MỤC LỤC
Ở nước ta lợn được nhập vào từ năm 1920 ở Miền Nam để tạo ra giống lợn Thuộc Nhiêu Nam Bộ, sau đó đến năm 1964 lợn được nhập vào miền bắc thông qua Liên Xô cũ. Những năm sau 1990 lợn Yorkshire được nhập vào nước ta qua nhiều con đường qua nhiều nước và nhập về nhiều dòng. Đặc điểm ngoại hình: Toàn thân có màu trắng, lông có ánh vàng, đầu nhỏ dài, tai to hơi hướng về phía trước thân dài lưng hơi vồng lên, chân cao khoẻ và vận động tốt, chắc chắn, tầm vóc lớn.
Giống Landrace được nhập vào Việt Nam từ năm 1970 từ Cu Ba và được xem là một trong những giống lợn được sử dụng trong chương trình nạc hoá đàn lợn ở Việt Nam. Đặc điểm ngoại hình: Lợn toàn thân có màu hung đỏ (lợn bò), thân hình vững chắc, bốn chân to khoẻ, cao, đi lại vững vàng, tai to ngắn, phía đầu tai gập về phớa trước. Đầu to, mừm thẳng và dài vừa phải, đầu mũi và 4 múng chõn cú màu đen, 2 mắt lanh lợi, bộ phận sinh dục lộ rừ, lưng cong.
Sử dụng trong lai hai ba máu hoặc bốn máu giữa các giống ngoại đạt hiệu quả cao về năng suất và chất lượng thịt. Lai với nái địa phương Việt Nam (Móng Cái) không đạt kết quả tốt, da con lai dày, tốc độ lớn không nhanh số con trên ổ không cao.Ở Việt Nam hướng sử dụng lợn Duroc lai với các giống khác tạo lợn thương phẩm.
Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) khi so sánh khả năng sinh sản của con lai F1 với giống đem lai cho kết quả tuổi đẻ lứa đầu của lợn lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) là 345 ngày và sớm hơn 43 ngày so với giống Landrace và 62 ngày so với Yorkshire thuần. Các chỉ tiêu trên đàn con sinh ra như số con sơ sinh, số con sống đến 24 giờ, số con cai sữa đều khá cao và không có nhiều sự sai khác giữa con lai so với bố mẹ đem lai. Một số chỉ tiêu liên quan đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn con như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, hệ số lứa đẻ củng có kết quả tốt tuy nhiên kết quả này còn phụ thuộc nhiều yếu tố như giống đực phối, thời gian cai sữa, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng.
Các nghiên cứu trên trên nhiều giống thuần và lai ngoại trong thời gian qua đã xác định được một số công thức lai tốt, con lai có năng suất và chất lượng thịt cao hơn bố mẹ do chúng tạo được ưu thế lai. Trong các nghiên cứu đó người ta quan tâm nhiều đến khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỉ lệ thịt xẻ, tỉ lệ nạc và độ dày mở lưng của con giống nghiên cứu. Một số công thức lai do kết hợp được tiềm năng di truyền của bố mẹ và tạo được ưu thế lai về tính trạng sản xuất nên thường có khả năng sản xuất tốt hơn các giống thuần.
Trong các nghiên cứu trên lợn thịt lai cải thiện được khả năng sinh trưởng cũng như chất lượng thịt một cách đáng kể so với các giống thuần. Để đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) Chúng tôi tiến hành theo dỏi trên 166 lợn nái sinh sản F1(♀Landrace x. ♂Yorkshire) với dung lượng mẩu được thể hiện ở bảng 16. Lợn nái mang thai được tiêm vắc xin dịch tả ở tuần mang thai thứ 10, tiêm vắc xin lở mồm long móng và viêm phổi ở thời điểm 12 tuần sau khi phối.
Thành phần dinh dưỡng của các loại cám dùng cho lợn thí nghiệm phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của từng giai đoạn sinh trưởng của lợn thịt (bảng 23).
+ Tỷ lệ thịt xẻ: Là tỷ lệ giữa khối lượng thịt xẻ (khối lượng móc hàm sau khi đã bỏ đầu, đuôi và 4 bàn chân) so với khối lượng sống. Tuổi phối giống lần đầu (TPGLĐ): Là tuổi lợn nái được phối giống lần đầu tiên, TPGLĐ được tính là khoảng thời gian từ ngày sinh lợn nái đến khi lợn nái được phối giống lần đầu tiên. TPGLĐ = Ngày phối giống lần đầu - Ngày sinh của lợn nái - Thời gian động dục trở lại và phối giống có kết quả (ngày).
Thời gian động dục trở lại và phối giống có kết quả (TGPLCKQ) là khoảng thời gian từ khi cai sữa lứa trước đến khi phối giống có kết quả lứa tiếp theo. Thời gian mang thai (TGMT): Là khoảng thời gian tính từ khi lợn nái được phối giống thành công đến khi sinh con lứa đó. Số con sơ sinh (SCSS): Là số con được sinh ra của ổ kể cả con sống và con chết, được tính khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng.
Những con có khối lượng dưới 0,7 kg, bị dị tật hoặc không đủ sức khỏe bị loại bỏ, những con còn lại chính là số con để nuôi. Khối lượng sơ sinh để nuôi (KLSSĐN): Là khối lượng sơ sinh của những con để lại nuôi, được cân ngay sau khi đẻ xong.
Khả năng sinh sản của lợn nái F1(♀Landrace x ♂Yorkshire) được đánh giá trên một số chỉ tiêu về sinh lý sinh sản của lợn mẹ và sinh trưởng phát triển của lợn con thông qua các tham số thống kê như trung bình, giá trị tối đa, giá trị tối thiểu và sai số của số trung bình, (bảng 25a và 25b). Thời gian động dục trở lại sau khi cai sữa là chỉ tiêu đánh giá tiềm năng sinh sản của lợn nái, ở nghiên cứu này trung bình số ngày phối lại sau cai sữa là 6,54 ngày, sớm hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và ctv (2004) 1 ngày. Khi so sánh với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) trên đàn lợn nuôi tại trại chăn nuôi Bình Nam, Thăng Bình, Quảng Nam ta thấy số con sơ sinh ở nghiên cứu của chúng tôi lớn hơn 0,74 (con/lứa); số con cai sữa cũng lớn hơn 0,25 (con/lứa).
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs tại xí nghiệp chăn nuôi lợn Phú Sơn (2001-2004) trên các chỉ tiêu số con để lại nuôi, khối lượng sơ sinh của những con để lại nuôi, số con cai sữa và khối lượng cai sữa đều cho giá trị nhỏ hơn so với nghiên cứu của chúng tôi (bảng 26). Một số nghiên cứu so sánh khả năng sinh sản giữa các công thức lai và với nái thuần ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Thị Viễn và cs (2004) nghiên cứu khả năng sinh sản của 2 nhóm nái thuần Landrace, Yorkshire và 2 nhóm nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) và (♂Landrace x ♀Yorkshire) tại cơ sở chăn nuôi 1, Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) so sánh khả năng sinh sản của các giống lợn nái ngoại và nái lai nuôi tại trang trại Bình Nam, Thăng Bình Quảng Nam) khẳng định khả năng sinh sản của nhóm nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) là cao hơn so với bố mẹ thuần và một số công thức lai khác. Một số chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh sản của con nái nhưng lại chịu ảnh hưởng lớn bởi yếu tố đực phối như khối lượng sơ sinh, khối lượng cai sữa, khối lượng lợn con nái sản xuất được/năm..Trong nghiên cứu này lợn nái lai (♀Landrace x ♂Yorkshire) được phối giống bằng đực Yorkshire và Omega (♂Duroc x ♀Landrace), sự khác nhau ở một số chỉ tiêu sinh sản khi sử dụng đực Yorkshire và đực Omega được thể hiện ở bảng 29.
Khối lượng lợn con cai sữa lợn con của lợn nái nghiên cứu khi được phối với đực Omega (6,83 kg/con) cao hơn khi phối với đực Yorkshire (6,27 kg/con) nên khối lượng lợn con mà nái sản xuất được trong năm tăng lên đáng kể khi chuyển từ phối tinh đực Yorkshire (142kg) sang phối tinh đực Omega (154kg). Trong công thức lai thứ với đực Omega con lai 3 máu có 25% máu của giống Duroc và tạo được ưu thế lai giữa 3 giống về tính trạng sản xuất thịt nên khả năng sinh trưởng của lợn con là tốt hơn con lai 2 máu được tạo ra khi lợn nái nghiên cứu phối với đực Yorkshire.
Khối lượng sơ sinh và khối lượng cai sữa của lợn con của lợn nái được phối bởi đực Omega cao hơn khi phối với đực Yorskshire. Tuy nhiên sự sai khác về khối lượng sơ sinh không có ý nghĩa thống kê (P=0,364), còn sự sai khác về khối lượng lợn con cai sữa có thể là do ảnh hưởng bởi thời gian theo mẹ của lợn con. Đây chính là lý do mà sau một thời gian thử nghiệm thì từ tháng 8 năm 2008 trại chuyển từ sử dụng đực Yorkshire sang đực Omega hoàn toàn.