PHÒNG GD & ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀTHI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH. NĂM HỌC: 2010 – 2011. Môn thi: SINH HỌC 9 Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1(2 điểm ). Tại sao nói sự đóng và duỗi xoắn của NST ở những tế bào có khả năng phân chia mang tính chất chu kỳ ? Sự đóng và duỗi xoắn của NST có ý nghĩa sinh học như thế nào? Câu 2(2 điểm ). Trong tế bào sinh dưỡng của một loài mang các gen A, a, B, b, D, d. Hãy xác định kiểu gen có thể có của tế bào đó? Câu 3 (2 điểm ). a. Phân loại các đột biến. Đột biến có vai trò gì? b. Loại đột biến gen nào không làm thay đổi số lượng, thành phần nuclêôtit của gen? Đột biến như vậy có thể làm thay đổi tính trạng của sinh vật hay không? Tại sao? Câu 4 (1 điểm ). Em hiểu thế nào là thông tin di truyền? Thông tin di truyền được truyền lại cho thế hệ sau bằng cơ chế nào? Câu 5(1 điểm ). Tại sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây nên hiện tượng thái hóa? Câu 6 (2 điểm ). Một tế bào của một loài thực vật có 2n = 24 nguyên phân một số lần liên tiếp tạo được nhóm tế bào A chứa 3072 NST đơn. Các tế bào nhóm A tiếp tục nguyên phân ba lần. Trong lần phân chia đầu tiên của các tế bào nhóm A, một số tế bào không hình thành thoi phân bào. Tổng số tế bào con do các tế bào nhóm A nguyên phân tạo ra là 1012 tế bào. a. Tính số lần nguyên phân của tế bào ban đầu và số lượng tế bào nhóm A? b. Tính số tế bào không hình thành thoi phân bào trong lần phân chia đầu tiên của nhóm A và số NST có trong các tế bào con do các tế bào nhóm A nguyên phân tạo thành? HẾT./ ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề gồm 1 trang) HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN SINH HỌC. Vòng2. 2010-2011 Câu 1: 2 điểm Ý 1( 1điểm): Vì ở kỳ trung gian NST ở dạng duỗi xoắn, sau đó bắt đầu đóng xoắn ở kỳ đầu và đạt mức đóng xoắn cực đại ở kỳ giữa ; sang kỳ sau NST bắt đầu duỗi xoắn và tiếp tục duỗi xoắn ở kỳ cuối. Khi TB con được tạo thành ở kỳ trung gian NST duỗi xoắn hoàn toàn, sau đó NST lại tiếp tục đóng và duỗi xoắn có tính chất chu kỳ qua các thế hệ TB. Ý 2( 1điểm): Ý nghĩa sinh học của sự đóng và duỗi xoắn: - Đóng xoắn (0.5 điểm): + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung NST tại mặt phẳng xích đạo của thoi phận bào sau (0.25 điểm) + Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân ly về hai cực ( 0.25 điểm). - Duỗi xoắn( 0.5 điểm): + Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tổng hợp ARN (0.25 điểm) + Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự sao của ADN (0.25 điểm) Câu 2: 2 điểm - TBSD lưỡng bội bình thường( 1.5 điểm): + Các cặp gen nằm trên các cặp NST khác nhau( 0.5 điểm): AaBbDd + Hai cặp gen nằm trên một cặp NST( 0.5 điểm): HS nêu ra được 2 trên 5 kiểu gen của dạng này là được, nếu nêu được 1 cặp cho 0.25 điểm Dd ab AB ; Dd aB Ab ; Bb ad AD ; Bb aD Ad ; bd BD Aa ; bD Bd Aa + Cả ba cặp gen nằm trên cùng 1 cặp NST (0.5 điểm): HS nêu ra được 2 trên 4 kiểu gen của dạng này là được, nếu nêu được một kiểu cho 0.25 điểm abd ABD ; abD ABd ; aBd AbD ; Abd aBD - TBSD đột biến ( 0.5 điểm) + Đa bội thể ( Chỉ cần chỉ ra được một kiểu gen) : 0.25 điểm AAaaBBbbDDdd, . + Thể dị bội ( Chỉ cần chỉ ra được một kiểu gen); 0.25 điểm AAaBbDd, . Câu 3: 2 điểm. a. 1 điểm Ý 1: Phân loại đột biến (0.5 điểm) - ĐB gen - ĐB NST + ĐB cấu trúc + ĐB số lượng * Đa bội thể * Dị bội thể Lưu ý: - HS chỉ cần phân loại được mà không yêu cầu phải phân biệt các loại đột biến - Kiến thức ở đây phụ thuộc việc HS có biết phân loại hay không chứ không thể phân thành những đơn vị kiến thức do đó không chiết điểm thành phần Ý 2 : Ý nghĩa của đột biến (0. 5 điểm) - Nguyên liệu cho quá trình tiến hóa (0.25 điểm) - Nguyên liệu cho quá trình chọn giống (0.25 điểm) b. 1 điểm Câu 4: 1 điểm. - Thông tin di truyền là thông tin quy định cấu trúc của phân tử Prôtêin (trình tự axit amin trên chuỗi axit amin) được xác định bởi trình tự nuclêôtit trên phân tử ADN (0.5 điểm) - Thông tin di truyền được truyền lại cho thế hệ sau bằng cơ chế tự nhân đôi của phân tử ADN ( 0.5 điểm) Lưu ý: - Khái niệm TTDT như trên chỉ dừng lại ở giới hạn chương trình SH 9 Câu 5: 1 điểm. - Hiện tượng thái hóa giống thường do các gen lặn gây nên. Tuy nhiên nó thường ở trạng thái dị hợp tử bị gen trội lấn át không biểu thành kiểu hình gây hại : 0.5 điểm - Tự thụ phấn hay giao phối gần dẫn đến làm tỷ lệ thể dị hợp giảm dần, tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần, trong đó có cả thể đồng hợp lặn vì thế các gen lặn gây hại được biểu hiện : 0.5 điểm Câu 6: 2 điểm a. Sế bào nhóm A là: 3072: 24 = 128 (tế bào) = 2 7 (0.5 điểm), Số lần nguyên phân là 7 (0.5 điểm) b. Gọi x là số tế bào không hình thành thoi phân bào (x thuộc N) trong lần nguyên phân đầu tiên của nhóm A ⇒ Số tế bào con tạo ra sau 3 ba lần nguyên phân của x tế bào này là x. 22 ( Vì ở lần phân chia đầu tiên không hình thành thoi phân bào nên NST nhân đôi nhưng TB không phân chia ) Ta có: x.2 2 + (128-x).2 3 = 1012 4.x - 8x + 1024 = 1012 4x =12 x = 3 Vậy số tế bào không hình thành thoi phân bào là: 3 (0.5 điểm) - Số NST có trong các tế bào con do các TB nhóm A nguyên phân là: 3.2 2 .48+ 125.2 3 .24 = 24576 (NST) (0.5 điểm) Lưu ý: HS làm theo cách khác đúng vẫn cho điểm tối đa . ĐT THANH CHƯƠNG ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN VÀ CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH. NĂM HỌC: 20 10 – 20 11. Môn thi: SINH HỌC 9 Thời gian làm. là x. 2 2 ( Vì ở lần phân chia đầu tiên không hình thành thoi phân bào nên NST nhân đôi nhưng TB không phân chia ) Ta có: x .2 2 + ( 128 -x) .2 3 = 10 12 4.x