Đề tài này được thực hiện tập trung vào mục tiêu chính là: 1 Thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù theo những tiêu chí, nguyên tắc, mô hình, cách thức triển khai theo hướng gắn k
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ TỈNH AN GIANG
Chủ nhiệm: GS TS Võ Văn Sen
Trang 2
i
MỤC LỤC
Danh mục từ viết tắt v
Danh mục bảng, biểu vi
Danh mục sơ đồ và hình ảnh viii
Tóm tắt ix
Abstract xi
DẪN LUẬN 1 Lý do thực hiện đề tài 1
2 Mục tiêu và luận giải về mục tiêu nghiên cứu 3
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 3
2.2 Luận giải về mục tiêu nghiên cứu 4
3 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6
4 Cách tiếp cận, phương pháp thu thập thông tin 10
4.1 Cách tiếp cận 10
4.2 Phương pháp thu thập thông tin 10
5 Những đóng góp của đề tài 11
5.1 Đóng góp về khoa học 11
5.2 Đóng góp về thực tiễn 12
6 Bố cục đề tài 12
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ Ở TỈNH AN GIANG 1.1 Các khái niệm liên quan đến du lịch 14
1.1.1 Khái niệm du lịch 14
1.1.2 Khách du lịch 15
1.1.3 Hoạt động du lịch 16
1.1.4 Tài nguyên du lịch 16
1.1.5 Sản phẩm du lịch đặc thù 17
Trang 3ii
1.2 Các loại hình du lịch 19
1.2.1 Dựa vào tài nguyên du lịch và mục đích chuyến đi 21
1.2.2 Dựa vào đặc điểm địa lý của điểm du lịch 46
1.3 Định hướng phát triển du lịch bền vững 56
Tiểu kết chương 1 61
Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TỈNH AN GIANG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC DU LỊCH CỦA TỈNH 2.1 Tổng quan về tỉnh An Giang 63
2.1.1 Vị trí địa lý 63
2.1.2 Điều kiện tự nhiên 65
2.1.3 Điều kiện kinh tế - xã hội 82
2.3 Thực trạng khai thác du lịch ở An Giang 88
2.3.1 Chính sách phát triển du lịch của tỉnh An Giang 88
2.3.2 Hiện trạng phát triển du lịch tại An Giang 90
2.3.3 Khảo sát ý kiến du khách về hiện trạng du lịch tại An Giang 100
Tiểu kết chương 2 110
Chương 3 TIỀM NĂNG DU LỊCH VĂN HÓA – NHÂN VĂN CỦA TỈNH AN GIANG HIỆN NAY 3.1 Tiềm năng du lịch về di tích lịch sử văn hóa 113
3.1.1 Tổng quan tiềm năng về di tích sử văn hóa ở An Giang 113
3.1.2 Khai thác tiềm năng du lịch về di tích lịch sử văn hóa 115
3.2 Tiềm năng du lịch về tôn giáo bản địa 123
3.2.1 Tổng quan về tôn giáo bản địa 123
3.2.3 Khai thác tiềm năng du lịch về tôn giáo bản địa 130
3.3 Tiềm năng du lịch về văn học nghệ thuật 141
3.3.1 Tổng quan tiềm năng về văn học nghệ thuật 141
3.3.2 Khai thác tiềm năng du lịch về văn học nghệ thuật 145
3.4 Tiềm năng du lịch về di sản văn hóa 149
3.4.1 Tiềm năng du lịch về bảo tàng An Giang 149
Trang 4iii
3.4.2 Tiềm năng du lịch về danh lam thắng cảnh 150
3.4.3 Tiềm năng du lịch về làng nghề 153
3.4.4 Tiềm năng du lịch về lễ hội 156
3.4.5 Tiềm năng du lịch về ẩm thực 158
3.5 Phân tích SWOT về tiềm năng phát triển du lịch ở An Giang 164
Tiểu kết chương 3 167
Chương 4 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ CỦA TỈNH AN GIANG 4.1 Các cách tiếp cận xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù 169
4.1.1 Tiếp cận phân tích kết cấu sản phẩm du lịch 169
4.1.2 Tiếp cận độ hiếm và năng lực cung ứng dịch vụ 171
4.1.3 Tiếp cận theo định hướng phát triển bền vững 173
4.2 Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù ở An Giang 173
4.2.1 Quan điểm và cách xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù 173
4.2.2 Tính đặc sắc của hệ thống tài nguyên du lịch tại An Giang 175
4.2.3 Chủ trương phát triển du lịch của tỉnh An Giang 181
4.2.4 Năng lực cung ứng dịch vụ du lịch tại An Giang 183
4.2.5 Đề xuất xây dựng các tuyến du lịch chuyên đề 185
4.2.6 Đề xuất nâng cấp giá trị các điểm du lịch 196
Tiểu kết chương 4 209
Chương 5 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẶC THÙ Ở TỈNH AN GIANG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 5.1 Đánh giá hiệu quả triển khai thí điểm sản phẩm du lịch đặc thù tại An Giang 211
5.1.1 Triển khai thí điểm các chương trình du lịch chuyên đề 211
5.1.3 Kết quả thực hiện đánh giá 218
5.2 Một số sản phẩm chưa có điều kiện thử nghiệm cần tiếp tục nghiên cứu cho giai đoạn trung hạn 225
Trang 5iv
5.2.1 Hoàn thiện và xây dựng các sản phẩm du lịch vào buổi tối 225
5.2.2 Tận dụng thế mạnh nông nghiệp trong khai thác du lịch 227
5.2.3 Thí điểm mô hình không gian văn hóa cộng đồng 228
5.3 Đề xuất giải pháp tổng thể xây dựng, khai thác và phát triển sản phẩm du lịch đặc thù An Giang 229
5.3.1 Đề xuất các nhóm giải pháp tổng thể cho việc khai thác các sản phẩm du lịch An Giang 229
5.3.1.1 Khai thác thí điểm mô hình các sản phẩm du lịch đặc thù 229
5.3.1.2 Hoàn chỉnh bộ tư liệu thuyết minh du lịch 230
5.3.1.3 Tăng cường công tác truyền thông và quảng bá du lịch An Giang 230
5.3.1.4 Xây dựng và dán nhãn chất lượng thương hiệu du lịch 233
5.3.2 Kiến nghị cho việc khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch An Giang trong thời gian tới 233
5.3.2.1 Đầu tư hoàn thiện hệ cơ sở hạ tầng, CSVCKT 233
5.3.2.2 Chuyên nghiệp hóa các hội đoàn nghề nghiệp trong du lịch 234
5.3.2.3 Phát triển du lịch gắn với khởi nghiệp tại địa phương 235
5.3.2.4 Định hướng liên kết vùng trong phát triển du lịch 236
Tiểu kết chương 5 239
Kết luận 241
Tài liệu tham khảo 246
Phụ lục 263
Phần I: Các sản phẩm của đề tài 264
Phần II: Một số tài liệu có liên quan đến đề tài 282
Trang 6(Hiệp hội Quốc tế về tổ chức Du lịch)
(Tổ chức Du lịch Thế giới)
Trang 7vi
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Thống kê các núi chính ở An Giang 68
Bảng 2.2 Một số suối ở vùng đồi núi Tịnh Biên – Tri Tôn 75
Bảng 2.3 Qui mô và cơ cấu GDP của An Giang giai đoạn 2005-2012 82
Bảng 2.4 Số lượng du khách đến An Giang giai đoạn 2013- 2017 90
Bảng 2.5: Số lượng du khách lưu trú tại An Giang giai đoạn 2013- 2017 92
Bảng 2.6: Số lượng hướng dẫn viên được cấp thẻ (đơn vị tính: lượt khách) 97
Bảng 2.7: Trình độ học vấn của du khách được khảo sát 100
Bảng 2.8: Mức thu nhập trung bình/tháng (đồng) 101
Bảng 2.9: Mức độ thường xuyên đi du lịch 101
Bảng 2.10: Hình thức tổ chức chuyến đi 102
Bảng 2.11: Mục đích của chuyến tham quan An Giang 103
Bảng 2.12: Điểm du lịch tại An Giang khách đã (hoặc sẽ) ghé qua trong chuyến tham quan lần này 103
Bảng 2.13: Đánh giá của khách về điểm du lịch đang tham quan 104
Bảng 2.14: Địa điểm du lịch kết hợp khác ngoài tỉnh An Giang 105
Bảng 2.15: Nguồn thông tin về các điểm đến du lịch 105
Bảng 2.16: Mức độ tiếp nhận thông tin của du khách 106
Bảng 2.17: Thời gian trung bình khách lưu trú tại An Giang 106
Bảng 2.18: Địa điểm lưu trú tại An Giang 107
Bảng 2.20 Đánh giá của khách về các dịch vụ lưu trú 108
Bảng 2.21: Đánh giá của khách về quà lưu niệm 109
Bảng 2.22: Khách đã hoặc có dự định mua quà lưu niệm 109
Bảng 2.23: Dự định quay lại An Giang để tham quan, du lịch 109
Bảng 3.1: Số lượng di tích lịch sử văn hóa đã được xếp hạng 115
phân theo đơn vị hành chính 115
Bảng 3.2: Phân tích SWOT 164
Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên tỉnh An Giang từ 2010-2015 84
Trang 8vii
Biểu đồ 2.2: Khách du lịch nội địa đến ĐBSCL năm 2017 96 Biểu đồ 2.3: Khách du lịch quốc tế đến các tỉnh ĐBSCL năm 2017 97 Biểu đồ 5.1: Cảm nhận chung của du khách về sự hài lòng khi tham gia
chương trình du lịch thí điểm tại An Giang 220 Biểu đồ 5.2: Cảm nhận của du khách về sự hài lòng 220 Biểu đồ 5.3: Cảm nhận của du khách về sự hài lòng khi tham gia chương trình
du lịch thí điểm tại Rừng Tràm Trà Sư 221 Biểu đồ 5.4: Cảm nhận của du khách về sự hài lòng khi tham gia chương trình
du lịch thí điểm tại làng Chăm Đa Phước 221 Biểu đồ 5.5: Cảm nhận của du khách về sự hài lòng 222
Trang 9viii
DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH ẢNH
Sơ đồ 1.1 Các hình thức của du lịch sức khỏe 31
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ khái quát về du lịch nông thôn 48
Sơ đồ 1.3: Các nguyên tắc định hướng phát triển du lịch bền vững 60
Sơ đồ 4.1 Kết cấu sản phẩm du lịch 169
Sơ đồ 4.2 Đồ thị tương quan giữa năng lực cung ứng dịch vụ du lịch 171
Sơ đồ 4.3 Mục tiêu cân bằng 3 trụ cột trong phát triển bền vững du lịch 173
Sơ đồ 4.4 Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù từ quan điểm toàn diện 174
Sơ đồ 4.5 Phân tích mật độ phân bố dịch vụ du lịch tại An Giang 185
Sơ đồ 4.6: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến 197
Sơ đồ 4.7: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến 198
Sơ đồ 4.8: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến 199
Sơ đồ 4.9: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến tại các vườn xoài 200
Sơ đồ 4.10: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến tại quần thể di tích núi Sam 202
Sơ đồ 4.11: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến 204
Sơ đồ 3.12: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến 205
Sơ đồ 4.13: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến 206
Sơ đồ 4.14: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến 207
Sơ đồ 4.15: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến tại cụm Nhà mồ Ba Chúc - Chùa Phi Lai - Chùa Tam Bửu 208
Sơ đồ 4.16: Tạo sự ấn tượng cho điểm đến tại Nhà trưng bày văn hóa Óc Eo và các điểm di tích Óc Eo Nam Linh Sơn – Gò Cây Thị 209
Hình 5.1 Mô phỏng Hộ chiếu giả định 215
Hình 5.2 Bộ đóng dấu tại An Giang 216
Hình 5.3: Bộ quà tặng cho khách tại phòng khách sạn 216
Hình 5.4 Ý tưởng phát họa tranh bích họa thể hiện cảm nhận về du lịch An Giang 217
Hình 5.5 Các hoạt động trải nghiệm du lịch thí điểm 223
Hình 5.6 Kết quả thực hiện bức tranh bích họa 224
Hình 5.7: Hình tượng dấu thủy tinh mô phỏng vua Phù Nam 225
Trang 10ix
TÓM TẮT
An Giang bao gồm vùng đồng bằng thấp và vùng núi Đây là địa bàn sinh sống của cư dân bốn dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm Islam với những nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán đa dạng Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội cũng như tổ chức hợp lý không gian lãnh thổ tạo điều kiện cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống dân cư, góp phần nhận diện một vùng đất có truyền thống khai hoang lập làng và một cộng đồng dân cư đa sắc tộc, đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo (tín ngưỡng Bà Chúa Xứ, đạo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn
Kỳ Hương, Phật giáo Nam Tông v.v ) là điều cần thiết cho việc khai thác du lịch của An Giang trong suốt những năm qua
Xuất phát từ truyền thống khai thác lãnh thổ du lịch nói trên, có thể nói
An Giang ngày càng phát huy được lợi thế của mình với vai trò là địa bàn cung ứng nhu cầu du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng ngày cành mạnh mẽ cho du khách Nam Bộ và cả nước Tuy vậy, việc khai thác tài nguyên du lịch, tài sản
và vốn của các doanh nghiệp du lịch chưa mang lại hiệu quả cao như mong muốn, hiện chủ yếu khai thác vai trò tâm linh trong hệ thống các sản phâm du lịch chứ chưa thật sự làm nổi bật các giá trị lịch sử - văn hoá độc đáo của địa phương và của cả vùng Tây Nam Bộ Thêm vào đó, các dự án đầu tư được thu hút vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ rất nhiều nhưng tiến độ triển khai chậm dẫn đến sản phẩm, dịch vụ du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng chưa thật tốt dẫn đến việc hạn chế sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách Tương tự, các dịch vụ vui chơi giải trí nhìn chung chưa phong phú, các khu điểm du lịch còn tương đối nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch ít được khai thác toàn bộ hệ thống giá trị của nó Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch sinh thái và nhân văn đồng bộ cùng sự phát triển nhịp nhàng của
hệ thống hạ tầng cơ sở, sự lớn mạnh của nguồn nhân lực được đào tạo bài bản cũng như chính sách tạo dựng thương hiệu hiệu quả sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ấn tượng và danh tiếng (uy tín) bền vững cho du lịch
An Giang
Đề tài này được thực hiện tập trung vào mục tiêu chính là: 1) Thiết kế
và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù (theo những tiêu chí, nguyên tắc, mô hình, cách thức triển khai) theo hướng gắn kết với cộng đồng và định hướng khai thác kết hợp các giá trị lịch sử - văn hoá dân tộc và tài nguyên thiên nhiên; 2) Triển khai ứng dụng thử nghiệm các sản phẩm đặc thù để đánh giá hiệu quả khai thác và kiểm tra tính giá trị của bộ sản phẩm du lịch mới; Từ đó 3) đề xuất các giải pháp phát triển, đổi mới các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế cạnh tranh của An Giang nói riêng trong tổng thể du lịch ĐBSCL, nhằm góp phần phát triển kinh tế và thúc đẩy tiến bộ xã hội, góp phần giáo dục ý thức yêu quý và ra sức bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền
Trang 11x
Phương pháp thu thập thông tin để thực hiện đề tài gồm: điều tra xã hội học, phỏng vấn dân tộc học - văn hoá học, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp v.v
Bố cục của đề tài, ngoài phần dẫn luận và kết luận, đề tài được chia thành 5 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc xây dựng sản phẩm đặc thù ở tỉnh
An Giang Nội dung của chương này tập trung phân tích những tiền đề lý luận cho việc thực hiện đề tài, gồm các khái niệm, phân loại, cách tiếp cận, lý thuyết…
- Chương 2: Tổng quan về tình An Giang và thực trạng khai thác du lịch của tỉnh hiện nay Nội dung trình bày khái quát về địa bàn tỉnh An Giang trên các phương diện như địa hình, địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội và đặc biệt
là tập trung vào phân tích thực trạng khai du lịch của tỉnh trong những năm gần đây, cũng như đánh giá của du khách về hiện trạng du lịch của An Giang, nhằm phát hoạ một bức tranh tổng thể về du lịch hiện tại của tỉnh An Giang
- Chương 3: Tiềm năng du lịch văn hóa - nhân văn của tỉnh An Giang hiện nay Đây là chương phân tích và đánh giá những tiềm năng về du lịch văn hóa - nhân văn mà tỉnh An Giang hiện đang có, nhưng chưa được khai thác
Từ những dữ liệu của chương này, đề tài có cơ sở để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn của tỉnh An Giang
- Chương 4: Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang Trên cơ sở đánh giá về tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch hiện nay của An Giang cũng như những ý kiến của du khách về du lịch An Giang trong thời gian vừa qua, nhóm nghiên cứu đề xuất và xây dựng các sản phẩm
du lịch đặc thù cho tỉnh An Giang; từ đó đưa và triển khai thí điểm
- Chương 5: Đánh giá hiệu quả triển khai thí điểm sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp Trên cơ sở triển khai thí điểm, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến du khách để đánh giá các gói sản phẩm du lịch đặc thù vừa được xây dựng nên Từ ý kiến đóng góp đó, qua phân tích, chúng tôi đề xuất các giải phát để tỉnh An Giang áp dụng triển khai cho việc phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới
Trang 12xi
ABSTRACT
The physical landscapes of An Giang are shaped by the flat flood plains and hills This is the residential location of the four ethnics namely Viet, Khmers, Hoa (ethnic Chinese) and Muslim Cham, who contribute greatly to the An Giang's various traditional cultural features and customs Based on that premise, when it comes to the purpose of developing An Giang's tourism industry, it is significant to take into comprehensive consideration all the natural, historical, cultural, socio-economic elements Besides, the authorities need to care for the rational organization of territorial spaces to create favorable conditions for the sustainable socio-economic development and the improvement of people's life This will eventually contribute to the identities
of this homeland since its land reclamation days and the residence that is rich
in culture, ethnics, religions and beliefs (i.e., the beliefs in the Holy Mother of the Realm, the beliefs in the Four Debts of Gratitude, Hoahaoism, Buu Son Ky Huong and the Hīnayāna school of Buddhism)
With tradition of exploiting tourist territory in An Giang, it can be said that An Giang has increasingly developed its advantages as a place to supply demand for spiritual tourism and leisure tourism in Vietnam However, the exploitation of tourism resources, assets and capital of tourism enterprises have not brought as high as expected Nowadays, it mainly exploits spiritual role in system of tourism products, not really highlighting the unique historical and cultural values of the locality and the South of Vietnam In addition, there are so many investment projects in tourism sector, but the progress of implementation is slowly Therefore, tourism products are not diversified, quality of tourism products is not really too good This situation limits the attractiveness of locality and not satisfy increasing demand of tourists Similarly, entertainment services are generally not abundant, tourist sites are relatively small, value of tourism products has not been fully promoted
From that, the construction tourism products in synchrony with smooth development of infrastructure system, growth of well-trained human resources and effectiveness of branding policy will play an extremely important role in creating impression and reputation for sustainable tourism in An Giang
This research focuses on main objectives: 1) Design and building unique tourism product (based on criteria, principles, model, implementation method), it aims to connect with the community and towards exploitation combining values of history - culture and natural resources; 2) Performing unique tourism products for evaluation of exploitation efficiency and validation test of new tourism products 3) Proposing solutions for development and renovation of tourism products with advantages of An Giang
Trang 13xii
in the context of tourism development in the South West of Vietnam; these solutions are going to contribute for economic development, social progress and preserving values of national culture
Research methods: sociological surveys, ethnographic interviews - culture studies, comparative methods, literature analysis and synthesis, v.v
The structure of this study, in addition to the essay and conclusion, is divided into 5 chapters:
Chapter 1: Theoretical foundation for building unique tourism products
in An Giang province The content of this chapter focuses on analyzing the theoretical premises for the implementation of research, including concepts, classifications, approaching research, theories
Chapter 2: Overview of An Giang province and current situation on exploting tourism in the province The content of this chapter mainly presents
an overview of An Giang province in terms of terrain, geography, population, socio-economy and especially focuses on analyzing the status of exploiting tourism in recent years, as well as tourists' assessment of the current status of tourism in An Giang province in order to draw a picture of overall of tourism
of An Giang province
Chapter 3: Assessment of current cultural tourism potential of An Giang province This chapter analyzes and evaluates the potentials of tourism which are available but not yet exploited in An Giang province Based on the potentials documented in this part, the following chapters aim to project particular tourism products of the province
Chapter 4: Suggesting in building unique tourism products in An Giang Province On the basis of assessing the potential and current status of tourism
in An Giang as well as opinions of visitors on An Giang tourism in the past, the research team proposed and built unique tourism products for An Giang province; from then performed unique tourism products
Chapter 5: Evaluation of efficiency in performing unique tourism
unique tourism products, we collected consultation’s tourist to assess From that, we have proposed solutions for tourism development in An Giang province in the future
Trang 14An Giang bao gồm vùng đồng bằng thấp và vùng núi Điển hình của vùng đồng bằng thấp là Tứ giác Long Xuyên với cốt đất trung bình 0,8-1,0m
so với mặt biển Đất ở đây thường bị chua phèn và ngập lụt về mùa mưa Đồi núi tập trung chủ yếu ở khu vực Thất Sơn với các núi có độ cao từ hơn một trăm mét đến hơn bảy trăm mét Lớp phủ thổ nhưỡng khu vực này chủ yếu là đất phù sa cổ và đất feralit Đây là địa bàn sinh sống của cư dân bốn dân tộc Việt, Khmer, Hoa, Chăm Islam với những nét văn hóa truyền thống và phong tục tập quán đa dạng Thiên nhiên khắc nghiệt và trình độ canh tác còn nhiều hạn chế nên đời sống cư dân bản địa còn gặp nhiều khó khăn; chính vì vậy, cần phải có sự thẩm định, đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội cũng như tổ chức hợp lý không gian lãnh thổ tạo điều kiện cho phát triển bền vững kinh tế - xã hội, cải thiện đời sống dân cư, góp phần nhận diện một vùng đất có truyền thống khai hoang lập làng và một cộng đồng dân cư đa sắc tộc, đa dạng về tín ngưỡng và tôn giáo (tín ngưỡng Bà Chúa Xứ,
Trang 152
đạo Hòa Hảo, Tứ Ân Hiếu Nghĩa, Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật giáo Nam Tông v.v ) là điều cần thiết
Xuất phát từ truyền thống khai thác lãnh thổ du lịch nói trên, có thể nói
An Giang ngày càng phát huy được lợi thế của mình với vai trò là địa bàn cung ứng nhu cầu du lịch tâm linh và nghỉ dưỡng ngày cành mạnh mẽ cho du khách Nam Bộ và cả nước Hàng năm có khoảng 4-5 triệu du khách đến quần thể di tích Núi Sam và nhiều di tích khác của tỉnh, mang đến nguồn lực kinh tế hết sức quan trọng cho tỉnh nhà Từ những nguồn lực sẵn có về tài nguyên du lịch và thị trường, hàng loạt các dự án đầu tư phát triển du lịch đã dần hoàn thành Tuy vậy, việc khai thác tài nguyên du lịch, tài sản và vốn của các doanh nghiệp du lịch chưa mang lại hiệu quả cao như mong muốn, hiện chủ yếu khai thác vai trò tâm linh trong hệ thống các sản phâm du lịch chứ chưa thật sự làm nổi bật các giá trị lịch sử - văn hoá độc đáo của địa phương và của cả vùng Tây Nam Bộ Thêm vào đó, các dự án đầu tư được thu hút vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ rất nhiều nhưng tiến độ triển khai chậm dẫn đến sản phẩm, dịch
vụ du lịch chưa đa dạng và phong phú, chất lượng chưa thật tốt dẫn đến việc hạn chế sức hấp dẫn và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách Tương tự, các dịch vụ vui chơi giải trí nhìn chung chưa phong phú, các khu điểm du lịch còn tương đối nhỏ lẻ, sản phẩm du lịch ít được khai thác toàn bộ hệ thống giá trị của nó Hệ quả kéo theo là du lịch An Giang chưa tạo được ấn tượng cho du khách ngoài các tài nguyên tâm linh (chủ yếu là tục thờ Bà Chúa Xứ) và sinh thái (vùng núi Thất Sơn – Óc Eo) có sẵn Số du khách quốc tế đến An Giang rất hạn chế, khách trí thức trong nước hầu như chưa tìm thấy ở An Giang những giá trị lịch sử - văn hoá như mong đợi, chính vì vậy An Giang thật sự cần xây dựng thương hiệu, bắt đầu từ bộ công cụ sản phẩm du lịch đồng bộ giữa tài nguyên sinh thái hiện có và tài nguyên nhân văn vốn chưa được khai thác đầy đủ
Trang 163
Ngành du lịch hiện đại phải đáp ứng nhu cầu của du khách dựa trên một
số chức năng chính yếu: (1) thoả mãn nhu cầu được hưởng thụ, vui chơi, giải trí và các nhu cầu vật chất khác (ăn uống, nghỉ ngơi, kết bạn, khám phá văn hóa, khám phá tự nhiên ); (2) giáo dục tâm lý - xã hội (như giảm stress, tăng cường giao tiếp xã hội, học hỏi kiến thức văn hóa - lịch sử - xã hội tại địa phương, góp phần hình thành/củng cố nhân cách đạo đức công dân, xây dựng
và thúc đẩy tình yêu quê hương đất nước) v.v Chính vì vậy, việc xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch sinh thái và nhân văn đồng bộ cùng sự phát triển nhịp nhàng của hệ thống hạ tầng cơ sở, sự lớn mạnh của nguồn nhân lực được đào tạo bài bản cũng như chính sách tạo dựng thương hiệu hiệu quả sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo ấn tượng và danh tiếng (uy tín) bền vững cho
du lịch An Giang
Dựa vào thế mạnh hiện có cũng như cơ sở nền tảng của ngành du lịch
An Giang, đề tài “Nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang” là hết sức cần thiết nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng ngành du lịch An Giang tiến bộ, có uy tín và phát triển hài hoà, bền vững theo hướng kết nối cộng đồng với việc khai thác, giáo dục các giá trị lịch sử - văn hoá Mặt khác, hướng nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần tổ chức lại không gian du lịch, khai thác các điều kiện để phát triển du lịch một cách hợp lý, hiệu quả, tránh lãng phí những giá trị tài nguyên du lịch và hoàn thiện sản phẩm du lịch trên địa bàn tỉnh An Giang
2 MỤC TIÊU VÀ LUẬN GIẢI VỀ MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm mục đích góp phần thúc đẩy cho sự phát triển của ngành du lịch tỉnh An Giang theo hướng bền vững, góp phần phát triển kinh tế và giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ văn hóa truyền thống của dân tộc, giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền, đề tài sẽ tập trung vào các mục tiêu chính sau:
Trang 174
- Phân tích các tiềm năng để xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù thông qua việc kiểm kê, hệ thống các nguồn lực phát triển du lịch (tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế
du lịch, chính sách và sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương, các đơn vị kinh doanh lữ hành gắn với nhu cầu của du khách) dưới góc nhìn khoa học xã hội
và nhân văn để đánh giá toàn diện thế mạnh và nguồn lực tỉnh An Giang;
- Thiết kế và xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù theo hướng gắn kết với cộng đồng và định hướng khai thác kết hợp các giá trị lịch sử - văn hoá dân tộc và tài nguyên thiên nhiên;
- Triển khai ứng dụng thử nghiệm các sản phẩm đặc thù để đánh giá hiệu quả khai thác và kiểm tra tính giá trị của bộ sản phẩm du lịch mới;
- Đề xuất các giải pháp phát triển, đổi mới các loại hình và sản phẩm du lịch đặc thù có lợi thế cạnh tranh của An Giang nói riêng trong tổng thể du lịch ĐBSCL;
2.2 Luận giải về mục tiêu nghiên cứu
Đề tài “Nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù tỉnh An Giang” sẽ kết hợp (1) nền tảng lý luận phương Tây (chủ yếu là các loại hình du lịch du lịch cộng đồng,phát triển du lịch bền vững v.v.), đồng thời kế thừa nền tảng lý thuyết và cơ chế xây dựng, vận hành của các nước, vùng lãnh thổ có điều kiện gần gũi với Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Đài Loan v.v.; (2) kết quả khảo sát, đánh giá giá trị tài nguyên, tiềm năng khai thác hệ giá trị sinh thái và nhân văn cho phát triển du lịch, trong đó các nguồn lực nhân văn đóng vai trò then chốt; (3) kết quả khảo sát hiện trạng, các sản phẩm du lịch đang được khai thácvà khả năng đáp ứng nhu cầu trên các phương diện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và chính sách vận hành, quản
lý của địa phương; và (4) kết nối, hệ thống hoá các quy hoạch phát triển du lịch ở từng địa phương cụ thể trong tỉnh Có thể khái quát hóa mục tiêu nghiên cứu
Trang 185
Sơ đồ khung nghiên cứu của đề tài
Sản phẩm
du lịch
“Xây dựng”
sản phẩm du lịch đặc thù
AG
“Đặc thù hóa” sản phẩm du lịch
AG
Sản phẩm du lịch đặc thù
Giải pháp triển khai
Trang 196
Sản phẩm của đề tài là kết quả của công trình nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực, được phân tích, đánh giá dưới góc nhìn quá trình để đảm bảo tính hợp thời và cơ chế tự cập nhật các dòng trào lưu mới của xã hội Việt Nam và thế giới vốn có khả năng ảnh hưởng đến tính hiệu quả của bộ sản phẩm du lịch tỉnh An Giang
Trên nền tảng của bộ sản phẩm du lịch đã hoàn thành, Nhà trường sẽ phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang để triển khai khai thác, tổ chức tuyến điểm và lập kế hoạch bồi dưỡng nhân sự trực tiếp tham gia quá trình vận hành trước khi chuyển giao
3 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
3.1 Trên thế giới, nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn kết hợp với điều tra, khảo sát để xây dựng bộ sản phẩm đặc thù là vấn đề không mới, song nghiên cứu xây dựng bộ sản phẩm đặc thù cho từng địa phương là vấn đề mới, nhất là trong thời kỳ xã hội hiện đại và hậu hiện đại như hiện nay
Nghiên cứu lý thuyết du lịch gắn với nhịp sống hậu hiện đại và hậu hiện đại đang là một xu hướng phát triển, thu hút được rất nhiều tác giả tham gia, trong đó các vấn đề du lịch cộng đồng, du lịch bền vững và là các khái niệm được chú ý hơn cả
Các nghiên cứu về nguồn lực nhân văn - văn hóa - tâm linh trong đầu
tư phát triển du lịch cũng rất được quan tâm Những thay đổi giá trị trách nhiệm xã hội của từng cá nhân thay đổi đã kéo theo sự chuyển biến trong cách thức chúng ta nhìn nhận và đánh giá về thế giới (Zahra & Macintosh, 2007) Những thay đổi ấy thể hiện rõ nét nhất trong thái độ của du khách thời hậu hiện đại, và tất nhiên điều này có ảnh hưởng sâu sắc đến tất cả các ngành dịch
vụ, trong đó có du lịch Trong suốt nhiều thời kì, nghiên cứu cho thấy hoạt động du lịch đôi khi bị đánh giá thấp vì cho rằng nó thiếu chiều sâu học thuật
và nền tảng lý luận (Veal, 2002; Botterill, 2003), thậm chí được mô tả là “một khoảng trống trí tuệ” (Jones, 2004), hay chỉ đơn thuần thiên về quản lý (Taylor
Trang 20từ thực tiễn đến lý luận đã tạo nền tảng hết sức cơ bản cho việc xây dựng các
mô hình du lịch kết hợp giữa tài nguyên sinh thái - nhân văn với hình thức du lịch cộng đồng thời hậu hiện đại, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến các gia trị cộng thêm thuộc phạm trù tri thức do thế hệ những người làm dịch vụ du lịch tạo ra trong quá trình tác nghiệp, chắc chắn sẽ là những kênh tài liệu quan trọng cho việc thực hiện đề tài du lịch tỉnh An Giang Theo các dòng lý luận mới, tài nguyên giá trị du lịch của một địa phương là tổng hoà những giá trị của địa phương ấy với bề dày lịch sử - văn hoá của cả dân tộc mà địa phương
ấy chỉ là một bộ phận hữu cơ Theo lập luận này, tài nguyên du lịch An Giang phải được đặt trong tổng thể hệ thống nhiều nguồn lực từ nhiều địa phương, nhiều giai đoạn lịch sử cấu thành
Gần nhất với Việt Nam phải kể đến Thái Lan, đất nước có ngành dịch
vụ du lịch phát triển đã và đang mở rộng nghiên cứu và ứng dụng hướng khai thác chiều sâu văn hóa - nhân văn để phát triển du lịch bền vững hơn là chỉ đơn thuần cung cấp các dịch vụ nhu thiết yếu và trình diễn những nét đẹp của thế giới tự nhiên Nhiều hội thảo về du lịch bền vững, du lịch sành điệu, làng nghề và phát triển du lịch, du lịch nhân văn - tâm linh v.v được các trường
Trang 218
ĐH của Thái Lan như Chulalongkorn, Silpakorn, Chiang Mai, Mahidol v.v luân lưu tổ chức đã thu hút rất nhiều tác giả, nhà nghiên cứu khắp thế giới quan tâm, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQG TP HCM là đối tác học thuật của các đơn vị này, do vậy Nhà trường đã và đang sở hữu các dòng lý luận và kinh nghiệm thực tiễn ấy
Tương tự như Thái Lan là Malaysia, Singapore và Đài Loan Cả ba nền văn hóa này đang chủ trương phát triển du lịch bền vững theo chiều sâu thay
do đã khai thác gần như cạn kiệt các nguồn tài nguyên sinh thái tự nhiên sẵn
có Các quốc gia, vùng lãnh thổ này đã và đang vận hành mô hình sản phẩm
du lịch cộng đồng định hướng bền vững tại một số địa phương có điều kiện khá gần gũi với Việt Nam Thái Lan tập trung cho Chiang Mai và Hua Hin (thay vì du lịch đại trà tại Bangkok, Pattaya), Đài Loan với các địa phương Đài Nam, Nhật Nguyệt Đàn v.v Kết quả là, sau quá trình khai thác kết hợp hệ giá trị lịch sử - nhân văn, tài nguyên du lịch địa phương đã có hồn, có chiều sâu; do vậy giá trị kinh tế thu dược từ du lịch đã tăng vọt đáng kể, và đặc biệt hơn hết vẫn là ấn tượng của du khách phương xa mỗi khi đến các địa phương này
Xa hơn, Jamaica với chiến dịch du lịch cộng đồng toàn dân với phương châm “mỗi người dân là một đại sứ thiên chí của lịch sử - văn hoá và thẩm mỹ dân tộc”, Plymouth của Massachusetts (Hoa Kỳ), Dax của Pháp, Gottingen của Đức, Dương Sóc của Trung Quốc v.v là các điển hình nghiên cứu và triển khai áp dụng tương đối thành công các bộ sản phẩm du lịch đặc thù mang nặng chất nhân văn giống như môi trường ở An Giang
3.2 Trong lãnh thổ Việt Nam, các mô hình phát triển du lịch cộng đồng được thiết kế và ứng dụng triển khai rải rác ở một số địa phương dù các nghiên cứu mang tính lý luận chưa được triển khai có hệ thống Các địa phương như Hội An, Sa Pa, Hạ Long đã và đang vừa vận hành vừa đúc kết lý luận cho mô hình du lịch cộng đồng bền vững Dù vậy, mỗi địa phương có
Trang 229
những tiềm năng, thế mạng và tính chất nguồn tài nguyên khác nhau, do vậy các sản phẩm nghiên cứu đi trước chỉ có thể dùng làm tài liệu tham chiếu, nghiên cứu so sánh cho trường hợp An Giang
Một lợi thế nữa của việc ứng dụng các sản phẩm nghiên cứu và vận hành ở các địa phương khác là năm ở chỗ có thể đặt An Giang trong tổng thể bức tranh du lịch bền vững của cả vùng Tây Nam Bộ với tư cách là một khu vực lịch sử văn hóa đặc thù Bên cạnh đó, đề tài chủ trương đặt các nguồn tài nguyên nhân văn dưới góc nhìn văn hóa dân tộc, chẳng hạn di sản văn hóa Óc
Eo là một nền tảng lịch sử văn hóa đặc thù của An Giang; tín ngưỡng thờ Bà Chúa Xứ là một kết tinh của văn hóa các dân tộc Việt, Khmer, Hoa và Chăm;
sự cộng sinh của bốn tộc người tiêu biểu của Nam Bộ là Việt, Khmer, Hoa và Chăm ở An Giang tự nhân đã thể hiện tính độc đáo của địa phương này
Tháng 10 năm 2012, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh An Giang đã trình UBND Tỉnh duyệt Quy hoạch Phát triển ngành Du lịch An Giang giai đoạn đến 2020, định hướng năm 2030 Ngoài ra, các kế hoạch phát triển du lịch vùng di tích Óc Eo – Thoại Sơn do Ban Quản lý Di tích văn hóa Óc Eo làm chủ nhiệm cũng như đề án quy hoạch phát triển Khu Lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng ở Mỹ Hòa Hưng, Xây dựng mô hình du lịch sinh thái nông nghiệp Vàm Nao – lòng hồ Tân Trung ở huyện Phú Tân; quy hoạch phát triển
du lịch khu vực Châu Đốc, khu vực Tịnh Biên v.v Đề tài (tên đề tài theo quyết định) sẽ kế thừa các thành tựu trên đây, coi đó là cơ sở quan trọng cho việc thiết kế, xây dựng và phát triển bộ sản phẩm đặc thù của tỉnh An Giang cùng thiết chế vận hành và phát triển nó
Về các văn bản pháp quy tỉnh An Giang, có thể nói nền tảng pháp lý về
cơ bản là rất thuận lợi cho việc triển khai đề tài Cụ thể có:
- Quyết định số 1008/QĐ-UBND ngày 01/072014 về việc Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang từ năm năm 2014 đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Trang 2310
- Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 20/01/2013 Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 18/01/2013 của BCH Đảng bộ tỉnh về đẩy mạnh phát triển du lịch đến năm 2015 và định hướng đến 2020;
- Quyết định số 1968/QĐ-UBND ngày 18/09/2013 của UBND tỉnh An Giang về việc Phê duyệt Đề án Đào tạo nguồn nhân lực du lịch tỉnh An Giang giai đoạn 2013-2020;
- Quyết định số 38/2013/QĐ-UBND ngày 28/10/2013 về việc phê duyệt trình tự, thủ tục xếp hạng trên địa bàn tỉnh An Giang;
- Kế hoạch hành động số 60/KH-UBND ngày 3/3/2015 của UBND tỉnh
An Giang thực hiện NQ số 92/NQ-CP ngày 8/12/2014 của chính phủ về một
số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch VN trong thời kỳ mới
4 CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
4.1 Cách tiếp cận
Đề tài nghiên cứu áp dụng cách tiếp cận liên ngành trên cơ sở tổng hợp hai góc nhìn nghiên cứu chính là địa - văn hóa và sử - văn hóa trong nghiên cứu khoa học - xã hội Cơ sở lý luận chính dựa trên nền tảng của sinh thái- nhân văn
và du lịch học Các nội dung phân tích - đánh giá được thực hiện thông qua cách phân tích - tổng hợp liên ngành nêu trên
4.2 Phương pháp thu thập thông tin
Các phương pháp thu thập thông tin chính gồm: điều tra xã hội học, phỏng vấn dân tộc học - văn hoá học, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích - tổng hợp v.v Do địa bàn rộng, nhóm đề tài phải tiến hành chọn mẫu để khảo sát và phỏng vấn, sao cho các tuyến, điểm du lịch trọng điểm đang khai thác đều được bao quát
Các phương pháp cụ thể đã được sử dụng:
- Thu thập, phân tích và tổng hợp thông tin thứ cấp từ nhiều nguồn khác nhau: các văn bản, báo cáo của địa phương, các tài liệu nghiên cứu, các
Trang 24- Lấy ý kiến của các chuyên gia thông qua hai cuộc hội thảo khoa học (1)
Để ghi nhận các ý kiến đóng góp một cách tập trung và hiệu quả về kỳ vọng nâng cao chất lượng du lịch tại An Giang, nhóm nghiên cứu tổ chức Hội thảo khoa học
“Phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch An Giang” vào ngày 17/5/2017 (2) Để ghi nhận các ý kiến đóng góp của các chuyên gia nghiên cứu
về du lịch tại Việt Nam, đại diện các đơn vị kinh doanh lữ hành tại TP HCM nhóm nghiên cứu tổ chức Hội thảo khoa học “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại Đồng bằng sông Cửu Long” vào ngày 8/12/2017
- Phương pháp thực nghiệm: tổ chức thử nghiệm ba chương trình du lịch cho 118 khách quốc tế và 85 khách nội địa, trong đó có lồng ghép với các sản phẩm du lịch được đề xuất Sau chuyến đi, đã tổ chức lấy ý kiến đánh giá của du khách về các chương trình du lịch này
- Phân tích SWOT được áp dụng để làm cơ sở cho việc định hướng xây dựng sản phẩm và một số dự báo cho những thay đổi có thể có trong thời gian tới, có tác động đến việc khái thác các sản phẩm du lịch được đề xuất
5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
5.1 Đóng góp về khoa học
- Sản phẩm của đề tài sẽ là bộ tài liệu về lý luận và thực tiễn quý giá trong lĩnh vực Du lịch học, Nhân học và Văn hóa học; ngoài việc được triển khai trên thực tế còn có thể được ứng dụng giảng dạy và nghiên cứu tại các đơn vị Trường Đại học An Giang và Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Trang 2512
Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh
- Sản phẩm của đề tài sẽ đóng góp nền tảng lý luận và nghiên cứu trường hợp cho các công trình nghiên cứu ở các địa phương khác ở Việt Nam
- Sản phẩm nghiên cứu và chuyển giao sẽ trực tiếp góp phần thúc đẩy phát ngành du lịch tỉnh An Giang theo định hướng bền vững; đồng thời có thể
là cơ sở để các đơn vị sự nghiệp của tỉnh như An Giang Tourism, các đơn vị lữ hành của Trung ương và địa phương đóng trên địa bàn tỉnh thiết kế các hoạt động khai thác của mình
- Giá trị lý luận về loại hình du lịch văn hóa - sinh thái và du lịch cộng đồng tỉnh An Giang cùng bộ sản phẩm du lịch sau nghiên cứu của đề tài được
áp dụng trực tiếp vào nhiệm vụ chuyên môn, nghiệp vụ của ngành du lịch An Giang; trực tiếp gắn kết cộng đồng vào hoạt động du lịch, một mặt tăng thu nhập hộ gia đình ở một bộ phân dân cư An Giang, mặt khác làm gia tăng nhận thức về vai trò và trách nhiệm cá nhân trong bảo vệ môi trường sinh thái và gìn giữ môi trường sống nhân văn của địa phương mình
- Kết quả của đề tài sẽ thúc đẩy tạo dựng thương hiệu cho ngành du lịch
An Giang, góp phần địa phương thực hiện thành công và hiệu quả tiến trình hiện đại hoá xã hội
- Kết quả của đề tài sẽ thúc đẩy tạo dựng thương hiệu cho ngành du lịch
An Giang, góp phần tích cực hỗ trợ địa phương thực hiện thành công và hiệu quả tiến trình hiện đại hoá xã hội
6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI
Ngoài phần dẫn luận và kết luận, đề tài được chia thành 5 chương:
Trang 2613
- Chương 1: Cơ sở lý luận cho việc xây dựng sản phẩm đặc thù ở tỉnh
An Giang Nội dung của chương này tập trung phân tích những tiền đề lý luận cho việc thực hiện đề tài, gồm các khái niệm, phân loại, cách tiếp cận, lý thuyết…
- Chương 2: Tổng quan về tình An Giang và thực trạng khai thác du lịch của tỉnh hiện nay Nội dung trình bày khái quát về địa bàn tỉnh An Giang trên các phương diện như địa hình, địa lý, dân cư, kinh tế - xã hội và đặc biệt
là tập trung vào phân tích thực trạng khai du lịch của tỉnh trong những năm gần đây, cũng như đánh giá của du khách về hiện trạng du lịch của An Giang, nhằm phát hoạ một bức tranh tổng thể về du lịch hiện tại của tỉnh An Giang
- Chương 3: Tiềm năng du lịch văn hóa - nhân văn của tỉnh An Giang hiện nay Đây là chương phân tích những tiềm năng về du lịch văn hóa - nhân văn mà tỉnh An Giang hiện đang có, nhưng chưa được khai thác Từ những dữ liệu của chương này, đề tài có cơ sở để xây dựng những sản phẩm du lịch đặc thù trên địa bàn của tỉnh An Giang
- Chương 4: Đề xuất xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù của tỉnh An Giang Trên cơ sở đánh giá về tiềm năng và thực trạng khai thác du lịch hiện nay của An Giang cũng như những ý kiến của du khách về du lịch An Giang trong thời gian vừa qua, nhóm nghiên cứu đề xuất và xây dựng các sản phẩm
du lịch đặc thù cho tỉnh An Giang; từ đó đưa và triển khai thí điểm
- Chương 5: Đánh giá hiệu quả triển khai thí điểm sản phẩm du lịch đặc thù ở tỉnh An Giang và đề xuất giải pháp Trên cơ sở triển khai thí điểm, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến du khách để đánh giá các gói sản phẩm du lịch đặc thù vừa được xây dựng nên Từ ý kiến đóng góp đó, qua phân tích, chúng tôi đề xuất các giải phát để tỉnh An Giang áp dụng triển khai cho việc phát triển du lịch của tỉnh trong thời gian tới
Trang 2714
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO VIỆC XÂY DỰNG SẢN PHẨM
DU LỊCH ĐẶC THÙ Ở TỈNH AN GIANG
1.1 CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN DU LỊCH
Trong phần này, một số khái niệm được sử dụng phổ biến sẽ được giới thiệu một cách tóm tắt, mục đích để thống nhất cách diễn đạt rõ ràng cho đề tài Các khái niệm được sử dụng gồm:
1.1.1 Khái niệm du lịch
Có nhiều định nghĩa khác nhau về thuật ngữ này Người đầu tiên đưa ra định nghĩa về du lịch là Guyer Feuler Ông cho rằng, “Tourism is a collection
of activities, services and industries which deliver a travel experience
establishments, retail shops, entertainment businesses and othe hospitality services provided for individuals or groups traveling away from home.” (Guyer Feuler, 1905) (Tạm dịch: Du lịch là tập hợp các hoạt động, dịch vụ và những ngành công nghiệp cung cấp một trải nghiệm về một chuyến đi, bao gồm phương tiện vận chuyển, cơ sở lưu trú, ẩm thực, mua sắm, giải trí và các dịch vụ khác, được cung cấp cho các cá nhân hay nhóm khách di chuyển đến một nơi khác nơi cư trú)
Nếu các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội quan tâm đến
du lịch như một hiện tượng di chuyển và các đặc điểm liên quan đến sự di chuyển đó, thì với các nhà kinh tế cho rằng, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó gắn chặt với hoạt động kinh tế Vì vậy, để hiểu một cách đầy đủ về du lịch, cần nhìn nhận hoạt động này dưới hai góc độ khác nhau Du lịch có thể được hiểu là: 1) Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch
Trang 2815
vụ của các cơ sở chuyên cung ứng 2) Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh (Trần Đức Thanh, 2005)
Để tránh những bất đồng trong định nghĩa về du lịch, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã đề xuất định nghĩa sau: “Tourism comprises the activities of persons traveling to and staying in places outside their usual environment for not more than one consecutive year for leisure, business and other purposes.” (UNWTO, 2008) (Tạm dịch: Du lịch bao gồm các hoạt động của những người di chuyển và ở lại một điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên trong khoảng thời gian không quá 01 năm liên tục, để nghỉ ngơi, kinh doanh hay với những mục đích khác)
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, du lịch được định nghĩa một cách chi tiết hơn, đó là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác
Cũng theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, các khái niệm: du khách (khách
du lịch), hoạt động du lịch, tài nguyên du lịch và sản phẩm du lịch được định nghĩa một cách rõ ràng Theo đó:
1.1.2 Khách du lịch
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp
đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến
Một số tác giả còn phân biệt giữa khách du lịch và khách tham quan Khách tham quan trước hết là khách du lịch như định nghĩa ở trên và được phân thành 3 nhóm: 1) Khách tham quan là khách du lịch ở lại một hoặc nhiều ngày ở một nơi ngoài nơi cư trú thường xuyên (trong nước hoặc ra nước
Trang 2916
ngoài) với các mục đích như kể trên (theo cách hiểu này, khách tham quan đơn giản là một cách gọi khác của khách du lịch) 2) Khách tham quan trong ngày: là du khách dành có khoảng thời gian di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên và ở lại từ 3 tiếng trở lên, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải trí và mục đích xã hội khác Trong nhóm này thường bao gồm người dân sống trong cùng một vùng với điểm đến 3) Khách tham quan có khoảng thời gian di chuyển khỏi nơi cư trú thường xuyên và ở lại dưới 3 tiếng, cũng với mục đích nghỉ ngơi, giải trí Nhóm này thường không xuất hiện trong các thống kê du lịch, nhưng họ cũng có những đóng góp trực tiếp, đôi khi rất quan trọng, cho kinh
tế du lịch tại phương Vì vậy, trong quản lý điểm đến cũng cần quan tâm đến đối tượng khách này Họ thường sinh sống tại cùng địa phương (hoặc khu vực cần kề) với điểm đến (www.tourismsociety.org)
1.1.3 Hoạt động du lịch
Đây là hoạt động của khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
và cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có liên quan đến du lịch
1.1.4 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên và các giá trị văn hóa làm cơ sở để hình thành sản phẩm du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch văn hóa
- Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu
tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch
- Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thống, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch
Trang 3017
Như vậy khác với định nghĩa trong Luật Du lịch Việt Nam 2005 và các tài liệu nghiên cứu trước đây, thuật ngữ tài nguyên du lịch văn hóa được sử dụng thay cho tài nguyên du lịch nhân văn
1.1.5 Sản phẩm du lịch đặc thù
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch Từ định nghĩa này, chúng tôi xây dựng định nghĩa của sản phẩm du lịch đặc thù là sản phẩm du lịch mang tính khác biệt, độc đáo và đặc sắc so với sản phẩm du lịch thông thường nhằm thu hút du khách, mở rộng thị trường du lịch, khai thác tốt các tài nguyên du lịch, các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững
Tính khác biệt của sản phẩm du lịch đặc thù được quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa bản địa của địa phương nơi sản phẩm du lịch được phát triển, còn tính độc đáo và đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch đặc thù để phục vụ du khách, phát triển du lịch ở địa phương Có thể hiểu sản phẩm du lịch đặc thù gần gũi với các thuật ngữ sản phẩm du lịch đặc trưng, sản phẩm du lịch độc đáo của địa phương
Trong hoạt động du lịch, nếu sản phẩm du lịch có tính duy nhất (only one) hoặc tốt hơn các nơi khác có sản phẩm tương đồng (number one) thì rất
dễ để quảng bá, thu hút được khách đến
Các yếu tố cấu thành nên sản phẩm du lịch đặc thù bao gồm 3 nhóm yếu
Trang 3118
- Nhóm các yếu tố liên quan đến khả năng tiếp cận điểm đến (accessibility) và môi trường tiếp đón du khách (nhân lực, an toàn và an ninh cho du khách, vệ sinh môi trường, sự thân thiện của người dân địa phương…)
Trong các yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch đặc thù có thể nói tài nguyên du lịch đóng vai trò như một mảng màu chủ đạo Còn các yếu tố dịch
vụ và môi trường là những mảng màu phụ trợ, góp phần tô điểm, tôn vinh bản sắc đặc trưng của tài nguyên để tạo ra một hoà sắc, một sức hút riêng biệt cho sản phẩm du lịch của điểm đến Hay nói cách khác, tài nguyên du lịch là yếu
tố góp phần quan trọng nhất trong việc tạo ra bản sắc đặc trưng cho điểm du lịch và đóng vai trò quyết định trong việc tạo sức hút đối với các thị trường gửi khách
Nếu nhận thức được rằng không có sự hấp dẫn về tài nguyên, sẽ không
có hoạt động du lịch và cũng không có dịch vụ du lịch thì mới hiểu được hết vai trò của tài nguyên và việc giữ gìn và bảo vệ giá trị của tài nguyên chính là bảo vệ sự “sống còn” của du lịch Vì thế, có thể coi tài nguyên du lịch là điều kiện tiên quyết tạo nên hoạt động du lịch, là yếu tố cơ sở để xây dựng sản phẩm du lịch Tất cả những gì con người sáng tạo ra thêm đều nhằm tăng thêm giá trị cho tài nguyên du lịch
Du lịch là ngành định hướng tài nguyên rất rõ nét, vì thế cốt lõi trong việc xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù là nhận diện tài nguyên du lịch độc đáo của điểm đến Sản phẩm du lịch đặc thù đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thương hiệu cũng như sức hút, từ đó là cơ sở bền vững để xây dựng thương hiệu cho điểm đến
Tuy nhiên, như phân tích ở trên, sản phẩm du lịch đặc thù chỉ hoàn chỉnh và thể hiện được hết giá trị khi nó được xây dựng trên nền tảng cơ sở vật chất hạ tầng, nguồn nhân lực và chính sách quản lý phù hợp của địa phương Cũng như những sản phẩm du lịch khác, sản phẩm du lịch đặc thù chỉ chuyển tải hết những giá trị của mình khi có các dịch vụ bổ trợ đi kèm hoàn thiện
Trang 3219
Trong đề tài này, chúng tôi đề xuất thêm thuật ngữ “đặc thù hóa sản phẩm du lịch” để chỉ việc nâng cao giá trị cốt lõi, gia công để sản phẩm du lịch trở nên khác biệt, nổi bật và hấp dẫn hơn Những dịch vụ và giá trị bổ sung này không chỉ làm thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của du khách mà còn tạo được ấn tượng bởi tính độc đáo và sáng tạo
Đặc thù hóa sản phẩm du lịch được thực hiện trên các sản phẩm đang được khai thác nhưng hiệu quả chưa cao Tuy nhiên, việc nâng cao giá trị sản phẩm du lịch thông qua giải pháp đặc thù hóa chỉ có thể đạt được hiệu quả khi sản phẩm hiện hữu có độ đặc sắc nhất định và có sức hấp dẫn du khách Ngoài
ra, các điều kiện khai thác như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực… cũng phải được nâng cấp phù hợp với sản phẩm mới
1.2 CÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH
Qua tham khảo nhiều tài liệu khác nhau, chúng tôi nhận thấy hiện nay
đa số các chuyên gia về du lịch Việt Nam phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:
* Phân chia theo tài nguyên du lịch
- Du lịch thiên nhiên: là hình thức du lịch dựa vào khai thác các tài nguyên thiên nhiên như sông, hồ, núi, rừng, biển đảo; trong đó có một số tài nguyên mang tính đặc thù như suối khoáng, núi lửa, các quần thể sinh vật hiếm
- Du lịch văn hoá: là hình thức du lịch dựa vào các tài nguyên văn hóa, bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống
* Phân loại theo mục đích chuyến đi
Có nhiều cách gọi nhau để chỉ mục đích chuyến đi, đôi khi cách gọi này không thể hiện rõ rệt nội dung chuyến đi hoặc có nội dung chồng chéo lên nhau (ví dụ: du lịch tôn giáo hay du lịch tâm linh; du lịch sức khỏe hay du lịch chữa bệnh…) Hoặc đôi khi chuyến du lịch có thể kết hợp nhiều mục đích
Trang 3320
khác nhau, khi đó sẽ khó gọi tên đúng nhất cho toàn bộ chương trình du lịch
Vì vậy, chúng tôi chỉ liệt kê dưới đây một số loại hình thường được nhắc đến
và có sử dụng cho việc phân tích trường hợp của du lịch An Giang trong các phần sau
Theo mục đích, một số loại hình du lịch phổ biến là: tham quan, khám phá, giải trí, thể thao, lễ hội, tâm linh, nghiên cứu (học tập), MICE1, nghỉ dưỡng, chữa bệnh
* Phân loại theo lãnh thổ hoạt động¸ gồm du lịch quốc tế: outbound, inbound, nội địa
* Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch, gồm du lịch: biển, núi, đô thị, nông thôn
* Phân loại theo phương tiện giao thông, gồm du lịch bằng: xe đạp, ô
tô, tàu hoả, tàu thuỷ, máy bay
* Phân loại theo hình thức tổ chức du lịch: các hình thức tổ chức du lịch có thể chia thành các nhóm: 1) Theo nhu cầu hoặc sở thích của du khách (gồm: mua tour của công ty du lịch, tự tổ chức, phượt); 2) Theo nhà tổ chức
du lịch (gồm: tour khách lẻ, tour khách đoàn, khách gia đình); 3) Du lịch dựa vào cộng đồng
Theo Luật Du lịch Việt Nam 2017, du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được xem là loại hình du lịch mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh
tế bền vững nhất cho bản địa Du lịch cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái, mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa phương
Xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1997, trải qua hơn một thập kỷ hình thành
và phát triển, du lịch cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho người dân
1
M: Meeting, I: Incentives; C: Convention; E: Event/Exhibition
Trang 3421
địa phương Du lịch cộng đồng gắn với nhiều hoạt động như tham quan các làng nghề cổ, khám phá núi rừng thiên nhiên, tìm hiểu văn hóa các dân tộc , trong đó, tiêu biểu nhất là loại hình homestay - hình thức khách du lịch đến ở nhà người dân địa phương để cùng ăn, nghỉ, tham gia các công việc hàng ngày cũng như các hoạt động văn hóa, văn nghệ Hiện mô hình này đã được áp dụng phổ biến và thu hút rất nhiều du khách, đặc biệt là khách quốc tế (www.vietnamtourism.com)
Việc phát triển các sản phẩm du lịch cộng đồng là phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu khám phá của đông đảo du khách muốn tìm hiểu văn hoá dân tộc đặc sắc Tuy nhiên, các chuyên gia du lịch cũng đưa ra lời khuyến cáo: Muốn du lịch cộng đồng phát triển cần giữ nguyên gốc, nguyên sơ, chân thực của văn hoá bản địa, đó là giá trị cốt lõi của cộng đồng
Đây cũng là phương thức mà An Giang đang hướng tới trong một số mô hình phát triển du lịch Để phát triển kinh tế địa phương, đồng thời giúp người dân được hưởng lợi từ sự phát triển du lịch của địa phương, tôn trọng những giá trị bản địa, giá trị cộng đồng cần có giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng đúng hướng và bền vững
Từ cơ sở phân loại các loại hình du lịch nêu trên, kết hợp với nguồn tài nguyên về tự nhiên, nhân văn của An Giang hiện đang có, để có thể khai thác, xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, có thể chọn một số loại hình du lịch như:
1.2.1 Dựa vào tài nguyên du lịch và mục đích chuyến đi
Theo cách phân chia này có thể kể đến du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng (dựa vào tài nguyên du lịch tự nhiên), du lịch tâm linh, du lịch ẩm thực (dựa vào tài nguyên du lịch văn hóa) Dưới dây, các loại hình du lịch này sẽ được phân tích chi tiết hơn để làm cơ sở cho việc đề xuất các sản phẩm du lịch
cụ thể gắn với từng loại hình
Trang 3522
* Du lịch sinh thái: Đây là khái niệm nhận được sự quan tâm của nhiều người hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau Đây là một khái niệm rộng, được hiểu theo những cách khác nhau từ những góc độ tiếp cận khác nhau
Đối với một số người, du lịch sinh thái chỉ đơn giản là sự ghép nối ý nghĩa của hai khái niệm “du lịch” và “sinh thái” vốn đã quen thuộc từ lâu Đứng ở góc nhìn tổng quát hơn, thì một số người quan niệm rằng du lịch sinh thái là một loại hình du lịch thiên nhiên Cụm từ “du lịch sinh thái” đã xuất hiện từ đầu thế kỷ XIX, được sử dụng để mô tả cho các hoạt động du lịch rộng rãi như: tắm biển, leo núi, cắm trại, tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên
Định nghĩa đầu tiên tương đối hoàn chỉnh về du lịch sinh thái chỉ mới xuất hiện từ 1987, Hector Ceballos-Lascuranin đã định nghĩa rằng: “Du lịch sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị biến đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức tôn trọng thế giới hoang
dã và những giá trị văn hóa được khám phá”
Tính đến thời điểm hiện nay, ngoài Hector Ceballos - Lascuranin đã có nhiều tác giả cũng đưa ra những định nghĩa khác về du lịch sinh thái, tiêu biểu như: Karen Ziffer (1989), Wood (1991), Wight (1993), Orams (1995), Blamey (1995), Bandy (1996), Dann (1996), McLaren (1998), L Hens (1998), trong
đó có nhiều định nghĩa cùng tồn tại song song nhưng vẫn có sự không thống nhất cơ bản với nhau
Do việc định nghĩa du lịch sinh thái vẫn chưa được thống nhất, dẫn đến việc tìm hiểu cũng tổ chúc hoạt động du lịch sinh thái trong thực tế có những biến tướng khác nhau
Việc coi du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên đã làm phát sinh sự nhầm lẫn giữa du lịch sinh thái và các loại hình khác Bởi vì cái mác “du lịch dựa vào thiên nhiên” này có thể sử dụng trong tất cả các loại hình du lịch được thực hiện ngoài thiên nhiên như: trượt tuyết, leo núi, thám hiểm Những loại hình du lịch này có thể có mà cũng có thể không thân thiện
Trang 3623
với môi trường hay làm lợi cho dân địa phương Do đó, du lịch sinh thái chỉ nên được sử dụng để mô tả những hoạt động du lịch trong môi trường thiên nhiên với một đặc điểm đi kèm: là loại hình du lịch thực sự khuyến khích bảo
vệ và giúp xã hội phát triển bền vững (Kreg Lindberg, 1998)
Một sự nhầm lẫn phổ biến thường gặp khác là việc khái niệm du lịch sinh thái vẫn thường được sử dụng tương tự như khái niệm du lịch bền vững Trong khi đó, trên thực tế, du lịch sinh thái chỉ là một trong những phạm trù của du lịch bền vững Vì thế kỷ mới đang tới gần nên tất cả các hoạt động của con người cần phải trở nên bền vững - và du lịch không phải là một ngoại lệ
Du lịch bền vững bao gồm tất cả các loại hình của du lịch (dù là loại hình dựa trên các nguồn tài nguyên thiên nhiên hay tài nguyên do con người tạo ra)
Để giải quyết những vấn đề này nêu trên, một số tổ chức quốc tế, trong
đó có Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), Chương trình môi trường của Liên hợp quốc (UNEP) trong Hội nghị thượng đỉnh quốc tế về Du lịch sinh thái tại Québec (2002) đã cố gắng làm rõ sự nhầm lẫn này bằng cách sử dụng khái niệm du lịch sinh thái như một công cụ thực hiện bảo tồn và phát triển bền vững thông qua việc đưa ra một số đặc điểm để nhận diện du lịch sinh thái như sau:
- Du lịch sinh thái đóng góp một cách tích cực cho việc bảo vệ các di sản tự nhiên và văn hóa
- Du lịch sinh thái đưa cộng đồng dân cư địa phương tham gia việc phát triển và khai thác loại hình du lịch này, đồng thời đóng góp vào việc nâng cao cuộc sống của họ
- Du lịch sinh thái cung cấp cho du khách sự diễn giải về các tài nguyên
tự nhiên và văn hóa
- Du lịch sinh thái phù hợp với du lịch cá nhân cũng như các chuyến du lịch được tổ chức cho các nhóm nhỏ
Trang 37nó mang đầy đủ ý nghĩa và nội dung của loại hình du lịch này Nó được coi là
cơ sở lý luận cho các nghiên cứu và ứng dụng thực tế về việc phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam
Cho đến nay, khái niệm du lịch sinh thái vẫn còn được hiểu dưới nhiều góc độ khác nhau, với những tên gọi khác nhau Mặc dù, những tranh luận vẫn còn đang diễn tiến nhằm tìm ra một định nghĩa chung nhất về du lịch sinh thái, nhung đa số ý kiến của các chuyên gia hàng đầu về du lịch sinh thái đều cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, hỗ trợ cho các hoạt động bảo tồn và được nuôi dưỡng, quản lí theo hướng bền vững về mặt sinh thái Du khách sẽ được hướng dẫn tham quan với những diễn giải cần thiết về môi trường để nâng cao hiểu biết, cảm nhận được giá trị thiên nhiên
và văn hóa mà không gây ra những tác động không thể chấp nhận đối với các
hệ sinh thái và văn hóa bản địa Du lịch sinh thái nói theo một định nghĩa nào chăng nữa thì phải hội đủ các yếu tố cần là sự quan tâm tới thiên nhiên và môi trường; trách nhiệm với xã hội và cộng đồng
Mặc dù có thể khác nhau về diễn đạt và cách thể hiện nhưng trong các định nghĩa về du lịch sinh thái đều có sự thống nhất cao về nội dung ở bốn đặc điểm sau đây:
- Thứ nhất, du lịch sinh thái phải được thực hiện trong môi trường tự nhiên còn hoang sơ hoặc tương đối hoang sơ gắn với văn hóa bản địa
Bởi vì khách du lịch sinh thái khi thực hiện một chuyến đi họ mong muốn trở về với những nơi có môi trường trong lành chưa bị tác động nhiều
Trang 3825
bởi con người Ở đó, họ được hòa mình với thiên nhiên để được khám phá, được nghiên cứu tự nhiên và văn hóa bản địa và được thưởng thức bầu không khí trong lành, thoát khỏi cuộc sống đầy áp lực của công việc và ô nhiễm môi trường
Những nơi có môi trường tự nhiên là nơi có bề dày về sự hình thành và phát triển các hệ động thực vật và con người Một vài hecta rừng thậm chí hàng ngàn hecta rừng tự trồng cho dù có mang ý nghĩa tích cực như “phủ xanh đất trống đồi trọc” cũng không thể nói có thể làm du lịch sinh thái được Để có thể làm du lịch sinh thái phải là nơi có tài nguyên tự nhiên dồi dào mà cụ thể
là các hệ sinh thái được làm giàu bởi rất nhiều các loài động thực vật khác nhau Những yếu tố cây cối, nguồn nước, bầu khí quyển, đất đai cũng được tính đến Điểm chú ý ở đây là môi trường tự nhiên được đề cập phải là những nơi còn tương đối nguyên sơ, chưa bị hoặc ít bị can thiệp bởi bàn tay con người Những tài nguyên đó được hiện hữu dưới hình thức là các vườn quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên hay các khu vực văn hóa lịch sử có không gian
và tài nguyên thiên nhiên phong phú
Du lịch sinh thái không cho phép con người can thiệp vào các hệ sinh thái tự nhiên, cho dù đó là những can thiệp mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho con người và cho dù con người chấp nhận đền bù bằng vật chất cho những thiệt hại mà họ định gây ra đối với tự nhiên
Như vậy, du lịch sinh thái thường được thực hiện ở các khu bảo tồn tự nhiên, các vườn quốc gia, ở những nơi có mật độ dân số thấp và tài nguyên thiên nhiên phong phú, ở những khu vực có giá trị cao về môi trường tự nhiên như: hệ sinh thái tự nhiên điển hình với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã phong phú
- Thứ hai, du lịch sinh thái hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hóa và xã hội tại điểm tham quan
Trang 3926
Các nhà kinh doanh du lịch sinh thái ngoài việc phải quan tâm quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên để nó tồn tại và hấp dẫn du khách, họ phải đóng góp tài chính cho chính quyền sở tại, những cơ quan quản lý các tài nguyên từ những khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh của mình Những nguồn tài chính này làm tăng thêm ngân sách cho các khu vực nơi tổ chức hoạt động du lịch sinh thái để bù đắp cho các khoản chi phí như: quản lý, trồng thêm cây xanh, tôn tạo, trùng tu, v.v Bên cạnh đó, những tiêu chí và đòi hỏi cao hơn của du lịch sinh thái đối với công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn các hệ sinh thái khiến các nhà kinh doanh du lịch sinh thái phải chuẩn bị kỹ lưỡng và đưa ra những yêu cầu cao hơn đối với những hướng dẫn viên và khách du lịch mà mình phục vụ
Du khách của loại hình du lịch sinh thái thường là người yêu mến, thân thiện với thiên nhiên, họ muốn đi du lịch là để được tìm hiểu và nghiên cứu những nơi họ đến Họ xác định nhu cầu du lịch của mình là tìm hiểu và thưởng ngoạn các hệ sinh thái vì thế họ luôn cố gắng hạn chế việc xâm hại và phá hủy những tài nguyên quý hiếm cả về mặt hữu hình lẫn vô hình của môi trường Ý thức đúng đắn khi đi du lịch giúp du khách cân nhắc và suy nghĩ trước mỗi hành động có khả năng tác động tới môi trường xung quanh Những hoạt động nghiên cứu, khám phá, tổng hợp của họ ít nhiều cũng có những đóng góp và giúp ích cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hóa, xã hội nơi họ đến tham quan
Các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào các chương trình du lịch sinh thái
họ được tận mắt chứng kiến cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên nơi
họ đến thăm và đặc biệt được giáo dục, được hiểu biết thêm về môi trường và tầm quan trọng của hệ sinh thái họ có thể đóng góp các nguồn lực tài chính, hỗ trợ về mặt kiến thức khoa học, kinh nghiệm quản lý cho các rừng quốc gia, các khu dự trữ thiên nhiên phục vụ cho du lịch sinh thái
Trang 4027
Cư dân địa phương có thu nhập từ việc tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, từ đó sẽ hạn chế việc khai thác tài nguyên mang tính tiêu cực như: săn bắn động vật quý hiếm, chặt cây đốn củi, phá rừng làm rẫy, v.v gây ảnh hưởng xấu tới các loài động, thực vật có giá trị về thẩm mỹ và kinh tế cũng như môi trường sống xung quanh họ
Tất cả những điều trên nói lên rằng du lịch sinh thái có khả năng hỗ trợ tích cực cho công tác bảo tồn các đặc tính tự nhiên, văn hóa, xã hội tại điểm tham quan
- Thứ ba, có tính giáo dục môi trường cao và có trách nhiệm với môi trường
Du lịch sinh thái là một phương tiện tốt để truyền đạt thông tin vì nó có khả năng đưa con người tiếp cận trực tiếp và thấy rõ vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người
Một trong những đặc điểm nổi trội và khác với các hình thức du lịch khác là du lịch sinh thái đẩy mạnh các hoạt động mang tính giáo dục về các hệ sinh thái và môi trường sống Các hoạt động giáo dục nàu gồm việc giảng giải
về lịch sử, nguồn gốc hình thành, tập quán sinh hoạt, mối quan hệ tương tác qua lại giữa các loài động thực vật và vai trò của chúng trong thiên nhiên Du lịch sinh thái hướng dẫn cách thức để những người làm du lịch và khách du lịch tiến hành hoạt động du lịch đúng cách với thái độ trân trọng, giữ gìn và bảo vệ môi trường sống Các hoạt động giáo dục, chỉ dẫn cách thức du lịch đúng đắn mà du lịch sinh thái thực hiện có thể bằng nhiều cách khác nhau: phương pháp hướng dẫn, thuyết minh trực tiếp từ hướng dẫn viên tới du khách, các tờ giới thiệu, tờ bướm thông tin về du lịch, các mô hình, mô phỏng, các phương tiện nghe nhìn
- Thứ tư, du lịch sinh thái phải mang lại lợi ích cho cư dân địa phương
và có sự tham gia của cộng đồng cư dân địa phương