Gián án đề tài âm nhạc

12 484 1
Gián án đề tài âm nhạc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kinh nghiệm dạy học Đề tài:”Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn Tập đọc nhạc thuộc bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở”. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Âm nhạc là nguồn tài sản quý báo của dân tộc, do nhân dân sáng tạo và được phát triển không ngừng; là món ăn tinh thần không thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày. Từ khi chào đời trong chiếc nôi, âm nhạc đã khơi dậy trong mỗi bé thơ qua lời ru ngọt ngào của mẹ với những làn điệu đong đưa của chiếc võng. Khi các em lớn lên thì các phương tiện truyền thông, đặc biệc là ở trường Mẫu giáo, trường Tiểu học và trường Trung học cơ sở, giúp các em tiếp xúc với âm nhạc nhiều hơn, các em có thể hát những bài hát đơn giản, hồn nhiên của tuổi thơ. m nhạc trước đây chỉ phát triển cho một số trường chuyên nghiệp, năng khiếu theo những phương thức đào tạo riêng. Trong những năm gần đây , âm nhạc đã được đưa vào trường phổ thông là môn học chính thức. m nhạc là môn nghệ thuật, đòi hỏi người học phải có một trình độ âm nhạc nhất đònh và có khả năng thực hành âm nhạc chính xác, nhất làphải có khả năng hát tốt bài hát phổ thông. Để hát tốt một bài hát, thì người hát phải có một số kiến thức về nhạc lý và xác đònh được cao độ và tiết tấu của bài hát đó. Kiến thức này nằm trong phân môn Tập đọc nhạc, tuy nhiên học sinh phổ thông nói chung và học sinh lốp 6 nói riêng rất khó khăn trong việc học phân môn này , vì đòi hỏi các em phải nhạy bén , tích cực , ham thích môn học , phải biết vận dụng các kiến thức cơ bản để áp dụng vào việc học hát có kết quả . Đây cũng là trăn trở của bản thân tôi cũng như của các giáo viên dạy âm nhạc ổ các trường phổ thông, nhằm tìm mọi cách để góp phần giúp các em học sinh học tốt phân môn này, thì giáo viên dạy học âm nhạc cần phải có nhiều biện pháp cần thiết để tạo cho các em yêu thích và học tốt phân môn này. Trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc ở trường phổ thông cơ sở, tôi xin đề xuất một số giải pháp của bản thân tôi nhằm góp phần cùng các đồng nghiệp để giúp các em học sinh lớp 6 học tốt phân môn Tập đọc nhạc để tạo điều kiện giúp các em hát tốt một bài hát trong chương trình âm nhạc ở lớp 6 và các lớp tiếp theo : lớp 7 , 8 , 9 . II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/ Giải thích các thuật ngữ: Giải pháp, nâng cao chất lượng, ý nghóa của môn học âm nhạc. 1.1 Giải pháp : là những phương pháp tối ưu, nhằm giúp giải quyết tốt một vấn đề đặt ra có hiệu quả, đã được kiểm nghiệm và có thể thực hiện được trong điều kiện của đòa phương mình. - 1 - Kinh nghiệm dạy học _ Vì sao cần phải cógiải pháp? Muốn đạt được kết quả của một vấn đề đăït ra, ví dụ: giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn Tập đọc nhạc. Việc này thực ra các em cũng đã đọc được một bài Tập đọc nhạc cơ bản, tuy nhiên cũng có một số học sinh chưa đọc tốt bài Tập đọc nhạc đó,vì vậy cần phải có giải pháp để giúp các em chưa đọc được bài Tập đọc nhạc cơ bản sẽ đọc được các bài Tập đọc nhạc trong chương trình phổ thông. Ví dụ như khi dạy bài Tập đọc nhạc số 4 ( sách giáo khoa Âm nhạc-mỹ thuật 6 trang 25 ). Đối với bài Tập đọc nhạc này sẽ có một số em học sinh gặp nhiều khó khăn trong khi đọc nhạc, vì thoại đầu tưởng chừng như đơn giản nhưng tiết tấu có nhiều móc đơn nên học sinh rất khó đọc đúng cao độ và xử lý đúng tiết tấu của bài tập đọc nhạc , do đó cần có sự trợ giúp của giáo viên để giúp các em đọc được bài Tập đọc nhạc đó. Giáo viên cần phải nghiên cứu để tìm ra những cách thức tốt nhất và hiệu quả nhất để giúp các em nắm vững giai điệu , tiết tấu để có khả năng đọc được bài Tập đọc nhạc đó. Những cách thức đó chính là các giải pháp của giáo viên giảng dạy âm nhạc đưa ra để trợ giúp các em . 1.2/ Nâng cao chất lượng: Từ chất lượng đã có nhưng chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra, cần phải có nhiều yếu tố tác động để nâng chất lượng đó lên, để đáp ứng yêu cầu đặt ra. _ Vì sao phải nâng cao chất lượng? m nhạc là một môn nghệ thuật phát triển không ngừng, ngày càng đa dạng và phong phú, nên việc giúp các em học sinh học tốt phân môn Tập đọc nhạc và ngày càng phát triển tốt hơn là yêu cầu đặt ra cho tất cả các Giáo viên giảng dạy môn âm nhạc. Thật vậy, trong một lớp học lúc nào cũng có một số học sinh chưa đọc tốt một bài tập đọc nhạc của chương trình là điều tất nhiên . Nếu một học sinh mà trong giờ học âm nhạc không thực hành được một bài hát, hay đọc được cao độ theo tiết tấu của một bài Tập đôc nhạc, thì bản thân em - 2 - Kinh nghiệm dạy học học sinh đó cảm thấy chán nản, thiếu tự tin, có thể dẫn đến bỏ học… do đó rất cần được sự nâng đỡ của giáo viên để các em cảm thấy tự tin trong học tập, điều đó đòi hỏi người giáo viên dạy âm nhạc phải có nhiều nỗ lực và phấn đấu. Mặt khác, một số em học sinh có thói quen là phiên âm các nốt nhạc bằng tiếng việt để đọc bài Tập đọc nhạc, làm cho tiết học âm nhạc trở thành thụ động , buồn chán , mất đi sự hứng thú trong học tập , chất lượng học tập sẽ không cao. Điều này , đòi hỏi người giáo viên dạy âm nhạc cầnø phải có các giải pháp để nâng cao chất lượng , tạo điều kiện để giúp các em xóa bỏ lối học này, tạo cho giờ học âm nhạc thêm phong phú, sinh động . 1.3/ Phân môn Tập đọc nhạc có tầm quan trọng như thế nào đối với việc học âm nhạc của các em học sinh ? Dạy âm nhạc cho học sinh chủ yếu là dạy cho các em hát tốt một bài hát phổ thông. Để hát tốt bài hát đòi hỏi người hát phải có một kiến thức âm nhạc phổ thông như: xử lý được giai điệu, tiết tấu, cao độ … của bài hát. Những kiến thức đó nằm trong phân môn nhạc lý-Tập đọc nhạc. Dạy Tập đọc nhạc là dạy cho các em những kiến thức và kỹ thuật để hát tốt bài hát, vì trước khi hát một bài hát, người hát phải nghiên cứu kỹ bài hát về giọng, giai điệu, tiết tấu của bài hát đó, để có cách xử lý và hát tốt bài hát đó. Ví dụ như bài hát Tiếng chuông và ngọn cờ của nhạc sỹ Phạm Tuyên ( Sách giáo khoa âm nhạc lớp 6 trang 7 và 8 ), nếu không nghiên cứu kỹ bài hát thì đoạn a của bài hát từ giọng Rê thứ thì lại hát sang giọng Rê trưởng và đoạn b của bài hát từ giọng Rê trưởng thì lại hát sang giọng Rê thứ , kết quả làm sai tính chất trưởng , thứ của bài hát ; Ngoài ra , việc đọc đúng cao độ, xử lý đúng các tiết tấu có trong bài hát , Tập đọc nhạc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hát đúng giai điệu , tiết tấu của bài hát , đồng thời thông qua bài Tập đọc nhạc sẽ giúp các em luyện tai nghe âm nhạc và giúp các em nhận ra chính xác các cao độ có trong bài hát hay bản nhạc . 1.4 / Âm nhạc ở trường phổ thông có ý nghóa như thế nào? Việc dạy âm nhạc trong trường phổ thông nhằm hình thành và phát triển năng lực cảm thụ âm nhạc của học sinh, tạo cho các em có một trình độ âm nhạc nhất đònh, góp phần giáo dục toàn diện và hài hòa nhân cách. Môn âm nhạc ở trường phổ thông không nhằm đào tạo cho các em thành những diễn viên, những ca sỹ,… mà mục đích chính là thông qua môn học để tác động vào đời sống tinh thần các em, góp phần cùng các môn học khác thực hiện mục tiêu nhà trường phổ thông cũng như cấp học. Trình độ văn hóa âm nhạc bao gồm sự hiểu biết( kiến thức), năng lực thực hành tối thiểu và năng lực cảm thụ âm nhạc. Thông qua đó góp phần giáo dục về các mặt : đạo đức , trí tuệ , thẫm mỹ ,… Ngoài ra cần giáo dục thò hiếu âm - 3 - Kinh nghiệm dạy học nhạc tốt để các em yêu thích âm nhạc lành mạnh, giàu tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc, giúp các em chống lại trào lưu âm nhạc không lành mạnh đang len lỏi vào nhòp sống giới trẻ của các em , đồng thời góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của các em trong hiện tại và trong tương lai. 2/ Tìm hiểu thực trạng việc học âm nhạc của học sinh lớp 6. 2.1/ Thuận lợi và khó khăn của các em khi học âm nhạc: _ Thuận lợi: Đa số các em rất nhiệt tình trong học tập, hăng say, yêu thích môn học âm nhạc. Trường có các phương tiện phục vụ cho việc giảng dạy âm nhạc như: Đàn phím điện tử, đàn Ghi ta, bảng phụ, có tranh các bài hát, Tập đọc nhạc, có hệ thống điện phục vụ tốt cho việc giảng dạy, có đầy đủ sách giáo khoa phục vụ cho học sinh học tập. _ Khó khăn: Các em vào lớp 6 từ các trường khác nhau, nên việc học âm nhạc của các em không thống nhất, đồng đều. Do ở tiểu học các em học ở trường nông thôn sâu nên tiện nghi phục vụ cho việc dạy âm nhạc còn hạn chế, điều này cũng ảnh hưởng đến việc học âm nhạc của các em. Mặt khác, ở chưong trình Tiểu học các em học hát là chính , chỉ có ở lớp 4 và lớp 5 các em mới làm quen một số bài Tập đọc nhạc ngắn cho nên có một số học sinh còn e ngại khi thực hành bài hát , đọc nhạc trước lớp. Trường chưa có phòng riêng cho việc giảng dạy âm nhạc, nên cũng gặp một ít khó khăn cho thầy và trò khi thực tiết học âm nhạc đạt hiệu quả cao như mong muốn. 2.2/ Điều tra việc học âm nhạc của học sinh : Để nắm rõ thực trạng việc học âm nhạc của học sinh, tôi tiến hành điều tra việc học âm nhạc của các em học sinh lớp 6A. Tôi dùng một đoạn nhạc ngắn và yêu cầu từng em đọc đoạn nhạc sau đây: - 4 - Kinh nghiệm dạy học Kết quả như sau: Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 35 5 10 15 5 Theo kết quả điều tra trên, tôi nhận thấy có 5 học sinh chưa đọc được đầy đủ đoạn nhạc trên. Để giúp 5 em học sinh còn yếu này, tôi tiến hành ti àm hiểu nhuyên nhân mà bản thân các em gặp phải khi đọc nhạc( tôi đề nghò các em ghi rõ nguyên nhân ra giấy). Tôi thấy có các nguyên nhân sau: _ Nguyên nhân thứ nhất: các em chưa quen cách đọcnhạc theo đàn. _ Nguyên nhân thứ hai : các em chưa nhận ra các vò trí nốt nhạc trên khuông. _ Nguyên nhân thứ ba: các em cho rằng khó quá, không tiếp thu được cách đọc nhạc. 2.2ù/ Giải quyết vấn đề: 2.2.1 Đối với các em chưa quen cách đọc nhạc theo đàn: khi dạy Tập đọc nhạc, tôi tiến hành dạy từng câu như sau: Đàn giai điệu từng câu 2 lần, kết hợp đọc mẫu 1 lần, sau đó hướng dẫn các em đọc theo, cần phải sửa sai nhiều lần. Đến các bài Tập đọc nhạc tiếp theo, dần dần các em quen với tiếng đàn, việc đọc nhạc của các em thuận lợi , dễ dàng hơn. Đối với các bài Tập đọc nhạc tương đối dễ, tôi tiến hành đàn giai điệu mỗi câu 3 lần, sau đó bắt nhòp để học sinh đọc nhạc, tôi nhận thấy các em có tiến bộ hơn. Theo nguyên tắt dạy Tập đọc nhạc, thì phải hạn chế tối đa việc đọc mẫu, tuy nhiên trong trường hợp này ta cần kết hợp đọc mẫu một lần để giúp các em tự tin trong đọc nhạc. Ngoài ra, tôi cho học sinh luyện tai nghe bằng nhiều đoạn nhạc ngắn có tiết tấu dễ để học sinh dễ thực hiện.Ví dụ như bài Tập đọc nhạc số 1: Đây là bài Tập đọc nhạc dễ, tôi thường dùng để bắt đầu cho việc đọc các bài Tập đọc nhạc khác. Mỗi lần thực hiện, tôi đàn giai điệu 2 lần và bắt nhòp để học sinh đọc 3 lần, sau đó tôi tiến hành dạy bài Tập đọc nhạc mới , theo tiến trình của tiết học đó. Với cách tiến hành nêu trên, tôi nhận thấy các em dần dần quen vối cách đọc nhạc theo đàn, không còn rụt rè mà còn tự tin hơn trong giờ học. - 5 - Kinh nghiệm dạy học 2.2.2/ Đối với các em chưa nhận ra vò trí các nốt nhạc trên khuông : Tôi tiến hành giúp các em bằng cách: dành thời gian của tiết học khoảng 5 phút để hướng dẫn các em làm quen với vò trí các nốt nhạc trên khuông, tôi kẻ khuông nhạc trên bảng và đọc tên nốt nhạc sau đó vẽ vò trí nốt đó trên khuông nhạc và yêucầu các em đọc tên nốt nhạc đó. Ngoài ra, tôi yêu cầu về nhà, các em tự chép các bài Tâp đọc nhạc số 1 trong sách giáo khoa âm nhạc- mỹ thuật 6, khi đến giờ học âm nhạc, tôi dành 5 phút nghỉ chuyển tiết tôi kiểm tra viêc đọc nhạc của các em này, đồng thời hướng dẫn các em luyện đọc các nốt nhạc đó trên khuông. Khi các em này ghi nhớ được vò trí các nốt nhạc trên khuông, thì trong tiết học Tập đọc nhạc, tôi khuyến khích các em này đọc tên nốt nhạc của bài Tập đọc nhạc và có sự biểu dương sự tích cực của các em trước lớp, để động viên tinh thần các em. Trong các tiết ôn tập, tôi dành ra 10 phút để đọc một đoạn nhạc ngắn để các em chép nhạc, và chấm kết quả tại chỗ để kòp thời động viên và khuyến khích các em , cũng như giúp các em sửa những chỗ còn sai. Sau một thời gian luyện tập , tôi thấy các em đọc nhạc tương đối có hiệu quả, các em tự tin hơn trong giờ học Tập đọc nhạc. 2.2.3/ Đối với các em cho rằng khó quá, không tiếp thu được cách đọc nhạc : Tôi cho rằng đây là vấn đề thật nan giải, phải có nhiều cố gắng và nỗ lực của giáo viên trong việc giúp các em này đọc được nhạc. Bản thân tôi tiến hành như sau: Tôi sắp xếp các em ngồi chung vối các em đọc nhạc khá để các em này học hỏi lẫn nhau. Lúc đầu, tôi không đặt yêu cầu cao đối với các em này, trong quá trình giảng dạy trên lớp tôi luôn chú ý đến các em để xem xét khả năng tiếp thu bài học của các em. Đối với các bài Tập đọc nhạc dễ như Tập đọc nhạc số 4, 5, 7,… tôi chỉ đònh các em này đọc nhạc và biểu dương khi các em đọc tốt, để tạo điều kiện thuận lợi cho các em mạnh dạn, tự tin trong học tập. Ngoài ra trong lúc kiểm tra các em này, tôi cho điểm tùy theo khả năng cố gắng của các em , nếu các em đọc nhạc chưa đạt yêu cầu thì để lần sau kiểm tra lại , tuyệt đối tránh cho điểm kém , vì như vậy có thể làm cho các em chán nản hơn. Ngoài các biện pháp nêu trên , để giúp các em học tốt phân môn Tập đọc nhạc thì khâu chuẩn bò bài trước khi lên lớp của giáo viên là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Có sự chuẩn bò tốt thì khi lên lớp giáo viên rất tự tin trong giảng dạy , tiết dạy chắc chắn đạt hiệu quả cao. Ví dụ khi dạy bài Tập đọc nhạc số 5: Sách giáo khoa m nhạc-Mỹ thuật lớp 6 : - 6 - Kinh nghiệm dạy học Tôi tiến hành chuẩn bò như sau: _ Tôi luyện tập bài Tập đọc nhạc kỹ: Đàn giai điệu bài Tập đọc nhạc thành thạo , luyện đọc đúng cao độ , tiết tấu của bài , dự kiến chỗ khó đọc ( như tiết tấu của câu 1 và 2 so với câu 4 và 5). _ Tôi chép bài Tập đọc nhạc ra bảng phụ và âm hình tiết tấu của bài . _ Về cao độ: Tôi tìm âm thấp nhất và âm cao nhất của bài , là nốt Đồ và nốt Đố, vậy bài Tập đọc nhạc này có các nốt từ thấp đến cao là: Đồ – Rê – Mi – Son – La – ( Đố ). Bài tập đọc nhạc sử dụng thang Đô trưởng 5 âm , tôi luyện đọc kỹ và thực hiện chính xác từng độ cao các âm này. Khi lên lớp , tôi luyện kỹ thang âm này cho học sinh bằng cách : lần 1, đàn cao độ thang âm từ thấp lên cao và từ cao xuống thấp , lần 2 tôi đọc mẫu , lần 3 đàn cao độ và sau đó hướng dẫn học sinh đọc thang âm , lắng nghe và hướng dẫn các em sửa sai . Nếu các em đọc chưa chính xác , thì lúc đầu tôi cho các em đọc đầy đủ thang âm , sau đó cho các em đọc thang 5 âm của bài , như vậy các em sẽ dễ dàng hơn khi luyện thang âm. Nếu như chúng ta không luyện kỹ thang âm cho các em thì khi đọc nhạc, các em sẽ đọc không đúng cao độ của bài Tập đọc nhạc . _ Về tiết tấu : Trong bài hát , tiết tấu là then chốt , vì thông qua tiết tấu của bài hát sẽ giúp các em có khả năng nghe , ghi nhớ và tái hiện âm hình - 7 - Kinh nghiệm dạy học tiết tấu thông qua ký hiệu âm nhạc, giúp các em xây dựng cảm giác về nhòp điệu. Khi nghiên cứu âm hình tiết tấu của bài hát hay bài Tập đọc nhạc , ta luôn chú ý đến âm hình tiết tấu chủ đạo của bài , dự đoán các chỗ có tiết tấu mà học sinh khó thực hiện , để có cách hướng dẫn cụ thể và hợp lý để học sinh thực hiện được dễ dàng. Khi lên lớp , sau khi luyện cao độ của bài Tập đọc nhạc , tôi tiến hành hướng dẫn các em thực hành tiết tấu : tôi phân tích cho các em nhận thấy bài Tập đọc nhạc số 5 có 2 loại âm hình tiết tấu : Câu 1 và câu 2: Câu 3 và câu 4: Sau khi ghi âm hình tiết tấu chính của bài Tập đọc nhạc lên bảng , tôi tiến hành hướng dẫn các em luyện tiết tấu theo tiến trình như sau: Lần 1 : tôi thực hiện mẫu : tay gõ tiết tấu theo phách , miệng đọc hình nốt ( đơn , đen , lưu ý ghi rõ số pháh của tiết tấu các câu để các em dễ dàng luyện tập ). Lần 2 : tay gõ theo phách , miệng đọc hình nốt ( cách gõ này cần thực hành ít hơn vì học sinh chưa vững phòp sẽ dễ bò chạy nhòp ). Sau đó đề nghò học sinh thực hành luyện tiết tấu , tôi quan sát và hướng dẫn các em sửa sai . Sau đó tôi đề nghò các em xung phong gõ lại âm hình tiết tấu vừa luyện tập , kòp thời động viên biểu dương sự tích cực của các em . Vì nếu không thực hành kỹ âm hình tiết tấu thì khó thực hành tốt bài tâp đọc nhạc đưa ra . Trong quá trình dạy Tập đọc nhạc , tôi luôn đặc biệc chú ý đến các em còn yếu để rèn luyện các em , mặt khác đối với các bài Tập đọc nhạc dễ , trong bước củng cố , tôi đề nghò các em này đọc nhạc để tạo điều kiện cho các em mạnh dạn , tự tin trong giờ học. Đặc biệt , trong quá trình dạy học phải hết sức tránh lối “ cầu toàn “trong dạy hát , Tập đọc nhạc : nếu như các em thực hiện bài Tập đọc nhạc chưa chính xác , thì tôi để tiết sau luyện tập tiếp , như vậy sẽ tránh được sự căng thẳng , ức chế . tôi luôn động viên tinh thần các em , giải thích để các em hiểu môn âm nhạc là môn nghệ thuật , nên khả năng tiếp thu âm nhạc của từng bài khác nhau , vẫn còn tiết luyện tập , do đó cần tạm nghỉ để tạo sự thoải mái trong học tập . Giờ học sau , tôi thấy các em đọc nhạc dễ dàng hơn , vì ở tiết trước mặc dù các em đọc chưa tốt bài Tập đọc nhạc , nhưng không có nghóa là các em không có kiến thức của bài Tập đọc nhạc , mà thực ra các em đã nắm được âm hình tiết tấu này rồi , nhưng thời gian thực hành còn ít nên chưa đạt hiệu quả như mong muốn . - 8 - Kinh nghiệm dạy học Do đó, ở tiết sau các em sẽ thực hiện bài Tập đọc nhạc dễ dàng và hiệu quả . 3/ Kết quả đạt được : Với những cách thực hiện nêu trên , tôi được sự ủng hộ tích cực của học sinh , tôi nhận thấy kết quả học tập của các em tăng lên rõ rệt : lúc đầu , còn có học sinh yếu ( 5 em ), nhưng cuối năm kết quả chất lượng lớp 6A như sau: Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu 35 8 17 10 0 Với kết quả trên , tôi nhận thấy cách thực hiện của tôi có hiệu quả , tuy chưa cao, nhưng cũng đáp ứng yêu cầu đặt ra và cũng góp phần giúp các em thực hiện có hiệu quả trong giờ học âm nhạc, tạo được sự hứng thú trong học tập của các em, góp phần giúp các em thoải mái trong học tập, sinh hoạt . III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Xã hội ngày càng phát triển, đòi hỏi trình độ của mỗi người cũng phải được nâng cao về mọi mặt . Do đó, tôi nghó bản thân mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để giảng dạy ngày một tốt hơn. Vì những trăn trở đó, tôi rút ra các bài học kinh nghiệmnhỏ sau : 1/ Đối với giáo viên : _ Tăng cường dự giờ học hỏi đồng nghiệp . _ Lắng nghe những ý kiến chỉ đạo của các chuyên viên âm nhạc để rút ra phương pháp giảng dạy tốt nhất. _ Trong các giờ lên lớp , nên có những sáng tạo để giờ học thêm hấp dẫn . _ Sử dụng nhạc cụ, giáo cụ trực quan triệt để . _ Chuẩn bò bài chu đáo khi lên lớp . _ Thường xuyên đọc và nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến môn học . _ Luôn quan tâm đến các em học sinh, tạo sự tin tưởng nơi các em , tích cực giúp đỡ các em lúc các em gặp khó khăn , khuyến khích ,động viên các em để các em luôn tự tin trong học tập . 2/ Đối vối học sinh : _ Các em phải yêu thích môn học, trong lớp phải chăm chú nghe giảng bài . _ Biết nhận xét ưu khuyết điểm của bạn trong giờ học . - 9 - Kinh nghiệm dạy học _ Biết tự nhận thấy khả nă ng của mình để điều chỉnh đúng lúc và hợp lý trong giờ học. _ Các em phải chuẩn bò đầy đủ sach giá khoa, thanh phách phục vụ cho giờ học âm nhạc. IV/ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT : 1/ Đối với ngành : _ Cần có những tài liệu mới có liên quan cụ thể đến việc giảng dạy ân nhạc Trung học cơ sở cung cấp cho giáo viên đang giảng dạy âm nhạc cho các em học sinh . _ Cần mở các chuyên đề về cách giảng dạy âm nhạc cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy âm nhạc ở các trường phổ thông cấp huyện , tỉnh để cùng rút ra các cách giảng dạy âm nhạc có hiệu quả nhất , phù hợp với phong trào đổi mới dạy học hiện nay . _ Hỗ trợ nhạc cụ tương đối có hiệu quả phục vụ tốt cho việc giảng dạy của giáo viên _ Cần tổ chức nhiều phong trào hội diễn văn nghệ cấp huyện , tỉnh dể tạo điều kiện giao lưu , học hỏi lẫn nhau giữa các đơn vò trường học . 2/ Đối với nhà trường : _ Quan tâm , hỗ trợ tốt , tạo điều kiện thuận lợi cho việc giảng dạy của giáo viên . _ Bố trí phòng lớp hợp lý cho việc giảng dạy của giáo viên ( nếu có phòng dành riêng cho việc giảng dạy âm nhạc thì quá tốt ) . _ Cần có những chương trình giao lưu văn nghễ vào những dòp lễ, tết , để tạo sân chơi lành mạnh cho các em học sinh . V/ KẾT LUẬN : m nhạc là bộ môn nghệ thuật , đòi hỏi người học phải nắm vững các kiến thức cơ bản nhất đònh để thực hành tốt một bài hát hay một bản nhạc phổ thông . Các kiến thức cơ bản đó có trong phân môn Nhạc lý và Tập đọc nhạc , do đó đòi hỏi người giáo viên giảng dạy môn âm nhạc phải có nhiều nỗ lực , phấn đấu hết sức mình để giúp các em xử lý đúng giai điệu tiết tấu của bài hát trong chương trình âm nhạc phổ thông nói chung và chương trình âm nhạc lớp 6 nói riêng . Quá trình này không phải một sớm một chiều là thực hiện có hiệu quả mà phải có thời gian thực hiện lâu dài , đòi hỏi người giáo viên giảng dạy âm nhạc Trung học cơ sở phải cố gắng nỗ lực hết mình , luôn tìm tòi , sáng tạo , đút kết kinh nghiệm của bản thân , cũng như luôn nêu cao tinh thần học hỏi các bạn đồng nghiệp thông qua việc dự giờ , dự hội giảng của các giáo viên có nhiều kinh nghiệm giảng dạy lâu năm có nhiều kinh nghiệm . Luôn trang bò cho bản thân mình - 10 - [...]... môn âm nhạc bằng cách : Tự học hỏi , luôn nâng cao trình độ hiểu biết về bộ môn âm nhạc , tham gia các ghương trình học dưới nhiều hình thức Mặt khác , luôn gần gũi với các em học sinh để lắng nghe tâm tư , nguyện vọng cũng như các khó khăn mà các em gặp phải trong quá trình học âm nhạc của các em , nhằm đưa ra các phương thức cần thiết để hỗ trợ các em khắc phục khó khăn trong quá trình học âm nhạc. .. lạc về thò hiếu âm nhạc không lành mạnh , cục bộ đang len lỏi vào giới trẻ hiện nay Mà trái lại , thông qua các bài hát , Tập đọc nhạc ở trường phổ thông giáo dục các em tình yêu quê hương , đất nước , yêu người thân trong gia đình , yêu quý lao động , yêu lãnh tụ , yêu quý các làn điệu Dân ca Việt Nam , cùng góp phần phát huy truyền thống âm nhạc của dân tộc, khơi dậy niềm say mê âm nhạc trong các... yêu thích môn học âm nhạc và chất lượng bộ môn ngày càng có hiệu quả ( điều này thể hiện rõ trong kết quả cuối năm học mà tôi vừa nêu ở phần trên ) Việc giúp các em yêu thích môn học âm nhạc cũng góp phần cùng các môn học khác tạo điều kiện giáo dục các em phát triển hài hòa về nhân cách , trí tuệ , nâng cao nhận thức thẫm mỹ để các em nhận thức đúng đắn về cái hay , cái đẹp trong âm nhạc , chấn chỉnh... nên sự phong phú , đa dạng của” nền văn hóa Việt Nam đậm đà bản sắc dân tộc”, nhằm đáp ứng với xu thế ngày càng phát triển của nền âm nhạc trong trường phổ thông Xin chân thành cám ơn Ban giám hiệu , công đoàn , các bạn đồng nghiệp và các em học sinh giúp tôi hoàn thành đề tài này - 11 - Kinh nghiệm dạy học - 12 - . dạy học Đề tài: ”Một số giải pháp giúp học sinh lớp 6 học tốt phân môn Tập đọc nhạc thuộc bộ môn âm nhạc ở trường Trung học cơ sở”. I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Âm nhạc. viên đang giảng dạy âm nhạc cho các em học sinh . _ Cần mở các chuyên đề về cách giảng dạy âm nhạc cho đội ngũ giáo viên đang giảng dạy âm nhạc ở các trường

Ngày đăng: 24/11/2013, 08:11

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan