1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay

48 514 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 23,49 MB

Nội dung

Luận văn xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay

Trang 1

LUẬN VĂN:

Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào

thị trường EU giai đoạn hiện nay

Trang 2

1 Tính cấp thiết của đề tài

Đây mạnh xuất khâu là chủ trương kinh tế lớn của Đảng và Nhà nước Việt Nam,

là một trong những biện pháp quan trọng để mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần

giải quyết việc làm cho xã hội, tạo nguồn dự trữ ngoại tệ, đáp ứng yêu cầu công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước Do vậy, muốn đây mạnh xuất khẩu thì việc lựa chọn mặt hàng

và thị trường xuất khâu là hết sức quan trọng

Ngành đệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, vừa cung cấp hàng hóa tiêu dùng trong nước vừa tạo điều kiện mở rộng thương mại quốc tế, thu hút

nhiều lao động và là một trong những ngành thu được lượng ngoại tệ lớn thông qua xuất

khẩu Xuất khâu hàng dệt may của nước ta trong hơn thập kỷ qua đã thu được kết quả đáng kể, kim ngạch xuất khâu hàng năm ngày càng tăng, chủng loại hàng xuất đa dạng, phong phú, thị trường được mở rộng, đặc biệt là những thị trường có tiềm năng lớn và vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới như Mỹ, Liên minh châu Âu (EU)

Liên minh châu âu là một tổ chức khu vực lớn nhất thế giới hiện nay, là một trong

ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới (Mỹ, Nhật Bản, EU), với việc kết nạp 10 thành viên

mới vào tháng 5/2004, hiện nay EU có 25 nước thành viên và trong tương lai sẽ còn tiếp tục mở rộng

Kể từ khi Việt Nam chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Cộng đồng châu

âu ngày 22/10/1990, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và EU không ngừng phát

triển Chính phủ Việt Nam xác định EU là thị trường lớn và có nhiều triển vọng đối với

hàng xuất khẩu của Việt Nam

Dệt may là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào thị

trường EU Kế từ khi hai bên ký Hiệp định thương mại ngày 15/12/1992, kim ngạch xuất

khẩu hàng năm hàng dệt may nước ta sang EU tăng với tốc độ cao Ngày 3/12/2004, Việt

Nam và EU đã ký thỏa thuận về việc tạo điều kiện cho hàng dệt may Việt Nam được xuất

khẩu tự do vào thị trường EU kể từ 1/1/2005 Thỏa thuận này sẽ tạo cho hàng đệt may Việt

Nam có được cơ hội bình đẳng với các nước thành viên WTO khi tiếp cận thị trường EU,

Trang 3

khẩu hàng hóa sang thị trường rộng lớn này

Mặc dù không bị hạn chế bởi hạn ngạch, nhưng hàng đệt may xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường EU phải cạnh tranh gay gắt với hàng của những nước khác như Trung

Quốc, ấn Độ Mặt khác, EU là một thị trường rộng lớn nhưng hết sức khắt khe, khó tính, đòi hỏi hàng xuất khâu nước ta nói chung, hàng dệt may nói riêng phải đáp ứng được những tiêu chuẩn rất cao mới có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường này Trước tình hình đó, việc nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp

nhằm đây mạnh xuất khâu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong giai đoạn hiện

nay là hết sức cần thiết Đó cũng là lý do để tác giả chọn vấn đề " Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay "" làm đề tài luận văn thạc sĩ của

mình

2 Tình hình nghiên cứu

ở nước ta những năm gần đây đã có một số công trình, bài viết xung quanh vấn đề này, tiêu biểu như: PGS.TS Vũ Chí Lộc: Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của

Việt Nam sang thị trường châu âu, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2004; Bộ Thương mại:

Thị trường hàng đột, may thé giới

và khả năng xuất khẩu của Việt Nam, ĐỀ tài nghiên cứu khoa học, mã số 98-78-006; TS Nguyễn Xuân Thắng: Thị trường EU và một số vấn đề đặt ra đối với chiến

lược xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, Kỷ yêu Hội thảo khoa học: "Thị trường EU và các yêu cầu của thị trường EU đối với xuất khẩu của Việt Nam", Trường Đại học Ngoại thương, Hà Nội, 11/2001; ThS Nguyễn Thu Thủy: Ngành dệt may - xuất khẩu Việt Nam với các thách thức mới, Tạp chí Những vẫn đề kinh tế thế giới, số 3(65), 2000; TSKH Trần Nguyễn Tuyên: Thực frạng và triển vọng phát triển quan hệ kinh tế EU - Việt Nam,

Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới, số 6(98), 2004; Từ Thanh Thủy: Mười năm quan hệ thương mại Việt Nam - EU, Tạp chí Những vẫn đề kinh tế thế giới, số 2(64), 2000

Các công trình, bài viết nói trên đã tiếp cận dưới những góc độ khác nhau cả về

mặt lý luận và thực tiễn hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói chung, xuất khẩu hàng dệt may

Trang 4

giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực xuất khâu hàng dệt may của Việt Nam vào thị

trường EU, đặc biệt trong điều kiện hàng đệt may Việt Nam được tự do xuất khẩu vào thị

trường EU kế từ 1/1/2005 Vì thế, đề tài luận văn này không trùng lặp với các công trình,

bài viết đã công bố và vẫn cần thiết, có tính thời sự cấp bách

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích của đề tài

Tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận và phân tích thực trạng xuất khẩu hàng dệt

may của Việt Nam vào thị trường EU, qua đó đề xuất những giải pháp nhằm đây mạnh

xuất khâu hàng dệt may của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian tới - Nhiệm vụ của đề tài

+ Làm rõ một số vấn đề lý luận - thực tiễn của việc xuất khẩu hàng đệt may vào thị trường EU;

+ Phân tích, đánh giá thực trạng xuất khâu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian qua;

+ Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm đây mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt

Nam vào thị trường EU đến năm 2010

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu

Hoạt động xuất khẩu hàng đệt may của Việt Nam vào thị trường EU được nghiên

cứu ở giác độ khoa học kinh tế chính trị, đo đó luận văn không đi sâu nghiên cứu những vân đề thuộc về kỹ thuật, công nghệ của ngành dệt may và những vấn đề thuộc về nghiệp

vụ xuất nhập khâu Luận văn xuất phát từ những đặc điểm kinh tế - kỹ thuật để nghiên cứu

quan hệ kinh tế - xã hội trong quá trình phát triển ngành đệt may, làm rõ các quan hệ lợi ích kinh tế trong hoạt động xuất khẩu của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

- Phạm vỉ nghiên cứu

Trang 5

+ Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng đệt may Việt Nam sang thị trường EU từ giai đoạn hai bên bình thường hóa quan hệ ngoại giao (1992) đến nay và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm đây mạnh xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào

thị trường EU đến năm 2010

5 Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở phương pháp luận trong nghiên cứu đề tài của luận văn là phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của triết học Mác - Lênin Trong quá trình thực hiện, luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp: điều tra khảo sát, thu thập số liệu, tiến hành phân tích, đánh giá để rút ra các kết luận cần thiết làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu

6 Giá trị thực tiễn của luận văn

Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ có đóng góp nhất định cho việc nghiên cứu,

hoạch định chính sách xuất nhập khâu và phát triển ngành đệt may Việt Nam trong điều

kiện hội nhập kinh tế quốc tế Kết quả nghiên cứu cũng có thể được sử dụng làm tài liệu

tham khảo ở phạm vi nhất định cho việc giảng dạy môn khoa học chuyên ngành 7 Kết cấu luận văn

Trang 6

Chương 1

cơ sở lý luận - thực tiễn của việc đây mạnh xuất khấu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

1.1 phát triển hàng dệt may và vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với sự

phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam

1.1.1 Đặc điểm của phát triển hàng dệt may

Các sản phẩm dệt may gắn liền với nhu cầu tiêu dùng cá nhân, tiêu dùng xã hội,

tiêu ding sản xuất Trong đó tiêu dùng cá nhân - mặc là một trong những nhu cầu vật chat thiết yếu nhất của con người, chiếm tỷ trọng cao nhất và quyết định sự phát triển ngành đệt may Sản phẩm của ngành đệt may là một trong những hàng hóa đầu tiên tham gia vào

mậu dịch quốc tế Sự tồn tại và phát triển của ngành dệt may gắn liền với sự phát triển của

xã hội loài người Xã hội càng phát triển, đời sống con người càng được cải thiện, nhu cầu

tiêu dùng hàng hóa nói chung, sản phẩm đệt may nói riêng, ngày càng tăng lên Mặt khác,

tiến bộ khoa học kỹ thuật dẫn tới khả năng đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu phong phú, đa dạng của con người cả về số lượng, chất lượng và mẫu mã thời trang

Ngành dệt may trên thế giới đã trải qua quá trình phát triển lâu dài- từ sản xuất thủ công đơn chiếc đến sản xuất công nghiệp hàng loạt; từ chỗ chỉ sử dụng nguyên liệu thô sơ là sản phẩm của nông nghiệp tới việc sử dụng nhiều nguồn nguyên liệu mới có tính năng kỹ thuật cao Ngày nay, phần lớn sản phâm dệt may trên thế giới được sản xuất theo dây chuyền công nghiệp dựa trên nguồn nguyên liệu phong phú, đồi đào

Sản xuất và buôn bán hàng đệt, may trên thế giới hiện nay có một số đặc điểm sau

đây:

Thứ nhất: Ngành dệt may không đòi hỏi công nghệ sản xuất quá phức tạp, vốn đâu

tư không lớn, thu hồi nhanh và thu hút được nhiều lao động

So với các ngành công nghiệp khác, đặc biệt là các ngành công nghiệp nặng thì công nghiệp dệt may có suất đầu tư thấp hơn nhiều lần, chỉ bang 1/10 so với ngành cơ khí,

Trang 7

việc mới của ngành dệt may thấp hơn nhiều với với các ngành công nghiệp sản xuất hàng

tiêu dùng khác Để tạo ra một chỗ làm việc mới, công nghiệp dệt (từ khâu sợi, dệt đến

nhuộm, hoàn tất) cần đầu tư khoảng 15.000 USD, công nghiệp may cần đầu tư khoảng

1.000 USD, trong khi con số này ở ngành giấy là 30.000 USD [24, tr 59]

Với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngày nay công nghệ được ứng dụng trong ngành dệt may đã có những bước phát triển to lớn so với những năm đầu thế kỷ

XX, nhiều công nghệ mới đã xuất hiện như kéo sợi không cọc, dệt không thoi, thiết kế, tạo

sơ đồ trên máy vi tính, nhiều công đoạn trong công nghiệp đệt may được thực hiện tự động

hóa ở giai đoạn đệt, các loại máy dệt áp dụng công nghệ không thoi như máy dệt kiếm,

máy đệt hơi nước, máy dệt thôi khí ngày càng được sử dụng nhiều Sự tiến bộ về khoa

học công nghệ đã tạo ra những sản phẩm mới, với nhiều loại vải có những tính năng rất

đặc biệt đang được nhiều công ty dệt may lớn của thế giới nghiên cứu đề tung ra thị trường nhu quan áo được tráng nano với tính năng giảm thiểu các chất bẩn và khả năng ky chất

lỏng rất tốt hay những chất liệu vải có mùi thơm từ hương hoa, trái cây, các chất liệu vải

có khả năng chống cháy tốt [1] Tuy nhiên, nhìn chung công nghệ sản xuất truyền thống của ngành dệt may là loại công nghệ không quá phức tạp, không đòi hỏi trình độ kỹ thuật quá cao như những ngành điện tử, tin học, vũ trụ, sinh học Sản phẩm dệt may có nhiều

chủng loại sản phẩm với phâm cấp, chất lượng rất khác nhau đề đáp ứng nhu cầu đa dạng, phong phú của người tiêu dùng Do vậy, bên cạnh các máy móc, thiết bị sử dụng công nghệ hiện đại thì trong một số khâu của ngành dệt may vẫn có thể kết hợp sử dụng các công nghệ trung bình trong sản xuất Đây là đặc điểm quan trọng giúp các nước đang phát triển có cơ hội đầu tư cho ngành công nghiệp đệt may trong điều kiện còn nhiều hạn chế về vốn, công nghệ, trình độ quản lý

Ngành đệt may là ngành công nghiệp thu hút được nhiều lao động và lao động của

ngành dệt may đa phần thuộc loại lao động phổ thông, dé đào tạo Do vậy, các nước có

nguồn lao động dồi dào với giá nhân công rẻ có thể phát huy được lợi thế của mình trong phát triển công nghiệp dệt may Thực tiễn phát triển ngành công nghiệp đệt may ở nhiều nước cho thấy tầm quan trọng của ngành này trong việc thu hút lao động Theo tác giả Dương Đình Giám [10, tr 19-20], lao động trong ngành dệt may của Trung Quốc lên tới

Trang 8

những khu vực kinh tế phát triển nhất thế giới thì ngành dệt may vẫn thu hút một lượng

đáng kể lao động Lao động trong ngành dệt may tại EU sau khi kết nạp thêm 10 thành viên mới vào năm 2004 là khoảng 2,7 triệu người Phần lớn lao động trong ngành dệt may

không đòi hỏi trình độ hiểu biết cao, chỉ cần sự tinh xảo, khéo léo ở mức độ cần thiết, do

đó cũng phải được đào tạo ở một mức độ nhất định mới có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất công nghiệp, nhất là trong việc điều khiển các máy móc, thiết bị hiện đại Một bộ

phận của lao động trong ngành đệt may, tuy không cần số lượng đông nhưng đòi hỏi trình độ chuyên môn cao về khoa học công nghệ, về thiết kế mẫu mã, về quản lý Đội ngũ này đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển hàng đệt may xuất khâu Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, ngành đệt may trong tương lai sẽ chịu tác động của những bước đột phá công nghệ cho phép giảm sự phụ thuộc vào chi phí nhân công của lao động phô thông Tuy nhiên, dù có được hiện đại hóa đến mức nào, thì trước mắt và lâu đài, ngành đệt may vẫn tồn tại những công đoạn cần tới lao động thủ công của con người

Thứ hai: Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế, dưới tác động của cách mạng khoa

học công nghệ, không có một quốc gia nào khép kín phát triển ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu äa dạng trong nước và quốc tế

Sản phẩm đệt may là loại sản phẩm có yêu cầu rất phong phú, đa dạng tùy thuộc vào đối tượng tiêu dùng Người tiêu dùng khác nhau về văn hóa, phong tục tập quán, tôn giáo, khác nhau về khu vực địa lý, khí hậu, về giới tính, tuổi tác sẽ có nhu cầu rất khác nhau về trang phục Nhà sản xuất phải thường xuyên thay đổi mẫu mã, kiểu dang, màu sắc, chất liệu để đáp ứng được tâm lý thích đổi mới, độc đáo và gây ấn tượng của người tiêu dùng Chính nhu cầu đa dạng, phong phú về sản phẩm đệt may và khả năng lan tỏa nhanh chóng của thời trang là nhân tố quan trọng thúc đây mạnh mẽ quá trình sản xuất và buôn bán hàng dệt may trên phạm vi quốc tế

Ngành công nghiệp dệt may có mối quan hệ mật thiết và phụ thuộc vào sự phát triển của nhiều ngành kinh tế-kỹ thuật Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nghề trồng bông, trồng đâu nuôi tằm và ngành công nghiệp hóa chất là những ngành chủ yếu cung cấp nguồn nguyên liệu cho ngành dệt Máy móc, thiết bị của ngành dệt may là sản phẩm của

Trang 9

ngành may tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, hình thức đẹp Công nghiệp dệt may là tổ hợp của hai ngành chuyên môn hóa hẹp, có quan hệ hết sức khăng khít, chặt chẽ là công nghiệp dệt và công nghiệp may, sản phẩm của công nghiệp dệt là nguồn nguyên liệu

chủ yếu của công nghiệp may Công nghiệp dệt nếu không gắn bó với công nghiệp may thì sản phẩm của nó sẽ không đáp ứng được mục tiêu đáp ứng nhu cầu mặc của con người Khi công nghiệp đệt phát triển với những chủng loại sản phẩm phong phú sẽ giúp cho ngành may thuận lợi hơn trong lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào, ngược lại, khi công nghiệp may phát triển, mẫu mã, thời trang đa dạng sẽ làm kích thích nhu cầu tiêu dùng và

tạo điều kiện để ngành đệt giải quyết tốt sản phẩm đầu ra của mình Để ngành may phát

triển ồn định, lâu dai thì phải chủ động được nguyên liệu đầu vào-là thành phẩm của ngành

dệt, tức là phải có sự hợp tác chặt chẽ giữa ngành may với ngành dệt và các ngành khác trong sản xuất ra các phụ liệu cho ngành may Ngành công nghiệp dệt may được nhiều nước đang phát triển trên thế giới chọn là ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư phát triển Quốc gia nào có đủ điều kiện tự nhiên để trồng bông (hoặc phát triển được ngành trồng dâu nuôi tằm) với chất lượng sản phẩm cao, sẽ chủ động nguồn nguyên liệu và khi kết hợp

được các nguồn lực khác như vốn, lao động, công nghệ, thì sẽ có nhiều lợi thế trong việc

hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may của nước đó, từ đó làm cho ngành dệt may phát triển mạnh mẽ

Tuy nhiên, ngày nay không quốc gia nào chọn hình thức khép kín, phát triển tất cả các công đoạn của ngành đệt may cũng như các ngành có mối quan hệ mật thiết, có ảnh

hưởng quan trọng đến phát triển ngành đệt may Trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện

nay, dưới tác động của cách mạng khoa học công nghệ, hàng hóa và dịch vụ của mỗi nước

có cơ hội mạnh mẽ để phát triển trên thị trường tiêu thụ quốc tế, điều đó làm kích thích

tính chuyên môn hóa trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Xu thế chung hiện nay là các nước phát triển tập trung vào việc sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm dệt may có hàm lượng

kỹ thuật cao, các mặt hàng cao cấp với mẫu mã, thời trang mới và các sản phẩm phục vụ cho công nghiệp dệt may trong các ngành hóa chất, chế tạo máy móc, thiết bị với công

nghệ hiện đại Còn các nước đang phát triển tập trung sản xuất, xuất khâu các sản phẩm

Trang 10

trên thị trường quốc tế

Thứ ba: Sản phẩm dệt may có tính nhạy cảm cao trong thương mại quốc tế

Các sản phâm dệt may lâu nay thường được các nước trên thế giới bảo hộ chặt chẽ

bằng những chính sách, thê chế đặc biệt Việc bảo hộ đối với sản phẩm dệt may không chỉ

xuất hiện ở những nước đang phát triển tham gia xuất khẩu hàng dệt may, thường muốn bảo hộ sản xuất trong nước, mà các nước phát triển-đóng vai trò là các nước nhập khẩu

lớn, cũng đặt ra nhiều rào cản đề hạn chế việc gia tăng nhập khẩu sản phẩm dệt may từ các

nước đang phát triển Cùng với hàng rào thuế quan, từng nước còn đề ra những điều kiện riêng về kỹ thuật, môi trường, lao động đối với hàng dệt may nhập khâu Những rào cản đó đã gây nên những căng thăng trong thương mại quốc tế và ảnh hưởng lớn đến đến việc

sản xuất và buôn bán hàng đệt may trên thế giới Thực chất của việc đặt ra các rào cản

chính là do các nước phát triển muốn khống chế và chỉ phối các nước đang phát triển thông qua việc hạn chế lợi thế so sánh của các nước này

Hiệp định đa sợi (MEA) được thỏa thuận giữa hơn 40 nước thành vién cua GATT có hiệu lực chung từ năm 1974 quy định, các nước nhập khẩu có thể đơn phương thiết lập hạn ngạch nhập khẩu hàng đệt may đối với từng nước xuất khâu nếu hai bên không đạt được thỏa thuận song phương Trong nhiều trường hợp, các nước phát triển đã sử dụng triệt để các quy định của MFA để hạn chế số lượng nhập khâu hàng dệt may giá thấp từ các nước xuất khâu hoặc sử dụng vấn đề hạn ngạch dệt may để tạo các sức ép trong quan hệ về kinh tế, chính trị với các nước xuất khẩu

Vòng đàm phán urugoay của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đánh dấu một

mốc quan trọng trong sản xuất và buôn bán hàng dệt may thế giới Hiệp định về hàng dệt

may (ATC) ra đời, thay thế cho Hiệp định đa sợi Các quy định về sản xuất, buôn bán hàng dệt may đã thơng thống hơn nhiều và theo quy định của ATC, đến 1/1/2005 các nước là

thành viên của WTO không bị khống chế bởi hạn ngạch khi xuất khẩu hàng đệt may sang

các nước thành viên khác Tuy nhiên, các hình thức bảo hộ ngành dệt may của các nước

phát triển vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều rào cản về kỹ thuật, môi trường đối với các sản

Trang 11

thì các nước này đã đề ra các biện pháp hạn chế hàng dệt may xuất khẩu của Trung Quốc,

trong đó có cả biện pháp về áp dụng trở lại chế độ hạn ngạch đối với một số mặt hàng dệt

may của Trung Quốc

1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hàng dệt may ở Việt Nam

1.1.2.1 Các nhân tổ quốc tế

- Tác động của quá trình toàn cầu hóa kinh tế

Bối cảnh chính trị quốc tế hiện nay đang có xu thế chung là hướng tới hợp tác và liên kết giữa các quốc gia, các khu vực nhằm phát triển kinh tế Toàn cầu hóa kinh tế hiện nay là một xu thế chủ đạo và khách quan của kinh tế thế giới Toàn cầu hóa có ảnh hưởng đến nền kinh tế mỗi nước với phạm vi, mức độ khác nhau và góp phần làm sâu sắc thêm quá trình phân công và hợp tác quốc tế trên cơ sở đan xen về lợi ích giữa các quốc gia

Công nghiệp đệt may là ngành chịu ảnh hưởng nhiều của sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế trên phạm vi quốc tế, đặc biệt trong điều kiện toàn cầu hóa kinh tế hiện nay Sự

phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ thuật đã làm thay đổi về cơ cầu sản xuất của các nước Công nghiệp dệt may thường đóng vai trò quan trọng đối với các nước đang trong giai

đoạn công nghiệp hóa Khi một nước trở thành nước công nghiệp phát triển có trình độ

công nghệ cao, giá nhân công cao thì nước đó thường tập trung đầu tư vào những ngành

công nghiệp khác có hàm lượng kỹ thuật cao hơn, tốn ít lao động và mang lại lợi nhuận

cao Khi đó, công nghiệp dệt may lại phát huy vai trò của mình ở các nước khác kém phát

triển hơn Từ cuối thế kỷ XVIII, ngành dệt may đã phát triển mạnh mẽ ở nước Anh, sau đó

đã có sự chuyển dịch sản xuất hàng dệt may từ nước Anh sang các nước châu âu khác và khu vực Bắc Mỹ vào giữa thế kỷ XIX Chuyển dịch sản xuất lần thứ hai của ngành đệt

may thế giới là chuyên dịch từ châu âu sang Nhật Bản vào những năm 40, thế kỷ XX Sau

Trang 12

các nước kém phát triển hơn

Toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến quá trình phân công chuyên môn hóa và hợp tác trên phạm vi quốc tế đối với phát triển ngành công nghiệp dệt may Trong

quá trình toàn cầu hóa kinh tế hiện nay, ngành đệt may Việt Nam có nhiều cơ hội tận dụng

các nguồn tài chính từ bên ngoài dưới nhiều hình thức như vay vốn, kêu gọi đầu tư trực tiếp, gián tiếp, hợp tác kinh doanh Việc tranh thủ được nguồn vốn từ bên ngoài là yếu tố rất quan trọng để ngành dệt may Việt Nam có thể tập trung đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng sản xuất trong điều kiện nguồn vốn tích luỹ từ trong nước còn nhiều hạn chế Dưới con mắt của nhiều nhà đầu tư nước ngoài thì ngành dệt may nước ta hiện nay còn nhiều tiềm năng phát triển và có thể mang lại những nguồn lợi lớn hơn ở những quốc gia khác Do vậy, thời gian tới dệt may vẫn tiếp tục là lĩnh vực có thể thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài Bên cạnh yếu tố về vốn, ngành dệt may nước ta có điều kiện để tiếp cận trực

tiếp các công nghệ, kỹ thuật hiện đại và kinh nghiệm quản lý từ các nước có trình độ phát triển hơn Đó là những điều kiện thuận lợi mà Việt Nam cần nắm lấy và có chiến lược kết

hợp hợp lý giữa các yếu tố trong nước với các yếu tố ngoài nước để xây dựng ngành dệt may theo hướng hiện đại, hướng về xuất khâu, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước

- Cạnh tranh hàng dệt may trên thị trường thế giới ngày càng trở nên gay gắt Toàn cầu hóa kinh tế, một mặt thúc đẩy quá trình phân công và hiệp tác quốc tế,

mặt khác làm cho sự cạnh tranh trên thị trường hàng dệt may thế giới ngày càng trở nên

gay gắt và điều đó có tác động trực tiếp đến sự phát triển của ngành đệt may nước ta Sản phẩm đệt may là một trong những hàng hóa có mức độ trao đôi lớn giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới Nhìn chung, hầu như nước nào, khu vực nào cũng có xuất khâu

và nhập khâu hàng dệt may nhằm đa dạng hóa mặt hàng và để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng

Trang 13

công nghiệp phát triển là những nước có thế mạnh ở khâu thiết kế, thường xuyên tung ra thị trường các mẫu mã thời trang và đi đầu trong ứng dụng khoa học công nghệ đề sản xuất ra các chất liệu vải có nhiều tính năng, tác dụng mới để phục vụ đời sống con người Đối với các nước đang phát triển có giá cả nhân công rẻ, nguồn lao động dồi dào là lợi thế so sánh lớn nhất khi tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế nói chung, thị trường dệt may thế giới nói riêng Hàng dệt may xuất khẩu của các nước đang phát triên chủ yếu phục vụ cho tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập trung bình và thấp Cùng với quá trình toàn cầu hóa kinh tế, ngày càng có nhiều quốc gia đang phát triển đổi mới công nghệ, sản xuất nhiều loại sản phẩm

dệt may xuất khâu có chất lượng cao tạo ra sự cạnh tranh ngày càng tăng với sản phâm dệt

may ở các nước phát triển

Tính chất gay gắt trong cạnh tranh hàng dệt may xuất khâu ngày nay chủ yếu là giữa các nước đang phát triển Với việc xóa bỏ hạn ngạch hàng dệt may giữa các nước thành viên của WTO vào ngày 1/1/2005, các chuyên gia kinh tế trên thế giới dự đoán sẽ có sự gia tăng to lớn về lượng hàng xuất khâu may mặc sang các thị trường nhập khẩu lớn

như Mỹ, EU, Nhật Bản, giá cả hàng dệt may sẽ giảm và nhiều nước xuất khâu hàng đệt

may sẽ khó đứng vững trong cuộc cạnh tranh mang tính chất toàn cầu này Nhiều nước sẽ phải đương đầu với sức ép cạnh tranh vô cùng lớn từ những nước có tiềm lực mạnh về

phát triển hàng may mặc xuất khẩu giá rẻ, điển hình là Trung Quốc Nghiên cứu của Ngân

hàng thế giới dự đoán rằng thị phần của Trung Quốc trong sản xuất hàng may mặc trên thế giới sẽ tăng lên trên 50% vào năm 2010 Sau Trung Quốc thì ấn Độ, Bănglades, Pakistan cũng được đánh giá là những nước có khả năng nâng cao vị thế của mình trong thị trường dệt may thế giới

Để duy trì và phát triển hàng dệt may xuất khâu, đòi hỏi các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam phải nhanh chóng đề ra các chiến lược, chính sách và biện pháp thích hợp về sản xuất, công nghệ, marketing nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng đệt may nước mình trên thị trường thế giới

1.1.2.2 Các nhân tố của Việt Nam

Trang 14

Nam theo hướng hiện đại

Đường lối đổi mới kinh tế được Dang ta đề ra và lãnh đạo đất nước thực hiện gần 20 năm qua đã đem lại những kết quả hết sức to lớn Trong thời kỳ đổi mới, chủ trương đa

phương hóa, đa đạng hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được thực hiện sâu rộng, tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nhiều ngành kinh tế,

trong đó có ngành dệt may

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế, ngành công nghiệp dệt may ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đều hướng mạnh về xuất khẩu Thị trường nước ngoài có một vị trí rất quan trọng trong phát triển ngành dệt may Việt Nam Do vậy, quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước, các khu vực trên thế giới có tác động to lớn đến phát triển kinh tế quốc đân nói chung, ngành đệt may nói riêng Nếu quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các nước, các khu vực trên thế giới không được mở rộng thì Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn cả trong việc tìm kiếm thị trường đầu vào (vốn, nguyên liệu, công nghệ) và thị trường đầu ra

- xuất khâu hàng hóa nói chung, hàng đệt may nói riêng Trong lịch sử ngành công nghiệp

dệt may nước ta, đã có thời kỳ hàng đệt may xuất khẩu chủ yếu theo kế hoạch của các nước

thành viên Hội đồng tương trợ kinh tế (thập kỷ 70, 80 thế kỷ XX) Các doanh nghiệp sản xuất hàng đệt may không được tiếp cận thị trường thế giới, ngành đệt may không có điều kiện phát triển mạnh mẽ

Khi nước ta thực hiện đường lối mở cửa nền kinh tế, đa phương hóa, đa dạng hóa

các quan hệ kinh tế đối ngoại thì ngành công nghiệp dệt may có nhiều cơ hội tiếp nhận các nguồn lực từ bên ngồi như vốn, cơng nghệ, trình độ quản lý Việc kết hợp giữa nguồn nội

lực- đóng vai trò quyết định - với các nguồn ngoại lực, là nhân tố quan trọng để ngành

công nghiệp đệt may phát triển mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hội nhập với kinh tế quốc

tế Quan hệ kinh tế đối ngoại giữa Việt Nam với các nước được mở rộng tạo điều kiện để

các doanh nghiệp sản xuất hàng đệt may có cơ hội tiếp cận mọi thị trường để tìm kiếm

nguồn cung cấp hợp lý về công nghệ, nguyên liệu, phụ liệu và các yếu tố đầu vào khác

phục vụ cho sản xuất Đồng thời, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may có điều kiện tìm kiếm và mở rộng quan hệ với các đối tác trên thị trường đầu ra, nâng cao khả năng xuất

khẩu, thu ngoại tệ để nhập khẩu trở lại những yếu tô cần thiết phục vụ cho sự phát triển

Trang 15

viên của ASEAN, APEC và đang trong tiến trình đàm phán để gia nhập WTO trong thời gian tới, Việt Nam cũng đã ký kết các Hiệp định quan trọng với các đối tác lớn trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, tham gia vào diễn đàn á - Âu (ASEM) Việt Nam đang trở thành đối tác tin cậy với các nước Đó là những điều kiện quan trọng để mở rộng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam nói chung, hàng dệt may nói riêng tới các nước, các khu vực trên

thế giới

- Những nhân tố nội sinh đề Việt Nam phát triển hàng dệt may

+ Điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý:

Việt Nam là một nước có nhiều lợi thế tự nhiên để phát triển nguồn nguyên liệu

cho ngành dệt may Quỹ đất phù hợp cho cây bông ở nước ta vào khoảng 200 nghìn ha, diện tích dâu tằm của Việt Nam hiện nay vào khoảng 25.000 ha (đứng thứ hai trên thế giới - chỉ sau Trung Quốc), nhiều địa phương có truyền thống trồng bông và trồng dâu nuôi

tằm Tuy nhiên, thời gian qua, do đầu tư không đồng bộ nên những lợi thế về tài nguyên đó

chưa được khai thác tốt Hàng năm, nước ta phải chỉ khoảng 100 triệu USD cho nhập khẩu

nguyên liệu bông và vẫn phải nhập tơ sống từ Trung Quốc để xe tơ và dét lụa với số lượng lên đến trên 200 tắn/năm Nghịch lý này còn cho thấy chúng ta chưa thực hiện tốt việc phân công, hiệp tác giữa các ngành đề phát triển ngành dệt may Ngành trồng bông, trồng dâu chưa được chú trọng đầu tư đúng mức về vốn, về công nghệ, đời sống người lao động trong các ngành này chưa được đảm bảo Trong những năm qua, việc chủ động trong nguyên phụ liệu nước ta là chưa cao, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của

ngành dệt may nước ta

Nước ta cũng có điều kiện thuận lợi về mặt địa lý để phát triển ngành dệt may

Nằm ở phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm Đông Nam á, Việt Nam ở trong

khu vực châu á - Thái Bình Dương là khu vực năng động của thế giới Với diện tích

330.363 km’ dat liền và phần biển rộng lớn chạy suốt theo chiều dai biên giới 3.260 km đã

tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may trong vận chuyển hàng hóa xuất khâu bằng đường biển, giúp giảm chỉ phí vận chuyền, tao lợi thế trong cạnh tranh về giá với sản phẩm dệt may các nước khác

Trang 16

Sự đồi dào về nguồn lao động và mức tiền lương thấp ở các nước đang phát triển

là điều kiện quan trọng để các nước này đi vào phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt

Nam là nước có dân số đông và trẻ trong khu vực và trên thế giới Dân số Việt Nam hiện nay có trên 80 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động khoảng 45 triệu người Trong hơn thập kỷ qua, chất lượng nguồn nhân lực của nước ta đã có những chuyền biến tích cực, được minh chứng rõ nét qua sự tăng lên về sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật Lực lượng lao động đồi dào và được đánh giá là khéo tay, nhanh

nhẹn, thích hợp với những công việc tỷ mỷ, đó là lợi thế lớn của Việt Nam trong phát triển ngành đệt may Tuy nhiên, dé phát triển ngành công nghiệp dệt may theo hướng hiện đại, đòi hỏi phải có chính sách đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực này một cách hợp lý và có hiệu

quả Chú trọng đúng mức đến việc tổ chức, giáo dục, đào tạo đưới nhiều hình thức dé nâng cao trình độ, tay nghề của đội ngũ lao động trong ngành đệt may, kế cả lao động phổ thông và lao động ở những công đoạn đòi hỏi khả năng sáng tạo như thiết kế, tạo mẫu; xây dựng đội ngũ chuyên gia giỏi về khoa học công nghệ và quản lý kinh tế

+ Về công nghệ:

Giống như các ngành sản xuất công nghiệp khác, trình độ công nghệ có ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chất lượng và tốc độ phát triển của ngành đệt may Việc chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ có ảnh hưởng lớn đến việc tạo ra các sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường đệt may thế giới ở tất cả các nước, muốn đây mạnh sự phát

triển ngành công nghiệp dệt may thì nhất thiết phải chú trọng đầu tư, đổi mới công nghệ để

nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng năng suất lao động

Công nghệ của ngành công nghiệp dệt may ở nước ta chủ yếu dựa vào nhập khẩu, chuyển giao từ nước ngoài Quá trình chuyển giao và du nhập này lại chậm hơn và công nghệ thấp hơn so với xu hướng chung của thế giới và các nước trong khu vực Đặc biệt, công nghệ trong ngành đệt nước ta hiện nay còn rất lạc hậu, thiếu sự đồng bộ và chưa tương xứng với trang thiết bị của ngành may Theo một kết quả nghiên cứu có sự hỗ trợ của các chuyên gia Nhật Bản, do công nghệ dệt nước ta lạc hậu hàng chục năm so với thế

giới, nên khi sử dụng phải dùng nhiều hóa chất độc hai và độ tiêu hao nguyên liệu lớn, chất lượng lại không đảm bảo Do vậy để ngành dệt may Việt Nam phát triển vững chắc thì

Trang 17

trọng hàng đầu

+ Khả năng về vốn:

So với một số ngành công nghiệp khác như ngành điện, ngành luyện kim, ngành giấy thì đầu tư tạo chỗ làm việc trong công nghiệp dệt may nhỏ hơn, nên nhiều nước

đang phát triển trên thế giới ưu tiên đầu tư phát triển ngành dệt may của nước mình nhiều

hơn so với đầu tư vào các ngành công nghiệp khác để thu hút lực lượng lao động phô thông đồi đào Tuy vậy, để xây dung va phát triển ngành công nghiệp dệt may hiện đại thì lượng vốn đầu tư cũng không phải là nhỏ, đặc biệt là đối với các nước đang trong giai đoạn công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước với cơ sở vật chất còn rất lạc hậu như Việt Nam hiện nay

Không những chỉ có các nước đang phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu mới

chú trọng đến việc đầu tư vốn để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh hàng dệt may mà việc đầu tư vốn cho phát triển công nghiệp dệt may cũng là vấn đề được quan tâm ở

nhiều nước đã có ngành công nghiệp dệt may phát triển Trong năm 1995, Hàn Quốc đã

đầu tư cho ngành đệt 3 tỷ USD, tăng 58,1% so với năm 1994 Để nâng cao năng lực cạnh

tranh của sản phẩm hàng đệt may trên thị trường thế giới, Hiệp hội các nhà may mặc Thổ

Nhĩ Kỳ ước tính phải đầu tư 6 tỷ USD để hiện đại hóa máy móc và đổi mới công nghệ

trong giai đoạn 2000-2005 [10, tr 33]

Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam hiện nay xác định mục tiêu đến năm 2010 xuất khẩu hàng dệt may đạt kim ngạch 8 tỷ đến 9 tỷ USD, tỷ lệ giá trị nguyên

phụ liệu nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khâu đạt trên 70% đến năm 2010 Để đạt được mục tiêu, Chiến lược cũng xác định tổng vốn đầu tư phát triển ngành đệt may Việt Nam cho giai đoạn 2001-2005 vào khoảng 35.000 tỷ đồng: tổng vốn đầu tư cho giai đoạn

2006-2010 khoảng 30.000 tỷ đồng Đây là khoản vốn rất lớn trong điều kiện nước ta hiện nay, đòi hỏi phải huy động từ nhiều nguồn mới có thể đáp ứng được yêu cầu

- Sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với phát triển công nghiệp đệt may Đề ngành công nghiệp đệt may phát triển cần rất nhiều nhân tố tác động cả từ bên trong và bên ngoài nền kinh tế Giao lưu quốc tế mở rộng tác động mạnh mẽ đến nhu cầu tiêu đùng các sản phẩm đệt may, dẫn đến kích thích sản xuất phát triển Trình độ phát triển

Trang 18

khả năng cung ứng nguyên liệu, vật liệu, phụ liệu là những nhân tố quan trọng chỉ phối vị

trí của công nghiệp dệt may trong nền kinh tế quốc gia Tuy nhiên, vị trí của các ngành công nghiệp nói chung, ngành dệt may nói riêng không phải là bất di bất dịch trong nền

kinh tế quốc dân của mỗi nước, mà nó phải phù hợp với điều kiện và chủ trương phát triển

kinh tế của đất nước trong từng giai đoạn Một ngành kinh tế có thể từ vị trí mũi nhọn trở thành một ngành kém phát triển hơn các ngành khác, và ngược lại nếu có những cơ chế,

chính sách hỗ trợ kịp thời, hữu hiệu của nhà nước thì một ngành ở vị trí thứ yếu lại có thể

trở thành một ngành rất quan trọng trong nền kinh tế quốc gia

Từ khi nước ta thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, ngành dệt may có điều kiện phát triển mạnh mẽ, phù hợp với định hướng ưu tiên trong chiến lược đầu tư của Nhà nước đối với sản xuất hàng tiêu dùng và xuất khâu Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành

phần và việc mở rộng quyền xuất khâu trực tiếp cho các doanh nghiệp đã tao ra môi trường

sản xuất, kinh doanh thuận lợi đối với ngành dệt may, thu hút được nhiều doanh nghiệp

trong và ngoài nước đầu tư vào phát triển công nghiệp dệt may và các ngành phụ trợ Bên cạnh việc khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển sản xuất, thì việc đổi mới, sắp xếp lại tổ chức đối với các doanh nghiệp dệt may Nhà nước thời gian qua là bước đi quan trọng trong việc xóa bỏ tình trạng phân tán, manh mún của ngành dệt may Quyết định số 253/TTg ngày 29/4/1995 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Tổng công ty Dệt May Việt Nam tạo điều kiện tăng cường tính liên kết, tập trung sức mạnh của các doanh nghiệp dệt may nhà nước trong việc đầu tư, đổi

mới thiết bị, công nghệ, cơ cấu lại sản xuất nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản

phẩm dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới Mặt khác, bằng việc củng cô và phát triển

các quan hệ kinh tế đối ngoại với các nước, các khu vực trên thế giới, Đảng và Nhà nước đã tạo tiền đề quan trọng để mở rộng thị trường xuất khâu cho hàng dệt may Việt Nam,

gop phan thúc đây ngành dệt may đổi mới và phát triển

Trong định hướng phát triển kinh tế đất nước hiện nay, công nghiệp dệt may tiếp tục

được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trong những ngành trọng điểm trong cơ cấu

ngành công nghiệp và có vai trò quan trọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 19

định định hướng phát triển các ngành, trong đó nêu rõ: "Phá¿ triển nhanh các ngành công nghiệp có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường trong nước và đẩy

mạnh xuất khẩu, như chế biến nông, lâm, thủy sản, may mặc, da -giày, điện tử, tin học, một

số sản phẩm cơ khí và hàng tiêu dùng " [§, tr 173] Từ chủ trương đó, Chiến lược phát

triển ngành đệt may Việt Nam đến năm 2010 được xây dựng và Thủ tướng Chính phủ đã

phê duyệt

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu hàng dệt may đối với sự phát triển kinh tế - xã

hội ở nước ta

Hiện nay, ngành dệt may đã trở thành một trong những ngành có tốc độ phát triển

cao, dệt may là ngành xuất khâu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khâu hàng năm

hiện đứng thứ hai (sau dầu thô) Xuất khâu hàng dệt may có vai trò to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta, thể hiện ở những điểm sau:

- Phát triển xuất khẩu hàng dệt may có tác động trực tiếp đến công nghiệp dệt may

Việt Nam

Từ nhiều thập kỷ qua, ngành công nghiệp dệt may luôn có một vị trí quan trọng

trong nền kinh tế Việt Nam Đó là ngành công nghiệp tạo nhiều việc làm cho người lao động và đảm bảo nhu cầu may mặc tối thiểu cho nhân dân Từ khi Đảng và Nhà nước ta

tiến hành công cuộc cải cách kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam vẫn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh

tế quốc dân, nhưng đã có sự thay đổi sâu sắc và nhanh chóng trong mục tiêu và định hướng phát triển Cũng như các nước đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, ngành dệt may nước ta hiện nay là ngành kinh tế hướng về xuất khẩu, lấy việc xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường nước ngoài là yếu tố sống còn Do vậy, mặc dù sản phẩm của ngành dệt may vẫn rất cần thiết cho việc phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước nhưng yếu tố trực tiếp quyết định đến khả năng phát triển ngành công nghiệp dệt may

nước ta hiện nay chính là việc đẩy mạnh hoạt động xuất khâu hàng dệt may

Xuất khẩu hàng dệt may được đây mạnh giúp tạo nhiều công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động trong ngành dệt may và các ngành phụ trợ Ngành đệt may ở

Trang 20

Hiện nay, có khoảng 2 triệu lao động làm việc trong ngành công nghiệp dệt may, chưa kế lực lượng lao động tham gia trong các lĩnh vực phát triển cây bông và trồng dâu nuôi tằm (ước tính hiện nay khoảng 70.000 người) Theo chiến lược tăng tốc phát triển ngành đệt may, đến năm 2010 ngành dệt may phải đáp ứng được nhiệm vụ là tạo công ăn việc làm

cho khoảng 4 triệu người (chiếm 5% dân số Việt Nam) Đề đạt được mục tiêu đó thì ngành

dệt may phải thực hiện tốt nhiệm vụ đầu tư phát triển sản xuất hợp lý và đây mạnh hoạt

động xuất khẩu Khi sản xuất và xuất khẩu hàng đệt may phát triển sẽ giải quyết phần nào tình trạng thất nghiệp, nâng cao thu nhập cho người lao động, thông qua đó góp phần làm

ôn định chính trị xã hội và phát triển kinh tế đất nước

Đây mạnh xuất khâu hàng dệt may giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may có điều kiện tích lũy vốn để đầu tư mở rộng sản xuất Thông qua hoạt động xuất khẩu hàng dệt may, các doanh nghiệp thu được nguồn ngoại tệ để nhập khâu trở lại các yếu tổ đầu

vào phục vụ cho sản xuất hàng dét may mà nước ta còn hạn chế như sợi, vải, hóa chất

nhuộm Đồng thời, các doanh nghiệp có điều kiện để nhập khâu máy móc, thiết bị, công

nghệ phục vụ cho quá trình hiện đại hóa ngành dệt may

- Phát triển xuất khẩu hàng dệt may có tác động liên ngành trong nên kinh tế và góp phân quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội Việt Nam

Ngành dệt may là một bộ phận quan trọng của nền công nghiệp Việt Nam và có vai trò to lớn đối với nền kinh tế quốc dân Khi xuất khâu hàng dệt may được đây mạnh

sẽ tạo điều kiện thúc đây các ngành kinh tế, kỹ thuật khác phát triển như công nghiệp hóa

chất, cơ khí, nông nghiệp Ngành công nghiệp hóa chất là một trong những ngành chủ yếu cung cấp nguyên, vật liệu cho ngành công nghiệp đệt may Phần lớn các loại nguyên

liệu chủ yếu của các sản phẩm dệt may như xơ, sợi tổng hợp, các loại hóa chất, thuốc

nhuộm, các loại phụ gia đều là sản phẩm của công nghiệp hóa chất Do vậy, khi công

nghiệp hóa chất phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành đệt may phát triển Ngược

lại, khi ngành dệt may phát triển sẽ có nhu cầu lớn đối với nguồn nguyên liệu và đó là

một trong những điều kiện để ngành công nghiệp hóa chất phát triển, đặc biệt trong xu

thế phải tăng cường tỷ lệ nội địa hóa đối với nguyên phụ liệu hàng dét may dé nang cao

hiệu quả xuất khâu hàng dệt may nước ta hiện nay Xuất khâu hàng đệt may phát triển

Trang 21

những sản phẩm đáp ứng được nhu cầu đầu tư, đổi mới trang thiết bị của ngành dét may

Đây mạnh xuất khẩu hàng dệt may tạo điều kiện để ngành nông nghiệp phát triển và

có tác động tích cực tới sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế của Việt Nam Sản xuất nông nghiệp, cụ thể là nghề trồng dâu và nuôi tằm chịu ảnh hưởng lớn của phát triển ngành công nghiệp đệt may Các sản phâm có nguồn gốc từ bông và tơ tằm đang và sẽ vẫn tiếp tục chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu sản phẩm dệt may thế giới Để việc xuất khẩu hàng dệt may tăng trưởng ôn định và bền vững thì điều quan trọng đặt ra là phải phát triển

nguồn nguyên liệu nội địa Khi đó phải có sự đầu tư lớn để tạo điều kiện cho ngành trồng

bông và trồng dâu phát triển mạnh mẽ

Sự phát triển của công nghiệp đệt may có tác động tích cực đến sự chuyền dịch cơ cấu kinh tế các vùng Vùng có ngành dệt may phát triển sẽ kéo theo sự phát triển của các

ngành sản xuất phụ trợ cho ngành dệt may, từ đó tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu

nền kinh tế Chuyên dịch cơ cấu kinh tế các vùng sẽ kéo theo hàng loạt các thay đổi về mặt

kinh tế xã hội như tạo công ăn việc làm cho người lao động, phát triển các ngành kinh tế

mũi nhọn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, thúc đây nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Xuất khẩu hàng dệt may góp phần mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại và là một nguôn thu ngoại tệ quan trọng, đóng góp to lớn vào quá trình tích lũy vốn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất khâu hàng hóa có vai trò rất quan trọng

Với những đặc trưng của mình, ngành dệt may Việt Nam thời gian qua đã vươn lên là một trong những ngành xuất khâu chủ lực Hàng dệt may Việt Nam đã được xuất khâu đến nhiều nước, nhiều khu vực trên thế giới Xuất khẩu dệt may phát triển tạo cơ hội mở rộng các mối

quan hệ thương mại nói riêng, quan hệ kinh tế đối ngoại nói chung của Việt Nam với khu

vực và thế giới Hàng dệt may xuất khẩu nước ta ngày càng được người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới biết đến đã tạo ảnh hưởng tốt đến uy tín của hàng hóa Việt Nam xuất

khẩu nói chung và do vậy, tạo điều kiện thuận lợi cho các mặt hàng khác xâm nhập vào

các thị trường mà hàng dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng

Trang 22

hội của đất nước, ngành đệt may nước ta đã đóng góp đáng kể vào quá trình tích lũy vốn đề phát triển kinh tế Phát triển xuất khâu hàng dệt may giúp Nhà nước thu được một lượng

thuế không nhỏ và thông qua hoạt động xuất khẩu, ngành dệt may đã đóng góp một lượng ngoại tệ đáng kể cho ngân sách quốc gia, tạo đà phát triển cho sự nghiệp công nghiệp hóa,

hiện đại hóa đất nước

Trong những năm qua, xuất khâu hàng đệt may đã đạt được những kết quả to lớn Tốc độ tăng trưởng của ngành dệt may luôn ở mức cao với giá trị xuất khâu tăng nhanh và tương đối ổn định Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành dệt may năm 2003 chiếm bình

quân 9% toàn ngành công nghiệp, kim ngạch xuất khẩu chiếm khoảng 15% tổng kim ngạch xuất khâu cả nước và 41% kim ngạch xuất khẩu của công nghiệp chế biến Dệt may

hiện tại là ngành công nghiệp có kim ngạch xuất khẩu lớn Kim ngạch xuất khẩu năm 2003

là 3,7 tỷ USD, năm 2004 là 4,3 tỷ USD Hàng dệt may Việt Nam đã được đây mạnh xuất khâu sang nhiều nước và khu vực trên thế giới như Nhật Bản, EU, Mỹ, Đài Loan, Hồng

Kông, Singapore, Hàn Quốc

Có thể khẳng định rằng ngành đệt may Việt Nam có một vai trò to lớn đối với quá

trình phát triển của đất nước, thể hiện ở những đóng góp của ngành cho nền kinh tế trong

hiện tại cũng như tương lai Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ thời kỳ 2001 - 2010 xác định mục tiêu xuất khâu hàng may mặc nước ta năm 2005 là 5 tỷ USD và đến năm 2010 là 7,5 tỷ USD Chiến lược cũng xác định một trong những khâu then chốt

để thực hiện mục tiêu là mở rộng và đa dạng hóa thị trường và trọng điểm là các thị trường có sức mua lớn EU được xác định là một trong những thị trường xuất khâu trọng điểm của

Việt Nam Thị trường EU luôn là một trong những thị trường có tam quan trọng đặc biệt, luôn được tính đến đầu tiên trong việc đây mạnh xuất khâu hàng dệt may Việt Nam

1.2 Thị trường hàng dệt may ở EU; những điều kiện đảm bảo đấy mạnh xuất

khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU 1.2.1 Thị trường hàng dệt may ở EU

1.2.1.1 Vị thế liên mình châu Âu (EU) trong nền kinh tế thế giới

Liên minh châu Âu (The European Union, viết tắt là EU), trước 1/11/1993 gọi là

Trang 23

đánh dấu bằng việc 6 nước: Pháp, Đức, Italia, Bi, Hà Lan, Luxembourg ký Hiệp ước Pari thành lập Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) vào năm 1951 Năm 1957, các nước này

ký Hiệp ước Roma thành lập Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu âu (EURATOM) và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) Từ năm 1965, cơ quan điều hành các cộng đồng trên

được hợp nhất và gọi là Cộng đồng châu Âu (EC) Việc hợp nhất này xác nhận một cấp độ

nhất thê hóa kinh tế cao hơn giữa các quốc gia EC, thể hiện việc thành lập một thị trường

thống nhất; trong đó, ngoài việc hàng hóa, lao động và vốn đầu tư được tự do di chuyền, hàng rào thuế quan và phi thuế quan cũng được dỡ bỏ, hệ thống thuế quan và chính sách

thương mại chung được thành lập, một số chính sách đối với các lĩnh vực kinh tế khác

cũng được thống nhất để tăng sức cạnh tranh với các khối kinh tế bên ngoài, tiến tới một liên minh chặt chẽ về chính trị Hiệp ước Maastricht thành lập Liên minh châu Âu (EU)

được ký ngày 7/2/1992 tại Maastricht - Hà Lan, với sự nhất trí hoàn toàn của 12 nước thành

viên EC lúc đó Với những quy định tại Hiệp ước Maastricht, EU đã được bổ sung thêm

các nội dung liên kết mới về các mặt an ninh, chính trị, đối ngoại; tiến tới hợp nhất về kinh tế thông qua việc tạo ra một khu vực kinh tế rộng lớn, một khu vực thị trường tự do, thống nhất, tạo điều kiện cho việc thống nhất về chính trị và hài hòa về xã hội trong liên minh

Trong lịch sử phát triển của mình, EU đã có 5 lần mở rộng thông qua việc kết nạp thêm các nước châu Âu Lần mở rộng thứ năm vào 1/5/2004 đã kết nạp thêm 10 thành viên

mới, là các quốc gia thuộc Đông và Trung Âu: Séc, Hunggaria, Ba Lan, Slovakia, Slovenia, Litva, Latvia, Estonia, Malta và Síp Đây là lần kết nạp đông nhất từ trước đến

nay và đưa số thành viên hiện nay của EU lên 25 nước thành viên với diện tích 4 triệu km”,

dân số 455 triệu người Việc mở rộng lần này cũng giống như những lần trước ở chỗ là tạo thêm sức mạnh, sự gắn kết và tạo thêm ảnh hưởng của Liên minh trên trường quốc tế, giúp EU có vị trí vững chắc hơn đề đối phó với những thách thức của quá trình toàn cầu hóa

Với lần mở rộng này, EU trở thành khối liên kết kinh tế lớn và là thị trường tiềm năng nhất

thế giới EU sẽ có một điện mạo mới và cả một tầm vóc mới cả về kinh tế, chính trị trên

trường quốc tế

Liên minh châu Âu (EU) là một trong ba trung tâm kinh tế lớn của thế giới (Mỹ,

Nhật Bản, EU) GDP của EU năm 1998 đạt 8.482 tỷ USD, năm 2000 đạt 9.004 tỷ USD,

Trang 24

là gần 2,2% [21, tr 73] Đây là khu vực kinh tế đạt trình độ cao về kỹ thuật, công nghệ,

thiết bị, máy móc; đặc biệt là về cơ khí, năng lượng, nguyên tử, dầu khí, hóa chất, điện tử, công nghiệp vũ trụ và vũ khí

Về thương mại: EU là trung tâm thương mại lớn thứ hai trên thế giới, sau Hoa Kỳ

Năm 2002, giá trị xuất khâu hàng hóa của EU đạt 2.441,2 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa nội khối đạt 1.502,2 tỷ USD, xuất khâu hàng hóa ra bên ngoài khối đạt 939 tỷ

USD Các nước EU xuất khẩu ra thế giới chủ yếu là các sản phẩm chế tạo và dịch vụ Đồng thời, kim ngạch nhập khâu hàng hóa của các nước EU cũng không ngừng gia tăng, từ 622,48 tỷ USD năm 1994 lên tới 2.437 tỷ USD năm 2002, trong đó nhập khâu giữa các

nước trong khối đạt 1.506 tỷ USD và nhập khâu từ ngoài khối đạt 931 tỷ USD Các thị

trường nhập khẩu chính bên ngoài khối hiện nay của EU là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, khối Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ (NAFTA), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam

á (ASEAN), Tổ chức các quốc gia xuất khâu dầu lửa (OPEC) Châu á ngày càng có vị trí

quan trọng trong chiến lược đối ngoại của EU hiện nay Ngày 13/7/1994, EU công bố "Chiến lược mới đối với chau á" như một tông thể các biện pháp trong chính sách của Liên minh, đồng thời cũng là định hướng cho chính sách của mỗi nước thành viên đối với khu vực châu á Đặc biệt các cuộc gặp gỡ á - âu (ASEM), đã đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao sự hợp tác nhiều mặt giữa hai khu vực

Trong những năm qua, sự lớn mạnh về kinh tế qua quá trình nhất thể hóa và những

bước tiến tới một liên minh chính trị đã và đang đem lại cho EU một sức mạnh kinh tế và

chính trị rất lớn trên thế giới Với chiến lược "mạnh hơn và mở rộng hơn" được thực hiện

trong những năm đầu của thế kỷ XXI, EU ngày càng khẳng định vị thế của mình trong đời

sống kinh tế và chính trị thế giới như một siêu cường

1.2.1.2 Đặc điểm của thị trường hàng dệt may ở EU

Trong hoạt động xuất nhập khẩu của các nước EU, hàng dệt may là một trong

Trang 25

EU trong thời gian qua Thị trường hàng đệt may ở EU có những đặc điểm nổi bật sau:

Thứ nhất: Nhu cau hàng dệt may trên thị trường EU

Với dân số hiện nay vào khoảng 455 triệu người có mức sống trung bình vào loại

cao trên thế giới, EU25 hiện nay, cũng như EU15 trước khi mở rộng, có nhu cầu tiêu thụ về hàng dệt may rất lớn Mức tiêu thụ hàng may mặc bình quân đầu người ở thị trường này

vào loại cao nhất trên thế giới, trung bình một năm một người dân chỉ tiêu 500 USD cho quần áo Một năm, trung bình một người dân EU tiêu dùng 17 kg vải, trong khi đó ở các

nước khác, mức tiêu thụ vải trên đầu người một năm là 2,8kg ở Thái Lan, 2,0 kg ở Indonexia; 11,9 kg ở Hồng Kông; 14,3 kg ở Hàn Quốc và ở Việt Nam, con số này chỉ là

0,84 kg Trên thị trường hàng dệt may EU có rất nhiều chủng loại hàng hóa từ các nước

xuất khâu khác nhau như Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan

EU là một trung tâm văn minh lâu đời của nhân loại Tập quán, thị hiếu tiêu dùng của người dân các nước EU rất phong phú, đa dạng Người dân các nước EU có những yêu

cầu rất khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh của sản phẩm Sở thích và thói quen tiêu dùng trên thị trường này đang thay đổi rất nhanh cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa

học công nghệ và sự thay đôi nhanh chóng của thời trang Người dân EU hiện nay có xu hướng dùng những sản phẩm may mặc sản xuất từ nguồn nguyên liệu tự nhiên (sợi gai, bông )

Người dân trong khối EU có mức sống tương đối cao, nên vấn đề họ quan tâm hàng đầu đối với hàng may mặc là chất lượng, mẫu mã, chủng loại, còn vấn đề về giá cả được xếp ở mức độ kém quan trọng hơn so với các yếu tố trên Người tiêu dùng EU có sở thích và thói quen dùng sản phẩm có nhãn hiệu nỗi tiếng trên thế giới dù vẫn biết sản phẩm

đó đắt hơn rất nhiều so với những nhãn hiệu bình thường Họ cho rằng, những nhãn hiệu

nổi tiếng sẽ gắn với chất lượng sản phẩm và uy tín lâu đời, cho nên khi dùng sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng Vì

vậy, những sản phâm có nhãn hiệu mới, ít nổi tiếng thì thường phải mất thời gian nhất định

mới có thể đứng vững trên thị trường EU, sau khi đã được người tiêu dùng kiểm nghiệm

về chất lượng

Trang 26

mức tiêu đùng khác nhau Trên lĩnh vực tiêu dùng hàng may mặc ở thị trường EU, có thể

chia thành ba nhóm người tiêu dùng: Nhóm có khả năng thanh toán ở mức cao - chiếm gần 20% dân số của EU, dùng hàng có chất lượng tốt nhất hoặc những mặt hàng hiếm và độc

đáo và giá cả cũng thuộc loại đắt nhất; khoảng 68% dân số EU thuộc nhóm có khả năng

thanh toán ở mức trung bình, sử dụng chủng loại hàng có chất lượng kém hơn một chút so

với nhóm trên và giá cả cũng rẻ hơn; nhóm có khả năng thanh toán ở mức thấp, chiếm hơn

10% dân số, tiêu dùng những loại hàng có chất lượng thấp hơn hoặc ít có danh tiếng hơn

so với hai nhóm trên và mức giá thấp hơn Đối tượng tiêu dùng hàng may mặc xuất khẩu của Việt Nam thuộc nhóm hai và ba, đây cũng là nhóm khách hàng được hàng dệt may xuất khâu giá rẻ của nhiều nước hướng tới Do vậy, cạnh tranh giữa hàng dệt may xuất khâu của các nước đang phát triển trên thị trường EU là hết sức gay gắt

Mặc dù EU là một khối kinh tế có mức độ liên kết cao, nhưng các nước thành viên vẫn có những đặc điểm riêng về văn hóa, tập quán, thị hiếu tiêu dùng Trên thực tế, có

những loại hàng hóa rất được ưa chuộng ở quốc gia này, nhưng lại kém sức hấp dẫn ở quốc gia khác Ví dụ, ở các thị trường như Đức, Hà Lan, người tiêu dùng thường chú ý nhiều đến tính hiệu dụng của quần áo, ưa các màu nhã nhặn như màu kem hay xám nhạt,

còn ở thị trường Italia, tiêu chuẩn đầu tiên phải là hình thức đẹp và người tiêu dùng thường

thích các màu tươi sáng Mức sống của người dân ở các quốc gia EU cũng khơng hồn tồn đồng nhất, có chênh lệch lớn giữa mức sống người dân ở các nước thành viên cũ và mới của EU Do vậy, việc tìm hiểu kỹ đặc điểm của từng thị trường nhỏ trong EU là hết

sức quan trọng trong việc xây dựng và thực hiện chiến lược xuất khẩu hàng hóa vào thị

trường rộng lớn và đầy tiềm năng này

Thứ hai: Khả năng sản xuất và nhập khẩu hàng dệt may ở EU để đáp ứng nhu

cấu

Ngành đệt may ở các nước châu Âu nói chung, EU nói riêng có lịch sử phát triển

lâu đời Đây là khu vực có ngành công nghiệp dệt may phát triển sớm nhất trên thế giới và

nổi trội về kỹ thuật sản xuất các sản phẩm may mặc truyền thống, cũng như các loại sợi

thiên nhiên, len và tơ tằm Những nước có ngành công nghiệp dệt, may phát triển nhất là

Trang 27

(Anh), Milan (Italia), có nhiều công ty tạo mốt thời trang với các sản phẩm cao cấp như

GFT hay Fendi (Italia), Aguesb (Phap), CEO of Girmes Gmtt (Đức) Có thể nói, trung

tâm thời trang châu Âu có vị trí định hướng, chỉ phối xu hướng thời trang toàn cầu

Lĩnh vực dệt may hiện nay chiếm một phần quan trọng trong ngành công nghiệp

của EU Doanh số năm 2003 của ngành dệt may EU vào khoảng 200 ty euro, co gan 177.000 doanh nghiệp, sử dụng trên 2 triệu lao động Khi EU mở rộng thành EU 25 từ

1/5/2004, lao động trong ngành dệt may lên tới 2,7 triệu người Trình độ thiết bị, công

nghệ trong ngành công nghiệp dệt may EU hiện nay được xếp vào loại hàng đầu thế giới Ngành công nghiệp dệt may của EU rất có thế mạnh trong ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để sản xuất các sản phẩm đệt may cao cấp EU cũng là khu vực hàng đầu thế giới

trong sản xuất và xuất khẩu sản phẩm hóa chất và các loại máy móc, thiết bị hiện đại của

ngành đệt may Nhiều quốc gia ở EU nổi tiếng thế giới về sản xuất và xuất khẩu máy móc,

thiết bị, công nghệ hiện đại trong ngành đệt may như Đức, Pháp, Anh, Italia

Trong những năm qua, ngành dệt may ở EU đã có một loạt biến đổi căn bản do sự kết hợp của nhiều yếu tố như: những thay đổi về công nghệ, chỉ phí sản xuất tăng và tính chất cạnh tranh gay gắt trên thị trường dệt may thế giới với sự xuất hiện của nhiều đối thủ

lớn như Trung Quốc, ấn Độ Ngành công nghiệp dệt may EU đã thực hiện quá trình cơ cấu

lại, hiện đại hóa và áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Các doanh

nghiệp dệt may EU nâng cao tính cạnh tranh bằng cách giảm mạnh hoặc ngừng sản xuất

hàng loạt các mặt hàng mốt đơn giản, để tập trung vào nhiều chủng loại sản phẩm cao cấp, có giá trị gia tăng cao như những loại sợi có độ bền cao thay cho sản phẩm sợi bông truyền thống, các sản phẩm dệt kỹ thuật hay những sản phẩm may mặc thời trang cao cấp có hàm

lượng sáng tạo lớn Lợi thế cạnh tranh của các ngành công nghiệp dệt may EU ngày nay phần lớn nằm ở chất lượng, tính sáng tạo, sự tìm tòi, đổi mới và việc đào tạo nghề thích

hợp EU đang triển khai nhiều chương trình dao tao nghé-dién hình như chương trình đào

tạo nghề Leonardo da Vinci II, giai đoạn 2000 - 2006, nhằm tạo ra nguồn nhân lực thích

ứng trình độ công nghệ cao của ngành dệt may EU

Trang 28

Nhiều hãng, tập đoàn dệt may của Đức, Pháp đã ký hợp đồng để sản xuất sản phẩm của họ tại Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ Các nước EU xuất khẩu vốn, nguyên liệu, công nghệ, máy móc, thiết bị sang khu vực Trung và Đông Âu để sản xuất rồi tái nhập

hàng hóa hoàn chỉnh để tiêu thụ trên thị trường EU Việc kết nạp thêm 10 thành viên mới

trong lần mở rộng EU lần thứ 5 có tác động mạnh đến quá trình cơ cấu lại ngành dệt may EU và làm tăng cường khả năng đầu tư của các doanh nghiệp thuộc các nước thành viên cũ tới các nước thành viên mới

EU là một trong những khu vực có kim ngạch xuất khâu hàng đệt may đứng hàng đầu thế giới Cơ cầu hàng dệt may xuất khẩu của EU tập trung chủ yếu vào hàng dệt và các

sản phẩm may mặc cao cấp, có tính năng kỹ thuật nỗi trội hoặc những sản phẩm thời trang

Xuất khẩu hàng dệt của EU chiếm tỉ trọng lớn và tương đối ôn định trong tổng giá trị xuất

khâu hàng dệt của thế giới Từ năm 2000 - 2003, kim ngạch xuất khâu sản phẩm đệt hàng

năm của EU khoảng trên dưới 26 tỷ Euro Khoảng 1/5 khối lượng hàng dệt xuất khẩu của EU là để gia công hàng may mặc ở nước ngoài Cũng trong giai đoạn 2000 - 2003, kim ngạch xuất khâu hàng quần áo của EU ra ngoài khối đạt xấp xỉ 16 tỷ Euro/năm, chủ yếu là các mặt hàng cao cấp và sản phẩm thời trang

Để đáp ứng nhu cầu thị trường đối với các nhóm sản phẩm không được chú trọng sản xuất trong ngành công nghiệp dệt may của khối, các nước EU tăng cường nhập khâu từ các nước ngoài khối Các nước EU đứng đầu thế giới về nhập khâu hàng đệt may, phần lớn là các sản phẩm may mặc phố thông có giá rẻ, mẫu mã đơn giản, chất lượng trung bình

Trong số 15 nước nhập khâu hàng đệt may lớn nhất thế giới có 10 nước EU, đứng đầu là

Đức, Pháp, Anh Trong giai đoạn 2000-2003, trung bình một năm EU nhập khẩu khoảng 19 tỷ Euro hàng dệt và trên 50 tỷ Euro hàng may mặc Trong cơ cấu mậu dịch đề đáp ứng

nhu cầu tiêu dùng thì khoảng 43% giá trị hàng đệt may được trao đổi trong nội bộ các

nước EU, 17% giá trị được nhập khâu từ các nước châu á, chủ yếu là từ Trung Quốc và

một số ít từ các nước châu á khác như Thái Lan, Indonesia, Việt Nam còn lại 40% từ

Trang 29

cùng kỳ năm 2004 ủy ban châu Âu đang xem xét để hạn chế hàng dệt may nhập khẩu từ Trung Quốc, không loại trừ khả năng áp dụng trở lại chế độ hạn ngạch đối với một số mặt

hàng có mức tăng trưởng đột biến khi xuất khâu vào EU

Thứ ba: Hệ thông phân phối của EU đối với hàng dét may

Hệ thống phân phối của EU về cơ bản cũng giống như hệ thống phân phối của một quốc gia, gồm mạng lưới bán buôn và mạng lưới bán lẻ Tham gia vào hệ thống phân phối

hàng dệt may của EU có rất nhiều đơn vị khác nhau nhưng liên kết với nhau rất chặt chẽ: các

Công ty xuyên quốc gia, hệ thống các cửa hàng, siêu thị, các công ty bán lẻ độc lập Trong hệ thống phân phối của EU thì các công ty xuyên quốc gia (Transnational Corporations - TNC$) có vai trò rat quan trọng

Các TNCs ở EU là các tập đoàn lớn gồm rất nhiều công ty con, thường phát triển

theo mô hình chiều ngang gồm các ngành: ngân hàng hoặc công ty tài chính, nhà máy, công ty thương mại, siêu thị, hệ thống cửa hàng Các TNCs tô chức mạng lưới tiêu thụ của mình rất chặt chẽ, chú trọng từ khâu đầu tư sản xuất hoặc mua hàng cho đến khâu phân phối hàng cho mạng lưới bán lẻ Hiện nay, nhiều công ty xuyên quốc gia ở EU đang tổ

chức lại hoạt động của mình bằng việc chuyển phần lớn hoạt động từ lĩnh vực sản xuất

sang lĩnh vực tiếp thị tiêu dùng Việc duy trì vừa đủ sản xuất trong nước cho phép họ có

khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi trong nhu cầu tiêu dùng Đồng thời việc đầu

tư sản xuất ra nước ngoài giúp họ có thể tận dụng được lao động rẻ ở nước ngoài để cung

cấp sản phẩm với giá cạnh tranh Chính vì vậy mà EU nhập rất nhiều hàng hóa có tỷ trọng

lao động sống cao như may mặc, da giày từ các nước và trong những năm gần đây, châu á là nơi cung cấp nhiều những hàng hóa này cho EU

Các công ty xuyên quốc gia ở EU có quan hệ gắn bó lâu dài với các nhà xuất khẩu ở nước ngoài dé đảm bảo nguồn cung cấp hàng ổn định và giữ uy tín với mạng lưới bán lẻ

Với sự hiện diện của các TNCs, hệ thống phân phối của EU có sự liên kết rất chặt chẽ Hai

hình thức tổ chức phổ biến nhất của các kênh phân phối trên thị trường EU là theo tập đồn

và khơng theo tập đoàn

Trang 30

đồn này mà khơng cung cấp hàng cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn khác Còn ở hình

thức kênh phân phối không theo tập đoàn thì các nhà sản xuất và nhập khâu của một tập

đoàn ngoài việc cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của tập đoàn mình còn có thể đồng thời cung cấp hàng hóa cho hệ thống bán lẻ của các tập đoàn khác và các công ty bán lẻ độc lập Rất ít trường hợp các siêu thị lớn hoặc các công ty bán lẻ độc lập mua hàng trực tiếp từ các nhà xuất khâu nước ngoài Mối quan hệ bạn hàng giữa các nhà bán buôn và bán lẻ trên thị trường EU phần lớn là do có quan hệ tín dụng và mua cô phần của

nhau Các nhà bán buôn và bán lẻ trong hệ thống phân phối của EU thường có quan hệ

làm ăn lâu đời Họ liên kết với nhau chặt chẽ thành một chuỗi mắt xích trong kinh doanh

bằng các hợp đồng kinh tế Các cam kết trong hợp đồng được giám sát nghiêm ngặt bởi

các chế tài của luật kinh tế Việc đỗ bé hợp đồng nhập khẩu sẽ kéo theo sự đồ bể của các

hợp đồng cung ứng nội địa Vì vậy mà các nhà nhập khẩu của EU yêu cầu rất cao các đối

tác xuất khẩu về việc tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng, đặc biệt là chất

lượng và thời gian giao hàng Hệ thống phân phối của EU đã hình thành một tô hợp rất

chặt chẽ và có nguồn gốc lâu đời Tiếp cận được hệ thống phân phối này không phải là

việc dé đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam hiện nay

Thứ tư: Chính sách bảo vệ người tiêu dùng và các rào cản kỹ thuật đối với hàng

nhập khẩu

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu đùng được

bảo vệ nghiêm ngặt EU là một thành viên của tô chức thương mại thế giới (WTO), có chế độ quản lý nhập khâu chủ yếu dựa trên các nguyên tắc của tổ chức này Mặc dù thuế nhập khẩu của EU thấp hơn so với các cường quốc kinh tế lớn, nhưng EU vẫn là một thị trường

bảo hộ rất chặt chẽ bởi rào cản kỹ thuật rất nghiêm ngặt Rào cản kỹ thuật chính là quy chế

nhập khẩu chung và các biện pháp bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của EU, được cụ thể hóa ở 5 tiêu chuẩn của sản phẩm: tiêu chuẩn chất lượng theo hệ thống quản lý ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu sang EU; tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm; tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng: tiêu chuẩn bảo vệ

môi trường - yêu cầu các nhà sản xuất phải đảm bảo tuân thủ hệ thống quản lý môi trường

Trang 31

trẻ em

Để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có các hệ thống báo động giữa các nước thành viên, đồng thời bãi bỏ việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới EU đã thông qua những quy định bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng về độ an toàn chung của các sản phẩm được bán ra, các hợp đồng quảng cáo, bán hàng tận nhà, nhãn hiệu Các tổ chức chuyên nghiên cứu đại diện cho giới tiêu dùng sẽ đưa ra các quy chế định chuẩn quốc gia hoặc châu Âu Hiện nay ở EU có ba tổ chức định chuẩn: ủy ban châu Âu về Định chuẩn, ủy ban châu Âu về Định chuẩn điện tử, Viện Định chuẩn Viễn thông châu Âu Tất cả các sản phẩm chỉ có thể bán được ở thị trường EU với điều kiện phải bảo đảm tiêu chuẩn an toàn chung của EU

Trong lĩnh vực nhập khẩu hàng dệt may, đối với các loại vải lụa, EU lập ra một hệ thống thống nhất về mã hiệu cho biết các loại sợi cấu thành nên loại vải hay lụa được bán

ra trên thị trường EU Bắt cứ loại vải hay lụa nào được sản xuất ra trên cơ sở hai hay nhiều

loại sợi mà một trong các loại ấy chiếm tối thiêu 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu có thể đề tên loại sợi đó kèm theo tỷ lệ về trọng lượng, hoặc đề tên của loại sợi đó kèm tỷ lệ

tối thiểu 85%, hoặc ghi cầu thành chỉ tiết của sản phẩm Nếu sản phẩm gồm hai hoặc nhiều

loại sợi mà không loại sợi nào đạt tỷ lệ 85% tổng trọng lượng thì trên mã hiệu ít nhất cũng

phải ghi tỷ lệ của hai loại sợi quan trọng nhất, kèm theo tên các loại sợi khác đã được sử dụng Những sản phẩm đệt may nào không thực hiện đúng quy định như vậy thì không

được bán trên thị trường EU EU cũng tích cực tham gia chống nạn hàng giả bằng cách

không cho nhập khâu những sản phâm đánh cắp bản quyền, chống các hành vi gian lận thương mại như giả mạo xuất xứ hàng hóa để được hưởng thuế nhập khẩu thấp Khi phát

hiện ra hành vi gian lận thương mại của người xuất khẩu, EU có các biện pháp xử lý rất

nghiêm, chủ yếu là bằng việc áp mức thuế nhập khâu cao đối với các chủng loại sản phẩm nhập khâu có gian lận thương mại

- Thứ năm: Chính sách ngoại thương của EU và hàng rào hạn ngạch đối với hàng

dệt may

Trang 32

sách nội thương và chính sách ngoại thương Các nước thành viên EU áp dụng một chính sách ngoại thương chung đối với các nước ngoài khối ủy ban châu Âu là người đại diện duy nhất cho liên minh trong đàm phán, ký kết các hiệp định thương mại và dàn xếp tranh chấp trong lĩnh vực này Chính sách ngoại thương của EU được xây dựng dựa trên các nguyên tắc không phân biệt đối xử, minh bạch, có đi có lại và cạnh tranh công bằng Các

biện pháp được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khâu EU đang thực hiện chương trình mở rộng

hàng hóa, đây mạnh tự do hóa thương mại, giảm dần thuế quan đánh vào hàng hóa xuất

nhập khâu

Luật pháp EU quy định việc xác lập các quan hệ thương mại với các nước ngoài khối theo các hình thức khác nhau EU thường áp dụng hình thức ký kết các hiệp định thương mại mang tính liên kết, ưu đãi hoặc là các hiệp định khung Thông qua các hiệp định này, EU có thé tạo ra một khu vực mậu dịch tự do hoặc một dạng liên minh thuế quan với các nước có nhiều khả năng là thành viên của EU trong tương lai; hoặc miễn thuế quan

đối với một số sản phẩm nhập khẩu (như công ước Lomé - nay là Hiệp định Cotonou) hiện

đang giành cho 70 nước ở châu Phi, vùng Caribê và Thái Bình Dương EU còn sử dụng hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) như một biện pháp để đây mạnh quan hệ thương mại với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Hàng hóa của những nước được hưởng GSP của EU, khi xuất khâu vào thị trường này sẽ được hưởng mức thuế suất thấp hơn thuế suất thông thường, mức độ thấp hơn bao nhiêu phụ thuộc vào từng loại hàng hóa Bằng cách này, EU tạo điều kiện cho hàng hóa các nước đang phát triển có thêm khả năng xuất khẩu vào thị trường EU Hàng xuất khẩu vào thị trường EU của các nước muốn được hưởng GSP thì phải tuân thủ các quy định của EU về xuất xứ hàng hóa và phải xuất trình giấy chứng nhận xuất xứ mẫu A do cơ quan có thẩm quyền của nước được hưởng GSP cấp

[21, tr 84] Hiện nay, các nước EU áp dụng những ưu đãi thuế quan theo chế độ GSP mới

có hiệu lực từ 1/4/2005

Trước thời điểm 1/1/2005, hàng dệt may xuất khâu của các nước vào thị trường EU phải chịu chế độ hạn ngạch Theo quy định của Hiệp định về hàng dệt may (ATC) từ

1/1/2005 các nước là thành viên của WTO không bị khống chế bởi hạn ngạch khi xuất

Trang 33

quản lý nhập khẩu hàng dệt may bằng hạn ngạch đối với các nước thành viên của WTO và

sau một thời gian đàm phán, Việt Nam cũng đã được EU dỡ bỏ hoàn toàn hạn ngạch dệt

may kể từ năm 2005, mặc dù Việt Nam chưa là thành viên của WTO

1.2.2 Những điều kiện đám bảo đấy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU

Từ những đặc điểm của thị trường hàng dệt may EU như đã phân tích trên đây cho thấy EU là một thị trường đầy tiềm năng đối với hàng đệt may xuất khẩu của Việt Nam,

nhưng để đây mạnh xuất khâu hàng dệt may nước ta vào thị trường này thì không hề đơn

giản Thị trường EU là thị trường không chỉ người mua yêu cầu khắt khe, mà còn là nơi diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước ngoài EU xuất khâu hàng dệt may vào thị

trường này Để hàng đệt may Việt Nam có thể thâm nhập, đứng vững và gia tăng hiệu quả xuất khâu tại thị trường EU, đòi hỏi phải đáp ứng được các điều kiện sau đây:

Thứ nhất: Hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người dân EU, đáp ứng được các yêu cầu về hàng rào kỹ thuật của thị trường EU

Nhu cầu hàng đệt may tại thị trường EU rất đa dạng, phong phú Người dân các nước EU cũng như các khu vực phát triển khác trên thế giới rất chú ý đến yêu cầu về mẫu mã, thời trang Hàng đệt may có vòng đời sản phẩm ngắn và phụ thuộc nhiều vào yếu tô

văn hóa của các dân tộc Thị trường EU là một thị trường thống nhất nếu xét trên phương diện thể chế, chính sách, nhưng khi xét trên giác độ văn hóa và tập quán, thị hiếu thì EU lại

là thị trường rất đa dạng, mang nhiều nét đặc thù của các quốc gia khác nhau Để đây

mạnh hàng đệt may xuất khẩu Việt Nam vào thị trường EU, thì điều kiện đầu tiên là phải

nắm vững yêu cầu của thị trường từng quốc gia, để từ đó có chiến lược sản xuất và tiêu thụ sản phâm cho phù hợp Thị trường EU bao gồm nhiều cấp độ sản phẩm, ứng với các loại khách hàng khác nhau, do đó việc xác định nhóm khách hàng phù hợp với sản phẩm đệt may xuất khẩu của Việt Nam là hết sức quan trọng

Trang 34

chuẩn an toàn cho người sử dụng và tiêu chuẩn về lao động là rất quan trọng khi xuất khâu vào EU Người tiêu dùng không chỉ đòi hỏi những sản phẩm chất lượng cao mà còn đặc biệt quan tâm tới những giá trị mới của sản phẩm thê hiện qua các yếu tô về bảo đảm môi

trường, các chuẩn mực về đạo đức, nhất là điều kiện làm việc của người lao động Có lưu

ý tới những yếu tố mới này, sản phẩm dệt may xuất khâu của Việt Nam mới có thể đứng

vững trên thị trường EU vốn nôi tiếng là kỹ tính

Thứ hai: Các doanh nghiệp dệt may phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn trong

việc thâm nhập thị trường EU

Đề đây mạnh xuất khâu hàng đệt may vào thị trường EU, đòi hỏi các doanh nghiệp

phải xây dựng cho mình chiến lược sản phẩm Chiến lược sản phẩm là tông thể các biện pháp từ nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường đến tô chức sản xuất, chuẩn bị hàng hóa,

xuất bán theo yêu cầu của khách hàng và các hoạt động sau bán hàng Chiến lược sản

phẩm được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu dung lượng thị trường, đánh giá khả năng của mình và các đối thủ cạnh tranh chính, để từ đó xác định được cho mình ngách thị trường

phù hợp Các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa phải xác định được thực chất

khả năng, vị trí của mình trong các vấn đề: thị phần tại từng thị trường tiêu thụ và đối thủ cạnh tranh; năng lực cạnh tranh hàng hóa của mình và nhu cầu của khách hàng: các yếu tố môi

trường kinh doanh, văn hóa, chính trị, xã hội có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hàng

hóa của mình, để từ đó sử dụng các chiến lược cạnh tranh khác nhau đối với từng thị

trường nhỏ trong khối EU

Hệ thống phân phối trong thị trường EU có vai trò quan trọng trong việc đưa hàng dệt may nhập khâu đến tay người tiêu dùng Để việc xuất khẩu hàng dệt may vào thị

trường EU phát triển một cách vững chắc, thì việc tiếp cận các kênh phân phối của thị trường này là rất cần thiết Trong chiến lược sản phẩm của mình, các doanh nghiệp Việt

Nam cần hết sức chú ý đến điều kiện này Phải kết hợp nhiều hình thức xuất khẩu, nhưng

nhìn về lâu dài, xuất khẩu trực tiếp hàng hóa sang thị trường EU phải được đây mạnh, thay cho hình thức gia công xuất khẩu qua trung gian Thực hiện được điều này sẽ giúp hàng dệt may Việt Nam đến tay người tiêu dùng cuối cùng với giá thành thấp hơn, nâng cao hiệu quả xuất khâu hàng dệt may, đồng thời giúp quảng bá mạnh mẽ hơn nhãn hiệu hàng

Trang 35

Trong xây dựng chiến lược đây mạnh xuất khẩu hàng dệt may vào thị trường EU, cần phải kết hợp với chiến lược xuất khẩu vào các thị trường khác để tạo sức mạnh tổng hợp của hàng dệt may xuất khâu Việt Nam Đồng thời, phải kết hợp tốt giữa đẩy mạnh

xuất khâu với đáp ứng nhu cầu của thị trường nội địa

Thứ ba: Hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam phải có sức cạnh tranh cao

Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa là điều kiện không thể thiếu để đây mạnh

xuất khâu hàng đệt may ra thị trường thế giới nói chung, thị trường EU nói riêng Đối với

thị trường hàng dệt may ở EU, cạnh tranh của hàng Việt Nam với hàng dệt may xuất khâu

của các nước khác có cơ cầu sản phâm gần giống hàng Việt Nam, là hết sức gay gắt Do

vậy, để đứng được trên thị trường này thì hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam phải có

sức cạnh tranh cao Sức cạnh tranh của hàng hóa được thể hiện trên nhiều tiêu chí: Cạnh

tranh về giá, cạnh tranh về chất lượng, kiểu dáng mẫu mã, cạnh tranh về dịch vụ trước,

trong va sau ban hang

Để sản phẩm dệt may xuất khẩu Việt Nam đứng vững trên thị trường EU, trước

tiên các doanh nghiệp phải hết sức chú trọng đến việc nâng cao giá trị sử dụng của sản

phẩm thông qua chất lượng, kiểu dáng, thời trang Đối với thị trường hàng dệt may EU,

chất lượng hàng hóa được xem là yếu tố số một, do vậy việc đáp ứng yêu cầu chất lượng là rất quan trọng Để thực hiện được điều này, các doanh nghiệp sản xuất phải chú trọng đầu

tư công nghệ sản xuất tiên tiến, đảm bảo chất lượng của nguyên phụ liệu, xây dựng lực lượng lao động lành nghề và đội ngũ cán bộ quản lý có trình độ, có trách nhiệm

Giá cả thấp cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam Thị trường hàng đệt may EU có nhiều nhà cung cấp với những chủng loại hàng hóa tương tự nhau, chất lượng cũng khá đồng đều, do vậy, cạnh tranh về giá giữa các

nước xuất khẩu ngày càng gay gắt Hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam trong những năm

qua có lợi thế so với nhiều nước khác ở chỗ giá nhân công rẻ Đây là một lợi thế quan

Trang 36

ở các nước kém phát triển hơn Việt Nam, khi đó lợi thế về giá nhân công rẻ của nước ta sẽ mất đi Do vậy, trong chiến lược phát triển lâu đài, để giảm giá hàng xuất khâu thì phải tìm

cách hạ thấp chi phí cho nguyên phụ liệu và áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất hàng dệt may Phát triển sản xuất nguyên, phụ liệu để dần dần thay thế được việc nhập

khẩu cả về số lượng và chất lượng là yếu tố cơ bản nhất để giảm chỉ phí sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh về giá đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường thế giới, trong đó có thị trường EU Đề chủ động được nguồn nguyên, phụ liệu cho sản xuất hàng dệt may xuất khâu, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ, phân công hiệp tác tốt giữa các ngành

trồng bông, kéo sợi, đệt vải, nhuộm áp dụng công nghệ tiên tiến, đổi mới máy móc, thiết bị

và nâng cao trình độ lao động cũng là những nhân tố tác động trực tiếp đến việc nâng cao năng suất lao động trong ngành dệt may và làm tăng khả năng cạnh tranh về giá của hàng

dệt may xuất khâu Việt Nam trên thị trường EU

Thực hiện tốt sự liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khâu dệt may là một điều

kiện quan trọng để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam Sản xuất hàng dệt may phù hợp với các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, trong nhiều trường hợp một doanh nghiệp không thể đáp ứng được việc cung ứng cho các đơn hàng lớn của người nhập khẩu, khi đó phải phát huy tối đa khả năng hợp tác với các doanh nghiệp khác để khai thác đơn hàng Như vậy, việc phân công, hiệp tác chặt chẽ vừa tạo điều kiện đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp, vừa góp phần đây mạnh xuất khâu hàng dệt may vào thị trường thế giới

Thứ tư: Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu hàng dệt may vào thị

trường EU

Trang 37

quan trọng cho các doanh nghiệp hai bên Thông qua các hoạt động ngoại giao, mở rộng

quan hệ kinh tế đối ngoại của Nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội để thâm

nhập vào các thị trường mới và phát triển các thị trường đã có, đồng thời các doanh nghiệp

nước ngoài có thêm thông tin để tìm kiếm đối tác và cơ hội làm ăn từ phía Việt Nam

Vai trò của Nhà nước trong hỗ trợ hoạt động xuất khẩu nói chung, xuất khẩu hàng

dệt may vào thị trường EU nói riêng được thê hiện ở việc xây dựng kết cầu hạ tầng kinh tế

- kỹ thuật, quy hoạch các ngành kinh tế; hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách và các yếu tố thể chế tạo ra môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu

Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với hoạt động xuất khâu hàng dệt may vào thị trường EU còn

được thê hiện ở việc đề ra chính sách khuyến khích đầu tư nước ngồi trong ngành cơng

nghiệp dệt may, đặc biệt là những lĩnh vực ngành dệt may Việt Nam hiện còn rất hạn chế như sản xuất nguyên, phụ liệu, đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị ngành dệt, công

nghiệp hóa chất phục vụ cho ngành đệt may

Nhà nước thực hiện nhiều hình thức đề hỗ trợ tài chính, tín dụng cho doanh nghiệp

xuất khâu hàng đệt may, đề ra các chính sách phát triển khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong ngành dệt may, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc xuất khẩu nói chung, xuất khâu hàng đệt may sang thị trường EU nói riêng Thông qua các cơ quan đại

diện tại EU, Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc nắm thông tin thị trường và thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm quảng bá hàng đệt may Việt Nam trên thị

trường EU

Kết luận chương 1

Ngành đệt may có vị trí quan trọng trong nền kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới

Việt Nam là nước có nhiều tiềm năng trong phát triển sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may

Đối với Việt Nam xuất khẩu hàng đệt may có vai trò rất to lớn trong phát triển kinh tế, xã

hội, đặc biệt trong giai đoạn đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế đất nước hiện nay Đây mạnh xuất khẩu hàng dệt may sẽ giúp giải quyết nhiều công ăn việc làm cho

người lao động, tạo điều kiện cho nhiều ngành kinh tế phát triển, thu hút ngoại tệ, tích lũy

vốn cho nền kinh tế đất nước

Trang 38

thị trường thu hút hàng đệt may xuất khâu của nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt

Nam Muốn đứng vững và phát triển trên thị trường hấp dẫn nhưng cũng rất khắt khe, khó tính này, thì việc tìm hiểu những đặc điểm của thị trường dệt may EU và xác định các điều

kiện để đây mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU là rất cần thiết

Với những cơ sở lý luận, thực tiễn đã được làm rõ ở trên cho thấy muốn đây mạnh xuất khâu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU, phải có sự phân tích, đánh giá về

thực trạng hoạt động xuất khẩu đệt may của nước ta vào EU thời gian qua, tìm ra những

Trang 39

Chương 2

Thực trạng xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU thời gian qua

2.1 Tình hình xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU từ 1992

đến nay

2.1.1 Khái quát hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường

EU

Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và EU chính thức được thiết lập từ 22/10/1990 Hiệp định dệt may được ký kết năm 1992 đặt dấu mốc cho quan hệ thương mại giữa hai bên phát triển và từ năm 1995, khi hiệp định khung hợp tác được ký kết, quan hệ thương mại giữa hai bên có những bước tiến đáng kể Kim ngạch xuất nhập khâu hàng hóa giữa

hai bên tăng nhanh, đặc biệt là kim ngạch xuất khâu của Việt Nam vào thị trường EU Kim ngạch xuất khâu của Việt Nam sang thị trường EU năm 2004 đã đạt 4,97 tỷ USD, tăng gấp

13 lần so với năm 1994 Năm 2004, EU đã trở thành thị trường lớn nhất của hàng xuất

khẩu Việt Nam

Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu hàng từ Việt Nam trong tổng kim ngạch hàng nhập khẩu của EU cũng có xu hướng tăng lên trong những năm qua Cụ thể là năm 1995, tỷ trọng này là 0,10%, năm 1998: 0,26%, năm 2001 là 0,33%, năm 2004 là 0,48% Khả năng tăng thị phần hàng xuất của Việt Nam vào thị trường của EU còn rất lớn nếu hàng hóa Việt Nam đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường đầy tiềm năng này

Qua số liệu hàng năm cũng cho thấy, kim ngạch xuất khâu của Việt Nam vào thị trường EU tăng nhanh, nhưng tốc độ tăng không đều và thiếu ổn định Việc tỷ lệ tăng không ổn định do nhiều nguyên nhân, như giá cả của một số mặt hàng phụ thuộc nhiều vào

thị trường thế giới như cà phê, hạt tiêu, bông, giá gia công may mặc và hầu hết các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam xuất khâu vào thị trường EU đều phải đối mặt với sự cạnh

Trang 40

nhiều trường hợp, sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam xuất khẩu vào EU còn rất thấp, biểu hiện ở chỗ không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, số lượng, điều kiện giao hàng

của nhà nhập khẩu EU

Ngày đăng: 29/11/2013, 11:30

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1: Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU - Luận văn xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay
Bảng 2.1 Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường EU (Trang 40)
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may - Luận văn xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may (Trang 44)
Bảng 2.2 cho thấy, từ năm 1992 đến 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng đệt may Việt Nam  ra  thị  trường  thế  giới  tăng  liên  tục - Luận văn xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay
Bảng 2.2 cho thấy, từ năm 1992 đến 2004, kim ngạch xuất khẩu hàng đệt may Việt Nam ra thị trường thế giới tăng liên tục (Trang 45)
các công ty của người Việt Nam đang sinh sống tại đây đưới hình thức buôn bán nhỏ là chủ  yếu - Luận văn xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay
c ác công ty của người Việt Nam đang sinh sống tại đây đưới hình thức buôn bán nhỏ là chủ yếu (Trang 47)
Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU - Luận văn xuất khẩu hàng dệt may việt nam vào thị trường EU giai đoạn hiện nay
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường EU (Trang 47)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w