1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH NGHỆ AN

232 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An
Tác giả Trần Thị Thanh Tâm
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc, PGS.TS. Hoàng Văn Hải
Trường học Học Viện Khoa Học Xã Hội
Chuyên ngành Kinh tế học
Thể loại Luận án Tiến sĩ Kinh tế
Năm xuất bản 2020
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 232
Dung lượng 3,39 MB

Nội dung

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước và rút ra khoảng trống nghiên cứu; - Làm rõ

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS NGUYỄN BÁ NGỌC

2 PGS.TS HOÀNG VĂN HẢI

HÀ NỘI - 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích một cách trung thực

Hà Nội, ngày tháng năm 2020

Tác giả

Trần Thị Thanh Tâm

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP viii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 13

1.1 Tình hình nghiên cứu về liên kết đào tạo và sử dụng lao động 13

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến nội hàm liên kết đào tạo và sử dụng lao động 13

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến mô hình liên kết và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động 18

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý và thúc đẩy liên kết đào tạo và sử dụng lao động 22

1.2 Khoảng trống nghiên cứu 24

Kết luận Chương 1 25

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 26

2.1 Một số khái niệm cơ bản 26

2.1.1 Đào tạo và sử dụng lao động 26

2.1.2 Liên kết đào tạo và sử dụng lao động 28

2.2 Một số lý thuyết và mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động 30

2.2.1 Lý thuyết vốn con người 30

2.2.2 Mô hình Triple Helix về mối quan hệ trường - doanh nghiệp - chính phủ 30 2.2.3 Lý thuyết thị trường lao động và trường phái kinh tế học thể chế 32

2.2.4 Mô hình đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động 35

2.3 Nội dung liên kết đào tạo và sử dụng lao động 38

2.3.1 Nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động 38

2.3.2 Mức độ liên kết đào tạo và sử dụng lao động 45

2.3.3 Vai trò của các chủ thể chính trong liên kết đào tạo và sử dụng lao động 46

2.4 Những nhân tố chính ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động 47

2.4.1 Các nhân tố động cơ lợi ích thúc đẩy 48

Trang 5

2.4.2 Các nhân tố rào cản liên kết 50

2.4.3 Hệ sinh thái cho liên kết 52

2.5 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An từ phía Nhà trường 54

2.6 Kinh nghiệm quốc tế, trong nước và bài học cho Nghệ An 55

2.6.1 Kinh nghiệm của các nước 55

2.6.2 Kinh nghiệm ở một số địa phương 58

2.6.3 Bài học kinh nghiệm cho Nghệ An 62

Kết luận Chương 2 63

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở TỈNH NGHỆ AN 64

3.1 Đặc điểm và tình hình cung, cầu lao động qua đào tạo ở tỉnh Nghệ An 64 3.2 Thực trạng liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An 70

3.2.1 Nhu cầu liên kết giữa Doanh nghiệp và cơ sở Giáo dục nghề nghiệp ở tỉnh Nghệ An 73

3.2.2 Nội dung và hình thức liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An 75

3.2.3 Mức độ và hiệu quả liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An 87

3.3 Nhân tố chính ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An 90

3.3.1 Mô hình phân tích điều chỉnh và các giả thuyết nghiên cứu từ phía nhà trường 90

3.3.2 Động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết từ phía nhà trường 94

3.3.3 Động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết từ phía doanh nghiệp 102

3.4 Hệ sinh thái cho liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An 104

3.5 Một số mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An 107 3.5.2 Mô hình hạn chế các rào cản về khoảng cách đáp ứng trong liên kết giữa Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung Ương IV với doanh nghiệp 109

3.6 Đánh giá chung về liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An 110

3.6.1 Thành tựu 110

3.6.2 Hạn chế 111

3.6.3 Nguyên nhân của hạn chế 112

Kết luận Chương 3 114

CHƯƠNG 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG Ở NGHỆ AN 116 4.1 Bối cảnh mới và yêu cầu liên kết cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh

Trang 6

nghiệp ở Nghệ An giai đoạn đến 2025 116

4.1.1 Bối cảnh và yêu cầu của cạnh tranh của cuộc cách mạng 4.0 116

4.1.2 Yêu cầu liên kết cơ sở đào tạo - doanh nghiệp tại Nghệ An 118

4.2 Quan điểm về tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo ở tỉnh Nghệ An đến năm 2025 120

4.3 Một số giải pháp tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo ở Nghệ An 121

4.3.1 Đổi mới nội dung, hình thức, mô hình liên kết 122

4.3.2 Tăng cường mức độ liên kết 128

4.3.3 Thúc đẩy động cơ lợi ích liên kết 136

4.3.4 Xây dựng cơ chế tự chủ trong trường và các đơn vị trực thuộc đối với hoạt động liên kết giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp 138

4.3.5 Phá vỡ các rào cản liên kết 140

4.4 Khuyến nghị cải thiện hệ sinh thái liên kết 147

Kết luận Chương 4 148

KẾT LUẬN 150 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of

Southeast Asian Nations) BHXH, BHYT, BHTN Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, Bảo hiểm thất nghiệp

CĐNKTCN Cao đẳng nghề kĩ thuật công nghiệp

CN&XD Công nghiệp và xây dựng

CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

LĐTB&XH Lao động thương binh và xã hội

VCCI Phòng Thương mại và Công nghiệp của Việt Nam (Vietnam

Chamber of Commerce anh Industry) WEF Diễn đàn kinh tế thế giới (World economic forum)

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1 Tổng hợp phiếu khảo sát phân bố theo từng chủ thể 7 Bảng 2.1 Liên kết doanh nghiệp - nhà trường trong nghiên cứu và đổi mới 38 Bảng 2.2 Các hình thức và nội dung liên kết giữa trường - doanh nghiệp 39 Bảng 2.3 Các hình thức hợp tác giữa trường đại học - doanh nghiệp tại Pháp 40 Bảng 2.4 Các hình thức liên kết trường - Doanh nghiệp tại Malaysia 41 Bảng 2.5 Tổng hợp nội dung liên kết Nhà trường và Doanh nghiệp trên thế

giới 42 Bảng 2.6 Vai trò của các chủ thể trong trong liên kết đào tạo và sử dụng lao

động 46 Bảng 2.7 Tổng hợp một số tiêu chí động cơ liên kết Nhà trường và Doanh nghiệp

trên thế giới 48 Bảng 2.8 Tổng hợp một số tiêu chí rào cản liên kết Nhà trường và Doanh nghiệp

trên thế giới 51 Bảng 3.1 Cơ cấu lao động theo cấp trình độ đào tạo trong lực lượng lao động giai

đoạn 2014-2019 65 Bảng 3.2 Qui mô đào tạo nghề của các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp tỉnh Nghệ An

giai đoạn 2014 - 2019 68 Bảng 3.3 Số lượng và cơ cấu Doanh nghiệp tỉnh Nghệ An giai đoạn 2014 -

2019 71 Bảng 3.4 Cơ cấu và số lượng các cơ sở Giáo dục nghề nghiệp ở Nghệ An giai

đoạn 2014 - 2019 72 Bảng 3.5 Tỷ lệ Doanh nghiệp theo nội dung hợp tác với cơ sở đào tạo 76 Bảng 3.6 Hình thức liên kết giữa Nhà trường - Doanh nghiệp 77 Bảng 3.7 Số lượng và tỷ lệ Doanh nghiệp có hợp tác với cơ sở đào tạo ở các mức độ

88 Bảng 3.8 Kết quả kiểm định sự tin cậy thang đo của các nhân tố 91 Bảng 3.9 Kết quả hồi quy mô hình 100 Bảng 4.1 Thứ hạng các yếu tố “Động lực sản xuất” của Việt Nam và các nước

ASEAN 117 Bảng 4.1 Đặc điểm DN và nội dung liên kết 123 Bảng 4.2 Quan hệ về nội dung và mức độ liên kết giữa cơ sở đào tạo và Doanh

nghiệp 129

Trang 9

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Hệ sinh thái hợp tác nhà trường - doanh nghiệp 18

Hình 2.1 Các mô hình liên kết Nhà trường - Doanh nghiệp - Chính phủ 31

Hình 2.2 Mô hình đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường lao động 34

Hình 2.3 Mô hình liên kết Nhà trường độc lập với Doanh nghiệp 35

Hình 2.4 Rào cản trong liên kết giữa trường - Doanh nghiệp 36

Hình 2.5 Mô hình đào tạo theo CIPO 44

Hình 2.6 Mô hình nghiên cứu 54

Hình 2.7 Mô hình đào tạo song hành 55

Hình 2.8 Mô hình hợp tác giữa Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Đồng Nai và Doanh nghiệp 58

Hình 2.9 Mô hình gắn kết giữa Trường Cao đẳng nghề Kĩ thuật công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh và Doanh nghiệp 60

Hình 2.10 Mô hình hợp tác giữa Trường Cao đẳng nghề Bách Nghệ Hải Phòng và Doanh nghiệp 61

Hình 3.1 Cơ cấu Lao động theo cấp trình độ đào tạo trong lực lượng lao động năm 2019 (%) 65

Hình 3.2 Tỷ lệ Lao động có bằng từ đại học trở lên làm nghề chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở xuống ở Nghệ An (%) 66

Hình 3.3 So sánh tỷ lệ lao động được đào tạo của Nghệ An so với cả nước và vùng 69

Hình 3.4 Hợp tác liên kết giữa cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp theo ngành kinh tế (%) 73

Hình 3.5 Hợp tác liên kết giữa cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp theo quy mô (%) 74

Hình 3.6 Hợp tác liên kết giữa cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp theo loại hình sở hữu (%) 74

Hình 3.7 Hình thức tuyển dụng của Doanh nghiệp theo tình trạng Doanh nghiệp hợp tác với cơ sở Giáo dục nghề nghiệp 75

Hình 3.8 Nội dung và hình thức liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động (%) 75 Hình 3.9 Đánh giá của học viên năm cuối về tính hiệu quả khi tham gia khóa thực tập tại DN 90

Hình 3.10 Mô hình điều chỉnh 93

Hình 3.11 Cách thức tìm việc của học viên tốt nghiệp 107

Hình 3.12 Mô hình hợp tác giữa Trường Trung cấp kinh tế - công nghiệp - thủ công nghiệp Nghệ An và Doanh nghiệp 108

Hình 4.1 Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Nghệ An năm 2018, 2019 119

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HỘP

Hộp 3.1 Nội dung và hình thức liên kết nhìn từ phía nhà trường 81

Hộp 3.2 Mức độ liên kết nhìn từ phía doanh nghiệp 83

Hộp 3.3 Lợi ích của liên kết nhìn từ phía người lao động 86

Hộp 3.4 Lợi ích liên kết nhìn từ phía học viên học nghề 87

Hộp 3.5 Khoảng cách đáp ứng nhìn từ phía trường 88

Hộp 3.6 Khoảng cách đáp ứng nhìn từ phía doanh nghiệp 89

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài luận án

Với sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh gay gắt hiện nay, sự liên kết đào tạo và đơn vị sử dụng lao động (LĐ) ngày càng có vai trò quan trọng Mối liên kết này là cơ sở để phát huy tiềm năng

và thế mạnh của mỗi bên, nhằm tạo ra các sản phẩm có hàm lượng trí thức cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức Trong thị trường lao động, nếu đào tạo không đủ về số lượng, không đảm bảo chất lượng và phù hợp về cơ cấu ngành nghề, vùng miền, không

đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và đời sống thì sẽ xảy ra tình trạng tụt hậu, làm giảm

mức tăng trưởng kinh tế và hạn chế tiến bộ xã hội Ngược lại, nếu doanh nghiệp (DN)

và người sử dụng lao động không tham gia vào quá trình đào tạo, không định hướng sản xuất và sử dụng hợp lý lao động qua đào tạo thì sẽ làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp, gây lãng phí nguồn lực xã hội và phát sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội phức tạp khác Sự cân bằng cung cầu chỉ được thiết lập khi nhu cầu nhân lực của xã hội được đáp ứng và lao động qua đào tạo có việc làm Điều này có nghĩa: Khi các nguồn lực có hạn, nhà trường cần tận dụng mọi cơ hội về tiềm năng, thế mạnh của doanh nghiệp để tham gia vào quá trình đào tạo lao động; còn từ phía doanh nghiệp, cần khai thác các lợi thế của

trường để thu hút, tuyển dụng và sử dụng lao động có hiệu quả

Việt Nam vốn đi lên từ một nước nông nghiệp, hiện đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), đội ngũ lao động qua đào tạo có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của đất nước Trong những năm qua, trước yêu cầu phát triển của đất nước và dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường, hệ thống đào tạo nhân lực nước ta trong đó có các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề đã có những thay đổi đáng kể mà nổi bật nhất là mở rộng nhanh chóng về quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó đáng

lo ngại nhất là chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ở các cơ sở đào tạo và khả năng tiếp nhận của thị trường lao động Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay là phải đảm bảo sức cạnh tranh của nguồn nhân lực, tạo sự cân đối giữa quy mô và chất lượng, giữa “cung” và “cầu” về nhân lực, giữa đào tạo và sử dụng Ngay những ngày đầu xây dựng hệ thống giáo dục, nước ta đã đặt ra chủ trương liên kết các cơ sở đào tạo và đơn

vị sử dụng lao động, tận dụng các cơ hội để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực hiện có để phát triển nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực quý hiếm này; tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai liên kết giữa trường và doanh nghiệp lại xảy ra chậm chạp, không thực chất, thiếu đồng bộ và thiếu hiệu quả

Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ có dân số đứng thứ 4 cả nước với quy

Trang 12

mô lao động lớn, tiềm năng nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế lớn trong quá trình thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như phát triển kinh tế

xã hội trên địa bàn Đặc biệt hiện nay ở Nghệ An có rất nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đang thực hiện đào tạo ở quy mô lớn, cơ cấu ngành nghề phong phú

Từ năm 2014-2019, mỗi năm Nghệ An đào tạo nghề cho hơn 75000 lao động, trong đó

hệ cao đẳng và trung cấp khoảng 14000 người Số lao động chủ yếu làm việc trong các khu công nghiệp, khu kinh tế ở địa phương với mức thu nhập bình quân từ 5-9 triệu đồng/tháng Các lao động học xong sơ cấp và dạy nghề cũng đã tìm được việc làm, chuyển đổi việc làm và xuất khẩu lao động đạt kết quả cao, góp phần thay đổi diện mạo kinh tế của tỉnh Để đạt được kết quả này, một phần nguyên nhân là đã có sự liên kết giữa các cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh trong đào tạo,

sử dụng lao động

Tuy nhiên, hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng lao động giữa nhà trường với doanh nghiệp đã được khởi động song còn mang tính hình thức Theo số liệu điều tra của Sở Lao động Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH) tỉnh Nghệ An năm 2019, hình thức liên kết chủ yếu là doanh nghiệp tiếp nhận, hướng dẫn học viên thực tập chiếm 65,45%, còn doanh nghiệp gửi lao động đến học tại cơ sở đào tạo chiếm 17,4%; nhưng chỉ có 24,8% doanh nghiệp có liên kết với cơ sở Giáo dục nghề nghiệp để đào tạo cho người lao động trong quá trình sử dụng… Qua đó, hiệu quả liên kết giữa trường và doanh nghiệp thể hiện chưa cao, chưa thực sự gắn kết và còn mang tính

"thời vụ" Vì vậy, một trong những nguyên nhân quan trọng là sự thiếu liên kết hiệu quả và chặt chẽ giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề Điều này dẫn đến chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh còn thấp, năng suất lao động không cao, mất cân đối cung - cầu đào tạo cả về quy mô, cơ cấu và gây ra lãng phí lớn cho xã hội, nền kinh tế Cụ thể năm 2019, tỉnh vẫn còn đến 77,4% lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật và không bằng cấp; tỷ lệ lao động có bằng đại học trở lên nhưng lại làm nghề chuyên môn kỹ thuật bậc trung trở xuống chiếm 22,45% (nguồn Sở Lao động Thương binh và Xã hội Nghệ An) Vì vậy, sự chênh lệch cung - cầu về nhân lực đang có xu hướng gia tăng với nghịch lý “vừa thiếu, vừa thừa” ở tất cả các trình độ đặc biệt là đào tạo nghề Có thể nói liên kết giữa đào tạo

và sử dụng lao động ở Nghệ An còn những hạn chế cả về nội dung, hình thức, mức

độ liên kết cũng như hệ môi trường sinh thái cho liên kết

Trước thực tế này đòi hỏi cần phải có những nghiên cứu tìm hiểu rõ về thực trạng liên kết đào tạo và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An từ đó góp phần làm rõ những nguyên nhân của hạn chế đã nêu và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa hai bên Cho đến nay, có rất ít các nghiên cứu mang tính hệ thống, cập nhật và toàn diện về liên kết đào tạo và sử dụng lao động giữa cơ sở giáo dục nghề

Trang 13

nghiệp và doanh nghiệp ở Nghệ An.

Vì vậy, việc nghiên cứu luận án “Liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh

Nghệ An” là rất cần thiết, thật sự có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, nhằm đáp ứng được

yêu cầu đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế xã hội ở Nghệ An trong giai đoạn phát triển mới

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

+ Mục đích nghiên cứu:

Mục đích nghiên cứu của luận án là làm rõ các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An Từ đó, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An để phát triển nguồn nhân lực, đem lại lợi ích cho cả cơ sở đào tạo và doanh nghiệp, đồng thời góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và đất nước

Để đạt được mục đích này, luận án hướng đến việc trả lời các câu hỏi nghiên cứu:

1 Hoạt động liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động có các hình thức, nội dung, cấp độ nào? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động liên kết đó?

2 Tiêu chí nào đánh giá được liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động?

3 Cần có những giải pháp nào để tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An?

Trên cơ sở xác định mục đích nghiên cứu, luận án sẽ giải quyết các nhiệm vụ đặt ra theo sơ đồ khung phân tích như sau:

CUNG - CẦU LAO ĐỘNG VÀ HỆ SINH THÁI CHO LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Nội dung liên kết:

hưởng):

1 Đánh giá từ phía nhà trường;

2 Đánh giá từ phía doanh nghiệp;

3 Đánh giá từ phía sinh viên;

4 Đánh giá từ phía cựu sinh viên

NỘI DUNG LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LIÊN KẾT ĐÀO TẠO VÀ SỬ

DỤNG LAO ĐỘNG

trường phái kinh tế học thể chế, mô hình đánh giá các yếu tố

Động cơ thúc đẩy liên kết Rào cản hạn chế liên kết

+ Nhiệm vụ nghiên cứu:

Trang 14

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Đánh giá được tổng quan tình hình nghiên cứu trong, ngoài nước và rút ra khoảng trống nghiên cứu;

- Làm rõ cơ sở lý luận về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động; Nội dung, hình thức, cấp độ liên kết; Vai trò, lợi ích của các chủ thể khi tham gia quá trình liên kết đó; Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động

- Xem xét kinh nghiệm một số quốc gia và một số địa phương trong nước về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, từ đó rút ra bài học cho tỉnh Nghệ An

- Đánh giá thực trạng liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, các thành tựu và hạn chế về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, đồng thời phân tích rõ các nguyên nhân dẫn đến các hạn chế đó

- Trên cơ sở nghiên cứu bối cảnh phát triển mới, quan điểm, phương hướng và mục tiêu tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Việt Nam nói chung

và Nghệ An nói riêng trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động Nghệ An đến năm 2025

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo

giữa cơ sở Giáo dục nghề nghiệp và Doanh nghiệp

Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi về nội dung:

Về thực trạng, luận án chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến liên kết

giữa đào tạo và sử dụng lao động của các Cơ sở GDNN là trường (không bao gồm các

trung tâm dạy nghề và các trường đại học) có học viên tốt nghiệp làm tại các DN trên

địa bàn tỉnh - với tư cách bên đào tạo và DN (không bao gồm các cơ quan, tổ chức hay

hợp tác xã, kinh tế hộ gia đình) trên địa bàn tỉnh Nghệ An có sử dụng LĐ được đào tạo

tại các cơ sở GDNN của tỉnh - với tư cách bên sử dụng LĐ Mặc dù di chuyển LĐ qua

đào tạo hiện nay không bó hẹp trong phạm vi một tỉnh, nhưng đối với tỉnh Nghệ An - các dòng di chuyển LĐ nội tỉnh vẫn chiếm đa số, tỷ lệ LĐ qua đào tạo tại các cơ sở GDNN của tỉnh làm việc cho các DN trên địa bàn chiếm đa số - nên phạm vi nghiên cứu này vẫn cho phép phân tích những vấn đề đặt ra và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu để đạt được mục tiêu đặt ra

Có một số mô hình liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động (mô hình hợp tác giữa trường và DN, mô hình trường thuộc DN, mô hình DN trong trường, mô hình hợp

tác giữa các DN ), luận án tập trung nghiên cứu mô hình phổ biến hiện nay về liên kết

giữa một bên là trường (chủ thể độc lập) và một bên là DN (chủ thể độc lập khác) - hai

Trang 15

bên chủ động, tự nguyện liên kết vì nhu cầu lợi ích theo quy luật khách quan của kinh

Thời gian nghiên cứu tập trung vào giai đoạn 2014 - 2019

4 Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ của chuyên ngành Kinh tế học:

- Tiếp cận hệ thống theo quan điểm thị trường: thu hút và sử dụng các nguồn lực quý hiếm một cách hiệu quả, thực hiện liên kết tự nguyện giữa các chủ thể chủ yếu trên thị

trường LĐ (trường và DN) nhằm đạt được các lợi ích mục tiêu - với tư cách là một nhu cầu khách quan; quan hệ cung - cầu LĐ trên thị trường LĐ được phân tích xuyên suốt trong các nội dung cơ sở lý luận, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp liên kết; sử dụng kinh tế

lượng trong đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN; phân

tích một số mô hình liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động

- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN;

- Cơ sở pháp lý, bối cảnh thực tế và những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển, đổi mới GDNN tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng

4.2 Phương pháp luận của luận án

Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu Phương pháp duy vật lịch sử được thể hiện thông qua việc luận án kế thừa những kết quả nghiên cứu trước về liên kết đào tạo và sử dụng lao động như các số liệu, nhận định, các giải pháp thúc đẩy liên kết từ phía nhà trường và doanh nghiệp và hệ sinh thái cho liên kết ở từng giai đoạn Các kết quả này là cơ sở nghiên cứu của luận án theo mục tiêu đã đề ra Phương pháp duy vật biện chứng được thể hiện trong luận án thông qua việc đánh giá ảnh hưởng của nhóm nhân tố động cơ lợi ích thúc đẩy liên kết và nhóm rào cản liên kết Phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được thể hiện qua khung lý thuyết nghiên cứu của luận án; khung lý thuyết này sẽ được kiểm chứng bằng việc phân tích nội dung, hình thức, cấp độ liên kết, do các quy luật khách quan chi phối (quy luật cung- cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị ), nghiên cứu kinh nghiệm thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa trường đào tạo và doanh nghiệp, làm cơ sở đưa ra các kết luận và khoảng trống trong nghiên cứu liên kết đào tạo và sử dụng lao động

Trang 16

4.3 Phương pháp nghiên cứu của luận án

Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng để thu thập và xử lý dữ liệu như sau:

4.3.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Luận án sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để phục vụ cho quá trình nghiên cứu như sau:

- Dữ liệu thứ cấp: Những tài liệu được thu thập từ Phòng Giải quyết việc làm

của Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội Nghệ An, Cục Thống kê Nghệ An, Sở Kế hoạch Đầu tư Nghệ An, các nguồn thông tin đã được công bố trên sách báo, tạp chí, trên các trang web, các số liệu của Tổng cục Thống kê, tư liệu trong nước và ngoài nước, nhất là các công trình nghiên cứu, các tư liệu thứ cấp, so sánh các vấn đề nghiên cứu giữa các đối tượng nghiên cứu được chọn lựa Sau đây là thông tin cụ thể về các nguồn

số liệu sử dụng:

+ Điều tra về tình hình phát triển DN Nghệ An giai đoạn 2014 - 2019 của Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Nghệ An đã cung cấp số liệu về số lượng, quy mô, ngành nghề, địa bàn hoạt động và đóng góp thu ngân sách của DN Nghệ An trong giai đoạn 2014 - 2019

+ Điều tra về tình hình phát triển các cơ sở GDNN Nghệ An giai đoạn 2014 - 2019 của Sở LĐTB&XH Nghệ An đã cung cấp số liệu về số lượng, quy mô, loại hình sở hữu và quyền quản lý của các cơ sở dạy nghề (chỉ tính cao đẳng, trung cấp) trên địa bàn tỉnh

+ Điều tra Nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình DN của Sở LĐTB&XH Nghệ An: Năm 2019, Phòng Giải quyết Việc làm của Sở LĐTB&XH Nghệ An đã tiến hành khảo sát về Nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp với quy

mô khảo sát gồm 800 doanh nghiệp trên phạm vi cả tỉnh Nghệ An trong tất cả các ngành kinh tế Điều tra Nhu cầu sử dụng lao động trong các loại hình doanh nghiệp của Sở LĐTB&XH Nghệ An nhằm cung cấp thông tin và có khả năng so sánh về tỷ lệ doanh nghiệp có hợp tác với các cơ sở GDNN theo quy mô doanh nghiệp, ngành kinh tế, loại hình sở hữu, khu vực; hình thức tuyển dụng của doanh nghiệp; hình thức hợp tác của doanh nghiệp với các cơ sở GDNN; đánh giá của doanh nghiệp về mức độ thiếu hụt năng lực, kỹ năng lao động trực tiếp sản xuất, đánh giá của doanh nghiệp về năng lực của người lao động qua đào tạo nghề

- Dữ liệu sơ cấp: thông qua thảo luận nhóm thu thập thông tin thiết kế bảng câu

hỏi phỏng vấn trực tiếp những đối tượng điều tra Từ tháng 6-9/2019 tác giả tiến hành điều tra và thực hiện phỏng vấn sâu đại diện của DN và cơ sở GDNN về hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo Phương pháp khảo sát được sử dụng cho việc đánh giá liên kết ở những khía cạnh khó đo lường, khó lượng hóa như những chỉ tiêu con số Trong luận án này, tác giả sử dụngnhững bảng câu hỏi khảo sát được thiết

Trang 17

kế bằng một hệ thống thang đo được lựa chọn là thang đo Likert 5 điểm với 1 = không tồn tại/không quan trọng/không cần thiết và 5 = rất phổ biến/rất quan trọng/rất cần thiết Việc sử dụng thang đo Likert cũng được sử dụng khá phổ biến trong việc đánh giá những khía cạnh có tính chất về nhận thức và đã được sử dụng bởi nhiều nhà nghiên cứu

(Howells, 1986) [83]

+ Mục đích khảo sát: Tìm hiểu tình hình và đánh giá của học viên học nghề về đào tạo của các cơ sở GDNN nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN; Tìm hiểu tình hình việc làm của người LĐ đã tham gia học nghề hiện đang làm việc tại DN và đánh giá của họ về chất lượng đào tạo của các cơ sở GDNN nhằm đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu xã hội; Lấy ý kiến của một số cơ sở GDNN và DN điển hình về mô hình, nội dung, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động liên kết và các ý kiến đề xuất từ phía đại diện cơ sở về tăng cường khả năng liên kết giữa các cơ sở GDNN và DN trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo

+ Mẫu khảo sát: Đối tượng: đối với DN, đa số là có sử dụng LĐ được đào tạo tại

các trường trong tỉnh: lãnh đạo DN hoặc quản lý, cán bộ nhân sự và cán bộ phụ trách về

quan hệ bên ngoài; đối với cơ sở GDNN, hầu hết là đào tạo cung cấp LĐ kỹ thuật cho

các DN đóng tại địa bàn tỉnh, bao gồm hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng, trưởng phòng

ban, giáo viên và cán bộ phụ trách hoạt động hợp tác với DN Khảo sát thu thập thông tin đối với người LĐ đang làm việc tại DN đã qua đào tạo của các trường nghề trong tỉnh và học viên đang học năm cuối tại cơ sở GDNN tại tỉnh

+ Mô tả mẫu nghiên cứu: Mẫu điều tra được xác định trên cơ sở lựa chọn điển hình

ở một số huyện và thành phố Vinh trên địa bàn tỉnh Nghệ An Quy mô mẫu cụ thể:

Bảng 1 Tổng hợp phiếu khảo sát phân bố theo từng chủ thể

Cách lựa chọn mẫu và kích thước mẫu được nêu cụ thể trong Phụ lục Theo đó, tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu là ngẫu nhiên phi xác suất và kích thước mẫu được tính toán theo công thức Slovin - một phương pháp được sử dụng nhiều trong nghiên cứu khoa học: nN/(1N.2) Trong đó: N: số cơ sở đào tạo nghề nghiệp hay

gửi đi

Số phiếu thu về

Số phiếu hợp lệ

3 Học viên năm cuối ở các cơ sở GDNN 200 152 118

4 Cựu học viên đang làm việc tại các DN 200 130 105

Trang 18

số doanh nghiệp trên địa bàn Nghệ An; hay số học sinh học nghề năm cuối hay số lao động đã qua học nghề đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tại thời điểm khảo sát và sai số cho phép (5%) Sử dụng phương pháp này để làm cơ sở bổ sung, củng cố cho các nhận định, phân tích, đánh giá thực trạng liên kết đào tạo và sử dụng lao động (chương 3) và đưa ra các giải pháp thúc đẩy liên kết (chương 4) Cũng có thể

sử dụng theo qui tắc kinh nghiệm, với mỗi thang đo cần ít nhất 5 quan sát để phân tích,

do đó với 45 câu hỏi trong phần thang đo đối với trường đào tạo, 35 câu hỏi đối với doanh nghiệp, 9 câu hỏi đối với người lao động đã qua đào tạo và 8 câu hỏi đối với học viên, cần số lượng mẫu ít nhất tương ứng là 225, 175, 45, và 40; đây cũng là số lượng mẫu tối thiểu cho các phân tích thống kê Như vậy với số lượng mẫu nêu trên, số phiếu hợp lệ thu về hoàn toàn thỏa mãn được các yêu cầu phân tích

4.2.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Để xử lý dữ liệu thu thập được, luận án sử dụng một số phương pháp sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: bao gồm việc thu thập số liệu, sắp xếp các số liệu

theo dãy số thời gian, tính các chỉ tiêu thống kê cơ bản như tốc độ phát triển, cơ cấu, quan hệ tỷ lệ… để xem xét, đánh giá xu hướng và tính biến động của số liệu

- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng trong tất cả

các phần nghiên cứu của luận án giúp làm rõ về đối tượng nghiên cứu Từ đó tổng hợp lại mới có thể đánh giá được đầy đủ hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An

- Phương pháp so sánh: Trong quá trình nghiên cứu, luận án đã cố gắng lượng

hoá các nội dung phân tích theo các tiêu chí cụ thể Để từ đó so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn đánh giá để rút ra kết luận

- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến của các chuyên gia là các nhà khoa học,

lãnh đạo cơ sở Giáo dục nghề nghiệp, các nhà quản lý DN trong việc khẳng định bản chất của vấn đề nghiên cứu để từ đó tối ưu hóa trong việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu như: Cơ sở lý thuyết, mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu, xây dựng thang đo

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Mục đích nhằm khảo sát, đánh giá kết

quả, thực trạng về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An; điều tra 4 đối tượng, gồm giáo viên và cán bộ quản lý ở cơ sở GDNN; cán bộ quản lý ở doanh nghiệp; học viên năm cuối; và cựu học viên đang làm việc ở doanh nghiệp.

- Phương pháp phân tích định lượng: Đầu tiên, tác giả sử dụng phân tích khám

phá nhân tố bằng việc sử dụng phần mềm SPSS 22 để khám phá cấu trúc các khái niệm nghiên cứu trong từng nhân tố (rào cản, động cơ, hình thức) từ dữ liệu thực nghiệm Cấu trúc khái niệm nghiên cứu khám phá được từ phân tích khám phá nhân tố tiếp tục

:

Trang 19

được đánh giá tính tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng Tiếp theo tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu cụ thể dựa trên dữ liệu thực nghiệm từ kết quả phân tích khám phá nhân tố Để đánh giá mối quan hệ giữa các nhân tố trong

mô hình nghiên cứu đề xuất tác giả sử dụng phân tích tương quan và các phân tích hồi quy được sử dụng để đánh giá các mối quan hệ nhân quả và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Để đánh giá sự khác biệt theo giai đoạn phân tích bằng Paired test được

sử dụng và so sánh sự khác biệt giữa các cơ sở GDNN phân tích phương sai (ANOVA)

được sử dụng Các kỹ thuật phân tích được sử dụng trong nghiên cứu bao gồm:

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu: Dữ liệu được mô tả theo các chỉ tiêu phân loại

bằng các bảng thống kê tần suất và tỷ lệ để phản ánh đúng mẫu khảo sát nghiên cứu

Phân tích khám phá nhân tố: Tại bước phát triển mô hình nghiên cứu và xây dựng

các chỉ tiêu khảo sát Thông qua các phương pháp chuyên gia luận án đã phát triển được một hệ thống các chỉ tiêu cho từng nhóm nhân tố trong mô hình nghiên cứu Bởi vậy, đối với các yếu tố lớn trong mô hình, tác giả sử dụng phân tích khám phá nhân tố để khám phá cấu trúc rõ ràng của các thành phần chính (biến tiềm ẩn) hình thành các khái niệm nghiên cứu (Hair và cộng sự, 2010) [82] Cũng trong bước này dựa trên giá trị nội dung (content validity) của từng nhân tố hình thành qua phân tích tác giả đánh giá và lựa chọn một tên gọi thích hợp để đặt tên cho các nhân tố tiềm ẩn hình thành Tiêu chuẩn phân tích khám phá nhân tố phù hợp được thực hiện theo đề xuất của các nhà thống kê bao gồm KMO lớn hơn 0.5, kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê, phương sai giải thích lớn hơn 50%, các hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 (Hair và cộng sự, 2010) [82] Kết thúc bước phân tích này tác giả tiến hành điều chỉnh mô hình nghiên cứu theo cấu trúc khái niệm khám phá được để mô hình phù hợp với dữ liệu thực nghiệm

Kiểm định sự tin cậy của các cấu trúc đo lường hình thành sau phân tích khám phá nhân tố: Các nhân tố hình thành trong phân tích khám phá nhân tố tiếp tục được

đánh giá tính tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan biến tổng trong từng nhân tố Bởi vì, nghiên cứu này là nghiên cứu mới, các thang đo được phát triển mới nên tiêu chuẩn được lựa chọn là hệ số Cronbach Alpha lớn hơn 0.6 (Hair và cộng

sự, 2006) [81] và hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 Các nhân tố đạt các tiêu chuẩn thống kê này được xem là một thang đo đảm bảo tính tin cậy, các câu hỏi đạt tính nhất quán nội tại và phù hợp để đánh giá một khái niệm nghiên cứu

Phân tích tương quan: Mô hình nghiên cứu giả định về các mối quan hệ giữa

rào cản liên kết - động cơ liên kết - hình thức liên kết Tức là cần kiểm tra có mối liên

hệ nào giữa những nhân tố thuộc các nhóm nhân tố này hay không Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu sử dụng các phân tích tương quan giữa các nhân tố hình thành từ phân tích khám phá nhân tố bằng hệ số tương quan Pearson Hệ số tương quan dương

Trang 20

phản ánh các biến phân tích có quan hệ cùng chiều và hệ số tương quan âm phản ánh các biến có mối quan hệ ngược chiều Phân tích tương quan cũng được sử dụng để đánh giá dấu hiệu có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến khi phân tích hồi quy (Gujarati, 2011) [79]

Phân tích hồi quy: Để kiểm định các giả thuyết có tính chất nhân quả được phát

triển trong mô hình nghiên cứu, tác giả sử dụng phân tích hồi quy bằng phương pháp tổng bình phương nhỏ nhất (OLS) để đánh giá Tác giả sử dụng kiểm định F để đánh giá tính phù hợp của mô hình (model fit), để kiểm định giả thuyết sử dụng giá trị p-value tương ứng của từng biến độc lập trong các mô hình phân tích được so sánh trực tiếp với giá trị 0.05 (mức ý nghĩa 5%) để kết luận chấp nhận hoặc bác bỏ giả thuyết nghiên cứu Trong phân tích hồi quy các giả định với dữ liệu khi sử dụng phương pháp OLS như phân phối chuẩn của phần dư, không có đa cộng tuyến, phương sai sai số cố định (Gujarati, 2011) [79] cũng được xem xét để đảm bảo các mô hình ước lượng vững và không chệch hay nói cách khác đáng tin cậy cho các kết luận

So sánh nhóm theo cặp bằng Paired test: Để so sánh sự khác biệt về mức độ

thực hiện các hình thức liên kết cơ sở đào tạo - DN, tác giả sử dụng kiểm định Paired test cho từng mẫu phối hợp đối với các câu hỏi phân loại theo giai đoạn Tiêu chuẩn phân tích lấy theo mức thông lệ ở mức ý nghĩa thống kê 5%

So sánh sự khác biệt về khoảng cách nhận thức hai đối tượng bằng T-test: Để

đánh giá khoảng cách nhận thức từ trường và DN về những lợi ích/động cơ liên kết, rào cản liên kết tác giả tiến hành bắt cặp những câu hỏi có nội hàm tương đồng giữa phần hỏi DN và phần hỏi cho giảng viên, nhà quản lý tại các trường đại học để tiến hành kiểm tra Thủ tục đánh giá khác biệt được sử dụng là kiểm định T-test với mức ý nghĩa thông

lệ 5%

Phân tích phương sai (ANOVA): Để so sánh sự khác biệt về các nhân tố trong

mô hình theo các yếu tố phân loại (trên ba mức độ), tác giả sử dụng phân tích phương sai để đánh giá Đầu tiên kiểm định Levene được sử dụng để đánh giá sự khác biệt về phương sai trong từng nhóm Tiếp theo kiểm định F được sử dụng để tìm ra dấu hiệu

có sự khác biệt của các nhóm so sánh hay không Cuối cùng kiểm định hậu định theo phương pháp LSD và Bonferroni được sử dụng để tìm ra sự khác biệt xảy ra ở những nhóm so sánh cụ thể nào

Phân tích bằng giá trị trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95%: Để đánh

giá mức độ hiện tại của các nhân tố trong mô hình tác giả sử dụng điểm đánh giá trung bình, độ lệch chuẩn và khoảng tin cậy 95% của giá trị trung bình đánh giá Giá trị trung bình và độ lệch chuẩn cho biết thông tin về khoảng phân bố của dữ liệu khảo sát, khoảng tin cậy 95% cho thông tin suy đoán về khoảng giá trị thực tế của điểm trung bình khi lặp

Trang 21

lại mẫu khác tương tự sử dụng cho suy đoán điểm trung bình tổng thể

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Là một nghiên cứu mang tính hệ thống liên quan đến liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An, luận án đã có những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn như sau:

- Về lý luận, luận án đã hệ thống hóa được các vấn đề lý luận về liên kết giữa đào

tạo và sử dụng lao động cả trong và ngoài nước, làm rõ nội hàm liên kết giữa đào tạo và

sử dụng lao động, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động Luận án đã tổng kết được bài học kinh nghiệm của các quốc gia và các địa phương trong nước Từ đó, rút ra bài học kinh nghiệm về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An Luận án đã xây dựng được mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở địa phương

- Về thực tiễn, luận án đã đánh giá thực trạng liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao

động của Nghệ An, xây dựng được các thang đo động cơ thúc đẩy và rào cản liên kết, từ

đó chỉ ra những thuận lợi và hạn chế, chỉ rõ các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó Luận án đã đưa ra các quan điểm về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ở các địa phương nói chung và Nghệ An nói riêng; từ đó đề xuất các nhóm giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

+ Ý nghĩa lý luận của luận án:

- Lý luận về liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động được thực hiện trong luận

án góp phần khẳng định việc tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội của hoạt động này, là cơ sở cần thiết cho các nghiên cứu tiếp theo

- Kết quả nghiên cứu cho thấy muốn tăng cường liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động thì cần phải đổi mới nội dung, hình thức liên kết, tăng cường mức độ liên kết, thúc đẩy các động cơ và phá vỡ các rào cản liên kết trong bối cảnh hiện nay; Vì vậy tính đồng bộ trong thực hiện các giải pháp cần phải được đặc biệt quan tâm

+ Ý nghĩa thực tiễn của luận án:

- Luận án đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa đào tạo và

sử dụng lao động ở tỉnh Nghệ An; những giải pháp đưa ra nếu được áp dụng sẽ góp phần tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng lao động của Nghệ An trong thời gian tới

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các đối tượng có nhu cầu tìm hiểu về liên kết đào tạo và sử dụng lao động Nghệ An; các địa phương khác trong cả nước cũng có thể tìm kiếm nhiều thông tin trong luận án này

Trang 22

7 Kết cấu của luận án

Ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu, phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở khoa học về liên kết đào tạo và sử dụng lao động

Chương 3: Thực trạng liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An

Chương 4: Giải pháp tăng cường liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở Nghệ An

Trang 23

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu về liên kết đào tạo và sử dụng lao động

1.1.1 Các nghiên cứu liên quan đến nội hàm liên kết đào tạo và sử dụng lao động

Các nghiên cứu liên quan đến nội hàm liên kết đào tạo và sử dụng lao động được thể hiện qua các công trình sau:

Methaya S Monaiyapong (2004) trong nghiên cứu về “The University Government linkages and knowledge production: An arising concept of National

-Industry-Innovation System in Thailand” đề cập đến bản chất các mối liên kết nghiên cứu của

Đại học-Công nghiệp-Chính phủ (UIG) và khám phá bản chất của từng lĩnh vực trong vai trò sáng tạo và chuyển giao kiến thức kỹ thuật Nghiên cứu này cho rằng cách hiệu quả nhất để cải thiện năng lực công nghệ của một quốc gia là có một hệ thống đổi mới quốc gia được quản lý tốt (NIS), trong đó UIG là nhân tố chính Bằng cách khuyến khích các mối liên kết nghiên cứu UIG thì các lợi ích lâu dài sẽ được thực hiện Mục tiêu của nghiên cứu là để điều tra sự tồn tại và mức độ liên kết nghiên cứu UIG ở Thái Lan Đồng thời, nghiên cứu giải thích mối quan hệ giữa liên kết UIG trong bối cảnh của hệ thống NIS, nơi mà các yếu tố ảnh hưởng đến các liên kết này theo cả một cách tích cực và tiêu cực Kết quả chung cho thấy trường đại học đóng vai trò chủ đạo trong mối liên kết UIG

ở Thái Lan Các vấn đề cản trở các liên kết UIG có thể được nhóm lại thành ba vùng rộng, đó là: những nguồn lực hạn chế, thông tin bất đối xứng và chính sách của chính phủ Cuối cùng, nghiên cứu này cho thấy rằng tăng cường năng lực công nghệ của Thái Lan giúp tăng trưởng kinh tế Điều này đòi hỏi sự hiểu biết lẫn nhau và hỗ trợ từ mọi phía bên trong hệ thống [93]

Bộ Giáo dục và Đào tạo liên bang Đức (2003) đã đưa ra ấn phẩm “Germany’s Vocational Education at a glance” tập trung vào hệ thống đào tạo nghề kép tại Đức, đó là

sự kết hợp giữa việc học nghề trong môi trường thực tế tại một DN và tại trường dạy nghề, trong đó các DN tập trung vào việc cung cấp kiến thức và kỹ năng thực tế phù hợp với công nghệ sản xuất của DN, còn NT cung cấp khối kiến thức lý thuyết về cơ bản nhiều hơn Mặt khác, ấn phẩm đã phân tích cái nhìn chung nhất về đào tạo nghề kép tại Đức như: các đặc điểm, thành tố cơ bản trong đào tạo, các nghề đào tạo phổ biến, chương trình dạy nghề, chi phí - lợi ích trong đào tạo nghề kép, cách thức đào tạo Từ đó đưa ra bài học kinh nghiệm xây dựng mô hình đào tạo nghề cho các nước khác [78]

Tazeen Fasih (2008) đã đưa ra ấn phẩm “Linking Education Policy to Labor Market Outcomes” tập trung về vấn đề kết nối chính sách giáo dục và kết quả của thị trường LĐ Báo cáo cũng chỉ ra rằng: Nhu cầu xã hội về đào tạo phải xuất phát từ thị trường LĐ và đảm bảo mối quan hệ cung - cầu về LĐ có trình độ; DN sẽ có những đòi

Trang 24

hỏi khác nhau về chuyên môn và kĩ năng nghề nghiệp của LĐ; Các nước có trình độ phát triển kinh tế khác nhau cũng sẽ có những yêu cầu khác nhau về phát triển giáo dục,

kĩ năng liên quan Việc gắn đào tạo với nhu cầu xã hội không những đáp ứng về quy mô đào tạo mà còn phù hợp tới cơ cấu ngành nghề, đòi hỏi chuyên môn của nhà tuyển dụng [106]

Một nhóm tác giả từ nhiều quốc gia châu Á (2009) đã đưa ra ấn phẩm “Linking vocational training with the enterprises - Asian Perspectives” chủ yếu tập trung phân tích các mô hình liên kết giữa DN với giáo dục - đào tạo phù hợp với thực tế của mỗi quốc gia, như: Mô hình “kết hợp trường học - nhà máy”, Mô hình “hợp tác quốc tế” của Trung Quốc; mô hình "hệ thống 2+1" (2+1 system) của Hàn Quốc; các mô hình “Hợp tác lẫn nhau giữa DN và trường học”, “Mô hình đào tạo theo đơn đặt hàng”, mô hình hợp tác đào tạo nghề ở Thái Lan Bên cạnh đó, nghiên cứu còn đưa ra kinh nghiệm xây dựng mối quan

hệ hợp tác chiến lược giữa các bên liên quan trong đào tạo nghề ở các nước trên Từ đó, nghiên cứu rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển đào tạo gắn với DN tại Việt Nam [62]

Lin and Gui Juan (2011) trong nghiên cứu “The research on linkage between talents training in higher vocational colleges and demands on human resources market

- a case study on xiamen institute of software technology” đã nghiên cứu mối liên kết giữa đào tạo nhân tài ở các trường Cao đẳng nghề và nhu cầu về thị trường nhân lực Luận án đã đưa ra lập luận dựa trên căn cứ hai lý thuyết: Lý thuyết Nhân lực và Lý thuyết Xây dựng Lý thuyết nhân lực được áp dụng để các trường cao đẳng nghề cung cấp định hướng thị trường dựa trên cụm nghề nghiệp hoặc nghề nghiệp mà học viên lựa chọn Mục đích là để đào tạo các kỹ thuật viên đủ điều kiện cho nhu cầu dạy nghề của thị trường nhân lực, hơn nữa, để phân bổ nguồn nhân lực hiệu quả Một lý thuyết khác

có liên quan là Lý thuyết cấu trúc, nó tăng cường liên kết đào tạo nhân tài ở các trường cao đẳng nghề với nhu cầu của thị trường nhân sự Sự nhấn mạnh được đặt vào tầm quan trọng của việc giảng dạy thực tế, cải thiện các cơ sở giảng dạy cho việc giảng dạy thực

tế Bên cạnh đó, nghiên cứu đưa ra kinh nghiệm của một số trường cao đẳng nghề ở nước ngoài về đào tạo nhân tài, phân tích các mô hình đào tạo điển hình tại các trường cao đẳng nghề trong nước, giới thiệu nội dung đào tạo, phân tích về tình hình thị trường nhân lực, tập trung vào mối quan hệ giữa đào tạo nhân tài trong các trường cao đẳng nghề và nhu cầu của thị trường nguồn nhân lực, trong đó lấy trường Cao đẳng Kỹ thuật

Hạ Môn như một trường hợp nghiên cứu [88]

Markus and Simon (2015) đã nghiên cứu “Vai trò của DN trong phát triển kỹ năng nghề” nhấn mạnh đến phát triển kỹ năng nghề gắn với thị trường LĐ thông qua sự chủ động tham gia của DN trong việc lập kế hoạch, tổ chức và tài chính cho đào tạo nghề, như: tham gia vào khâu quản lý, khâu thiết kế chương trình giảng dạy và khâu đào

Trang 25

tạo Việc dạy nghề chính là đào tạo LĐ cho DN, DN được thụ hưởng kết quả, sản phẩm của quá trình dạy nghề Vì vậy, cách liên kết DN với phát triển kỹ năng nghề chính là trao quyền cho DN để đảm bảo các kỹ năng của người LĐ sau đào tạo đáp ứng nhu cầu của thị trường LĐ [89]

Đặng Hoàng Vy (2016) trong nghiên cứu về “The relatonships Between the Vocational Education Training Providers and Enterprises: Theory and Practice” đã đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ liên kết giữa Đào tạo nghề và DN, được nhấn mạnh bởi các nhà chiến lược, chính trị gia, các nhà hoạch định chính sách đào tạo nghề (VET), và các nhà hoạch định công nghiệp Bài viết này tập trung vào các mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo nghề và các ngành công nghiệp VET Cụ thể hơn, mục đích của bài báo này là: (1) thảo luận các yếu tố thành công hoặc hạn chế trong quan hệ đối tác giữa các bên liên quan chính trong lĩnh vực VET; (2) trình bày kinh nghiệm của mối quan hệ này ở các nước đang phát triển và phát triển như: Đức, Pháp, Anh, Hàn Quốc

và Trung Quốc; (3) Cuối cùng, dựa trên các mô hình này, nghiên cứu đã đưa ra khuyến nghị thúc đẩy sự hợp tác toàn diện giữa các trường học và các ngành công nghiệp VET tại Việt Nam được đề xuất [65]

Tác giả Gunnar Specht and Clemens Aipperpach (2009) đưa ra báo cáo “Vai trò của DN trong tổ chức và quản lý dạy nghề ở Việt Nam” Nghiên cứu xác định được phạm vi, đặc điểm, hạn chế và tiềm năng của các cơ sở dạy nghề thuộc DN tại Việt Nam;

về điều kiện để khối DN tham gia vào dạy nghề, và những tiềm năng và hạn chế của việc tiếp tục phát triển thị trường đào tạo khu vực tư nhân Trong đó, nghiên cứu nhấn mạnh việc hợp tác chặt chẽ giữa các cơ sở dạy nghề với chủ sử dụng LĐ để đáp ứng nhu cầu của thị trường, các chương trình hợp tác đào tạo phù hợp với thiết kế khung trình độ quốc gia, các tiêu chuẩn nghề nghiệp [80]

Luận án “Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và DN trong khu công nghiệp” của Nguyễn Văn Anh (2009) - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu

lý luận và thực tiễn phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và DN với những cách thức phối hợp trên quan điểm nguyên lý giáo dục như: thống nhất hài hòa giữa các mục tiêu nâng cao chất lượng của các chủ thể: người học, DN và cơ sở dạy nghề; chia sẻ bổ sung nguồn lực hướng đến sự hoàn thiện; môi trường phối hợp đào tạo Đồng thời, đề tài đánh giá thực trạng từ đó đề xuất một số giải pháp tăng cường phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và DN trong khu công nghiệp nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực kĩ thuật phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội miền Trung Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới tập trung vào lí luận về sự hợp tác giữa DN và cơ sở dạy nghề với cách tiếp cận theo hướng quản lí giáo dục và trong phạm vi hẹp tại khu công nghiệp

ở 5 tỉnh: Chân Mây, Chu Lai, Dung Quất, Nhơn Hội và Vân Phong giai đoạn 1998 đến

2009 mà chưa hướng đến việc nghiên cứu lí luận về cơ chế, mô hình hợp tác, cơ sở kinh

Trang 26

tế lợi ích giữa hai bên ở từng ngành, địa phương trong xu hướng hiện nay [1]

Luận án “Phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với cơ sở sử dụng LĐ” của Nguyễn Văn Tuân (2013) - Trường Đại học Thái Nguyên đã đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn phối hợp dạy học thực hành nghề giữa trường dạy nghề với cơ sở sử dụng LĐ với các hình thức: Phối hợp xây dựng chương trình dạy học thực hành nghề; Phối hợp trong việc tổ chức giảng dạy; Phối hợp trong việc sử dụng cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ sở sử dụng LĐ; Phối hợp trong kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học thực hành nghề của trường dạy nghề và cơ sở sử dụng; Phối hợp trong việc nâng cao năng lực thực tế và cho giáo viên của trường nghề và nghiệp vụ sư phạm cho cán

bộ kỹ thuật của cơ sở sử dụng LĐ Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp tăng cường phối hợp đào tạo giữa trường dạy nghề với cơ sở sử dụng LĐ nhằm nâng cao chất lượng dạy học thực hành nghề đáp ứng nhu cầu nhân lực Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới tiếp cận trên góc độ quản lí giáo dục tập trung vào lí luận về sự phối hợp giữa trường dạy nghề, DN, công ty có đào tạo và sử dụng lao động với phạm vi hẹp tại địa phương

là 4 tỉnh thành phố miền Bắc: Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang mà chưa hướng đến việc nghiên cứu lí luận về cơ chế và mô hình hợp tác, lợi ích kinh tế để thúc đẩy sự hợp tác ở tầng mức ngành [51]

Luận án “Giáo dục - Đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

ở Việt Nam” của Lương Công Lý (2014) Luận án làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản

và thực tiễn về vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Từ đó, đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới tập trung lí luận về về vai trò của giáo dục - đào tạo với việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao mà chưa hướng đến nghiên cứu lí luận về liên kết đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo nói chung tại một địa phương ở nước ta [23]

Luận án “Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở GDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai” của Đoàn Như Hùng (2018) - Viện Khoa học giáo dục Việt Nam đã đi sâu nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý liên kết đào tạo giữa cơ sở GDNN với DN đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai và đã đưa ra mô hình CIPO (C: môi trường, I: đầu vào, P: Quá trình, O: đầu ra) tác động đến quản lí đầu vào, quản lí quá trình và quản lí đầu ra trong liên kết giữa hai bên Tuy nhiên nghiên cứu này chỉ mới đứng trên góc độ quản lý giáo dục để đưa ra cơ sở lí luận về liên kết giữa cơ sở GDNN với DN mà chưa hướng đến việc nghiên cứu lí luận

về lợi ích kinh tế, cơ chế hợp tác, mô hình tác động để thúc đẩy sự hợp tác ở tầng mức ngành trên khía cạnh kinh tế học [18]

Trong nghiên cứu của Phạm Xuân Thu (2009), “Một số vấn đề lí luận về phát

Trang 27

triển dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng LĐ” Nghiên cứu này đi sâu phân tích lý luận

về phát triển dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng LĐ và các hình thức, phương thức dạy nghề gắn với nhu cầu sử dụng LĐ, cũng như hệ thống chỉ tiêu phương pháp đánh giá sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động Đồng thời, nghiên cứu còn đưa ra các mô hình, hình thức liên kết áp dụng tại Việt Nam trong đó có liên kết giữa cơ sở dạy nghề (ngoài DN) và DN, mô hình cơ sở dạy nghề trong DN, mô hình DN trong cơ sở dạy nghề và mô hình trung tâm đào tạo, bồi dưỡng độc lập đặt tại các khu công nghiệp Tuy nhiên nghiên cứu này chưa đi sâu phân tích các yếu tố tác động đến mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo và DN trong bối cảnh hội nhập quốc tế [40]

Đề tài “Đổi mới căn bản và toàn diện GDNN trong giai đoạn mới” do Mạc Văn Tiến (2013) chủ nhiệm Nghiên cứu này đi sâu phân tích xu hướng phát triển GDNN và

sự cần thiết khách quan đổi mới căn bản và toàn diện GDNN, tiêu biểu như một số nước: Trung Quốc, Nhật, Hàn Quốc, Đức, Australia từ đó rút ra bài học cho Việt Nam Qua việc nghiên cứu các mục tiêu, định hướng và nội dung đổi mới căn bản và toàn diện GDNN,

đề tài xác định một số giải pháp đổi mới trong đó có đổi mới hoạt động đào tạo gắn với các trách nhiệm của DN Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu, đề tài chưa phân tích sâu sự gắn kết trong đào tạo giữa các cơ sở đào tạo với DN [43]

Trong nghiên cứu của Nguyễn Quang Việt (2015), Cơ sở lí luận và thực tiễn xác

định các mục tiêu nhiệm vụ chủ yếu của lĩnh vực đào tạo nghề giai đoạn 2016-2020, đề

tài đã đưa ra các khung khổ pháp lý, phương pháp xác định các mục tiêu, đánh giá thực trạng xây dựng Từ đó nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp trong đó có 10 mục tiêu, với trọng tâm là mục tiêu số 9 về vấn đề Tăng cường xã hội hóa và gắn kết với DN trong đào tạo nghề [58]

Trong nghiên cứu của Cao Văn Sâm (2011), “Giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu cạnh tranh của thị trường LĐ trong bối cảnh hội nhập” đã đi sâu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển dạy nghề trong bối cảnh hội nhập và đề xuất một số giải pháp phát triển đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu thị trường liên quan đến việc phát triển hệ thống dạy nghề, trong đó có đưa ra giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và DN Tuy nhiên đề tài mới tập trung vào việc phân chia trách nhiệm của DN và cơ sở đào tạo mà chưa cụ thể hóa và nghiên cứu sâu cơ chế xây dựng và cách thức thực hiện mối quan hệ hợp tác giữa các cơ sở đào tạo và DN một cách hiệu quả [35]

Tổng cục Dạy nghề (2012) đã đưa ra báo cáo “Đột phá chất lượng đào tạo nghề” nêu rõ nhân lực qua đào tạo nghề là một trong ba trụ cột tăng trưởng và phát triển bền vững kinh tế Việt Nam Bên cạnh đó Dạy nghề ở Việt Nam vẫn còn mặt hạn chế: (1) Chất lượng đào tạo nghề chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường LĐ về tay nghề và các kỹ năng mềm như tác phong công nghiệp, khả năng làm việc theo tổ, nhóm; (2) Cơ

Trang 28

cấu đào tạo theo cấp trình độ và nghề đào tạo chưa hợp lý, chưa gắn bó hữu cơ với nhu cầu nhân lực của từng ngành, từng địa phương; (3) Cơ chế chính sách quản lý và phát triển dạy nghề còn chưa đồng bộ; (4) Chưa thiết lập được mối liên kết chặt chẽ giữa các

DN với cơ sở dạy nghề Báo cáo đã chỉ ra một số định hướng lĩnh vực dạy nghề, xây dựng cơ chế chính sách để DN tham gia mạnh mẽ vào xây dựng tiêu chuẩn kỹ năng và tiêu chuẩn năng lực nghề [45]

1.1.2 Các nghiên cứu liên quan đến mô hình liên kết và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động

Để thúc đẩy và tăng cường hoạt động liên kết đào tạo và sử dụng lao động, tác giả cho rằng cần phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình liên kết này Các nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng đến liên kết đào tạo và sử dụng lao động được đề cập ở những công trình sau:

Davey, T.,Baaken, T., Muros, V.G., & Meerman, A (2011) đã đưa ra tác phẩm

“The state of European University-Business cooperation: Final report-study on the cooperation between higher education institutions and public and private organisations in Europe” Mô hình là sản phẩm của công trình nghiên cứu về hệ sinh thái hợp tác của trên

3000 trường ĐH với doanh nghiệp năm 2010-2011 tại châu Âu Davey và cộng sự cho rằng: “Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp là tất cả các hình thức tương tác trực tiếp hay gián tiếp có tính chất cá nhân hay tổ chức giữa trường đại học và doanh nghiệp nhằm hỗ trợ lẫn nhau vì lợi ích và sự phát triển chung của cả hai bên” Do đó, mô

hình cho thấy các yếu tố khác nhau tác động đến các hoạt động hợp tác, trong đó có nhận

thức về lợi ích, động cơ và rào cản đối với quan hệ hợp tác, cũng như các nhân tố tình thế

tạo thuận lợi hay gây cản trở cho mối quan hệ ấy [66]

Hình 1.1 Hệ sinh thái hợp tác nhà trường - doanh nghiệp

Nguồn: Davey & Muros, (2011)

Trang 29

Luận án của Nguyễn Thị Thu Hằng (2010) “Mối quan hệ giữa DN với trường đại học và viện nghiên cứu: một nghiên cứu tại Việt Nam” đã kiểm định mô hình lý thuyết bằng các dữ liệu thực nghiệm như thăm dò các DN trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời, luận án đã xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa DN

với trường đại học: nhân tố hoàn cảnh, nhân tố tổ chức, nhân tố nội bộ (nhân tố khác biệt về đặc điểm hoạt động), nhân tố nhận thức của DN về trường, viện Trong đó, tác giả đã chỉ ra rằng: Thứ nhất, Viện, Cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp càng khác nhau về

cấu trúc tổ chức, quy trình làm việc… thì mối quan hệ hợp tác giữa các bên càng khó khăn Nên nhân tố nội bộ là một rào cản cho hợp tác giữa trường đại học, viện nghiên

cứu với DN Thứ hai, các bên nhận thức chưa đầy đủ đến hoạt động hợp tác cũng như

DN không quan tâm đến việc liên kết gây ra mối quan hệ giữa DN với trường đại học

và viện nghiên cứu càng lỏng lẻo Do đó, nhận thức là một nhân tố cản trở đến hoạt động liên kết Tuy nhiên nghiên cứu này tiếp cận trên góc độ quản trị DN và chỉ mới tập trung vào thực trạng về mối quan hệ giữa DN và trường đại học, viện trong phạm vi ở nước

ta mà chưa hướng đến việc nghiên cứu phân tích thực trạng liên kết giữa cơ sở GDNN với DN ở tầng mức ngành, trong phạm vi hẹp tại địa phương trên góc độ kinh tế học [13]

Lê Anh Việt (2016) đã nghiên cứu về “A qualitative multiple case study to explore perceptions on Critical success factors to partnership programs” Luận án đề cập đến vấn đề quan hệ hợp tác giữa các Viện, cơ sở nghề và các DN (IPP) ở Việt Nam và

kỳ vọng mở rộng LĐ lành nghề cho nền kinh tế, tuy nhiên các chương trình đào tạo IIP

ở nước ta vẫn còn rất đặc thù và kém phát triển Vì vậy, việc phân tích các yếu tố tác động để tạo cơ sở cho việc phát triển các hình thức đào tạo IIP toàn diện, khả thi và lâu dài hơn Mục đích của nghiên cứu này là khám phá nhận thức của các điều phối viên chương trình và các nhà quản lý kinh doanh từ ba trung tâm của Đại học Công nghệ Hà Nội (VUH) và mạng lưới kinh doanh để thúc đẩy thành công việc duy trì và xây dựng các chương trình đào tạo IIP tại Việt Nam Đề tài này là nghiên cứu đầu tiên khám phá tầm quan trọng của bốn nhân tố tác động vào sự hợp tác giữa Viện, cơ sở dạy nghề và các DN công nghiệp ở Việt Nam, bao gồm: chính sách khuyến khích và cơ chế của chính

phủ; nhân tố nội bộ (năng lực và quyền tự chủ của Viện, Cơ sở dạy nghề); nhân tố

khoảng cách đáp ứng (quy mô của Viện, Cơ sở dạy nghề và DN); nhân tố nhận thức

(nền tảng kiến thức, tầm nhìn chiến lược chung của Viện, cơ sở dạy nghề và DN) Tác

giả đã chỉ ra rằng: Thứ nhất, càng hạn chế năng lực và ít trao quyền tự chủ cho Viện, Cơ

sở dạy nghề thì quan hệ hợp tác trong IIP càng thấp Có nghĩa là nhân tố nội bộ là một

rào cản trong hoạt động liên kết IIP; Thứ hai, quy mô giữa Viện, Cơ sở dạy nghề và DN

càng chênh lệch như: trang thiết bị, cơ sở vật chất… thì việc đáp ứng liên kết giữa các

Trang 30

bên càng thấp Nên khoảng cách đáp ứng là một nhân tố cản trở trong hoạt động liên kết

IIP; Thứ ba, Viện và Cơ sở dạy nghề càng không xây dựng chiến lược hợp tác và không nhận thức được vai trò lợi ích của hoạt động liên kết thì việc hợp tác trong IIP càng khó khăn Do đó, nhận thức là một nhân tố kìm hãm trong hoạt động liên kết IIP [87]

Mayombe and Celestin (2017) trong nghiên cứu về “Integrated non-formal education and training programs and centre linkages for adult employment in South Africa” đã tập trung phác thảo kết quả của một nghiên cứu định tính, điều tra mối quan

hệ giữa trung tâm giáo dục và đào tạo phi chính thức (NFET) với các bên liên quan bên ngoài trong việc cung cấp hỗ trợ việc làm cho học viên tốt nghiệp Mối quan tâm trong bài viết này là những người trưởng thành phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp dài hạn sau khi hoàn thành các chương trình NFET ở Nam Phi Bài báo cáo đề cập về một nghiên cứu thực nghiệm điều tra những yếu tố cấu thành NFET để tạo môi trường cho việc làm Các phát hiện cho thấy rằng các nhà quản lý không tạo ra các liên kết thích hợp để cho phép học viên tốt nghiệp tiếp cận các hỗ trợ sau đào tạo, tài nguyên, cộng đồng, hàng hóa và dịch vụ công cộng cần thiết Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu không liên kết các chương trình NFET với các bên liên quan bên ngoài, học viên tốt nghiệp sẽ tiếp tục thấy khó khăn khi làm việc hoặc bắt đầu các DN nhỏ, kéo dài tình trạng thất nghiệp và nghèo đói lâu dài ở Nam Phi [92]

Luận án “Xây dựng mô hình liên kết giữa trường đại học - viện nghiên cứu - DN dưới tiếp cận hệ thống đổi mới” của Phạm Hồng Trang (2017) đã phân tích tiến trình phát triển của mối liên kết giữa trường đại học - viện nghiên cứu - DN qua các giai đoạn lịch sử, qua đó thấy được tiến hóa của từng mô hình sau so với mô hình trước, làm rõ tính bất định - xác suất hình thành trong tam giác liên kết này Đồng thời, luận án đã kết hợp sử dụng các phương pháp điều tra định lượng và định tính khảo sát một số trường như: Đại học Bách Khoa, Học viện Nông nghiệp, Đại học Lao động Xã hội để phân tích các yếu tố tác động mối liên kết trường - viện - DN ảnh hưởng đến các hình thức liên

kết: Trao đổi nhân lực, chuyển giao kết quả nghiên cứu, trao đổi thông tin Trong đó, tác giả có đề cập đến nhân tố khoảng cách đáp ứng tác động đến hoạt động liên kết giữa các bên Cụ thể đề tài đã chỉ ra tác động của nhân tố rào cản đó như sau: “năng lực đội

ngũ nhân lực KH&CN có hạn, thiếu nhà quản lý và kỹ sư giỏi có đủ tầm cỡ quản lý và thực hiện dự án lớn Hơn nữa, không ít nhà khoa học hiện nay còn thiếu tinh thần hợp tác, không có thói quen làm việc nhóm và chia sẻ Sự liên kết nhiều khi là mệnh lệnh hành chính hơn là tự nguyện” Vì vậy, nhân tố khoảng cách đáp ứng làm kìm hãm hoạt

động liên kết trường đại học - viện nghiên cứu - DN [47]

Ngoài ra, liên quan đến vấn đề nghiên cứu còn có các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Tạp chí Tài chính… Có thể liệt

kê một số bài viết tiêu biểu như:

Trang 31

- Đinh Văn Toàn (2016), Hợp tác đại học - doanh nghiệp trên thế giới và một số

gợi ý cho Việt Nam Trong bài viết này, tác giả đã khẳng định lại nghiên cứu về hoạt

động hợp tác đại học - doanh nghiệp của Rohrberck và Arnold (2006) đã chỉ ra các lợi

ích cơ bản và động cơ giữa các bên dẫn đến nhu cầu tất yếu trong hợp tác này: Động

cơ tài chính, động cơ cải thiện chất lượng giảng dạy và động cơ phát triển kiến thức, ứng dụng kết quả Thứ nhất, Đối với đại học, hợp tác sẽ thúc đẩy và nâng cao chất

lượng các công trình nghiên cứu khẳng định giá trị của công trình khoa học, nâng cao uy tín và thương hiệu của nhà trường Các công trình nghiên cứu sẽ có môi trường thực tế để đối chiếu, kiểm nghiệm nên tính ứng dụng trong sản xuất ngày càng nhiều hơn Hợp tác với doanh nghiệp còn là phương thức để các đại học huy động các nguồn lực phục vụ cho các hoạt động nghiên cứu, tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, giảng viên và nghiên cứu viên thông qua các hoạt động hợp tác nghiên cứu,

phát triển sản phẩm Vì vậy, nhân tố động cơ phát triển kiến thức ứng dụng kết quả

là một động lực thúc đẩy liên kết đại học - doanh nghiệp Thứ hai, Thông qua hợp

tác với doanh nghiệp, các trường đại học có điều kiện để đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý theo hướng hiệu quả; điều chỉnh, cập nhật chương trình, phương pháp giảng dạy và nghiên cứu phù hợp với nhu cầu thực tế của doanh nghiệp - nhà tuyển dụng Thực tiễn cho thấy: người học luôn muốn được học tập ở những trường đại học có mối liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp để tăng khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp; các đại học có cơ chế và tổ chức theo hướng doanh nghiệp cũng có cơ hội

tốt hơn trong việc cập nhật phương pháp dạy học tiên tiến Do đó, nhân tố cải thiện

chất lượng giảng dạy là một động cơ tăng cường liên kết giữa các bên Thứ ba, việc

hợp tác này giúp trường đại học hàng năm thu được một khoản phí từ việc học viên

đi làm việc trong quá trình thực tập Nên động cơ tài chính này là một nhân tố thúc đẩy hoạt động liên kết [44]

- Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Hoàng Lan (2014), Liên kết trường đại học - doanh

nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ rào cản, bài viết đã khái quát mô

hình và cơ chế, nội dung hoạt động của mối liên kết giữa các trường đại học và các doanh nghiệp, đồng thời giới thiệu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới trong lĩnh vực này Bài viết tập trung vào việc đánh giá thực trạng liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở nước ta hiện nay, làm rõ những mặt mạnh mặt yếu và đặc điểm của mô hình Việt Nam Từ đó tác giả đề xuất một số giải pháp tháo gỡ các rào cản, thúc đẩy liên kết giữa các trường đại học - doanh nghiệp [17]

- Lưu Thanh Tâm (2015), Mối quan hệ kết nối giữa trường đại học và doanh

nghiệp, bài viết này khái quát một số vấn đề về thực trạng việc làm của học viên sau tốt

Trang 32

nghiệp, mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp như thế nào hiện nay Đồng thời nghiên cứu mô hình quản lý quan hệ trường đại học - công nghiệp trong các nội dung sau: Xây dựng doanh nghiệp trong trường đại học, quản lý tài chính và nhân sự, quản lý quyền sở hữu trí tuệ trong các ứng dụng công nghiệp và cung cấp dịch vụ, và đề xuất cho giáo dục Việt Nam [38]

- Nguyễn Đình Luận (2015), Sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong

đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị, bài viết này đã đưa ra một số khuyến nghị đối với Nhà nước, nhà trường,

doanh nghiệp và người học nhằm tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng nguồn lực [24]

1.1.3 Các nghiên cứu liên quan đến quản lý và thúc đẩy liên kết đào tạo và sử dụng lao động

Các nghiên cứu liên quan đến quản lý và thúc đẩy liên kết đào tạo và sử dụng lao động được đề cập qua các công trình sau:

Ngân hàng Phát triển châu Á (2004) đã đưa ra báo cáo “Phát triển giáo dục đào tạo nghề: Chiến lược châu Á” - Improving technical education and vocational training strategies for Asia, cung cấp các phân tích về quá trình phát triển kinh tế, và sự thay đổi của cấu trúc thị trường LĐ Chính phủ, DN và người LĐ phải có kế hoạch chiến lược

để lấp đầy khoảng trống giữa hệ thống giáo dục hiện tại với kỹ năng của người LĐ và nhu cầu về kỹ năng mới phát sinh do tiến bộ khoa học công nghệ, tích lũy vốn và mở rộng thị trường LĐ Chính vì vậy, đầu tư vào đào tạo nghề là một công cụ hữu ích để tạo điều kiện phát triển kinh tế và tiếp tục bước sang giai đoạn phát triển cao hơn [60]

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) (2014) đã đưa ra báo cáo “Technical and Vocational Education and Training in The Socialist Republic of Viet Nam - An Assessment” đã phân tích hệ thống, chính sách và chiến lược giáo dục đào tạo nghề Việt Nam bao gồm 5 nhân tố: cung cấp các kĩ năng phù hợp; tăng cường hiệu quả giảng dạy

kĩ năng; cải cách tổ chức và quản lý đào tạo nghề; tạo sự bình đẳng trong đào tạo; khuyến khích đào tạo dựa trên nhu cầu DN Báo cáo chỉ ra các mặt hạn chế chủ yếu của đào tạo nghề Việt Nam, như: cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo rất nghèo nàn, chất lượng giáo dục ở các vùng xa ở mức thấp của cả nước; đào tạo nghề không đáp ứng được nhu cầu thị trường LĐ, trong khi các DN tư nhân, các khu công nghiệp, làng nghề chưa được huy động vào công tác đào tạo nghề [61]

Luận án “Quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề với DN ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng yêu cầu phát triển nhân lực” của Nguyễn Tuyết Lan (2015), đã đánh giá

Trang 33

được thực trạng hoạt động liên kết đào tạo và quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề và DN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, đồng thời xác định được mức đáp ứng nhu cầu nhân lực cao đẳng nghề của các trường cao đẳng nghề trong tỉnh, khả năng tham gia hoạt động liên kết đào tạo của DN Từ đó, đề xuất biện pháp quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề và DN đồng thời xây dựng mô hình quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề và DN đáp ứng yêu cầu nhân lực của tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2011 - 2020 Tuy nhiên nghiên cứu này tiếp cận theo phương thức quản lí giáo dục tập trung vào thực trạng liên kết đào tạo, quản lý liên kết đào tạo giữa trường cao đẳng nghề và DN, mà chưa đứng trên góc độ kinh tế học để phân tích xây dựng mô hình hợp tác, lợi ích giữa hai bên trong cơ chế thị trường.[21]

Nguyễn Thị Hằng (2013) đã nghiên cứu “Quản lý đào tạo nghề ở các trường dạy nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội” Luận án tập trung vấn đề cơ sở lý luận về quản

lý đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội Nghiên cứu đã đánh giá thực trạng

và đề xuất một số giải pháp đào tạo, quản lý đào tạo nghề theo hướng đáp ứng nhu cầu xã hội của một số trường dạy nghề ở thành phố Hồ Chí Minh Trong đó, một giải pháp quan trọng là: hoàn thiện mô hình đào tạo liên kết giữa trường và DN [14]

Đề tài “Đổi mới công tác kế hoạch hóa lĩnh vực GDNN theo Luật GDNN, gắn với nhu cầu của TTLĐ” của Trịnh Thu Nga và nhóm nghiên cứu, Viện Khoa học Lao động

và Xã hội (2016): Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan đã và đang nỗ lực trong việc cơ cấu lại hệ thống giáo dục - đào tạo quốc dân nhằm cải cách GDNN gắn với TTLĐ, gắn với ngành nghề kinh tế trọng điểm, sản phẩm kinh tế mũi nhọn của quốc gia; khuyến khích các cơ sở GDNN liên kết với doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo [25]

Nguyễn Bá Ngọc và nhóm nghiên cứu - Viện Khoa học LĐ và Xã hội trong Đề tài cấp Nhà nước KX.01.04/11-15 (2013) “Các giải pháp nâng cao chất lượng LĐ chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” thuộc Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước KX.01/11-15 Nghiên cứu khoa học phát triển kinh tế và quản lý kinh tế Việt Nam đến năm 2020: phân tích và đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng các

“trụ cột đầu kéo cho phát triển”, trong đó có các giải pháp đột phá để tăng quy mô đào tạo nghề xây dựng lực lượng lao động kỹ thuật trình độ cao (kết nối và gắn trách nhiệm của DN trong đào tạo nghề, phát triển mạng lưới đào tạo, tăng tỷ trọng đào tạo trình độ cao đẳng nghề đáp ứng yêu cầu của các ngành công nghiệp mũi nhọn, tiếp cận trình độ đào tạo nghề khu vực và quốc tế, tăng đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa đào tạo nghề),

Trang 34

đánh giá công nhận kỹ năng nghề, phân luồng thu hút người học vào học nghề, nâng cao nhận thức của DN và người dân về học nghề và hành nghề [27]

1.2 Khoảng trống nghiên cứu

Từ tổng quan nghiên cứu các tài liệu trên thế giới và Việt Nam, tác giả nhận thấy các nghiên cứu liên quan đến chủ đề liên kết đào tạo và sử dụng lao động khá nhiều Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã đề cập đến chất lượng đào tạo nguồn nhân lực nước ta và một số nước trên thế giới, đặc biệt là đào tạo ở các trường đại học, thực trạng và các vấn đề của hệ thống đào tạo nghề; Nhu cầu sử dụng nhân lực của các đơn vị sử dụng LĐ trong việc phát triển kinh tế - xã hội; Mối liên kết giữa việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu sử dụng LĐ ở nước ta nói chung

Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu về vấn đề liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động của cơ sở GDNN và DN tại cấp địa phương với những đặc thù về dân số, địa lý, văn hóa vùng đại diện như ở tỉnh Nghệ An,

do vậy việc nghiên cứu những vấn đề này có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc

Thứ nhất, khoảng trống về nội hàm liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN ở phạm vi

cấp tỉnh và trong điều kiện của một địa phương ở nước ta đang trong quá trình CNH, HĐH và hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới; Các đặc điểm về thị trường LĐ, con người, chất lượng đào tạo, sức cạnh tranh của DN cùng nhu cầu phát triển của các chủ thể và các cơ chế, chính sách có tác động thế nào đến liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN, các nhân tố chính nào ảnh hưởng đến liên kết, các chỉ tiêu nào phản ánh liên kết giữa cơ

sở đào tạo và DN trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo - đó là những câu hỏi cần được luận giải rõ ràng

Thứ hai, khoảng trống về mô hình liên kết và các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết

giữa cơ sở đào tạo và DN trên địa bàn một tỉnh trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo; hiện chưa rõ các mô hình phân tích đánh giá những chiến lược và phương thức đào tạo của các cơ sở đào tạo đáp ứng yêu cầu của DN, đánh giá sự tham gia của DN vào quá trình đào tạo, sự hợp tác giữa các bên trong đào tạo bổ sung, nâng cao tay nghề cho người LĐ; cũng chưa có những đánh giá ảnh hưởng của động cơ thúc đẩy liên kết

và rào cản hạn chế liên kết (cả định tính và định lượng), vai trò của các thiết chế thị trường LĐ như thông tin và dự báo thị trường LĐ, dịch vụ việc làm, tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ dịch chuyển LĐ, trong liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN ở Nghệ An trên góc độ kinh tế học

Thứ ba, khoảng trống về quản lý và thúc đẩy liên kết với những vấn đề về tầm

nhìn, chiến lược và mục tiêu, quan điểm, định hướng, giải pháp, điều kiện và lộ trình cấp tỉnh cụ thể tăng cường liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo ở tỉnh Nghệ An nói riêng

Trang 35

Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ góp phần khắc phục những khoảng trống đã nêu để thúc đẩy liên kết giữa cơ sở đào tạo và DN trong đào tạo và sử dụng lao động qua đào tạo ở Nghệ An

Kết luận Chương 1

Chương 1 đã phân tích và tổng quan những nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài Luận án Có thể kết luận về những vấn đề đã được nghiên cứu và thống nhất như sau:

Thứ nhất, các vấn đề lý thuyết và mô hình liên kết giữa nhà trường và doanh

nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động đã được nghiên cứu nhưng chưa thật sự có nghiên cứu lý thuyết và mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động ở cấp địa phương với những điều kiện của một nước đang phát triển như ở nước ta Việc tổng quan làm rõ các kết quả nghiên cứu đã có sẽ là cơ sở quan trọng để Luận án tiếp tục nghiên cứu chuyên sâu, đặc biệt là về bản chất, nội dung yêu cầu của liên kết, quản lý và thúc đẩy liên kết, các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết

Thứ hai, mặc dù có một số nghiên cứu đánh giá thực tiễn liên kết giữa nhà trường

và doanh nghiệp trong đào tạo và sử dụng lao động ở nước ta song vẫn còn thiếu phân tích chuyên sâu và đánh giá toàn diện về các nội dung liên kết, các động cơ thúc đẩy liên kết, các rào cản hạn chế liên kết, đặc biệt là trong bối cảnh thị trường lao động và

hệ sinh thái cho liên kết ở nước ta còn nhiều hạn chế, vai trò của các chủ thể chính và của các thiết chế thị trường lao động ở cấp độ địa phương còn mờ nhạt

Thứ ba, việc xác định các “khoảng trống” nghiên cứu là rất quan trọng Luận án

đã đánh giá được các khoảng trống nghiên cứu, từ đó sẽ làm cơ sở để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng khung nghiên cứu của đề tài Luận án để bổ sung vào những vấn đề nghiên cứu còn tồn tại

Trang 36

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ LIÊN KẾT ĐÀO TẠO

VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 2.1 Một số khái niệm cơ bản

2.1.1 Đào tạo và sử dụng lao động

a Đào tạo và đào tạo nghề

Khái niệm đào tạo là một loại động từ thể hiện sự dạy dỗ và rèn luyện, biến một người trở nên có trình độ kiến thức, kĩ năng về vấn đề nghề nghiệp, chuyên môn nghiệp

vụ một cách có hệ thống Từ đó, người học được chuẩn bị tri thức để có khả năng đảm nhận được một công việc nhất định và thích nghi dần với cuộc sống Theo Nguyễn Minh

Đường (2004), "Đào tạo là một quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình

thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ để hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu quả" [12]

Theo Trần Xuân Cầu và Mai Quốc Chánh (2012), “đào tạo là quá trình trang bị kiến thức nhất định về mặt chuyên môn, nghiệp vụ cho người LĐ để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định” [7]

Hiện nay, có rất nhiều tác giả đã đưa ra được khái niệm về đào tạo nghề Theo Phan Chính Thức (2003), “đào tạo nghề là quá trình phát triển một cách có hệ thống kiến thức, kỹ năng, thái độ và khả năng tìm được việc làm, tự tạo việc làm” [41] Theo

Tổ chức LĐ Quốc tế (ILO) (2019), đào tạo nghề là nhằm cung cấp cho người học những

kỹ năng cần thiết để thực hiện tất cả các nhiệm vụ liên quan đến công việc, nghề nghiệp được giao [46] Do đó, ta có thể hiểu nội hàm của khái niệm đào tạo nghề bao gồm các yếu tố như:

- Nội dung: là toàn bộ các kiến thức ở tất cả mọi lĩnh vực từ trình độ trung cấp đến cao cấp về nghề nghiệp

- Đối tượng áp dụng: là tất cả những người có đủ điều kiện nhất định về độ tuổi, trình độ có nhu cầu học chuyên sâu nghề nghiệp

- Phương pháp thực hiện: phong phú thích hợp từng nhóm đối tượng, trong đó có

lý thuyết và thực hành

- Cách thức tổ chức thực hiện: đưa ra rất nhiều cách thức để thực hiện theo giai đoạn ngắn trong các môi trường thực tế phù hợp như: tự đào tạo, đào tạo từ xa, đào tạo lại, đào tạo cơ bản, đào tạo chuyên môn về chuyên sâu lĩnh vực nghề nghiệp

- Thời gian: đa dạng theo từng cấp độ, có thể vài tháng hoặc vài năm

- Mục tiêu: biến con người trở nên có tri thức, trình độ

Trang 37

Vì vậy theo tác giả, thuật ngữ đào tạo nghề được hiểu là một bậc học đào tạo từ trình độ sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, các hình thức khác của hệ thống giáo dục nhằm cung cấp cho người học một cách có hệ thống về các kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp và khả năng thích ứng với môi trường LĐ, đáp ứng nhu cầu nhân lực trong sản xuất kinh doanh Trong đó:

Đào tạo theo hình thức dạy nghề thường xuyên dưới 3 tháng: là những khóa học

mang tính linh hoạt về: thời gian, địa điểm và nội dung theo nhu cầu thị hiếu của người học và thị trường LĐ; chưa hội đủ các tiêu chí như chương trình dạy nghề sơ cấp; bao gồm: Chương trình bồi dưỡng, nâng cao, cập nhật kiến thức và kỹ năng; Chương trình dạy nghề theo hình thức kèm cặp, truyền nghề; Chương trình chuyển giao công nghệ [34]

Đào tạo trình độ sơ cấp nghề: là trường đào tạo trang bị cho người học nghề năng

lực thực hành một nghề đơn giản hoặc năng lực thực hành một số công việc của một nghề; có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo điều kiện cho người học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc tiếp tục học lên trình độ cao hơn Thời gian học nghề thực hiện từ ba tháng đến dưới một năm, tương đương 200 giờ trở lên, đối với người có trình độ học vấn, sức khoẻ phù hợp với nghề cần học [34]

Đào tạo trình độ trung cấp nghề: để người học có năng lực thực hiện các công

việc của trình độ sơ cấp, thực hiện một số công việc phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề, có khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật, công nghệ, công việc làm việc độc lập, nhóm [34]

Đào tạo trình độ cao đẳng nghề: để người học có năng lực thực hiện các công

việc của trình độ trung cấp, giải quyết công việc phức tạp của chuyên ngành hoặc nghề,

có khả năng sáng tạo, ứng dụng kĩ thuật, công nghệ hiện đại vào công việc, hướng dẫn giảm sát được người khác trong nhóm thực hiện công việc [34]

b Sử dụng lao động và sử dụng đào tạo qua đào tạo nghề

Theo tác giả Nguyễn Văn Ngọc (2012), Sử dụng LĐ là việc sử dụng sức LĐ với

tư cách nhân tố đầu vào trong quá trình sản xuất hàng hóa dịch vụ [26] Trong DN, người

sử dụng LĐ thực hiện các việc phân công, bố trí điều hành, đánh giá trả công LĐ và các hoạt động khác theo nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình nhằm tạo ra trật tự, nề nếp trong LĐ để tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả LĐ

Nhu cầu sử dụng LĐ qua đào tạo được hiểu là nhu cầu bổ sung và thay thế LĐ kỹ năng của các DN do việc chuyển đổi cơ chế quản lý, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, thay đổi lĩnh vực hoạt động Thường thì DN đáp ứng nhu cầu sử dụng LĐ qua đào tạo chủ yếu bằng cách tự tiến hành các chương trình đào tạo hơn là dựa vào các cơ sở GDNN Nhu cầu đào tạo LĐ là “số LĐ cần được đào tạo trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu

Trang 38

cầu của DN về loại LĐ đó” (Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2012) [7]

2.1.2 Liên kết đào tạo và sử dụng lao động

Dưới tác động của các quy luật kinh tế thị trường, hệ thống đào tạo nhân lực trong

đó có các trường đại học, cơ sở GDNN đã có những thay đổi đáng kể mà nổi bật nhất là

mở rộng nhanh chóng về quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo Tuy nhiên, cũng nảy sinh nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó đáng lo ngại nhất là chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo ở các cơ sở đào tạo và khả năng tiếp nhận của thị trường LĐ Chính vì vậy, yêu cầu cấp thiết đặt ra hiện nay phải đảm bảo sự cân đối giữa quy mô và chất lượng, giữa “cung” và “cầu” về nhân lực, giữa đào tạo và sử dụng Vì vậy, liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động ra đời là một tất yếu Đến nay, rất nhiều tác giả đã đưa

ra được khái niệm liên kết với những góc độ khác nhau:

Theo góc độ mục tiêu và hiệu quả, liên kết được hiểu là: “Kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ nhằm mục đích nào đó” [5, tr.28]; "Là phối hợp cùng một mục đích và trong cùng một lúc nhiều tác dụng khác nhau tăng cường lẫn nhau"; "Là

bố trí cùng nhau làm theo một kế hoạch chung để đạt một mục đích chung"; "Là sắp xếp nhiều yếu tố để cùng tiến hành theo một mục đích chung" [5, tr.22]

Theo góc độ tổ chức, lại cho rằng: "Liên kết là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ"; "Là sự phối hợp, kết hợp với nhau, chỉnh sửa cho phù hợp các khái niệm, hành động và các phần cấu thành" [5, tr.25]

Từ những cách tiếp cận đó, tác giả đưa ra thuật ngữ liên kết, đó là sự phối hợp chặt chẽ, không thể tách rời, hỗ trợ nhau giữa các thành phần trong một tổ chức hoặc giữa các tổ chức với nhau nhằm mang đến một kết quả như mục đích đề ra

Trong đào tạo nghề, liên kết đào tạo là: "Một hình thức gửi HSSV đến thực tập tại các nhà máy, tại DN có điều kiện về trang thiết bị " [5, tr.24]; "Là một hình thức đào tạo theo địa chỉ sử dụng, theo yêu cầu của đầu ra"; còn theo Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT Bộ GD&ĐT, nước ta đã đưa ra quy định về liên kết đào tạo là “sự hợp tác giữa các bên để tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo” [3]

Vì vậy, liên kết đào tạo và sử dụng lao động là mối quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN để tạo nên nguồn lực vật chất và tri thức, gắn kết việc học đi đôi với hành tạo ra nguồn LĐ cho xã hội trên tất cả lĩnh vực kinh tế, xã hội Vì vậy, liên kết giữa đào tạo

và sử dụng lao động sẽ làm thúc đẩy chất lượng và hiệu quả đào tạo trên các mặt: Học viên khi tiến hành thực hành, thực tập tại DN sẽ tận dụng được điều kiện tốt nhất để rèn luyện

kỹ năng và đáp ứng với thực tiễn sản xuất nghề nghiệp Bên cạnh đó, thông qua liên kết đào tạo và sử dụng lao động hình thành đạo đức nghề nghiệp cho học viên: ý thức phấn đấu nâng cao năng suất, tác phong công nghiệp, say mê, tâm huyết và yêu nghề…

Tóm lại trong luận án này, liên kết giữa đào tạo và sử dụng lao động được hiểu

Trang 39

là: mối quan hệ hoặc tương tác tự nguyện chính thức hoặc không chính thức giữa nhà

trường và DN trong các hoạt động đem lại lợi ích cho cả hai phía (cung - cầu trên thị trường LĐ), đồng thời góp phần đạt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

và đất nước

- Nội dung, hình thức và mức độ liên kết

Nội dung liên kết giữa cơ sở GDNN và DN trong việc đào tạo và sử dụng lao động

qua đào tạo được hiểu là cơ sở đào tạo và DN thiết lập mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau, cùng chia sẻ các trách nhiệm, quyền lợi trong quá trình triển khai chương trình hoạt động đào tạo và sử dụng lao động, ở đây là học viên tốt nghiệp các cơ sở đào tạo Mối quan hệ gắn kết này được thể hiện dưới nhiều hình thức cụ thể như: cung cấp thông tin về nhu cầu tuyển dụng LĐ, cung cấp thông tin về kỹ thuật mới, công nghệ mới, phản hồi chất lượng học viên sau tốt nghiệp, hỗ trợ kinh phí và máy móc thiết bị cho cơ sở dạy nghề, hỗ trợ học bổng cho học viên, đặt hàng đào tạo với cơ sở GDNN…

Hình thức liên kết được xem là những cách thức, phương thức liên kết, hợp tác

cụ thể giữa cơ sở đào tạo và DN

Mức độ liên kết (bề ngoài, một phần hay gắn kết toàn diện trong đào tạo và sử

dụng lao động) thể hiện mức độ nông hay sâu trong liên kết giữa hai bên

- Động cơ liên kết và Rào cản liên kết

Động cơ liên kết là những yếu tố, khía cạnh đem lại những lợi ích cho việc gắn kết, thúc đẩy trường và DN sẵn sàng cho hoạt động gắn kết, hợp tác Động cơ liên kết

có thể được phân loại thành ba nhóm, bao gồm: (1) Động cơ lợi ích tài chính: Là những

động cơ xuất phát từ kỳ vọng về các lợi ích tài chính thu được qua hoạt động gắn kết;

(2) Động cơ cải thiện chất lượng đào tạo và sử dụng lao động: Là những khía cạnh thúc

đẩy kỳ vọng việc thực hiện gắn kết giúp cải thiện hoạt động đào tạo của trường và sử

dụng LĐ của DN; (3) Động cơ phát triển kiến thức và ứng dụng kết quả: Liên quan đến

các khía cạnh kỳ vọng lợi ích từ việc chuyển giao các kết quả hay thực tiễn hóa các nghiên cứu và phát triển các kiến thức thông qua hoạt động gắn kết

Các rào cản liên kết được hiểu là những khía cạnh cản trở đến hoạt động hợp tác, gắn kết giữa DN và trường để hướng tới việc đạt được lợi ích của cả phía trường và DN

Có thể chia các rào cản liên kết thành ba loại chính, thường gặp phải trong hoạt động

gắn kết, hợp tác giữa trường và DN bao gồm: (1) Rào cản nội bộ: Những rào cản do cấu

trúc tổ chức, những rào cản hoạt động gắn kết do hệ thống quản trị của từng trường và từng DN, cản trở từ khả năng hợp tác, phối hợp của các đơn vị liên quan đến hoạt động

liên kết trường - DN; (2) Rào cản nhận thức: Là những cản do những nhận thức chưa

đầy đủ của giảng viên liên quan đến hoạt động liên kết trường - DN, mức độ quan tâm

của trường và DN đối với hoạt động liên kết; (3)Rào cản do khoảng cách đáp ứng của

trường với DN: Là những rào cản về năng lực, khả năng của trường như kinh nghiệm

Trang 40

hợp tác, mức độ sẵn sàng của giảng viên, văn hóa hợp tác đối với hoạt động liên kết trường - DN

2.2 Một số lý thuyết và mô hình liên kết đào tạo và sử dụng lao động

2.2.1 Lý thuyết vốn con người

Thuật ngữ “vốn con người” xuất hiện phổ biến vào những năm 1960, được hiểu

là một tổ hợp tất cả những khả năng bẩm sinh và những kỹ năng, kỹ xảo tích luỹ được thông qua việc học Trong kinh doanh nó được hiểu là những kỹ năng, kỹ xảo có liên quan trực tiếp đến sự thành công của đơn vị sản xuất Hiểu theo cách này, vốn con người

bị đánh đồng với khả năng nhận thức (cognitive abilities) hình thành chủ yếu từ đào tạo chính quy (formal training); vì thế, nó là định nghĩa chưa đầy đủ [8]

OECD (1999) đưa ra khái niệm: “vốn con người là những kiến thức, kỹ năng, năng lực và những thuộc tính tiềm tàng trong mỗi cá nhân góp phần tạo nên sự thịnh vượng kinh tế, sự gắn kết xã hội và của bản thân người ấy” [96] Khái niệm này nhấn mạnh vốn con người nằm trong một quá trình thay đổi liên tục từ lúc cá nhân sinh ra đến lúc mất đi, và nó được ngầm hiểu không chỉ có kỹ năng, kỹ xảo, khả năng nhận thức mà còn bao hàm cả sức khoẻ của con người

Vốn con người theo cách tiếp cận giáo dục là những năng lực hữu ích mà từng

cá nhân của xã hội có được từ việc đầu tư vào học tập và tiếp thu kiến thức, kỹ năng, và năng lực có được từ giáo dục dưới nhiều hình thức: học chính quy ở trường hoặc các khoá học vừa học vừa làm (formal learning), không chính quy ở nơi làm việc (informal learning), hoặc chỉ đơn giản là thông qua các hoạt động thường ngày (informal learning), thậm chí chỉ thông qua việc suy ngẫm những điều vừa xảy ra để rút ra kinh nghiệm cho những lần tới (self-reflection) Kiến thức tiếp thu được có thể là tổng quát hoặc cụ thể cho một hoạt động, có thể tiềm ẩn không thấy được trong hoạt động sản xuất kinh doanh tại DN nhưng cũng có thể biểu hiện rất cụ thể rõ ràng Vốn con người có được từ giáo dục phổ thông, nghề, giáo dục không chính quy và tự học của bản thân qua thực tiễn LĐ tại DN của mỗi cá nhân Vốn con người được hình thành suốt quãng đời của một con người; vì thế, các thước đo vốn con người chỉ mang giá trị tạm thời tại thời điểm đo lường (OECD, 2005) [98]

2.2.2 Mô hình Triple Helix về mối quan hệ trường - doanh nghiệp - chính phủ

Giữa thập niên những năm 1990s, với mục tiêu mô tả mô hình hóa mối quan hệ giữa NT - DN - chính phủ, và sự chuyển đổi bên trong của các tổ chức này tại các nền kinh tế, tác giả Etzkowitz and Leydesdorff đã đưa ra khái niệm “Mô hình Triple Helix

về mối quan hệ giữa Trường - DN - Chính phủ” (Hình 2.1)

Mô hình Triple Helix I là mô hình tĩnh về mối quan hệ giữa NT, DN và chính phủ nhằm bao hàm và định hướng mối quan hệ giữa các bên Tiêu biểu của mô hình này

là ở các quốc gia thuộc Liên bang Xô Viết cũ, Đông Âu, sau đó là những phiên bản yếu

Ngày đăng: 15/04/2021, 08:12

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Văn Anh (2009), Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp, Luận án Tiến sỹ Giáo dục học, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phối hợp đào tạo giữa cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp trong khu công nghiệp
Tác giả: Nguyễn Văn Anh
Năm: 2009
2. Trần Văn Bình, Lê Hiếu Học (2018), “Thúc đẩy hợp tác trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, số 19, tr.15 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thúc đẩy hợp tác trường đại học và doanh nghiệp ở Việt Nam”, "Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Tác giả: Trần Văn Bình, Lê Hiếu Học
Năm: 2018
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 42/2008/QĐ-BGDĐT về liên kết đào tạo trình độ trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Năm: 2008
4. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2004), Báo cáo tình hình dạy nghề giai đoạn 1998 đến nay. Định hướng và các giải pháp cơ bản phát triển dạy nghề, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình dạy nghề giai đoạn 1998 đến nay. Định hướng và các giải pháp cơ bản phát triển dạy nghề
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Năm: 2004
5. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2010), Xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng cơ chế, chính sách, mô hình liên kết giữa Nhà trường và Doanh nghiệp trong đào tạo nghề cho người lao động
Tác giả: Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Năm: 2010
7. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh (2012), Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực
Tác giả: Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh
Năm: 2012
8. Charles Wheelan (2008), Đô la hay lá nho - Lột trần cô nàng kinh tế học, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đô la hay lá nho - Lột trần cô nàng kinh tế học
Tác giả: Charles Wheelan
Nhà XB: NXB Lao động - Xã hội
Năm: 2008
9. Đỗ Minh Cương và nhóm nghiên cứu (2004), Phát triển lao động kĩ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010, Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển lao động kĩ thuật ở Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010
Tác giả: Đỗ Minh Cương và nhóm nghiên cứu
Năm: 2004
10. Nguyễn Hữu Dũng (2002), Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam, NXB Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chính sách giải quyết việc làm ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Dũng
Nhà XB: NXB Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
Năm: 2002
11. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
Tác giả: Trần Khánh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục Việt Nam
Năm: 2010
12. Nguyễn Minh Đường (2004), “Đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường”, Tạp chí thông tin Khoa học Giáo dục, Số 111 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường”, "Tạp chí thông tin Khoa học Giáo dục
Tác giả: Nguyễn Minh Đường
Năm: 2004
13. Nguyễn Thị Thu Hằng (2010), Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: một nghiên cứu tại Việt Nam, Luận án tiến sỹ Quản trị Kinh doanh, Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với trường đại học và viện nghiên cứu: một nghiên cứu tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hằng
Năm: 2010
15. Vương Hồng Hạnh (2015), Kinh nghiệm quốc tế về tư vấn nghề nghiệp cho học viên đại học, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số: V2014-23, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh nghiệm quốc tế về tư vấn nghề nghiệp cho học viên đại học
Tác giả: Vương Hồng Hạnh
Năm: 2015
16. Phan Minh Hiền (2007), “Đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật trong kinh tế thị trường. Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 19, tr.6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo đội ngũ lao động kỹ thuật trong kinh tế thị trường. Thực trạng và giải pháp”, "Tạp chí Khoa học giáo dục
Tác giả: Phan Minh Hiền
Năm: 2007
17. Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Hoàng Lan (2014), “Liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ rào cản”, Tạp chí Tài chính và Phát triển, số 202, tr.67-68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Liên kết trường đại học - doanh nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp tháo gỡ rào cản”," Tạp chí Tài chính và Phát triển
Tác giả: Nguyễn Minh Hiển, Nguyễn Hoàng Lan
Năm: 2014
18. Đoàn Như Hùng (2018), Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai, Luận án tiến sỹ Quản lý Giáo dục, Viện Khoa học Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lí liên kết đào tạo giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu nhân lực các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai
Tác giả: Đoàn Như Hùng
Năm: 2018
19. Phan Văn Kha (2007), Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đào tạo và sử dụng nhân lực trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
Tác giả: Phan Văn Kha
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
20. Trần Kiểm (2013), Một số vấn đề lý luận về chương trình, Tham luận tại Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề lý luận về chương trình
Tác giả: Trần Kiểm
Năm: 2013
21. Nguyễn Tuyết Lan (2015), Quản lý liên kết đào tạo giữa trường CĐN với DN ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực, Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý liên kết đào tạo giữa trường CĐN với DN ở tỉnh Vĩnh Phúc đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực
Tác giả: Nguyễn Tuyết Lan
Năm: 2015
22. Dương Đức Lân (2008), Tổng quan về cơ cấu hệ thống GDNN và sự thay đổi của hệ thống ở một số nước trên thế giới, Đề tài B2007-CTGD-03, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hải phòng tháng 6/2008 và Thành phố Hồ Chí Minh tháng 7/2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tổng quan về cơ cấu hệ thống GDNN và sự thay đổi của hệ thống ở một số nước trên thế giới
Tác giả: Dương Đức Lân
Năm: 2008

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w