Với tư cách là một tác gia văn học lớn, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã đi sâu tìm hiểu các phương diện khác nhau của các giá trị trong thơ và phê bình thơ của Xuân Diệu.. Bởi vậy, luậ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN VĂN KHÁNH
QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU
Chuyên ngành : Lý luân văn học
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
- -
NGUYỄN VĂN KHÁNH
QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU
Chuyên ngành : Lý luân văn học
Mã số : 5.04.01
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS LÝ HOÀI THU
HÀ NỘI - 2003
Trang 3LỜI CẢM ƠN Bản khoá luận này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Lý Hoài Thu Nhân dịp này, cho phép em được bày tỏ lòng biết ơn chân thành sâu sắc nhất đối với sự quan tâm giúp đỡ, sự chỉ bảo tận tình mà cô
đã dành cho em trong suốt thời gian qua
Em cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến quí báu của thầy giáo phản biện GS.TS Trần Đăng Xuyền, TS Nguyễn Đăng Điệp và các Giáo sư, Tiến sĩ trong tổ bộ môn Lý luận văn học và Khoa Văn học trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Một lần nữa, bằng tình cảm chân thành sâu sắc nhất của mình, cho phép
em bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo đã hết lòng dạy dỗ em trong suốt hai năm qua Cảm ơn các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp
đỡ cho tôi hoàn thành tốt khoá học và bản luận văn này
Nguyễn Văn Khánh
Trang 4A MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Thơ là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm và có vô số quan niệm
về thơ Có người nói : “thơ là muối của cuộc đời”, và cao hơn, thơ chính là
“máu của cuộc đời” Lê Quí Đôn quan niệm : “Thơ khởi phát tự trong lòng
người ta” I.W.Goethe xem thơ là hành động tự giải toả của mỗi người Với Tố
Hữu, thơ là “tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” Nhà thơ Sóng Hồng coi thơ
là “tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật” để có khả năng “thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp” Platon xem “thơ là
tặng phẩm của thần linh”v.v và v.v Dù thơ là gì đi nữa thì vẫn phải là kết
tinh và thăng hoa của mồ hôi và nước mắt cuộc đời Có thể nói có bao nhiêu nhà thơ, người đọc thơ thì có bấy nhiêu cách hình dung “định nghĩa” và quan niệm về thơ khác nhau Lãnh địa tinh thần này, mang trong mình những quan niệm riêng tiềm ẩn đầy sức ám gợi không dễ gì thấu hiểu nắm bắt Chính điều
đó khiến thơ ca trở thành một loại hình nghệ thuật được sự quan tâm hàng đầu của các nhà nghiên cứu Nói đến thơ là nói đến một hệ thống mở, một dòng chảy dào dạt luôn vận động biến đổi không ngừng mà sự luận bàn là một hành
trình không có hồi kết
1.2 Xuân D Đình Thi có ngôn ngữ tự nhiêà một nhà thơ lớn, một “hiện
tượng nghệ thuật điển hình” là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, người
góp phần làm nên “một thời đại trong thi ca”, đồng thời cũng là “người tái tạo
nguồn sinh lực cho Thơ mới những năm 36 - 39 và đẩy trào lưu thơ ca này vào thời cực thịnh” Sau cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu rộng mở như muốn ôm
trùm cả cuộc đời mới Hai trường ca “Ngọn quốc kì” và “Hội nghị non sông”
chứng tỏ ông đã bước đúng giữa đại lộ thơ ca cách mạng Bên cạnh thơ chính trị, thơ chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới, con người mới, mảng thơ tình yêu đã làm cho tên tuổi Xuân Diệu thành bất tử Đến nay, ông vẫn là nhà thơ
tình số một, nhà thơ tình “kiệt xuất” chưa ai vượt qua được
Trang 5Mảng thơ dịch và giới thiệu tinh hoa thơ ca thế giới cũng chứa đựng không ít tài thơ và quan niệm về thơ của ông
Không chỉ dừng lại ở đó, Xuân Diệu còn là “nhà nghiên cứu phê bình lỗi
lạc”(Mai Quốc Liên), “một đại gia”(Hà Xuân Trường), “một viện nghiên cứu
”(Chế Lan Viên) trong việc nghiên cứu phê bình thơ Bởi vậy, có thể nói, hơn
ai hết, Xuân Diệu là một trong những người có tư cách được xem là một nhà thơ có cả một hệ thống quan niệm về thơ và nghề thơ đầy đủ nhất Nó không chỉ được phát biểu, trình bày bằng một hệ thống lý luận rất phong phú mà còn được bày tỏ sinh động qua thực tiễn sáng tác thơ và nghiên cứu phê bình thơ
1.3 Theo dòng lịch sử, mỗi tác giả và tác phẩm văn chương luôn chịu sự thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và phần nhiều đã rơi vào quên
lãng Nhưng “dường như ngược lại với quy luật ấy, những tác giả và tác phẩm
tiêu biểu lại không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử” Đó là kết
luận mang tầm khái quát cao của giáo sư Hà Minh Đức đối với các thi hào, thi
bá trong văn học Việt Nam Bên cạnh những : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Hồ Chí Minh, Tố Hữu Xuân Diệu cũng là một trường hợp tiêu
biểu cho việc “không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử” Trong
những năm gần đây, nhiều luận án tiến sĩ về Xuân Diệu được bảo vệ thành công, nhưng những gì trong di sản nghệ thuật Xuân Diệu để lại vẫn là những chân trời mới đầy hấp dẫn và có sức lôi cuốn đặc biệt
1.4 Với tư cách là một tác gia văn học lớn, nhiều nhà nghiên cứu, phê bình đã đi sâu tìm hiểu các phương diện khác nhau của các giá trị trong thơ và
phê bình thơ của Xuân Diệu Nhưng vấn đề “Quan niệm của Xuân Diệu về thơ”
thì chưa thực sự trở thành đối tượng nghiên cứu trọng tâm của bất kỳ một công
trình khoa học nào Bởi vậy, luận văn chọn đề tài : “Quan niệm về thơ của
Xuân Diệu” nhằm cố gắng hệ thống, phân tích và trình bầy những đóng góp
trong quan niệm về thơ của Xuân Diệu trên các phương diện chính: quan niệm
về đặc trưng, bản chất của thơ, nhà thơ, qui trình sáng tạo thơ, chất lượng thơ
từ đó đưa ra những lý giải quan niệm về thơ đó là gì? Nó ảnh hưởng, chi phối
Trang 6đến thực tiễn sáng tác : cả thơ và phê bình thơ của bản thân nhà thơ nói riêng cũng như vai trò, tác động và ý nghĩa của quan niệm ấy trong sự vận động và phát triển của thơ ca dân tộc nói chung ra sao? Qua đó, phần nào giúp người đọc có một nhận thức toàn diện hơn về một tác gia văn học lớn của dân tộc
trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, gần trọn thế kỷ XX “một thế kỷ bùng nổ, một
thế kỷ nhảy vọt trong tiến trình phát triển tuần tự của toàn nhân loại” đặng giúp
chúng ta có thể bước vào một thời kỳ văn học mới với bản lĩnh và những thành
tựu xứng đáng hơn Bởi vì, nói như Jiri Wolker : “Qua nhà thơ, người ta thấy
tầm cỡ thời đại mà ông ta sống.”
2 Lịch sử vấn đề
Xuân Diệu là một tác gia văn học lớn Ông luôn được sự quan tâm của đông đảo giới nghiên cứu, phê bình Ở những vấn đề và dưới những góc độ, những phương pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã đi sâu và làm sáng tỏ nhiều điều lý thú Nhưng vấn đề, quan niệm về thơ của Xuân Diệu lại chưa được quan tâm đúng mức Vấn đề thường chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp hay một mức độ vừa phải nếu không muốn nói là lướt qua Hoặc cũng có khi các tác giả trình bày quan niệm về thơ cho cả một trào lưu, một giai đoạn nhưng lại chưa đi sâu vào từng tác giả cụ thể và coi đó là một đối tượng nghiên cứu có tính hệ thống; cũng cần phải thấy rằng quan niệm về thơ của mỗi tác giả luôn bị chi phối bởi quan điểm nghệ thuật của các khuynh hướng, trào lưu văn học mà tác giả đó chịu ảnh hưởng cũng như của từng giai đoạn lịch sử cụ thể Hơn nữa phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập tới quan niệm về thơ của
Xuân Diệu trên các “văn bản lộ thiên” tức là các phát ngôn trực tiếp của tác giả
mà chưa chú trọng đúng mức đến “văn bản chìm”, ẩn chứa trong chính thực tiễn
sáng tác của nhà thơ Dầu vậy, luận văn luôn tiếp thu, kế thừa những kết qủa của những người đi trước, coi đó là những gợi ý, những điểm tựa quan trọng làm nên tính hệ thống của vấn đề quan niệm về thơ của Xuân Diệu
2.1 Tình hình nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám
Trang 7Mặc dầu ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Xuân Diệu đã lọt vào
“mắt xanh” của những người tên tuổi và có uy tín trong giới văn nghệ sĩ, nhưng
nhìn chung các bài viết mới chỉ đánh giá cao vị trí hàng đầu của Xuân Diệu đối
với phong trào Thơ mới ở góc độ những cách tân, sáng tạo đặc sắc về cả “hồn”
và “xác” trong thơ, chưa đề cập tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu
Thế Lữ, người đi tiên phong của phong trào Thơ mới, trong bài viết đầu tiên giới thiệu Xuân Diệu năm 1937, tuy có những nhận xét xác đáng biểu hiện
sự trân trọng đối với một tài năng nhưng cũng chỉ ở góc độ ngợi ca cái đặc điểm riêng trong thơ Xuân Diệu khác với Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Huy
Cận Thế Lữ viết : “Thơ của ông không phải là “văn chương” nữa, đó là lời
nói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý rạo rực biến lẫn trong những thanh âm Xuân Diệu, nhà thi sĩ của tuổi xuân, của lòng yêu và ánh sáng” Năm 1938, trong lời tựa tập Thơ thơ, Thế Lữ vẫn
tiếp tục dành những lời nồng nhiệt ngợi ca Xuân Diệu nhưng cũng chỉ về
những đặc điểm của hồn thơ Xuân Diệu : “Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng tặng
cho nhân gian Và từ đây, chúng ta có Xuân Diệu Loài người hãy hiểu con người ấy”(47.T12)
Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Việt Nam (1942), người tổng kết “Một thời
đại trong thi ca”, người định vị các chuẩn mực giá trị cũng như tầm quan trọng
của nó trong tiến trình vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, tuy đã nói nên
được cái “thần” của hồn thơ Xuân Diệu nhưng cũng chưa đề cập đến quan niệm
về thơ của ông khi cho rằng: thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng
có Khi vui cũng như khi buồn ông đều nồng nàn tha thiết Sau đó Hoài Thanh
đi đến một nhận định khái quát, đề cao đúng vị trí xứng đáng của nhà thơ:
“Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới, nên những người lòng trẻ mới
thích đọc Xuân Diệu mà đã thích thì phải mê Với một nhà thơ còn gì quí hơn
cho bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ”(29.T33, 37) Mặc dù vậy, qua Thi nhân
Việt Nam, Hoài Thanh đã khai mở nhiều vấn đề quan trọng cho việc tìm hiểu
quan niệm về thơ nói chung và của Xuân Diệu nói riêng
Trang 8Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn Việt Nam hiện đại (1941) có nêu cảm
giác chung của người trí thức lúc bấy giờ về thơ Xuân Diệu Họ đã từng “phải
chặc lưỡi mà kêu: Thơ đâu lại có thứ thơ quái gở như thế !” Nó ngây ngô quá,
“Tây” quá nhất là về âm điệu Theo Vũ Ngọc Phan: dù là thơ mới hay cũ, đã là
thơ hay phải đảm bảo hai điều: ý nghĩa và âm điệu ý nghĩa phải khoái hoạt, hùng hồn, thú vị phát ra bởi những tư tưởng thâm trầm, còn âm điệu du dương
là nhờ ở cú pháp phân minh, chữ dùng tề chỉnh và quán xuyến Đồng thời ông
cũng bênh vực Xuân Diệu và cho rằng không thể dùng hai chữ “ngô nghê” được Bởi vì “nếu ngũ quan bị kích thích, thi nhân chứa chan tình cảm mà phát
ra lời thơ, thì trong trí tưởng tượng, những cái vô hình cũng có thể hoá ra hữu hìmh : Thơ cũng có thể ví như những thỏi nước đá mát lạnh và cảm đến não con người ta, nhạc có thể ví như một thứ rượu mùi, tuy ngọt, tuy đậm đà, thơm tho, mà có thể làm cho người ta say tuý luý”(48.T49) Và cuối cùng Vũ Ngọc
Phan kết luận : “Xuân Diệu thật là một người có tâm hồn thi sĩ” Rằng Xuân Diệu quan niệm về quá trình sáng tạo thơ phải luôn “với sự nồng nàn, tha thiết” bằng nhịp đập của trái tim chứ không phải là một tay “thợ thơ” chỉ chăm chăm chú ý vào kĩ thuật, chú ý đến “xác” mà không chú ý đến “hồn”
2.2 Tình hình nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu sau cách mạng tháng Tám
Nguyễn Văn Long trong Từ điển Văn học, T.II, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, mục Xuân Diệu có đề cập ảnh hưởng của thơ ca lãng mạn và tượng trưng Pháp đến phong cách thơ Xuân Diệu Nguyễn Văn Long cho rằng: Do chi phối bởi quan niệm về bản chất, chức năng và quy luật tự biểu hiện, đặc biệt
quan niệm về “cái tôi” bản thể trong mỗi nhà thơ và mỗi tác phẩm thơ mà trong thơ, Xuân Diệu đã “kêu gọi tuổi trẻ tận hưởng hạnh phúc trần thế, nhằm tìm
một lối thoát khỏi thực tại đen tối Sự đòi hỏi hưởng thụ ấy trước hết và lớn nhất ở tình yêu, được nhà thơ nói lên một cách khát khao, rạo rực đến vô tận bằng mọi giác quan cảm xúc nhạy bén, nhưng luôn luôn cảm thấy mong manh, không thoả mãn, và do đó lúc nào cũng hốt hoảng, vội vàng lo sợ mọi cảm giác
sẽ tan biến, tuổi trẻ và tình yêu sẽ phai tàn”(98.TII,T605)
Trang 9Giáo sư Hà Minh Đức trong “Những chặng đường thơ Xuân Diệu” in
trong Xuân Diệu về tác giả, tác phẩm phần thơ trước cách mạng sau khi phân
tích, thẩm bình đặc điểm kỳ diệu, tinh vi trong sáng tạo hình tượng, cảm xúc
thơ đã đi đến kết luận : “Xuân Diệu là nhà thơ của cuộc đời mới Từ cách cảm
nghĩ cho đến những rung động trong thơ đều mang màu sắc hiện đại”
(47.T169) và chính Xuân Diệu đã đưa “Thơ mới lên ngôi trên thi đàn với khuôn
mặt trẻ trung, tươi thắm và hẫp dẫn chưa từng có” Sang phần thơ sau cách
mạng ngoài việc phân tích những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu trong việc hoà mình quần chúng, vào hiện thực vĩ đại của dân tộc, phản ánh không khí sôi
nổi cuộc sống mới, con người mới, giáo sư đi đến kết luận : “trong nhiều thập
kỷ phát triển của những chặng đường thơ cách mạng, Xuân Diệu đã chín lại với thực tế mới và nguồn thơ đã lại tỏ ra dào dạt, sung sức”(47.T191)
Theo tác giả Lý Hoài Thu, trong “Thơ Xuân Diệu trước cách mạng
tháng Tám - 1945”, Xuân Diệu có một quan niệm rất rõ nét và đặc biệt nhạy
cảm với phạm trù “Không gian, thời gian”, điều mà ông gọi chung là “kích
thước của toàn vũ trụ” Điều thú vị hơn, là từ quan niệm đó ông đòi hỏi người
cầm bút phải có “rất nhiều không gian ở trong hồn” và “rất nhiều thời gian ở
trong tâm trí” Cũng trong chuyên luận này, tác giả Lý Hoài Thu đã chỉ rõ :
“Xuân Diệu là người có hệ thống quan niệm tương đối hoàn chỉnh về mục
đích vai trò của sáng tạo nghệ thuật, mặc dầu có lúc ông đã tự mâu thuẫn
giữa những lời tuyên ngôn với quá trình sáng tác” (51.T20) Tác giả còn đưa ra
một luận điểm có sức thuyết phục là : việc khẳng định quan niệm về sự tồn tại của cá nhân, của “cái tôi” nghệ sĩ đã quyết định và chi phối đến hệ thống quan niệm nghệ thuật của chính nhà thơ Tác giả đã phân tích, lý giải và chứng minh
cụ thể không chỉ ở lý luận mà còn trong cả thực tiễn sáng tác Chẳng hạn khi
tác giả cho rằng : ngoài “Lời đưa duyên” cho tập “Thơ Thơ” Xuân Diệu còn có
hai bài thơ, mà theo tác giả, trực tiếp bộc lộ quan điểm sáng tác của Xuân Diệu
Đó là hai bài : “ Cảm xúc” và “ Lời thơ vào tập gửi hương”
Trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn, cùng với “ Cây đàn muôn điệu”
của Thế Lữ, có thể coi hai bài thơ trên là những lời tuyên ngôn của Xuân Diệu
Trang 10nói riêng và phong trào Thơ mới nói chung Ở đây Xuân Diệu cũng mộng mơ, cũng tôn thờ cái đẹp nhưng đằm thắm say sưa hơn với cuộc đời trong bổn phận
thi sĩ của mình: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến
Xuân Diệu luôn muốn đem lòng mình “ ràng rịt với muôn xuân”, muốn thắt chặt với cuộc đời bởi “ trăm tình yêu mến” Cũng có lúc ông tự ví mình như
con chim mang tiếng hót đắm say, khác biệt dâng hiến cho đời :
Tôi là con chim đến từ núi lạ Ngứa cổ hót chơi
Trong chuyên luận, tác giả khẳng định những câu thơ trên có thể coi là
sự phát ngôn đầy đủ cho quan điểm “ nghệ thuật vị nghệ thuật” Đồng thời nó
nằm trong hệ thống quan niệm về thơ và nghệ thuật nói chung của Xuân Diệu
Sau đó tác giả đi đến kết luận : “cùng với một số tác phẩm văn xuôi như : Phấn
thông vàng, Người lệ ngọc, Chú lái khờ Xuân Diệu là một trong số rất ít ỏi các nhà thơ lãng mạn 32 - 45 đã bộc lộ rõ rệt những quan niệm sáng tác của mình bằng thơ” Những luận điểm trên đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều trong
quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn
Gần đây nhất trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, Hà
Nội 2002 với đề tài Xuân Diệu - nhà nghiên cứu phê bình thơ trong đó có một
tiểu mục bàn tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu còn hầu hết luận án đề cập tới thành tựu cũng như một số nét phong cách nghiên cứu phê bình thơ Công trình thứ hai của tác giả Trần Thị Sâm, Hà Nội - 2002 có đề cập khá sâu sắc, hệ thống và có sức thuyết phục về những chuyển biến trong quan niệm về thơ đầu thế kỷ XX - 1945 Nhưng đây lại là quan niệm về thơ trong một giai đoạn lịch
sử cụ thể tuy có đề cập tới một số nhà thơ như Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,
một số nhóm: “Xuân thu nhã tập”, phong trào Thơ mới nhưng lại không bàn
tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu hoặc có nói tới cũng chỉ là lướt qua hay lại dưới những bình diện khác