Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
537 KB
Nội dung
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Chănnuôilợn ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đóng vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chăn nuôi. Lợn là loài gia súc được nuôi nhiều và cung cấp lượng thực phẩm lớn nhất cho con người. Việt Nam là một trong những quốc gia có nền chănnuôi chưa phát triển, năng suất chănnuôi và chất lượng sản phẩm không cao. Kết quả này một phần là do khó khăn về điều kiện tự nhiên, nhưng quan trọng hơn là do quy trình kỹ thuật chănnuôi còn hạn chế, hơn thế nữa các giống lợn được sử dụng cho chănnuôi có khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm chưa cao. Chiến lược chănnuôilợn của Việt Nam trong thời gian tới là tăng số lượng đầu lợn, nâng cao năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm bằng cách tăng tỉ lệ máu ngoại cho đàn lợnnuôi trong nước. Thực hiện chiến lược chănnuôi này trong thời gian qua nhà nước ta đã cho nhập hàng loạt các giống lợn ngoại có năng suất cao như Yorkshire, Landrace, Pietrian và Duroc. Từ đó tiến hành lai tạo ra các con lai 2 máu, 3 máu, 4 máu nhằm nâng cao khả năng sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện chănnuôi Việt Nam. Lai tạo có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao khả năng và hiệu quả sản xuất của vật nuôi. Con lai vừa kết hợp được các ưu điểm của những giống đem lai vừa tận dụng được ưu thế lai của công thức lai. Nguyễn Thị Viễn và cs (2000) ưu thế lai về tính trạng sinh sản của nhóm nái lai LY/YL đạt được từ 0,99-6,21% và tính trạng tăng trọng g/ngày giai đoạn từ 90-150 ngày tuổi đã cải thiện được 2,03-3,48%. Trong chănnuôi công nghiệp việc xác định công thức lai tốt, phù hợp với điều kiện chănnuôi của từng vùng là rất cần thiết. Greenfed Việt Nam là công ty lớn trong lĩnh vực chănnuôi lợn, có quy trình chănnuôi hiện đại. Trong thời gian qua công ty đã tiến hành nhập và lai tạo thành công nhiều công thức lai và đưa các tổ hợp lai vào sử dụng trong chănnuôi công nghiệp. Điển hình là tổ hợp lai F 1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) ) nuôi thịt thương phẩm. Tuy nhiên chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá năng suất sinh sản của lợn nái F 1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) , khả năng sinh trưởng và chất lượng 1 thịt của con lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) một cách cụ thể và có hệ thống. Xuất phát từ thực tiễn đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái F 1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) - Mục tiêu của đề tài: + Xác định năng suất sinh sản của con lợn nái F 1 (♀Landrace x ♂Yorkshire) trong điều kiện chănnuôi công nghiệp. + Xác định khả năng sinh trưởng của lợn lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) trong điều kiện chănnuôi công nghiệp. + Khảo sát chất lượng thịt của lợn lai 3 máu ♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc) trong điều kiện chănnuôi công nghiệp. 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN 2.1Tình hình chănnuôilợn trên thế giới và ở Việt Nam Nghề chănnuôilợn ra đời rất sớm. Bắt đầu xuất hiện ở châu Âu và châu Á cách đây khoảng một vạn năm. Kỹ thuật chănnuôi được hoàn thiện theo thời gian, đặc biệt là từ thế kỷ XX đến nay chănnuôilợn đã phát triển theo hướng sản xuất công nghiệp cho năng suất và chất lượng cao. Hiện nay lợn được nuôi trên khắp thế giới, tuy nhiên đàn lợn thế giới phân bố không đều ở các châu lục. Trong đó, châu Âu chiếm khoảng 52%, châu Á 30,4%, châu Úc 5,8%, châu Phi 3,2%, châu Mỹ 8,6%. Một số quốc gia chănnuôilợn có công nghệ cao và có tổng đàn lợnlớn như: Nga, Anh, Pháp, Mỹ, Nhật, Canada, Hà Lan, Đan Mạch, Đức, Ý, Úc, Trung Quốc, Singapore, Đài Loan. Nói chung ở các nước tiên tiến và công nghiệp đều có chăn nuôilợn phát triển theo hình thức công nghiệp và đạt trình độ chuyên môn hoá cao. Theo số liệu thống kê FAO (2004). Ngành chănnuôilợn toàn thế giới liên tục tăng trưởng ổn định trong 15 năm qua (bảng 1) và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới. Bảng 1: Diễn biến số lượng đàn lợn thế giới 2 Năm 1960 1990 1995 2000 2001 2002 2003 2004 Số lợn (triệu con) 521 880 920 950 1204 1215 1278 1257 Nguồn: FAO ( 2004) Ở Việt Nam chănnuôilợn xuất hiện từ lâu đời và trở thành một nghề truyền thống của nông dân, tuy nhiên trình độ chănnuôi lạc hậu cùng việc sử dụng các giống nguyên thủy sức sản xuất thấp nên hiệu quả không cao. Chănnuôilợn ở nước ta chỉ thực sự phát triển mạnh từ những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI. Trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh diển biến phức tạp cùng với các khó khăn của chănnuôi trong thời gian khủng hoảng kinh tế toàn cầu làm cho số lượng đầu lợn cả nước bị giảm nhẹ, tuy nhiên việc nâng cao chất lượng giống và kỹ thuật chănnuôi đảm bảo năng suất và sản lượng thịt lợn luôn có xu hướng tăng lên. Số liệu của tổng cục thống kê năm 2007 cho thấy đàn lợn nước ta tăng từ 23,2 triệu con năm 2002 lên đến 26,6 triệu con năm 2007. Sản lượng thịt lợn hơi cũng tăng nhanh từ 1,65 triệu tấn năm 2002 đến 2,71 triệu tấn năm 2007 (bảng 2). Bảng 2: Diễn biến số lượng đàn lợn và sản lượng thịt lợn Việt Nam Năm Chỉ tiêu 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Đầu lợn (triệu con) 23,2 24,9 26,1 27,4 26,9 26,6 Sản lượng thịt (triệu tấn) 1,65 1,80 2,01 2,29 2,50 2,6 Nguồn: Tổng cục thống kê (2007) Thịt lợn chiếm đến 76-77% trong tổng số các loại thịt sản xuất ở trong nước. Hiện nay phần lớnlợn được nuôi theo hình thức nông hộ bán thâm canh. Trong những năm gần đây thực hiện chính sách công nghiệp hoá nông nghiêp, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng nên sản phẩm của ngành chănnuôilợn đã tăng lên đáng kể đặc biệt là về chất lượng sản phẩm. Định hướng chănnuôilợn Việt Nam trong những năm tới là: Tăng số đầu lợn, nâng cao năng suất và chất lượng thịt bằng cách nghiên cứu và đưa vào nuôi 3 những công thức lai mới phù hợp với điều kiện tự nhiên nước ta. Đẩy mạnh nghành chănnuôi hàng hoá, từng bước tiếp cận với thị trường xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần vào sự phát triển của đất nước. 2.2Đặc điểm sinh lý lợn nái 2.2.1 Lợn hậu bị và lợn chờ phối 2.2.1.1 Sự thành thục về tính Gia súc sau một thời gian sinh trưởng và phát triển nhất định thì có khả năng sinh sản. Tuổi con vật bắt đầu có khả năng sinh sản gọi là tuổi thành thục về tính. Sự thành thục về tính được tính từ lần động dục và rụng trứng đầu tiên của gia súc cái. Nếu trứng được gặp tinh trùng thì có khả năng thụ thai. Ở giai đoạn này dưới ảnh hưởng của nội tiết sinh dục, cơ thể có những biến đổi đặc trưng, cơ quan sinh dục phát triển, sinh ra các giao tử hoạt động, có khả năng kết hợp với giao tử đực để sinh ra con cái. Đồng thời gia súc có những thay đổi về hành vi, biểu hiện bên ngoài. Lợn cái thành thục về tính vào khoảng 4-9 tháng tuổi. Thông thường các giống lợn nội có tuổi thành thục về tính sớm hơn so với lợn lai và lợn ngoại. Tuổi động dục lần đầu của các giống lợn nội như lợn ỉ, lợn móng cái là 3-5 tháng tuổi. Lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn, ở lợn nái F1(nội x ngoại) động dục bắt đầu lúc 5-7 tháng tuổi. Lợn ngoại thành thục về tính vào khoảng 6-8 tháng tuổi. Các nhân tố ảnh hưởng đến tuổi thành thục về tính: + Giống: Hầu hết các giống nội thành thục sớm hơn giống nhập ngoại, giống có tầm vóc nhỏ thường thành thục sớm hơn giống có tầm vóc lớn. + Chế độ dinh dưỡng: Gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn đầy đủ, phù hợp nhu cầu dinh duỡng thành thục sinh dục sớm hơn so với gia súc được nuôi dưỡng với khẩu phần thức ăn có giá trị dinh dưõng thấp. 4 + Ngoài ra tuổi thành thục về tính còn phụ thuộc vào việc tiếp xúc với con đực. Sự có mặt của con đực trong giai đoạn trước tuổi động dục sẽ làm tăng nhanh quá trình thành thục về tính. 2.2.1.2 Chu kì động dục Gia súc cái khi đến tuổi thành thục về tính sẽ xuất hiện chu kỳ động dục. Đó là sự phát triển của nang trứng theo tính chu kỳ dưới sự điều hoà của hormone thùy trước tuyến yên làm cho trứng chín và rụng diễn ra một cách có chu kỳ. Hiện tượng trứng chín và rụng kèm theo những biểu hiện bên ngoài cơ thể thay đổi có tính quy luật từ khi gia súc thành thục về tính cho đến khi hết khả năng sinh sản gọi là chu kì động dục. Chu kỳ động dục của lợn giao động trong khoảng từ 18 - 24 ngày. Nếu gia súc động dục mà không cho phối hoặc phối giống không có kết quả, trứng không được thụ tinh thì sẽ xuất hiện chu kỳ tiếp theo. Chu kỳ động dục của lợn có thể được chia làm 4 giai đoạn: - Giai đoạn trước động dục (proestrus): Là khoảng thời gian từ khi thể vàng của chu kỳ trước tiêu biến đến khi gia súc bắt đầu xuất hiện động dục ở chu kì tiếp theo. Đây thực chất là giai đoạn phát triển của nang trứng. Khi thể vàng tiêu biến đi, nồng độ progesterone trong máu giảm nhanh, nó thôi không ức chế tuyến yên do đó tuyến yên bắt đầu tiết FSH, hormone này kích thích bao noãn phát triển, tăng lên khối lượng, kích thước và nổi lên trên bề mặt của buồng trứng. Sự tăng tiết FSH của tuyến yên kích thích buồng trứng tiết estrogen hình thành các đặc tính sinh dục thứ cấp. Ở giai đoạn này lợn cái có biểu hiện kêu rít, bỏ ăn âm hộ đỏ tươi sưng mọng có nước nhầy chảy ra. Lợn cái có hiện tượng nhảy lên lưng con khác nhưng không cho con khác nhảy lên lưng nó. - Giai đoạn động dục (estrucs): Giai đoạn này bao gồm 3 thời kì liên tiếp là: Hưng phấn, chịu đực và hết chịu đực. Một đặc trưng cơ bản trong giai đoạn này đối với tất cả các gia súc là sự rụng trứng trong đường sinh dục cái và biểu hiện chịu đực của gia súc cái thể hiện ra bên ngoài. Lợn vẩn bỏ ăn. Âm hộ chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ sẩm. Lợn nái chịu đực, mê ì. Dùng tay ấn lên lưng và vùng mông lợn đứng im, nước nhờn chảy dính và đục. Thời gian này kéo dài khoảng 2 ngày, lợn nội ngắn hơn và khoảng 28- 30 giờ. 5 - Giai đoạn sau động dục (metestrus): Giai đoạn này được tính từ khi gia súc kết thúc động dục và thường kéo dài trong vài ngày. Đặc trưng của giai đoạn này là sự hình thành về thể vàng tại vị trí rụng trứng. Thể vàng tiết progesterone ức chế trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi từ đó ức chế tuyến yên làm giảm tiết estrogen dẫn tới giảm hưng phấn sinh dục. Con vật trở lại trạng thái bình thường, không biểu hiện đòi hỏi sinh dục nửa. Âm hộ hết sưng, lợnăn uống như bình thường. - Giai đoạn yên tĩnh (diestrucs); thường bắt đầu từ ngày thứ 4 sau khi trứng rụng, khi thể vàng bắt đầu hoạt động mạnh. Đây là giai đoạn kéo dài nhất. đối với gia súc không có thai, giai đoạn này sẽ kết thúc khi thể vàng bị tiêu biến. Lợn không còn biểu hiện sinh dục, cơ quan sinh dục phục hồi chức năng để chuẩn bị cho chu kỳ sinh dục tiếp theo. Các nhân tố ảnh hưởng đến chu kì động dục: + Giống: Các giống lợn khác nhau có chu kì động dục khác nhau như lợn ỉ từ 19-21 ngày, lợn móng cái từ 19-25 ngày. + Tuổi: Nái tơ thường có chu kì tính ngắn hơn lợn nái trưởng thành. + Dinh dưỡng: Nếu dinh dưỡng tốt thì chu kì tính ổn định và ngược lại. + Ngoài các nhân tố trên chu kỳ động dục còn chịu tác động của một số nhân tố khác như: Nhiệt độ, chế độ chiếu sáng, pheromon, tiếng kêu của con đực (Lê Văn Thọ và Đàm Văn Tiện, 1992). 2.2.1.3 Sự thành thục về thể vóc Sau một thời gian sinh trưởng và phát triển, đến một thời điểm nhất định con vật đạt tới độ trưởng thành về thể vóc. Lúc này cơ thể đã tương đối hoàn chỉnh về sự phát triển của các cơ quan bộ phận, tầm vóc, trọng lượng, kích thước các chiều đo ổn định và gia súc có khả năng sinh sản cao. Tuổi thành thục về thể vóc của các giống lợn khác nhau là khác nhau. Lợn Móng Cái thành thục về thể vóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi đó lợn Ỉ là 8 tháng 6 tuổi. Ngoài ra sự thành thục về thể vóc còn phụ thuộc vào chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, bệnh tật,… 2.2.1.4 Tuổi phối giống lần đầu Để có thể tiến hành phối giống lần đầu, lợn nái hậu bị phải thành thục về tính và thể vóc. Lợn nái nội nên phối giống lần đầu ở 6 - 7 tháng tuổi, khi trọng lượng của lợn đạt từ 40 kg trở lên. Nái ngoại từ 8 - 10 tháng tuổi, trọng lượng đạt từ 90 kg trở lên. Không nên phối giống quá sớm hoặc quá muộn. Nếu phối giống quá sớm khi cơ thể mẹ chưa trưởng thành, cơ thể sẽ ưu tiên dinh dưỡng cho sự phát triển của bào thai, dinh dưỡng cho sinh trưởng và phát triển của con mẹ bị giảm đi làm cho cơ thể mẹ yếu, bào thai kém phát triển, con nhỏ và yếu, thời gian sử dụng lợn mẹ giảm xuống. Ngoài ra nếu phối giống quá sớm, lúc này xương chậu của cơ thể mẹ chưa hoàn thiện, nhỏ và hẹp làm cho mẹ đẻ khó. Nếu phối giống cho lợn quá muộn thì lảng phí nhiều thời gian và thức ănđểnuôilợn hậu bị. Để đạt được hiệu quả sinh sản tốt và duy trì con nái sinh sản lâu bền, cần bỏ qua 1 - 2 chu kỳ động dục đầu rồi mới cho phối. 2.2.1.5 Thời gian động dục lại sau cai sữa Sau khi cai sữa con khoảng 3 - 7 ngày, tuỳ theo sự hao mòn của lợn mẹ trong giai đoạn nuôi con và sự phát dục lại sau cai sữa, lợn nái sẽ động dục trở lại và bắt đầu một chu kỳ sinh sản mới. Để nâng cao hiệu quả sản xuất người chănnuôi phải chăm sóc, nuôi dưỡng tốt lợn nái trong thời giannuôi con và sau cai sữa nhằm rút ngắn thời gian động dục lại sau cai sữa. Ở các trang trại chănnuôi công nghiệp người ta thường tiêm hocmon hoặc vitamin ADE cho lợn nái sau cai sữa đồng thời cho chúng gần gủi con đực để kích thích quá trình phát dục lại sau cai sữa, nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái. 2.2.1.6 Chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị Việc chăm sóc nuôi dưỡng lợn nái hậu bị cần đảm bảo lợn không quá béo hoặc quá gầy làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của lợn nái sau này. ĐểLợn hậu bị phát triển tốt phải chú ý đến một số yêu cầu như: 7 - Thức ăn và dinh dưỡng: Thức ăn và lượng cho ăn phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho nhu cầu duy trì và tăng trọng của lợn hậu bị. Dinh dưỡng thức ăn quyết định trực tiếp đến thể trạng của lợn hậu bị, nếu cung cấp thừa dinh dưỡng đặc biệt là năng lượng lợn sẽ mập gây hiện tượng nân sổi, nếu dinh dưỡng không đảm bảo lợn sẽ gầy gây hiện tượng không động dục, động dục không đều hoặc không đủ trọng lượng phối làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái. Thức ăn của lợn hậu bị cần cung cấp đầy đủ protein, năng lượng, vitamin, khoáng. - Chuồng trại: Lợn nái hậu bị có thể được nuôi 4-10 con/ô chuồng, với diện tích 2,5-3m 2 /con. Trong chuồng hậu bị nên bố trí 1 ô nọc nhỏ đểlợn hậu bị được tiếp xúc với con đực kích thích động dục sớm. Chuồng trại phải luôn khô sạch, đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, và thông thoáng thích hợp. -Vế sinh tắm chải: Lợn nái hậu bị phải được thường xuyên tắm chải đặc biệt là về mùa hè nóng. Vệ sinh tắm chải có tác dụng ngăn được các bệnh ngoài da, kích thích thèm ăn, nâng cao sức khoẻ và hoạt động tính dục. 2.2.2 Sinh lý thụ thai 2.2.2.1 Sự hình thành và phát triển của trứng Tế bào trứng được hình thành trong buồng trứng được phát triển từ các noãn nguyên bào (Ovogonie). Ở giai đoạn sớm của đời sống cá thể, các noãn nguyên bào tương tự như tinh nguyên bào. Trải qua nhiều lần phân bào nguyên nhiễm đến noãn bào sơ cấp. Tất cả các noãn nguyên bào được bao bởi lớp tế bào biểu mô. Đến khi thành thục về tính, dưới ảnh hưởng điều hòa của trung khu sinh dục ở vùng dưới đồi (Hypothalamus) thông qua các yếu tố giải phóng kích dục tố RF, kích thích tuyến yên tiết hormon hướng sinh dục FSH, LH để điều khiển quá trình phát triển của nang trứng và rụng trứng. Nói một cách khác từ lần động dục đầu tiên các tế bào trứng nguyên thủy thay phiên nhau phát triển để hình thành trứng chín. 2.2.2.2 Sự rụng trứng Rụng trứng là một quá trình sinh lý phức tạp, quá trình rụng trứng được điều khiển bởi thần kinh thể dịch và các hormon sinh dục. Trước khi rụng trứng, 8 ở bên trong nang trứng quá trình phân chia giảm nhiễm thành 1n ở lần một, rồi giữ và kéo dài 1n như thế cho tới khi trứng được thụ tinh. Thùy trước tuyến yên tăng tiết FSH, LH làm gia tăng tiết dịch nang trứng. Đồng thời ProtaglandingF2α của tế bào tử cung xuất hiện trước khi trứng rụng một vài giờ. Hormon này có tác dụng kích thích việc hình thành tổ chức chế tiết enzyme phân hủy vách nang trứng tạo cơ hội giải phóng trứng. Relaxin (hormon của tử cung) cũng xuất hiện, nó có hai tác dụng: một là kích thích tiết dịch nang trứng ở lớp tế bào hạt giống như LH, tác dụng khác giống ProtaglandingF2α là kích thích công phá tổ chức liên kết sợi của vách nang trứng tạo cơ hội phá vở vách nang trứng. Thùy trước tuyến yên tiết FSH xúc tiến việc hình thành cấu trúc tiếp nhận LH ở lớp tế bào hạt. Khi LH gắn nối với cấu trúc tiếp nhận, nó kích thích tế bào hạt tiết Progesteron với hàm lượng thấp, từ lúc này lớp tế bào hạt bắt đầu có sự biến đổi về cấu trúc để hình thành thể vàng. Hàm lượng Progesteron thấp lại làm cho hoạt tính có oestrogen tăng cao, oestrogen bằng con đường liên hệ ngược dương tính tăng tiết LH. Sự rụng trứng gồm hai giai đoạn là vở nang trứng và thoát trứng, hàm lượng LH quyết định quá trình này. Trứng rụng khi hàm lượng LH tiết cao nhất. Lúc này áp lực dịch nang trứng là cao nhất, vách nang trứng bị phân huỷ và nang trứng bị phá vở trứng được giải phóng. Nhiều nghiên cứu xác định rằng trứng muốn rụng thì hàm lượng LH/FSH phải duy trì ở mức 3/1. Hoạt động giao phối có ảnh hưởng đến thời điểm rụng trứng, nghiên cứu của Ponevog (1955) cho rằng sự rụng trứng của lợn nái xảy ra trong khoảng 36 - 48 giờ từ khi bắt đầu chịu đực. Hugeus (1976) cho biết lợn nái tơ có số lượng trứng rụng bình thường là 13,5 trứng. Mức độ dinh dưỡng trong thời kỳ hậu bị và trong chu kỳ động dục đầu tiên có ảnh hưởng rõ đến số lượng trứng rụng. Nghiên cứu của Casid (1955) với chế độ dinh dưỡng cao thì số trứng rụng là 13,9 trứng, dinh dưỡng thấp thì số trứng là 11,1 trứng, mức dinh dưỡng thấp - thấp thì số trứng rụng là 10,6 trứng, còn mức dinh dưỡng thấp - cao số trứng rụng là 13,6 trứng. Nghiên cứu cũng chứng minh rằng, đối với các giống lợn khác nhau thì số trứng rụng trong một chu kỳ cũng khác nhau. Theo Lưu Kỷ 9 (1982) lợn F1 (Đại Bạch x Ỉ ) ở chu kỳ động dục thứ ba có số lượng trứng là 11,3 trứng, còn theo Bruger (1972) thì lợn nái Đại Bạch có số lượng trứng rụng là 16,7 trứng. 2.2.2.3 Thời điểm phối tinh thích hợp Thời điểm phối tinh thích hợp là thời điểm phối giống có nhiều nhất các tinh trùng có khả năng thụ tinh gặp nhiều nhất các tế bào trứng có khả năng thụ thai. Thời điểm này quyết định đến tỷ lệ thụ thai và số con đẻ ra trên ổ. Trứng và tinh trùng tiến hành quá trình thụ tinh ở 1/3 đầu trên ống dẫn trứng là tốt nhất. Tinh trùng mất 1-2 giờ ở đường sinh dục con cái để di chuyển vị trí thích hợp. Đối với tế bào trứng sau khi rụng phải mất 1-2 giờ để di chuyển thích hợp và thời gian tế bào rụng trứng là 8-12 giờ. Đểlợn nái đạt tỷ lệ thụ thai cao, số con đẻ ra nhiều cần tiến hành phối giống đúng lúc, vì thời gian trứng tồn tại và hiệu quả thụ thai rất ngắn, trong khi đó thì tinh trùng có thể kéo dài và sống trong tử cung khoảng 45-58 giờ. Do vậy thời điểm phối giống thích hợp nhất là giữa giai đoạn chịu đực. Lợn nái lai và nái ngoại cho phối vào cuối ngày thứ 3 và sang ngày thứ 4 tính từ lúc bắt đầu động dục, hoặc sau khi có hiện tượng chịu đực khoảng 6-8 tiếng thì cho phối. Đối với lợn nái nội cần phối sớm hơn nái lai và lợn ngoại thuần 1 ngày, cụ thể vào cuối ngày thứ 2 và đầu ngày thứ 3 kể từ lúc bắt đầu động dục. Thời gianlợn cái biểu hiện động dục cao độ nhất là lúc “mê ì”, âm hộ chuyển từ màu đỏ hồng sang thâm tái, lợn có thể ít ăn hoặc bỏ ăn hoàn toàn, thích nhảy lên lưng con khác, nếu ta ấn mạnh vào vùng hông khum thì thấy lợn đứng yên, cong đuôi và thích giao phối. Đây là thời điểm phối tinh thích hợp nhất cho lợn nái. 2.2.3 Lợn nái mang thai Sau khi lợn nái phối giống có kết quả, hợp tử bám chặt vào cổ tử cung và bắt đầu phát triển. Các bộ phận liên quan (nhau thai, bọc ối, niệu tử cung, bầu vú…) cũng phát triển cùng bào thai trong suốt thời gian mang thai. Trong thời gian mang thai lợn nái có nhiều đặc điểm thay đổi. 10 [...]... nái mang thai được tiêm vắc xin dịch tả ở tuần mang thai thứ 10, tiêm vắc xin lở mồm long móng và viêm phổi ở thời điểm 12 tuần sau khi phối Lợn hậu bị mới nhập về được phòng bệnh theo quy trình sau (bảng 21) Bảng 21: Quy trình vác xin cho lợn hậu bị (từ 7 tháng tuổi) Tuần 1 Loại Dịch tả lần 1 vắc xin 2 3 5 6 Lở mồm long móng Giả dại lần 1 Giả dại lần 2, Parvo Viêm phổi 26 3.1.2 Đối với lợn thịt Nghiên... theo quy trình (bảng 24) Bảng 24: Quy trình vắc xin đối với lợn con và lợn thịt Tuần 1 3 5 7 9 Loại vắc Viêm Viêm Dịch Lở mồm Dịch xin phổi lần phổi lần tả lần long móng tả lần 1 2 1 lần 1 2 11 Lở mồm long móng lần 2 Nghiên cứu được tiến hành để đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt (♀(♀Landrace x ♂Yorkshire) x ♂(♀Landrace x ♂Duroc)) 3.1.3 Khảo sát chất lượng thịt - Tiến hành mổ khảo sát 9 lợn thịt... 2900 – 3000 (Kcal/kg thức ăn) (Kcal/kg thức ăn) Protein thô (%) : 17 - 19 Protein thô (%) : 15 - 17 Nguồn: Hội chănnuôi Việt Nam (2002) - Chuồng trại: Phải bảo đảm vệ sinh, thông thoáng, ấm về mùa đông mát về mùa hè, tránh được sự thay đổi của thời tiết, Cần kiểm soát nhiệt độ chuồng nuôi trong tuần đầu Nhiệt độ thích hợp cho nái là 20 0C trong khi heo sơ sinh cần 30 - 320C Do vậy, chuồng nuôi phải... nhập lợn Yorkshire từ Cu Ba Những năm sau 1990 lợn Yorkshire được nhập vào nước ta qua nhiều con đường qua nhiều nước và nhập về nhiều dòng Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ dài, tai to hơi hướng về phía trước thân dài lưng hơi vồng lên, chân cao khoẻ và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn Khả năng sản xuất: Lợn cái đẻ trung bình 10-12con/lứa Có lứa đạt 17-18 con Trọng... triển Toàn thân có đáng hình thoi tiêu biểu của lợn hướng nạc Khả năng sản xuất: Lợn nái Landrace có khả năng sinh sản cao, mắn đẻ và đẻ nhiều: Trung bình đạt 1,8-2 lứa/năm mỗi lúa đẻ 10-12 con Trọng lượng sơ sinh của lợn con trung bình đạt 1,2-1,3kg/con, trọng lượng cai sữa đạt 1215kg/con sức tiết sữa 5-9kg/ngày Khả năng sinh trưởng của lợn thịt rất tốt, tăng trọng 750-800g/ngày, ở 6 tháng tuổi có thể... Red được tạo ra vào những năm 1850 ở vùng NewJersay bởi Clark Pettit Đặc điểm ngoại hình: Lợn toàn thân có màu hung đỏ (lợn bò), thân hình vững chắc, bốn chân to khoẻ, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, phía đầu tai gập về phía trước Đầu to, mõm thẳng và dài vừa phải, đầu mũi và 4 móng chân có màu đen, 2 mắt lanh lợi, bộ phận sinh dục lộ rõ, lưng cong Giống Duroc hiện nay có mông vai rất nở, nạc cao... Yorkshire Nguồn: Nguyễn Thị Viễn và cs Trong các nghiên cứu trên lợn thịt lai cải thiện được khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng thịt một cách đáng kể so với các giống thuần 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng nghiên cứu 3.1.1 Đối với lợn nái Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) Chúng tôi tiến hành theo dỏi trên 166 lợn nái sinh sản F 1(♀Landrace x ♂Yorkshire)... dụng chuồng 2 bậc, không nhốt đông trong một ô chuồng Chuồng phải đảm bảo luôn khô sạch, ấm áp mùa đông, thoáng mát mùa hè Trước khi đẻ 7 - 10 ngày chuyển lợn mẹ sang chuồng đẻđể cho lợn mẹ làm quen với chuồng mới Chuồng phải được quét vôi, khử trùng sạch sẽ - Vệ sinh thú y: định kỳ tẩy giun sán trong thời gian có chửa, tẩy lần cuối trước khi đẻ 2 tuần Chú ý tắm rửa, diệt ký sinh trùng ngoài da như... amin của máu chuyển qua Giá trị sinh vật học của protein sữa lợn khá cao vì nó chứa đủ các axit amin cần thiết Ngoài ra, trong sữa còn chứa đầy đủ các chất khoáng như Canxi, Sắt, Đồng, các loại vitamin A, B, C, D…và các men tiêu hoá như Amilaza, Dehydrogenara, Lactora, Oxyclara Sữa lợn được phân làm hai loại là sữa đầu và sữa thường Thành phần dinh dưỡng của sữa đầu cao hơn sữa thường (bảng 9) Bảng 9:... phân tích bằng phần mềm Minitab 13 Các chỉ tiêu được xử lý và đánh giá bằng các tham số thống kê là trung bình (X), giá trị cực đại (max), giá trị cực tiểu (min) và sai số của số trung bình (SE) 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) 33 Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) được đánh giá trên một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn mẹ . lợn móng cái là 3-5 tháng tuổi. Lợn nái lai tuổi động dục lần đầu muộn hơn, ở lợn nái F1(nội x ngoại) động dục bắt đầu lúc 5-7 tháng tuổi. Lợn ngoại thành. là khác nhau. Lợn Móng Cái thành thục về thể vóc lúc 6 tháng tuổi, trong khi đó lợn Ỉ là 8 tháng 6 tuổi. Ngoài ra sự thành thục về thể vóc còn phụ thuộc