1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

giáo án giảng dạy giáo án ngữ văn lớp 10 trường trung học phổ thông dan phuong bộ môn ngữ văn o0o giáo viên nguyen manh toan năm học 2009 2010 giáo án giảng dạy trường thpt dan phuong tuần lễ thứ 01 l

247 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân tố giao tiếp (NTGT) như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức giao tiếp, về[r]

Trang 1

Trường trung học phổ thông dan phuong

Bộ môn: Ngữ Văn

GIÁO VIÊN: NGUYEN MANH TOAN

Trang 2

NĂM HỌC 2009- 2010

Trang 3

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT dan phuong Tuần lễ thứ: 01.

Lớp: 10 Môn: Đọc văn Tiết thứ: 1 - 2

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

+ Thể loại của văn học Việt Nam

+ Con người trong văn học Việt Nam

- Bồi dưỡng học sinh niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản vănhóa được học Từ đó, học sinh có lòng say mê với văn học Việt Nam

II)

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1

- Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1

III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức

trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Kiểm tra bài cũ: (Không có)

2 Giảng bài mới:

Vào bài:

Lịch sử văn học của bất cứ dân tộc nào đều là lịch sử tâm hồn của dân tộc ấy Để các

em nhận thức những nét lớn về văn học nước nhà, chúng ta tìm hiểu bài: Tổng quan văn học Việt Nam

Trang 4

HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động I: Giúp HS hiểu về cụm từ

đánh giá một cách bao quát nhất về những

nét lớn của nền văn học Việt Nam

+ GV: Yêu cầu HS đọc đoạn mở đầu trong

 Văn học Việt Nam là minh chứng cho

giá trị tinh thần ấy Tìm hiểu nền văn học là

khám phá giá trị tinh thần của dân tộc

“Thân em như cá giữa dòng,

Ra sông mắc lưới, vào đìa mắc câu”

(Ca dao)

I Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam:

1 Văn học dân gian:

- Khái niệm: Là những sáng tác tập thể của

nhân dân lao động, được truyền miệng từđời này sang đời khác và thể hiện tiếng nóitình cảm chung của cộng đồng

+ GV: Em hãy kể những thể lọai của văn

học dân gian và dẫn chứng mỗi lọai một tác

+ Truyện cổ dân gian;

+ Thơ ca dân gian;

+ Sân khấu dân gian

Trang 5

+ GV: Theo em, văn học dân gian có những

đặc trưng là gì?

+ HS thảo luận và trả lời.

+ GV: Giải thích đặc trưng thứ ba.

- Đặc trưng:

+ Tính tập thể, + Tính truyền miệng + Tính thực hành: gắn bó với các sinhhoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng

- Thao tác 2:

+ HS đọc phần Văn học viết

+ GV: Em hiểu như thế nào là văn học viết?

Nó khác với văn học dân gian như thế nào?

+ GV: Văn học Viết từ thế kỉ X - XIX, XX

đến nay có những thể loại nào? Cho ví dụ

* Hoạt động III: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu quá trình phát triển của văn học viết

Việt Nam.

+ GV: Giới thiệu: Nhìn tổng quát, văn học

Việt Nam có ba thời kì phát triển

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

Giai đoạn văn học trung đại

+ GV: Văn học Trung đại có gì đáng chú ý

+ GV: Văn học Trung đại chịu sự ảnh

hưởng của nền văn học nào?

+ HS: Trả lời.

- Ảnh hưởng: nền văn học trung đại TrungQuốc

Trang 6

+ GV: Vì sao Văn học Trung đại ảnh hưởng

văn học Trung Quốc?

(Vì triều đại phong kiến phương Bắc xâmlược nước ta)  lí do quyết định nền vănhọc chữ Hán, Nôm

+ GV: Chỉ ra những tác phẩm, tác giả tiêu

biểu của văn học trung đại

+ HS: Dựa vào SGK chỉ ra.

+ GV: Yêu cầu học sinh gạch chân trong

sách giáo khoa

- Những tác phẩm, tác giả tiêu biểu :

(SGK trang 7)

+ GV bổ sung thêm ví dụ

+ GV bình luận: Như vậy, từ khi có chữ

Nôm, nền VHTĐ có những thành tựu rất đa

dạng, phong phú

+ Thơ chữ Hán:

o Nguyễn Trãi: Ức Trai thi tập

o Nguyễn Bỉnh Khiêm: Bạch Vân am thi

o Bà huyện Thanh Quan

o Nguyễn Du: Truyện Kiều

o Phạm Kính: Sơ kính tân trang

o Nhiều truyện Nôm khuyết danh

+ GV: Từ đó, em có suy nghĩ gì về sự phát

triển thơ Nôm của văn học Trung đại?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Giải thích thêm về dân tộc hóa và

dân chủ hóa của văn học trung đại: Sử dụng

chữ Nôm để sáng tác, chú ý phản ánh hiện

thực, xã hội và con người Việt Nam

- So với văn học chữ Hán, văn học chữNôm:

+ Tiếp nhận ảnh hưởng văn học dân giantòan diện

+ Gắn liền với truyền thống yêu nước, tinhthần nhân đạo, hiện thực,

+ Phản ánh quá trình dân tộc hóa và dânchủ hóa của văn học trung đại

Trang 7

TIẾT 2

- Thao tác 2:

+ HS đọc phần 2 SGK trang 8

2 Văn học hiện đại:

+ GV diễn giảng về tên gọi “văn học hiện

đại”: Vì nó phát triển trong thời kì hiện đại

hoá của đất nước và tiếp nhận sự ảnh

hưởng của nề văn học Phương Tây

- Có mầm móng từ cuối thế kỉ XX

- Viết bằng chữ quốc ngữ chủ yếu

+ GV: Văn học thời kì này chưa làm mấy

giai đoạn? Có đặc điểm gì? Kể tên tác gia,

+ Tác gia, tác phẩm tiêu biểu: (SGK)

+GV: Như vậy, điểm khác biệt của văn học

trung đại với hiện đại là gì?

+ HS: Trả lời.

b) Từ năm 1930 đến năm 1945:

+ Xuất hiện nhiều tên tuổi lớn: Thạch

Lam, Xuân Diệu, Huy Cận, …

+ Kế thừa tinh hoa văn học trung đại vàvăn học dân gian, ảnh hưởng văn hóa thếgiới

 Hiện đại hóa

- Có nhiều thể lọai mới

 Hoàn thiện

=> Điểm khác biệt của văn học trung đại vớihiện đại: Tác giả, đời sống văn học, thể lọai,thi pháp

+ GV: Từ sau CMT8, nền văn học dân tộc

đã có hướng đi như thế nào?

+ HS thảo luận nhóm và trả lời.

- Thành tựu tiêu biểu: SGK

+ GV: Từ 1975 đến nay văn học có điểm

+ GV: Mảng đề tài của văn học giai đoạn

này là gì?

+ HS: Trả lời.

- Mảng đề tài của văn học:

+ Lịch sử và cuộc sống, con người trongxây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng

Trang 8

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu về Con người Việt Nam qua văn học

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

mối quan hệ thứ 1

+ HS đọc phần 1 sgk trang 10, 11

III Con người Việt Nam qua văn học :

1 Quan hệ với thế giới tự nhiên:

+ GV: Mối quan hệ giữa con người với thế

giới tự nhiên được thể hiện như thế nào

trong văn học dân gian ? Cho ví dụ?

+ HS: Thảo luận và trả lời.

+ GV: Nhận xét và chốt lại

- Văn học dân gian:

+ Tư duy hyuền thoại, kể về quá trìnhnhận thức, cải tạo chinh phục tự nhiên, xâydựng cuộc sống, tích lũy hiểu biết thiênnhiên

+ Con người và thiên nhiên thân thiết

+ GV: Mối quan hệ giữa con người với thế

giới tự nhiên được thể hiện như thế nào

trong văn học trung đại ? Cho ví dụ

+ HS: Thảo luận và trả lời.

+ GV: Nhận xét và chốt lại

- Thơ ca trung đại: Thiên nhiên gắn lýtưởng, đạo đức, thẩm mỹ

+ GV: Mối quan hệ giữa con người với thế

giới tự nhiên được thể hiện như thế nào

trong văn học hiện đại? Cho ví dụ

+ HS: Thảo luận và trả lời.

+ GV: Nhận xét giảng thêm.

- Văn học hiện đại: hình tượng thiên nhiênthể hiện qua tình yêu đất nước, cuộc sống,lứa đôi

Trang 9

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu mối quan hệ thứ 2.

+ HS đọc phần 2 sgk/ 11

+ GV: Mối quan hệ giữa con người với

quốc gia dân tộc được thể hiện như thế nào?

Cho ví dụ?

+ HS: Thảo luận và trả lời.

+ GV: Nhận xét giảng thêm.

2 Quan hệ quốc gia dân tộc:

- Con người Việt Nam đã hình thành hệthống tư tưởng yêu nước:

+ Trong văn học dân gian: yêu làng xóm ,căm ghét xâm lược ;

+ Trong văn học trung đại: Ý thức quốcgia dân tộc, truyền thống văn hiến lâu đời + Trong văn học cách mạng: đấu tranhgiai cấp và lý tưởng chủ nghĩa xã hội

- Tác giả, tác phẩm: SGK

+ GV khẳng định => Chủ nghĩa yêu nuớc là nội dung tiêu

biểu, giá trị quan trọng của văn học ViệtNam

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu mối quan hệ thứ 3.

+ HS đọc phần 3 SGK/ 12

+ GV: Văn học Việt Nam phản ánh quan hệ

xã hội như thế nào?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Kể tên tác phẩm văn học dân gian,

văn học trung đại, hiện đại?

- Ví dụ: SGK

=> Cảm hứng xã hội sâu đậm là tiền đềhình thành chủ nghĩa hiện thực và nhân đạo

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu mối quan hệ thứ 4.

+ HS đọc phần 4 sgk/ 12, 13

+ GV: Văn học Việt Nam phản ánh ý thức

bản thân như thế nào?

4 Ý thức về cá nhân:

- Hình thành mô hình ứng xử và mẫu người

lý tưởng liên quan đến cộng đồng:

+ Con người xã hội (hy sinh, cống hiến) + Hoặc con người cá nhân (hướng nội,nhấn mạnh quyền cá nhân, hạnh phúc tìnhyêu, ý nghĩa cuộc sống trần thế)

+ GV: Em hãy nêu những tác phẩm thể hiện

hai mẫu người này?

+ HS cho ví dụ

- Ví dụ: SGK

+ GV: Xu hướng của văn học Việt Nam là

gì khi xây dựng mẫu người lý tưởng?

=> Xu hướng chung: Xây dựng đạo lý làmngười với những phẩm chất tốt đẹp

Trang 10

* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh tổng

- Các bộ phận hợp thành của văn học Việt Nam là gì?

- Văn học Việt Nam có mấy giai đoạn phát triển?

- Những nội dung chủ yếu của Văn học Việt Nam là gì?

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Học lại nội dung bài "Tổng quan văn học Việt Nam"

- Sọan bài mới:

"Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ"

Câu hỏi:

1 Trả lời câu hỏi bài 1, 2 câu a, b, c , d, e sgk / 14 , 15.,

2 Từ đó khái quát thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

3 Có mấy quá trình giao tiếp bằng ngôn ngữ?

4 Có những nhân tố nào chi phối một hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

Trang 11

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 01

Lớp: 10 Môn: Đọc văn Tiết thứ: 3 - 5

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

I.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Nắm được kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các nhân

tố giao tiếp (NTGT) như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thứcgiao tiếp, về hai quá trình trong HĐGT

- Biết xác định các NTGT trong một HĐGT, nâng cao năng lực giao tiếp khi nói, khi viết

và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp

- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ

II.

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1

 Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1

 Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1

 Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1

 Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1

 Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1

III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức

trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Kiểm tra bài cũ:

BÀI: TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

CÂU HỎI:

1 Hãy vẽ sơ đồ cấu tạo của nền văn học Việt Nam?

2 Giữa văn học trung đại và văn học hiện đại có những điểm gì khác nhau?

3 Con người Việt Nam trong văn học được thể hiện qua những mối quan hệ nào?

4 Chọn và phân tích một trong các mối quan hệ đó?

2 Giảng bài mới:

Vào bài:

Trong cuộc sống hàng ngày, con người giao tiếp với nhau bằng một công cụ vô cùngquan trọng – đó là ngôn ngữ Nhờ nó mà các cuộc giao tiếp của ta mang lại hiệu quả nhưmong muốn Để thấy rõ điều đó, ta cùng nhau tìm hiểu bài học hôm nay

Trang 12

HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động I: Giúp HS hiểu ngữ liệu để

+ GV: Trong hoạt động giao tiếp này có các

nhân vật giao tiếp nào? Hai bên có cương vị

và quan hệ với nhau như thế nào?

+ HS: Trả lời, GV ghi nhận.

+ GV : Chính vì có vị thế khác nhau như thế

nên ngữ giao tiếp của học như thế nào?

+ HS trả lời: ngôn ngữ giao tiếp khác nhau:

o Vua : nói với thái độ trịnh trọng

o Các bô lão: xưng hô với thái độ kính

trọng

+ GV : Trong hoạt động giao tiếp này, các

nhân vật giao tiếp đổi vai cho nhau như thế

nào?

+ HS: Trả lời, GV ghi nhận và chốt lại.

+ GV: Người nói và người nghe đã tiến

hành những hoạt động tương ứng nào?

+ HS nêu

+ GV kết luận.

+ GV: Như vậy, một hoạt động giao tiếp

bằng ngôn ngữ bao gồm mấy quá trình?

+ HS: có hai quá trình:

o Tạo lập văn bản

o Lĩnh hội văn bản

+ GV: Em hãy cho biết hoạt động giao tiếp

này diễn ra ở đâu? Vào lúc nào? Lúc đó có

a Nhân vật giao tiếp:

- Vua nhà Trần và các vị bô lão

- Cương vị khác nhau:

+ Vua: Cai quản đất nước

+ Các vị bô lão: những người từng giữtrọng trách, đại diện cho nhân dân

- Người nghe: tiến hành hoạt động nghe để

giải mã và lĩnh hội nội dung văn bản

c Hoàn cảnh giao tiếp:

- Diễn ra ở diện Diên Hồng

- Lúc đất nước có giặc ngoại xâm

d Nội dung giao tiếp:

Trang 13

+ HS cùng nhau trao đổi, bàn bạc và trả lời.

+ GV chốt lại từ ý kiến trả lời của học sinh.

+ GV : Từ đó em thấy cuộc giao tiếp này

nhằm hướng vào mục đích gì? Mục đích đó

có đạt được hay không?

+ HS: Trả lời cá nhân.

+ GV : Chốt lại vấn đề qua câu hỏi:

o Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn

ngữ?

o Một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm

có những yếu tố nào?

+ HS: Trả lời cá nhân:

o Hoạt động giao tiếp là hoạt động diễn ra

giữa mọi người trong xã hội, được tiến hành

chủ yếu bằng phương tiện ngôn ngữ (nói

hoặc viết) nhằm trao đổi thông tin, thể hiện

tình cảm, thái độ, quan hệ hoặc bàn bạc để

tiến hành một hành động nào đó

o Hoạt động giao tiếp diễn ra khi có:

- Nhân vật giao tiếp

- Hoàn cảnh giao tiếp

- Nội dung và mục đích giao tiếp

- Phương tiện giao tiếp

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh phân tích

ngữ liệu 2: Bài "Tổng quan về VHVN"

+ GV: Em hãy cho biết các nhân vật giao

tiếp qua bài này là những ai (Người viết?

chương trình của nhà trường

+ GV: Nội dung giao tiếp? Về đề tài gì?

Bao gồm những vấn đề cơ bản nào?

e Mục đích giao tiếp:

- Lấy ý kiến của mọi người, thăm dò lòngdân để hạ lệnh quyết tâm giữ nước

- Cuộc giao tiếp đã đạt được mục đích

2 Văn bản 2: Tổng quan về Văn học Việt

Nam:

a Nhân vật giao tiếp

- Người viết: tác giả biên soạn SGK, ở lứa

tuổi , trình độ cao hơn

- Người đọc: giáo viên, học sinh, thuộc

lớp trẻ, trình độ thấp hơn

b Hoàn cảnh giao tiếp:

Hoàn cảnh có tổ chức giáo dục, chươngtrình quy định chung hệ thống trường phổthông

c Nội dung giao tiếp :

- Thuộc lĩnh vực văn học,

- Đề tài: "Tổng quan văn học Việt Nam"

- Các vấn đề cơ bản:

Trang 14

+ GV: Mục đích giao tiếp ở đây là gì (Xét

về phía người viết và người đọc)?

+ HS: phát biểu cá nhân

+ GV: Phương tiện ngôn ngữ và cách tổ

chức văn bản như thế nào?

+ HS: Dùng thuật ngữ văn học, với văn

phong khoa học có bố cục rõ, chặt chẽ có đề

mục, có hệ thống luận điểm luận cứ…

- Thao tác 3: Hướng đẫn học sinh tổng

kết lí thuyết

+ GV: Qua việc tìm hiểu các văn bản trên,

em hiểu thế nào là hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ?

+ HS: Trả lời

+ GV: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

bao gồm những quá trình nào?

+ HS: Trả lời

+ GV: Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ

chịu sự chi phối của các nhân tố giao tiếp

+ GV: Lưu ý học sinh: Bài tập yêu cầu

phân tích các nhân tố giao tiếp thể hiện

trong câu ca dao:

+ Các bộ phận hợp thành của VHVN.+ Quá trình phát triển của văn học viết.+ Con người Việt Nam qua văn học

d Mục đích giao tiếp:

- Người viết : cung cấp những tri thức cần

thiết cho người đọc

- Người đọc:

+ Nhờ văn bản mà có những tri thức cầnthiết về nền văn học Việt Nam

+ Rèn luyện, nâng cao những kĩ năng:nhận thức đánh giá các hiện tượng văn học;xâu dựng và tạo lập văn bản

e Ph ươ ng tiện ngôn ngữ và cách tổ chức văn bản:

- Dùng thuật ngữ văn học, với văn phongkhoa học

- Có bố cục rõ, chặt chẽ có đề mục, có hệthống luận điểm luận cứ…

3 Tổng kết :

(Ghi nhớ, SGK trang 15)

Tiết 2 III Luyện tập:

1 Bài tập 1:

Trang 15

"Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng

Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?".

 Đây là hình thức giao tiếp mang màu

sắc văn chương

+ GV: Nhân vật giao tiếp ở đây là người

như thế nào ?

+ HS: Chàng trai, cô gái

+ GV: Diễn ra trong hoàn cảnh nào?

+ HS: Đêm trăng sáng, họ dễ thổ lộ tâm tư.

+ GV: Nhân vật “anh” nói về điều gì?

+ HS: Phù hợp với thời gian (đêm trăng),

mục đích (muốn kết duyên với người mình

+ GV: Lưu ý học sinh: Đây là cuộc giao

tiếp trong đời thường, diễn ra trong cuộc

sống hàng ngày

+ GV: Trong cuộc giao tiếp (SGK), các

nhân vật đã thực hiện bằng ngôn ngữ những

hành động nói cụ thể nào? Nhằm mục đích

gì?

+ HS: Thực hiện bằng ngôn ngữ thường

ngày, bằng hành động chào hỏi

+ GV: Trong lời ông cụ cả 3 câu đều có

hình thức câu hỏi nhưng cả 3 có dùng để hỏi

Hoàn cảnh giao tiếp: đêm trăng

thanh, thích hợp với việc thổ lộ tình cảm

yêu đương

c Nội dung giao tiếp:

- Nói về việc: tre non đủ lá đan sàng

- Ngụ ý: họ đã đến tuổi trưởng thành nên

có thể tính đến chuyện kết duyên

- Mục đích: chàng trai tỏ tình với ngườicon gái

d Cách nói của chàng trai: phù hợp với

nội dung và mục đích giao tiếp

e Cách nói: có sắc thái văn chương, gợi

cảm, tế nhị, dễ đi vào lòng người

2 Bài tập 2:

a) Các nhân vật giao tiếp đã thực hiện

các hành động giao tiếp :

- Chào: "Cháu chào ông ạ !"

- Chào đáp lời: "A Cổ hả ?"

- Khen: "Lớn tướng rồi nhỉ ?"

- Hỏi: "Bố cháu có gửi pin đài lên cho ông

không ?

- Trả lời: "Thưa ông, có ạ !".

b) Câu 1 và 2: chỉ dùng để chào + khen

Câu 3 nhằm mục đích hỏi thật sự

Trang 16

+ GV: Lời nói của nhân vật đã bộc lộ tình

cảm thái độ và quan hệ trong giao tiếp như

thế nào?

+ HS: Từ xưng hô (ông, cháu), từ tình thái

(thưa, ạ lời A Cổ - hả, nhỉ, lời ông cụ)

+ HS: Mô tả, giới thiệu bánh trôi nước.

Qua đó, nói lên thân phận người phụ nữ

+ GV: Người đọc căn cứ vào đâu để tìm

hiểu và cảm nhận bài thơ?

+ HS: Thông qua phương tiện ngôn ngữ

+ GV: Nêu mục đích của bài tập - Rèn

luyện HS năng lực giao tiếp dưới dạng viết,

a Tác giả giao tiếp với ng ư ời đọc về :

- Vấn đề: vẻ đẹp thân phận của người phụ

nữ

- Mục đích: khẳng định phẩm chất trong

sáng của người phụ nữ và của riêng tác giả

b Ng ư ời đọc căn cứ vào:

- Các phương tiện ngôn ngữ như các từ:

trắng, tròn (vẻ đẹp) thành ngữ: bảy nổi ba chìm (sự lận đận), tấm lòng son (phẩm chất).

- Vào cuộc đời tác giả: tài hoa nhưng lận

+ Nhân ngày môi trường thế giới

- Mục đích giao tiếp: kêu gọi, nâng cao ý

thức bảo vệ môi trường

Trang 17

- Thao tác 5: Hướng dẫn học sinh luyện

tập Bài tập 5:

+ GV: Yêu cầu học sinh đọc bài tập.

+ HS: Đọc to bài tập

+ GV: Nêu yêu cầu bài tập: Thử phân tích

các nhân tố giao tiếp được thể hiện trong thư

Bác Hồ gửi học sinh cả nước nhân ngày

khai trường tháng 9-1945 ?

+ HS: Lần lượt trả lời.

+ GV: Nhận xét và chốt lại.

+ GV: Qua các bài tập, em rút ra được

những kinh nghiệm gì khi thực hiện một

hoạt động giao tiếp?

+ HS: Trao đổi và trả lời.

+ GV: Tổng kết bài học qua phần củng cố.

5 Bài tập 5:

a Nhân vật giao tiếp:

- Người viết: Bác Hồ (chủ tịch nước)

- Người đọc: học sinh (thế hệ chủ nhântương lai của nước Việt Nam)

b Hoàn cảnh giao tiếp:

- Đất nước vừa giành được độc lập

- HS sẽ được tập trong một nền giáo dụccủa Việt Nam

c Nội dung giao tiếp:

- Niềm vui sướng của Bác khi học sinhđược hưởng nền độc lập

- Xác định nhiệm vụ và trách nhiệm củahọc sinh đối với đất nước

- Lời chúc mừng của Bác

d Mục đích:

- Chúc mừng HS nhân ngày khai trường

- Xác định nhiệm vụ của HS trong thời kỳlịch sử mới

e Phương tiện ngôn ngữ:

Thư Bác viết lời lẽ vừa chân tình, gần gũi

và nghiêm túc khi xác định nhiệm vụ chohọc sinh

V CỦNG CỐ - DẶN DÒ:

1 Hướng dẫn học bài:

a Thế nào là hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ?

b Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm có các quá trình giao tiếp nào?

c Có các nhân tố nào chi phối một hoạt động giao tiếp?

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Học lại nội dung bài học

- Sọan bài mới:

Trang 18

“Khái quát văn học dân gian Việt Nam”

Câu hỏi:

1 Thế nào là một tác phẩm văn học dân gian?

2 Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?

3 Truyền miệng tác phẩm văn học dân gian nghĩa là gì?

4 Quá trình sáng tác một tác phẩm văn học dân gian trải qua những bước nào?

5 Văn học dân gian phục vụ những gì cho sinh hoạt cộng đồng?

6 Văn học dân gian có những giá trị cơ bản nào?

Trang 19

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 01

Lớp: 10 Môn: Đọc văn Tiết thứ: 4

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN

I.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:

- Hiểu và nhớ những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian

- Hiểu giá trị to lớn của văn học dân gian HS có thái độ trân trọng di sản văn hóa tinhthần của dân tộc, từ đó học tốt

- Nắm khái niệm từng thể lọai của văn học dân gian Việt Nam

II.

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1

 Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1

 Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1

 Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1

 Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1

 Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1

III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức

trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Kiểm tra bài cũ:

BÀI: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

CÂU HỎI:

1 Họat động giao tiếp là gì? Họat động giao tiếp gồm mấy quá trình? Kể ra? Nêunhân tố giao tiếp

2 Phân tích họat động giao tiếp trong bài ca dao: " Trâu ơi ta bảo trâu này…"

3 Hãy viết một thông báo ngắn cho học sinh toàn trường biết về họat động làm sạch

môi trường nhân ngày Môi trường thế giới

2 Bài mới:

Lời vào bài: Ngay từ lúc còn thơ bé, bên chiếc võng đong đưa, chúng ta đã được

những người bà, người mẹ, người chị vỗ về ru ta vào giấc ngủ bằng những câuchuyện cổ, những khúc hát ru, những bài hát dân ca mộc mạc Truyện cổ tích, cadao-dân ca, chèo , tuồng… tất cả là biểu hiện của văn học dân gian Và để hiểu rõhơn kho tàng văn học dân gian phong phú của Việt Nam ,chúng ta hãy cùng nhau

tìm hiểu văn bản "Khái quát văn học dân gian Việt Nam".

Trang 20

HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

hiểu thế nào là văn học dân gian? Tại

sao nói văn học dân gian là một nghệ

thuật ngôn từ?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: chốt lại

I Khái niệm văn học dân gian:

- Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng

- Được tập thể sang tạo

- Nhằm mục đích phục vụ cho những sinh họat khác nhau trong đời sống cộng đồng

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học

sinh tìm hiểu những Đặc trưng cơ

bản của văn học dân gian

+ GV: Nêu thêm: văn học dân gian

là lọai hình nghệ thuật ngôn từ nên

có nhiều điểm tương đồng với văn

học viết Song do đời sống của một

tác phẩm văn học dân gian , lưu

truyền dân gian nên văn học dân gian

có những đặc trưng khác lọai hình

nghệ thuật dùng con chữ thể hiện Vì

vậy cần nắm vững đặc trưng văn học

dân gian mà tác phẩm ngôn từ là một

đặc trưng của văn học dân gian

+ GV: Em hãy cho bbiết văn học dân

gian có những đặc trưng cơ bản nào?

+ HS: trả lời.

II Đặc tr ư ng c ơ bản của văn học dân gian:

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu Tính truyền miệng

+ GV: Em hiểu thế nào là tác phẩm

nghệ thuật ngôn từ?

+ HS: trả lời.

+ GV: Gọi học sinh đọc một vài bài

ca dao tự chọn và yêu cầu học sinh

nhận xét về những từ ngữ dùng trong

bài ca dao

+ GV: Nêu ví dụ:

“Thân em như trái bần trôi,

Sóng dập gió dồi biết tấp vào đâu”

1 Tính truyền miệng:

- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuậtngôn từ:

+ Ngôn từ là chất liệu để sáng tác+ Ngôn từ được chọn lọc, giàu hình ảnh và gợicảm

Trang 21

 Hình ảnh gợi cảm, giàu sức liên

tưởng

+ GV: cho học sinh nhớ lại những

hiện tượng thường ngày về sự truyền

tụng một câu nói có vần; một câu

chuyện dân gian hiện đại

+ GV: Theo em, những bài ca dao,

những câu chuyện cổ tích tồn tại và

lưu truyền lại cho đến ngày nay nhờ

o Nhớ và kể lại một câu chuyện cổ

tích cho người khác nghe  truyền

miệng

o Diễn lại một vở tuồng cho người

khác xem  truyền miệng

- Văn học dân gian tồn tại và phát triển bằng cáchình thức truyền miệng

+ Truyền miệng: là ghi nhớ nhập tâm và phổ

biến lại bằng lời hoặc trình diễn lại cho ngườikhác xem, nghe

+ GV: Theo em, các bài dân ca Bắc

bộ, các điệu hò Trung bộ ban đầu có

+ Phương thức truyền miệng :

o Theo không gian: di chuyển tác phẩm từ nơi

này sang nơi khác

o Theo thời gian: bảo lưu tác phẩm từ đời này

sang đời khác

+ GV: Theo em, quá trình truyền

miệng được thực hiện chủ yếu thông

qua hình thức nào?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: Tác phẩm văn học dân gian

tồn tại dưới dạng một lọai hình nghệ

thuật biểu diễn Chúng ta không thể

nào biết được cái hay của một làn

điệu dân ca nếu chúng ta không trực

tiếp được nghe nó diễn xướng

+ Hình thức truyền miệng: diễn xướng dân

gian (nói, kể Hát, diễn tác phẩm văn học dângian)

Trang 22

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh

- Sáng tác tập thể: không thể biết được ai là tác

giả hoặc tác giả đầu tiên

tính cơ bản, xuyên xuốt quá trình

sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn

học dân gian

Chính vì tác phẩn văn học dân gian

là tài sản chung  đặc tính thứ ba

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu Tính thực hành

3 Tính thực hành:

+ GV: Em hiểu sinh hoạt cộng đồng

là những sinh hoạt như thế nào?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: minh họa bài ca dao: hò chèo

thuyền, hò giã gạo,……

+ GV: Theo em những tiếng đệm

trong bài hò có tác dụng gì khi họ

kéo lưới, đánh cá, giã gạo…?

+ HS: Phát biểu.

- Sinh hoạt cộng đồng: những sinh hoạt chung

của nhiều người (lao động tập thể, vui chơi, cahát tập thể, hội hè…)

+ GV: Như vậy, văn học dân gian

gắn bó và phục vụ cho những sinh

hoạt khác nhau thế nào?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: dẫn chứng bài ca dao:

" Hôm qua tát nước đầu đình…"

Và yêu cầu học sinh nêu chủ đề của

bài sa dao?

+ HS nêu chủ đề bài ca dao

- Trong sinh hoạt lao động: văn học dân gian

đóng vai trò phối hợp hoạt động, tạo nhịp điệucho hoạt động

Ví dụ: bài ca dao hò chèo thuyền, hò giã gạo,

…………

+ GV: Từ bài ca dao trên, em hiểu

nội dung thứ hai trong tính tập thể là

- Ví dụ: chàng trai nông thôn bày tỏ tình yêu kín

đáo qua bài " Tát nước đầu đình"

Trang 23

+ HS: Phát biểu.

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học

sinh tìm hiểu Hệ thống thể lọai của

văn học dân gian Việt Nam:

III Hệ thống thể lọai của văn học dân gian Việt Nam:

+ GV: Văn học dân gian gồm mấy

+ Nội dung: Những biến cố lớn

diễn ra trong đời sống cộng đồng

* Hoạt động 3: Hướng dẫn học

sinh tìm hiểu Những giá trị cơ bản

của văn học dân gian Việt Nam:

III Những giá trị c ơ bản của văn học dân gian Việt Nam:

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu giá trị cơ bản thứ nhất của

văn học dân gian

+ GV: Tại sao văn học dân gian

được xem là kho tri thức?

+ GV: Văn học dân gian được có

giá trị giáo dục đạo lý làm người và

giá trị thẩm mỹ thế nào?

+ HS: Trả lời

+ GV nêu ví dụ:

“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,

Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.”

Trang 24

(Tục ngữ)

+ GV: Tác phẩm Văn học dân gian

thường thể hiện điều gì của nhân dân

Liu điu lại đẻ ra dòng liu điu.”

Nhân dân lao động lại quan niệm

khác:

“Con vua thì lại làm vua,

Con sãi ở chùa thì quét lá đa.

Bao giờ dân nổi can qua,

Con vua thất thế lại ra quét chùa.”

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu giá trị cơ bản thứ hai của

văn học dân gian

2 Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lý làm người:

+ GV: Những tác phẩm văn học dân

gian như truyện cổ tích, truyện ngụ

ngôn… thường có giá trị gì?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: Truyện “Tấm Cám” đã để lại

cho em những bài học gì?

+ HS: Phát biểu.

o Giúp con người đồng cảm, chia sẻ

với nổi bất hạnh của Tấm

ôKhẳng định phẩm chất của Tấm:

hiền lành, chăm lao động, cả tin

o Lên án kẻ xấu: mẹ con Cám

- Giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan: yêuthương đồng lọai, đấu tranh giải phóng conngười khỏi bất công, niềm tin: thiện thắng ác

+ GV: Ngoài ra, những tác phẩm văn

học dân gian còn hình thành cho con

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu giá trị cơ bản thứ ba của văn

học dân gian

+ GV: Văn học dân gian có giá trị

nghệ thuật thế nào?

+ HS: Phát biểu.

3 Văn học dân gian:

Có giá trị thẩm mỹ to lớn, góp phần tạo nên bản sắc riêng cho nền vh dân tộc:

Trang 25

+ GV: Hãy dựa vào mỗi thể loại văn

học dân gian để chứng minh nghệ

thuật của các thể lọai?

+ HS: Thảo luận và trả lời

Truyện cười: tạo tiếng cười dựa

vào mâu thuẫn xã hội

Ca dao : biện pháp tu từ so sánh,

ẩn dụ.v.v (các em đã học ở THCS )

- Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua

không gian, thời gian, là “viên ngọc sáng”.

Nhiều tác phẩm trở thành mẫu mực về nghệ thuật

để ta học tập

+ GV: Các nhà thơ, nhà văn học

được gì ở ca dao, truyện cổ tích?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: Ca dao: giọng thơ trữ tình,

nhân vật trữ tình, cảm nhận trước đời

+ GV: Yêu cầu học sinh rút ra kết

luận chung về văn học dân gian Việt

Nam có những đặc trưng và giá trị

gì?

+ HS: rút ra kết luận chung theo mục

ghi nhớ của sách giáo khoa

- Văn học dân gian có những đặc trưng cơ bản nào?

- Kể tên các thể loại của văn học dân gian?

- Tóm tắt các giá trị cơ bản của văn học dân gian?

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Học thuộc ghi nhớ, các khái niệm thể loại

- Sưu tầm một số truyện, thơ thuộc văn học dân gian

- Soạn bài mới: Văn bản

Trang 26

Câu hỏi:

- Trả lời các câu hỏi của SGK trang 23, 24, 25

- Từ đó, em hiểu thế nào là văn bản?

- Văn bản có những đặc điểm gì?

- Có các loại văn bản nào? Nêu ví dụ?

Trang 27

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 2

Lớp: 10 Môn: Đọc văn Tiết thứ: 6

VĂN BẢN

I.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp học sinh:

- Nắm được một số khái niệm và đặc điểm của văn bản

- Nâng cao năng lực phân tích tạo lập văn bản

II.

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

- Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1

- Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1

- Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1

- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1

- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1

- Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1

III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức

trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Kiểm tra bài cũ:

BÀI: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN

CÂU HỎI:

1 Trình bày những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian?

2 Trình bày các giá trị của văn học dân gian?

3 Nêu hệ thống thể loại của văn học dân gian? Cho ví dụ một vài thể loại?

2 Giảng bài mới:

Vào bài:

Ở chương trình THCS, các em đã được giới thiệu một số loại văn bản Hôm nay,chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một số loại văn bản khác

Trang 28

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm

hiểu khái niệm và đặc điểm của văn bản.

- Thao tác 1: Cho học sinh tìm hiểu khái

niệm văn bản

+ GV: Cho học sinh đọc các văn bản (1),

(2), (3) và các yêu cầu ở SGK ?

+ GV: Mỗi văn bản được người nói tạo ra

trong những hoạt động nào? Để đáp ứng nhu

cầu gì ?

+ HS: Trả lời

o VB (1): Gần người tốt ảnh hưởng cái tốt

và ngược lại quan hệ người xấu sẽ ảnh

hưởng cái xấu

 trao đổi về một kinh nghiệm sống

o VB(2); HĐGT tạo ra trong HĐGT giữa

cô gái và mọi người Nó là lời than thân của

cô gái

 trao đổi về tâm tư tình cảm

o VB(3): HĐGT giữa vị chủ tịch nước với

toàn thể quốc dân đồng bào là nguyện vọng

khẩn thiết và quyết tâm lớn của dân tộc

trong giữ gìn, bảo vệ, độc lập, tự do

 trao đổi về thông tin chính trị - xã hội

+ GV: Chốt lại vấn đề.

+ GV: Số câu ở mỗi văn bản như thế nào ?

+ GV: Vậy từ đó em hiểu thế nào là văn

bản?

+ HS: Trả lời.

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

các đặc điểm của văn bản

+ GV: Mỗi văn bản đề cập đến vấn đề gì ?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Vấn đề đó có được triển khai nhất

quán trong mỗi văn bản không? Như vậy,

một văn bản thường có đặc điểm gì?

2 Đặc điểm:

* Tìm hiểu ngữ liệu:

- Câu hỏi 2:

+ Vấn đề:

o VB(1) Là quan hệ giữa người với người

o VB(2) Lời than thân của cô gái

o VB(3) Lời kêu gọi toàn quốc kháng

chiến

+ Cách triển khai:

Mỗi văn bản đều tập trung nhất quán vàomột chủ đề và triển khai chủ đề đó một cáchtrọn vẹn

Trang 29

+ GV: Các câu trong từng văn bản (2) và

(3) có quan hệ với nhau về những phương

+ GV: Từ những điều đã phân tích trên, hãy

nêu đặc điểm của văn bản ?

+ HS: Trả lời.

* Hoạt động 2: Cho học sinh tìm hiểu

khái quát các loại văn bản.

- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu

ngữ liệu SGK

+ GV: So sánh văn bản (1), (2), (3), Vấn đề

được đề cập trong mỗi văn bản này là gì?

Thuộc lĩnh vực nào trong cuộc sống?

+ Kết cấu của văn bản (3): Bố cục rõ ràng:

a Phần mở đầu: “ Hỡi đồng bào toàn

quốc”

b Thân bài:“ Chúng ta muốn hoà bình

… nhất định về dân tộc ta”

c Kết bài: Phần còn lại.

- Câu hỏi 4: Văn bản (3):

+ Mở đầu: Tiêu đề và Lời hô gọi

 Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề+ Kết thúc: Hai khẩu hiệu

+ VB (3): Kêu gọi, khích lệ thể hiện quyết

tâm của mọi người trong kháng chiến chốngPháp

Trang 30

+ GV: Từ ngữ được sử dụng trong mỗi văn

bản thuộc những loại nào?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Cách thể hiện nội dung trong mỗi

văn bản như thế nào?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Như vậy, mỗi loại văn bản thuộc

phong cách ngôn ngữ nào?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Các loại văn bản được sử dụng trong

những lĩnh vực nào của xã hội?

+ GV: Cách kết cấu và cách trình bày trong

mỗi loại văn bản là gì?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Như vậy, các văn bản trong SGK,

đơn xin nghỉ học và giấy khai sinh thuộc các

loại văn bản nào?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Ngoài các loại văn bản trên, ta còn

có thể gặp các loại văn bản nào khác?

+ HS: Trả lời.

+ GV: Ngoài các loại văn bản trên, ta còn

có thể gặp các loại văn bản khác như:

thư, nhật kí  thuộc phong cách ngôn ngữ

sinh hoạt

b Từ ngữ:

(1) và (2): Thông thường (3): Chính trị, xã hội

c Cách thể hiện nội dung:

(1) và (2): bằng hình ảnh, hình tượng (3): bằng lí lẽ, lập luận

bày nguyện vọng, xác nhận sự việc

c Lớp từ ngữ:

+ (2): Thông thường + (3): Chính trị, xã hội + SGK: Khoa học + Đơn nghỉ học, giấy khai sinh: Hành

hoặc in sẵn

=> Văn bản SGK: PCNN khoa học, đơn

xin nghỉ học, giấy khai sinh: PCNN hànhchính

2 Một số loại văn bản:

Trang 31

Bản tin, phóng sự, phỏng vấn  thuộc

phong cách ngôn ngữ báo chí

+ GV: Cho học sinh đọc kỹ phần ghi nhớ ở

SGK

Ghi nhớ :

Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp, người

ta phân biệt các loại văn bản:

- Văn bản thuộc phong cách sinh họat

- Văn bản thuộc phong cách nghệ thuật

- Văn bản thuộc phong cách khoa học

- Văn bản thuộc phong cách hành chính

- Văn bản thuộc phong cách chính luận

- Văn bản thuộc phong cách báo chí.

Ghi nhớ, SGK trang 25

V Củng cố:

1 Hướng dẫn học bài:

- Em hiểu thế nào là văn bản?

- Văn bản thường có những đặc điểm gì?

- Trong lĩnh vực giao tiếp, có các loại văn bản nào?

2 Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- GV hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài tập thực hành ở tiết 10 theo nhóm :

Trang 32

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 3

Lớp: 10 Môn: Đọc văn Tiết thứ: 7

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 1

Cảm nghĩ về một hiện tượng trong đời sống hoặc một tác phẩm văn học

I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS nhận thức được : Viết một bài văn phải bộc lộ được những cảm nghĩ chân thựccủa bản thân về một đề tài gần gũi, quen thuộc trong đời sống ( hoặc một tác phẩm vănhọc)

II HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI Ở NHÀ:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS YÊU CẦU CẦN ĐẠT

* Hoạt động 1: HƯỚNG DẪN CHUNG:

- GV gọi HS đọc phần hướng dẫn chung

trong sgk trang 26

* Hoạt động 2: GỢI Ý ĐỀ BÀI:

- GV gọi HS đọc các đề bài gợi ý trong sgk.

- GV giải thích các gợi ý để giúp HS có sự

lựa chọn hợp lý khi làm bài

* Hoạt động 3: GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI

- GV gọi HS đọc gợi ý cách làm bài

* Hoạt động 4: ĐỌC THÊM VÀ THAM

KHẢO

- GV gọi 2 HS đọc các văn bản đọc thêm ở

SGK

I/ HƯỚNG DẪN CHUNG:

SGK /TRANG 26 ( 1,2,3,4 yêu cầu)

II/ GỢI Ý ĐỀ BÀI:

1/ Ghi lại cảm nghĩ chân thực của emtrước sự việc, hiện tượng hoặc con người,ngày đầu tiên bước vào lớp 10, thiên nhiên

và con người trong chuyển mùa, 2/ Cảm xúc của em khi đến thăm ngườithân lâu ngày mơí gặp lại

3/ Nêu cảm nghĩ về một câu chuyện đãhọc không thể nào quên

4/ Phát biểu cảm nghĩ về một bài thơ, mộtnhà thơ mà em yêu thích nhất

III/ GỢI Ý CÁCH LÀM BÀI: SGK IV/ ĐỌC THÊM VÀ THAM KHẢO:

Sgk/ trang 28 + 29 1/ Cha thân yêu nhất của con 2/ Lấp lánh hồn ta mặn gió khơi

Trang 33

V Hướng dẫn chuẩn bị bài:

- Hs làm bài ở nhà ( nộp lại cho GV vào tiết học tiếp theo của tuần)

- Chú ý cách làm bài, viết có cảm xúc, diễn đạt logic, mạch lạc

- Chuẩn bị cho tiết 8 & 9 :

Soạn bài mới: “CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY”

CÂU HỎI:

- Nêu định nghĩa về sử thi và sử thi anh hùng?

- Tóm tắt nội dung sử thi “Đăm Săn”?

- Xác định vị trí và bố cục đọan trích?

- Cảnh dánh nhau giẵ hai tù trưởng diễn biến như thế nào?

- Thái độ của mọi người như thế nào đối với chiến thắng của vị tù trưởng Đăm Săn?

- Hình tượng người anh hung đăm Săn được miêu tả như thế nào?

Trang 34

GIÁO ÁN GIẢNG DẠY

Trường: THPT Cái Bè Tuần lễ thứ: 3

Lớp: 10 Môn: Đọc văn Tiết thứ: 8 – 9

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY

I.

MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp Học sinh:

- Nắm được đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật anh hùng, sử thi, nghệ thuật miêu tả

và sử dụng ngôn từ của sử thi

- Nhận thức được lẽ sống, niềm vui của mỗi người chỉ có được trong cuộc đấu tranh vìdanh dự, hạnh phúc cho mọi người

II.

PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 Sách giáo khoa Ngữ văn 10 – tập 1

 Sách giáo viên Ngữ văn 10 – tập 1

 Thiết kế dạy học Ngữ văn 10 – tập 1

 Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 – tập 1

 Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10 – tập 1

 Bài tập Ngữ văn 10 – tập 1

III) CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:

GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp gợi tìm, kết hợp các hình thức

trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi

IV) TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1 Kiểm tra bài cũ:

BÀI: VĂN BẢN

CÂU HỎI:

1 Em hiểu thế nào là văn bản?

2 Văn bản thường có những đặc điểm gì?

3 Trong lĩnh vực giao tiếp, có các loại văn bản nào?

2 Bài mới:

Các dân tộc thiểu số ở nước ta đã được Tổ chức văn hoá thế giới UNESCO công nhân

Di sản cồng chiêng là do sản văn hoá thế gới Nhưng Tây Nguyên không chỉ có cồngchiêng mà còn rất nổi tiếng với những trường ca sử thi anh hùng Trong số đó, tiêu biểu

là đoạn trích mà chúng ta sắp tìm hiểu

Trang 35

HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC

* Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về

+ GV: Theo em, tác phẩm sử thi

được diễn xướng như thế nào?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: bổ sung thêm:

● Một số dân tộc thiểu số còn lưu

truyền lại được sử thi của dân tộc

mình

● Riêng dân tộc Kinh thì cho đến

nay không tìm thấy được bộ sử thi

nào Có thể không có hoặc đã thất

- Hình thức diễn xướng: một người vừa kể, vừahát, vừa diễn tất cả các vai

- Thao tác 2: Giáo viên cho học sinh

tóm tắt sử thi “Đăm Săn”

+ GV: Em hãy nêu nội dung chính

của sử thi “Đăm Săn”

trưởng độ ác (Kên Kên, Sắt),

giành lại vợ, đem lại uy danh và

sự giàu có cho mình và cộng

2 Tóm tắt sử thi Đăm San:

SGK

Trang 36

Đăm Săn muốn chinh phục thiên

nhiên, phá bỏ các tập tục cổ hủ

nên chặt cây thần, lên trời cầu

hôn con gái Nữ thần Mặt Trời

Nhưng ý nguyện không thành

Trên đường từ nhà Nữ thần Mặt

Trời trở về, chàng bị chết ngập

trong rừng sáp đen

+ GV: Nói thêm về ý nghĩa cái chết

của nhân vật Đăm Săn

- Thao tác 3: Tìm hiểu chung về

4 Tôi tớ của Mtao Mxây

5 Tôi tớ của Đăm Săn

6 Người kể chuyện

+ GV: Phân công học sinh lần lượt

đọc phân vai đoạn trích

● Đoạn đối thoại, cảnh đánh nhau

+ GV: Căn cứ vào nội dung tóm tắt

của tác phẩm, em hãy nêu vị trí đoạn

+ GV: Đoạn trích thể hiện nội dung

gì? Qua đó, nói lên điều gì?

- Trận đánh của hai tù trưởng

- Đăm Săn cùng các nô lệ trở về

- Cảnh ăn mừng chiến thắng

c Đại ý:

Miêu tả cuộc đọ sức giữa Đăm Săn và MtaoMxây, đồng thời thể hiện niềm tự hào và ước mơcủa cộng đồng

* Hoạt động 2: Hướng dẫn học

sinh tìm hiểu văn bản đoạn trích

II Đọc - hiểu văn bản:

Trang 37

- Thao tác 1:

+ GV: Theo em, trân đánh diễn ra

qua những chặng nào?

+ GV: Định hướng: 4 hiệp chính:

● Hiệp 1: Đăm Săn khiêu chiến

● Hiệp 2: Cả 2 bên múa kiếm

● Hiệp 3: Đăm Săn đâm trung Mtao

Mxây nhưng không thủng áo ogiáp

của hắn

● Hiệp 4: Nhờ Ông Trời giúp sức,

Đăn Săn giết chết kẻ thù

+ GV: Cho học sinh lần lượt trả lời

những câu hỏi sau:

● Tại sao Đăm Săn khiêu chiến?

Thái độ của hai nên như thế nào ?

● Lần đấu thứ nhất được miêu tả

như thế nào ?

● Cuộc đọ sức quyết liệt như thế

nào? Sức mạnh của Đăm săn ?

● Nhân vật Ông Trời đóng vai trò

như thế nào trong cuộc chiến của hai

tù trưởng?

+ GV: Nhận xét câu trả lời của học

sinh và lần lượt bổ sung vào bảng hệ

thống sau:

1 Cuộc đọ sức và giành chiến thắng của Đăm Săn:

ĐĂM SĂN MTAO MXÂY

* Đăm Săn khiêu chiến

- Chủ động đến tận chân cầu thang

nhà

- Dùng lời lẽ thách thức:

“Ơ diêng, ơ diêng! Ta thách nhà

ngươi đọ dao với ta đấy”

- Lời lẽ, thái độ quyết liệt hơn:

“Ngươi không … mà xem”

- Coi khinh sự hèn yếu của kẻ thù:

“Sao ta … nữa là”

 Phong thái: tự tin, đường hoàng

* Thái độ của Mtao Mxây:

- Bị động, sợ hãi

- Do dự, rụt rè không dám xuống, nhưng vẫn trêutức Đăm Săn:

“ Tay ta còn ngạo nghễ ôm vợ hai của chúng ta

ở trên này cơ mà”…

- Sợ bị đánh bất ngờ, buộc phải đi ra

- Dáng vẻ dữ tợn, hung hãn nhưng do dự, đắn đo

Trang 38

 Nhìn rõ sự kém cõi của kẻ thù

- Hiệp 2:

+ Múa khiên vừa khoẻ vừa đẹp:

“Một lần … múa vun vút qua phía

Đông, sang phía Tây”…

 tỏ ra mạnh mẽ, tài giỏi hơn

- Hiệp 3:

+ Nhai được miếng trầu của hơnhị:

sức khoẻ của tăng lên bội phần

+ Tiếp tục múa khiên, đuổi theo kẻ

thù:

“chàng múa … chém chòi đổ lăn

lóc, cây cối chết trụi, quả núi 3 lần

rạng nứt, ba đồi tranh bật rễ bay

tung”

+ Hai lần đâm vào đùi Mtao Mxây

nhưng không thủng áo giáp hắn

+ Hỏi tội cướp vợ

+ Giết chết Mtao Mxây:

“ chặt đầu Mtao Mxây bêu ngoài

+ Trốn chạy và chém trượt Đăm Săn

 tỏ ra hoảng hốt, phải cầu cứu hơnhị

+ Bỏ chạy, vừa chạy vừa chống đỡ

+ Giáp sắt trở thành vô dụng vì bị chày mònđánh vào chỗ hiểm (vành tai)

+ Vùng chạy cùng đường, ngã lăn ra đất+ Giả dối, cầu xin tha mạng

 Vẻ ngoài hung tợn nhưng thực chất hèn hạ,yếu đuối

- Nhân vật ông trời: chỉ là phù trợ, quyết định chiến thắng là Đăm Săn

- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu Thái độ và hành động của

dân làng đối với chiến thắng của

Đăm Săn

+ GV: Khi Đăm Săn kêu gọi, dân

làng Mtao Mxây có thái độ như thế

nào?

+ HS: Phát biểu.

2 Thái độ và hành động của dân làng đối với chiến thắng của Đăm Săn:

- Dân làng Mtao Mxây:

+ Đáp lại lời kêu gọi của Đăm Săn ba lần:

“Không đi sao được, tù trưởng chúng tôi đã chết, lúa chúng tôi đã mục, chúng tôi còn ở với ai”

 thái độ: mến mộ, hưởng ứng, phục tùng tuyệtđối

Trang 39

+ GV: Câu đáp lời và thái độ của họ

nói lên mơ ước gì của cộng đồng?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: Cảnh mọi người theo Đăm

Săn trở về được mô tả như thế nào?

Nó nói lên mơ ước gì?

+ HS: Phát biểu.

+ GV: Khi Đăm Săn chiến thắng trở

về, dân làng của chàng có thái độ

như thế nào?

+ HS: Phát biểu.

Qua đó thể hiện ước mơ: có được một người lãnhđạo dũng cảm, tài ba

+ Mọi người đi theo Đăm Săn:

“đông như bầy cà tông, đăc như bầy thiêu thân,

ùn ùn như kiến như mối”

 ước mơ: trở thành một tập thể hùng mạnh,giàu có

- Dân làng Đăm Săn:

+ Hân hoan chào đón người anh hùng chiếnthắng trở về

+ Mở tiệc ăn mừng chiến thắng

 phấn khởi, vui mừng, tự hào

+ GV: Còn các tù trưởng xung

quanh có thái độ như thế nào?

+ HS: Phát biểu.

- Các tù trưởng xung quanh:

“nhà Đăm Săn … các vị tù trưởng đều từ phương xa đến”

 đồng tình, ủng hộ, vui mừng như chiến thắngcủa chính mình

+ GV: Từ những cảnh tượng như

thế, theo cảm nhận của em, cuộc

chiến giữa Đăm Săn và Mtao Mxây

có ý nghĩa như thế nào?

+ HS: Phát biểu.

 Ý nghĩa của cuộc chiến tranh:

Mang tính thống nhất cộng đồng, giúp cộng đồnggiàu mạnh hơn

- Thao tác 3: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu việc ăn mừng chiến thắng

và hình tượng người anh hùng Đăm

+ Mở tiệc ăn uống linh đình “ăn không biết no,

uống không biết say ”

 diễn ra tưng bừng, náo nhiệt, vui say, nói lênước mơ của cộng đồng: có cuộc sống thịnhvượng, no đủ, giàu có, đoàn kết và thống nhất

+ GV: Đăm săn được miêu tả như

là cả một cái nong hoa”

● “ Ngực quấn chéo một tấm mền chiến, trên

mình nghênh ngang đủ giáo gươm”

Trang 40

● “mắt long lanh như mắt chim ghếch ăn hoa

+ GV: Tìm những câu văn nói về vẻ

đẹp phẩm chất của nhân vật Đăm

Săn?

Đó là những phẩm chất gì?

+ HS: Phát biểu.

+ Đẹp về phẩm chất, tài năng:

●“danh vang đến thần đâu đâu cũng nghe

danh tiếng Đăm Săn”

●“cả miền êđê, Êga là một dũng tướng chắc

chết mười mươi cũng không lùi bước”

●“Đăm Săn vốn đã ngang tàng từ trong bụng

mẹ”

 Uy danh lừng lẫy, Dũng cảm kiên cường, Oai phong lẫm liệt

+ GV: Chốt lại vấn đề:  Người anh hùng được tôn vinh tuyệt đối, là

sức mạnh, vẻ đẹp của cả cộng đồng

- Thao tác 4: Hướng dẫn học sinh

tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của

đoạn trích

4 Đặc sắc nghệ thuật:

+ GV: Trong đoạn trích, tác giả dân

gian sử dụng nhiều nhất là nghệ thuật

● “chàng múa trên cao gió như bão, chàng múa

dưới thấp gió như lốc…”

● “đoàn người đông như bầy cà tông, đăc như

bầy thiêu thân, ùn ùn như kiến như mối”

Ngày đăng: 20/04/2021, 20:19

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w