K.Marcova và V.A.Kruteski cho rằng ngoài hai động cơ trên còn có loại thứ ba: động cơ sáng tạo hay động cơ nhận thức mang tính xã hội Đó là mức phát triển cao nhất của động cơ học tập
Trong đề tài này chúng ta tìm hiểu động cơ học tập của học sinh dưới góc độ của tâm
lý học họat động và động cơ học tập được phân thành hai loại
Động cơ hoàn thiện tri thức: là mong muốn khao khát chiếm lĩnh, mở rộng tri thức, say mê với việc học tập…, bản thân tri thức và phương pháp dành tri thức có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh Người có động cơ này luôn nỗ lực ý chí, khắc phục trở ngại
từ bên ngòai để đạt nguyện vọng bên trong
Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ hoàn thiện tri thức thường không chứa đựng xung đột bên trong Có thể có những khó khăn trong quá trình học hỏi đòi hỏi phải có nỗ lực ý chí để khắc phục, nhưng là khắc phục các trở ngại bên ngoài chứ không hướng vào đấu tranh với chính bản thân Do đó, chủ thể của hoạt động học không có những căng thẳng tâm lý Hoạt động học tập được thúc đẩy bởi động cơ này được cho là tối ưu trong lĩnh vực sư phạm
Động cơ quan hệ xã hội: học sinh học bởi sự lôi cuốn hấp dẫn của các yếu tố khác như: đáp ứng mong đợi của cha mẹ, cần có bằng cấp vì lợi ích tương lai, lòng hiếu danh hay sự khâm phục của bạn bè, … đây là những mối quan hệ xã hội cá nhân được hiện thân ở đối tượng học Đối tượng đích thực của hoạt động học tập chỉ là phương tiện để đạt mục tiêu cơ bản khác
4.2.7 Hứng thú học tập
5
Hứng thú học tập làm một trong những xu thế hợp thành của nhân cách Nó được hình thành và tạo lập thông qua mối quan hệ của nhu cầu và động cơ của nhân cách Tuy nhiên cần phân biệt, tránh nhẫm lẫn với động cơ và nhu cầu
5
Trích: Đặc điểm hứng thú đối với các môn học của học sinh THPT, Đinh Thị Sao, Phùng Thị Sơn, Trịnh Thị
Hồng Thúy, Lớp: QH-2009- S Sư phạm Vật lý
Trang 29Đặc trưng nổi bật của hứng thú là có ý thức và lực hấp dẫn mang màu sắc xúc cảm
Hứng thú tạo nên ở mỗi cá nhân khát vọng tiếp cận và đi sâu vào đối tượng gây
ra nó Khát vọng này được thể hiện ở chỗ cá nhân tập trung chú ý cao độ cái làm mình hứng thú, hướng dẫn điều chỉnh quá trình tâm lí như tri giác, tư duy…theo một hướng xác định và do đó tích cực hóa hoạt động của con người theo hướng phù hợp với hứng thú
Hứng thú học tập với tư cách là một trong những dạng của hứng thú rất cần được quan tâm trong công tác giáo dục và hướng nghiệp cho học sinh Hứng thú học tập không phải là hiện tượng bất biến, mà do ảnh hưởng của những điều kiện lịch sử,
xã hội khác nhau… Hứng thú học tập của học sinh thay đổi từ năm này qua năm khác Hứng thú học tập được hình thành dựa trên nhiều yếu tố:
- Nội dung môn học
- Phương pháp giảng dạy của giáo viên
- Tính chất, trình độ nhu cầu nhận thức của học sinh5
4.2.8 Ảnh hưởng
6Ảnh hưởng là sự tác động của vật nọ đến vật kia, của người này đến người khác
Là khả năng tác động lên hành vi người khác Cũng có thể hiểu, sự ảnh hưởng là sự tác động lên những chủ thể liên quan để họ thể hiện những hành vi phục vụ mục đích của mình
4.2.9 Gia đình
7Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến
Trang 30Đối với hầu hết các cá nhân,gia đình là tập thể cơ bản đầu tiên, dạy cho trẻ em những kinh nghiệm xã hội, các giá trị, tiêu chuẩn văn hóa và dần dần trẻ em kết hợp được nó vào ý thức của cá nhân Thông qua quá trình đó, gia đình không chỉ đưa trẻ em đến với thế giới hữu hình mà còn đặt chúng vào trong xã hội Nhiều nhà xã hội học cho rằng các đặc điểm như chủng tộc, tôn giáo, dân tộc, đẳng cấp xã hội đều được gia đình
truyền thụ trực tiếp cho trẻ em và trở thành một phần trong khái niệm cái tôi của trẻ
Trước khi đứa trẻ đủ lớn khôn để thực sự hiểu được vấn đề thì nó đã có thể nắm bắt được vị trí của mình trong cấu trúc xã hội do gia đình xác lập Trong quá trình trưởng thành, vị trí nắm bắt được này có thể được cá nhân tìm cách thay đổi nhưng dù sao chăng nữa, cá nhân đó phải giải quyết nó Gia đình cũng là nơi đầu tiên truyền cho những thành viên mới sinh ra của xã hội những ý niệm về giống phái, giới tính, trên
lĩnh vực này, phần lớn những gì chúng ta xem là bẩm sinh ở bản thân thực ra đều là sản phẩm của văn hóa, kết hợp vào nhân cách của chúng ta thông qua xã hội hóa Cũng chính tại gia đình, trong hầu hết các nền văn hóa, trẻ nhỏ được dạy rằng con trai cần phải mạnh mẽ, dũng cảm , con gái cần phải dịu dàng Xã hội hóa giới tính luôn là một trong những chức năng quan trọng nhất của gia đình Tuy vậy cần
lưu ý rằng không phải tất cả những gì gia đình truyền thụ cho trẻ em đều là có chủ ý, trẻ em còn bị ảnh hưởng và học hỏi ở chính môi trường được tạo ra trong gia đình Những gì đứa trẻ dần nhận thức về bản thân mình như mạnh mẽ hay yếu ớt, thông minh hay tối dạ, được yêu thương và tha thứ hay bị ghét bỏ cũng như về thế giới như thế giới này đáng tin cậy hay đầy rủi ro, nguy hiểm có vai trò rất quan trọng của xã hội hóa trong gia đình
4.2.10 Nhà trường
8Nhà trường là nơi con người bắt đầu được tiếp xúc với tính đa dạng xã hội, tương tác với những thành viên không phải trong tập thể cơ bản là gia đình mình, được dạy dỗ nhiều điều khác với nền tảng trong gia đình Nhà trường cung cấp cho trẻ em những kiến thức và kỹ năng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp mà có những thứ không phải các thành viên lớn tuổi trong gia đình của chúng đã được hấp thụ Tính
đa dạng xã hội ở nhà trường thường tạo ra nhận thức rõ ràng hơn về vị trí của mình trong cấu trúc xã hội đã hình thành trong quá trình xã hội hóa ở gia đình Thông qua
8 http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB%99i_h%C3%B3a
Trang 31tương tác với các thành viên khác, trẻ nhận biệt thêm những khía cạnh của chủng tộc, giới tính, đẳng cấp giàu nghèo Trường học cũng là bộ máy hành chính đầu tiên
mà hầu hết trẻ em được tiếp xúc, những thời khóa biểu, nội quy cho chúng có ý niệm
về một nhóm, tổ chức lớn cũng như vai trò là một bộ phận trong đó Ngoài những gì được in thành sách giáo khoa, giáo dục ở nhà trường còn có một thứ mà các nhà xã hội
học, giáo dục học gọi là chương trình giảng dạy ẩn hay giáo dục ẩn Nó cũng góp
phần hình thành nên những giá trị, tiêu chuẩn văn hóa quan trọng Các môn thể thao ngoài rèn luyện thể chất còn dạy cho trẻ tinh thần thi đua, nam và nữ được hướng đến những gì cho là phù hợp với giới tính theo quy ước: nữ sinh được khuyến khích nhiều hơn đến các môn khoa học xã hội và nhân văn còn nam sinh thì đến các
môn khoa học tự nhiên Một khía cạnh khá quan trọng của giáo dục ẩn là việc đánh
giá kết quả học tập về cơ bản được dựa trên các tiêu chuẩn phổ biến chứ không phải các quan hệ cá nhân cụ thể như trong gia đình, điều này tác động mạnh đến sự tự nhận thức bản thân của trẻ em Theo các lý thuyết gia duy xung đột thì giáo dục chịu ảnh hưởng của văn hóa thống trị xét trên góc độ những giá trị được đưa vào để giảng dạy cũng như trên tổng thể, nó có xu hướng khuyến khích duy trì nguyên trạng
4.2.11 Xã hội
9Xã hội là một tập thể hay một nhóm những người được phân biệt với các nhóm người khác bằng các lợi ích, mối quan hệ đặc trưng, chia sẻ cùng một thể chế và có cùng văn hóa
Một định nghĩa bình thường của "xã hội" thường đề cập đến một nhóm người sống cùng trong một cộng đồng có lề lối, ví dụ như là xã hội Anh hoặc xã hội Mỹ
Những bộ môn khoa học xã hội sử dụng từ xã hội để nói đến một nhóm người tạo
dựng một hệ thống xã hội một phần khép kín (hoặc một phần mở rộng), trong đó những người trong một nhóm hầu hết tương tác với những người khác thuộc cùng nhóm đó
9
Trích: http://vi.wikipedia.org/wiki/X%C3%A3_h%E1%BB%99i
Trang 32Một cách trừu tượng hơn, một xã hội được coi là một mạng lưới của những mối quan hệ của các thực thể.Một xã hội thỉnh thoảng cũng được coi là một cộng đồng với
các cá nhân trong cộng đồng đó phụ thuộc lẫn nhau Tuy nhiên, các nhà xã hội học mong muốn tìm được ranh giới giữa xã hội và cộng đồng
Trang 33CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tổng quan địa bàn nghiên cứu
Lịch sử hình thành
Năm 1966, nhà thờ Vinh Sơn-Vĩnh Hội được thành lập
Địa chỉ: số 158 bến Vân Đồn, phường 6, quận 4, Tp.HCM
Linh mục chánh xứ đầu tiên: Linh mục Henri Raimbaux
Linh mục hiện nay: Linh mục Nguyễn Văn Trinh
Năm 1993, nhà thờ được xây dựng lại theo lối kiến trúc trường phái Á Đông Năm 1998, xuất phát từ nhu cầu: các Nữ Tử Bác Ái nhận thấy các em nữ từ 10 đến 12 tuổi không có việc làm, nên đã quy tụ thành một lớp để dạy nghề, chủ yếu là may vá Từ đó nhà thờ Vinh Sơn-Vĩnh Hội ngoài các hoạt động phục vụ của giáo xứ thì còn mở thêm các hoạt động dạy may cho các em nữ không có nghề nghiệp Sau khi nhận các em nữ vào dạy, các Nữ Tử phát hiện các em hầu như không ai biết chữ Do
đó, các Souer đã họp và quyết định mở các lớp dạy chữ cho các em
Năm 2000, nhà thờ đã quy tụ được một lớp học viên đủ mọi trình độ và tuổi tác theo học.Trường tình thương được thành lập nhưng chưa được nhà nước công nhận Lúc đầu, học viên theo học đông nhưng trường tình thương chỉ mở được 3 lớp là lớp khai tâm, lớp 1 và lớp 2
Năm 2004 trường mở thêm được lớp 3 Khi các em học song lớp 3 tại trường thì
sẽ sang nhà thờ Đức Bà (quận 3) để học tiếp lớp 4 và lớp 5 Nhưng do đường đi qua đó quá xa và các em cũng không có điều kiện nên hầu hết các em đều nghỉ ngang Trước tình hình đó, cha xứ đã trình đơn lên UBND phường xin hợp thức hóa cho trường Sau khi được phường đồng ý, đơn lại được trình lên quận
Năm 2009, trường mở thêm lớp 4, lúc đó trường mới được nhà nước công nhận, được phổ cập tiểu học và có học bạ
Từ năm 2009-2010, trường tiếp tục mở thêm lớp 5 Hiện nay trường tình thương vĩnh hội đã có 6 lớp học đang hoạt động
Dưới sự giúp đỡ của quận và trường Lí Nhơn đỡ đầu Trường tình thương đã giúp được rất nhiều em tiếp tục theo học ở các trường ngoài sau khi đã tốt nghiệp ở đây
Trang 34Đối với các em đang trong độ tuổi học thì được trường và quận giới thiệu học ở các trường khác Đối với các em lớn tuổi thì trường tình thương sẽ liên kết với trung tâm giáo dục thường xuyên quận 4 và trường dạy nghề Thành Long để tìm đầu ra cho các
em
Từ khi thành lập tới nay trường chưa từng đổi tên, vẫn luôn sử dụng tên trường là Vinh Sơn-Vĩnh Hội.trường tình Vinh Sơn-Vĩnh Hội không có người đứng đầu Hiện nay Souer Nguyễn Thị Hoàng Diễm là người phụ trách quản lí cơ sở
Hình ảnh : Toàn cảnh Trường tình Thương Vinh Sơn – Vĩnh Hội
Sứ mệnh, mục đích thành lập trường
1.1.1 Sứ mệnh
Trường tình thương Vinh Sơn-Vĩnh Hội được thành lập với sứ mệnh góp phần công sức của mình vào việc giúp xóa mù chữ cho các em không có điều kiện học chữ, dạy văn hóa và nhân bản cho các em có kiến thức và trở thành người tốt, thành người
có ích cho xã hội để các em có thể thoát khỏi cuộc sống khó khăn Tạo điều kiện cho các em có thể đến trường, được học hành tử tế như những học sinh khác.Ngoài ra, trường còn hỗ trợ cho các em có thể phát triển về nhân cách, đạo đức
1.1.2 Mục đích
Giúp cho những em không có điều kiện đến trường được đi học.Những em lớn tuổi không có điều kiện đi học tiếp sẽ được học nghề để nuôi sống bản thân Trường
Trang 35luôn tạo điều kiện để các em được học lên cao, có thể học lên cấp 2, cấp 3 và đại học…
Rèn luyện sức khỏe, đạo đức, nhân cách và kỹ năng sống cho các em lớn lên thành người một cách hoàn thiện nhất Dạy nhân bản là nội dung chính yếu trong quá trình giáo dục các em Các em có thể không được học cao, nhưng nhân cách phải được rèn luyện để trở thành một công dân tốt, có ích cho bản thân, gia đình và xã hội
Những hoạt động chủ yếu của trường hiện nay
Hoạt động chủ yếu của trường là tổ chức các lớp dạy chữ, dạy văn hóa cho các
em nhằm góp phần xóa mù chữ và nâng cao kiến thức cho các em Một tuần các em sẽ được học từ thứ hai đến thứ sáu giống như các trường tiểu học chính quy Các em sẽ được dạy các kiến thức căn bản như Toán, Tiếng Việt và các kiến thức khoa học xã hội
Các hoạt động dạy nhân bản, kĩ năng sống cũng được chú trọng Các hoạt động này được dạy xen kẽ trong các giờ học văn hóa
Trong tháng sẽ có các buổi dạy nhân bản riêng cho các em, chủ yếu là sáng thứ năm do Dì Hai phụ trách Nội dung của các buổi học luôn được thay đổi với nhiều hình thức phong phú khác nhau Cụ thể như: dạy các em biết sống yêu thương, sống biết ơn những người đã giúp đỡ các em, biết sống cho đi…Mục đích của các buổi học này là dạy cho các em trở thành những người tốt, thành những người có ích cho xã hội Đồng thời rèn luyện sức khỏe, nhân cách, đạo đức và kĩ năng sống cho các em
Chiều thứ năm mỗi tuần các em sẽ được các thầy tu của nhà thờ cho sinh hoạt, vui chơi, nhằm tạo cho các em có một đời sống tinh thần phong phú
Đối với các ngày lễ hội, lễ kĩ niệm của đất nước, dân tộc hay lễ của bên đạo thiên chúa các em sẽ được tổ chức các hoạt động vui chơi, thi thố tài năng Các hoạt động này vừa tạo sân chơi lành mạnh, vừa giúp các em phát huy lòng tự hào dân tộc, biết được các truyền thống của dân tộc mình Nhà trường cũng tổ chức những buổi dã ngoại cuối năm cho các em nhằm giúp cho các em có tinh thần thoải mái sau những một năm học mệt mỏi, và giúp cho các em có điều kiện thăm thú những phong cảnh đẹp của đất nước
Sau những giờ học thì trường hỗ trợ cho các em những bữa ăn trưa và ăn lỡ buổi Khẩu phần ăn của các em là những phần ăn được đảm bảo và hợp vệ sinh
Trang 36Khi có những em ốm hoặc nghỉ học lâu ngày thì trường tổ chức những buổi vãng gia thăm gia đình các em nhằm thể hiện sự quan tâm của trường tới các em và thăm hỏi tình hình gia đình các em Những buổi vãng gia này có thể do các thầy cô đứng lớp
đi Nếu có các nhóm sinh viên đến đây thực tập, Souer Diễm sẽ nhờ các bạn đi và về báo lại Việc các bạn sinh viên được nhờ đi vãng gia, một phần là giúp các thầy cô, một phần là tạo điều kiện cho các bạn đi thực tế, tìm hiểu hoàn cảnh của các em đang theo học ở đây
Trường tình thương còn mở ra một tủ thuốc y tế cũng như các dụng cụ may vá để khi các em bệnh thì các em có thể lên văn phòng uống thuốc hoặc chạy nhảy rách quần
áo có thể may lại
Số lượng học sinh hiện tại
Bảng thống kê học sinh theo học tại trường năm 2012-2013
Lớp Số lượng Độ tuổi Hoàn cảnh
Khai tâm
25 5-17 Gia đình khó khăn về vật chất
và tinh thần Một số em do thiếu giấy khai sinh, bị bệnh về não nên các trường bên ngoài không nhận Bên cạnh đó một
số em đã được theo học trường ngoài nhưng vì vi phạm quá nhiều nề nếp của nhà trường nên bị buộc thôi học
Trang 37Đội ngũ giáo viên
Hiện tại cơ sơ có 6 thầy cô đứng lớp.Mỗi thầy cô phụ trách một lớp.Các thầy cô phần lớn đều có bằng đại học nhưng còn thiếu trình độ chuyên môn.Trường có một cô cấp dưỡng, Souer Diễm quản lí và dì Hai phụ trách dạy nhân bản cho các em vào các ngày thứ 5.Khi vào dạy tại trường, cơ sở đã đề ra những quy định thái độ, tác phong giảng dạy cho giáo viên như sau:
Trang 38Hình ảnh : Bảng nội quy giáo viên
Hoàn cảnh học sinh theo học tại trường
Các em đang theo học tại trường chủ yếu là những em có hoàn cảnh khó khăn Gia đình các em đều là dân nhập cư, không có trình độ, không biết chữ và không có nghề nghiệp ổn định Vì trình độ thấp nên họ cũng không quan tâm con em mình học hành như thế nào, nếu muốn quan tâm cũng không được, vì họ không biết chữ Họ không biết con họ học cái gì Ba mẹ các em đi làm tối ngày cũng không có thời gian nhắc nhở các em về tác phong đạo đức và thói quen học bài, làm bài Gia đình các em hầu hết định cư ở phường 4 và phường 6, nơi có nhiều tệ nạn nguy hiểm Một số gia đình không có nhà phải ở gầm cầu, ở trên ghe, do đó không thể đáp ứng việc học cho các em
Đối với cá nhân các em, các em cũng phải góp phần vào kinh tế gia đình, cũng đi làm thuê cho các chủ tiệm cơm, bán vé số, thời gian thì không cố định Các em có
Trang 39nhiều độ tuổi khác nhau, có những em đã 16 tuổi mà mới chi học lớp 3, lớp 4 Độ tuổi khác nhau, nhận thức thái độ trong ứng xử và học tập cũng khác nhau gây những khó khăn trong quá trình truyền đạt và tiếp thu bài học
2 Điều kiện vật chất của gia đình và nhà trường trong mối tương quan với quá trình học tập của học sinh
1.1 Điều kiện vật chất thuộc nhà trường
Nói đến cơ sở vật chất của trường tình thương Vinh Sơn – Vĩnh Hội bao gồm:
Khuôn viên trường, lớp học: Đây là một ngôi trường có ba tầng khang trang, khuôn viên rộng đáp ứng cho các hoạt động vui chơi, sinh hoạt cho các em sau những giờ học căng thẳng Lầu dưới của trường có hai phòng được tận dụng làm kho để đồ và một hội trường rộng để tổ chức các sự kiện như tổ chức kỉ niệm các ngày lễ trong năm.Lầu hai và lầu ba được sử dụng chủ yếu cho quá trình dạy học Tầng hai có năm phòng gồm một phòng là nhà kho, nơi để các dụng cụ như bàn ghế không sử dụng, hay các nguyên liệu phục vụ cho việc nấu nướng cung cấp các bữa ăn cho các em Một phòng làm văn phòng của trường và kiêm luôn nhà bếp Ba phòng còn lại là ba lớp học gồm lớp 1, lớp 2 và phòng đọc sách.Tầng ba gồm bốn phòng học cho lớp khai tâm, lớp
3, lớp 4, lớp 5 Ở mỗi lớp học điều có khoảng 18- 23 bộ bàn ghế cho các em ngồi học,
Trang 40mỗi bàn tương ứng cho 2 em ngồi, khoảng cách đặt bàn so với bảng đen và bàn cách bàn phù hợp với tầm nhìn của học sinh Mỗi phòng học có một cái bảng lớn, có đèn, một cái kệ sách và quạt điện phục vụ việc giảng dạy Phòng rộng tương đối, thoáng mát, đủ ánh sáng
Dụng cụ giảng dạy và học tập: trường tình thương chỉ dạy chủ yếu bốn môn trong đó hai môn chính là toán, tiếng việt, hai môn còn lại là tự nhiên xã hội và nhân bản (đạo đức) Do đó, sách dạy và học chủ yếu đáp ứng cho các môn học trên.Toàn bộ sách giáo khoa cho học sinh cũng như thầy cô, trường điều cung cấp đủ Các em học sinh theo học ở trường không phải mua sách vở, bút viết để đến lớp mà được trường cấp cho.Những dụng cụ học tập này một phần là do trường bỏ tiền ra mua, phần khác
là do các nhà hảo tâm quyên góp, cho nên chỉ đáp ứng tương đối chứ chưa đầy đủ lắm Theo như thông tin từ Souer phụ tránh cũng như ý kiến các thầy cô trong trường, dụng
cụ học tập và giảng dạy nhu vậy đã ổn rồi.Chúng tôi còn tiến hành khảo sát ý kiến cho
60 em học sinh đang theo học tại trường với câu hỏi “ dụng cụ học tập, sách giáo khoa
ở trường như thế nào?” và nhận được kết quả là có 43 câu trả lời là đầy đủ chiếm 71,67%, 8 câu trả lời là tương đối đầy đủ chiếm 13.33%, 6 đáp án là trung bình chiếm 10% , 3 đáp án là thiếu chiếm 5%, không có câu trả lời cho đáp án là rất thiếu chiếm 0% Được thể hiện bằng biểu đồ sau:
Nguồn: số liệu thống kê qua khảo sát định lượng 60 bản hỏi- trường tình thương Vinh
Sơn- Vĩnh Hội
Từ số liệu phân tích cùng với sự quan sát trong quá trình thực tập tại trường chúng tôi nhận thấy tuy cở sở vật chất của trường không bằng với các trường công lập,