Gián án Máy tăng âm

17 2.8K 39
Gián án Máy tăng âm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỬ DỤNG, BẢO QUẢN HỆ THỐNG TĂNG ÂM, LOA, MIC A/ Lý thuyết 1.1. Máy tăng âm: 1.1.1. Định nghĩa: Máy tăng âm một thiết bị điện tử dùng để nâng cao công suất của các nguồn tín hiệu ở dải âm tần (lời nói, âm nhạc .) với các chỉ tiêu kỹ thuật đã được định trước. Máy tăng âm thường dùng để trang âm hội trường, nhà hát, công trường, trường học, xây dựng các hệ thống truyền thanh . 1.1.2. Nguyên lý hoạt động: Máy tăng âm là thiết bị khuếch đại tín hiệu nên cũng hoạt động dựa trên nguyên lý khống chế năng lượng. Nghĩa là nó dùng năng lượng rất (bé cở mV) của nguồn tín hiệu (microphone, đầu từ máy ghi âm . ) cần khuếch đại để khống chế nguồn năng lượng khác (pin, accu, điện lưới đã chỉnh lưu .) lớn hơn rất nhiều lần. Nguồn năng lượng này chính là nguồn nuôi (power supply) của máy tăng âm. Lời nói là những dao động cơ học, nó sẽ được micro chuyển đổi thành các tín hiệu điện, máy tăng âm khuếch đại lên, loa sẽ chuyển đổi trở lại thành dao động cơ học làm tai ta nghe đưọc. Dao động cơ học → Dao động điện → Khuếch đại → Dao động cơ học 1.1.3. Sơ đồ khối: Máy tăng âm thường có sơ đồ khối như sau: Hình 1.1: Sơ đồ khối máy tăng âm 1 Sức điện động do micro tạo ra có biên độ rất bé (1 đến 2 mV) được khối khuếch đại micro khuếch đại lên cho bằng các nguồn tín hiệu khác (500 mV đến 1V). Có bao nhiêu đầu vào dùng micro có bấy nhiêu khối khuếch đại micro. Các tín hiệu sau đó sẽ đưa vào khối khuếch đại pha trộn (mixer). Khối này có thể khuếch đại từng nguồn tín hiệu một hoặc đồng thời pha trộn các tín hiệu này với nhau. Khối khuếch đại điện áp sẽ khuếch đại sức điện động đó đưa qua khối đảo pha, khối này sẽ tạo ra 2 điện áp tín hiệu có biên độ bằng nhau nhưng ngược pha nhau 180 độ. Khối khuếch đại công suất thường hoạt động theo kiểu đẩy kéo (push-pull) sẽ nhận 2 điện áp này, khuếch đại công suất để kéo hệ thống loa nhằm tái tạo lại âm thanh. Nguồn nuôi là nguồn điện một chiều rất ổn định nhằm cung cấp cho các khối. a/Khối cung cấp: Khối cung cấp có nhiệm vụ cung cấp điện áp một chiều (DC Volt) cho toàn máy hoạt động. Dùng nguồn điện một chiều như pin, accu, máy phát điện một chiều . rất tốn kém, cồng kềnh. Ta thường cung cấp cho máy bằng nguồn điện lưới, bằng cách chỉnh lưu và lọc điện. Nguồn cung cấp bao gồm đói xứng và không đối xứng. *Bộ nguồn không đối xứng (Hình 1.3) Dùng cho máy tăng âmtâng khuếch đại công suất mắc tụ điện ra loa. Hình 1.3: Sơ đồ nguyên lý bộ nguồn cung cấp không đối xứng Khuếch đại công suất cần điện áp và công suất lớn nhất nên được lấy trực tiếp từ bộ nguồn cung cấp (điểm B + + + ), các điện trở sẽ gây sụt áp diện áp nguồn cung cấp để cung cấp điện áp cho khối đảo pha (B + + ), khối khuếch đại điện áp, khuếch đại micro (B + ). * Bộ nguồn đối xứng (Hình 1.4) Dùng cho máy tăng âmtâng khuếch đại công suất không dùng tụ điện ra loa Hình 1.4: Sơ đồ nguyên lý bộ nguồn cung cấp đối xứng b/Khối khuếch đại micro: 2 Biên độ tín hiệu do Mic tạo ra rất bé (khoảng 2mV) được tầng khuếch đại micro khuếch đại lên cho bằng biên độ của các đầu vào khác (aux). Khối khuếch đại Micro có sơ đồ nguyên lý như hình 1.5 R cl là các điện trở cách ly. cách ly các tầng khuếch đại micro với tầng khuếch đại pha trộn, giúp các nguồn tín hiệu hoạt động độc lập với nhau. Các biến trở dùng để điều chỉnh biên độ của từng nguồn tín hiệu hoặc trộn các tín hiệu này với nhau. Hình 1.4: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại micro c/ Khối khuếch đại pha trộn Khuếch đại pha trộn là một tầng khuếch đại điện áp. Nó có nhiệm vụ khuếch đại tín hiệu từ tầng khuếch đại micro, các nguồn tín hiệu khác (đầu video, đầu CD .) đưa tới. Hình 1.5: Sơ đồ nguyên lý của tầng khuếch đại pha trộn 3 Q là transistor khuếch đại pha trộn, mắc E chung liên lạc kiểu RC. Nó thể đồng thời khuếch đại và pha trộn các tín hiệu này với nhau hoặc chỉ khuếch đại một trong những đường tín hiệu. Chiếc áp VR 1 là chiếc áp âm lượng, điều chỉnh mức độ to nhỏ của âm thanh ở loa. d/Khối khuếch đại c ô ng suất: Khối khuếch đại công suất có nhiệm vụ cho ra một công suất âm tần danh định, từ vài Watt đến vài trăm Watt. Các transistor công suất thường công tác ở điện áp cực C khá cao, dòng lớn, vì vậy việc tỏa nhiệt cho các transistor này trở nên rất quan trọng, nó quyết định tuổi thọ của transistor. Ngoài ra, khối này chiếm đến 80% công suất tiêu thụ toàn máy nên hiệu suất của khối này được chú trọng đặc biệt. Tầng khuếch đại công suất của các máy tăng âm thường dùng khuếch đại công suất đẩy kéo không biến áp ra, chủ yếu là kiểu liên lạc trực tiếp không có biến áp đảo pha. Chỉ có các máy tăng âm cần mắc loa xa máy, ta mới dùng biến áp. Hình 1.6 là sơ đồ mạch khuếch đại công suất thường dùng. T 1 là transistor khuếch đại điện áp, cực C của nó được nối trực tiếp vào cực B của T 2 và T 3 là hai transistor khuếch đại công suất, đây là hai transistor bù nhau, một là loại NPN và một là PNP, nhờ vậy ta không cần tầng đảo pha. Các transistor liên lạc trực tiếp với nhau, chiếc áp VR 1 có tác dụng điều chỉnh chế độ hoạt động của toàn tầng. Điện trở R là tải giả để bảo vệ tầng công suất khi hẩng gánh. Hình 1.6: Sơ đồ nguyên lý mạch khuếch đại công suất. 1.2.Các dụng cụ điện thanh: Điện thanh là một trong những phần cơ sở của thanh học kỹ thuật, trong đó nghiên cứu những bộ biến đổi khác nhau từ năng lượng âm thanh hoặc năng lượng cơ thành năng lượng điện, và những bộ biến đổi ngược lại từ năng lượng điện thành năng lượng âm thanh hoặc năng lượng cơ. 4 Ta tìm hiểu 2 dụng cụ điện thanh chủ yếu: Micro và loa. a/ Micro điện động (dynamic microphone) Micro là dụng cụ điện thanh dùng để biến đổi dao động âm thanh thành dao động điện. Có nhiều loại micro khác nhau, hoạt động dựa trên các nguyên lý khác nhau. Trong đó micro điện động được sử dụng nhiều nhất. Bộ biến đổi cơ điện hệ điện động: Cho một hệ thống như hình 1.7. Dây l đặt trong một khe không khí giữa hai cực của một nam châm vĩnh cửu và có thể di chuyển tự do trong mặt phẳng thẳng góc với đường sức từ trong khe. Hình 1.7: Bộ biến đổi cơ điện hệ điện động: Gọi độ cảm ứng từ trong khe bằng B, chiều dài của dây trong từ trường bằng l. Nếu dây thực hiện một chuyển động dao động với vận tốc v, thì trên dây sẽ xuất hiện một sức điện động cảm ứng: E = Blv Ta thấy bộ biến đổi làm việc như một máy phát điện. Đây cũng là nguyên lý hoạt động của một micro điện động. Cấu tạo: Micro điện động có cấu tạo như hình 1.7 Hình 1.7 : Cấu tạo micro điện động Micro điện động được cấu tạo bởi hai hệ: Hệ từ: Gồm một nam châm vĩnh cửu hình ống làm bằng hợp kim kháng từ cao “alnico” , mạch dẫn từ gồm tấm bích trên và tấm bích dưới, một lõi sắt non hình trụ ở 5 giữa. Giữa tấm bích trên và lõi hình thành một khe không khí hình xuyến, trong khe này có từ trường hướng tâm, gọi là khe từ. Hệ chuyển động: Gồm một màn hình vòm nhẹ làm bằng polistirol, nhờ có những nếp nhăn ở rìa nên chỉ có thể chuyển động tự do theo phương trục của nó. Rìa của màn được gắn chặt vào tấm bích trên. Cuộn dây âm thanh gắn chặt với màn được đặt trong khe từ. Dưới tác dụng của thanh áp màn micro sẽ dao động dễ dàng. c/ Nguyên lý hoạt động : Khi nói trước micro hoặc khi có sóng âm thanh tác động vào màn, màn sẽ dao động dễ dàng trong khe từ, lúc đó các vòng dây của ống dây cũng dao động theo làm cắt ngang các đường sức từ, vì vậy ở hai đầu dây (ngõ ra của micro) sẽ xuất hiện sức điện động cảm ứng, có biên độ và tần số phù hợp với áp suất âm thanh tác dụng lên màn của micro. b/ Loa điện động (dynamic speaker): Loa là dụng cụ điện thanh dùng để biến đổi dao động điện thành dao âm thanh. Có nhiều loại loa khác nhau, hoạt động dựa trên các nguyên lý khác nhau. Trong đó loa điện động được sử dụng nhiều nhất. Bộ biến đổi điện cơ hệ điện động: Loa điện động có nguyên lý ngược lại với micro điện động. Cùng với thí nghiệm trên nhưng bây giờ giả sử có một dòng điện xoay chiều chảy trong dây dẫn mn, đặt trong một khe không khí giữa hai cực của một nam châm vĩnh cửu, có thể di chuyển tự do trong mặt phẳng thẳng góc với đường sức từ trong khe. (Hình 1.8) Hình 1.8: Bộ biến đổi điện cơ hệ điện động: Nếu độ cảm ứng từ trong khe bằng B, chiều dài của dây trong từ trường bằng l, cường độ dòng điện trong dây dẫn là i thì lực biến thiên tác động vào dây là: F = Bli Lực này sẽ làm cho dây chuyển động. Nếu ta dùng dây này cuộn thành một cuộn dây thì cuộn dây này cũng dao động theo. 6 Chiều lực F xác định bằng quy tắc bàn tay trái. Cấu tạo: Loa điện động có cấu tạo như hình 1.9 sườn loa màn loa nếp nhăn nam châm vĩnh cửu mạng nhện tấm bích trên lõi sắc non tấm bích dưới chụp lồi cuộn dây âm thanh Hình 1.9: Cấu tạo loa điện động Cũng như micro điện động , loa điện động cũng được cấu tạo bởi hai hệ: Hệ từ: Gồm một nam châm vĩnh cửu hình xuyến, làm bằng một hợp kim có năng lượng từ cao, tấm bích dưới, tấm bích trên có lổ tròn ở giữa, lõi sắt non hình trụ đặt ở giữa tấm bích dưới. Nhờ hệ từ này, trong khe không khí hình xuyến giữa lõi và tấm bích trên hình thành một từ trường hướng tâm. Hệ chuyển động: Gồm cuộn dây âm thanh đặt trong khe không khí hình xuyến, màn loa được dán chặt vào cuộn dây âm thanh, chụp lồi làm tăng diện tích mặt bức xạ sóng âm thanh, tăng độ cứng của màn đồng thời bảo vệ khe không khí trong mạch từ khỏi bụi bám vào gây trở ngại cho việc di động của cuộn dây âm thanh. Nếp nhăn giúp cho màn loa dao động dễ dàng. Mạng nhện dạng đĩa có nếp xếp đồng tâm để cố định cuộn dây âm thanh và màn loa. Sườn loa làm bằng sắt, có độ cứng lớn được gắn vào mạch từ để giữ màn loa. Loa điện động có trở kháng rất thấp 4Ω, 8Ω, do khe từ hẹp nên cuộn dây âm thanh thường chỉ có ít vòng. Cuộn dây này được dán cứng vào một ống giấy, sau đó lại được dán cứng vào màn loa. 7 c/ Nguyên lý hoạt đông: Khi dòng điện âm tần chảy trong cuộn dây âm thanh chiều dài l thì biên bộ lực điện từ: F = Bli Lực điện từ này sẽ làm cho cuộn dây âm thanh dao động theo nhịp điệu của tần số âm thanh, cuộn dây âm thanh lại được dán cứng vào màn loa làm cho màn loa dao động, gây ra áp suất âm thanh gọi là thanh áp, thanh áp sẽ làm rung màn nhĩ nên tai ta nghe được âm thanh. c/ Hệ thống loa (speaker system): Mỗi loa có một thông số kỹ thuật riêng: Công suất: Công suất lớn nhất mà cuộn dây âm thanh chịu đựng được. Trở kháng: Điện trở của cuộn dây âm thanh đo ở 1000Hz. Hai thông số này thường được ghi ở tấm bích dưới. Dải tần hoạt động: Khoảng tần số thấp nhất và cao nhất mà loa có thể phát ra. Ví dụ một số loa của Nga như sau: Tên loa Công suất (W) Dãi tần hoạt động (Hz) Trở kháng (Ω) 10 GD - 30 10 GD - 38 8GD - 1 10 10 8 60 ÷ 5000 60 ÷ 18000 40 ÷ 1000 8 4 8 Ta thấy mỗi loa chỉ khuếch đại một dải tần nào đó. Người ta thường chia loa làm 3 loại căn cứ trên dải tần công tác: Loa tần số cao (Tweeter), loa trung bình (Mid ranger), loa tần số thấp (Bass). Khi cần tái tạo lại âm thanh với chất lượng cao ta không thể dùng một loa để thực hiện mà cần dùng nhiều loa làm thành một hệ thống loa. Trong hệ thống loa có một bộ phân chia tần số gồm một số khung cọng hưởng, nó sẽ phân chia âm thanh ở ngõ ra của máy tăng âm thành nhiều đường, mỗi đường ứng với mỗi tần số trong dải âm tần. Thường chia làm 2 đường, 3 đường, 4 đường và 5 đường. a/ Hệ thống loa hai đường (two ways): (Hình 1.10) C Ngõ vào loa Bass loa Treble Hình 1.10: Hệ thống loa hai đường 8 Đây là hệ thống loa đơn giản nhất. Từ ngõ ra của máy tăng âm, điện áp âm tần được đưa trực tiếp vào loa bass. Tụ C là tụ không có cực tính dùng để cản các tần số thấp, chỉ cho các tần số cao đi vào loa treble. b/ Hệ thống loa ba đường (three ways): Để việc phân chia tần số rõ ràng hơn, ta dùng loại loa 3 đường. Hình 1.11 là sơ đồ hệ thống loa 3 đường. Hình 1.11: Hệ thống loa 3 đường SP 1 là loa bass. SP 2 là loa mid ranger. SP 3 là loa tweeter. Nhờ hệ thống các tụ điện và cuộn dây, ta phân chia tín hiệu âm thanh ở ngõ ra của máy tăng âm thành ba đường và đưa vào 3 loại loa khác nhau. 1.3. Trang âm Trang âm là trang bị hệ thống âm thanh cho một địa điểm nào đó. Địa điểm này được chia làm hai loại: trong nhà và ngoài trời. Cả hai trường hợp đều sử dụng các dụng cụ điện thanh cơ bản: Máy tăng âm, loa và micro. Chỉ có một ít khác biệt là khi trang âm noài trời ta nên dùng loa nén để âm thanh vang xa hơn còn trong nhà tuyệt đối không bao giờ dùng loa nén. Khi trang âm ta phải chú ý: *Phân phối đều năng lượng âm thanh ở vị trí cần trang âm, sao cho mọi người cùng nghe được âm thanh. 9 *Không bị tiếng hú rít. Khi trang âm trong hội trường âm thanh không có tiếng dội, cách âm thật tốt. *Phối hợp trở tốt giữa trở kháng của máy tăng âm, loa và micro. *Khi máy tăng âm, loa, micro định điện áp thì ta chỉ cần căn cứ vào trị số điện áp và công suất danh định để mắc loa cho hợp lý. Bảo đảm công suất tiêu thụ của loa không vượt quá công suất danh định của loa là được. *Nếu các thiết bị trên vừa định điện áp vừa định trở kháng ta phải tính toán cho thích hợp. 1.4.Những nguyên tắc cơ bản khi mắc loa: 1.4.1.Các công thức cần dùng: Để tính toán việc phối hợp trở kháng giữa loa và máy tăng âm, ta dùng các công thức cơ bản của định luật Ohm và các công thức về máy biến áp: P = UI, P = U 2 / R, n = W 1 / W 2 = U 1 / U 2 = I 2 / I 1 Ngoài ra ta có công thức cơ bản P M x Z M = P L x Z L Trong đó: P M : Công suất danh định của máy. P L : Công suất danh định của loa, Z L : Trở kháng của loa. Z M : Trở kháng của máy. 1.4.2.Nguyên tắc cơ bản khi mắc loa: a/ Công suất tiêu thụ của loa phải bằng hoặc nhỏ hơn công suất danh định của loa. Nếu vượt quá sẽ gây cháy cuộn dây âm thanh. Nếu công suất cung cấp cho loa quá nhỏ so với công suất danh định của loa, âm thanh phát ra rất nhỏ đồng thời cháy cặp transistor công suất của máy tăng âm. Công suất cung cấp cho loa bằng 80% công suất danh định của loa là tốt nhất. b/ Công suất của máy cung cấp cho loa phải bằng hoặc gần bằng công suất danh định của máy. c/ Công suất làm việc của các biến áp không vượt quá công suất danh định. Nếu vượt quá sẽ cháy biến áp, nếu bé quá gây lãng phí. d/ Khi công suất máy tăng âm dư quá nhiều, ta có thể mắc thêm một số điện trở làm tải giả, hoặc tạm thời giảm nhỏ chiếc áp âm lượng. 1.5. Sử dụng và bảo quản Micro, loa, tăng âm 1.5.1. Sử dụng và bảo quản Micro: Dùng micro có trở kháng phù hợp với trở kháng đầu vào máy tăng âm Tránh va chạm, làm rơi micro Không gõ, thổi vào micro 10 [...]... định trở kháng vào máy tăng âm định trở kháng: Đây là trường hợp thường gặp nhất, vì máy tăng âm và loa thường được định trở kháng 12 Một máy tăng âm có công suất ra danh định 40W định trở kháng: 0,4Ω,8Ω,16Ω, 75Ω Cung cấp cho hai loa định trở kháng: 20W/8Ω Hỏi cách mắc loa Công suất máy: 40W cung cấp cho 2 loa mỗi loa 20W vậy công suất cung cấp vừa bằng công suất tiêu thụ Loa có trở kháng 8Ω, mắc... Điều chỉnh âm sắc Gòm các múm: Bass: Điều chỉnh âm trầm 14 Treble: Điều chỉnh âm bổng Hệ thống tăng âm hiện đại để điều chỉnh âm sắc ta dùng hệ thống sửa đổi đồ thị (gracphic equalizer) Tần số âm thanh được chia thành nhiều khoảng, ở mỗi khoảng ta có thể điều chỉnh biên độ của tín hiệu để có âm sắc tốt nhất Balance: Cân bằng công suất hai loa 1.7.2 Các ngõ vào của một máy tăng âm: Máy tăng âm có nhiều... dây Một máy tăng âm công suất danh định 40W định trở kháng ra 0,4Ω,8Ω,16Ω, 75Ω Cung cấp cho một loa 40W, khoảng cách từ máy đến loa khá xa, hỏi cách mắc loa Vì loa đặt khá xa máy nên ta phải dùng vị trí có trở kháng cao sau đó dùng biến áp đường dây để phối hợp trở kháng với loa 1.7.Vận hành và điều chỉnh một hệ thống tăng âm: 1.7.1 Các núm điều chỉnh của một hệ thống tăng âm: Volume: Điều chỉnh âm lượng... hệ thống âm thanh: Học viên tính toán để lắp đặt hệ thống loa: 1.6.1 Mắc loa định điện áp vào máy tăng âm định điện áp: Đây là trường hợp mắc loa ở gần máy Một máy tăng âm có công suất danh định PM = 40W Định điện áp 0,9V,18V,120V Cung cấp cho hai loa 9V/ 20W Hỏi cách mắc loa Công suất máy: 40W cung cấp cho 2 loa mỗi loa 20W vậy công suất cung cấp vừa bằng công suất tiêu thụ Ngõ ra máy tăng âm có vị... song song còn 4Ω Ta mắc loa vào vị trí 4Ω của máy tăng âm 40W 75Ω 16Ω 8Ω 2 x 8Ω /20W 4Ω 0 1.6.3.Mắc loa định điện áp vào máy tăng âm định trở kháng: Trong trường hợp này, ta phải biến đổi để thống nhất một đợn vị hoặc V hoặc Ω Một máy tăng âm có công suất ra danh định 20W định trở kháng 0,4Ω,8Ω,16Ω, 75Ω., cung cấp cho 2 loa 9V /10W Hỏi cách mắc loa: Công suất máy: 20W cung cấp cho 2 loa mỗi loa 10W vậy... song song vào vị trí này của máy tăng âm 20W 75Ω 16Ω 8Ω 2 x 9V /10W 4Ω 0 Một máy tăng âm 50W định trở kháng 0,4Ω,8Ω,16Ω, 75Ω Cung cấp cho 2 loa 15W/16Ω và một loa 25W/16Ω Hỏi cách mắc loa: 2 loa 15W tiêu thụ công suất 30W, một loa 25W tiêu thụ công suất 25W Vậy cả 3 loa tiêu thụ 55W Quá công suất danh định của máy Ta cho loa tiêu thụ bớt công suất Xác định đầu ra của máy răng âm để mắc loa 25W/16Ω ZM =... PM 50W Vì máy không có vị trí 4,8Ω nên ta phải mắc vào vị trí lân cận của nó 4Ω Lúc đó loa tiêu thụ công suất: PL = 50Wx 4Ω =12,5W 16Ω Vậy các loa thực tế tiêu thụ (12,5W x 2 ) + 25W = 50W vừa đúng công suất danh định của máy tăng âm Ta mắc loa như sau: 50W 75Ω 16Ω 25W/16Ω 8Ω 2 x 15W/16 Ω 4Ω 0 1.6.4 Mắc loa đặt xa máy tăng âm: Trong trường hợp mắc loa ở xa máy, ta phải dùng vị trí có trở kháng cao hoặc... với các thiết bị âm thanh khác như đâu DVD, VCD…bao gồm AUX: Ngõ vào để kết nối với những thiết bị âm thanh có biên độ tín hiệu ngõ ra cao khoảng 1V như đầu DVD, VCD, Video… TUNER: Ngõ vào để kết nối với máy thu radio Rất ít máy tăng âm có đầu vào mic Muốn dùng mic ta phải có thêm bộ mixer 1.7.3 Kết nối, vận hành và diều chỉnh: Để kết nối, vận hành và diều chỉnh một hệ thống tăng âm ngoài các cách... chất của từng hệ thống âm thanh hiện nay: 15 • Âm thanh Mono : Tín hiệu âm thanh được ghi trên một track (kênh) khi thu Lúc phát lại đầu phát chỉ đọc và phục hồi lại tín hiệu nguyên thủy ban đầu theo sơ đồ Hình 1.1: Sơ đồ khối phần thu Đây là dạng âm thanh đơn giản nhất và cho chất lượng âm thanh về mặt âm nhạc, xem phim kém Hiện không còn sử dụng trong các hệ thống âm thanh • Âm thanh Strereo : Tín... theo sơ đồ Với âm thanh Stereo tín hiệu giữa hai kênh trái và phải có sự trễ pha tạo nên hiệu ứng âm nổi làm cho người nghe có cảm giác âm thanh sống động hơn đến từ hai nơi Với âm thanh Stereo lúc này ta đã có thể thưởng thức âm nhạc một cách tương đối hoàn chỉnh Một cải tiến của Stereo là àm thanh 2.1, đây là âm thanh Stereo được tăng cường thêm 1 loa siêu trầm (Subwoofer) gọi là chấm một Âm trầm này . trở kháng vào máy tăng âm định trở kháng: Đây là trường hợp thường gặp nhất, vì máy tăng âm và loa thường được định trở kháng. 11 Một máy tăng âm có công. trang âm trong hội trường âm thanh không có tiếng dội, cách âm thật tốt. *Phối hợp trở tốt giữa trở kháng của máy tăng âm, loa và micro. *Khi máy tăng âm,

Ngày đăng: 29/11/2013, 09:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan