1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới tại tổng công ty XNK & XD Việt Nam (Vinaconex)

50 470 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 332,5 KB

Nội dung

Các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới tại tổng công ty XNK & XD Việt Nam (Vinaconex)

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh Việt Nam đang trong xu hướng đổi mới và hội nhập Quốc tế một cách sâu rộng Việt Nam đã mở rộng quan hệ ngoại giao với nhiều nước, với nhiều tổ chức quốc tế Việt Nam đã trở thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Việc hội nhập với quốc tế vừa là cơ hội lớn nhưng cũng đặt ra những là thách thức lớn Và một trong những thách thức lớn là về sự thay đổi kiến trúc quy hoạch trong cả nước trong đó có sự thay đổi về việc hình thành các khu đô thị mới Đây là một sự ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của đất nước, thể hiện sự bố trí kiến trúc của đất nước nên việc hình thành khu đô thị mới là điều tất yếu không thể thiếu được đáp ứng nhu cầu phát triển của đô thị Vinaconex là một trong trong những công ty được mang trọng trách và sứ mệnh tạo nên một kiến trúc đô thị đẹp cho đất nước, từ khi thành lập đến nay đã và đang xây dựng những khu đô thị mang tầm cỡ như: Trung Hòa Nhân Chính; Thảo Điền; Bắc An Khánh… đóng góp cho đất nước cả về mặt kinh tế lẫn xã hội Thấy được vấn đề về nhu cầu đầu tư khu đô thị mới và những vấn đề còn tồn đọng trong

việc tiến hành đầu tư nên em chọn đề tài “Các dự án đầu tư phát triển khuđô thị mới tại tổng công ty XNK & XD Việt Nam (Vinaconex)” Trong đề

tài có gì sai sót mong cô đóng góp ý kiến.Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ

PHÁT TRIỂN KHU ĐÔ THỊ MỚI TẠI TỔNG CÔNG TY XNK & XD VIỆT NAM (VINACONEX)

Trang 2

1.1 VAI TRÒ CỦA CÁC TỔNG CÔNG XÂY DỰNG VIỆT NAM VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ PHÁT

TRIỂN KHU ĐÔ THỊ MỚI.

1.1.1 Vai trò của các tổng công ty xây dựng đối với hoạt động đầy tư xây dựng khu đô thị mới tại Việt Nam.

Xây dựng là một ngành không thể thiếu được trong sự phát triển kinh tế, các công ty xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng cho xã hội đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Như ta đã biết ngày xưa khi vừa thoát khỏi chiến tranh bước vào xây dựng đất nước thì việc nhà ở là quan trọng cho các thành viên trong xã hội vì thế nhà nước chủ trương xây các căn hộ tập thể cho công nhân viên chức ở nhưng đến xu hướng hiện nay thì các căn hộ tập thể bằng những chung cư cao tầng, các khu đô thị mới thoáng hơn, sang trọng hơn đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho xã hội, như ta đã thấy những năm vừa qua vô số những công trình dự án khu đô thị mới được hình thành như các khu đô thị Linh Đàm, Khu đô thị Văn Quán, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Làng Thăng Long quốc tế, Khu đô thị Định Công…góp phần phát triển đất nước đáp ứng một phần nào đó nhu cầu của người dân.

Các tổng công ty xây dựng được thành lập từ năm 90 trở về trước đa số đều thuộc sự quản lý của nhà nước và sau chuyển đổi sang cơ chế thị trường nhà nước đã giảm bớt một phần nắm giữ bằng cách cổ phần hóa các tổng công tygiảm xuống nắm giữ 51% số cổ phần, trong đó Vinaconex cũng là một trongnhững thành viên trực thuộc sự quản lý của nhà nước và các tổng công ty xây dựng với sứ mệnh mà nhà nước trao cho trọng trách kiến thiết và xây dựng đất nước có những nhiệm vụ như sau:

Tiếp nhận và thực hiện quyền chủ sở hữu vốn nhà nước và với vai trò sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp tạo ra hiệu quả tối đa (đối với các dự án sử dụng vốn nhà nước), tổ chức vốn huy động trong nước và quốc tế thể hiện năng lực của nhà đầu tư cho nền kinh tế, thay cho việc chỉ trông chờ vào vốnngân sách nhà nước, hoặc chỉ trông mong vào các dự án sẵn có của nhà nước.

Thực hiện

Trang 3

kinh đầu tư, kinh doanh một cách có hiệu quả vào cách ngành nghề lĩnh vực đặc biết là đối với ngành xây dựng, sử dụng vốn có hiệu quả đảm bảo cho nền kinh tế phát triển.

Và mục tiêu của các tổng công ty xây dựng:

Làm tốt vai trò của doanh nghiệp được thể hiện trong việc tiến hành đầu tư, thay đổi phương thức lãnh đạo phù hợp Chú trọng đến việc phát triển bền vững gia tăng giá trị của công ty Chuyển đổi cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp với thị trường và phù hợp với năng lực của công ty.

Thực hiện vai trò đầu tư có chiến lực hiệu quả huy động và tập trung nguồn lực đầu tư vào các lĩnh vực then chốt như hiện nay là đầu tư vào các khu đô thị mới để đảm bảo cho việc quy hoạch phân bố lại dân cư cho hợp lý Từ đó tạo giá trị bền vững động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế tăng năng lực cạnh tranh với các tập đoàn xây dựng trên thế giới, liên kết hợp tác với các công ty trong và ngoài nước để học hỏi kinh nghiệp xây dựng giá trị thương hiệu Việt ngày càng nâng cao.

Xây dựng các tổng công ty xây dựng thành các tập đoàn riêng biệt theo tiêu chuẩn quốc tế, có đội ngũ lao động tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật cao, luôn đi tiên phong về sự thay đổi sáng tạo.

Và vai trò của các công ty xây dựng đối việc đầu tư vào khu đô thị mới như sau:

Hiện cả nước có 288 khu đô thị mới đã, đang được xây dựng Riêng trên địa bàn Hà Nội, con số này là 40 với khoảng 6 triệu m2 vuông nhà ở xây mới (gồm hơn 400 chung cư cao tầng, còn lại là thấp tầng như: biệt thự, nhà vườn, chia lô, liên kế ) Đây là con số tại thủ đô nói riêng, cả nước nói chung đã phấn, kể từ "cái mốc" Linh Đàm - đô thị mới đầu tiên được khởi công xây dựng

Trang 4

Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm - đô thị mới đầu tiên của Thủ đô

Chặng đường hơn một thập kỷ phát triển các khu đô thị mới của Việt Nam đã kinh qua tất thảy các cơn bĩ cực, thái lai, nhận đủ lỗ, lãi, khen, chê, thành công, thất bại Đây là một khu đô thị đầu tiên ra đời với quy mô lớn thể hiện sự sáng tạo của các công ty xây dựng, đây là sự khởi xướng cho những công trình đô thị mới về sau, tiếp nối sau đó sẽ là những công trình vĩ đại hơn, phávỡ lối sống cũng của người dân: Đó là dự án xây dựng khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm của công ty Phát triển nhà và đô thị (nay là Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị HUD) Ngày 15/6/1997 chung cư 9 tầng đầu tiên mang ký hiệu CT4 thuộc dự án thành phần khu đô thị mới Bắc Linh Đàm được khởi công

Thế nhưng, chỉ sang năm 2000, rồi 2001, 2002 và các năm sau đó - đột

nhiên những dự án khu đô thị mới thi nhau hình thành như "nấm mọc sau

mưa" Không chỉ dừng lại ở Linh Đàm, Mỹ Đình, Xuân Phương (Hà Nội),

HUD đã "mang chuông đi đánh xứ người": Văn Quán - Yên Phúc (Hà Tây); Long Thọ - Phước An, Biên Hoà (Đồng Nai); Chánh Mỹ, Tân An (Bình Dương), Hiệp Bình Phước, Đông Tăng Long (TP.HCM)

Trang 5

Khu đô thị mới Mễ Trì Hạ khởi công năm 2003 ven trục đườngPhạm Hùng, Hà Nội Ảnh: Hoàng Huy

Nhiều chủ đầu tư khác cũng "trăm hoa đua nở": công ty Tu tạo và Phát triển nhà Hà Nội xây Mễ Trì Hạ, Tổng công ty Xây dựng Hà Nội triển khai Làng Quốc tế Thăng Long, Vinaconex xây Trung Hòa - Nhân Chính, công ty Việt Hưng bắt tay vào khu đô thị, thương mại và du lịch Văn Giang Đến nay, hàng trăm khu mới đã ra đời với đủ loại: như khu đô thị dành cho người có thu nhập, dành cho người có thu nhập cao, khu đô thị dành cho tầng lớp đại gia…

Nói về hiệu quả các dự án này, Bộ trưởng Quân cho rằng không nên chỉ đánh giá bằng cách đếm số mét vuông sàn nhà xây mới đã hoàn thành, mà quan trọng nhất là các đô thị mới đã góp phần tạo nên một nếp nghĩ mới, không chỉ của người dân mà của nhiều cơ quan công quyền, lãnh đạo: "Nhiều người nghĩ rằng, tạo ra những khu đô thị hoành tráng như ngày hôm nay là do Nhà nước làm”, do sự đóng góp không nhỏ của các tổng công ty xây dựng

Tuy nhiên, qua nghiên cứu 95/125 khu đô thị mới đã hoàn thành, đưa vào sửdụng, Vụ Kiến trúc - Quy hoạch (Bộ Xây dựng) nhận định: Các dự án hình thành về sau, có thể tiện nghi hơn về không gian căn hộ, về trang thiết bị nộingoại thất so với các dự án đi trước nhưng lại kém hơn về không gian dànhcho cộng đồng, độ thân thiện với môi trường, cảnh quan.

Các tổng công ty đã đóng góp không ít công sức để xây dựng nên những khuđô thị như vậy giải quyết chỗ ở cho người dân, bố trí một cách hợp lý vừa tạo ra cảnh quan cuộc sống vừa tiết kiệm diện tích đất xây dựng, phù hợp

Trang 6

với xu thế phát triển của kinh tế thế giới, sự ra đời của các khu đô thị đã giải quyết cho hơn 1,5 triệu người có nhà ở.

Như khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính của tổng công ty Vinaconex làm chủdự án đầu tư Dự án đã giải quyết được hơn 15.000 chỗ ở và làm việc Và cũng không dừng ở đó Tổng công ty còn thực hiện nhiều dự án khu đô thị mới với quy mô lớn hơn đạt cả lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội Công ty đã xây dựng các khu nhà ở cho người có thu nhập thấp giảm một bớt gánh nặngcho nhà nước để đảm bảo cho nhu cầu sinh hoạt của người lao động có thu nhập thấp, đây là một sự đóng góp vô cùng to lớn của công ty đối với nhà nước.

1.1.2 Sự cần thiết phải đầu tư

Nhu cầu về nhà ở tăng mạnh: theo số liệu của Cục quản lý nhà (bộ xây dựng), mỗi năm diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 30 triệu m2, riêng trong năm 2008 con số này là 50 triệu m2 Tuy nhiên, thị trường nhà ở chỉ chú trọng vào nhóm nhà ở cao cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu đang có mức thu nhập thấp, trong khu nhu cầu nhà ở của người dân ngày càng tăng Chỉ tính riêng khối sinh viên, trong khoảng 600 trường đại học và cao đẳng, dự kiến đến năm 2015 tổng số sinh viên có thể lên đến con số gần 3 triệu Dự kiến tổng vốn đầu te để giải quyết nhà ở là 21000 tỷ đồng.về công nhân lao động trong 194 khu công nghiệp (KCN)được thành lập, và hiện có khoảng 1 triệu lao động trực tiếo và 1.5 triệu lao động gián tiếp Trong số đó khoảng 20% có nhà ở, 2% được trọ ở nhà họ hàng Trên 30% các hộ gia đình có nhà dưới 36 m2.

Nhu cầu về các nhà ở cao cấp cũng tăng: mức sống xã hội ngày càng tăng thìviệc chi trả cho những căn nhà có giá trị không thành vẫn đề đối với xã hội, những căn nhà được các dự án khi vừa khởi công đã thu hút đông đảo nhiều nhà đầu tư sẵn sàng đặt tiền mua, ta biết rằng nhu cầu con người thì ngày càng tăng, dân số thì ngày càng tăng với tốc độ tăng hơn 1 triệu người/ năm mà diện tích đất thì không thể nở ra trong khi đó kiến trúc của những ngôi nhà, những khu tập thể trước thì ngày càng xuống cấp vì thế việc hình thành và phát triển các khu đô thị mới nhằm đáp ứng về ở, nhu cầu thẩm mỹ, mức sống của người dân là tất yếu.

Phát triển nhà ở theo kiểu khu đô thị mới có ý nghĩa là đảm bảo sự đồng bộ về kiến trúc – quy hoạch, về kết cấu hạ tầng kỹ thuật, xã hội đảm bảo tính đồng bộ và hiện đại của khu đô thị mới Huy động được các nguồn vốn của

Trang 7

phát triển nhà ở như vốn đầu tư cùa nhà nước, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn của cán bộ công nhân viên và nhân dân đóng góp Đây là mô hình đang được áp dụng rộng rãi chủ yếu ở các thành phố lớn trong nước và thể hiện một xu thế vượt trội so với các mô hình trước đây, việc áp hình thức đầu tư khu đô thị mới này ngoài sự nỗ lực chủ quan từ phía cơ quan quản lý nhà nước quan trọng hơn là phản ánh đúng nhu cầu khách quan trong vấn đề nhàở tại các thành phố lớn.

Trước khi đi vào nghiên cứu chi tiết ta cần hiểu thế nào là đầu tư phát triển khu đô thị mới hay nói cách khác thế nào thì được gọi là đầu tư một dự án nhà ở?

“Dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới là các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhằm tạo ra quỹ nhà ở, các khu vực đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội the quy hoạch chi tiết được các cấp có thẩm quyền phêduyệt (trong đó bao gồm cả văn phòng cho thuê).” (nghị định

Mọi hoạt động xây dựng đều được tiến hành một cách quy hoạch tổng thể và chi tiết Vì các khu đô thị này được thiết kế theo một kiến trúc khép kín.

Các khu đô thị bắt buộc phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Từ đó ta có thể thấy:

Hầu hết các dự án tiến hành xây dựng nhà hiện này đều phải tiến hành theo kiểu xây dựng thành một quy mô khu đô thị mới.

Có hai loại hình nhà ở phổ biến trong các khu đô thị mới là chung cư cao tầng và nhà biệt thự Trong đề án nghiên cứu về

Trang 8

tổng công ty nói về khu đô thị mới bao gồm cả hai loại này nên vấn đề được tôi đề cập ở cả hai loại.

Dự án chỉ được coi là hoàn hảo nếu đảm bảo các yếu tố về hạ tầng kỹ thuật và xã hội do đó nguồn vốn đầu tư không chỉ là chủ đầu tư.

Những đặc điểm trên được trình bày chi tiết dưới đây:1.1.2.1 Hướng đầu tư phát triển nhà ở các khu đô thị mới:

Việc cải tạo nâng cấp diện tích nhà ở hiện có là việc thường xuyên và cần thiết nhằm đảm bảo chất lượng cho quỹ nhà tuy nhiên nó không đáp ứng được nhu cầu tăng thêm hàng ngày, hàng giờ về nhà ở do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng Do vậy việc mở rộng không gian hành chính ở các thành phố lớn đặc biệt như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh,… cùng với việc hình thành những khu đô thị mới thu hút sự tập trung dân cư không những trong nội thành mà còn cả dân nhập cư mới từngoại thành là tất yếu.

Sự ra đời của các khu đô thị giải quyết được các vấn đề sau:

o Dãn dân trong khu vực trung tâm, cải thiện điều kiện giao thông, sinh hoạt, môi trường tại đây.

o Có điều kiện thiết lập đồng bộ về hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật trong xây dựng phát triển nhà nhằm đạt mục đích phục vụ sinh hoạt vật chất và tinh thần của cư dân đô thị ngày càng cao.

o Tạo hướng mở, giải quyết nhu cầu nhà ở trong tương lai.

Ta có thể thấy như ở Hà nội đã xác định được cho mình định hướng tổ chức không gian trong những năm sau: ngoài khu vực hạn chế phát triển thì không gian sẽ được mở rộng theo hai hướng:

Phát triển và mở rộng theo phía hữu ngạn sông Hồng: hướng này bao gồm các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, và Thanh Trì

tại đây là những khu vực Nam Quận Hai Bà Trưng, huyện Từ Liêm và Thanh Trì Hiện tại đây là những khu vực có tốc độ đô thị hóa mạnh với

Trang 9

2.271,3 ha xây dựng Khu đô thị mới mở rộng phía hữu ngạn sông Hồng được phân ra.

o Khu vực Tây Bắc Hồ (một phần nằm trong quận Tây Hồ và một phần nằm trong phía Nam Thăng Long): định hướng khu đô thị mới hiện nay xây dựng đồng bộ phát triển theo các dự án.

o Khu vực Tây Nam Hồ Tây (nằm trong khu vực phía Nam đường Minh Khai) đẩy nhanh đô thị hóa, xây dựng mới khu cây xanh và khu đầu mới kỹ thuật.

o Khu Thanh Trì – Từ Liêm (thuộc quận Thanh Xuân) phát triển trung tâm đô thị chuyên ngành, nghỉ dưỡng…

o Khu Từ Liêm: khu đô thị mới hiện đại, công nghiệp và dân cư.

Khu vực phát triển xây dựng phía Bắc sông Hồng: khu vực đã có

khoảng 246,6 ngàn người (cả dân đô thị và nông thôn dự kiến năm 2010 là 1000 ngàn người với 12.820ha).

Như vậy việc mở rộng không gian đô thị, phát triển những khu đô thị mới đã giải quyết được nhu cầu về nhà ở của dân cư đô thị trước mắt vàtrong lâu dài.

1.1.2.2 Đầu tư khu đô thị mới theo dự án và sự đồng bộ về kiến trúc, quy hoạch, về kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội.

Khắc phục những tồn tại của những mô hình trước là hầu hết thiếu đồng bộ trong kiến trúc, quy hoạch, kết cấu hạ tầng và xã hội dẫn đến những bất tiện trong sinh hoạt và làm việc Điều đó đòi hỏi mỗi khu đô thị phải có sự phù hợp môi trường xung quanh nó về kiến trúc, quy mô, ngược lại môi trường xung quanh hay cụ thể hơn là hạ tầng xã hội và kỹ thuật phải đáp ứng được những nhu cầu thiết yếu và ngày càng nâng cao của mọi cư dân trong mỗi căn nhà như đi lại, học hành, ăn uống, vui chơi, giải trí…

Nhận thấy việc phát triển các khu đô thị là một trong những định hướng của Việt Nam nên tổng công ty Vinaconex đã sáng suốt chuyển hướng chủ yếu sang việc đầu tư khu đô thị mới Mặc dù còn nhiều khó khăn vì những dự án

Trang 10

về khu đô thị đòi hỏi quy mô vốn lớn nhưng công ty đã bước đầu vượt qua những khó khăn và bắt nhịp với sự chuyển mình của nền kinh tế Việt Nam.

1.2 GIỚI THIỆU VỀ TCT.

1.2.1 Vài nét về Tổng công ty CP VINACONEX Quá trình thành lập và phát triển:

Sinh ra trong thời kỳ đổi mới và dưới ánh sáng đường lối đổi mới của đảng,

Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam-

VINACONEX không ngừng phát triển cùng với sự phát triển kỳ diệu của

đất nước Đến nay, VINACONEX đã trở thành một trong những công ty đa doanh vững mạnh hàng đầu của ngành xây dựng Việt Nam, đã khẳng định được năng lực, uy tín, vị thế trong trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt

Quá trình hoạt động và trưởng thành gần 20 năm qua của tổng công ty là quá trình phát triển đi lên của một doanh nghiệp nhà nước từ xuất phát điểm là một đơn vị rất nhỏ bé không được cấp vốn, không có tài sản, với hoàn cảnh khách quan và chủ quan đầy khó khăn phức tạp Trong một thời gian ngắn từ ngày đầu thành lập, vượt qua những thử thách gay go ác liệt, trụ vững trước sự thay đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường, nhanh chóng chọn được mô hình tổ chức và phương thức hoạt động, nắm bắt và tậndụng được thời cơ và điều kiện khách quan, vừa thay đổi và ổn định tổ chức và phương thức hoạt động, nắm bắt và tận dụng được thời cơ và điều kiện khách quan và nỗ lực chủ quan, vừa thay đổi và ổn định tổ chức vừa triển khai hoạt động sản xuất kinh doanh đạt nhiều thành quả ngày càng cao Trải qua gần hai thập kỷ phát triển và trưởng thành, Tổng công ty đã khôngngừng mở rộng và phát triển với chức năng chính là: Kinh doanh bất động sản, xây lắp, tư vấn đầu tư- thiết kế- khảo sát quy hoạch, kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư phục vụ ngành xây dựng và các ngành kinh tế khác, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, xuất khẩu chuyên gia và lao động ra nước ngoài và các lĩnh vực kinh doanh khác.

Được thành lập ngày 27/09/1988, Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu vàxây dựng Việt Nam (VINACONEX), tiền thân là công ty dịch vụ và xây dựng nước ngoài (có nhiệm vụ quản lý cán bộ, công nhân ngành xây dựng làm việc ở nước ngoài), và sau đó tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng

Trang 11

Việt Nam được thành lập, đã xác định mục tiêu đa doanh, đa lĩnh vực và đa sản phẩm là mục tiêu lâu dài Tổng công ty hiện có trên 70 đơn vị đầu mối trực thuộc với hơn 40.000 cán bộ, kỹ sư, chuyên gia, công nhân có kiến thứcchuyên sâu và giàu kinh nghiệm hoạt động trên khắp mọi miền của đất nước cũng như ở nước ngoài.

Để tận dụng được tiềm năng của thị trường vốn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và năng lực sản xuất cũng như mở rộng quy mô, VINACONEX đã mạnh dạn đi đầu trong việc Cổ phần hoá, chuyển đổi hình thức sở hữu Ngày 01/12/2006 được coi là 1 dấu ấn quan trọng cuat VINACONEX khi tổng công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình tổng công ty cổ phần Đâylà 1 bước ngoặt ý nghĩa, đánh dấu 1 sự phát triển mới trong quá trình xây dựng tổng công ty trở thành một tập đoàn kinh doanhhàng đầu Việt Nam và khu vực

Trong suốt quá trình hoạt động của mình, VINACONEX luôn coi trọng và xác định chữ tín với khác hàng là yếu tố vô cung quan trọng Nhờ đó, đến nay, thương hiệu của VINACONEX đã được biết đến rộng rãi trên thương trường, được khách hàng trong và ngoài nước tôn trọng và đặt niềm tin khi thiết lập quan hệ hợp tác kinh doanh

1.2.2 Cơ cấu tổ chức của công ty:

1.2.2.1 Mô hình tổ chức của toàn tổng công ty:

Trang 12

Hình 1: Mô hình hoạt động của tổng công ty

Ngày 5/10/2006 Bộ trưởng bộ xây dựng đã có quyết định số 1384/QĐ- BXD phê duyệt phương án cổ phần hoá Tổng công ty VINACONEX Theo phương án được duyệt, VINACONEX được phép giữ nguyên phần vốn nhà nước hiện có, phát hành cổ phiếu để thu hút vốn Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam VINACONEX là Công ty mẹ của tổ hợp công ty Mẹ- Công ty Con, hoạt động theo luật doanh nghiệp 2005, với vốn điều lệ là 1.500 tỷ đồng trong năm 2006 và đã tăng lên 2.000 và 3.000 tỷ vàotháng 7 năm 2008 Trong đó, tỷ trọng cổ phần nhà nước chiếm 63.35%, các cổ đông khác chiếm 36.65% vốn điều lệ Mô hình hình cổ phần hoá đã thu hút có hiệu quả nguồn vốn xã hội, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước,

Trang 13

đồng thời phát huy cao độ trí tuệ xã hội, thực hiện có hiệu quả chủ trương xãhội hoá trong quản lý

Theo chủ trương đổi mới của đảng và chính phủ, Tổng công ty

VINACONEX cũng đã tiến hành cổ phần hoá các đơn vị thành viên, ngoài ra, Tổng công ty còn thành lập mới nhiều Công ty cổ phần và Công ty TNHH.

Sau cổ phần hoá, Tổng công ty đã hoạt động dưới hình thức một Tổng công ty cổ phần hoạt động theo Luật doanh nghiệp và theo mô hình Công ty Mẹ- Công ty Con, trong đó:

- Tổng công ty cổ phần VINACONEX đóng vai trò là công ty mẹ vừa thực hiện chức năng kinh doanh độc lập vừa thực hiện chức năng đầu tư vốn cho các công ty con

- Các Công ty do Tổng công ty cổ phần VINACONEX nắm cổ phần chi phốisẽ đóng vai trò là các công ty con chịu sự chi phối của các công ty mẹ trong một số lĩnh vực nhất định và được quyền chủ động trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

- Các công ty do Tổng công ty cổ phần VINACONEX nắm cổ phần không chi phối sẽ đóng vai trò là các công ty liên kết, quan hệ với công ty mẹ bình đẳng và cùng có lợi Công ty liên kết tự chủ và chịu trách nhiệm trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Để mô hình Công ty Mẹ- Công ty Con được phát triển bền vững, bên cạnh việc xác định tôn chỉ hoạt động xây dựng các mục tiêu chiến lược, xây dựng văn hoá doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với đặc điểm của tổng công ty thì việc xác định cơ cấu tổ chức tối ưu để nâng cao tính tương thích trên thị trường, xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp phù hợp bao gồm việc chuyển đổi hình thức hoạt động với một cơ cấu tổ chức hợp lý phù hợp với đặc điểm của Tổng công ty.

1.2.2.2 Chức năng - nhiệm vụ của phòng ban đầu tư

Chức năng:

o Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc tìm kiếm cơ hội đầu tư, xác định rõ mục tiêu đầu tư, tổ chức và tập trung nhân lực hợplý nhằm đạt được mục tiêu đầu tư các dự án của tổng công ty.

Trang 14

o Tham mưu, giúp việc cho hội đồng quản trị, ban tổng giám đốc trong việc hoạch định chiến lược, kế hoạch hàng năm trong công tác đầu tư nhằm từng bước đưa mọi hoạt động đầu tư của tổng công ty hội nhập kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

o Tham gia trong việc định hướng hoạt động cho các công ty con và công ty thành viên liên kết (nếu có).

o Các chức năng khác do lãnh đạo tổng công ty giao.Nhiệm vụ:

o Tổ chức thực hiện thủ tục pháp lý đối với các dự án đầu tư của tổng công ty và công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có).

o Quản lý quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành khai thác sử dụng các dự án đầu tư của tổng công ty và các công ty con, công ty thành viên liên kết (nếu có).

o Lập báo cáo tình hình thực hiện các dự án đầu tư.

o Theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình khai thác, sử dụng dự án đầu tư.o Tìm hiểu thị trường, nghiên cứu các quy định của pháp luật để tìm kiếm cơhội đầu tư.

o Các nhiệm vụ khác do lãnh đạo tổng công ty giao.

1.2.2.3 Hoạt động kinh doanh của công ty:Các hoạt động kinh doanh chính:

Từ một công ty chỉ hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động và chuyên gia nước ngoài, VINACONEX hiện là một tổng công ty lớn với các lĩnh vựckinh doanh chủ yếu là lĩnh vực đầu tư và kinh doanh bất động sản, xây lắp công trình, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng, tư vấn thiết kế, xuất khẩu lao động, xuất nhập khẩu, đầu tư tài chính, kinh doanh thương mại, du lịch và khách sạn, giáo dục đào tạo và nhiều lĩnh vực khác.

Phương hướng cơ bản và lâu dài của VINACONEX trong hoạt động sản xuất kinh doanh là thực hiện đa doanh, đa dạng hoá ngành nghề, đa sở hữu trên cơ sở trên cơ sở các lĩnh vực sản xuất, đẩy mạnh sản xuất công nghiệp

Trang 15

trong đó đầu tư và kinh doanh bất động sản tiếp tục là thế mạnh, là lĩnh vực then chốt tạo đà cho VINACONEX đầu tư mạnh vào các dự án công nghiệp khác, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng Riêng trong lĩnh vực tàichính, VINACONEX sẽ thành lập các mô hình tài chính phù hợp nhằm thu hút, quản lý các nguồn vốn phục vụ cho phát triển và tăng cường mở rộng đầu tư vào thị trường bảo hiểm và thị trường chứng khoán.

Với các sản phẩm được đa dạng hoá dựa trên một cơ cấu hợp lý, hoạt động đầu tư được đẩy mạnh, giá trị sản xuất công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và xuất khẩu lao động được nâng cao cùng quá trình cổ phần hoá vững mạnh, VINACONEX đang phấn đấu trở thành tập đoàn kinh tế mạnh của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á

Mô hình các lĩnh vực hoạt động chính của VINACONEX:

Hình 2: các lĩnh vực hoạt động của tổng công ty

Trang 16

Về đầu tư và kinh doanh bất động sản:

Kinh doanh bất động sản là một lĩnh vực có nhiều tiềm năng mang lại hiệu quả cao và được VINACONEX xác định là lĩnh vực kinh doạnh trọng yếu, nhất là đối với một doanh nghiệp có năng lực về xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, xuất nhập khẩu và có kinh nghiệm quản lý đầu tư xây dựng Hiện nay VINACONEX đang tập trung triển khai hàng loạt các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản lớn tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác.

Về xây lắp công trình:

VINACONEX đang được biết đến là một nhà thầu xây lắp hàng đầu trong

ngành xây dựng Việt Nam với năng lực thực hiện các dự án lớn như xây dựng dân dụng, công nghiệp, hạ tầng kỹ thuật đô thị, giao thông, thuỷ lợi…dưới các hình thức nhận thầu, tổng thầu xây lắp, tổng thầu EPC Đây là lĩnh vực hoạt động then chốt, sẽ luôn được VINACONEX tăng cường về nguồn lực, đổi mới công nghệ, thiết bị để đảm nhận các dự án quy mô lớn và phức tạp hơn…

Về tư vấn, thiết kế:

Tư vấn thiết kế là một trong những lĩnh vực hoạt động còn mới của VINACONEX Nhận thưc được trình độ và năng lực tư vấn của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chậm sau hàng chục năm so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, VINACONEX luôn tìm tòi và đưa ra những ýtưởng để các sản phẩm của mình có thể bắt kịp xùng với xu hướng phát triểnchung hiện nay Các giải pháp về quy hoạch, kiến trúc, kết cấu… do

VINACONEX đề xuất đều hướng tới mục tiêu chung phát triển bền vững, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của cuộc sống, mang hơi thở thời đại nhưng cũng đậm đà bản sắc dân tộc…

Về sản xuất công nghiệp:

Gắn kết giữa kinh doanh bất động sản- tư vấn thiết kế và xây lắp, sản xuất công nghiệp và vật liệu xây dựng là lĩnh vực hoạt động trọng tâm trong các lĩnh vực hoạt động của VINACONEX Các sản phẩm công nghiệp và vật liệu xây dựng của công ty là những sản phẩm thiết yếu đối với đời sống xã

Trang 17

hội, hàm chứa yếu tố công nghệ cao, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và mang tính cạnh tranh trên thị trường …

Về xuất khẩu lao động:

Với kinh nghiệm là đơn vị hàng đầu trong xuất khẩu lao động,

VINACONEX đã góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm, mang lại lợi ích cho người lao động và doanh nghiệp Với đội ngũ kỹ sư và công nhâncó chất lượng cao kết hợp với việc quản lý có hiệu quả lực lượng lao động và chuyên gia sang làm việc ở nước ngoài, uy tín của VINACONEX trên thị trường quốc tế ngày càng được nâng cao và được các đối tác đánh giá là địa chỉ đáng tin cậy…

Về xuất nhập khẩu:

Trong lĩnh vực kinh doanh máy móc thiết bị, vật tư ngành xây dựng, từ lâu Tổng công ty CP VINACONEX đã là một nhà cung cấp có uy tín cho các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, đặc biệt là những dây chuyền đồng bộ sản xuất vật liệu xây dựng, thiết bị thi công, thiết bị vật tư chuyên ngành cấp thoát nước và xử lý môi trường Hiện nay,

VINACONEX còn mở rộng hoạt động xuất nhập khẩu sang tất cả các hoạt động hàng hoá phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng

Về đầu tư tài chính:

VINACONEX đang mở rộng đầu tư tài chính, tham gia thị trường vốn, thị trường tiền tệ, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư của nhà nước và các cổ đông, mở rộng quan hệ hợp tác với các ngân hàng, tổ chức tài chính, tín dụng trongvà ngoài nước Định hướng mang tính chiến lược trong lĩnh vực đầu tư tài chính sẽ làm động lực thúc đẩy và hỗ trợ các hoạt động sản xuất kinh doanh phát triển.

Các lĩnh vực khác:

Luôn kiên trì với phương châm hoạt động đa doanh, đa dạng hoá lĩnh vực hoạt động và sản phẩm, Tổng công ty đã không ngừng mở rộng các ngành nghề kinh doanh sang nhiều lĩnh vực khác nhau kinh doanh thương mại, du lịch, khách sạn, khu vui chơi giải trí, giáo dục đào tạo, bóng đá, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ thuê bảo vệ, dịch vụ đô thị…

Trang 18

1.3 Tình hình các dự án đầu tư phát triển tại TCT XNK & XD Việt Nam (Vinaconex).

1.3.1 Giới thiệu một số dự án của TCT.

Dưới đây là giới thiệu về một số dự án của tổng công ty

Bảng 1: thể hiện 1 số dự án đang và đã thực hiện của TCT

Đơn vị: tỷ đồng

Tiến độ dựkiến

Tổng vốnđầu tư

Vốn đã thực hiệntới hết 2008

1 Trung Hòa – Nhân Chính2001 - 20071.41.42 Bắc An Khánh (giai đoạn 1)2006 - 20093.391852

7 Khu chung cư Thượng Đình

Đang tìm kiếm cơ hội đầu tư

8 Khu đô thị Thanh Xuân Bắc9 Ngọc Thụy Gia Lâm

10Khu đô thị du lịch Cái Giá2003 - 20114.7687511Khu đô thị Đồ Sơn2007 - 201014568

Nguồn: ban đầu tư vinaconex

1.3.2 Việc huy động nguồn vốn

Trang 19

Huy động vốn là một trong những vấn đề khó khăn trong quá trình tiến hànhđầu tư việc huy động vốn ảnh hưởng rất lớn đến quá trình đầu tư nó quyết định việc dự án được tiến hành hay không Xem bảng dưới việc huy động vốn từ các nguồn nào:

Bảng 2: huy động vốn từ các nguồn

Đơn vi: tỷ đồng

Tổng vốnđầu tư khu

đô thị

Nguồn vốnTín dụng

đầu tưphát triểnnhà nước

Nước ngoài thương mạiTín dụng Vốn tự có Các nguồnkhác

Trang 20

Việc huy động vốn dành cho đầu tư các khu đô thị này nhìn vào bảng ta thấyhuy động từ tín dụng đầu tư của nhà nước không đáng kể, nó chỉ chiếm một phần nhỏ năm 2003 145 tỷ đồng, nhưng năm 2008 thì lên tới 225 tỷ đồng, còn ngoài chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng thương mại như năm 2007 nguồn này chiếm đến 1.078 tỷ đồng nguồn huy động lớn nhất, vốn tự có thì ít hơn so với tín dụng và nguồn khác vì đây là khoản đảm bảo để có thể thực hiện các công trình nên chỉ cần có một số vốn nhất định để huy động các nguồn vốn khác Và các nguồn vốn khác, nguồn này cũng chiếm số lượng huy động đáng kể như năm 2007 huy động được 1351,2 tỷ đồng và năm 2008 huy động trên 300 tỷ đồng Bên cạnh có nguồn vốn nước ngoài nhưng so với việc huy động cũng không đáng kể cho lắm, các công trình xây các khu đô thị mang tính tầm cỡ lớn nhưng việc huy động từ các tổ chức nước ngoài vẫn chưa mạnh, cần phải sử dụng yếu tố này nhiều hơn để có thể huy động vốn nhiều hơn.

Bảng 3: thể hiện tỷ lệ % của nguồn vốn

Năm đầu tư khuTổng vốnđô thị

Nguồn vốnTín dụng

đầu tưphát triểnnhà nước

Nước ngoàiTín dụng thương mại Vốn tự có Các nguồn khác

Trang 21

2008 100 35,81-13,073,3147,81

Nguồn: ban đầu tư tổng vinaconex

Trong các năm thì có năm 2008 là năm có sử dụng vốn tín dụng phát triển nhà nước khá cao vì lúc này có sử dụng để xây một số khu đô thị bao gồm làcác chung cư cao tầng giá rẻ cho công nhân viên chức, hoặc các công nhân của các khu công nghiệp nhưng mà vốn đầu tư chủ đạo vẫn là nguồn vốn khác, nhìn vào giai đoạn 2008 ta thấy được vốn huy động từ tổ chức tín dụngcũng giảm vì giai đoạn này lãi suất đang lên chính vì thế mà chủ yếu là sử dụng nguồn vốn của nhà nước và nguồn vốn huy động từ các nguồn khác.

1.3.3 Phân tích cơ cấu vốn đầu tư.

Bảng 4: cơ cấu vốn đầu tư

Vốn đầu tư bất động sản

(tỷ đồng)

Vốn đầu tư xây dựng khu đô thị (tỷ đồng)

Tổng vốn đầu tư(tỷ đồng)

Tỷ trọng so vớitổng vốn đầu tư

Trang 22

2008 628,31 429,31 5.0608,48

Biểu đồ 1: cơ cấu vốn đầu tư

Nhìn vào bảng cơ cấu vốn đầu tư và biểu đồ cơ cấu ta thấy vốn đầu của Tổng công ty có xu hướng tăng từ năm 2003 đến năm 2007 và có sự giảm sút nhẹ vào năm 2008 Do xu hướng phát triên nên từ 2003 đến 2005 có xu hướng tăng nhưng vốn đầu tư cho bất động sản vòa khu đô thị lại có sự giảmsút vì do năm 2003 là năm mà phải khởi công các dự án quan trọng tiến hành giải vốn đầu tư, đầu tư cho ngành xây dựng nhất là khu đô thị giai đoạnđầu thường là giai đoạn phải bỏ ra nhiều vốn nhất còn sau đó vốn đầu tư được tính dần vào các năm hoàn thành công trình, khi đó các khu đô thị của Tổng lấy được đất và cũng tiến hành xây dựng các khu này nhưng cũng phảigiải vốn đầu tư dần vì còn rất nhiều dự án để đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc như ta thấy vốn đầu tư của Tổng tăng nhưng sao vốn dành cho bất

Trang 23

động sản và khu đô thị mới lại có xu hướng giảm, Tổng Vinaconex là một công ty xây dựng lại có tầm nhìn chiến lược dài hạn không chỉ đầu tư vào bất động sản, khu đô thị mà còn đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tuy có sự chuyển hướng từ các ngành nghề khác lấy việc kinh doanh các khu đô thị mới là trọng tâm nhưng có xu hướng giảm đơn giản bởi vì tổng thực hiện đầu tư để tiến hành đổi hạ tầng lấy đất để tiến hành các dự án xây dựng các khu đô thị trong tương lai, chúng ta có thể thấy một số dự án như xây dựng cao tốc Láng Hòa Lạc…

Đến giai đoạn 2005 là giai đoạn mà vốn đầu tư tăng bật mạnh nguyên nhân là đây là giai đoạn mà công ty cổ phần hóa nên việc thu hút vốn từ các tổ chức tín dụng dễ dàng hơn so với trước, điều này cho thấy hiệu quả từ việc tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp, năm 2005 VĐT là 2.057 đến 2006 vốn đầu tư tăng lên 4.497 tăng 2440 tỷ đồng (gấp gần bằng 2.2 lần) việc tăngvốn đầu tư nhanh 1 cách đáng kể điều đó cũng thể hiện việc sử dụng vốn chođầu tư các khu đô thị cũng tăng, bên cạnh đó cũng thúc đẩy việc đầu tư cho bất động sản tăng Vốn đầu tư cho khu đô thị luôn chiếm một phần quan trọng và chủ chốt, đây là giai đoạn mà công ty cũng đầu tư cho cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, bắt đầu tập trung chủ yếu vào đầu tư vào lĩnh vực khu đô thị, vì các khu đô thị giai đoạn này của Tổng công ty đều có quy mô lớn, đến năm 2007 vốn đầu tư cho khu đô thị tăng lên 2365,5 tỷ đồng và vốn đầu tư lúc này là tăng lên hơn 6 ngàn tỷ, năm 2006 và năm 2007 có dấu hiệu của việc sốt bất động sản, lúc đó các căn hộ cao cấp và cáccăn nhà cao cấp thuộc khu đô thị mới rất có giá mọi người tranh nhau mua, nên việc huy động vốn rất dễ dàng, và có thể thu hồi vốn được một phần thông qua việc huy động trực tiếp từ người có nhu cầu mua nhà

Đến năm 2008 vốn đầu tư có giảm chút xuống còn hơn 5 ngàn tỷ đồng, và việc đầu tư cho kinh doanh khu đô thị cũng giảm, nguyên nhân sâu xa ở đây cuối năm 2007 thị trường bất động sản bắt đầu hạ nhiệt, đi cùng với nó là nguyên nhân của lạm phát, nền kinh tế thế giới nói chung, kinh tế Việt Nam nói riêng bắt đầu đi vào nguy vơ khủng hoảng kinh tế, giai đoạn đầu giá cả tăng cao, nguyên vật liệu dành cho ngành xây dựng cũng tăng, vốn để huy động cũng khó khăn hơn, lãi suất tăng mạnh nên các công trình thuộc khu đôthị đành phải giảm vốn đầu tư, đầu tư để cầm chừng chờ nguyên vật liệu giảm giá, và tiền huy động chủ yếu dành cho đầu tư phát triển, giai đoạn nàyvốn đầu tư vẫn mạnh tuy có giảm hơn so với năm 2007 nhưng vẫn tăng nhiều hơn so với năm 2005 vì giai đoạn này tình hình kinh tế khó khăn nhưng mà tổng có một sách lược vô cùng đứng đắn Do việc đầu tư lúc này khó đem lại hiệu quả cao nên việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, dùng vốn ngân

Trang 24

sách nhà nước nhằm làm giảm gánh nặng về vốn, những công trình sử dụng vốn ngân sách thì làm đến đâu thì được rót vốn đến đó mà lại không sợ thiệt.

1.3.4 Việc thực hiện đầu tư khu đô thị mới.

Để thấy rõ được tình hình thực hiện đầu tư vào các khu đô thị của TCT ta xem bảng sau:

Bảng 5: khu đô thị mới

Vinaconex đã và đang thực hiện hoặc tìm kiếm cơ hội đầu tư

Đang tìm kiếm cơ hội đầu tư

8Khu đô thị Thanh Xuân Bắc

Trang 25

9Ngọc Thụy Gia Lâm

Nguồn: tổng công ty vinaconex

Với mục tiêu xuyên suốt sớm trở thành tổng công ty xây dựng hàng đầu của Việt Nam và mau chóng vươn ra tầm Thế Giới, Tổng công ty Vinaconex đã sớm nhìn nhận được vai trò của khu đô thị mới và học tập theo mô hình khu đô thị Linh Đàm đầu tiên đã tiến hành xây dựng khu đô thị Trung Hòa – Nhân Chính với tổng mức đầu tư lên đến gần 1.400 tỷ đồng Đó là những bước đi đầu của công ty vào kinh doanh về lĩnh vực: Đầu tư kinh doanh khu đô thị mới, đó cũng là sự thử thách ban đầu của công ty khi bước chân vào và có những thành công đáng kể tạo thế tiền đề cho việc đầu tư những dự án tiếp theo có thể nhìn vào bảng trên Dự án thành công đã tạo lên uy tín và vị thế của Vinaconex trong ngành xây dựng Việt Nam và ở tại Hà Nội khu Trung Hòa – Nhân Chính vẫn là một trong những khu đô thị được ưa chuộng.

Đang trong giai đoạn cuối thực hiện dự án Khu đô thị Trung Hòa – Nhân chính nhưng để thực hiện tính liên tục và gối đầu của dự án, Tổng công ty đến giữa 2006, Vinaconex đã tiến hành đầu tư một dự án mà làm cho Tổng công ty có tiếng vang lớn trong ngành đầu tư về xây dựng khi tiến hành cùngđầu tư với Posco E&C (thuộc tập đoàn Posco – Hàn Quốc) giới thiệu siêu dựán “khu đô thị mới Bắc An Khánh” với tổng mức đầu tư ước tính lên đến con số 2 tỷ USD Tiếp đà phát triển như vũ bão ấy, kể từ năm 2007 tới nay, tổng công ty đã và đang thực hiện cũng như tìm kiếm rất nhiều.

các cơ hội đầu tư vào các dự án khu đô thị mới như Thảo Điền (Thành phố Hồ Chí Minh) hay Ngọc Thụy Gia Lâm (Hà Nội).

Bên cạnh đó, tổng công ty cũng đẩy mạnh việc thực hiện đầu tư và tìm kiếm cơ hội đầu tư vào một số cụm nhà ở chung cư cao tầng hiện đại, quy mô lớn như: cụm nhà ở cao cấp N05 phía đông nam đường Trần Duy Hưng, nhà chung cư cao tầng 15T (Trung Hòa – Nhân Chính), khu đô thị Thắng Đầu, các khu chung cư Thượng Đình hay Thanh Xuân Bắc…

Ngoại trừ các dự án khu đô thị mới Ngọc Thụy Gia Lâm và các khu chung cư Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc đang trong giai đoạn tìm kiếm cơ hội đầutư, dễ nhận ra Vinaconex thực sự rất trú trọng tới việc đầu tư vào các cụm chung cư cao tầng, các khu đô thị mới hiện đại với số vốn đầu tư nhiều tỷ

Ngày đăng: 08/11/2012, 15:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: thể hiện 1 số dự án đang và đã thực hiện của TCT - Các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới tại tổng công ty XNK & XD Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 1 thể hiện 1 số dự án đang và đã thực hiện của TCT (Trang 17)
Bảng 2: huy động vốn từ các nguồn - Các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới tại tổng công ty XNK & XD Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 2 huy động vốn từ các nguồn (Trang 18)
Bảng 3: thể hiện tỷ lệ % của nguồn vốn - Các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới tại tổng công ty XNK & XD Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 3 thể hiện tỷ lệ % của nguồn vốn (Trang 19)
Bảng 4: cơ cấu vốn đầu tư - Các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới tại tổng công ty XNK & XD Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 4 cơ cấu vốn đầu tư (Trang 20)
Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính - Các dự án đầu tư phát triển khu đô thị mới tại tổng công ty XNK & XD Việt Nam (Vinaconex)
Bảng 7 Một số chỉ tiêu tài chính (Trang 27)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w